WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cựu Thẩm Phán Phan Quang Tuệ tranh cử Dân biểu Quốc hội Liên bang

Thẩm phán Phan Quang Tuệ (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Thẩm phán Phan Quang Tuệ (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Thẩm Phán (về hưu) Phan Quang Tuệ đã tuyên bố ra tranh cử chức vụ Dân biểu Quốc hội Liên bang, đơn vị 11 California.  Thẩm Phán Tuệ chính thức công bố quyết định tranh cử này tại Rotary Club thành phố Walnut Creek, California, ngày 14 tháng Giêng, 2014 khi ông được mời làm diễn giả nói chuyện với hội viên của tổ chức này tại nhà hàng Scott’s Seafood, Walnut Creek.

Trước đó một ngày, Dân biểu George Miller thuộc đảng Dân Chủ thông báo sẽ không tái tranh cử cho nhiệm kỳ tới.  Dân Biểu Miller liên tiép đắc cử dân biểu quốc hội liên bang từ năm 1994 và là Dân Biểu đương nhiệm của đơn vị 11 California.

Thẩm Phán Tuệ, 71 tuổi, có vợ, 4 con trai và 8 cháu nội.  Hai ông bà là cư dân của thành phố Danville, California, thuộc đơn vị 11, từ năm 1995.  Thẩm Phán Tuệ và gia đình đến Hoa Kỳ sau khi SaiGon thất thủ vào cuối tháng Tư năm 1975.  Từng là một luật sư ở Việt Nam với chức vụ cuối cùng là Công Cán Ủy Viên Văn Phòng Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện, ông đã hoàn tất chương trình luật tại  Đại Học Luật Khoa Drake tại Des Moines, Iowa. Sau 4 năm làm Thẩm Phán Hành Chánh tại Bộ Nhân Dụng Tiểu Bang Iowa, ông được bổ nhiệm làm Assistant Attorney General  (Phó Biện Lý tiểu bang) với Bộ Tư Pháp Tiểu Bang Iowa năm 1987.

Thẩm Phán Tuệ và gia đình dọn về Tiểu Bang California từ năm 1988.  Ông là Luật Sư Công Tố Sở Di Trú, Immigration & Naturalization Service (INS), tại San Francisco 1988-1993.  Từ năm 1993 đến 1995, ông là Thẩm Phán Hành Chánh với Ban Kháng Cáo Trợ Cấp Thất Nghiệp (Unemployment Insurance Appeals Board) tại Sacramento.  Ông được Bộ Trưởng Tư Pháp Janet Reno bổ nhiệm làm Thẩm Phán Di Trú vào tháng Ba 1995 và phục vụ tại Toà Án Di Trú San Francisco cho tới khi về hưu cuối năm 2012.

Liên lạc: Bà Phan Ngọc Vân. Email: vaphan@pacbell.net. Điện thoại (925) 984-0980

————————————————————-

PRESS RELEASE

Retired Judge Tue Phan-Quang announces run for California’s 11th Congressional District.

FOR IMMEDIATE RELEASE

Retired Judge Tue Phan-Quang has announced his candidacy for California’s 11th Congressional District.  The announcement was made on January 14, 2014 at the Walnut Creek Rotary Club where he was a guest speaker.  The 11th District covers a large portion of Contra Costa County in the East Bay.

Democratic incumbent George Miller announced on January 13 that he will not seek reelection.

Judge Tue is 71 years old, married with 4 sons and 8 grandchildren.  He and his wife have been residents of Danville, California since 1995.  Judge Tue immigrated to the United States after the fall of Saigon in April 1975.  A trained attorney in Vietnam, he completed his law studies at Drake University Law School in Des Moines, Iowa.  He was a Hearing Officer with the Iowa Department of Job Service for 4 years.  He was appointed Assistant Attorney General with the Iowa Department of Justice in 1987.

Judge Tue moved his family to California in 1988.  He was a trial attorney with the Immigration & Naturalization Service, District Counsel Office in San Francisco from 1988-1993.  From 1993-1995 he was an Administrative Law Judge with the California Unemployment Insurance Appeals Board in Sacramento.  He was appointed Immigration Judge In March 1995 in San Francisco where he served until his retirement in December 2012.

