WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vì sao Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974?

ĐCV: Nhân dịp kỉ niệm 40 năm ngày Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, báo chí ‘lề phải’ Việt Nam đã có nhiều tin bài điểm lại cuộc chiến. Đa số dành những lời lẽ trân trọng cho những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã ngã xuống trong cuộc hải chiến không cân sức. Đâu đó còn xuất hiện ý kiến truy tặng danh hiệu tử sĩ cho những người đã hy sinh.

Có thể nói, so với mấy năm trước đây, liên quan tới biển Đông, Việt Nam chỉ dám ấp úng ‘nước ngoài’, ‘tầu lạ’ khi nhắc tới Trung Quốc thì đây là một sự thay đổi đáng ghi nhận. Ở một nước kiểm duyệt chặt chẽ như Việt Nam, sự thay đổi này nhất định phải được bật đèn xanh từ cung đình Hà Nội.

Bài viết dưới đây là một trong số những bài viết được kể tới ở trên.

——————————————————————–

Dù đã chiếm giữ toàn bộ Hoàng Sa, Trung Quốc vẫn không nhận được sự công nhận của cộng đồng quốc tế về chủ quyền của họ đối với Hoàng Sa. Và như vậy, thực sự Hoàng Sa vẫn đang là một vùng lãnh thổ tranh chấp.

Năm 2014 là thời điểm đánh dấu tròn 40 năm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, một quần đảo có vị trí quan trọng trên biển Đông đang trong tầm kiểm soát của Việt Nam Cộng hòa đã bị mất vào tay Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Từ đó cho đến nay, biển Đông chưa được yên tĩnh, những sự kiện nối tiếp nhau kéo dài từ biển Đông cho tới biển Hoa Đông đã khiến nhiều người ví von khu vực Đông Á hiện nay như đang nằm trên một thùng thuốc súng.

Vì sao Trung Quốc dùng vũ lực để tấn chiếm Hoàng Sa vào thời điểm năm 1974 vẫn là một câu hỏi có nhiều câu trả lời khác nhau. Và việc tìm hiểu và lý giải quá khứ luôn là một phương cách để dự báo cho tương lai. Bài viết này nhằm đưa ra một cách lý giải về lý do và mục đích mà Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974.

Hải chiến Hoàng Sa 1974 khai hỏa

Hải chiến Hoàng Sa 1974 khai hỏa

Vì sao các quốc gia sử dụng sức mạnh quân sự trong các tranh chấp lãnh thổ?

Khi phân tích về lý do cũng như thời điểm mà một quốc gia sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết tranh chấp lãnh thổ nào đó, nhiều học giả cho rằng đó là do vị thế của quốc gia đó trong tranh chấp bị yếu đi. Sự yếu đi về vị thế này làm cho quốc gia cảm thấy mình sẽ không còn lợi thế khi “mặc cả lợi ích” trong việc giải quyết tranh chấp (bargaining power).

Lợi thế trong cuộc “mặc cả lợi ích” được M. Taylor Fravel, Phó giáo sư về Khoa học chính trị, Đại học MIT, định nghĩa bao gồm: i) Diện tích lãnh thổ tranh chấp mà quốc gia thực sự chiếm giữ; ii) Sức mạnh quân sự của quốc gia trong đối sánh với sức mạnh quân sự của đối phương trên vùng tranh chấp.

Khi một quốc gia thấy rằng vị thế của đối phương trong tranh chấp ngày càng tăng lên, đồng nghĩa với việc vị thế của họ ngày càng suy giảm, thì rất có khả năng quốc gia đó sẽ tiến hành biện pháp quân sự để khôi phục vị thế của họ. Thậm chí, để gia tăng vị thế của mình, họ còn có thể sử dụng biện pháp quân sự để có thể kiểm soát toàn bộ khu vực tranh chấp.

Mục đích Trung Quốc chiếm Hoàng Sa

Khi thành lập 1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kiểm soát rất ít trong số 4 quần đảo, bãi ngầm tại biển Đông, cũng như không kiểm soát được khu vực đảo Đài Loan. Trung Quốc lúc này đã phải đối đầu với các thách thức, chẳng hạn từ chính quyền Quốc Dân Đảng với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, cũng như trên các đảo ngoài khơi khác tại khu vực biển Đông và biển Hoa Đông.

Năm 1951, Trung Quốc đã chính thức đưa ra yêu sách về chủ quyền của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng bị nhiều quốc gia khác phản đối. Tuy nhiên, sau này, Trung Quốc đã quyết định dùng sức mạnh để chiếm đoạt hoàn toàn Hoàng Sa năm 1974.

Trung Quốc đã thực hiện việc sử dụng vũ lực vào một bối cảnh khiến vị trí của họ trong tranh chấp đã bị suy giảm khi: i) Quân đội Việt Nam Cộng hòa đã tích cực mở rộng sự có mặt trên Hoàng Sa; ii) và các lợi ích ngày càng thấy rõ của biển khơi, đặc biệt là tài nguyên dầu mỏ, khi thế giới đang bước vào cuộc khủng hoảng dầu mỏ những năm 1970.

Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo chính, nhóm Nguyệt Thiềm (Crescen) nằm ở phía Tây Nam quần đảo, nhóm An Vĩnh (Amphitrite) nằm ở phía Đông Bắc. Năm 1956 quân đội Trung Quốc đã chiếm đảo Phú Lâm (Woody) thuộc nhóm An Vĩnh (Amphitrite). Trước đó, quân đội Pháp đã chiếm đảo Hoàng Sa (Pattle) thuộc nhóm Nguyệt Thiềm (Crescen), rồi đến năm 1956, quân đội Việt Nam Cộng hòa đã thay chân Pháp kiểm soát đảo này.

