WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Việt Nam đắc cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ: Điều không thể hiểu được

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon tại trụ sở Liên hợp quốc, năm 2007.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon tại trụ sở Liên hợp quốc, năm 2007.

Vào ngày 13 tháng 11 vừa qua tất cả các báo chí lề đảng đều chạy những tít lớn ở trang đầu, loan tin vui rằng “Việt Nam Trúng Cử Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc Với Số Phiếu Cao Nhất”. Thông Tấn Xã Việt Nam thì đưa tin ngắn gọn nhưng cũng thể hiện đầy tự mãn và hãnh tiến rằng “với 184 phiếu thuận trên tổng số 192 phiếu, Việt Nam trúng cử với số phiếu cao nhất trong số 14 nước thành viên mới và lần đầu tiên trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

Việc Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đánh dấu bước tiến mới trong nỗ lực triển khai chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế.

Đây cũng là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu của Việt Nam trong việc đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền của người dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng…

Việc Việt Nam trúng cử với số phiếu cao cũng thể hiện vị thế và uy tín ngày càng cao của đất nước trên trường quốc tế.

Trong nhiệm kỳ 3 năm sắp tới làm thành viên Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp trực tiếp một cách xây dựng và trách nhiệm vào công cuộc bảo vệ và thúc đẩy các giá trị quyền con người trên phạm vi toàn thế giới, cũng như có điều kiện chia sẻ và học hỏi những kinh nghiệm tốt từ bạn bè quốc tế nhằm đảm bảo sự thụ hưởng ngày càng tốt hơn các quyền của mỗi người dân Việt Nam.

Tờ Tiền Phong, một cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Việt Nam thì khẳng định rằng: “Việc Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đánh dấu bước tiến mới trong nỗ lực triển khai chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế.

Đây cũng là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu của Việt Nam trong việc đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền của người dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng…

Trong khi đó, đối với các cộng đồng Người Việt Quốc Gia ở hải ngoại, cũng như đối với các tổ chức quốc tế nhân quyền Human Rights Watch, Amnesty International… thì sự kiện Việt Nam đắc cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc là một việc rất khó hiểu và mang đến nhiều quan ngại, bởi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc được xem như là một loại tòa án công luận với một chức năng quan yếu là xem xét đến tất cả các loại vi phạm nhân quyền xảy ra ở bất cứ nơi nào trên thế giới để đưa ra chỉ trích và phê phán trước Hội Đồng Nhân Quyền mà các quốc gia vi phạm nhân quyền đó sẽ lấy làm khó chịu với cảm giác bị bêu xấu về mặt chính trị trên trường quốc tế, trong khi đó Việt Nam từng được ghi nhận là một quốc gia có thành tích nhân quyền tồi tệ nhất thế giới với hàng lọat nhưng vụ bắt bớ, xét xử và tuyên phạt những bản án nặng nề một cách vô tội vạ đối với những người bất đồng chính kiến, với tầng suất ngày càng cao trong thời gian gần đây.

Cũng cần nhắc lại rằng với nghị quyết 4181 với các điều khoản lên án chủ nghĩa cộng sản và đồng nhất chủ nghĩa này với tội ác chống lại loài người, trong đó “…Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Hàn và Cuba là bốn quốc gia mà chế độ cộng sản hiện vẫn còn cầm quyền, đều là những quốc gia vi phạm nghiêm trọng quyền con người. Những vi phạm này tuy khác nhau về cấp độ văn hoá, về ranh giới quốc gia, cũng như tùy giai đoạn lịch sử nhưng đều có chung những cuộc giết người tập thể, ám sát, thủ tiêu cá nhân không cần xét xử, biến đất nước thành trại tập trung với sự đầy đọa con người về thể xác cũng như tinh thần: tra tấn, nô lệ hoá, lao động khổ sai, tù đầy, khủng bố tập thể, ngược đãi, ám sát vì lý do chủng tộc, tôn giáo, chính kiến; vi phạm quyền tự do tư tưởng, xúc phạm lương tâm con người, cấm tự do báo chí, tự do chính trị, độc tôn, độc quyền, độc đảng…” Cùng với đó, nhiều năm liền Việt Nam cũng bị bộ ngoại giao Hoa Kỳ xếp vào nhóm các quốc gia “vi phạm nghiệm trọng các quyền tự do dân chủ, là một quốc gia hoàn toàn không có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do tôn giáo”.

Ngay sau khi có kết quả cuộc bầu cử vào Hội Đồng Nhân quyền gây nhiều thất vọng cho các tổ chức và cá nhân hoạt động nhân quyền trên thế giới với việc Việt Nam, Trung Quốc và Cuba trở thành những thành viên mới của nhiệm kỳ 2014 – 2016, Bà Peggy Hicks, Giám Đốc Vận Động Toàn Cầu của tổ chức Human Rights Watch, tỏ ý nghi ngờ về hồ sơ nhân quyền của một số thành viên đắc cử “Năm nay không may là một số nước vi phạm nhân quyền tệ nhất đã quay trở lại hội đồng, trong đó có Trung Quốc, Nga, Ả-rập Saudi và Cuba. Và tôi cho rằng điều đó có nghĩa là những nước bảo vệ nhân quyền trong hội đồng phải làm tròn nghĩa vụ của mình và sẽ phải nỗ lực gấp đôi để đạt được kết quả thực sự trong năm tới.” Một nhóm vận động khác, có tên là U.N. Watch nói trong một thông cáo rằng việc bầu chọn những nước này giáng một “đòn nặng” vào uy tín của Hội đồng Nhân quyền và gửi đi thông điệp rằng “chính trị lấn át nhân quyền.”

