WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vì sao Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974?

ĐCV: Nhân dịp kỉ niệm 40 năm ngày Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, báo chí ‘lề phải’ Việt Nam đã có nhiều tin bài điểm lại cuộc chiến. Đa số dành những lời lẽ trân trọng cho những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã ngã xuống trong cuộc hải chiến không cân sức. Đâu đó còn xuất hiện ý kiến truy tặng danh hiệu tử sĩ cho những người đã hy sinh.

Có thể nói, so với mấy năm trước đây, liên quan tới biển Đông, Việt Nam chỉ dám ấp úng ‘nước ngoài’, ‘tầu lạ’ khi nhắc tới Trung Quốc thì đây là một sự thay đổi đáng ghi nhận. Ở một nước kiểm duyệt chặt chẽ như Việt Nam, sự thay đổi này nhất định phải được bật đèn xanh từ cung đình Hà Nội.

Bài viết dưới đây là một trong số những bài viết được kể tới ở trên.

——————————————————————–

Dù đã chiếm giữ toàn bộ Hoàng Sa, Trung Quốc vẫn không nhận được sự công nhận của cộng đồng quốc tế về chủ quyền của họ đối với Hoàng Sa. Và như vậy, thực sự Hoàng Sa vẫn đang là một vùng lãnh thổ tranh chấp.

Năm 2014 là thời điểm đánh dấu tròn 40 năm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, một quần đảo có vị trí quan trọng trên biển Đông đang trong tầm kiểm soát của Việt Nam Cộng hòa đã bị mất vào tay Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Từ đó cho đến nay, biển Đông chưa được yên tĩnh, những sự kiện nối tiếp nhau kéo dài từ biển Đông cho tới biển Hoa Đông đã khiến nhiều người ví von khu vực Đông Á hiện nay như đang nằm trên một thùng thuốc súng.

Vì sao Trung Quốc dùng vũ lực để tấn chiếm Hoàng Sa vào thời điểm năm 1974 vẫn là một câu hỏi có nhiều câu trả lời khác nhau. Và việc tìm hiểu và lý giải quá khứ luôn là một phương cách để dự báo cho tương lai. Bài viết này nhằm đưa ra một cách lý giải về lý do và mục đích mà Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974.

Hải chiến Hoàng Sa 1974 khai hỏa

Hải chiến Hoàng Sa 1974 khai hỏa

Vì sao các quốc gia sử dụng sức mạnh quân sự trong các tranh chấp lãnh thổ?

Khi phân tích về lý do cũng như thời điểm mà một quốc gia sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết tranh chấp lãnh thổ nào đó, nhiều học giả cho rằng đó là do vị thế của quốc gia đó trong tranh chấp bị yếu đi. Sự yếu đi về vị thế này làm cho quốc gia cảm thấy mình sẽ không còn lợi thế khi “mặc cả lợi ích” trong việc giải quyết tranh chấp (bargaining power).

Lợi thế trong cuộc “mặc cả lợi ích” được M. Taylor Fravel, Phó giáo sư về Khoa học chính trị, Đại học MIT, định nghĩa bao gồm: i) Diện tích lãnh thổ tranh chấp mà quốc gia thực sự chiếm giữ; ii) Sức mạnh quân sự của quốc gia trong đối sánh với sức mạnh quân sự của đối phương trên vùng tranh chấp.

Khi một quốc gia thấy rằng vị thế của đối phương trong tranh chấp ngày càng tăng lên, đồng nghĩa với việc vị thế của họ ngày càng suy giảm, thì rất có khả năng quốc gia đó sẽ tiến hành biện pháp quân sự để khôi phục vị thế của họ. Thậm chí, để gia tăng vị thế của mình, họ còn có thể sử dụng biện pháp quân sự để có thể kiểm soát toàn bộ khu vực tranh chấp.

Mục đích Trung Quốc chiếm Hoàng Sa

Khi thành lập 1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kiểm soát rất ít trong số 4 quần đảo, bãi ngầm tại biển Đông, cũng như không kiểm soát được khu vực đảo Đài Loan. Trung Quốc lúc này đã phải đối đầu với các thách thức, chẳng hạn từ chính quyền Quốc Dân Đảng với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, cũng như trên các đảo ngoài khơi khác tại khu vực biển Đông và biển Hoa Đông.

Năm 1951, Trung Quốc đã chính thức đưa ra yêu sách về chủ quyền của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng bị nhiều quốc gia khác phản đối. Tuy nhiên, sau này, Trung Quốc đã quyết định dùng sức mạnh để chiếm đoạt hoàn toàn Hoàng Sa năm 1974.

Trung Quốc đã thực hiện việc sử dụng vũ lực vào một bối cảnh khiến vị trí của họ trong tranh chấp đã bị suy giảm khi: i) Quân đội Việt Nam Cộng hòa đã tích cực mở rộng sự có mặt trên Hoàng Sa; ii) và các lợi ích ngày càng thấy rõ của biển khơi, đặc biệt là tài nguyên dầu mỏ, khi thế giới đang bước vào cuộc khủng hoảng dầu mỏ những năm 1970.

Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo chính, nhóm Nguyệt Thiềm (Crescen) nằm ở phía Tây Nam quần đảo, nhóm An Vĩnh (Amphitrite) nằm ở phía Đông Bắc. Năm 1956 quân đội Trung Quốc đã chiếm đảo Phú Lâm (Woody) thuộc nhóm An Vĩnh (Amphitrite). Trước đó, quân đội Pháp đã chiếm đảo Hoàng Sa (Pattle) thuộc nhóm Nguyệt Thiềm (Crescen), rồi đến năm 1956, quân đội Việt Nam Cộng hòa đã thay chân Pháp kiểm soát đảo này.

Trung Quốc, khi nhìn thấy những lợi ích của các vùng biển này, đã quyết định phải kiểm soát được tất cả các đảo thuộc Hoàng Sa, vì trước đó, khoảng giữa những năm 1950, các đoàn tàu thương mại của Trung Quốc đã buộc phải đi qua vùng biển cạnh khu vực nhóm đảo Nguyệt Thiềm (Crescen). Năm 1959, quân đội Việt Nam Cộng hòa đã tăng cường kiểm soát chặt chẽ các đảo này, buộc các ngư dân Trung Quốc phải tránh xa khu vực nhóm đảo Nguyệt Thiềm (Crescen) này.

Tuy Việt Nam Cộng hòa không tỏ ra có hành động đe dọa nào đối với Trung Quốc tại nhóm đảo An Vĩnh (Amphitrite), với ý định mỗi bên sẽ kiểm soát các khu vực biển thuộc xung quanh nhóm đảo mà họ đang kiểm soát, nhưng các hành động này của Việt Nam Cộng hòa đã làm suy giảm lợi thế của Trung Quốc. Và, vì thế, Trung Quốc đã sử dụng sức mạnh quân sự như một biện pháp để phục hồi lại vị thế lợi ích của mình tại đây.

Vào đầu những năm 1970, các lợi ích từ tài nguyên biển trên biển Đông trở nên rất quan trọng, đặc biệt tại các khu vực mà các bên tranh chấp.

Năm 1970, Philippines hoàn thành việc khảo sát địa chấn tại các vùng nước xung quanh Trường Sa, và năm 1971 bắt đầu tiến hành khoan thăm dò. Trong khi đó, Việt Nam Cộng hòa cũng bắt đầu việc khai thác nguồn dầu khí ngoài khơi, và tháng 7/1973 Sài Gòn đã ký kết 8 hợp đồng khoan thăm dò tại những nơi được cho là có nhiều dầu mỏ trên biển Đông. Tháng 1 và tháng 3/1973, Việt Nam Cộng hòa cũng đã cho tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực xung quanh nhóm đảo Nguyệt Thiềm.

Còn tháng 12/1973, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng công bố cho thấy triển vọng của các giếng dầu ở ngoài khơi Vịnh bắc Bộ, phía bắc của quần đảo Hoàng Sa.

Với những giá trị kinh tế của các nhóm đảo ngoài khơi ngày càng gia tăng, các quốc gia khác cũng bắt đầu giành lấy những cấu trúc tại Hoàng Sa, Trường Sa, ở những nơi mà Trung Quốc hoàn toàn không có sự hiện diện nào. Để củng cố cho các yêu sách của mình, Philippines đã chiếm 5 đảo và đá tại Trường Sa trong khoảng thời gian từ năm 1970 đến năm 1971. Đây là lần đầu tiên Philippines có sự hiện diện tại vùng lãnh thổ tranh chấp này.

Tháng 9/1973, Việt Nam Cộng hòa tuyên bố sáp nhập quần đảo Trường Sa vào địa bàn tỉnh Phước Tuy. Các hành động của các quốc gia này chỉ trong chưa đầy 3 năm đã đẩy Trung Quốc vào thế bất lợi trong tranh chấp này.

Để đáp lại những hành động đó, Trung Quốc quyết định mở rộng sự hiện diện của mình trên những hòn đảo ngoài khơi biển Đông, nơi có ít sự trợ giúp của các lực lượng hải quân của các quốc gia khác.

Đặc biệt, sau cuộc gặp lịch sử giữa Mao Trạch Đông với Nixon vào đầu năm 1972, và sự kiện Mỹ rút ra khỏi Việt Nam sau Hiệp định Paris đầu năm 1973, Bắc Kinh đã thấy trước một khả năng mới: Họ có thể loại trừ khả năng can thiệp của Hải quân Mỹ nếu cưỡng chiếm các hòn đảo thuộc do Việt Nam Cộng hòa quản lý.

Trung Quốc đã sử dụng các ngư dân để gia tăng sự hiện diện của họ trên vùng biển nhóm Nguyệt Thiềm (Crescen) từ năm 1973. Ngày 9/1/1974, các ngư dân Trung Quốc từ đảo Hữu Nhật (Robert) áp sát tới gần đảo Hoàng Sa (Pattle) – nơi mà Việt Nam Cộng hòa đang đóng quân trên đó. Ngày 11/1, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc công khai thách thức Tuyên bố tháng 9/1973 của Việt Nam Cộng hòa.