Trung Quốc, khi nhìn thấy những lợi ích của các vùng biển này, đã quyết định phải kiểm soát được tất cả các đảo thuộc Hoàng Sa, vì trước đó, khoảng giữa những năm 1950, các đoàn tàu thương mại của Trung Quốc đã buộc phải đi qua vùng biển cạnh khu vực nhóm đảo Nguyệt Thiềm (Crescen). Năm 1959, quân đội Việt Nam Cộng hòa đã tăng cường kiểm soát chặt chẽ các đảo này, buộc các ngư dân Trung Quốc phải tránh xa khu vực nhóm đảo Nguyệt Thiềm (Crescen) này.

Tuy Việt Nam Cộng hòa không tỏ ra có hành động đe dọa nào đối với Trung Quốc tại nhóm đảo An Vĩnh (Amphitrite), với ý định mỗi bên sẽ kiểm soát các khu vực biển thuộc xung quanh nhóm đảo mà họ đang kiểm soát, nhưng các hành động này của Việt Nam Cộng hòa đã làm suy giảm lợi thế của Trung Quốc. Và, vì thế, Trung Quốc đã sử dụng sức mạnh quân sự như một biện pháp để phục hồi lại vị thế lợi ích của mình tại đây.

Vào đầu những năm 1970, các lợi ích từ tài nguyên biển trên biển Đông trở nên rất quan trọng, đặc biệt tại các khu vực mà các bên tranh chấp.

Năm 1970, Philippines hoàn thành việc khảo sát địa chấn tại các vùng nước xung quanh Trường Sa, và năm 1971 bắt đầu tiến hành khoan thăm dò. Trong khi đó, Việt Nam Cộng hòa cũng bắt đầu việc khai thác nguồn dầu khí ngoài khơi, và tháng 7/1973 Sài Gòn đã ký kết 8 hợp đồng khoan thăm dò tại những nơi được cho là có nhiều dầu mỏ trên biển Đông. Tháng 1 và tháng 3/1973, Việt Nam Cộng hòa cũng đã cho tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực xung quanh nhóm đảo Nguyệt Thiềm.

Còn tháng 12/1973, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng công bố cho thấy triển vọng của các giếng dầu ở ngoài khơi Vịnh bắc Bộ, phía bắc của quần đảo Hoàng Sa.

Với những giá trị kinh tế của các nhóm đảo ngoài khơi ngày càng gia tăng, các quốc gia khác cũng bắt đầu giành lấy những cấu trúc tại Hoàng Sa, Trường Sa, ở những nơi mà Trung Quốc hoàn toàn không có sự hiện diện nào. Để củng cố cho các yêu sách của mình, Philippines đã chiếm 5 đảo và đá tại Trường Sa trong khoảng thời gian từ năm 1970 đến năm 1971. Đây là lần đầu tiên Philippines có sự hiện diện tại vùng lãnh thổ tranh chấp này.

Tháng 9/1973, Việt Nam Cộng hòa tuyên bố sáp nhập quần đảo Trường Sa vào địa bàn tỉnh Phước Tuy. Các hành động của các quốc gia này chỉ trong chưa đầy 3 năm đã đẩy Trung Quốc vào thế bất lợi trong tranh chấp này.

Để đáp lại những hành động đó, Trung Quốc quyết định mở rộng sự hiện diện của mình trên những hòn đảo ngoài khơi biển Đông, nơi có ít sự trợ giúp của các lực lượng hải quân của các quốc gia khác.

Đặc biệt, sau cuộc gặp lịch sử giữa Mao Trạch Đông với Nixon vào đầu năm 1972, và sự kiện Mỹ rút ra khỏi Việt Nam sau Hiệp định Paris đầu năm 1973, Bắc Kinh đã thấy trước một khả năng mới: Họ có thể loại trừ khả năng can thiệp của Hải quân Mỹ nếu cưỡng chiếm các hòn đảo thuộc do Việt Nam Cộng hòa quản lý.

Trung Quốc đã sử dụng các ngư dân để gia tăng sự hiện diện của họ trên vùng biển nhóm Nguyệt Thiềm (Crescen) từ năm 1973. Ngày 9/1/1974, các ngư dân Trung Quốc từ đảo Hữu Nhật (Robert) áp sát tới gần đảo Hoàng Sa (Pattle) – nơi mà Việt Nam Cộng hòa đang đóng quân trên đó. Ngày 11/1, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc công khai thách thức Tuyên bố tháng 9/1973 của Việt Nam Cộng hòa.

Giữa tháng 1/1974, các tình huống đối đầu trở nên căng thẳng hơn. Tiếp theo các tuyên bố của Bắc Kinh, Sài Gòn gửi thêm một số tàu chiến tới khu vực nhóm đảo Nguyệt Thiềm (Crescen), trục xuất các ngư dân Trung Quốc ra khỏi khu vực này. Từ đó đã dẫn tới sự kiện ngày 19-20/1/1974, mà sau đó Trung Quốc đã giành được quyền kiểm soát trên toàn bộ quần đảo Hoàng Sa bằng sức mạnh quân sự của mình.

