Vị trí chiến lược Trường Sa và Hoàng Sa
Nếu chiến tranh ở vùng biển Đông xảy ra thì cũng là thảm hoạ chung cho mậu dịch quốc tế. Theo ước lượng của các giới phân tích, gần 50% hàng hoá và 30% dầu hỏa được tàu bè vận chuyển qua khu vực biển Đông, nhất là vùng gần đảo Trường Sa. Vì vậy, về mặt chính trị, kinh tế, quân sự v.v quốc gia nào làm chủ Trường Sa, hay nói cách khác kiểm soát trục qua lại trên đường biển vùng Thái Bình Dương, quốc gia đó sẽ giữ vị trí quan trọng, có thể ảnh hưởng đến vận mạng kinh tế thế giới.
Ý thức tầm hệ trọng vị trí chiến lược của Trường Sa và Hoàng Sa nên Trung Quốc không thể từ bỏ tham vọng làm chủ, mặc dù các bằng chứng lịch sử cho thấy họ không giữ chủ quyền của những hòn đảo này. Trước viễn ảnh đó, các khối quốc gia thuộc ASEAN vì quyền lợi và sự tồn tại, cũng không thể làm ngơ cho Trung Quốc kiểm soát. Nếu để Trung Quốc chiếm Trường Sa, không những bóp cổ Việt Nam mà còn thắt họng các quốc gia ASEAN khác. Trong nỗ lực giải quyết ôn hoà, ASEAN đã và đang tìm mọi cách đóng vai trò của họ nhằm tìm kiếm giải pháp mà nhiều quốc gia đòi chủ quyền vùng biển này như Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Phi Luật Tân có thể chấp nhận được. Tuy vậy, gần đây việc Trung Quốc trở nên cứng rắn và có thái độ ngang ngược đã tạo cho ASEAN vào vị thế khó xử.
Khi năng lượng dầu hỏa gia tăng một cách đáng sợ, các quốc gia không có trữ lượng dầu bị đặt vô tình trạng phải xuất ngoại tệ mua dầu để giữ kinh tế được vận hành. Nếu vì bất cứ lý do gì, liên hệ ngoại giao giữa đôi bên bị hục hặc, đối tác kinh tế dầu hỏa sẽ được sử dụng để trở thành “vũ khí đen” áp lực lẫn nhau, nhằm tạo ra khủng hoảng quốc gia và khu vực. Biến động ở Miến Điện xảy ra vì giá dầu tăng một cách khủng khiếp, kéo theo toàn bộ giá thành các mặt hàng và chi tiêu trong xã hội tăng vọt và làm xáo trộn nền kinh tế, đẩy nhân dân Miến Điện xuống đường đấu tranh vì quyền lợi bị đe doạ.
Trung Quốc là một trong những quốc gia đang phải đối đầu nặng nề về lãnh vực này. Trong bối cảnh tận lực phát triển, dân số tăng vùng vụt, nhu cầu cần dầu hỏa nhiều nhưng không có khả năng tự cung ứng mà phải lệ thuộc các nước bên ngoài. Điều này, đặt cho lãnh đạoTrung Quốc đứng trước thử thách cấp bách, phải giải quyết mối lo âu trên, trước khi muốn “xưng hùng xưng bá”.
Hiện nay, Trung Quốc nhập hơn 60 % số lượng dầu thô từ các quốc gia Trung Đông. Với tình trạng bị lệ thuộc vàoTrung Đông quá sâu, Trung Quốc cần vượt ra khỏi tình trạng này càng sớm càng tốt. Nếu chiến tranh xảy ra hay mâu thuẫn kinh tế, chính trị, quân sự giữa các quốc gia trong vùng có ảnh hưởng bất lợi cho Trung Quốc, chỉ cần ngưng nhập dầu vào Trung Quốc trong một thời gian ngắn, đất nước hơn một tỷ dân sẽ bị khốn đốn. Đường nhập dầu đi từ Trung Đông và luôn cả Phi Châu đều di chuyển qua eo biểu Malacca, một khu vực biển hẹp nằm giữa Indonesia và Malaysia . Đây là khu vực chiến lược nằm trong vùng kiểm soát và ảnh hưởng của hải quân Mỹ. Trung quốc với lực lượng hải quân còn yếu, chưa đủ khả năng kiểm soát trục giao thông quan trọng này. Điều này, chính là nỗi ám ảnh của giới quân sự Trung Quốc, vì khi chiến tranh xảy ra giửa Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Mỹ v.v…quốc gia nào mạnh về Hải Quân, quốc gia đó sẽ kiểm soát trục giao thông giữa Indonesia và Malaysia. Lúc đó khối lượng 60% dầu hỏa nhập vào Trung Quốc sẽ ngay lập tức bị đình trệ.