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức Human Rights Watch, là người nắm rất rõ tình trạng vi phạm  nhân quyền tại Việt Nam thông qua việc thường xuyên theo dõi sát sao các vụ bắt bớ, giam cầm các nhà bất đồng chính kiến với các phiên tòa  không đáp ứng đúng những quy trình và chuẩn mực quốc tế cũng như các tiêu chuẩn xét xử công bằng, đã mạnh mẽ lên tiếng ngay sau phiên tòa xét xử luật sư Lê Quốc Quân tại Hà Nội, vào ngày 02 tháng 10 rằng: “​Chính quyền Việt Nam đã làm cho tình trạng nhân quyền ở Việt Nam hiện nay suy thoái rất trầm trọng trong hai năm qua. Chúng ta thấy tòa án Việt nam càng ngày xử càng nhiều những bloggers, những người dân phản đối chính quyền chiếm đất đai, nhà cửa của họ, và những tín đồ tôn giáo. Nói chung là chính quyền đàn áp quyền tự do bày tỏ ý kiến và tự do hội họp của rất nhiều người thuộc mọi giới.​”

Một thống kê của Human Rights Watch về tình trạng vi phạm nhân quyền của Việt Nam cho thấy rằng chỉ trong năm 2013 thôi, Việt Nam đã kết án 46 nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền với những bản án hết sức nặng nề chỉ vì họ chỉ trích những vi phạm nhân quyền của chính phủ và bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa. Cũng trong năm 2013, bên cạnh việc ngăn chặn các hoạt động tôn giáo, các sinh hoạt chính trị của người dân như thường lệ, nhà nước CSVN cũng đã sao chép một chính sách đàn áp người sử dụng internet tại Nga để cho ra đời tổ chức Dư Luận Viên, – government internet commentators hoặc online commentator, internet polemicists hay public opinion shapers – là một tổ chức của các cá nhân, các nhóm người được chính phủ thuê, hướng dẫn và đào tạo để thực hiện tuyên truyền, tranh luận và hướng dẫn dư luận về mặt nội dung trên mạng Internet. Đây là một đội ngũ hoạt động song hành với “công an mạng” là nhóm người thuộc lực lượng quốc phòng hay an ninh, với nhiệm vụ tuyên truyền các tư tưởng thân chính phủ cũng như bao biện cho những chính sách và hành vi phản dân chủ chủa chính phủ trên mạng, Cùng với việc đó, Chính phủ cộng sản Việt Nam cũng ban hành hành nghị định 72 với 42 điều khoản hết sức phi dân chủ nhằm kiểm duyệt và hạn chế phạm vi sử dụng internet của người dân. Tất cả những việc làm đó, những cách hành xử đó rõ ràng đã làm cho Việt Nam trở nên “mâu thuẫn” với các Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã tham gia ký kết vào năm 1993. Vậy thì với tiêu chuẩn nào mà Việt Nam được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc? Phải chăng các nước thành viên đã hoàn toàn mù thông tin về Việt Nam nên đã ủng hộ Việt Nam đến 84/92 phiếu?

Ấy vậy mà vừa khi được đắc cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, thì Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh của Việt Nam đã huênh hoang rằng “….Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta coi quyền con người là giá trị và nguyện vọng chung của nhân loại, thể hiện chính sách nhất quán tôn trọng, bảo đảm quyền con người và chủ trương tăng cường đóng góp và thúc đẩy hợp tác quốc tế của ta trên lĩnh vực này.

Vì vậy, việc Việt Nam được bầu là thành viên Hội đồng Nhân quyền với số phiếu rất cao, thể hiện sự tín nhiệm mà đông đảo các quốc gia thành viên LHQ dành cho Việt Nam, có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt.

Trước hết, điều này cho thấy sự ghi nhận, đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới toàn diện, trong đó có việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy dân chủ và bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền của người dân. Trong nhiều năm qua, có thể nói, mọi thành tựu của đất nước đều hướng tới người dân” (Sic).

Một chính phủ độc đảng độc tài toàn trị thì chẳng khác nào một môi trường yếm khí chỉ thuận lợi cho các loài vi khuẩn độc hại sinh sôi nãy nở và bội phát, cho nên dù có cam kết, có hứa hẹn với cộng động quốc tế như thế nào nữa về việc cải thiện dân chủ và nhân quyền, thì chắc chắn Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục đàn áp dân chủ và nhân quyền, và vẫn tiếp tục là một quốc gia có thành tích nhân quyền tồi tệ nhất thế giới, bởi hơn ai hết, những người cộng sản họ hiểu rất rõ rằng với một xã hội thực sự dân chủ và tự do thì hoàn toàn không còn một tấc đất nào cho sự tồn tại của chế độ cộng sản. Chính vì vậy mà Việt Nam chưa thể nào xứng đáng là một thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, khi vẫn duy trì thể chế chính trị độc đảng độc tài toàn trị, mà chưa phải là một chế độ chính trị đa nguyên với một chính phủ tam quyền phân lập.

Nhưng rất tiếc, điều không thể tin là sự thật đã xãy ra: Việt Nam đã được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Rõ ràng một lần nữa tổ chức này đã bị những quốc gia có nhiều hành động phi nhân quyền làm thành viên và thao túng như Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc trước đó. Một sự thay cũ đổi mới chắc chắn sẽ phải xãy ra để xứng hợp với tôn chỉ và mục đích cao cả của tổ chức quốc tế này.

© Nguyễn Thu Trâm, 8406

41 Phản hồi cho “Việt Nam đắc cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ: Điều không thể hiểu được”

  1. DâM TiêN says:

    Việt Nam Cộng Phỉ vàààào Bỉ Ban Nhơn quờn LHQ, có chi là lạ ?

    Rợ Hồ cộng phỉ đánh chiếm trái phép Việt Nam Cộng Hòa, mà
    vẫn an toàn xa lộ, có chi là lạ ?

    Ngoài xa xa kia, Hoa Kỳ từ lâu, hỗ trợ cho Trung Cộng thành đại
    cường, có chi là lạ ?

    – Có chi lạ lạ, bởi vì đó là Risque Calculé có tính toán của Sam.
    Risque Calculé có thể đồng nghĩa với “Dĩ độc trị độc” chăng là ?