Kết luận

Mục đích làm gia tăng vị thế lợi ích là mô tả rõ nhất lý do vì sao và khi nào Trung Quốc sử dụng vũ lực trong các tranh chấp lãnh thổ của họ với các quốc gia khác. Hoàng Sa là một ví dụ cụ thể, Trung Quốc đã cho thấy sự quyết đoán của họ khi vị thế của họ trong tranh chấp bị sụt giảm, đặc biệt khi gặp một đối thủ không mạnh hoặc khi Trung Quốc kiểm soát rất ít, hoặc gần như chưa kiểm soát phần lãnh thổ đang tranh chấp đó, Trung Quốc sẽ tìm cách ra tay.

Tuy nhiên cho dù đã chiếm giữ toàn bộ Hoàng Sa, Trung Quốc vẫn không nhận được sự công nhận của cộng đồng quốc tế về chủ quyền của họ đối với Hoàng Sa. Và như vậy, thực sự Hoàng Sa vẫn đang là một vùng lãnh thổ tranh chấp. Việc giải quyết tranh chấp như vậy cần phải tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế về tranh chấp lãnh thổ.

Thế nhưng, những sự kiện đã xảy ra đối với Hoàng Sa năm 1974 luôn là bài học kinh nghiệm xương máu cho không chỉ Việt Nam, mà còn cho tất cả những quốc gia có những tranh chấp lãnh thổ biển với một Trung Quốc hiện tại đầy tham vọng.

Hoàng Việt (Vietnamnet)

52 Phản hồi cho “Vì sao Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974?”

  1. Bần-Nông says:

    Chuyện có gì là khó hiểu. Đây là món quà mà Mỹ muốn biếu Trung cộng sau khi đã có sự thỏa hiệp giao thương giữa 2 nước. Hãy xét lịch sử từ 1954-1975 sẽ thấy rõ. Điều sai lầm của Mỹ là ko nghe lời Nã Phá Luân, nên đánh thức Trung cộng, để ngày nay Trung cộng là mối đe dọa cho nền hòa bình thế giới. Nã Phá Luân nói: “Con rồng Trung Quốc đang ngủ yên, thì hãy để nó ngủ, đừng đánh thức nó dậy”.
    Vào đường dẫn sau đây: http://www.youtube.com/watch?v=qtgdUdjGUgA

    • Trần Bảo Thịnh says:

      Theo dõi diễn biến lịch sử VN và những gì xảy ra từ sau HĐ Balê 27/01/1973 đến nay, tôi không nghĩ việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974 là “món quà” Mỹ muốn biếu Trung cộng, mà là một cái lưỡi câu (liên quan đến Biển Đông) đã được bọc bằng một miếng mồi béo bở để nhử con kình ngư Trung Cộng đớp vào.

      Đó là ván cờ quốc tế. Nó chính là cái lý do để Mỹ can thiệp và Mỹ trở lại Đông Nam Á !

      • Bần-Nông says:

        Ồ! Vậy sao? Mỹ siêu thật đấy chứ, tính được những bước tiến đến 40 năm sau. Vậy bạn có biết các bước tiến hiện tại & tương lai trong vòng 5 năm tới của Mỹ khi họ trở lại ĐNA như thế nào ko? Nói cho BN mở rộng tầm hiểu biết, xin cám ơn.

  2. Johnny says:

    VÀI THIỂN Ý CỦA KẺ HÈN MỌN

    “Man acts as though he were the shaper and master of language,
    while in fact language remains the master of man.”
    - Martin Heidegger

    Trong v/đ bang giao quốc tế, những nước lớn xem mấy nước nhỏ, hoặc các nước đang lệ thuộc viện trợ của mình như là “con chốt thí trong ván cờ” mà thôi.

    Vì sao Trung quốc chiếm Hoàng sa năm 1974?

    1) Đây là SÁCH LƯỢC của Mỹ (USA) trong thời điểm đó!
    - Mỹ e ngại sự có mặt của Liên sô ở vùng Đông nam Á,… nên Mỹ bật đèn xanh cho TQ chiếm Hoàng sa (on Jan. 19, 1974).

    BỞI VÌ,
    2) Từ 1972 và thập niên sau đó VN đã nghiêng hẳn về phía LS.
    VN nhờ vào chiến thuật và vũ khí của LS, xâm lấn Miền Nam theo chiến tranh QUY ƯỚC, sử dụng xe tăng, đại pháo và quân đoàn,… kể từ 1972 đến 1975.

    BỞI VÌ,
    3)Binh pháp “Chiến tranh Du kích” của Mao Trạch Đông đã bị thảm bại hoàn toàn ở miền Nam VN,…
    Có cả trên 200.000 hồi chánh viên Cộng sản trở về với chính nghĩa Quốc gia, phần lớn nhờ vào Quốc Sách “Bình định và Phát triển Nông thôn” của Chính phủ miền Nam với sự tài trợ của Hoa kỳ,…

    { Tất cả đều theo “sách lược” của Henry Kissinger, nhà chiến lược và cả chiến thuật tài danh trong cuộc chiến tại VN,…}

    (còn tiếp)

    Johnny, USA.

