WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Việt Nam đắc cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ: Điều không thể hiểu được

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon tại trụ sở Liên hợp quốc, năm 2007.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon tại trụ sở Liên hợp quốc, năm 2007.

Vào ngày 13 tháng 11 vừa qua tất cả các báo chí lề đảng đều chạy những tít lớn ở trang đầu, loan tin vui rằng “Việt Nam Trúng Cử Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc Với Số Phiếu Cao Nhất”. Thông Tấn Xã Việt Nam thì đưa tin ngắn gọn nhưng cũng thể hiện đầy tự mãn và hãnh tiến rằng “với 184 phiếu thuận trên tổng số 192 phiếu, Việt Nam trúng cử với số phiếu cao nhất trong số 14 nước thành viên mới và lần đầu tiên trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

Việc Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đánh dấu bước tiến mới trong nỗ lực triển khai chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế.

Đây cũng là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu của Việt Nam trong việc đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền của người dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng…

Việc Việt Nam trúng cử với số phiếu cao cũng thể hiện vị thế và uy tín ngày càng cao của đất nước trên trường quốc tế.

Trong nhiệm kỳ 3 năm sắp tới làm thành viên Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp trực tiếp một cách xây dựng và trách nhiệm vào công cuộc bảo vệ và thúc đẩy các giá trị quyền con người trên phạm vi toàn thế giới, cũng như có điều kiện chia sẻ và học hỏi những kinh nghiệm tốt từ bạn bè quốc tế nhằm đảm bảo sự thụ hưởng ngày càng tốt hơn các quyền của mỗi người dân Việt Nam.

Tờ Tiền Phong, một cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Việt Nam thì khẳng định rằng: “Việc Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đánh dấu bước tiến mới trong nỗ lực triển khai chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế.

Đây cũng là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu của Việt Nam trong việc đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền của người dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng…

Trong khi đó, đối với các cộng đồng Người Việt Quốc Gia ở hải ngoại, cũng như đối với các tổ chức quốc tế nhân quyền Human Rights Watch, Amnesty International… thì sự kiện Việt Nam đắc cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc là một việc rất khó hiểu và mang đến nhiều quan ngại, bởi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc được xem như là một loại tòa án công luận với một chức năng quan yếu là xem xét đến tất cả các loại vi phạm nhân quyền xảy ra ở bất cứ nơi nào trên thế giới để đưa ra chỉ trích và phê phán trước Hội Đồng Nhân Quyền mà các quốc gia vi phạm nhân quyền đó sẽ lấy làm khó chịu với cảm giác bị bêu xấu về mặt chính trị trên trường quốc tế, trong khi đó Việt Nam từng được ghi nhận là một quốc gia có thành tích nhân quyền tồi tệ nhất thế giới với hàng lọat nhưng vụ bắt bớ, xét xử và tuyên phạt những bản án nặng nề một cách vô tội vạ đối với những người bất đồng chính kiến, với tầng suất ngày càng cao trong thời gian gần đây.

Cũng cần nhắc lại rằng với nghị quyết 4181 với các điều khoản lên án chủ nghĩa cộng sản và đồng nhất chủ nghĩa này với tội ác chống lại loài người, trong đó “…Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Hàn và Cuba là bốn quốc gia mà chế độ cộng sản hiện vẫn còn cầm quyền, đều là những quốc gia vi phạm nghiêm trọng quyền con người. Những vi phạm này tuy khác nhau về cấp độ văn hoá, về ranh giới quốc gia, cũng như tùy giai đoạn lịch sử nhưng đều có chung những cuộc giết người tập thể, ám sát, thủ tiêu cá nhân không cần xét xử, biến đất nước thành trại tập trung với sự đầy đọa con người về thể xác cũng như tinh thần: tra tấn, nô lệ hoá, lao động khổ sai, tù đầy, khủng bố tập thể, ngược đãi, ám sát vì lý do chủng tộc, tôn giáo, chính kiến; vi phạm quyền tự do tư tưởng, xúc phạm lương tâm con người, cấm tự do báo chí, tự do chính trị, độc tôn, độc quyền, độc đảng…” Cùng với đó, nhiều năm liền Việt Nam cũng bị bộ ngoại giao Hoa Kỳ xếp vào nhóm các quốc gia “vi phạm nghiệm trọng các quyền tự do dân chủ, là một quốc gia hoàn toàn không có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do tôn giáo”.

