WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

GS Carl Thayer – Quy định đánh bắt cá mới của TQ: Cướp biển đội lốt nhà nước?

GS Cark Thayer

GS Cark Thayer

Ngày 29.11.2013, tức chỉ 6 ngày sau khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố thiết lập Vùng Nhận diện Phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông, chính quyền tỉnh Hải Nam đã âm thầm ban hành quy định đánh bắt cá mới trên Biển Đông. Quy định này được loan báo vào ngày 3.12.2013 và có hiệu lực từ ngày 1.1.2014.

Cả hai hành động này đều là đơn phương và nhằm mục đích củng cố cơ sở pháp lý cho yêu sách biển đảo của Trung Quốc trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. Hành động của Trung Quốc thách thức chủ quyền quốc gia của các nước láng giềng và tiềm ẩn nguy cơ gây căng thẳng và châm ngòi cho xung đột vụ trang.

Quy định đánh bắt cá mới của tỉnh Hải Nam yêu cầu các tàu thuyền nước ngoài muốn đánh bắt cá hay tiến hành khảo sát trên những vùng biển mà Trung Quốc khẳng định chủ quyền phải được sự chấp thuận trước từ “cơ quan hữu trách” của chính phủ.

Tỉnh Hải Nam khẳng định trách nhiệm quản lý hành chính đối với đảo Hải Nam, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Đông Sa, quần đảo Trường Sa “và các vùng biển phụ cận”. Các vùng biển phụ cận rộng chừng 2 triệu km2 hay khoảng 57% của 3,6 triệu km2 bao quanh bởi đường lưỡi bò mà Trung Quốc đòi chủ quyền trên Biển Đông.

Những tàu thuyền đánh bắt cá hay khảo sát từ chối tuân thủ quy định sẽ bị đuổi ra khỏi khu vực hoặc bị kiểm tra, tịch thu và chịu một mức phạt lên tới 83.000USD. Chính quyền tỉnh Hải Nam cũng khẳng định quyền tịch thu hải sản đánh bắt mà họ tìm thấy trên tàu thuyền bị thu giữ.

Trung Quốc có quyền chủ quyền đối với những vùng biển và thềm lục địa nằm trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của mình. Chính quyền tỉnh Hải Nam có quyền đặt ra những hạn chế đối với tàu thuyền nước ngoài muốn đánh bắt cá trong khu vực 200 hải lý đó, nhưng họ phải tôn trọng quyền đi lại của tất cả các tàu thuyền khác.

Trung Quốc cũng khẳng định chủ quyền đối với vùng biển bao quanh quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam phản bác yêu sách này. Cả Trung Quốc và Việt Nam, với tư cách những quốc gia đã phê chuẩn Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS), không chỉ có nghĩa vụ phải kiềm chế hành động đơn phương mà còn phải hợp tác và kiềm chế hành vi đe doạ vũ lực hoặc sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, những nghĩa vụ này từng bị vi phạm trong quá khứ.

Quy định mới của tỉnh Hải Nam cũng được áp đặt lên những vùng biển nằm trong khu vực mà yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc chồng lấn lên các vùng đặc quyền kinh tế mà Philippines và Việt Nam tuyên bố. Bất kỳ nỗ lực nào nhằm áp đặt chủ quyền của Trung Quốc lên những vùng biển này đều dễ khơi mào cho hành động chống trả và có thể dẫn đến xung đột vũ trang trên biển.

Tuy nhiên, khía cạnh gây tranh cãi nhất của quy định đánh bắt mới lại liên quan đến khái niệm mà người ta vẫn thường gọi là vùng biển quốc tế. Tất cả các tàu thuyền đánh bắt cá và khảo sát đều có quyền tự do đi lại trên vùng biển quốc tế. Bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc hòng gây khó dễ cho những tàu thuyền này đều có thể coi là hành động “cướp biển đội lốt nhà nước”. Điều này rất có thể sẽ kéo theo việc kiện tụng quốc tế nhằm vào tàu thuyền Trung Quốc liên quan.

Trung Quốc rất khó có thể áp đặt được lệnh cấm này trên những vùng biển mênh mông mà tỉnh Hải Nam đòi chủ quyền. Bất chấp khả năng áp đặt luật biển không ngừng tăng lên, kể cả việc sáp nhập một số cơ quan vào lực lượng cảnh sát biển mới, Trung Quốc vẫn thiếu máy bay và tàu thuyền tuần tra biển để thường xuyên giám sát cả khu vực mênh mông này. Thực tế này dẫn đến khả năng là Trung Quốc có thể “ưu tiên” áp dụng quy định trên cho ngư dân Philippines. Điều này sẽ gây thêm áp lực lên Manila và làm tăng chi phí của hành động kháng cự chính trị mà họ nhằm vào Trung Quốc liên quan đến tranh chấp lãnh thổ giữa hai bên.