Điều gì xảy ra đối với Trung Quốc trong bối cảnh: Đối ngoại thì đang có chiến tranh vì chính sách bành trường, đối nội phải giải quyết vấn nạn nguồn cung cấp năng lượng bị chận. Cả tỷ dân đang sống trong chế độc tài, khao khát dân chủ tự do đột nhiên bị xáo trộn và khủng hoảng về kinh tế, tương lai đất nước bị đe doạ, tính mạng và tài sản bị thử thách vì sự phiêu lưu chính trị của Đảng CS Trung Quốc. Nhân dân Trung Quốc chắc không thể ngồi yên, nhìn đảng Cộng sản Trung Quốc dẫn đất nước của họ đến chỗ hỗn loạn và bị hủy diệt. Trung Quốc đã nhìn thấy mặt yếu kém khi phụ thuộc quá sâu vào nguồn năng lượng nhập siêu từ bên ngoài. Từ lâu, đảng CS Trung Quốc đã tìm mọi cách gia tăng khai thác các nguồn năng lượng khác ngoài dầu hoả. Họ nỗ lực nghiên cứu năng lượng nguyên tử, xây dựng các khu vực dự trữ dầu đề phòng biến động quân sự phục vụ nhằm cho mục tiêu bành trướng, và nhanh nhất vẫn là tham vọng chiếm đoạt “trắng” các đảo có khả năng cung cấp dầu hoả nằm trên vị trí chiến lược kiểm soát đường biển.
Quần đảo Trường Sa từ lâu đã là miếng mồi ngon mà Trung Quốc thèm khát. Ngay từ sau 1975, hải quân Trung Quốc và Việt Nam đã nhiều lần đụng độ, trận hải chiến nổi bật nhất năm 1988 ở đảo Johnson Reef đã làm cho gần 70 lính thủy Việt Nam bị tử vong. Mặc dù giá trị về kinh tế chưa thể khẳng định được nhưng vai trò chiến lược quân sự thì vô cùng to lớn. Do ảnh hưởng của tranh giành chủ quyền từ nhiều quốc gia, đến nay chưa có một cuộc khảo cứu quy mô. Tuy nhiên, theo đánh giá của chuyên gia quốc tế, vùng đảo Trường Sa chứa nhiều dầu và chất đốt cũng như các khoáng sản khác. Trữ lượng này có thể đem đến từ 1-2 tỷ đến 225 tỷ thùng dầu thô. Nhưng vô cùng quan trọng hơn hết, vì Trường Sa nằm trên trục vận chuyển chiến lược, gần eo biển Malacca nơi qua lại của hơn 70% năng lượng cung cấp cho Nhật và 60% cho Trung Quốc.
Vì vậy, thượng sách đối với Trung Quốc vẫn là dùng ảnh hưởng nước lớn để uy hiếp, chiếm lĩnh các hải đảo có khả năng vừa cung cấp dầu hoả, vừa kiểm soát đường vận chuyển dầu hỏa. Sự kiện họ nới rộng đường biên lãnh hải, cho hải quân chiểm lĩnh các hòn đảo Hoàng Sa từ năm 1974 và từng bước leo thang để xác nhận chủ quyền trên các đảo Trường Sa, Hoàng Sa khi công bố thành lập Huyện Tam Sa để hợp thức hoá Trường Sa của Trung Quốc, đều nằm trong việc thực hiện mưu đồ chiến lựợc bành trướng tự bảo vệ họ.
Trung quốc tìm cách nới rộng chủ quyền kiểm soát đường biển để kiểm soát trục vận chuyển biển, vừa chủ động đóng vai trò giải quyết nếu có đột biến trong quan hệ với các nước xuất cảng dầu và chuyển vận dầu; vừa hạn chế tình trạng bị chèn ép, đặt vào vị trí thụ động, bên lề. Bên cạnh giữ quan hệ vị trí tay trên với đối tác các nước ASEAN, tay ngang với các nước Trung Đông, Hoa Kỳ và Nhật. Trung Quốc cũng có thể mặc cả, sử dụng ảnh hưởng hoặc kiểm soát cả vùng biển Thái Bình Dương nhằm ngăn chận ảnh hưởng quân sự của Mỹ, vừa bảo vệ được Trung Quốc, vừa răn đe vai trò của Mỹ và Nhật.