Ngay sau khi có kết quả cuộc bầu cử vào Hội Đồng Nhân quyền gây nhiều thất vọng cho các tổ chức và cá nhân hoạt động nhân quyền trên thế giới với việc Việt Nam, Trung Quốc và Cuba trở thành những thành viên mới của nhiệm kỳ 2014 – 2016, Bà Peggy Hicks, Giám Đốc Vận Động Toàn Cầu của tổ chức Human Rights Watch, tỏ ý nghi ngờ về hồ sơ nhân quyền của một số thành viên đắc cử “Năm nay không may là một số nước vi phạm nhân quyền tệ nhất đã quay trở lại hội đồng, trong đó có Trung Quốc, Nga, Ả-rập Saudi và Cuba. Và tôi cho rằng điều đó có nghĩa là những nước bảo vệ nhân quyền trong hội đồng phải làm tròn nghĩa vụ của mình và sẽ phải nỗ lực gấp đôi để đạt được kết quả thực sự trong năm tới.” Một nhóm vận động khác, có tên là U.N. Watch nói trong một thông cáo rằng việc bầu chọn những nước này giáng một “đòn nặng” vào uy tín của Hội đồng Nhân quyền và gửi đi thông điệp rằng “chính trị lấn át nhân quyền.”

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức Human Rights Watch, là người nắm rất rõ tình trạng vi phạm  nhân quyền tại Việt Nam thông qua việc thường xuyên theo dõi sát sao các vụ bắt bớ, giam cầm các nhà bất đồng chính kiến với các phiên tòa  không đáp ứng đúng những quy trình và chuẩn mực quốc tế cũng như các tiêu chuẩn xét xử công bằng, đã mạnh mẽ lên tiếng ngay sau phiên tòa xét xử luật sư Lê Quốc Quân tại Hà Nội, vào ngày 02 tháng 10 rằng: “​Chính quyền Việt Nam đã làm cho tình trạng nhân quyền ở Việt Nam hiện nay suy thoái rất trầm trọng trong hai năm qua. Chúng ta thấy tòa án Việt nam càng ngày xử càng nhiều những bloggers, những người dân phản đối chính quyền chiếm đất đai, nhà cửa của họ, và những tín đồ tôn giáo. Nói chung là chính quyền đàn áp quyền tự do bày tỏ ý kiến và tự do hội họp của rất nhiều người thuộc mọi giới.​”

Một thống kê của Human Rights Watch về tình trạng vi phạm nhân quyền của Việt Nam cho thấy rằng chỉ trong năm 2013 thôi, Việt Nam đã kết án 46 nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền với những bản án hết sức nặng nề chỉ vì họ chỉ trích những vi phạm nhân quyền của chính phủ và bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa. Cũng trong năm 2013, bên cạnh việc ngăn chặn các hoạt động tôn giáo, các sinh hoạt chính trị của người dân như thường lệ, nhà nước CSVN cũng đã sao chép một chính sách đàn áp người sử dụng internet tại Nga để cho ra đời tổ chức Dư Luận Viên, – government internet commentators hoặc online commentator, internet polemicists hay public opinion shapers – là một tổ chức của các cá nhân, các nhóm người được chính phủ thuê, hướng dẫn và đào tạo để thực hiện tuyên truyền, tranh luận và hướng dẫn dư luận về mặt nội dung trên mạng Internet. Đây là một đội ngũ hoạt động song hành với “công an mạng” là nhóm người thuộc lực lượng quốc phòng hay an ninh, với nhiệm vụ tuyên truyền các tư tưởng thân chính phủ cũng như bao biện cho những chính sách và hành vi phản dân chủ chủa chính phủ trên mạng, Cùng với việc đó, Chính phủ cộng sản Việt Nam cũng ban hành hành nghị định 72 với 42 điều khoản hết sức phi dân chủ nhằm kiểm duyệt và hạn chế phạm vi sử dụng internet của người dân. Tất cả những việc làm đó, những cách hành xử đó rõ ràng đã làm cho Việt Nam trở nên “mâu thuẫn” với các Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã tham gia ký kết vào năm 1993. Vậy thì với tiêu chuẩn nào mà Việt Nam được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc? Phải chăng các nước thành viên đã hoàn toàn mù thông tin về Việt Nam nên đã ủng hộ Việt Nam đến 84/92 phiếu?