Quy định đánh bắt mới của chính quyền tỉnh Hải Nam cũng có nguy cơ làm xói mòn những nỗ lực ngoại giao của các quan chức Trung Quốc và Việt Nam nhằm quản lý cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa hai bên. Tháng Mười vừa qua, trong chuyến thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường tới Hà Nội, hai bên đã đồng ý thiết lập đường dây nóng giữa hai bộ nông nghiệp nhằm giải quyết tức thời những sự cố liên quan đến hoạt động đánh bắt cá. Hai nước cũng đã nhất trí thành lập một nhóm công tác về hợp tác hàng hải.

Mặc dù vẫn còn những vụ lẻ tẻ liên quan đến tàu thuyền của chính phủ Trung Quốc và tàu thuyền đánh cá của Việt Nam, song số vụ được báo cáo công khai kể từ cuối năm ngoái dường như đã giảm mạnh. Quy định đánh bắt mới làm tăng khả năng xu hướng này sẽ bị đảo ngược.
Ngay sau khi chính quyền tỉnh Hải Nam ban hành quy định mới, nhiều nước bị ảnh hưởng đã tìm kiếm lời giải thích từ phía Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Philippines là quốc gia lớn tiếng nhất trong việc chỉ trích quy định đánh bắt cá của tỉnh Hải Nam. Trong một tuyên bố ngày 10.1 vừa qua, Bộ Ngoại giao Philippines đã nêu rõ rằng quy định mới “làm gia tăng căng thẳng, phức tạp hoá tình hình trên Biển Đông một cách không cần thiết và đe doạ hoà bình và ổn định trong khu vực”.

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng tuyên bố tương tự: “Việc áp đặt quy định mới này lên hoạt động đánh bắt cá của các nước khác trên các khu vực tranh chấp ở Biển Đông là một hành động khiêu khích và tiềm ẩn nguy hiểm.”

Tuy ban đầu tỏ thái độ im lặng, song Việt Nam cuối cùng cũng đưa ra phản ứng trước quy định đánh bắt cá mới một vài ngày sau khi Việt Nam và Trung Quốc tổ chức vòng hiệp thương đầu tiên về hoạt động khai thác chung tài nguyên trên biển ở Bắc Kinh như một diễn biến tiếp nối sau chuyến công du của Thủ tướng Lý Khắc Cường vào năm ngoái. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gọi quy định mới này là “phi pháp và vô giá trị” và tuyên bố: “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc bãi bỏ hành động sai trái nêu trên, đồng thời đóng góp thiết thực vào việc duy trì hoà bình và ổn định trong khu vực.”

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản ứng trước sự chỉ trích với cái phong cách mà họ từng ứng phó với những lời phàn nàn trong quá khứ. Theo quan điểm của Trung Quốc, hành động của các cơ quan chức năng là “hoàn toàn bình thường và là một phần trong thông lệ của các tỉnh thành Trung Quốc tiếp giáp với biển nhằm thiết lập các quy tắc khu vực theo luật pháp quốc gia để điều chỉnh hoạt động bảo tồn, quản lý và khai thác tài nguyên sinh học biển”.

Hai dấu hỏi vẫn lơ lửng trên đầu những diễn biến mới trong tương lai. Đầu tiên, liệu Trung Quốc có đi đến thiết lập một vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông hay không? Tháng 11 năm ngoái, khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố về ADIZ trên Biển Hoa Đông, họ cũng nêu rõ là “Trung Quốc sẽ thiết lập các vùng nhận diện phòng không khác vào thời điểm thích hợp sau khi hoàn tất việc chuẩn bị”.
Câu hỏi thứ hai là diễn biến mới nhất này sẽ tác động ra sao đến các cuộc thương thảo sắp tới giữa Trung Quốc và ASEAN về một Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông. Trong quá khứ, một số thành viên ASEAN đã đứng ngoài sự chỉ trích công khai mà Philippines nhằm vào Trung Quốc. Nếu ASEAN không thể đạt được sự đồng thuận về cách thức ứng phó với sự quyết đoán mới của Trung Quốc trên Biển Đông thì điều này sẽ có lợi cho Trung Quốc./.