Từ năm 2007, tại hội nghị các quốc gia ASEAN, thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (Wen Jiabao) đã tìm cách thuyết phục các quốc gia này bằng giọng ve vãn: “chúng ta cần tăng cường trao đổi về quân sự, cùng theo đuổi mục tiêu hợp tác quốc phòng, tăng cường đối thoại về quân sự và cổ động cho một sự cộng tác quân sự vùng giữa các quốc gia khối ASEAN gồm Việt Nam, Thái, Cambodia, Miến Điện, Lào, Nam Dương, Mã Lai Á, Phi Luật Tân và Singapore”. Cũng theo phát biểu của Ôn Gia Bảo, Trung Quốc mong muốn thấy một tiến trình giải quyết ôn hoà các xung đột ở vùng đảo Trường Sa. Tuy nhiên chỉ trong vòng một tháng sau đó, thái độ của Trung Quốc đã hoàn toàn thay đổi khi công khai khẳng định chủ quyền trên đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Điều gì đột nhiên làm Bắc kinh trở nên cứng rắn và sẵn sàng theo đuổi chính sách đối đầu với các quốc gia trong vùng? Tin từ nhóm nghiên cứu tình báo ở các quốc gia bán đảo phiá Nam Địa Cầu cho biết Hoa Thịnh Đốn đã bí mật xây dựng một số căn cứ quân sự ở Phi Luật Tân từ những năm 2007. Báo cáo nhóm này nhận định, đây là căn cứ được Hoa Kỳ xây, nhằm mục tiêu chống lại chính sách bành truớng của Trung Quốc ở Châu Á và vùng Thái Bình Dương. Những căn cứ này được liệt kê như “mật khu an ninh”, xây dựng ngoài nuớc Mỹ trong nỗ lực ngăn chận chính sách tầm ăn dâu của Trung Quốc, mà Mỹ đánh giá như một đe dọa trực tiếp đến quyền lợi của Mỹ.
Theo báo cáo, số căn cứ này đối với Ủy ban Kiểm soát Căn cứ Quân sự Mỹ ở nước ngoài được liệt kê như “Vùng An Ninh” (cooperative security locations – CSLs). Bên cạnh đó, Uỷ ban cũng xác nhận hai phi trường ở Phi thuộc Tỉnh Lapu-Lapu và Sarangni là hai căn cứ quân sự mật, được chấp thuận từ chính quyền Phi Luật Tân, nằm trong mục tiêu phục vụ nhu cầu quân sự bảo vệ các quốc gia đồng minh của Mỹ tại Châu Á.
Trong bản phân tích về vai trò Trung Quốc, bình luận gia Bobby Tuazon của Trung Tâm Nghiên Cứu Chống Chủ Nghĩa Thực Dân nhận định: Mỹ cần củng cố sự hiện diện của họ về quân sự tại Á Châu trước tình trạng Trung Quốc đã gia tăng đáng kể về nhân sự với đội quân đông đến 2.5 triệu. Mặc dù Bắc Kinh biện minh rằng, họ cần số quân đông đảo như vậy để bảo vệ vùng biên giới rộng mênh mông trước các quốc gia không thân thiện gồm Nga, Ấn và cả Việt Nam. Tuazon cũng cho biết, Hoa Thịnh Đốn muốn tiến hành chủ trương một đá bắn hai chim; vừa khẳng định vai trò quân sự của Mỹ ở Châu Á, vừa ngăn chận ảnh hưởng của nhóm du kích cộng sản thân Bắc Kinh đang hoạt động tích cực ở Phi, bảo đảm cho đất nước này không bị rơi vào tay cộng sản.
Quân đội Phi và Mỹ đã từng có các cuộc tập trận chung ở các tỉnh gần Thủ đô Palawan, không xa quần đảo Trường Sa. Phi hiện nay đang có quân đội đóng ở 8 đảo thuộc vùng đảo Trường Sa. Với khả năng yếu kém của quân đội, rất khó lòng Phi Luật Tân giử được chủ quyền những hòn đảo này trước áp lực của Trung Quốc. Nếu chiến tranh biển Đông xảy ra, các chiến hạm của Trung Quốc đang bỏ neo tại cảng Yulin, Quảng Đông và Hồng Kông có thể làm chủ cả vùng biển thuộc Trường Sa.
Trong khi Đài Loan và Mã Lai Á đã bỏ tiền để mua tàu chiến từ Mỹ và Pháp từ nhiều năm trước, thì hải quân Việt Nam hiện vẫn còn thuộc dạng yếu, chỉ có thể dùng cho mục tiêu kinh tế, du lịch, chưa phải đối thủ đáng gờm của bất cứ nước nào khi chiến tranh biển Đông xảy ra.
