WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tự do cho dân, hòa giải dân tộc và dân chủ cho đất nước

 

thachim

Sáng 11/5/2013, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI bế mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn tổng kết trong đó ông tuyên bố : “Đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị phải đồng bộ với đổi mới thể chế kinh tế.”
Nghe “Đổi mới”, mừng quá!, tưởng đã đến lúc Đảng chấp nhận đổi mới tư duy chính trị để đồng bộ với đổi mới kinh tế.

Nhưng không! Khi đọc văn kiện chính thức “KẾT LUẬN HỘI NGHỊ LẦN THỨ BẢY BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG KHÓA XI : Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở” mới vở lẽ ra rằng “Đổi mới” kèm với “Hoàn thiện” chỉ có ý nghĩa trên vấn đề tổ chức nội bộ của Đảng, không mảy may chút gì dính đến một tư duy chính trị thông thoáng hơn mà cơ chế kinh tế thị trường đòi hỏi phải đồng bộ. Thực tế kết luận này chỉ nhằm “Hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Thế thì phải hiểu như thế nào, khi một thời gian gần đây, trước khi có Thông điệp đầu năm của Thủ tướng, Bộ trưởng Kế Hoạch-Đầu tư (KH-ĐT) Bùi Quang Vinh, đi nhiều nơi tôn vinh kinh tế thị trường là “tinh hoa của nhân loại” mà không có một chữ nào nói đến “định hướng xã hội chủ nghĩa”?. Hoặc Bộ trường Vinh qua mặt Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, hoặc Bộ trường Vinh được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo “cứ thế…cứ thế…”
Ai đã bật đèn xanh cho Bộ trưởng Vinh tuyên bố rõ ràng, trái ý Tổng Bí thư như thế?

Có hay không việc chạy đua nước rút chiếm lĩnh quyền lực?

Ai cũng còn nhớ rằng tại Hội nghị lần thứ 5, khi Bộ chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương kỷ luật đồng chí X và đã bị ban này nói KHÔNG.

Tại Hội nghị lần thứ 7, hai ông Vương Đình Huệ (Ban kinh tế Trung ương), và Nguyễn Bá Thanh (Ban nội chính) được TBT Nguyễn Phú Trọng đề nghị vào Bộ Chính trị nhằm tăng uy tín và quyền lực cho hai ông trong công tác, Ban Chấp hành Trung ương cũng nói KHÔNG.

Hai ông này không vào được Bộ Chính trị nên không có quyền quyết định trên các cấp Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Thủ tướng, Bộ trưởng, và một số cấp UBND tỉnh.

Việc nói KHÔNG của Ban Chấp hành Trung ương có ý nghĩa rõ rệt:

1- Nếu Thủ tướng mà còn bị kỷ luật vì dính đến tham nhũng thì sự kỷ luật cũng sẽ treo lơ lửng trên đầu các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.

2- Các Ủy viên phần lớn dính đến những chương trình kinh tế của các tỉnh, mà quan trọng nhất là đầu tư công, nơi xảy ra tham nhũng và thất thoát nhiều nhất, không muốn Đảng dây dưa vào việc “làm ăn” kinh tế của họ. Họ không bầu cho ông Vương Đình Huệ.

3- Các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương không muốn “lấy đá ghè chân mình” nên không bầu cho ông Nguyễn Bá Thanh, người đảm trách thực tế Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng.

Từ đó có thể khẳng định mà không sợ sai lầm quá đáng rằng, cho đến giữa nhiệm kỳ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lập bàn 1-0 trước TBT Nguyễn Phú Trọng.

Tuy tình hình đã như thế, nhưng khó mà nói được phe nào với phe nào.

Để có cái nhìn tường tận hơn, chúng tôi thử khảo sát Đảng theo “nhóm lợi ích”.

1 – Nhóm lợi ích thứ nhất gồm phía Thủ tướng, người nắm trong tay tiền thuế của dân, số tiền này được chi tiêu: trả lương cho bộ máy nhà nước, cho bộ máy Đảng và các tổ chức ngoại vi như Mặt trận Tổ quốc, hội Liên Hiệp Phụ nữ…, quan trọng nhất là đầu tư công, …

2- Nhóm lợi ích thứ hai gồm các Bí thư Tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh, phần lớn các vị này đều nằm trong Ban Chấp hành Trung ương. Nhóm này lấy tiền từ nhóm lợi ích thứ nhất trong các vụ đầu tư công ở tỉnh.