  3. Tuổi trẻ says:

    Trung Quốc sẽ đánh chiếm đảo Thị Tứ, Trường Sa trong năm 2014 Cập nhật lúc 13-01-2014 .
    Đó là sự khẳng định của truyền thông Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ nổ phát súng đầu tiên tại Biển Đông và đánh chiếm đảo Thị Tứ trong năm 2014 với cái cớ Philippines vừa tăng quân đồn trú tại đảo này đầu năm nay.
    Thông tấn xã Đài Loan ngày 13/1 đưa tin, tờ Philstar dẫn nguồn tin truyền thông Trung Quốc cho biết, quân đội nước này dự định trong năm 2014 sẽ đánh chiếm bằng vũ lực đảo Thị Tứ nằm trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện do Philippines kiểm soát bất hợp pháp). Đảo Thị Tứ nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện đang do Philippines kiểm soát bất hợp pháp, theo qianzhan.com, Bắc Kinh đang nhăm nhe thôn tính trong năm 2014. Thông tin trên được đăng tải từ trang qianzhan.com chuyên đưa các tin tức quân sự và thương mại tại Trung Quốc. Trang qianzhan.com ngày 9/1 dẫn lời “chuyên gia” giấu tên cho biết, quân đội Trung Quốc sẽ nổ phát súng đầu tiên trên Biển Đông, trong đó kế hoạch tác chiến không chỉ nhằm vào lãnh thổ Philippines mà còn căn cứ theo khả năng đối phó của Manila để tấn công. Trang mạng này nói rằng, một khi Mỹ phái quân tiếp viện, hạm đội Bắc Hải của Trung Quốc sẽ lập tức được điều động nghênh chiến. Hôm sau, ngày 10/1 trang qianzhan.com tiếp tục đăng thông tin nói rằng Bắc Kinh sẽ nổ phát súng đầu tiên tại Biển Đông và đánh chiếm đảo Thị Tứ trong năm 2014 với cái cớ Philippines vừa tăng quân đồn trú tại đảo này đầu năm nay. Thị Tứ là hòn đảo lớn thứ 2 ở quần đảo Trường Sa và là đảo lớn nhất trong nhóm đảo do Philippines kiểm soát (bất hợp pháp) với diện tích 37 ha. Trên đảo có đường băng máy bay, trung tâm thương mại, nhà máy lọc nước, trạm phát điện, trạm khí tượng, đài thu phát sóng điện thoại di động với hơn 300 ngư dân và quân nhân sinh sống. Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Philippines hiện chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào trước thông tin này.
    Nguồn: Hồng Thủy/ (vietinfo.eu).

  4. Nguyễn Trọng Dân says:

    NHƯ VẬY, CHÚNG TA THẤY QUÁ RÕ…

    Việt Nam Cộng Hòa vừa phải đối phó với Trung Cộng , vừa phải đối trận với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam , vừa phải đối đầu quân sự toàn lực với Cộng Sản Bắc Việt được viện trợ bởi toàn khối Cộng Sản, lại còn phải lo lắng về một đồng minh Hoa KỲ có dòng máu của nàng Công Chúa MỸ Châu…

    Vậy mà nàng Việt Nam Cộng Hòa vẫn trở lại , theo “echo of sacrisfy_ Tiếng Vọng Ngàn Thuơng ” (DT) khi mà chủ nghĩa Cộng Sản suy tàn trong nhục nhã & tội đồ !

    Việt Nam Cộng Hòa trở lại vì chính nghĩa Tự Do_ Dân Chủ _ Công LÝ để đối diện trước một chế độ Cộng Sản Độc tài _ Tham Nhũng _ Tàn bạo

  5. LeQuocTrinh says:

    Thân chào bạn Nguyen Lan,
    và Lão Ngoan Đồng, Lại Mạnh Cường, Trung Kiên, Nguyen Lan, Bui Lan, Dâm Tiên, Trực Ngôn, Đào Công Khai, Nguyễn Trọng Dân, Trần Ngọc.

    Thành thật cám ơn bạn Nguyen Lan đã cung cấp hai thông tin liên hệ tới chủ quyền HS-TS dưới thời VNCH. Tuy bạn không trực tiếp trả lời thẳng vào câu hỏi của tôi, nhưng ít nhiều cũng cho thấy chính thể VNCH thời đó có quan tâm đến nhiệm vụ bảo vệ đất nước lãnh thổ nằm trong chủ quyền của miền Nam VN (theo Hiệp Định Paris 1954).

    Tiện đây tôi chân thành đề nghị các bạn đọc xa gần nên tìm cách sưu tầm tư liệu, thông tin chính xác để tái xác nhận chủ quyền của VNCH trên hai quần đảo HS-TS.

    Quan điểm của tôi là hai quần đảo HS-TS trực thuộc chủ quyền bất khả xâm phạm của chính thể VNCH (hay nhân dân miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở xuống). Do đó nếu có sự kiện VN kiện TQ ra toà án quốc tế để đòi lại HS-TS thì chỉ VNCH (Việt Nam Cộng Hoà) là có đầy đủ tư cách pháp nhân để đối chứng với TQ trước vành móng ngựa. Chuyện ĐCS VN muốn lợi dụng VNCH để gỡ thế bí là chuyện của họ.

    Chúng ta không thể để cho CS tiếp tục thủ đoạn “mỵ dân và ngu dân” như họ đã làm trong quá khứ và chúng ta phải biết nắm lấy cơ hội này để phất cao ngọn cờ vàng ba sọc đỏ thân yêu, lấy lại công đạo cho 6 triệu người dân VN hy sinh tính mạng, tài sản, và thân nhân vì ba cuộc chiến tranh bẩn thỉu. Chúng ta sẽ nói cho thế giới biết:

    - Ai mới là Nguỵ ?

    - Ai thực sự là phản động ?

    - Ai đúng là phản quốc, bán nước hại dân ?