Giữa tháng 1/1974, các tình huống đối đầu trở nên căng thẳng hơn. Tiếp theo các tuyên bố của Bắc Kinh, Sài Gòn gửi thêm một số tàu chiến tới khu vực nhóm đảo Nguyệt Thiềm (Crescen), trục xuất các ngư dân Trung Quốc ra khỏi khu vực này. Từ đó đã dẫn tới sự kiện ngày 19-20/1/1974, mà sau đó Trung Quốc đã giành được quyền kiểm soát trên toàn bộ quần đảo Hoàng Sa bằng sức mạnh quân sự của mình.

Kết luận

Mục đích làm gia tăng vị thế lợi ích là mô tả rõ nhất lý do vì sao và khi nào Trung Quốc sử dụng vũ lực trong các tranh chấp lãnh thổ của họ với các quốc gia khác. Hoàng Sa là một ví dụ cụ thể, Trung Quốc đã cho thấy sự quyết đoán của họ khi vị thế của họ trong tranh chấp bị sụt giảm, đặc biệt khi gặp một đối thủ không mạnh hoặc khi Trung Quốc kiểm soát rất ít, hoặc gần như chưa kiểm soát phần lãnh thổ đang tranh chấp đó, Trung Quốc sẽ tìm cách ra tay.

Tuy nhiên cho dù đã chiếm giữ toàn bộ Hoàng Sa, Trung Quốc vẫn không nhận được sự công nhận của cộng đồng quốc tế về chủ quyền của họ đối với Hoàng Sa. Và như vậy, thực sự Hoàng Sa vẫn đang là một vùng lãnh thổ tranh chấp. Việc giải quyết tranh chấp như vậy cần phải tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế về tranh chấp lãnh thổ.

Thế nhưng, những sự kiện đã xảy ra đối với Hoàng Sa năm 1974 luôn là bài học kinh nghiệm xương máu cho không chỉ Việt Nam, mà còn cho tất cả những quốc gia có những tranh chấp lãnh thổ biển với một Trung Quốc hiện tại đầy tham vọng.

Hoàng Việt (Vietnamnet)

52 Phản hồi cho “Vì sao Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974?”

  1. Trần Hoàng says:

    Năm nay là 40 năm chẵn kỷ niệm trận Hoàng Sa. Tháng 1/1974, một lực lượng của hải quân thuộc quân lực Việt Nam Cộng hòa đã dũng cảm chiến đấu chống lại một lực lượng của hải quân Trung Quốc xâm phạm khu vực Hoàng Sa thuộc vùng biển nước ta, đâm thẳng vào tàu địch, xua đuổi chúng, dù chúng đông, hỏa lực mạnh hơn. Đây là một chiến công oanh liệt mang truyền thống dân tộc.
    Năm nay là một thời điểm thuận lợi cho sự nhìn lại lịch sử một cách khách quan, công bằng, minh bạch, trên lập trường dân tộc chống ngoại xâm, đính chính cách nhìn lệch lạc méo mó do lập trường đấu tranh giai cấp của học thuyết Mác xa lạ, còn bị Lênin cực đoan hóa một cách tệ hại.
    Đây cũng là một dịp hiếm có để trí thức, ngành sử học, ngành giáo dục nước ta nhìn lại một lần cho rốt ráo bản chất một số sự kiện lịch sử, tự mình đính chính những sai lầm, lệch lạc trong nhận thức, để từ bỏ những lập luận, nhận định và ngôn từ sai trái.
    Hãy bắt tay vào việc kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa oanh liệt chống quân bành trướng Trung Quốc một cách đàng hoàng sâu sắc, với nhiều hoạt động thiết thực. Như một số blogger đã và đang làm, hãy tường thuật lại trận hải chiến Hoàng Sa này với nhiều hình ảnh lịch sử được lưu trữ, phỏng vấn các nhân vật tham chiến còn sống ở trong nước cũng như ở hải ngoại, thăm hỏi gia đình các liệt sỹ, tổ chức các buổi chiếu phim, nói chuyện rộng khắp.
    Tôi cảm thấy xấu hổ khi nhớ lại 40 năm trước tôi từng phụ họa với sự giải thích của ông Lê Đức Thọ và Ban Tuyên giáo trung ương rằng: “Hãy yên tâm, Hoàng Sa trong tay các đồng chí Trung Quốc còn hơn là trong tay ngụy quyền tay sai của đế quốc Mỹ”. Quả là một sự trấn an gượng gạo, theo quan niệm bạn, thù, ta cực kỳ ngu muội, tăm tối, phản dân tộc…
    Bùi Tín (VOA).