Ấy vậy mà vừa khi được đắc cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, thì Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh của Việt Nam đã huênh hoang rằng “….Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta coi quyền con người là giá trị và nguyện vọng chung của nhân loại, thể hiện chính sách nhất quán tôn trọng, bảo đảm quyền con người và chủ trương tăng cường đóng góp và thúc đẩy hợp tác quốc tế của ta trên lĩnh vực này.

Vì vậy, việc Việt Nam được bầu là thành viên Hội đồng Nhân quyền với số phiếu rất cao, thể hiện sự tín nhiệm mà đông đảo các quốc gia thành viên LHQ dành cho Việt Nam, có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt.

Trước hết, điều này cho thấy sự ghi nhận, đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới toàn diện, trong đó có việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy dân chủ và bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền của người dân. Trong nhiều năm qua, có thể nói, mọi thành tựu của đất nước đều hướng tới người dân” (Sic).

Một chính phủ độc đảng độc tài toàn trị thì chẳng khác nào một môi trường yếm khí chỉ thuận lợi cho các loài vi khuẩn độc hại sinh sôi nãy nở và bội phát, cho nên dù có cam kết, có hứa hẹn với cộng động quốc tế như thế nào nữa về việc cải thiện dân chủ và nhân quyền, thì chắc chắn Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục đàn áp dân chủ và nhân quyền, và vẫn tiếp tục là một quốc gia có thành tích nhân quyền tồi tệ nhất thế giới, bởi hơn ai hết, những người cộng sản họ hiểu rất rõ rằng với một xã hội thực sự dân chủ và tự do thì hoàn toàn không còn một tấc đất nào cho sự tồn tại của chế độ cộng sản. Chính vì vậy mà Việt Nam chưa thể nào xứng đáng là một thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, khi vẫn duy trì thể chế chính trị độc đảng độc tài toàn trị, mà chưa phải là một chế độ chính trị đa nguyên với một chính phủ tam quyền phân lập.

Nhưng rất tiếc, điều không thể tin là sự thật đã xãy ra: Việt Nam đã được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Rõ ràng một lần nữa tổ chức này đã bị những quốc gia có nhiều hành động phi nhân quyền làm thành viên và thao túng như Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc trước đó. Một sự thay cũ đổi mới chắc chắn sẽ phải xãy ra để xứng hợp với tôn chỉ và mục đích cao cả của tổ chức quốc tế này.

© Nguyễn Thu Trâm, 8406

41 Phản hồi cho “Việt Nam đắc cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ: Điều không thể hiểu được”

  1. cam ca says:

    Kẻ góp ý cũng không hiểu được vì sao vncs lại vào được hội nhân quyền LHQ.
    Các hành động vi phạm nhân quyền cụ thể của vn đã có tiếng vang với cả thế giới và ngay cả HNQLHQ ,các tổ chức nhân quyền có uy tín của các nước đều lên tiếng ,cảnh báo và đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản vn phải “tôn trọng nhân quyền”,điều có ghi trong hiến chương LHQ mà vn là 01 thành viên trong tổ chức QT này.
    Nhân quyền của con người là chung cho cả toàn thế giới ,không mang tính cục bộ như nói nhân quyền Mỹ khác vn hay nhân quyền tư bãn khác nhân quyền cscn hay các nước mới phát triễn hay các nước Á Châu vì đây là quyền căn bản mà mọi người dân sinh ra trên trái dất này phải được và có quyền hưởng…
    Cũng không thể nói nhân quyền vn bị các thế lực thù địch xuyên tạc bóp méo đẻ tuyên truyền chống phá vn qua các phương tiện truyền thông hiện đại …bởi vì báo chí hình ảnh ngay trong nước họ cũng đăng tải ,kể cả các hình ảnh vc đối xử tàn bạo thế nào với người dân vô tội hoặc với nhũng người không có quyền ngôn luận (như truyền thông thuộc về nhà nước .700 tờ báo ,một chũ nhiêm chẳng hạn),
    Một vaì điển hình như chi luật sư LTCN dạy về dân chủ,như PHS dịch một bài về dân chủ trên “net”,như httv chĩ viết về cái hiểu biết của mình qua “net”mà thôi thế là bị bắt ,đe dọa bỏ tù. Vụ CHHV .V/Đ tôn giáo cũng gây nên cơn sốt bất bình với chế độ xem thường mạng sống con nguồi chà đạp lên nhũng điều căn bản mà con người sinh ra và được hưỡng (đàn áp tôn giáo có hệ thống của bọn cs vô thần)
    Cho nên không thể hiểu HNQLHQ khi cho vn (tq) vào HNQ.
    Nếu xét theo bình diến 4 nước đó thi vn chiếm số phiếu cao hơn cũng không đáng ngạc nhiên.
    Chĩ ngạc nhiên là 184 nước mù hay thông manh và HDDNQLHQ chĩ là một cơ quan “có danh mà không thực”.(hữu danh vô thực..)
    Có những nhà hoạt động chính trị cho là LHQ ngày nay đã lổi thời .Phải sửa lại ,nếu không thì giãi tán đẻ tạo một bộ mặt mới tiên bộ và nhân bản hơn trong một cơ chế khác.
    (nội cái chuyện vn là 01 thành viên của lhq mà những vi phạm trầm trọng về các văn bản ký kết của vn với qt đều coi như vô giá trị ngay saukhi mực chưa ráo mà không bị trừng phạt hay chế tài nào là 01 điều lạ ! Ngày nay vn vi phạm nhân quyền ,cả thế giới lên án,lhq “đi ngược lại: ” là cho vn “không tôn trọng nhân quyền “đóvào ngối xổm trên trên “cái ghế nhân quyền” thì còn mỉa mai nào hơn !
    Và còn ai tin vào sự công bằng của LHQ nữa?
    (cc)