Mỹ đang có 100 ngàn quân đóng ở một số quốc gia Á Châu như Nhật và Hàn Quốc, trực thuộc Bộ Chỉ Huy Quân sự Thái Bình Dương. Tuy nhiên, chính sách sắp đến của Mỹ là vừa gia tăng quân số để giữ quân đội trong tình trạng sẳn sàng ứng chiến nếu có đột biến quân sự tại Châu Á, vừa tân trang quân sự cho đồng minh Mỹ để những quốc gia này đủ khả năng tự vệ khi cần thiết. Gần đây, có những chỉ dấu cho thấy Mỹ đã thành công trong việc xây dựng những liên minh quân sự với các quốc gia như Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Nhật và luôn cả Việt Nam. Đây là những toan tính chiến lược nhằm ngăn ngừa ảnh hưởng bành trướng của Trung Quốc, vừa khẳng định vai trò quân sự vùng của Mỹ ở Đông Nam Á, vừa bảo vệ quyền lợi kinh tế và chính trị của Mỹ về lâu dài.
Và đó cũng có thể đã tạo lý cớ choTrung Quốc khẩn trương “tiên hạ thủ vi cường”, ngang ngược leo thang, khiêu khích, khẳng định chủ quyền của Trung quốc ở các đảo chiến lược Trường Sa và Hoàng Sa nhằm củng cố chính sách đại Hán của họ.
© Đỗ Thành Công
© Đàn Chim Việt
Test
Xét về mặt đơn thuần về quân sự, thiết lập các căn cứ quân sự có đặt các tên lửa chống hạm,máy bay, tàu ngầm và bố trí các máy bay chiến đấu cùng các tàu chiến ,tàu ngầm trên các đảo ở Hoàng sa ,Trường Sa là có thể kiểm soát và khống chế toàn biển Đông,nhất là khi có chiến tranh.Đặt biệt nếu liên kết về mặt kinh tế như tiềm năng khí đốt,dầu mỏ dưới thềm lục địa thì các đảo này càng có vị trí chiến lược hơn và do vậy các nước trong vùng đều dành chủ quyền vùng này và nước ngang ngược nhất là Trung quốc .
Trường Sa-Hoàng Sa có vị trí chiến lược về quân sư lẫn kinh tế là điều hiển nhiên và được mọi người công nhận. Chỉ có csvn là mù mờ, xem nhẹ; từ Phạm Văn Đồng dẫn đến hiện tại.
Bọn cs chỉ nghĩ đến đảng mà quên cả đất nước, lợi ích lâu dài cuả dân tộc.
Ngay cả những khuyến nghị cuả các trí thức, đảng viên mà bọn cầm quyền vẫn bỏ ngoài tai; họ còn cầm tù (L/M Nguyễn Văn Lý, T/S Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cầy…) và đàn áp những người yêu nước (đánh, bắt, đạp vào mặt người biểu tình…)Chính HỌ LÀ TAY SAI CUẢ T/Q!
PHẢI GIỬ LẠI HOÀNG SA.
Chính sách bá quyền bành trướng Đại Hán Trung Quốc sẽ phải là mối lo ngại chung cho toàn thể thế giới nhơn loại, khối ASEAN mà nhất là Việt Nam, đối tác cản trở chính yếu mà Trung Quốc sẽ phải loại dần ra khỏi cuộc tranh giành Biển Đông Nam Á.
Cái Lưỡi Bò Trung Quốc tự biên diễn, đang và sẽ được Nhà Cầm Quyền Bắc Kinh đẩy mạnh việc họp thức hoá với nhiều đường lối, khi nhu khi cương, lúc tiến lúc thoái, đúng theo kế sách “mền nắn rắn buông”. Nhưng mục tiêu làm chủ cả Hoàng Sa và Trường Sa trên toàn khu vực Biển Đông Nam Á, Trung Quốc chắc chắn không bao giờ từ bỏ.
Đối với Việt Nam, Hoàng Sa là trọng điểm yết hầu cho toàn bộ mặt biển cuả lảnh thổ lảnh hải Việt Nam, vưà là tháp canh mặt biển mà cũng chính là cưả ngỏ đi vào đất liền xuyên suốt từ Nam chí Bắc. Có thể nói Hoàng Sa chính là sinh tử huyệt cuả an toàn lảnh hải lảnh thổ Việt Nam, một cứ điểm nếu rơi vào tay Trung Quốc như hiện nay, lảnh thổ Việt Nam hoàn toàn nằm trong sự khống chế khó cưỡng lại. Bởi vì từ việc không thể kiểm soát được vùng lảnh hải thuộc quyền, lảnh thổ Việt Nam sẽ luôn bị đe doạ nghiêm trọng. Từ cứ điểm tấn công là Hoàng Sa, xem như toàn bộ bờ biển Việt Nam, có thể bị đổ quân ào ạt, đồng loạt nhanh chóng xuyên suốt từ Nam chí Bắc.