  2. Tuổi trẻ says:

    Amari TX là ai?

    Vừa rồi Th09 đã đăng bài của Y Giáo phát hiện chiện 2 bài của Ông Việt kiều Amari TX và Ts Hoàng Văn Lễ giống nhau một cách kỳ loạ! Tiếp theo Phạm Thị Hoài cho đó là sự nhân bản trong cùng một guồng máy tuyên huấn Việt Nam, một câu hỏi bỏ ngõ: Who is Who?
    Dẫn lại so sánh của Y Giáo để tiện đối chiếu:

    TS Hoàng Văn Lễ:
    Nếu nghiên cứu kỹ hơn, chắc “Đằng ấy” biết rằng: Một chế độ đa đảng chưa hẳn đã là chế độ đa nguyên về chính trị. Trung Quốc hiện nay có 9 đảng chính trị thì 8 đảng thừa nhận Đảng Cộng sản Trung Quốc là người duy nhất lãnh đạo nước Trung Hoa, lấy chung mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là chế độ đa đảng mà nhất nguyên về chính trị. Ở Mỹ, tuy có 2 đảng nhưng có đúng là chế độ đa nguyên về chính trị không? Bởi 2 đảng này chỉ đối lập nhau trên một số phương diện không cơ bản còn xét về bản chất giai cấp – xã hội, 2 đảng này là đồng nhất, có mục tiêu căn bản giống nhau: củng cố và phát triển thể chế chính trị đầy bất công ở Mỹ.
    Ở Anh và Nhật Bản, hiến pháp lại thừa nhận vai trò của nhà vua, họ là những nhà nước quân chủ lập hiến. Không ai có thể đòi hỏi các quốc gia ấy xóa bỏ thể chế riêng có của họ.
    Thưa anh Lê Hiếu Đằng, hẳn anh cũng biết rằng, một chế độ nhất nguyên hay đa nguyên về chính trị là do một loạt nhân tố quy định, trong đó tương quan lực lượng xác lập vị trí vai trò lãnh đạo, cầm quyền của đảng, những thành tựu mà nhân dân đạt được trong thực tiễn phát triển xã hội dưới sự lãnh đạo của đảng đó.
    Việt Nam trong thời kỳ lịch sử cận – hiện đại, xác lập vai trò duy nhất cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Amari TX:
    Xin nói để ông và các ‘chiến hữu’ của ông biết : một chế độ đa đảng chưa hẳn đã là một chế độ đa nguyên về chính trị.
    Chẳng hạn ở Mỹ hiện nay, tuy đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa thay nhau cầm quyền, nhưng nếu xem đó là chế độ đa nguyên về chính trị thì chưa hẳn đúng. Bởi lẽ, hai đảng chỉ đối lập nhau trên một số phương diện không cơ bản ; xét về mặt bản chất giai cấp – xã hội, hai đảng là đồng nhất, có mục tiêu căn bản giống nhau là củng cố và phát triển thể chế tư bản chủ nghĩa ở Mỹ… Ở các nước khác cũng tương tự như vậy, cho dù nước Mỹ khác nước Anh, nước Anh lại không giống nước Pháp, nước Ý. Ở Anh và Nhật Bản, hiến pháp lại thừa nhận vai trò của nhà vua, họ là những nhà nước quân chủ lập hiến. Không ai ngớ ngẩn, rỗi hơi, vô lối đòi hỏi các quốc gia ấy xóa bỏ chế độ quân chủ lập hiến để hiến định chế độ cộng hòa, cộng hòa tổng thống hay cộng hòa dân chủ nhân dân…
    Một chế độ nhất nguyên hay đa nguyên, về chính trị do một loạt nhân tố quy định, trong đó, đáng quan tâm nhất là : tương quan lực lượng giữa các giai cấp, bối cảnh xác lập vị trí lãnh đạo, vai trò cầm quyền của đảng, những thành tựu mà nhân dân đạt được trong thực tiễn phát triển xã hội dưới sự lãnh đạo của đảng đó. Vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam trong thời kỳ lịch sử cận – hiện đại, có thể thấy ở nước ta, bối cảnh xác lập vị trí duy nhất lãnh đạo xã hội, xác lập vai trò duy nhất cầm quyền của ĐCS Việt Nam như sau : …

    Được biết, bài của TS. Hoàng Văn Lễ (cựu Tổng biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng) được báo SGGP đăng lúc 7h20 ngày 26-8-2013, nghĩa là sau bài của Amari TX trên báo Nhân Dân 4 ngày, và cũng sau bài của Amari TX trên blog amaritx.wordpress.com 4 ngày.
    Nếu TS. Hoàng Văn Lễ và Amari TX là hai người khác nhau, thì có thể kết luận mà không phải chần chừ gì nữa : TS. Hoàng Văn Lễ đã trắng trợn đạo văn của Amari TX !
    Tuy nhiên, điều này rất khó xảy ra giữa các tác già của hai tờ báo lớn là Nhân Dân và Sài Gòn Giải Phóng, đều là những cơ quan ngôn luận rất lớn của Đảng. Bởi nếu như thế thì chẳng còn ra cái thể thống gì nữa.
    Vì vậy, có lẽ chỉ còn một khả năng duy nhất : Amari TX chính là TS Hoàng Văn Lễ, cựu Tổng Biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng !
    Và nếu điều này xảy ra, thì chỉ có thể gọi đây là một SỰ LỪA DỐI KINH HOÀNG!