  2. Nguyễn Phan says:

    Các “học giả, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông” Việt Nam trong trong bài phỏng vấn cùng đồng ý với nhau ở điểm “công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý ràng buộc”.
    Tuy nhiên, lập luận của một số các học giả quốc tế thì không vậy.
    Giáo sư Greg Austin trong tập “China’s Ocean Frontiers – International Law”, hayThomas Bradford, trong “The Spratly Island Imbroglio: a tangled web of conflict”, cùng cho rằng VN đã bị phạm nguyên tắc luật học “Estoppel”.
    Theo Thomas Bradford, công hàm Phạm Văn Đồng có nội dung “tái xác nhận sự công nhận của Việt Nam về chủ quyền của Trung Quốc ở các quần đảo”, do đó VN bị “Estopped”.
    Còn Greg Austin thì cho rằng công hàm của ông Phạm Văn Đồng có hiệu lực thuyết phục nhất trong việc khẳng định HS và TS thuộc TQ. Theo học giả này, Công hàm Phạm Văn Đồng là một văn kiện cấp quốc gia, của chính phủ này gởi đến một chính phủ khác. Quan trọng là vì là nhà nước VNDCCH không chỉ đã không có văn kiện phản đối về tuyên bố chủ quyền của TQ tại các đảo, mà nhà nước này lại còn ra tuyên bố ủng hộ nó.
    Học giả này dẫn ý kiến nhiều luật gia để chứng minh rằng luật quốc tế rất rõ ràng về nguyên tắc “Estoppel”, trường hợp bị mất tố quyền. Tức là, khi một nước trong quá khứ đã thừa nhận chủ quyền của một nước khác tại một vùng lãnh thổ, nước này trong tương lai sẽ không được thụ lý để tranh dành chủ quyền tại vùng lãnh thổ đó nữa.
    Học giả Monique Chemillier-Gendreau, trong tập “La Souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratleys”thì phản biện lại ý kiến cho rằng VN bị “Estopped”.
    Lập luận của bà là:
    “những lời tuyên bố hoặc lập trường nào đó của chính quyền miền Bắc Việt Nam không có hiệu lực gì đối với chủ quyền. Đây không phải là chính quyền có thẩm quyền trên quần đảo này. Người ta không thể chuyển nhượng những gì người ta không kiểm soát được…”
    Câu “Người ta không thể bán hay cho cái mà mình không có” thấy viết trong bài báo đã dẫn, hay lập luận “Người ta không thể từ bỏ về cái mà người ta không có chủ quyền” thường thấy nhắc đi nhắc lại ở các bài viết của các học giả VN, đều bắt nguồn từ ý kiến này của bà Monique Chemillier-Gendreau.
    Tuy nhiên học giả Monique Chemillier-Gendreau có nhắc một điều quan trọng khác, mà các học giả VN thường không nhắc tới: công hàm Phạm Văn Đồng có thể làm cho VN vướng vào nguyên tắc “acquiescement”.
    Lập luận của bà Monique Chemillier-Gendreau cũng tương tự với học giả Greg Austin. Việc nhà nước VNDCCH đã im lặng trước sự khẳng định chủ quyền của TQ tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo nội dung tuyên bố 4-9, hoặc các tuyên bố của VNDCCH liên quan đến vùng nước của TQ tại Hoàng Sa, cũng như những bài viết trên báo Nhân Dân…có thể cấu thành yếu tố “acquiescement”, tức sự “đồng thuận”. Tức là nhà nước VNDCCH nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc tại hai quần đảo hoàng Sa và Trường Sa trong một thời gian dài từ 1958 đến 1975. Bây giờ nhà nước VN không thể nói ngược lại…
    Trương Nhân Tuấn.

  3. Nguyễn Văn says:

    Biện luận gì thì cũng khó khỏa lấp được bản tính chung của một dân tộc, dù thể chế chính trị của nhà cầm quyền có thay đổi.
    Trong lịch sử, người Việt Nam có truyền thống chống xâm lăng nên vẫn còn tồn tại. Nhưng người Tàu nói chung, khi mạnh thường gây chiến tranh cướp bóc, lấn chiếm đất đai các nước lân bang, hay đặt sự lệ thuộc làm nước chư hầu. Người Tàu, họ không thích sống hòa bình mà thường đe dọa các nước khác… Và ngày nay, dù là cộng sản hay không cộng sản, máu cướp của bọn Tàu Hán vẫn không bao giờ thay đổi. Họ vẫn đang ngày đêm hiếp đáp, bắt nạt người Việt chúng ta. Và Đài Loan đã cướp đảo Ba Đình của Việt Nam cũng là một minh chứng. Cho nên, chúng ta thấy tham vọng của bọn Tàu Hán không chỉ Hoàng Sa, Trường Sa, hay Biển Đông mà còn lớn hơn nhiều và nay thế giới đã biết và sẽ có sách lược để đối phó.

    Riêng Việt Nam, một khi nhà cầm quyền đảng cộng sản Việt Nam muốn (đã và đang) hòa nhập vào thế giới văn minh tự do thì họ cũng muốn bớt hay không muốn lệ thuộc vào Tàu nếu có những đối trọng khác cho họ dựa, và điều này chúng ta ngày càng thấy rõ khi cộng sản mở cửa cho nước ngoài vào đầu tư. Nó sẽ dẫn đến tất yếu đảng cộng sản Việt Nam sẽ bị đào thải hay phải thay hình đổi dạng để hội nhập, và vấn đề chủ quyền, lãnh thổ, biển đảo, đất đai, sông núi…. cũng sẽ được đem ra mổ xẻ.