Hoàng Sa đúng là trái tim Việt Nam, nếu không giử được nó, dân tộc và đất nước Việt Nam, sẽ bị nạn đồng hoá từ Trung Quốc đe doạ rất nghiêm trọng. Một áp lực nặng nề trong thời gian qua, từ phiá ĐCSTQ đối với ĐCSVN, không ít thì nhiều, chính từ cứ điểm Hoàng Sa bị Trung Quốc cướp đoạt, ĐCSVN như cá nằm trong cái rọ do chính Trung Quốc chận giử từ Hoàng Sa. Cho dù ngư dân Việt bị cướp phá đánh đập liên tục trên vùng biển nầy, chính quyền CSVN vẫn phải đành chịu im lặng nhục nhã. Đã không có được sự bảo vệ người dân mình đúng mức, lại còn trấn áp giam cầm những người dân yêu nước nào, chỉ vì dám lên tiếng phản đối sự ngang ngược cuả Trung Quốc.
Vưà tình đồng chí vưà là anh em, nên dần dần bộ mặt ĐCSVN bị biến dạng, từ được vinh danh ái quốc, thoáng chốc lại là như kẻ phản dân hại nước, trước sự xâm lấn lảnh hải trắng trợn cuả chính ĐCSTQ đàn anh đó. Khẩu hiệu tuyên truyền vì dân vì nước cuả ĐCSVN từ trước đến nay, bổng chốc tan biến như lớp bọt biển theo ngọn sóng Hoàng Trường quá bẽ bàng đó. Cái lỡ làng không thua kém gì, đó chính là khẩu hiệu “Chống Mỹ Cứu Nước” tuyên truyền trước kia, nay thì ĐCSVN ắt là phải lẹo lưỡi khi phải cần có sự ve vuốt thân thiện với Hoa Kỳ. Mất hoàn toàn Hoàng Sa và một số đảo Trường Sa, khẩu hiệu tuyên truyền “Chống Mỹ Cứu Nước” trước kia, có thể nói sưả lại cho đúng với thực trạng hơn, đó là “Chống Mỹ Mất Nước”.
Vấn đề Hoàng Sa không thể đổ lổi cho VNCH Miền Nam hay CSMB, mà nói đúng ra là lổi tất cả cuả hai chính quyền, cũng như các thế lực chia hai đất nước Việt Nam lúc bấy giờ. Người Việt yêu nước trong ngoài phải thấy rõ tường tận công minh điều đó. Việc thương thuyết về Hoàng Sa với CSTQ, để có thể giử lại cho dân Việt là chuyện ảo tưởng, Trung Quốc sẽ không bao giờ đặt lại vấn đề Hoàng Sa trước luật pháp quốc tế. Yếu tố chứng liệu lịch sử hay trên tính pháp lý chủ quyền lâu đời, Trung Quốc chỉ là con số không, họ chỉ cướp đoạt Hoàng Sa cuả Việt Nam bằng võ lực mà thôi. Người Việt yêu nước trên toàn thế giới, HÃY VẠCH MẶT KẺ CƯỚP trước công luận nhơn loại toàn cầu, liên tục không ngừng nếu có bất kỳ một cơ hội nào cũng không bỏ qua.
Phải có được một quyết tâm như Nguyễn Nghiã, không thể nào nhượng bộ cho Trung Quốc dù là một đảo nhỏ, vì sẽ làm di luỵ đến bao đời sau cuả các thế hệ tương lai Việt Nam. Người yêu nước chơn chính phải có được một quyết tâm mạnh mẻ như vậy, để luôn tự thách thức với chính mình, tìm mọi phương sách để có thể giử lại được Hoàng Sa.
Cho dù thế hệ nầy không thể giử lại được, nhưng các thế hệ mai sau vẫn luôn được tiếp nối ý chí đó. Chỉ có trái tim Việt Nam mới viết được Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam, thế hệ nầy không làm được, thế hệ tương lai sẽ phải làm được. Hãy viết Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam bằng chính con tim cuả mình.
Xin gởi đến những trái tim yêu nước Việt Nam hôm nay và mai sau :
HOÀNG SA LÀ TRÁI TIM TA,
TRƯỜNG SA LÀ MÁU CON NHÀ VIỆT NAM.
Xin trân trọng.