    (Blog TranHung9)

    ____________

    • MP says:

      Tôi (MP) cũng có nhận thức y như Amari TX và TS Hoàng Văn Lễ: rằng, “Một chế độ đa đảng chưa hẳn đã là chế độ đa nguyên về chính trị”. Bằng chứng: Mỹ, Anh, Pháp, Đức và rất nhiều nước đa đảng khác không hề có đa nguyên chính trị mà tất cả đều là nhất nguyên chính trị, tất cả các đảng phái chính trị ở những nước đa đảng đó đều có chung nền chính trị với mục tiêu chung là duy trì chế độ TBCN và bảo vệ quyền lợi tối thượng của giai cấp tư sản. Tức là các đảng đó giống nhau tuyệt đối về mục tiêu, tôn chỉ…, chỉ khác nhau về biện pháp/phương pháp hành động và phương thức lãnh đạo (nếu được cầm quyền).
      Nước Việt Nam theo chế độ CSCN muốn có đa đảng nhưng không đa nguyên chính trị như các nước đa đảng nói trên thì dễ ợt, cứ cho thành lập hàng trăm, hàng ngàn đảng để cạnh tranh nhau về biện pháp/phương pháp hành động và phương thức lãnh đạo (nếu được cầm quyền), nhưng tất cả các đảng đó đều theo CNCS và chống CNTB (tức là nhất nguyên chính trị) là thành nước đa đảng ngay thôi.
      Như vậy, đa đảng hay độc đảng không phải là yếu tố quan trong, cái quan trọng nhất phải là ĐA NGUYÊN CHÍNH TRỊ.
      Như vậy, tôi (MP) có nhận thức và lập luận về đa đảng và đa nguyên chính trị giống 2 ông: Amari TX và TS Hoàng Văn Lễ, thì tôi cũng chính là 2 ông ấy hay sao? Rất nhiều bạn tán thành đa đảng, đa nguyên chính trị có nhận thức và lập luận giống nhau thì cũng chỉ là một người hay sao?
      Muốn hiểu đa đảng, đa nguyên chính trị thì hãy nghiên cứu thêm, chí ít là tra từ điển của nhiều nước khác nhau định nghĩa về đa đảng, đa nguyên chính trị, nhất là đa nguyên chính trị.

      • Austin Pham says:

        @Minh Phương,
        Nếu anh có điều kiện thì nên Google về sự hiện diện của các đảng cộng sản ở các nước tây phương. Cái loại chủ nghĩa “Đường đi không đến” không đủ vé để trình diễn, nôm na là đảng của mấy thằng khùng. Ở các nước tự do-dân chủ, quyền lập hội và ứng cử đều được tôn trọng bởi những điều lệ của hiến pháp.
        Thế thì tại sao đảng cộng sản ở những nước này lại không có cơ hội? Trình độ của anh quá kém nên chỉ nhai đi nhai lại luận điệu của báo Nhân Dân, loại dành lót ổ cho đàn bà đẻ. Tôi sẽ bỏ công một lần nữa với anh, mang phần định nghĩa của chủ nghĩa tư bản ra cho anh thấy dưới đây để kích thích não bộ của anh phát triển qua những câu hỏi mà anh sẽ tự trả lời:
        1. Chủ nghĩa tư bản có phải là ý nguyện của người dân hay không? Nếu không thì tại sao nó hiện diện trên khắp thế giới và “tái hiện diện” trên các nước tự xưng là “cộng sản”?
        2. Giai cấp tư sản là ai? Khi anh sở hữu 1 cây cuốc thì nó là tư sản hay công sản? Vậy anh là ai?
        3. Tại sao phải có sự hiện diện của chủ nghĩa cộng sản thì mới được xem là đa nguyên khi mà chính nó đã bị từ bỏ bởi nhân loại, sống vật vờ từ trước cho tới nay bằng sự lừa bịp và thủ đoạn bạo lực, khi mà nền kinh tế của nó chỉ mang lại nghèo đói thảm hại và đã được chứng minh ở khắp mọi nơi? Anh có cần thêm chủ nghĩa phát xít hay không?
        4. Anh có quyền theo đuổi giấc mơ của riêng anh, nhưng anh không được phép buộc những người khác phải tin vào giấc mơ đó bằng họng súng và nhà tù. Điều này có đúng với tất cả mọi người, ngoại trừ bọn cộng sản các anh hay không? Tại sao?
        5. Nếu tôi thành lập một đảng theo chủ nghĩa quốc gia để đối chọi với bọn tam vô-cộng sản, thách thức chúng bằng lá phiếu “độc lập” của mỗi người dân thì các anh có dám chấp nhận hay không? Đó không phải là đa nguyên thì là gì?
        Đây là phần định nghĩa của Capitalism:
        Chủ nghĩa tư bản là 1 hệ thống kinh tế mà trong đó thương mãi, ngành nghề và những phương tiện sản xuất được quản lý bởi tư nhân với tôn chỉ/mục tiêu là tạo ra lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường. Những đặc điểm trung tâm của chủ nghĩa tư bản là sự tích lũy vốn, thị trường mang tính cạnh tranh và lương giá. Dưới nền kinh tế tư bản thì các đối tượng liên quan đến việc “mua bán” xác định giá cả mà của cải, hàng hóa và các dịch vụ được trao đổi.
        ANH HỌC LỚP MẤY HẢ “GIÃNG VIÊN”????

      • MP says:

        Anh bạn Austin Pham bé cái nhầm và lạc đề!
        Nhầm: Vì võ đoán nến nhầm MP thành Minh Phương.
        Lạc đề: Vì nội dung comment của Austin Pham không ăn nhập gì với comment của MP. MP muốn nói đa đảng hay độc đảng không quan trọng mà phải đa nguyên chính trị mới quan trọng.
        Anh bạn hãy đọc thêm về sự hình thành và phát triển của đa nguyên chính trị.