    Ngày nay, đảng cộng sản tưởng niệm 40 năm Hoàng Sa và các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hy sinh bảo vệ là một minh chứng sự thay hình đổi dạng.

  4. Hồ Bác Cụ says:

    Chúng ta còn nhớ ngay sau khi bọn Tàu khựa chiếm HS 1974, phái đoàn VN trong hội nghị 4 bên đã đề nghị phía CS Bắc Việt hãy cùng miền Nam lên án bọn Tàu, nhưng đã bị từ chối với ly’ do là “thà để mất HS vào tay đàn anh Tàu còn hơn để cho My~ Ngụy chiếm đóng”. Bọn bán nước CSVN và lãnh đạo của MTGPMN giải thích ra sao với lịch sử của dân tộc về hành động bán nước cam tâm tình nguyện làm nô lệ cho Tàu của họ????

    Bọn Tàu một mặt ra lệnh và tiếp tế súng đạn cho CSVN xâm lăng miền Nam, một mặt đi đêm với My~, khi có cơ hội là chiếm HS ngay tức thì. Điều đó càng chứng minh cho sự thực rằng Hồ chí minh và đảng cướp mafia CSVN thực chất chỉ là công cụ là tay sai của Tàu trong mục tiêu chiếm biển Đông và toàn cõi VN. Nhân dân VN phải ghi tâm khắc cốt tội lỗi của bọn chúng để sau này đem con cháu của chúng ra pháp trường đền tội. Nhân dân VN phải hiểu rõ ràng cuộc chiến VN giữa 2 miền Nam Bắc mang 2 y’ nghĩa hoàn tòan khác biệt. Đối với miền Bắc, đó là cuộc chiến Xâm Lăng cướp bóc, đoạt của, làm công cụ cho Nga Tàu; trong khi đó đối với miền Nam đó là cuộc chiến để Tự Vệ, Bảo Vệ Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền.

  5. LeQuocTrinh says:

    Thân chào các bạn độc giả DanChimViet,

    Trước hết xin thân chúc BBT DanChimViet và toàn thể các bạn độc giả một năm mới vui tươi, khoẻ mạnh, khang an và thịnh vượng.

    Nhân bài viết trên chủ đề HS-TS, tôi xin phép hỏi các bạn độc giả xa gần rằng sau khi chính quyền Hà Nội (miền Bắc) công khai đăng “bức công hàm bán nước PVĐ 14/09/1958″ lên báo Nhân Dân và nghiêm chỉnh trao tận tay cho ngoại trưởng TQ, thì phản ứng của Hoa Kỳ và chính quyền Ngô Đình Diệm như thế nào (1958) ? Chẳng lẽ phe tự do miền Nam (VNCH) không biết tý gì về thông tin quan trọng này sao ?

    Qua nhiều thông tin rời rạc trên Mạng tôi được biết thêm rằng TQ đã bắt đầu đem quân đổ bộ và chiếm đóng vài đảo nhỏ trong HS-TS ngay từ năm 1956, sau khi cùng Bắc Việt đặt bút ký lên Hiệp Định Geneve 1954 chấp nhận chủ quyền VNCH từ vĩ tuyến 17 trở xuống. Chính ông Nguyễn Tấn Dũng cũng đã xác nhận chuyện này trước 500 đại biểu Quốc Hội nhân khoá họp cuối năm 2012.

    Giờ đây ai ai cũng biết rõ rằng PV Đồng nhắm mắt ký bức công hàm dưới sự đồng thuận “im lặng và đê hèn” của toàn thể lãnh đạo ĐCS VN thời đó (từ ông Hồ, đến ông Giáp, Lê Duẩn, Trường Chinh, vv…) chính vì họ cúi đầu chịu sức ép của khối CS quốc tế để nhận viện trợ kinh tế (nhu yếu phẩm, thực phẩm) cùng với vũ khí đạn dược nhằm mục tiêu phá rối miền Nam, thành lập MTGPMN để mở màn cho ba cuộc chiến tranh tương tàn đẫm máu đưa đến một đất nước tan hoang, lòng người ly tán, xã hội đảo điên và mắc kẹt trong thế bao vây khống chế của chủ nghĩa bành truớng TQ.

    Vấn đề quan trọng nhất là làm sao cứu nguy tổ quốc, giải phóng dân tộc thoát khỏi gọng kềm đô hộ của TQ ?

    Chào thân ái,

    Lê Quốc Trinh, Canada
    09/01/2014

    • Trung Kiên says:

      Trích đoạn: “Vấn đề quan trọng nhất là làm sao cứu nguy tổ quốc, giải phóng dân tộc thoát khỏi gọng kềm đô hộ của TQ ?” (Lê Quốc Trinh, Canada)

      Một câu hỏi đã làm nhức nhối con tim nhiều người VN yêu nước và những người còn quan tâm đến sự tồn vong của dân tộc.