Bản Anh ngữ: The Diplomat

 

Lê Anh Hùng chuyển ngữ

4 Phản hồi cho “GS Carl Thayer – Quy định đánh bắt cá mới của TQ: Cướp biển đội lốt nhà nước?”

  1. Cu Tý says:

    BÀN TAY LẠ.

    1.
    Bàn Tay Lạ phủ không gian ảo,
    Cướp Biển Đông gian xão vọng ngôn.
    Lưỡi Bò thò thụt ngỡ khôn,
    Tam Sa tử huyệt mồ chôn Luật Trời.
    Cướp Hoàng Sa bày lời Bốn Tốt,
    Lọng Chữ Vàng vuà hốt Trường Sa.
    Bạo tàn bạo ác tinh ma,
    Mao Dân Đào Tập rõ hoa leo tường.

    2.
    Bàn Tay Lạ phô trương tài cướp,
    Đeo hầu bao lũ lượt khắp nơi.
    Rắc gieo độc tố hại đời,
    Mua lường bán lận người cười kẻ khinh.
    Tung Hắc Cơ điều binh khiển tướng,
    Le Lưỡi Bò tự sướng thị oai.
    Tam Phân Tứ Liệt đến ngày,
    Tạng Hồi Mông Mãn hồi lai chủ quyền.

    3.
    Bàn Tay Lạ tung tiền quến tặc,
    Mạng toàn cầu gieo rắc âm binh.
    Hại đời đồ thán sanh linh,
    Cộng đồng phân hoá nhân tình ngưã nghiêng.
    Thói Thuỷ Hoàng mối giềng thâu tóm,
    Nết Tào Man lì lọm bạo tàn.
    Con Trời ngạo mạn nghing ngang,
    Ếch phình to mãi tan hoang xác hồn.

    4.
    Bàn Tay Lạ ranh khôn hoá dại,
    Cả hoàn cầu xúm lại xẻ thây.
    BẠO TÀN BẠO ÁC LÀ ĐÂY,
    Quan Nghè chưa đổ Mặt Thầy váo vênh.
    Bàn Tay Lạ khó bền khó vững,
    Giặc trong nhà đồng ứng cơ nguy.
    Tam Phân Tứ Liệt chu kỳ,
    Huyền cơ thiên định lạ gì xưa nay.

    Tuần hườn Máy Tạo chuyển xoay !!!

  2. Hùng says:

    VNCH đánh giặc Trung Cộng xâm lược quần đảo Hoàng Sa cho có lệ rồi tháo chạy, rút lui, chứ không dám tăng viện hải quân và không dám ra lệnh cho không quân chi viện nên đã để mất quần đảo Trường Sa vào tay giặc Trung Cộng: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/01/140115_dovantho_hoangsa_battle.shtml

    Cựu binh đánh Hoàng Sa: ‘Hoàng Sa đáng ra không mất’