      • Austin Pham says:

        Đây là cái mà anh viết:” Mỹ, Anh, Pháp, Đức và rất nhiều nước đa đảng khác không hề có đa nguyên chính trị mà tất cả đều là nhất nguyên chính trị, tất cả các đảng phái chính trị ở những nước đa đảng đó đều có chung nền chính trị với mục tiêu chung là duy trì chế độ TBCN và bảo vệ quyền lợi tối thượng của giai cấp tư sản.”
        Chủ nghĩa tư bản không phải là một chủ thuyết CHÍNH TRỊ, NÓ LÀ MÔT HÊ THỐNG KINH TẾ. Nó tồn tại nhờ vào hiệu quả không thể phủ nhận mà chinh đám cộng sản đã phải hai tay bưng nó về. Anh có hiểu hay không?
        Giai cấp tư sản là từ ngữ của bọn cộng sản với những định nghĩa phi lý chỉ dùng trong lý thuyết của chúng. Anh không thể tự tạo một giai cấp bao gồm cả NHÂN LOẠI và anh để rồi sau đó chống lại chính mình.
        Anh đã phạm lỗi “Misconception” và lại dùng “sự phi lý” để làm nền tảng cho lập luận của anh thì làm sao anh có thể hiểu những câu hỏi sau đó của tôi?
        Đơn giản chỉ là sự lột trần cái ngu dốt của anh và đồng bọn, khả năng thì không có-lếu láo thì rất rành.
        Tôi không biết anh thì ai biết? Anh cần phải tự tin, hay là anh hoàn toàn không có chỗ dựa để làm việc đó. Tốt nhất là anh đừng để cho vợ con của anh thấy những cái nick, những chức vụ, tài sản mà anh liệt kê trên I-tờ-lét. Họ sẽ nổi điên đấy!
        TRONG CÁC ANH CÓ THẰNG NÀO ĐÃ TỪNG ĐI HỌC THÌ MANG RA ĐÂY!
        Chào đoàn kết.

      • Trần Tưởng says:

        Đọc cái “còm ” của sư huynh MP ,tui phát chán cho cái trình độ “thẩm thấu ”
        của sư huynh ,định quảng nó vào sọt rác ,cho tiện việc sổ sách . Nhưng thấy sư
        huynh có vẻ : “mục hạ” … không có mạng nào ,nên đành “ngôn” vài câu,cho bõ ghét …

        1/. Người ta bàn về cái chiện ” đạo văn ” của hai ông nội: tiến sỡi Hoàng v. Lễ
        và Amari TX, chớ không phải “đạo …ý “. Cho dù ý kiến của đại ca MP có giống
        “y-chang” với hai ông HVL và Amari TX, thì cũng không ai kết rằng đại ca MP chính
        thực là Hoàng văn Lễ /Amari TX cả . Cách hành văn của hai ông nội này giống
        nhau ,cho đến nỗi có vài đoạn giống từng cái chấm phết . Nếu không là đạo văn
        của nhau, thì chỉ rút ra được mỗi kết luận : Hai đứa chúng nó là một mạng .
        Không biết ở Trung Học PCT và Văn Khoa Huế, ̣đại ca MP nhà ta đã học được
        cái giống gì nhỉ ???…

        2/.Còn về cái chiện “đa đảng,đa nguyên ” ,tui xin trích đoạn này trong Wiki:
        “Học thuyết đa nguyên trong kinh tế – chính trị học cho rằng cần có nhiều lực lượng chính trị, nhiều đảng phái trong một quốc gia (chống lại vai trò độc quyền lãnh đạo của một đảng); nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại và đua tranh với nhau, không có thành phần kinh tế chủ đạo.”
        Kiến thức tui có hạn , tui biết là đại ca MP sẽ phán là “hổng thèm bàn lựng”
        với tui nữa . Biết sao hơn ,nếu mà như vậy , thì tui xin mời đại ca vào bótay.com
        để tìm hiểu .

        Thân chào quyết thắng ;mặc dù tui chẳng biết sẽ “quyết thắng” cái chi

  3. Hồ Minh says:

    Trong bảng xếp hạng về tự do báo chí của RSF năm 2013, Việt Nam đứng hạng thứ 172 trên tổng số 179 quốc gia.
    “Chỉ riêng trong năm 2012, nhà cầm quyền VN đã truy tố 48 blogger và những người tranh đấu cho nhân quyền, tuyên án tổng cộng 166 năm tù và 63 năm quản chế”, theo báo cáo thống kê.
    Qua đó RSF lên án việc giam giữ, kết án, bạo hành các nhà báo và blogger tự do, và gọi Việt Nam là “nhà tù lớn thứ hai dành cho giới blogger, sau Trung Quốc”.
    Bảng báo cáo còn mỉa mai “thành tích người hùng mới của Việt Nam” là việc gia tăng nhân sự và kỹ thuật kiểm soát và theo dõi Internet, ban hành không ngừng những luật lệ và nghị định bóp nghẹt tự do thông tin.
    Dẫn chứng Việt Nam có trên 800 cơ quan thông tấn, trên 1000 nhật báo, tạp chí, đặc san, 172 đài truyền thanh và truyền hình, trên 80 báo mạng và hàng ngàn websites về thời sự. Nhưng những cơ sở này được RSF nhận định là “đều đặt dưới quyền kiểm soát tuyệt đối của Đảng, của quân đội và những cơ quan của nhà nước”.
    “Trong nhiều năm, là ký giả nhà nước, tôi phải viết những điều không muốn viết. Như tất cả các đồng nghiệp, những bài tôi viết không có thảo luận, suy nghĩ gì cả. Chỉ có một mục tiêu: đạt chỉ số hàng tháng. Những bài viết tào lao đến nỗi ngày nay tôi xấu hổ đã viết dưới một bút hiệu khác”, nhà báo Trương Duy Nhất thổ lộ cho RSF biết về những năm tháng viết báo của mình trước khi bị bắt vì cáo buộc vi phạm điều 258 BLHS.
    Trước guồng máy kiểm duyệt, báo chí chính thống không đóng được vai trò đối lực với nhà cầm quyền, cũng không tạo nổi một diễn đàn cho công luận, cho nên người dân dần cảm thấy ‘điếc tai và mỏi mệt với tuyên truyền và ý thức hệ của Đảng’, theo RSF nhận định.
    Trong khi đó sự ra đời của các kênh truyền thông phi chính thống, độc lập trên mạng là một nguồn thông tin hữu ích và cũng là một trung gian duy nhất cho tiếng nói của người dân.
    Sự ra đời của các báo mạng độc lập như Bauxite, Anh Ba Sàm, Truyền Thông Dòng Chúa Cứu Thế… bên cạnh nhiều blogs cá nhân như blog Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Hữu Vinh, Người Buôn Gió, đã thu hút càng ngày càng đông những độc giả muốn đi tìm một nguồn thông tin đa dạng không có trên báo nhà nước.
    Từ đó RSF đánh giá “tất cả các trang thông tin độc lập này đem lại những cái nhìn khác, rất được độc giả tán thưởng, ngày càng hấp dẫn độc giả Việt Nam”, và ca ngợi những người chủ xướng các trang mạng độc lập là những người dũng cảm ‘bất chấp bạo lực đàn áp quả quyết hơn trong việc đòi thực thi quyền căn bản của công dân.”
    Tuy nhiên, bảng báo cáo này cũng bày tỏ lo ngại “hậu quả của thái độ thụ động của những người đấu tranh cho nhân quyền trong các tổ chức dân sự cũng như trong chính phủ, sẽ đè nặng hơn bao giờ hết lên tự do thông tin ở Việt Nam.”