3- Nhóm thứ ba gồm bộ máy của TBT Nguyễn Phú Trọng, Quân Ủy Trung ương, quân đội, cũng lấy nguồn tài chánh từ nhóm thứ nhất. Tuy nhiên quân đội có cơ sở kinh tế quan trọng riêng mà nhóm thứ nhất không có quyền kiểm soát.

Hiện nay, do không thu thuế đủ nên Thủ tướng nghe theo bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh ra chỉ thị 1902 về đầu tư công nhằm cắt nguồn tài trợ cho nhóm lợi ích thứ hai, lấy lý cớ đầu tư không hiệu quả và để minh chứng cho quyết định của mình, ông Vinh đưa ra vài thí dụ:

1- Ví dụ dự án thủy lợi lúc đầu vẽ ra bảo là tưới tiêu cho 1.000ha, suất đầu tư 2 tỉ đồng/ha, nhưng khi hoàn thành thì chỉ tưới tiêu cho 500ha và tổng vốn đầu tư vẫn là 2.000 tỉ đồng, rất kém hiệu quả nhưng không ai bị xử lý.

2- ví dụ xây cái chợ không có người đến, gây lãng phí rất lớn nhưng không ai chịu trách nhiệm”.

3- có tỉnh làm đường rộng 70 mét mà không có người đi.

Và Bộ trưởng Vinh tiết lộ: “Khi thực hiện,(chỉ thị 1902 về đầu tư công) có người đã nói với tôi: Bộ trưởng làm như thế này là lấy đá tự đè chân mình. Cả một thời gian dài sau đó, cũng vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều kiến nghị kêu khó khăn, mất quyền lợi…”

Nhóm lợi ích thứ 2 do đó bị đụng chạm. Nhóm này sống ngon lành nhờ những vụ đầu tư công, vụ nào cũng đem lại lợi nhuận riêng hàng triệu đô la cho các vị, chỉ cần nhìn Dương Chí Dũng khai ông ta và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (TP.HCM) do bà Trương Mỹ Lan làm chủ tịch, đã “mua” Thượng tướng công an Phạm Qúy Ngọ bằng 5 trăm ngàn, triệu đô thì cũng hiểu nhóm lợi ích thứ hai bị thiệt thòi với chỉ thị 1902 như thế nào. Phần lớn họ có mặt trong Ban Chấp Hành Trung Ương nên khó có thể nói họ sẽ không có tác động nào trong những lần họp tới, nhất là chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XII vào năm 2015. Và ở đây cái khôn ngoan không nói ra của “chỉ thị 1902 về đầu tư công” được ban hành bởi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là sẽ tạo thêm một việc “xin, cho”. Anh Trung ương nào được cho sẽ phải uống nước nhớ nguồn.

Tóm lại, tuy là ba nhóm lợi ích, nhưng thực tế chỉ có hai khuynh hướng: một bên che đậy bằng ngọn cờ chủ nghĩa Mác-Lê trong các hoạt động kinh tế, còn bên kia nói “định hướng xã hội chủ nghĩa” cho có lệ, nhưng làm huỵch toẹt ra là kinh tế thị trường với “Chiếc phong bì không còn chứa đủ tiền hối lộ ”

Hai khuynh hướng này sẽ làm cho Đảng dậy sóng và đất đước cũng sẽ chao đảo theo. Dù khuynh hướng nào thắng hay bại, đất nước cũng sẽ thua thiệt.

Trong cuộc chơi giữa hai khuynh hướng này, các lão thành cách mạng, các đảng viên về hưu chỉ có cái sổ lương hưu chả thấm vào đâu so với 10 ngàn, 20 ngàn đô mà Dương Chí Dũng vứt ra cho các cán bộ công an đương quyền cấp dưới. Còn các đảng viên, ngoài số lương rất thấp so với công dân các nước quanh vùng, có kiếm chác được món tiền còm thêm cũng chỉ vừa đủ sống. Tất cả thu nhập của những phần tử nói trên chả thấm vào đâu trước những thất thoát to lớn mà đất nước phải gánh chịu. Nếu có một sự thay đổi thể chế chính trị ôn hòa, chẳng ai thèm đụng đến thu nhập kém cỏi của họ.

Nếu họ còn chút lương tâm, họ thừa biết họ phải làm gì để giúp đất nước thoát ra khỏi vũng lầy hiện nay.