  2. Haile says:

    Việt cọng đã bắt Nhân-dân Việt-Nam “”Yêu Xã-hội-chủ-ngĩa là yêu Nước”" có nghĩa là : Chỉ cần yêu XHCN (Đảng Cọng-sản) là đủ rồi ! Cũng từ quan-niệm nầy. Việt cọng đã có Nhân-quyền, Đạo-đức XHCN riêng của Đảng Việt cọng. Nhờ đó Việt cọng ổn-định được chính-trị. Giữ vững quyền lãnh-đạo đôc-tôn cho đến bây giờ. Thành-quả nầy Việt cọng không dễ dàng để mất. Vì lý-do được làm thành-viên trong Hội-Đồng-Nhân-Quyền LHQ. Việt cọng biết quá rõ sự khác-biệt, giữa Quốc-tế Nhân-quyền và Nhân-quyền XHCN của Việt cọng. Vậy lý-do và mục-đích gì Việt cọng lại xin vào ? Lẽ nào. Tư-do, tự-tác không giữ ? Lại muốn có sự ràng-buộc vào Công-pháp Quốc-tế về Nhân-quyền ? Rõ-ràng đâu có lợi cho Đảng. Vây, sự-kiện được đại đa số Quốc-gia đồng-tình ủng-hô Việt cọng vào Hội-đồng Nhân-quyền LHQ. Ngoài tưỡng-tượng và khó hiểu như vậy. Mâu-thuẫn với hiện-tình Nhân-quyền tại Vệt-Nam. Có lợi, hay hại cho Việt cọng ?

  3. Huỳnh says:

    Việt Nam đắc cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ thì có gì khó hiểu đâu mà “không thể hiểu được”. Đơn giản là vì Việt Nam đủ tiểu chuẩn để vào Hội đồng Nhân quyền cho nên 184/192 quốc gia thành viên LHQ mới bỏ phiếu ủng hộ Việt Nam. Nếu Việt Nam không đủ tiêu chuẩn thì chẳng ma nào ủng hộ. Không thể nói 184 nước ủng hộ Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền là mù, là điếc. Càng không thể nói 184 quốc gia thành viên LHQ biết Việt Nam vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nên phải bầu Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền để Việt Nam giảm vi phạm nhân quyền. Chỉ những người có đầu óc không bình thường thì mới nói như thế.

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Mai mốt đây uống đường biểu tình chống Tham nhũng , để coi Côn An còn Đảng Còn Mình đàn áp ra sao…

      Tới chừng đó sẽ hiểu Cộng Sản có tiêu chuẩn ra sao về Nhân Quyền

      Nhớ hồi Quá Độ lầm lẫn sai be sai bét tới 10 năm , nhưng mà hể phát biểu lên là mang TỘI CHỐNG ĐẢNG !!!! ( Đảng không phải là Nhà Nước mà sao quyền uy thế ! )

      Không biết các công chức cao cấp của Đảng , không nắm chức gì hết trong chính phủ , xe cộ , lính gác ai trả lương đây?