    Phạm Lê Vương Các

    • Builan says:

      ” Trong khi đó sự ra đời của các kênh truyền thông phi chính thống, độc lập trên mạng là một nguồn thông tin hữu ích và cũng là một trung gian duy nhất cho tiếng nói của người dân.
      Sự ra đời của các báo mạng độc lập như Bauxite, Anh Ba Sàm, Truyền Thông Dòng Chúa Cứu Thế… bên cạnh nhiều blogs cá nhân như blog Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Hữu Vinh, Người Buôn Gió, đã thu hút càng ngày càng đông những độc giả muốn đi tìm một nguồn thông tin đa dạng không có trên báo nhà nước.
      Từ đó RSF đánh giá “tất cả các trang thông tin độc lập này đem lại những cái nhìn khác, rất được độc giả tán thưởng, ngày càng hấp dẫn độc giả Việt Nam”, và ca ngợi những người chủ xướng các trang mạng độc lập là những người dũng cảm ‘bất chấp bạo lực đàn áp quả quyết hơn trong việc đòi thực thi quyền căn bản của công dân.”

      _ Đúng vậy thưa bạn ! Chỉ vài dòng coms cuả bạn còn giúp cho người đọc nhận ra cái gì sai-dúng , thật -hư ! Còn đọc những gì từ một khuông đúc nhân bản …láo liều thì có ic1h chi mô !
      _ Xem mấy cái Coms cuả bọn Dâm loạn Vẹm – công cụ côn đồ thì rõ ! LỘ HÀNG biết thẹn thì chuồn êm cho được việc ! Trơ trẽn cối chày chống chế !
      “BẬN LO HỢP ĐỒNG KINH TẾ- Đi TÂY PHI, MY Á.. không có thì giờ ”
      _ LÁO LIỀU thầy chạy còn trơ cáo mẹt mo dốc láo như thằng CHA GIÀ cuả chùng !

      _ TA cũng có thể NOÍ như chúng nó lắm chứ, đâu có ai cấm !

      “TA KHÔNG CÓ THÌ GIỜ ! TA BẬN Đi “THĂM LĂNG” CHO CÁ ĂNG ! BẬN HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH TẾ- NÀM ĂNG NỚN VỚI CẬU THỦY CẬU HÙ…… ” vù vù vú vũ vụ .

      Chủ yếu là vui !

  4. AMARI TX - Hoa Kỳ says:

    Ý Nguyện Và Niềm Khát Vọng Của Dân Tộc Việt Nam !