Contact person: Van N. Phan.  Email: vaphan@pacbell.net.  Telephone: (925) 984-0980.

 

17 Phản hồi cho “Cựu Thẩm Phán Phan Quang Tuệ tranh cử Dân biểu Quốc hội Liên bang”

  1. DâM TiêN says:

    Câu hỏi tí ti nắn gân ông P Q Tuệ, cựu sinh viên sĩ quan khóa 2/68, Khu Bưu Chính
    Bốn ngàn một đêm, này. Không trả lời êm xuôi, ò è, ông Tuệ tự hít đất 40 cái nhá!

    – Ông Tuệ còn tin vô thực thể của Việt Nam Cộng Hòa chăng?– Dẫn chứng.
    – Ông Tuệ cho biết; Hiệp định Ba Lê 1973 đã bị vô hiệu hóa, hay chỉ bị vi phạm ?
    – Ông Tuệ thữ nghĩ xem, sự giải thể CS An Nam là do ý dân hay do sự tự nguyện
    của CSVN; hay do cả hai yếu tồ ?
    – Ông Tuệ thử phác hỏa ,xem tên nước VN trong tương lai là gỉ, có hai chứ Cộng
    trong đó không?
    – Ông Tuệ cho ý kiến, vấn đề Hoàng Sa sẽ khai triển, develop, ra sao ?
    – Vân vân. Xin ông động não coi. Hôm nào có chất vấn, Trung sĩ DâM, cựu huấn
    luyện viên Chiến Thuật, KBC 4100, sẽ xin thiết tha vài nhời, Kính, KBC 4100

  2. Bùi lễ says:

    Tôi xin góp ý:

    Ý của tôi là nếu ông này có long phục vụ cho đồng bào (not riêng cho nhóm/đạo giáo/đảng phái …)
    Việt Nam hải ngoại ở nước Mỹ (đúng nghĩa ý dân) và cuộc tự do dân chủ cho VN thì tại sao không
    ủng hộ ông ta .

    Thời điểm người Việt Nam ở ngoài (đặc biệt là ở Mỹ) những ai cảm thấy mình có thể làm được
    nên tham gia chính trị . Và nhất là khuyến khích thế hệ trẻ (con/cháu) nên tham gia vào chính quyền Mỹ là một điều nên làm hơn là vẩn giử ý của thời đại Pháp là làm/học kỷ sư, bác sỹ …

    Thêm vào đó, không phải hể là bỏ phiếu cho đảng dân chủ là sẽ giúp cho nước Viet Nam trong vấn
    đề dân chủ tự do . Tôi nghĩ không có work that way; Mà là người Việt nếu biết làm sao để
    lá phiếu của mi`nh (dân Việt ở Mỹ dù là ở đảng dân chủ /hay là cọng hòa) có thể có ảnh hưởng đến kết quả bầu cử . Như vậy tiếng nói của dân Việt mới có giá trị đối với các ứng cử người Mỹ . Sự kết
    hợp của người Việt (dù là đăng ký ở bất cứ đảng nào) là chuyện nên nghĩ đến khi có những cuộc bầu cử . Dĩ nhiên nếu có người Việt tham chính thì lại là một điều tốt / dể dàng hơn .
    Nhưng báo chí, truyền thông, dân .. cũng nên chú ý đến những người việt ra ứng cử xem họ có
    bị mua chuộc bởi việt cộng hay không (background nên rỏ ràng) đây cũng là việc quan trọng
    (Việt cộng xâm nhập vào cộng đô`ng người Việt ở ngoại qua lối vào là :Tôn giáo và văn hóa (ca nhạc) .Và cũng không thể: chống cộng mà lại tôn thờ Hồ chi Minh . Đây là điều không thể chấp
    nhận được .

    1- Người Việt nên tham chính đây là điều nên làm.
    2- Cũng nên để ý nếu kẻ đó (những ai tham chính) có thiên về việt cộng hay bị việt cộng
    mua chuột hay không .