    Thân chào các bạn,

    Le Quốc Trinh, Canada
    13/01/2014

    • nguyenlan says:

      Trong khi ở trong nước, ngụy quyền Việt cộng bá cổ bá vai với bọn giặc Tàu xâm lược, thì ở nước ngoài, dù với con số người ít ỏi, người Việt hải ngoại ráo riết vận động với các giới chức nước ngoài quan tâm về vấn đề Biển Đông :

      Trích – Tổ chức người gốc Việt ở Mỹ có nhiều nhóm vận động chính trị, nổi tiếng nhất là “Ðại hội toàn quốc người Mỹ gốc Việt” -đích thực là “Nghị hội Toàn quốc Người Việt tại Hoa kỳ,” tắt là “Nghị hội.”-

      Tháng 12/2009, nhân dịp Mạng Lưới Nhân Quyền sang tổ-chức việc trao Giải Thưởng Nhân Quyền cho nhà văn Trần Khải Thanh Thủy và Mục-sư Nguyễn Công Chính vào ngày 10/12, người của Nghị-hội (ông Nguyễn Ngọc Bích và bà Jackie Bông Wright) cũng đi vận-động chung với phái-đoàn của Mạng Lưới trên Quốc-hội. Lần này, hai phái-đoàn chia nhau ra gặp bốn văn-phòng Thượng-nghị-sĩ (Barbara Boxer, John McCain, Sam Brownback, và Jim Webb) và bảy văn-phòng Dân-biểu (Chris Smith, Ed Royce, Loretta Sanchez, Zoe Lofgren, Frank Wolf, Joseph Cao và Mike Honda). Dù mục-đích chính của mấy cuộc gặp gỡ này là để nói về vấn-đề nhân-quyền song một số đại diện cũng đã nêu ra vấn-đề Biển Đông để yêu-cầu các vị Dân-biểu và Nghị-sĩ tiếp tay giúp giải-quyết vấn-đề này.

      Sau đó, trong hai ngày 28 và 29 tháng 6/2010, một đại diện của Nghị-hội và một phái-đoàn của người Mỹ gốc Việt lại đi vận-động ở Quốc-hội Hoa-kỳ để nhằm đưa ra một vài giải-pháp cho vấn-đề tranh chấp Biển Đông. Phái-đoàn đã đi thăm cả thảy là sáu văn-phòng Hạ-viện, một văn-phòng Thượng-nghị-sĩ và Ủy-ban Ngoại-giao Thượng-viện. Đó là văn-phòng các Dân-biểu Ed Royce, Mike Honda, Chris Smith, Loretta Sanchez, Joseph Cao, Frank Wolf; văn-phòng của Thượng-nghị-sĩ Sam Brownback và Ủy-ban Ngoại-giao Thượng-viện.

      *** Do Việt Nam đảm nhiệm chức Chủ tịch Luân phiên ASEAN năm 2010 nên vận động chính trị của người Việt ở Mỹ xung quanh vấn đề Nam Hải lại càng tích cực. Trong đó, tổ chức nổi bật hơn cả là “Hội Người Việt ở Bắc California.” Ngày 20 tháng 5/2010, trước khi Ngoại Trưởng Hillary Clinton đến thăm Việt Nam tham dự Diễn đàn Khu vực Ðông Nam Á (ARF, tắt cho ASEAN Regional Forum ), tổ chức này đã kiến nghị Bộ Ngoại Giao và bà Hillary, mong muốn Mỹ giúp đỡ các ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt, lên án Hải Quân Trung Quốc và quan tâm đến tình hình Nam Hải. Sau khi Hillary Clinton lên tiếng can dự vào Nam Hải tháng 7, 2010, tổ chức này đã viết thư cho bà ta, trong thư có đoạn bày tỏ “cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất,” đồng thời mong muốn Bộ Ngoại Giao Mỹ tiếp tục quan tâm đến vấn đề này.

      ***TUYÊN CÁO CỦA QUÂN, DÂN, CÁN, CHÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA
      TRONG NGÀY HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG VIỆT NAM HẢI NGOẠI 27/10/2012
      TẠI WESTMINSTER CIVIC CENTER
      8200 WESTMINSTER BLVD, WESTMINSTER,
      CALIFORNIA, HOA KỲ.

      Kính Gởi :

      - Ông Ban Ki-moon
      Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc
      First Avenue at 46th Street, New York, NY 10017 – USA
      – Các Nước Thành Viên đã ký kết trong Định Ước Quốc Tế về Hiệp Ðịnh Paris 1973: Hoa Kỳ, Nga Sô, Trung Cộng, Canada, Pháp, Anh, Ba Lan, Indonesia, Tiệp Khắc, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nay là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Riêng Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đã bị giải tán bởi Ðảng Cộng Sản Việt Nam Năm 1976.

      – 84 Quốc Gia trên thế giới đã từng đặt nền tảng bang giao với Nước Việt Nam Cộng Hòa từ 1954 – 1975.

    • BUILAN says:

      Trân trọng chào & cảm ơn anh LêQuốcTrình với tấm lòng, cùng những lời tâm huyết !

      Kính mến

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Xin chào anh Trinh
      Hoàn toàn đồng ý với anh

  6. DâM TiêN says:

    Lên kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa gặp sự phản đối của Hoa Kỳ,” ông Trung tiết lộ, và nói tiếp :

    “Mấy ông cấp tá, mấy ông lãnh đạo, chỉ huy phát biểu trong cuộc họp rằng:

    Đánh với Việt Cộng là chỉ đánh chơi thôi, không có sướng. Đánh với Trung Cộng mới là đánh;
    cho nên tôi nói thật với các ông, đánh trận này, tụi tôi đi đánh trước. Cấp đại tá, trung tá, thiếu
    tá đánh trước, đánh cho họ biết người Việt Nam là như thế nào, đánh một trận cho họ từ bỏ
    ý định, bớt hung hăng, sau khi chúng tôi chết hết rồi mới đến cấp úy các ông đi đánh”, ông
    kể lại và nói thêm:

    “Nói thế để biết người Việt Nam yêu nước như thế nào, vì đánh với Trung Quốc mới là đánh
    giặc xâm lăng, cho nên mấy ổng bảo chừng nào tụi tôi chết hết mới đến các anh”.