    Hơn ai hết, Việt Nam từng là nạn nhân của nhiều cuộc chiến tranh xâm lược, đó sự vi phạm lớn nhất của các thế lực thực dân, đế quốc về quyền con người đối với nhân dân Việt Nam.
    Quyền con người là thể hiện khát vọng chung của nhân loại, được ghi trong Hiến chương của Liên hợp quốc, có tính đặc thù đối với từng xã hội và cộng đồng. Chính phủ Việt Nam cho rằng, trong một thế giới ngày càng đa dạng, khi tiếp cận và xử lý vấn đề quyền con người cần kết hợp hài hòa các chuẩn mực, nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế với những điều kiện đặc thù về lịch sử, chính trị, kinh tế – xã hội, các giá trị văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán của mỗi quốc gia và khu vực. Không một nước nào có quyền áp đặt mô hình chính trị, kinh tế, văn hoá của mình cho một quốc gia khác.
    Việt Nam cho rằng, cần tiếp cận một cách toàn diện tất cả các quyền con người về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá trong một tổng thể hài hoà, không được xem nhẹ bất cứ quyền nào. Đồng thời, các quyền và tự do của mỗi cá nhân chỉ có thể được bảo đảm và phát huy trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích chung của dân tộc và cộng đồng,quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ đối với xã hội. Trong Hiến pháp sửa đổi năm 1992 đang thảo luận, chuẩn bị thông qua thì chương về quyền con người được đặt vào vị trí hết sức quan trọng.
    Trước đây, Hiến pháp Việt Nam chỉ ghi vài điều về quyền con người ở phần sau, bây giờ đặt hẳn một chương về quyền con người. Việc Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc là một đòn giáng mạnh vào một số cá nhân, tổ chức không có thiện cảm với Việt Nam.
    Từ bấy lâu nay họ luôn “Hòa tấu” bài ca nhân quyền, họ xem đó là gót chân “Asin” của Việt Nam, để ngăn cản bất cứ chuyện gì mà Việt Nam muốn hòa nhập với thế giới. Với cái gọi là ”Bảo bối” nhân quyền này, một số cá nhân, hội đoàn người Việt có tư tưởng cực đoan ở hải ngoại mà đặc biệt tại Hoa Kỳ có lúc đã tác oai, tác quái, hết “Thư ngỏ” đến “Thỉnh Nguyện thư” gởi đi các nơi, đặc biệt là các nhân vật hiện là dân biểu các cấp của Mỹ, hòng dùng chiêu bài này bôi nhọ hình ảnh nhân quyền ở Việt Nam.
    Phải khẳng định rằng Đảng, Nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến bảo đảm an sinh xã hội. Đó là một trong những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra, mặc dù thời gian qua kinh tế xã hội hết sức khó khăn, thế nhưng đầu tư cho an sinh xã hội vẫn được đảm bảo rất cao. Nhưng các nhà “Dân chủ” hoặc những thành phần chống cộng cực đoan cùng với một số cơ quan truyền thông việt ngữ ở hải ngoại vẫn cố tình không chấp nhận một sự thật hiển nhiên đã xảy ra là: Việt Nam đã trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ với số phiếu cao nhất.
    Kết quả đó đã phản ảnh đúng những gì mà Việt Nam phấn đấu, hoàn thiện trong suốt một thời gian dài. Thực tế hàng năm, Việt Nam rất tích cực đối thoại nhân quyền, mở rộng cửa sẵn sàng đối thoại. Qua đối thoại trực tiếp các nước, các tổ chức quốc tế, họ mới nhận thức được rằng, họ nhận được thông tin sai lệch của một số đối tượng và tình hình thực tế tại Việt Nam hoàn toàn khác xa một trời một vực, thậm chí là khác xa nhau 180 độ. Những mong muốn, quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước và thực tế về bảo đảm nhân quyền tại Việt Nam đã xóa tan sự nghi ngờ, phản bác lại những luận điệu vu khống, thóa mạ về nhân quyền Việt Nam của những người không thiện chí. Là thành viên của tổ chức nhân quyền Liên Hợp Quốc Việt Nam sẽ thể hiện trách nhiệm của mình một cách đầy đủ nhất.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, lúc sinh thời luôn có một ước vọng: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Ý nguyện đó đã phản ánh khát vọng của toàn dân tộc Việt Nam.
    Thực hiện những giá trị thiết yếu về quyền con người là mục đích, tôn chỉ hoạt động xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Dân tộc Việt Nam, không phân biệt già trẻ, gái trai, giai cấp, sắc tộc, tôn giáo… đã đoàn kết một lòng, vượt qua mọi thử thách, gian khổ, hy sinh to lớn để giành và giữ các quyền cơ bản đó.
    Ngay từ những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, người thanh niên Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh) đã thay mặt nhân dân Việt Nam nêu tám yêu sách gửi Hội nghị Véc-xây năm 1922, yêu cầu chính quyền Pháp trả lại những quyền tự do, dân chủ cơ bản cho người dân Việt Nam, trong đó có cải cách nền pháp lý Đông Dương, thay đổi chế độ sắc lệnh bằng luật pháp, mà người dân Việt Nam phải được hưởng đầy đủ các quyền tự do báo chí, tư tưởng, lập hội, cư trú, học tập…
    Đến bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người đã có bước phát triển mang tính cách mạng. Mở đầu với việc khẳng định những quyền cơ bản mà tạo hóa ban cho mỗi con người và khép lại bằng lời tuyên bố trịnh trọng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”. Bản Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là tuyên bố về sự ra đời của một quốc gia có chủ quyền mà còn là tuyên ngôn nhân quyền của Nhà nước Việt Nam, trong đó thừa nhận các quyền cơ bản của con người. Đồng thời, lần đầu tiên, quyền cá nhân được mở rộng thành quyền dân tộc và quyền con người. Sự bình đẳng của mỗi cá nhân được xem xét trong mối quan hệ biện chứng với quyền dân tộc, đó là quyền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, toàn vẹn lãnh thổ và quyền dân tộc tự quyết.
    Trong một thời gian dài, dân tộc Việt Nam bị nước ngoài đô hộ, xâm lược, phải gánh chịu những hy sinh to lớn để giành độc lập dân tộc và tự do của Tổ quốc. Bằng cuộc đấu tranh bất khuất, kiên cường qua nhiều thế kỷ, dân tộc Việt Nam đã khẳng định rằng: Quyền thiêng liêng, cơ bản nhất của con người là quyền được sống trong độc lập, tự do, quyền được tự quyết định vận mệnh của dân tộc, của đất nước mình. Đây cũng chính là nguyên tắc có tính nền tảng về quyền tự quyết dân tộc đã được khẳng định trong Hiến chương Liên hiệp quốc và tại Điều 1 của cả 2 Công ước quốc tế cơ bản nhất của Liên hợp quốc về quyền con người: Công ước quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội, Văn hoá và Công ước quốc tế về các quyền Dân sự, Chính trị.
    Nhà nước Việt Nam luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước, luôn khẳng định con người là trung tâm của các chính sách kinh tế – xã hội, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng cho phát triển bền vững. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Việt Nam đều nhằm phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, tất cả vì con người và cho con người.
    Quyền con người có cội rễ sâu xa từ truyền thống lịch sử, văn hóa hàng nghìn năm của một dân tộc luôn nêu cao tinh thần hòa hiếu, yêu chuộng hòa bình và các giá trị nhân văn. Đồng thời phản ánh nguyện vọng thiết tha của nhân dân Việt Nam mà dân tộc ta từng là nạn nhân của các cuộc chiến tranh xâm lược và bị tước đoạt những quyền cơ bản nhất. Là thành viên của tổ chức nhân quyền LHQ, Việt Nam sẽ có tiếng nói rất quan trọng trong việc xác định để làm cho thế giới rõ hơn vấn đề quyền con người ở mỗi quốc gia và đặc biệt là để hiểu rõ hơn về quyền con người ở Việt Nam.Trước đây, Việt Nam không ở trong Hội đồng, cho nên các nước thành viên chỉ nghe theo “Kênh” một chiều thù địch như “Phúc trình”, “Báo cáo thường niên”..v.v. Họ nói hoặc thậm chí họ ra các nghị quyết liên quan đến Việt Nam mà Việt Nam không được tham gia, không có cơ hội chứng minh, phản biện những quy kết kiểu “Chụp mũ”. Đến nay, Việt Nam ở trong Hội đồng Nhân quyền rồi thì chúng ta có quyền phát biểu, chứng minh bằng hành động, chứng minh bằng điều kiện thực tế để họ nhận thức và thấy rõ quyền con người ở Việt Nam luôn được tôn trọng và thực thi đạt kết quả cao nhất. Có thể nói, vấn đề quyền con người luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam đề cao, nhận thức tích cực và áp dụng phù hợp với Việt Nam.
    Nhờ đó, từ một dân tộc bị tước đoạt cả những quyền cơ bản nhất, ngày nay người dân Việt Nam đã được thụ hưởng ngày một đầy đủ và toàn diện hơn các quyền của mình. Mặc dù hiện nay, trên thế giới còn nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề quyền con người và thậm chí một số thế lực thù địch đã lợi dụng điều này để vu cáo, xuyên tạc tình hình nhân quyền tại Việt Nam, song những thành tựu mà nhân dân Việt Nam đạt được trong những năm qua là bằng chứng không thể phủ nhận cho những nỗ lực của Việt Nam trong lĩnh vực này./.