  3. Lý Nhân Bản says:

    Cựu Thẩm Phán Phan Quang Tuệ ra ứng cử dân biểu Hoa Kỳ là một trường hợp đáng chú ý.

    Ở tuổi 71, khi mà nhiều người chỉ mong cho đến tuổi 62, 65, 67 để về hưu an dưỡng tuổi già vui vầy với con cháu, Thẩm Phán Tuệ vẫn muốn làm việc phục vụ đất nước (Hoa Kỳ, Việt Nam). Cũng cần nhắc lại là Tổng Thống Regan đắc cử và nhậm chức TT năm ông 70 tuổi và rời chức vị TT năm ông 78 tuổi. Ở tuổi nào người có tâm huyết cũng có thể phục vụ cho ý tưởng, lý tưởng, hay đất nước mà ta theo đuổi. Việc Thẩm Phán Tuệ ra tranh cử là một việc làm đáng ngưỡng mộ và cũng là tấm gương tốt cho giới trẻ Việt Nam tại Hoa Kỳ và trên thế giới noi theo để phục vụ xã hội nơi mình đang sống và có điều kiện để phục vụ đất nước Việt Nam dân chủ, tự do.

    Một trong những trăn trở cuả Thẩm Phán Tuệ là khi có những quyết định hệ trong liên quan đến vận nước Việt Nam, các quyết định nhằm định đoạt số phận đất nuớc ta lại toàn nằm trong tay những quốc gia khác như Trung Cộng, Pháp, Nga, Hoa Kỳ. Chúng ta không có tiếng nói, hay tiếng nói chúng ta không được kể tới, không được lắng nghe. Từ hiệp định đình chiến 1945 chia đôi đất nước đến hiệp định Ba Lê 1973, số phận dân tộc ta hoàn toàn nằm trong tay các quốc gia khác. Thẩm Phán Tuệ nghĩ rằng chúng ta cần có tiếng nói tại các diễn đàn quốc tế khi có những tranh luận liên quan đến Việt Nam. Hiện tại là việc Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Cộng đã manh tâm chiếm đoạt cuả Việt Nam. Trong chính trường Hoa Kỳ là một sự ngó lơ và không đề cập tới! Trong nước thì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam nhu nhược. Đó là sự thôi thúc lớn mà Thẩm Phán Tuệ không muốn về hưu an nhàn mà muốn trở thành một dân biểu quốc hội Hoa Kỳ, gióng lên tiếng nói tại cơ quan dân cử Hoa Kỳ về việc xâm lăng ngang ngược vào lãnh thổ Việt Nam cuả Trung Cộng.

    Niềm trăn trở thứ hai cuả Thẩm Phán Tuệ là người Việt hải ngoại chúng ta đã khá đông đã và đang là một lực lượng chính trị đáng kể nhằm ảnh hưởng đến các quốc gia chúng ta cư ngụ như Hoa Kỳ, Pháp, Úc, Đức… Chúng ta đã thành công trong một số các cuộc vận động chính trị như thỉnh nguyện thư, điều trần trước quốc hội về nhân quyền, tôn giáo… nhằm áp lực các quốc gia lên tiếng áp lực cộng sản Việt Nam về những đàn áp, khủng bố, tù đày các nhà dân chủ và các bậc tu hành trong nước nhưng chúng ta chưa tạo được tiếng nói trực tiếp mạnh mẽ. Chúng ta cần tham dự trực tiếp vào sinh hoạt chính trị dòng chính (main stream) tại quốc gia cư ngụ để trực tiếp can thiệp mạnh mẽ vào việc này. Cho đến nay, tại Hoa Kỳ, tất cả sự can thiệp cho tù nhân lương tâm tại Việt Nam hay cho các nhà hoạt động tôn giáo, dân chủ đều phải nhờ vào các dân biểu không phải người Việt như Loretta Sanchez, Joe Lofgren, Dana Rohrabacher… Những vận động này có đem lại một số kết quả giới hạn. Vậy thì nếu chúng ta có một dân biểu, nghị sĩ người Việt Nam trong quốc hội Hoa Kỳ, tiếng nói và sự can thiệp cuả chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn, hữu hiệu hơn trong việc bênh vực các nhà hoạt động dân chủ, các chức sắc tôn giáo, các quyền tự do dân chủ cuả nhân dân Việt Nam… Với những thôi thúc đó, Thẩm Phán Tuệ quyết định ra tranh cử và ông tin là khi đắc cử, ông sẽ thực hiện được những điều mong ước cho đất nước và dân tộc Việt Nam.