      Theo tôi thì chỉ có hai con đường duy nhất, đó là:

      1) Đảng CSVN tự giải thể qua “tự diễn biến hoà bình” bằng cách dần dần rút vào hậu trường sau khi tạo điều kiện “hoà giải – hoà hợp”, tạo tinh thần đoàn kết dân tộc, xây dựng nội lực qua một cuộc bầu cử chính quyền dân sự (DÂN CHỦ) bằng một cuộc bầu cử tự do.

      2) Nhân dân VN phải đoàn kết lại thành một khối để giải trừ CSVN!

      Nếu phương án (1) xảy ra thì may phước cho dân tộc VN biết mấy, sẽ tiết kiệm được xương máu và thời gian. Phương án (2) là chuyện “chẳng đặng đừng” mới phải áp dụng!

      Tôi nghĩ, những người lãnh đạo và đảng viên CSVN còn chút lương tâm và lòng yêu nước cần phải suy nghĩ và có hành động thiết thực và cấp bách!

    • ABC says:

      Quả thật,sau khi cái “tình anh em thắm thiết” trở nên cái tình sặc máu, năm 1979 phía Trung quốc mới đưa cái bản công hàm Phạm văn Đồng công bố cho thế giới biết, thì thiên hạ lúc ấy mới bỗ ngữa ra, là trên đời có cái chính phủ CSVN khôn nhà dại chợ như thế này !
      Ngoại trừ một cột báo nhỏ ở góc phải trên tờ Nhân Dân chẳng ai chú ý, bao lâu nay bọn CS dấu tịt như mèo dấu kít,có ai mà ngờ được.
      CIA của Mỹ còn không biết, thì chính phủ VNCH làm sao mà biết được.

  6. Trần Trung Dung says:

    Mặc dù CSVN không muốn nhắc đến VNCH nữa. Nhưng họ rất bối rối về Hoàng Sa. Họ không thể làm ngơ hay cố tình bưng bít về công hàm của Phạm Văn Đồng, và lại càng không thể bưng bít vể cuộc chiến Hoàng Sa của QLVNCH chống lại quân xâm lược trung quốc.

    Việt Nam đang cố vô hiệu hóa công hàm ông Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc

    Muốn vô hiệu hoá CH PVĐ và đòi lại Hoàng Sa chỉ còn cách duy nhất là CSVN phải rút về hậu trường, nhường quyền lãnh đạo cho một chính quyền dân sự do nhân dân bầu lên theo thể chế Dân chủ!

  7. Trực Ngôn says:

    Câu hỏi: “Vì sao Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974?” không khó trả lời:

    1) Khi biết rõ rằng Mỹ đã quyết định rút khỏi VN qua HĐ-Paris 1973
    2) Khi biết rõ rằng QLVNCH phải chiến đấu đơn độc, không đủ phương tiện, khả năng phòng vệ.
    3) Khi biết rằng QLVNCH phải dồn nỗ lực bảo vệ lãnh thổ, chống lại cuộc xâm lược của CSVN.
    4) Khi biết rõ rằng CSVN sẽ tổng tấn công đánh chiếm VNCH trong những ngày sắp tới.

    Tất cả những yếu tố trên là cơ hội ngàn vàng để TQ ra quân đánh chiếm Hoàng Sa, một vùng rộng lớn với trữ lượng dầu hỏa mà TQ sẽ cần đến!

    PV Hoàng Việt (Vietnamnet) cũng biết rằng câu hỏi trên chỉ bằng thừa, nhưng vẫn phải đặt ra để nhắc nhở lãnh đạo CSVN rằng; Hãy nhớ rằng “Hoàng Sa là của VN“. Hãy noi gương các chiến sĩ VNCH đã hi sinh bảo vệ biển đảo?

  8. Trúc Bạch says:

    Muốn chiếm trọn Biển Đông đầy tài nguyên, lại bao gồm những dãy quần đảo “hình thành như một vòng đai bảo vệ TQ” (sách giáo khoa của VNDCCH trước 1975), Trung cộng đã đặt ra sách lước để thâu tóm ngay khi HĐ/Giơ Ne Vơ được Hồ Chí Minh ký với Pháp năm 1954 .

    - Việc đầu tiên là Mao Trạch Đông chỉ thị cho Hồ Chí Minh phải công nhận chủ quyền hải phận 12 hải lý đối với các vùng lãnh thổ của TQ, bao gồm cả vùng hải phận xung quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà trong bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của TQ đã ghi rõ (Nam Sa và Tây Sa) là thuộc chủ quyền của TQ .

    - Việc thứ hai là chỉ thị cho Hồ Chí Minh, bằng mọi giá là phải đánh cho “Mỹ cút” ra khỏi Đông Dương qua chiêu bài giải phóng Miền Nam – thống nhất đất nước ….

    Đúng như toan tính của Mao Trạch Đông – Hồ Chí Minh đã ra lệnh cho Phạm Văn Đồng ký công hàm ngày 14/9/1958 – vô điều kiện – “ghi nhận và tán thành….”, tôn trọng toàn bộ (mọi điều khoản) trong tuyên bố ngày 04/9/1958 của TC , mà trong tuyên bố ấy của TC có ghi rõ Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của TQ .