  7. nguyenlan says:

    Trước khi lâm trận, dù đã biết trước sẽ không nhận được một sự hỗ trợ nào từ phía Hoa kỳ, hải quân Việt Nam Cộng Hòa vẫn quyết định nổ súng bảo vệ hải đảo của Tổ Quốc :

    ( Các trích đoạn từ bài viết của nhà báo Giao Chỉ)

    ***Hải quân Việt Nam 1975 quân số 40 ngàn. Toàn quốc chỉ có 2 khu trục hạm, 7 tuần dương hạm, 8 hộ tống hạm. Có thể coi là rất yếu kém so với nhu cầu của 5 vùng duyên hải và còn rất kém so với hải quân Trung cộng. Thêm vào đó các chiến hạm của Mỹ giao cho Việt Nam đã bị tháo gỡ các dàn hỏa tiễn .

    ***Ngay sau khi nổ súng, tùy viên quân sự Hoa kỳ tại tòa lãnh sự Đà Nẵng cho biết 17 chiến hạm Trung Quốc, 4 tàu ngầm và phi cơ từ Hải Nam đang tiến về Hoàng Sa. Vì các tin tức này, phía Việt Nam cho lệnh đoạn chiến và các chiến hạm dự trù tiến về Hoàng Sa cũng được lệnh trở về. Hoàng Sa từ đó bị Trung cộng chiếm đóng toàn bộ.

    ***Phó đề đốc Diệp Quang Thủy, tham mưu trưởng hải quân VNCH đã tham khảo với tùy viên quân lực Hoa Kỳ là đại tá Kussan. Phía Hoa Kỳ từ chối yểm trợ và ngay cả việc tiếp cứu thủy thủ và phi công Việt Nam trên biển cả. Hoa Kỳ lấy cớ phải thi hành hiệp ước Paris. Kế hoạch dùng phi cơ chiến đấu của miền Nam hạ cánh xuống hàng không mẫu hạm USS Enterprise để nhận tiếp tế nhiên liệu cũng không được chấp thuận. Phía Việt Nam lúc đó có dự trù phi vụ cảm tử cứ bay ra chiến đấu rồi đáp xuống mẫu hạm Hoa Kỳ không cần xin phép hoặc nhẩy dù xuống biển.Nhưng giờ chót không thực hiện.

    Tin tức cũng cho biết khi cuộc chiến xẩy ra các chiến hạm của đệ thất hạm đội Hoa Kỳ vẫn còn hiện diện tại khu vực.

  8. Haile says:

    Có thể nói Mỹ đã bật đèn xanh. Tạo chứng cớ Tàu cọng xâm lăng. Việt cọng cấm khẩu ! Tạo ra sự-kiện lịch-sữ chứng-minh ai mới là kẻ xâm lăng Việt-Nam. Ai mới là kẻ rước voi về dày mã tổ ? Tình-huống Việt cọng há miệng mắc quai. Ngậm miệng thì đắng cay. Giãi bày chỉ là nguỵ-biện. Giải-phóng chỉ là bịp. Cả Dân-tộc Việt còn sống trong và ngòai nước (kể cả Đảng viên Việt cọng) đã nhận-thức được. Tại sao cho đến bây giờ, và có thể vĩnh-viễn Việt cọng chẵng những tịnh khẩu, mà còn phải chấp hành lệnh của tàu cọng. Không cho phép dân Việt-Nam nhắc đến sự-kiện Hoàng-Trường-Sa. Vì Tàu cọng là Quốc-gia đồng-chí với Việt cọng. Lại là một trong những nước nhân-chứnh ký tên trong Hiệp-định Genève 1954 đã công nhận Việt-Nam chia thành hai nước. Từ Đồng-Há vỹ-tuyến 17 vể hưóng Bắc gọi là Nước Việt-Nam Dân-chủ cọng-hòa, do Việt cọng quản-lý. Về phía Nam đến tân mũi Cà-Mau gợi là Cọng-Hoà Việt-Nam do Chính phủ Quốc-Gia quản-lý.. Tàu cọng đánh chiếm Hoàng-sa lúc đó thuộc Lãnh-thổ của Cọng-Hòa Việt-Nam. Không phải của Cong-Hòa Xã-Hội Chủ-Nghĩa Việt-Nam.. Việt cọng không dám kiện Tàu cọng ra Tòa-án quốc-tế. Vì Tàu cọng là nhân chứng nặng ký của Hiệp-định Genève 1954. Việt cọng là đệ tử của Tàu cọng . Sư-phụ nói : “Sư-phụ sẽ trả lại Hoàng-Sa. Khi nào Cọng-Hòa Nam Việt-Nam thưa kiện đòi lại” Đệ-tữ Việt cọng muốn mất cả chì lẫn chài thì tự nhiên thưa kiện. Lúc đó trước Toà Quốc-tế. Sư-phụ sẽ lấy tư-cách Quốc-gia nhân chứng yêu-cầu Tòa hồi-tố Hiệp-dịnh Genève 1954 để giải quyết sư hệ-lụy liên-can công-pháp quốc-tế về Việt-Nam có hai nước.