    Trong tinh thần tôn trọng những khác biệt, mong các bạn ủng hộ việc tranh cử cuả Thẩm Phán Tuệ.

    Thân ái,

    Lý Nhân Bản

    • lethiep says:

      Sống trong một nước văn minh như Hoa kỳ, không nên để vấn đề chủng tộc , màu da xen vào chuyện bầu cử . Bầu đúng, cử xứng . Chúng ta là cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng sản, do đó nên cần chọn người có lập trường chống Cộng vững chắc và biết quan tâm đến vấn đề nhân quyền cho người dân Việt ở trong nước . Chúng ta đã chán ngấy với những Hoàng duy Hùng ở Texas và Madison Nguyễn ở California .

      Những gì xảy ra trong quá khứ đã tỏ rõ Phan quang Tuệ không đáp ứng được những điều kiện đòi hỏi của chúng ta .

    • Trần Trung Dung says:

      Nếu cựu Thẩm Phán Phan Quang Tuệ là người có ý chí, có lòng với quốc gia dân tộc, thì rất đáng được ủng hộ.

  4. Việt says:

    Đọc mấy bài viết của PQT trên ĐCV rõ rang ông nhận thức khá khách quan, do vậy bị đám âm binh của VNCH vào đây hành hạ cũng là điều dễ hiểu, nói phải đúng như những điều chúng nói, chúng nghĩ thế mới là rân chủ!

    • nguyen trong says:

      ” Chúng nó ” mà không ủng hộ thì PQT liệu có thắng cử nổi không hả dư lợn viên ?

    • Tudo.com says:

      “@Việt says:Đọc mấy bài viết của PQT trên ĐCV rõ rang ông nhận thức khá khách quan, do vậy bị đám âm binh của VNCH vào đây hành hạ cũng là điều dễ hiểu,”

      Nếu ông Phan Quang Tuệ nhận thức bi quan như: nhà cầm quyền Hà Nội là tay sai Bắc Kinh, liệu đám Cô Hồn XHCN không gọi ông ấy là bọn phản động ?

  5. Khinh Binh says:

    Ứng cử mà làm gì ông tòa! Cộng đồng Mỹ thì chả ai biết; cộng đồng Việt thì chả có gì ngoài cái vỏ “Thẩm phán Liên Bang gốc Việt” làm vinh danh người Việt?! Tui chả biết vinh cái chỗ nào khi chả có đóng góp gì sất vào cộng đồng này, lâu lâu viết một bài thúi hoắc (như có bạn đọc trích trong trang ý kiến này)
    Chắc về hưu rồi, no cơm,, rảnh chả có việc gì làm ra ứng cử chơi cho đời nhớ tên chăng? Tởm!

  6. VietAmer says:

    Tôi hoàn toàn không biết ông PQT ngoài đời. Tôi có nhận xét qua những thông tin công khai về con người của ông như sau: ông nầy thiếu bản lĩnh hoạt động chính trị. Ông chỉ có chuyên môn về pháp luật ngành di dân thôi. Cái nầy rất là giới hạn. Người làm chính trị cần nhiều kiến thức khác nhau như Luật, Chính trị học, Văn học, Triết học, và lý tưởng phục vụ cộng đồng, nhất là tình cảm nồng nàn và sự lịch duyệt vui vẻ trong giao tế nhân sự. Ông PQT hình như thiếu các yếu tố nầy. Ngoài ra, ông thuộc lớp siniors về hưu nghĩa là cũng có sự hạn chế trong vấn đề sức khỏe. Theo tôi, ông PQT sẽ khó được người dân Mỹ và Mỹ gốc Việt tín nhiệm. Trừ những người có tình cảm cá nhân với ông thì không kể.

