WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Một cơ hội thu lại Hoàng Sa, Trường Sa bị bỏ lỡ: Bão Hải Yến

bao hai yenTrong 1 bài viết của mình đã đăng tải trên internet, tôi đã có  đề nghị là cơ quan Tham mưu Hải quân Việt Nam cần có ngay kế hoạch tác chiến chiếm lại Hoàng Sa, Trường Sa. Hàng ngày phải cập nhật nó với các thông tin mới nhất về tình hình thế giới, tình hình khí hậu thủy văn… Để khi cơ hội xuất hiện, ra tay thu lợi nhanh chóng, đưa Hoàng Sa, Trường Sa trở về Việt Nam, mà chịu tổn thất ít nhất.

Cơ hội đầu tiên này là bão Hải Yến.

Đây là cơn siêu bão có sức tàn phá khủng khiếp. Siêu bão này lại tác động đến Hoàng Sa, Trường Sa mạnh mẽ.

Có lẽ, trong những ngày bão hoành hành, tại Hoàng Sa, các công trình xây dựng của TQ đã tan hoang hết và số người lưu trú trên các đảo Hoàng Sa cũng khó mà sống sót vượt qua.

Một lực lượng thiên nhiên đã ủng hộ Việt Nam để Hải Quân VN làm tròn chức năng bảo vệ tính bất khả xâm phạm của lãnh hải VN.

Sức tàn phá của siêu bão Hải Yến có thể ví như hàng trăm nghìn quả đại bác dội vào đầu TQ xâm lược.

Nếu đã có kế hoạch, thì trong những ngày Hải Yến hoành hành, Hải quân VN đã có thể thu hồi Hoàng Sa, Trường Sa dễ như thò tay vào túi lấy 1 đồ vật mà không phải hi sinh tính mạng các chiến sĩ hải quân.

Hơn nữa, nếu có kế hoạch trước, việc thu hồi Hoàng Sa Trường Sa sẽ là hòa bình, không tốn 1 viên đạn khi những lực lượng chiếm đóng TQ đã mất hết khả năng tự vệ trước uy lực thiên nhiên, uy lực của siêu bão Hải Yến.

Khi đọc những dòng này, sẽ có nhiều bạn đọc hỏi tôi :

1. Như vậy có hợp chính nghĩa không?

Xin thưa là TQ đã xâm lược của VN 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì VN thu hồi lại là hoàn toàn chính nghĩa.

2. Như vậy có hợp đạo lý không, khi thiên nhiên tàn phá chưa biết nhằm vào nước nào, lại ra tay thu lợi riêng cho mình?

Xin thưa với các độc giả rằng: Dụng binh là trí trá. Vấn đề cơ bản là đạt được mục đích thu hồi Hoàng Sa, Trường Sa mà tốn ít hi sinh nhất.

Hơn nữa lại là thu hồi hòa bình: Binh lính TQ đã mất hoàn toàn khả năng bảo vệ các đảo do chúng chiếm đóng.

Bão Hải Yến đã làm chúng hoàn toàn tê liệt.

Đặng Tiểu Bình đã viện trợ cho Việt Nam to lớn nhằm đánh lừa lòng cảnh giác của dân tộc Việt Nam trong 1 thời gian dài. Khi cần ra tay, 2/1974 Đặng đã không ngần ngại giết chết 64 chiến sĩ hải quân VN để chiếm toàn bộ Hoàng Sa.

Viện trợ to lớn và ra tay bất ngờ khi 2 Việt Nam tự đánh nhau, không đủ sức chống lại TQ là mưu lược của ĐCS TQ.

Vậy tại sao Việt Nam không thể lợi dụng tàn phá của thiên nhiên, bão Hải Yến, mà ra tay thu hồi Hoàng Sa, Trường Sa?

Sau cuộc chiến đẫm máu biên giới 1984 nhằm đánh vào cân não ĐCS VN, lợi dụng mong muốn hòa bình để ổn định đất nước VN, TQ lại đã  giết 74 chiến sĩ hải quân công binh Việt Nam tay không cầm súng, tại đảo Gạc Ma trên Trường Sa, chiếm thêm một số đảo của Việt Nam tại Trường Sa.