  9. Trần Ngọc says:

    …Qua nghiên cứu, báo cáo khoa học của Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng nêu rõ: “Tư liệu liên quan đến Hoàng Sa của chính quyền VNCH trong đề tài này có một vị trí quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền, ý chí quốc gia của nhân dân Việt Nam đối với phần lãnh thổ thiêng liêng này của Tổ quốc và cho thấy, bất kỳ chế độ chính trị nào, bất kỳ chính phủ nào của người Việt Nam đều xem Hoàng Sa là phần lãnh thổ máu thịt không thể tách rời của dân tộc Việt Nam như đã được gìn giữ, khẳng định từ bao đời nay”.
    Bên cạnh đó, báo cáo cũng kiến nghị: “Cho đến nay, khối lượng tư liệu về quần đảo Hoàng Sa sản sinh ra dưới chính quyền VNCH từ năm 1954 đến năm 1975 vẫn chưa được khai thác, sử dụng một cách đúng mức. Đây là giai đoạn lịch sử mà các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều thuộc quyền quản lý của chính quyền VNCH, với tư cách là một quốc gia có chủ quyền, được Liên hiệp quốc công nhận.
    Vì vậy, tư liệu của chính quyền VNCH liên quan đến Hoàng Sa giai đoạn này có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc khẳng định tính liên tục, ý chí chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa theo quy định của công pháp quốc tế.
    Thế nhưng, do sự ràng buộc bởi quy chế bảo quản, bảo mật tư liệu theo quy định của Nhà nước nên việc tiếp cận, nghiên cứu, khai thác, sử dụng khối tư liệu này còn rất hạn chế (về đối tượng được sử dụng). Điều này gây trở ngại rất nhiều cho các cá nhân, đơn vị muốn nghiên cứu và công bố tư liệu về Hoàng Sa để phục vụ cho công cuộc đấu tranh đòi chủ quyền của nước ta hiện nay.
    Chúng tôi đề nghị trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần có những quy định thông thoáng hơn cho mọi người dân, học giả trong và ngoài nước được tiếp cận, nghiên cứu khối lượng tài liệu quý giá này”.

    (Lao Động).

  10. LeQuocTrinh says:

    Kính thưa quý vị chính trị gia trong Diễn Đàn,

    Tôi đã nêu lên nghi vấn cách đây vài ngày về v/đ HS-TS, thế nhưng chờ đợi mãi vẫn chưa có hồi âm. Nay vì tình thế đất nước sắp đi vào giai đoạn nghiêm trọng ảnh hưởng sinh mạng cả triệu người dân trong nước, nên tôi đành phải kiên nhẫn đặt lại câu hỏi mong nhờ quý vị thảo luận viên hăng say giải đáp hộ:

    1- Rằng bản tuyên bố chủ quyền biển đảo của TQ ngày 04/09/1958 đã xác định ba yêu sách căn bản bao trùm chủ quyền toàn bộ vùng Biển Đông sát cạnh Việt Nam;

    2- Rằng bức công hàm của Phạm Văn Đồng 14/09/1958 đã chính thức công khai chấp nhận ba yêu sách ngang ngược của TQ, trong đó có HS-TS;

    3- Rằng báo Nhân Dân (miền Bắc CS) cũng đã đăng tải lại nguyên văn bức công hàm bán nước PVĐ 1958;

    Đây là một SỰ THẬT của lịch sử cận đại chứng tỏ mưu đồ xâm chiếm VN của bá quyền TQ mà ĐCS VN (miền Bắc) cùng với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (thành lập tháng 12/1960) là đồng loã.

    Câu hỏi của tôi:

    - Thế thì trong thời gian đó (cuối năm 1958) chính quyền Ngô Đình Diệm (VNCH) trong Nam có nhận được thông tin này không ? Và phản ứng của VNCH với đồng minh Hoa Kỳ như thế nào ở thời điểm đó ?

    Tôi thật tình muốn hiểu rõ sự kiện để giải toả mối ưu tư lo lắng của tôi, bởi vì chính phủ VNCH (miền Nam VN) đã công khai ra sắc lệnh đặt CS ra ngoài vòng pháp luật ngay khi ông Diệm lên chấp chính.

    Đề nghị quý vị bạn hữu thân thuộc giúp tôi truy tìm tài liệu để soi sáng nguồn gốc ba cuộc chiến tranh bẩn thỉu đưa dân tộc VN vào con đường hầm đen tối không lối thoát.

    Cám ơn quý vị nhiều,

    Lê Quốc Trinh, Canada

    • nguyenlan says:

      Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hoà, mỏ dầu chưa được khám phá. Nhưng ta đã khai thác cát trắng. Loại cát này dùng để chế biến thành thuỳ tinh, pha lê. Công ty Catraco được thành lập để khai thác nguồn tài nguyên này. Và ta đã đều đặn xuất càng loại cát này sang Nhật Bản. Cũng trong thời gan này, công việc nghiên cứu giá trị kinh tế của mỏ phân chim trong khu vực hai quần đảo này đang dược tiến hành tốt đẹp.

      Từ đó cả Trung Hoa Dân Quốc ( tức Đài Loan) và Trung cộng đều nhảy vào tranh chấp, bên nào cũng tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về họ. Riêng với Trung Hoa Dân Quốc, đang có mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam Cộng Hoà.

      Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà sau nhiều lần công bố xác nhận chủ quyền của mình trên hai quần đảo này, tổng thống Ngô Đình Diệm đã có một cử chỉ bày tỏ chủ quyền của Việt Nam một cách rất đặc biệt. Ông mặc quốc phục ra kinh lý đảo đảo Ly Sơn, thường được gọi là cù lao Ré, nơi có miếu Hoàng Sa. Trong suốt chín năm cầm quyền, đây là lần duy nhất ông mặc quốc phục khi đi kinh lý. Đến năm 1961, ông ban hành sắc lệnh 174NV, thành lập một xã mới với tên gọi là xã Định Hải, bao gồm trọn quần đảo Hoàng Sa, trực thuộc quận Hoà Vang, tỉnh Quảng Nam, do một cơ quan hành chánh trông coi.

    • nguyenlan says:

      Bắt Sống Quân Trung Cộng Tại Hoàng Sa

      Chiếm Lại Đảo DUCAN (thuộc Hoàng Sa )

      Vào khỏang đầu năm 1959, chỉ huy trưởng TQLCVN là thiếu tá Lê Như Hùng, tiểu đoàn trưởng TĐ.2 TQLC là đại úy Nguyễn Thành Yên. Tôi, trung úy Cổ Tấn Tinh Châu, đại đội trưởng ĐĐ3/TĐ2 TQLC. Đại đội tôi đang đóng ở Cam Ranh thì được lệnh đem đại đội ra kiểm soát các đảo trong quẩn đảo Hoàng Sa là Pattle (đảo chánh), Robert, Duncan, Drumont và Money. Khi đến quần đảo Hoàng Sa thì tôi đóng quân tại đảo Pattle với 2 trung đội, còn một trung đội thì đóng trên đảo Robert. Hai ngày sau tôi nhận được lệnh di chuyển bằng chiến hạm do HQ Trung Úy Vũ Xuân An làm hạm trưởng đến kiểm soát đảo Ducan, tên Việt Nam sau này là đảo Quang Hòa, cách đảo Pattle chừng 1 giờ 30 phút đi bằng tàu.

      Tôi chỉ đi với một trung đội, phần còn lại đóng và giữ hai đảo Pattle và Robert. Tàu chạy được khoảng gần một giờ thì hạm trưởng Vũ Xuân An chiếu ống nhòm và nói với tôi là trên đảo Ducan có lá cờ nhưng không phải là cờ đỏ sao vàng, rồi anh đưa ống nhòm cho tôi xem. Sau khi quan sát kỹ, tôi nói với anh đó là cờ Trung Cộng, cờ đỏ 5 sao vàng.
      Tôi và hạm trưởng hội ý với nhau và quyết định dừng tàu lại để báo cáo về Bộ Tư Lệnh Hải Quân, vì thời gian đó TQLC còn dưới quyền chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Sau chừng một tiếng thì chúng tôi nhận được lệnh thượng cấp cho chiếm lại đảo Ducan.
      Chúng tôi đổ bộ xuống, tiến quân rất chậm và khó vì bước trên đá san hô. Khi đến gần bờ thì nước lại sâu nên tiến quân không nhanh được.Có nơi chúng tôi phải kéo binh sĩ lên khỏi những vũng sâu.

      Rất may mắn, đã không có một tiếng súng nổ khi chúng tôi hô “xung phong” ào ạt tiến lên đảo, bắt được tất cả là 60 “thanh niên” không trang bị vũ khí, rồi đưa ra chiến hạm của trung úy An bằng xuồng của Trung cộng.

      Tôi suy nghĩ đây không phải là thường dân Trung Cộng mà là dân quân, chắc chắn chúng phải có vũ khí, nhưng chúng đã chôn dấu kỹ để khỏi lộ diện là mang quân đi xâm lăng nước láng giềng mà chỉ là giả dạng thường dân đi tha phương “cẩu sực” mà thôi, ngoài ra còn có mục đích để dò phản ứng của VNCH và Hoa Kỳ nữa. Vì vào thời điểm này TC còn quá yếu so với HK. Nghĩ vậy, nhưng đó là chuyện của thượng cấp, còn tôi chỉ là cấp đại đội trưởng TQLC đã hoàn tất nhiệm vụ, đã bắt được “dân TC” trên đảo, có nghĩa là đã thi hành nhiệm vụ xong, không tốn một viên đạn.

      Sau đó chiến hạm cũng phát giác quanh đảo Ducan thêm 5 ghe nữa, chúng tôi đuổi theo bắt được và kéo về đảo chính Pattle nơi Đại Đội 3/TĐ.2/TQLC đóng quân, còn hơn 60 “dân TC” thì đem về Đà Nẵng.

      Một tuần sau, số người bị bắt trên ghe được đưa trở ra đảo Pattle và thả họ cùng trả mấy chiếc ghe lại cho họ. Còn 60 dân (quân) TC bắt được trên đảo Ducan thì một tháng sau trao trả sang Hồng Kông.

      Vào thời điểm 1959, theo tôi nghĩ thì TC chỉ muốn dò phản ứng của VNCH ra sao mà thôi, vì khi đó TC chưa đủ mạnh để “bắt nạt” các quốc gia trong vùng, và nhất là đối với HK, đồng minh của VNCH, có lực lượng hải quân hùng mạnh trên biển Đông nên TC chưa thể ngang nhiên đem quân xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chưa thể ngang nhiên vẽ cái “lưỡi bò” trên biển Đông như ngày nay.

      ( Trích)

Leave a Reply to Nguyễn Trọng Dân