  4. phaman51 says:

    Khi nào còn bọn CS trên đất nước VN thì còn đau khổ, chúng có đủ trăm phương 
    ngàn cách để đàn áp người dân, chúng không những dối gạt được người trong nước
    thôi, mà còn dối gạt được cả thế giới nữa.

    • CLB hưu trí says:

      phaman51: “chúng (CSVN) không những dối gạt được người trong nước thôi, mà còn dối gạt được cả thế giới nữa”.
      CSVN “lừa cả thế giới” mà 184/192 nước tâm phục, khẩu phục bầu nước VNCS làm thành viên HĐNQ LHQ, Tỷ lệ ủng hộ nước VNCS cao nhất trong 14 thành viên mới. Như thế có nghĩa là CSVN giỏi nhất thế giới, vì “lừa” được 96% các nước thành viên LHQ.

  5. Lại bại trận says:

    Nói gì thì nói, phải dũng cảm, công tâm và khách quan mà thẳng thắn thừa nhận rằng, việc nhà nước VNCS đắc cử vào HĐNQ LHQ với số phiếu cao nhất là một thắng lợi ngoại giao và nhân quyền rất to lớn đối với họ. Nhưng đó cũng là thất bại vĩ đại đối với cộng đồng Người Việt Quốc Gia ở hải ngoại, cũng như đối với các tổ chức quốc tế nhân quyền Human Rights Watch, Amnesty International… Vì các cá nhân và tổ chức chống nhà nước VNCH nói trên trong nhiều tháng qua đã ra sức tuyên truyền, khuyến cáo, ngăn cản và làm nhiều việc khác hết sức mình để nhà nước VNCS không được bầu vào HĐNQ LHQ, nhưng cuối cùng nhà nước VNCS lại trúng cử và trúng cử với số phiếu cao nhất trong 14 thành viên vừa trúng cử.
    Cộng đồng Người Việt Quốc Gia ở hải ngoại, cũng như đối với các tổ chức quốc tế nhân quyền Human Rights Watch, Amnesty International… đã làm hết sức mình mà không thể ngăn cản được nhà nước VNCS trở thành thành viên của HĐNQ LHQ. Vì thế, thì bây giờ không thể nói ngược lại rằng, cộng đồng quốc tế và các thành viên LHQ biết nhà nước VNCS vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, nhưng nếu để họ đứng ngoài HĐNQ LHQ thì họ vi phạm nặng hơn, nên phải kết nạp họ vào để kiềm chế họ. Nói như thế là ‘lưỡi không xương”, khó lọt tai quá!
    Phải dũng cảm và thẳng thắn thừa nhận trong vụ việc nói trên, nhà nước VNCS đã chiến thắng oanh liệt. Chúng ta, cộng đồng Người Việt Quốc Gia ở hải ngoại, cũng như đối với các tổ chức quốc tế nhân quyền Human Rights Watch, Amnesty International… đã thất bại thảm hại. Thất bại là mẹ thành công. Có nhận ra thất bại thì mới “thua keo này bày keo khác” để hy vọng có thắng lợi trong những vụ việc khác.

    • UncleFox says:

      Mấy thằng du thủ du thực chuyên phóng uế bừa bãi được phong làm nhân viên dọn phân … mà hãnh diện lắm sao ?
      Dân cùng làng thì lấy làm nhục . Còn bọn Kẩu Nô hớn hở lắm, bởi vì, khi chủ hốt được nhiều cứt, dĩ nhiên phần thưởng của chúng càng to

  6. Vu says:

    Viêt nam vừa mới là thành viên của uỷ ban NHÂN QUYỀN là vi phạm
    Đàn áp dân tộc thiểu số ngay :
    http://www.youtube.com/watch?v=-Fy3gR4OSGM&feature=youtu.be

  7. ong vo vẽ says:

    Human Rights Watch: tổ chức đội lốt nhân quyền

    Tiền thân của Tổ chức theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch) là tổ chức Helsinki Watch do Robert L.Bernstein thành lập năm 1978 với mục đích “giám sát” Liên Xô (trước đây) bằng cách thu thập tư liệu liên quan tới việc Liên Xô thực hiện quy ước của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), hỗ trợ các nhóm bảo vệ nhân quyền tại nước này.
    Năm 1988, Helsinki Watch hợp nhất với một số tổ chức quốc tế khác có cùng tôn chỉ, mục đích, từ đó đổi tên thành Human Rights Watch (HRW). Tuy nhiên, căn cứ vào hoạt động của HRW lại thấy tổ chức này đang đi lệch tôn chỉ, mục đích ban đầu và trở thành “con rối” đội lốt nhân quyền phục vụ mục đích chính trị.
    Một trong những “sứ mệnh” HRW tự phong cho mình là “điều tra và đưa ra ánh sáng các vi phạm nhân quyền và buộc những đối tượng vi phạm phải thừa nhận trách nhiệm”; “tiến hành nghiên cứu thực tế và điều tra các vi phạm nhân quyền, báo cáo một cách công tâm về tình hình nhân quyền tại khoảng 90 quốc gia”. Tuy nhiên, không hiểu HRW “nghiên cứu thực tế” như thế nào, các báo cáo có độ tin cậy đến đâu, khi tổ chức này ngày càng phải chịu sự chỉ trích từ chính phủ các nước, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức truyền thông và ngay cả nhà sáng lập là cựu Chủ tịch HRW Robert L.Bernstein về phương pháp, năng lực nghiên cứu. Ông trùm truyền thông Rupert Murdoch cũng đã từng chỉ trích đội ngũ chuyên gia của HRW không đủ kiến thức chuyên sâu, trong khi đó thì Robert L.Bernstein, người sáng lập HRW, lại cáo buộc tổ chức này áp dụng phương pháp nghiên cứu “nghèo nàn”, dựa vào các nhân chứng mà không kiểm chứng những lời kể của họ, hoặc có đưa ra bằng chứng thì cũng vì mục đích chính trị. Viện nghiên cứu Monitor cáo buộc HRW áp dụng phương pháp luận sai lầm, hiểu sai luật pháp quốc tế.
    HRW luôn tự khẳng định là tổ chức phi chính phủ độc lập, không lệ thuộc vào bất cứ chính phủ nào và các báo cáo nhân quyền của mình là công tâm, không vì mục đích chính trị. Tuy nhiên, cách đưa tin thiên lệch, có dụng ý nhằm vào các nước đang hướng theo các giá trị trái ngược với ý thức hệ tư bản, các nước theo chủ nghĩa xã hội, và các nước theo đạo Hồi…; đồng thời tâng bốc các giá trị “tự do, dân chủ” kiểu Mỹ khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về tính “công tâm”, “độc lập” của HRW. Nhiều học giả Mỹ la-tinh cho rằng, về hình thức, HRW không lệ thuộc vào Chính phủ Mỹ nhưng các báo cáo của tổ chức này về tình hình nhân quyền tại Mỹ la-tinh, đặc biệt là tại Vê-nê-xu-ê-la, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi những toan tính của Washington. Bằng chứng là tháng 9-2008, Vê-nê-xu-ê-la đã trục xuất hai nhân viên HRW là Jose Miguel Vivanco và Daniel Wilkinson với lời cáo buộc họ tiến hành “các hoạt động chống phá nhà nước”. Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la Hugo Chavez cho rằng, HRW đã câu kết với chính quyền Bush tiến hành một chiến dịch nhằm lật đổ chính quyền của ông, đồng thời phủ nhận các thành tựu mà chính phủ của ông đã đạt được trong cuộc chiến chống đói nghèo. Bộ trưởng Ngoại giao Vê-nê-xu-ê-la cáo buộc HRW là tổ chức đội lốt bảo vệ nhân quyền được Mỹ tài trợ nhằm thực hiện chính sách tấn công các nước đang xây dựng các mô hình kinh tế kiểu mới. Ngày 17-9-2008, trong một thư ngỏ gửi Ban giám đốc HRW để phản đối báo cáo của tổ chức này về tình hình nhân quyền tại Vê-nê-xu-ê-la, đã có 118 học giả của Ác-hen-ti-na, Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Mê-hi-cô, Vê-nê-xu-ê-la, Mỹ, Anh cùng một số quốc gia khác đã chỉ trích HRW đưa thông tin sai lệch để chống Chính phủ Vê-nê-xu-ê-la. Theo các học giả, báo cáo của HRW “không đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu nhất về phương pháp nghiên cứu, sự công bằng, chính xác và tin cậy”; cáo buộc người chắp bút chính cho báo cáo này, Jose Miguel Vivanco, có “động cơ chính trị”. Cáo buộc trên càng có cơ sở khi báo cáo tài chính của HRW năm 2009 cho thấy, 75% mức đóng góp đến từ Bắc Mỹ, 25% đến từ Tây Âu và chỉ chưa đầy 1% từ các khu vực khác. Mặc dù HRW đã phải “rào đón”, trấn an dư luận rằng tổ chức này “chỉ nhận đóng góp từ các nguồn tư nhân, không nhận bất cứ đóng góp của chính phủ nào, trực tiếp hay gián tiếp” nhưng có ai dám chắc các tổ chức tư nhân ủng hộ tài chính cho HRW không chịu sự thao túng từ chính phủ của một số nước lớn vì mục đích chính trị?