    Hoa Kỳ 17-11-2013
    AMARI TX

    • Trần Tưởng says:

      Tội nghiệp cho những tay ế độ . Cái website của Ng̃ phương Hùng gì đó bị ̣đứt bóng rồi hay sao,
      mà chạy tứ tung làm dư luận viên thế ?

  5. caycusay says:

    Chỉ có mỗi bọn CCCĐ là cay cú khi VN vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ!

  6. says:

    Để những nước côn đồ như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba vào HĐNQ/LHQ thì LHQ lấy tư cách gì để trừng phạt Iran, Syria ?.
    Có lẻ nhân dân Tây Tạng, Tân Cương, Chechnya nên vũ trang để đấu tranh thì hiệu quả hơn là bất bạo động rồi trông chờ quốc tế (LHQ) can thiệp. Người H’mong ở VN, các tổ chức đấu tranh vì dân chủ, tự do cho dân tộc Việt Nam e cũng phải suy tính lại phương cách tranh đấu. Trông chờ áp lực quốc tế chỉ là việc làm viễn vông mà thôi
    LHQ là một tổ chức đáng hổ thẹn !!!

  7. Người SANYO says:

    Việt nam vào hội đồng nhân quyền, chẳng khác gì tôn vinh tú bà là nữ trinh.

  8. saovang says:

    HRW: ‘VN đàn áp có hệ thống’
    thứ năm, 31 tháng 1, 2013

    Phúc trình của tổ chức Human Rights Watch (HRW) nói chính phủ Việt Nam “đàn áp một cách có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa và trấn áp những người lên tiếng chất vấn chính sách nhà nước”.

    Tài liệu thường niên về tình hình nhân quyền thế giới của tổ chức đặt trụ sở ở New York công bố hôm 31/1.

    HRW cáo buộc Việt Nam “tùy tiện bắt bớ các nhà hoạt động, giam giữ biệt lập trong thời gian dài, không cho họ gặp gỡ gia đình hoặc tiếp cận với các nguồn trợ giúp pháp lý, tra tấn và truy tố họ ra trước các tòa án bị chính trị tác động”.

    Họ bị “áp đặt các mức án tù thật nặng với các tội danh mơ hồ về xâm phạm an ninh quốc gia”.

    Điều luật ‘mơ hồ’

    HRW tiếp tục chỉ trích trong năm 2012, chính quyền Việt Nam dùng những điều luật hình sự “mơ hồ” để bỏ tù “ít nhất 33 nhà hoạt động và bắt giữ thêm ít nhất 34 nhà vận động tôn giáo và chính trị khác”.

    Bên cạnh đó, ít nhất 12 nhà vận động nhân quyền bị bắt từ năm 2011 vẫn đang bị tạm giam chưa xét xử.

    Báo cáo đề cập các vụ xử gây chú ý như phiên tòa với ba blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Tạ Phong Tần, và Phan Thanh Hải, hay hai nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình và Võ Minh Trí (nghệ danh Việt Khang) xử theo điều điều 88 bộ luật hình sự.

    Ông Brad Adams, giám đốc châu Á của HRW, nói: “Năm qua nên là sự thức tỉnh cho những nước như chính phủ Nhật vẫn làm ăn bình thường trong khi công dân Việt Nam thường xuyên bị án tù dài chỉ vì bày tỏ ý kiến”.

  9. UncleFox says:

    Bao giờ nhân quyền chưa được tôn trọng thì các ‘ vấn đề khắc như tham nhũng, mua quan bán chức, ký kết những hiệp ước bất lợi cho quốc gia vv… vẫn sẽ còn tồn tại .
    Nguy cơ mất nước là một sự thật hiển hiện ngay trước mắt . Là người Việt Nam ai cũng thấy lo … Chỉ có bọn Kẩu Nô là hả hê thoả mãn !

  10. Nguyễn Văn says:

    Rất đơn giản, thế giới phẳng với dân số ngày càng gia tăng, không cần biết là chế độ gì, đối tác giữa các nước với nhau đều là vì lợi ích. Hiểu thế thì không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam được bầu vào hội đồng nhân quyền.

    Đấu tranh cho Việt Nam có tự do dân chủ và nhân quyền phải là chính người dân Việt. Đừng trông chờ bất cứ quốc gia nào giúp nếu chúng ta không tự đứng lên tranh đấu đòi hỏi.

Phản hồi