  7. chíphèo says:

    Ai bỏ phiếu cho PQ Tuệ ?
    -Đã từng cùng với TLS/VC SF kẻ tung người hứng ,MẠT SÁT QLVNCH (qua HO) và TNCS trên tờ Thời Báo của VBN/SJ và đã có 88 cuộc biểu tình của ĐBTN phản đối tên
    PQTệ (và TLSVC?SF)này. Nhớ là lúc bấy giờ vẫn còn cấm vận,và csvn chưa lộ mặt nhiều ở Ca,cho nên phải nói hiện tượng binh cs chửi người QG (HO=QLVNCH+TNCS) có bài bản phải kể tên Phanquangtệ là đầu têu. Có người đã ví anh trí thức Mỹ hóa này là trí thức Maoxesnh xáng ,trí thức C.L…(duyên anh)
    - Bênh vực những tên CS qua những bài baó viết của những kẻ thân cộng (báo người việt,báo Viết Weekly) bị người việt phản đối kịch liệt.
    -Muợn credit của cha viết ngụ ngôn khoe mình đã “làm việc vĩ đại” vì đã giúp cho một thanh niên 15 tuổi đạp cycko đẻ ăn học thành danh.Khoe khoang mà ai đọc xong cũng thấy tức cười ,khôi hài vô kể,đó là chưa kể là vô duyên. Chuyện một sv nghèo ,trốn bị truy bắt vì cha phản loạn mà vẩn đi học đi dạy kèm thì một là chính quyền đó “không có quyền chi hêt”.,hai là PHanquang Tệ có thuật “ẩn mình”
    Vậy câu hỏi trên sẻ cũng là câu trã lời cho một kẻ về hưu vẩn còn hám tiền ,ham danh chớ chẳng vì dân Việt TNCS,chẳng vì nước VNCH …Chĩ là kẻ cơ hội .lợi dụng sự đẻ dãi của người Việt và sự hoạt đầu của một nhóm người
    thích “đao to búa lớn” mà thôi !
    Ong ta có thể về VNphujc vụ (cố vấn về ngành luật) cho CS
    vì nghe nói chúng đang đưa một phái đoàn qua đẻ TÌM CHẤT XÁM về phục vụ cho CHXHCNVN đó !
    Ở Mỹ dân VN TNCS đã tỏ tường về các “trí thức” lắm rồi !
    (cp)

  8. lethiep says:

    Ý kiến quờ quạng của Phan quang Tuệ trong vụ báo Người Việt :

    http://tinhomnay.wordpress.com/2012/09/01/nhan-xet-ve-bai-tham-luan-cua-tham-phan-phan-quang-tue/

  9. Thanh Pham says:

    Bồ Tát Hạnh

    Tôi thấy nơi đây một quãng đời
    Đẹp thay những cử chỉ thay lời
    Người là Bồ Tát, của lòng tôi
    Năm mươi mốt năm rồi, Người ơi!

    Người phu xích lô của tôi ơi
    Người là hiện thân của tình người
    Nên không quên được người khách trẻ
    Chỉ một đêm làm thay đổi đời

    Tôi thấy nơi đây nghĩa sáng ngời
    Tấm lòng nhân ái người trai trẻ
    Trước cảnh gian nan phải mủi lòng
    Cả hai là Bồ Tát cho đời

    Xin cám ơn Người cám ơn đờ!i

    T.Phạm

    http://sangcongpha1.wordpress.com/

  10. tohuyco says:

    không nên tin những kẻ đào nhiệm trước 30/4/1975

    • Trực Ngôn says:

      Thế thời thay đổi con người cũng đổi thay!
      Hãy tìm hiểu tài năng, đức độ của ứng cử viên. Nếu ông có tinh thần và ý tưởng phục vụ đất nước, dân tộc, thì tại sao lại không bầu?

Leave a Reply to Trực Ngôn