    Một cựu binh Hoàng Sa nói ông vẫn chưa quên những ký ức trận chiến năm 1974 và vẫn ấp ủ ý muốn được quay lại chiến trường cũ.
    Trò chuyện với BBC qua điện thoại, ông Đỗ Văn Thọ, cựu hạ sỹ quan điện tử trên khu trục hạm HQ-4 Trần Khánh Dư thuộc hải quân VNCH, nói ông và các đồng đội “rất buồn” ngày HQ-4 phải rút lui, để lại Hoàng Sa phía sau.
    “Khổ lắm, làm một người quân nhân thì đành phải làm theo lệnh,” ông nói.
    “Tôi vẫn còn căm hận lắm đấy. Tôi giờ sức khoẻ còn dồi dào lắm, nếu phải ra đi để tái chiếm lại [Hoàng Sa] thì tôi cũng sẵn sàng ra đi thôi.”
    ‘Không chịu tăng viện’
    Ông Thọ cho biết trong cuộc giao tranh ngày 19/1/1974, HQ-4 bị hư hỏng nặng, nhiều thuỷ thủ bị thương, và tàu của ông mất đi thiếu uý Sá và hạ sỹ Doanh.
    Ông nói ông và các đồng đội đã rất “bất bình” vì không được tăng viện, đồng thời cho rằng nếu nhận được tiếp viện, Hoàng Sa có thể đã không mất.
    “Hải quân VNCH thì bao nhiêu chiến hạm, rồi cả không quân nữa. Lúc đó cứ nói sẽ yểm trợ cho chúng tôi mà không thấy gì cả.”
    Ông Thọ cũng cho biết đây là tâm lý của “tất cả những người tham dự cuộc chiến”, không chỉ riêng HQ-4.
    “Tại sao phi cơ thì nhiều mà không đi, còn bao nhiêu chiến hạm nữa, như HQ-1 Trần Hưng Đạo.”
    “HQ-10 đã bị hỏng máy, gặp nhiều trở ngại kỹ thuật, mà còn không chịu thay thế, rồi đánh nhau như thế không chịu tăng viện. Trong khi đó khu trục hạm HQ-1 Trần Hưng Đạo, là soái hạm, cứ nằm mãi ở Bộ Tư lệnh, làm kiểng sao?”
    “Có một trận lớn như vậy, giặc đến như vậy, phải dốc sức mà đánh giặc chứ, sao chỉ để có 4 tàu vậy?”
    “Tôi rất buồn và rất thương thiếu tá Nguỵ Văn Thà, bị để trong hoàn cảnh kẹt quá như vậy. Tôi nghĩ đó là lỗi của Bộ Tư lệnh hải quân VNCH.”
    ‘Đạp xích lô’
    Vị cựu binh cho biết khi trở về đất liền, ông và các đồng đội được “đồng bào đón tiếp, giúp đỡ rất nhiều”.
    “Cái cuộc nội chiến thì không nói làm gì, nhưng đánh nhau với người nước ngoài thì khác. Dân mình toàn người yêu nước chứ đâu phải không, họ cho rằng điều đó là xứng đáng,” ông nói.
    Ông Thọ cho biết sau ngày 30/4/1975, ông đã nghĩ đến chuyện ra đi, nhưng có hai lý do khiến ông ở lại.
    “Đúng ra tôi phải đi, nhưng vợ thì mới sanh con đầu lòng. Đó là lý do thứ nhất.”
    “Thứ hai là HQ-4 lúc đó đang sửa chửa, chỉ còn vỏ, mà tôi không muốn đi trên một con tàu khác.”
    “Từ ngày nhận chiến hạm, 25/12/1971, cho đến ngày cuối cùng, tôi cũng chỉ ở đơn vị này, không chuyển đi đâu cả.”
    Ông Thọ hiện đang cư trú tại Bắc Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, TP.HCM.
    Ông cho biết những năm qua ông “chỉ làm nông nghiệp để kiếm sống, sau đó phải đi đạp xích lô để nuôi gia đình” và không nhận được sự hỗ trợ nào từ chính quyền.
    “Sau này giải phóng làm đại lộ, diện tích nhà tôi ở bị mất hết một nửa, tôi phải bán hết đất đai nông nghiệp để sống qua ngày,” ông nói.
    ”Giặc Tàu”
    “Hữu nghị hữu nghị cái gì chứ, nhiều khi họ phỏng vấn, tôi gọi là “giặc Tàu”, cũng không đồng ý cho tôi nói từ đó. Thành thử tôi cũng rất buồn”
    Khi được hỏi ông nghĩ gì về thái độ của chính quyền ngày nay đối với vấn đề trên Biển Đông, ông Thọ nói:
    “Tại sao giặc đến không đánh mà phải nhịn nhục đến nỗi mất hết 64 người năm 1988. Tôi nghe buồn lắm.”
    “Giặc đến thì cứ đánh, đánh không lại cũng đánh, tại sao lại để họ tự nhiên bắn hết 64 người như vậy, tôi thấy chuyện đó là không được.”
    “Hữu nghị hữu nghị cái gì chứ, nhiều khi họ phỏng vấn, tôi gọi là “giặc Tàu”, cũng không đồng ý cho tôi nói từ đó. Thành thử tôi cũng rất buồn.“
    “Tính ông Hạm trưởng [Vũ Hữu] San (hạm trưởng HQ-4), cũng giống như tôi vậy, gặp là cứ đánh thôi, chuyện gì tới sẽ tới, đánh không lại cũng đánh.”
    “Thuyết phục hay là nói qua nói lại hay đèn tín hiệu với nhau, phiền lắm.”
    “Chúng tôi ngang ngược lắm, thấy là ‘làm’ thôi.”

  3. Choi Song Djong says:

    Trọng lú,4S,3 ếch đâu,thằng Phiêu dâm,MA đâu,thằng Nông răng chắc cặc bền,rồi mấy thằng phó tưởng thú đâu ? tiên sư bố chúng bay toàn thứ mọt dân,sao không chết quách đi cho Dân tôi nhờ.

    • Chống Cộng Sản says:

      Nhiều người khoái chống Cộng Sản lắm. Nhưng chống Cộng Sản kiểu như Choi Song Djong viết ở trên thì những người khoái chống Cộng Sản họ tẩy chay, bái bai Choi Song Djong và tháo chạy tụt mất quần, rớt mất giày dép.

Leave a Reply to Hùng