    Những năm qua, trong các nước mà HRW “quan tâm” một cách đặc biệt có Việt Nam. Một trong những thủ đoạn HRW thường triển khai là tuyên truyền, xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam qua báo cáo nhân quyền thường niên, hoặc ra thông cáo báo chí, gửi thư tới lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ Việt Nam và một số cơ quan, tổ chức quốc tế. Hằng năm, HRW công bố cái gọi là “báo cáo nhân quyền” phản ánh tình hình nhân quyền tại gần 100 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Gần đây nhất, trong báo cáo năm 2012, HRW xuyên tạc, vu cáo “Chính phủ Việt Nam đàn áp một cách có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa”. HRW trắng trợn vu khống Việt Nam sử dụng các điều luật “mơ hồ” (Ðiều 79, Ðiều 87, Ðiều 88 Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam) để bắt giữ, xét xử các “nhà bất đồng chính kiến”, “nhà vận động tôn giáo và chính trị” mà thực chất là các đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam một cách có hệ thống như Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Bá Ðăng, Phan Thanh Hải,… Lần nào cũng vậy, báo cáo của HRW luôn phủ nhận các thành tựu phát triển nhân quyền ở Việt Nam; và thực chất các thông tin đó chỉ là sự cóp nhặt những thông tin sai sự thật, một chiều và có dụng ý xấu về tình hình nhân quyền ở Việt Nam do các thế lực thù địch với Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tán phát trên mạng in-tơ-nét hoặc rêu rao trên vài tờ báo lá cải ở hải ngoại. Rồi mỗi khi các cơ quan chức năng Việt Nam bắt giữ hay xét xử một số đối tượng với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”, “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc”, hoặc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” HRW lại nhanh chóng ra thông cáo báo chí chỉ trích, lên án, yêu cầu Chính phủ Việt Nam thả ngay lập tức và vô điều kiện các đối tượng này! Không dừng lại ở đó, HRW còn gửi thư cho Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và một số tổ chức quốc tế để kêu gọi Việt Nam cải thiện nhân quyền, thả các “tù nhân lương tâm”, những “nhà bất đồng chính kiến”, các blogger.
    Cùng với chiêu bài tuyên truyền, xuyên tạc tình hình “dân chủ, nhân quyền và tự do ngôn luận” ở Việt Nam, HRW còn hậu thuẫn tài chính, kích động một số đối tượng chống Nhà nước Việt Nam dưới hình thức trao “Giải thưởng Hellman – Hammett” vắng mặt. “Giải nhân quyền Hellman – Hammett” do HRW lập ra cách đây hơn 20 năm để hỗ trợ về tài chính cho các nhân vật được gán cho nhãn hiệu là “nhà văn đấu tranh cho nhân quyền phương Tây”. Nhưng gần đây, HRW đã lái việc trao “giải” này cho cả những nhân vật chống chính quyền, gây mất an ninh trật tự ở Việt Nam. Ðọc danh sách những người được HRW “trao giải thưởng” từ năm 2001 đến 2011 sẽ thấy mục đích của HRW cụ thể là gì, bởi từ Thích Quảng Ðộ, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Chính Kết, Nguyễn Văn Ðài,… đến Trần Khải Thanh Thủy, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Khắc Toàn,… đều là công dân Việt Nam có nhiều hành vi vi phạm pháp luật. Trong số họ chẳng có người nào là “nhà văn” như tiêu chí để xét trao “Giải thưởng nhân quyền Hellman – Hammett”. Những người này có điểm chung là bán rẻ danh dự, nhân phẩm, tự nguyện trở thành công cụ trong tay thế lực xấu để chống phá đất nước, chống phá chế độ. Vì thế, “Giải thưởng nhân quyền Hellman – Hammett” chẳng qua chỉ là một màn kịch dựng sẵn một cách vụng về trên sân khấu chính trị, mượn cái lốt “dân chủ, nhân quyền” để phá hoại xu hướng phát triển tiến bộ của các quốc gia luôn giữ vững độc lập và tự chủ, tự chọn con đường phát triển của mình, trong đó có Việt Nam. Ðó cũng là lý do để khẳng định HRW chưa bao giờ quan tâm đến nhân quyền, tổ chức này chỉ quan tâm đến lợi ích của những người đang muốn chi phối thế giới này bằng các giá trị do họ sản xuất và áp đặt mà thôi.