    Triệt để thi hành chỉ thị của Mao, Hồ Chí Minh đã dùng danh nghĩa “giải phóng miền Nam” – Chống Mỹ Cứu Nước – Thống Nhất tổ Quốc ….v.v….., để bằng một giá “cắt cổ”, đã đuổi được “Mỹ cút” khỏi Đông Dương qua HĐ/Ba Lê 1973 .

    Để có thể an toàn rút khỏi miền Nam VN, Mỹ đã phải cam kết chấm dứt mọi can thiệp vào cuộc chiến trên bán đảo Đông Dương qua HĐ/Paris và “Case–Church Amendment” .

    Tóm lại, Trung Cộng đã nắm được ba yếu tố thiết yếu là :

    1/ – Nhân lúc VNCH đang phải đơn phương, túng quẫn, chật vật đối phó với các cuộc tấn công tàn khốc , ngày một gia tăng của CS Bắc Việt trên toàn lãnh thổ miền Nam ….

    2/ – Được Mỹ cam kết không can dự vào chiến cuộc của miền Nam VN thông qua HĐ/Paris và nghị quyết của quốc hội Mỹ (Case–Church Amendment – 26/1/1973)….

    3/ – Nắm được Công hàm 1958, lại được phía Hà Nội gián tiếp yểm trợ bằng các cuộc tấn công tàn khốc vào quân VNCH trong xuốt thời gian đã định….

    Với đầy đủ ba yếu tố Thiên Thời – Địa Lợi – Nhân Hòa; Ngày 19/1/1974, quân Trung Cộng đã tiến chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam .

    Tóm lại :

    Ngày nay Trung Cộng có được Hoàng Sa – Trường Sa và hơn 80% Biển Đông là hoàn toàn nhờ công lao của Hồ Chí Minh và đảng CSVN !

    Dân tộc VN đời đời không thể quên được điều này !!

  9. nguyenlan says:

    Đọc bản tin mới dưới đây lại hình dung thấy cảnh cũ sắp sửa tái diễn : Ngoài khơi, giặc Tàu nai nịt súng ống, miệng xí xa xí xô ra oai nạt nộ những ngư dân Việt đang quỳ gối, khóc ròng chắp tay lạy lấy lạy để xin giặc Tàu tha mạng. Tuốt tận xa xa, bọn lính hải quân Việt Nam tên thì mặt cắt không còn giọt máu, đứa thì mặt tái xanh như tàu lá chuối, các đề đốc thì mặt rầu rĩ như bánh tráng nhúng nước; trong nội địa, bọn công an hùng hổ với dùi cui, roi điện trong tay, chân đi bốt cao sẵn sàng tay vụt, chân đạp vào mặt những người dân la ó phản đối bọn giặc Tàu cộng.Và trên truyến hình, phát ngôn viên của chế độ mấp máy môi ” tàu lạ” …

    Trung Quốc ra lệnh cho tàu đánh cá nước ngoài ra khỏi vùng Biển Đông
    January 8, 2014
    Bill Gertz

    Trungg Quốc ra lệnh cho tàu đánh cá nước ngoài phải xin phép để được giới chức khu vực chấp thuận trước khi đánh bắt cá hoặc khảo sát trong hai phần ba của Biển Đông, có thể gây ra mâu thuẫn mới giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng về những tranh chấp chủ quyền trên biển.

    Quyết định nói trên có hiệu lực từ đầu tháng Giêng 2014 đã được chính quyền tỉnh đảo Hải Nam ban hành vào cuối tháng mười một 2013.

    Theo quy chế mới, tất cả các tàu đánh cá nước ngoài quá cảnh vào khu vực hành chính biển của Hải Nam – chiếm 2/3 diện tích Biển Đông khoảng 1,5 triệu dặm vuông – phải được sự chấp thuận của nhà chức trách Trung Quốc.

    Biện pháp mới áp đặt được công bố ngày 29 tháng 11 và ngày 03 tháng 12 qua phương tiện truyền thông nhà nước như một phần của chính sách luật biển của Trung Quốc.

    Luật pháp Trung Quốc tuyên bố rằng bất kỳ tàu nào vi phạm các quy định khai thác đó sẽ được đưa ra khỏi khu vực – thủy sản bắt được sẽ bị tịch thu, và sẽ bị phạt lên đến $ 82,600. Trong một số trường hợp, tàu đánh cá có thể được bị tịch thu và thủy thủ đoàn bị truy tố theo luật pháp Trung Quốc.

    Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đã tuyên bố rõ ràng về mặt pháp lý về những tuyên bố chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, và các quốc gia khác trong khu vực.

  10. noileo says:

    “Và như vậy, thực sự Hoàng Sa vẫn đang là một vùng lãnh thổ tranh chấp.”

    Hoàng Sa là của VN, lãnh hải chung quanh Hoàng Sa là của VN, vùng biển quyền lợi kinh tế, vùng đánh cá chung quanh Hoàng Sa là của VN.

    HS, lãnh hải chung quang HS, vùng biển quyền lợi kinh tế, vùng biển đánh cá chung quang HS bị Trung quốc chiếm đóng bất hợp pháp kể từ 1954.