TQ cũng xả súng bắn chết 70 bộ đội Việt Nam trên cao điểm 1509 Hà Giang khi những quân nhân này mang cờ Hồng Thập tự, theo thỏa thuận 2 bộ chỉ huy 2 bên, được phép thu lượm xác chết đồng đội mình…

Như vậy ” đạo lý” được hiểu 1 cách thông thường không được đem sử dụng trong kế hoạch thu hồi Hoàng Sa, Trường Sa, nhất là kể xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa của chúng ta là Trung Quốc.

Bài tôi viết sẽ là không hoàn hảo nếu tôi không trả lời câu hỏi sau đây:

3. Bị thu hồi Hoàng Sa, Trường Sa, TQ cay cú và sẽ gây chiến tranh với Việt Nam.

Để gây chiến tranh với VN, TQ sẽ phải giải bài toán: Chiến tranh toàn diện, tổng lực  hay chiến tranh cục bộ tai 1 địa điểm, hay chỉ là 1 cuộc phản công trên Biển Đông để xâm lược lần nữa Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

Trả lời câu hỏi này cần phân tích từng trường hợp cụ thể.

Tuy vậy, tôi đã có thể trả lời bạn nào muốn thắc mắc, đồng ý với câu hỏi trên rằng: Ngô Quyền đã không lo trả lời câu hỏi: Sẽ giữ VN thế nào khi TQ sau trận Bạch Đằng lại xâm lược VN một lần nữa.

Ngô Quyền đã đúng khi diệt chúng trên Bạch Đằng.

Nếu TQ lại đến thì Trần Hưng Đạo chẳng đã 3 lần diệt chúng sao?

Một cơ hội tốt thế đã bị bỏ qua.

© Nguyễn Nghĩa

© Đàn Chim Việt

52 Phản hồi cho “Một cơ hội thu lại Hoàng Sa, Trường Sa bị bỏ lỡ: Bão Hải Yến”

  1. DâM TiêN says:

    Sau đoản văn trên, DT góp ý thêm qua một đoạn bổ túc, không thấy xuất hiện,
    Nay xin phép đăng lại. Nếu có gì xét ra không hợp, xin BBT xóa đi. Cảm ơn
    ———————————————————————————————————

    Vì sao…Hoàng Sa , 1974; Vì sao…Việt Nam Cộng Hòa, 1975?

    Lãnh thổ VNCH, đã do Bắc Cộng tiếm danh MTGPMN chiếm cứ, và cưỡng bức một
    sự thống nhất theo Liên Sô, tức là lãnh thổ VNCH trở thành tuyến chặn nam của LS
    đối với Trung Cộng.

    Nếu Biển Đông cũng bị Liên Sô kiểm soát sau 1975, thì không những Trung Cộng
    bị hoàn toàn vây hãm nghẹt thở phía nam, và Hoa Kỳ sau khi tạm rút đi, cũng khó
    bề gây ảnh hưởng trở lại. Vậy, HK Ok cho Trung Cộng giữ Hoàng Sa, có lối ra
    cho TC, và Mỹ cũng sẵn sàng có mặt hành động trở lại, khi hữu sự.

    Sự sắp đặt này chính là do HK tạo ra khi tạm thời rút quân, bỏ…thành trống. Và
    nay, cũng vẫn Hoa Kỳ nắm quyến chủ động trở lại trên bộ cũng như ngoài khơi.

    Hoàng Sa như một mật mã Vừng Ơi, Nờ Ra—Sesame, open — trong tay Ali Ba
    là Chú Sam. Không có mặt HK, những sự việc Hoàng Sa và VNCH không có thể
    giại quyết dứt khoát được. Biển Đông và VNCH ( Đông dương) vẫn là vấn đề quốc
    tế giữa Mỹ, Tàu và Nga, có sự “ giữ hồ sơ làm chứng” của LHQ. Nhìn chung, niềm
    hy vọng cho bà mẹ VNCH và người con thất lạc là Hoàng Sa, vẫn có lý do tồn tại.

Phản hồi