Khi nói về đảng cộng sản, có khuynh hướng cho rằng phải nói đến công và tội của đảng này. Chúng tôi cho rằng, khi đất nước đang quằn quại trong vũng lầy và cần phải thoát ra bằng mọi giá thì có nói đến công lao cũng bằng thừa. Không công lao nào chuộc được cái tội tày trời hiện nay là làm cho đất nước ngày càng nghèo đi, để cho biển đảo bị Trung quốc chiếm mà không bảo vệ, cấm người dân tuyên truyền cho lòng yêu nước, yêu biển đảo…trái lại lúc nào cũng trâng tráo đòi nhân dân phải chấp nhận quyền lãnh đạo của mình, bằng Hiếp Pháp sửa đổi, bằng bạo lực quân đội, công an.

Dù sao, công lao của đảng cộng sản cũng sẽ có cơ hội được đề cập đến, khi họ phải trả lời trước tòa án nhân dân.

Ngày 19/01/2014 là ngày kỷ niệm 40 năm Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, đúng vào sáng ngày này không một tờ báo trung ương nào của Đảng nhắc đến hai chữ Hoàng Sa, mãi đến chiều tối mới có vài tờ báo e dè đưa tin triển lảm về Hoàng Sa ở Đà Nẵng, tờ Đại Đoàn Kết chỉ dám nói thoáng qua rằng 74 người Việt(không dám nói họ là chiến sĩ VNCH) đã ngã xuống.

Một tháng trước đó, vài tờ báo trong hệ thống này liên tục phóng sự về cuộc hải chiến bảo vệ Hoàng Sa của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa đã thông báo tổ chức “Chương trình ca nhạc hát về biển đảo quê hương và Lễ thắp nến tri ân Hướng về Hoàng Sa” ở Đà Nẵng nhưng cuối cùng ngày 17/1 do lệnh trên phải thông báo hủy bỏ.

Ai đã ra lệnh cho báo chí không được nhắc đến Hoàng Sa trong sáng ngày 19/01/2014 này, ai đã cấm tổ chức tưởng niệm thắp nến ở Đà Nẵng? Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang hay Nguyễn Tấn Dũng? Người dân chúng tôi đòi hòi trong các ông, ai là người đã đánh mất lòng tự trọng dân tộc tối thiểu để ra lịnh cấm đoán hèn mạt này.

Tự do cho dân, hòa giải dân tộc và dân chủ cho đất nước

Chúng tôi mong muốn thấy những nguyên tắc dưới đây được ghi trong Hiến pháp:

- Hiến Pháp phải bảo đảm cho mọi công dân các quyền: ứng cử, bầu cử, biểu tình, lập hội, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do đi lại, xuất ngoại, tự do kinh doanh, làm ăn, quyền tư hữu và trực tiếp quản lý về nhà cửa, ruộng đất …

- Hiến pháp phải quy định một nhà nước pháp quyền thay mặt nhân dân trong việc quản trị đất nước, khác xa hoàn toàn với quan niệm cai trị người dân. Quân đội chỉ có bổn phận bảo vệ đất nước, biển đảo. Hiến Pháp không được quyền ghi tên bất cứ đảng phái nào.

- Hiến pháp phải quy định Hành pháp, Lập pháp, Tư pháp tuyệt đối độc lập với nhau.

- Hiến pháp phải quy định tất cả điều khoản về quyền con người, ít nhất là theo công ước quốc tế, không thể bị bất cứ ai xâm phạm, vì bất cứ lý do gì.

Đặc biệt về vấn nhân quyền, chúng ta có khả năng giương cao ngọn cờ này trước thế giới nếu chúng ta quyết tâm. Nó không tốn kém bao nhiêu, nó hợp với thời đại và lòng bao dung của chúng ta, nó chỉ đòi hỏi tự chúng ta tôn trọng thực sự con người.

Thông điệp của Thủ tướng nói đến giương cao ngọn cờ dân chủ chỉ là một kiểu nói mị dân . Dân chủ càng ngày càng tiến triển trên thế giới, Dân chủ lại là một quá trình chứ không phải ngày một ngày hai như mì ăn liền. Chúng ta tụt hậu về lối sống dân chủ, lối suy nghĩ dân chủ từ ngày đảng cộng sản Đông Dương được thành lập cho đến nay cũng đã 80 năm và hiện nay vẫn lặn ngụp trong kiểu “dân chủ xã hội chủ nghĩa” tức là vẫn độc tài. Cho nên cùng lắm là giương cao khẩu hiệu như bà phó Đoan của Hội đồng lý luận Trung ương là “dân chủ xã hội chủ nghĩa cao hơn gấp vạn lần dân chủ tư bản chủ nghĩa” để mà tiếp tục dối dân chứ có cờ đâu mà phất.