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Bọn phản động nào dám thành lập Human Right chống phá Đảng thế?
      Làm như Đảng ta chưa từng ĐỘI LỐT… để làm láo , làm ác không bằng!

  8. Trần Thế says:

    “Phạm Minh Hoàng: VN vào Hội Đồng Nhân Quyền, vui hay buồn?”
    Xin nói trước về Vui:
    Vui vì Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc chọn giải pháp ” Thuần Hoá “. Điều đó có nghĩa HĐNQLHQ hiểu rỏ bản chất chế độ CSVN là bản chất Thú Dữ. Và chúng ta thừa biết sự phản ứng của thú dữ thì rất nguy hiểm, sự nguy hiểm mà HNQLHQ lo sợ là sự an bình của nhân dân VN. Bởi nếu áp dụng luật nhân quyền của LHQ một cách quá nguyên tắc, CSVN sẻ phản ứng hung bạo hơn và người dân VN sẻ đau khổ thêm hơn!
    Vì thế, HĐNQLHQ chọn giải pháp Thuần Hoá để đưa CSVN vào luật chơi quốc tế, để, từ từ cải hoá bản chất Thú của họ.
    Buồn:
    Qua sự trao đổi với nhiều người, đa số đồng quan điểm nhưng rất lo ngại, đặc biệt những nhà đấu tranh dân chủ ở trong nước vì họ đã và đang bị đàn áp tàn bạo trong nhiều năm qua.
    Buồn, vì thuần hoá một thú dữ không thể một ngày, một tháng mà phải rất nhiều năm. Như vậy, phải bao nhiêu năm nữa dân VN mới thật sự có được quyền làm người ?
    Buồn hơn nữa, những nhà đấu tranh nhân quyền trong nước cho biết các quan csvn khinh khỉnh tuyên bố: đảng ta qua mặt LHQ như trở bàn tay, như lấy tiền trong túi ra xài? Nói tóm lại họ hảnh diện họ đã Bịp cộng đồng thế giới một cách dể dàng trong nhiều thập niên qua.
    Năm nay 2013 rồi, Buồn hay Vui thời gian sẻ trả lời một cách xác thực.
    Reply

  9. Choi Song Djong says:

    Lẽ nào ông Ban Ki Moon không quan tâm đến sự sống còn của doanh nghiệp nam Hàn ở Vn,được chế độ ưu ái cho người hàn thoải mái bóc lột dân bản xứ thì ta nên chiều lòng chế độ ấy chứ.BKM

  10. quandannambo says:

    châu Á có 4 ghế
    trong
    HĐNQLHQ
    *
    khi
    tàu cộng đưa ra
    danh sách 4 ứng cử viên
    cho 4 ghế
    thì
    LHQ phải thông qua
    không có lý do gì để từ chối
    *
    (đây là
    trò ma quỷ của tàu cộng
    chẳng phải cạnh tranh với ai

    vẩn đương nhiên đắc cử)
    *
    như vậy
    mọi việc đả được quyết định từ trước
    tại châu Á
    *
    LHQ phải công nhận một việc

    bị tàu cộng coi thường và qua mặt
    *
    có chê trách
    thì
    phải chê trách châu Á
    *
    đả để cho
    tàu cộng thao túng làm trò lừa bịp
    *
    trong tương lai
    định chế LHQ
    sẻ
    được cải tổ
    *
    không thể để
    tình trạng sơ hở và yếu kém
    kéo dài mải *

Phản hồi