    Nhắc lại, sự chiếm đóng kể trên là bất hợp pháp, vì thế, dĩ nhiên Trung quốc không thể có chủ quyền trên HS, không cần biết là “quốc tế” có công nhận [chủ quyền TQ] hay không,

    và cũng dĩ nhiên chủ quyền trên HS vẫn thuộc về VN

    Cho nên không thể gọi đó là “vùng tranh chấp”.

    “Vùng tranh chấp” là vùng mà chủ quyền chưa rõ ràng thuộc về ai, và có 2 hay nhiều quốc gia tranh nhau chủ quyền

    Trong khi Hoàng Sa thì đã rõ ràng là thuộc chủ quyền của VN, bị Trung cộng chiếm đóng, do đó HS không thể bị gọi là “vùng tranh chấp”.

    Gọi đó là “vùng tranh chấp” là một bước lùi.

    Cho dù chỉ là một bài báo bình thường, cũng không nên có những sơ suất như vậy. Một sơ suất như vậy sẽ có thể bị kẻ địch khai thác gây thiệt hại cho quyền lợi VN.

    Chẳng hạn Trung quốc có thể đưa ra luận điệu “nhân dân VN, qua báo chí của họ, cũng đã nhìn nhận đó là “vùng tranh chấp”, không nhìn nhận đó là vùng thuộc chủ quyền VN…”

    *****

    Theo luật quốc tế, một sự chiếm đóng bằng bạo lực, một sự chiếm đóng về quân sự không bao giờ mang lại chủ quyền.

    Tuy nhiên, quốc gia có lãnh thổ bị chiếm đoạt phải thường xuyên lên tiếng, ít nhất là một năm một lần, hoặc bất cứ khi nào kẻ chiếm đóng lên tiếng “khẳng định” chủ quyền nhận vơ, thì quốc gia có lãnh thổ bị chiếm đóng phải lập tức phản bác, khẳng định chủ quyền hợp pháp của mình.

    Có như vậy, chủ quyền nguyên thủy mới đuọc duy trì, có như vậy “chủ quyền” nhận vơ mới bị bác bỏ, không đuọc công nhận.

    Có như vậy, quốc gia có lãnh thổ bị chiếm đóng sẽ có toàn quyền thi hành mọi biện pháp để lấy lại lãnh thổ của mình, ngay cả xử dụng biện pháp quân sự & chiến tranh, nếu có khả năng, mà cũng không bị coi là “gây chiến”.

    Ngược lại, nếu không làm như trên, không thường xuyên khẳng định chủ quyền của mình, thì sẽ rơi vào trường hợp mà luật pháp quốc tế về “công nhận” gọi là “mặc nhiên công nhận”.

    Đó là mặc nhiên từ bỏ chủ quyền trên vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, mặc nhiên coi như vùng lãnh thổ bị chiếm đóng thuộc vào chủ quyền của kẻ đi chiếm đóng.

    VNCH, ngay từ tháng 1-1974, liên tục cho đến 1975 vẫn luôn luôn lên tiéng khẳng định chủ quyền của VN trên HS, liên tục tố cáo & lên án hành động xâm lăng của Trung cộng, liên tục & tức thời bác bỏ mọi tuyên bố của Trung quốc nhận vơ chủ quyền của chúng HS.

    Sau tháng 4-1975 trách nhiệm trên thuộc về nhà cầm quyền cộng sản, và nhà cầm quyền Việt cộng đã làm gì để bảo vệ chủ quyền của VN trên HS? Thật là tệ hại khi Phạm văn Đồng, THủ tướng cộng sản, chuyên gia ký văn tự bán nước, và thuộc cấp Nguyễn Mạnh Cầm, lên tiếng phân bua về bản văn tự bán nước 1958 rằng thì là mà “tại vì hoàn cảnh chiến tranh nên …”.

    Luật pháp đâu cần biết tại sao, [tại cần tiền cưới vợ bé hay tại cần tiền cho bồ nhí] mà Phạm văn Đồng bán nhà cho Chu Ân Lai. Luật pháp chỉ biết căn nhà hương hỏa đã bị Phạm văn Đồng bán cho Chu Ân Lai, thì có nghĩa là Phạm văn Đồng đã bán nhà cho Chu Ân Lại. Luật pháp không chấp nhận cho Phạm văn Đồng lấy lại căn nhà sau khi Phạm văn Đồng đã tiêu hết tiền bán nhà cho bồ nhí, sau khi đã tận hưởng bồ nhí.

    Hành động phân bua như trên của Phạm Văn Đồng & Nguyễn mạnh Cầm chỉ có tác dụng xác nhận VN cộng sản đã dâng HS cho quan thầy Trung quốc cộng sản.

    Việt cộng, từ Hồ chí minh & Võ NGuyên giáp rước tàu cộng vào VN năm 1950, cho đến 1990 NGuyễn văn Linh & Võ văn Kiệt quỳ gối ở Thành Đô, cho đến thế kỷ 21 NGuyễn Phú Trọng 6 sao, toàn một lũ phản quốc, hết sức đần độn & hèn hạ trước mặt quan thầy tàu cộng.

Phản hồi