Hiến pháp sửa đổi 2013 hoàn toàn trái với tinh thần nói trên vì chỉ thể hiện cương lĩnh của một đảng độc tài.

Theo chúng tôi hiểu, bản Hiến pháp do nhóm 72 nhân sĩ (gọi tắt là Kiến nghị 72) đề nghị trong năm 2013 đã có sẵn những tinh thần mà chúng tôi mong muốn, có thể thảo luận thêm để thành bản Hiến pháp mới của một nước Việt Nam tự do, dân chủ, thật sự của mọi công dân.

Ngày 20/10/2013, Tiến sĩ Trần Nhơn, đảng viên, nguyên thứ trưởng Bộ Thuỷ Lợi, trong một đề nghị Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (Do Công ty Hỗ trợ Phát triển và Hội nhập Toàn Cầu đề xuất trên nền tảng của nguyên bản dự thảo Kiến nghị 72), được đăng trên site Tự Đổi Mới (tudoimoi.org) có một đề nghị sửa đổi quan trọng về điều 11:

Điều 11. Quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, quốc khánh và thủ đô:

Quốc hội chuẩn bị đề án quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, quốc khánh và thủ đô, trình nhân dân phúc quyết.

Đề nghị của Tiến sĩ Trần Nhơn vừa can đảm, vừa khai phá và nếu được chấp nhận sẽ là một bước hòa giải dân tộc chưa có tiền lệ, mở cửa cho một sự đoàn kết dân tộc rộng lớn mà đất nước đang chờ đợi.

Sau thời kỳ toàn dân ta đấu tranh chống phướng Bắc để có một đất nước Việt Nam độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, chúng ta đã trải qua trong thế kỷ 20, hai cuộc chiến tranh đẫm máu khốc liệt. Trong cuộc chiến tranh thứ nhất, toàn dân một lòng đã dũng cảm và thành công trong việc giải phóng dân tộc đánh đổ thực dân.

Tiếc thay, miền Bắc sau năm 1954, đảng Lao Động Việt Nam (thực chất là đảng cộng sản đổi họ đổi tên nhưng không đổi tư duy cộng sản), đã đứng trong hàng ngũ quốc tế cộng sản, với tất cả những tồi tệ của chủ nghĩa độc tài hiện nay.

Vì thế cuộc chiến tranh lần thứ hai từ năm 1960 đến năm 1975 tuy có một số lý do, nhưng nổi bật lên cả là màu sắc cuộc chiến Quốc-Cộng, giữa tự do và độc tài, giữa dân chủ và chuyên chính, giữa hai quan niệm cuộc sống khác nhau, không thể thống nhất được.

Sau 1954 với một triệu người di cư vào Nam thì đến năm 1975 và những năm sau đó, từ 1 đến 3 triệu người cũng bỏ nước ra đi tìm tự do. Cho đến những năm gần đây, 2013/2014 số người lợi dụng các tours du lịch rồi bỏ trốn cũng rất cao buộc Tổng cục Du lịch Việt Nam vừa có công văn số 17 cho biết sẽ kiên quyết ngăn chặn hành vi lợi dụng con đường du lịch để đưa người Việt Nam ra nước ngoài bất hợp pháp (thực tế là vượt biên chính thức). Nếu đất nước hòa bình, tiến bộ, tươi đẹp thật sự thì chẳng có ai bỏ quê cha đất tổ mà đi.

Sự phân ly này đòi hỏi chúng ta phải tìm cách hoà giải giữa dân tộc chúng ta để cùng nhau chung sống hài hòa trên giải đất của tổ tiên. Hiện nay vấn đề lá cờ đang gây nhiều chia rẽ, chúng ta không thể để hai lá cờ cứ tiếp tục đánh nhau trong lòng người.

Chúng tôi nghĩ rằng cha ông ta đã mấy lần, chẳng đặng đừng, chống quân Bắc triều để giữ bờ cõi. Chắc lúc đó đã có những lá cờ phất phới bay và chiến thắng, nhưng đến nay, thử hỏi ai còn biết, hoặc nhớ đến những lá cờ mà cha ông ta đã phất lên trước mặt quân xâm lược? Bản thân tôi chỉ còn nhớ đến những chiến thắng hào hùng của cha ông mà không được lịch sử dạy cho lúc đó cha ông đã dùng những lá cờ nào? Và dù lá cờ nào thì nay cũng đã biến mất.

Trong chiến tranh vừa qua, có hai lá cờ: Đỏ sao vàng và Vàng ba sọc đỏ. Cờ nào cũng thấm máu của anh hùng liệt sĩ, cờ nào cũng linh thiêng tùy theo anh ở phía nào. Có thể nói gia đình nào cũng có con em thấm máu không trên lá cờ này thì cũng trên lá cờ nọ. Cờ nào cũng mang vinh quang cùng tội ác. Chính vì thế mà chúng ta phân tán, chia rẽ vì một biểu tượng lá cờ.

Hơn 40 năm qua, sự chia rẽ, thù hận không những không mờ nhạt mà càng sâu đậm trong bối cảnh đất nước lún sâu vào tụt hậu, xã hội mất lẽ sống cao đẹp đáng có, con người bần cùng hóa và tiếp tục bị kềm kẹp về tư tưởng. Về phía những thành phần vượt biển để thoát khỏi chế độ cộng sản, họ đã thành công ở những nước được xem là tổ quốc thứ hai của họ, tạo ra được một cộng đồng người Việt giàu có, tiến bộ, thành đạt, chưa có tiền lệ trong lịch sử dân tộc, nhờ đó khẳng định được rằng chế độ tự do dân chủ đã giúp cho con người từ tay trắng có thể đạt được ước vọng của mình. Không huy động được một cộng đồng như vậy trong vấn đề ngoại thương chứng tỏ sự yếu kém của những người cầm quyền hiện nay.

Nếu cứ tiếp tục áp đặt một lá cờ là tiếp tục duy trì sự chia rẽ. Đất nước chúng ta đang trong tình trạng bi đát đòi hỏi công sức của mọi người, vì thế nếu người dân phúc quyết lá cờ một cách dân chủ thì thiểu số sẵn sàng chấp nhận. Trong cuộc sống dân chủ, chỉ có kẻ độc tài mới không chấp nhận mình là thiểu số một khi quần chúng đã phúc quyết.

Những suy nghĩ nói trên cho phép chúng tôi kết luận rằng đề nghị về điều 11 của TS Trần Nhơn là can đảm, đặt đúng vấn đề trong mong muốn hòa giải dân tộc. Nếu Đảng không muốn hòa giải vì luôn muốn có “lực lượng thù địch” để làm bình phong cho những thất bại của họ, thì ngược lại người dân chúng ta phải hòa giải được với nhau, bất chấp chính quyền, càng sớm càng tốt. Mong độc giả cùng suy nghĩ với chúng tôi.

Nguyễn Trung Chính
20/01/2014

 Nguồn: Tự Đổi Mới

22 Phản hồi cho “Tự do cho dân, hòa giải dân tộc và dân chủ cho đất nước”

  1. tien võ says:

    CẢM ƠN ĐCV GIÚP NHỮNG NGƯỜI VIỆT NAM TRONG NƯỚC GỬI KHÔNG KHÍ TẾ, HƠI THỞ TẾT ĐẾN VIỆT KIỀU TA TRÊN MỌI MIỀN THẾ GIAN.

    Cái rét căm căm của mùa đông không thể làm nhạt sắc hồng trên đôi môi thiếu nữ. Những ánh mắt ngời lên sắc xuân. Thôn thôn xóm xóm tíu tít tiếng chào hỏi của những người con đi làm ăn xa, hôm nay về quê ăn tết. Họ cũng mang theo mùa xuân của mọi miền về xum vầy trong cái tết của riêng quê mình. Nam Bắc một nhà ,sắc vàng của hoa mai làm sáng rực bầu trời bàng bạc của mùa xuân miền Bắc. Người Sài gòn lại ngẩn ngơ đắm chìm trước cành đào Nhật Tân mà lẩm nhẩm hát: “ Ở thành phố hoa mai nhớ thành phố hoa đào…” Bánh chưng được bày chung trong mâm cỗ có bánh tét, có dưa hành có dưa kiệu. Trong mùi hương trầm nghi ngút cháu con tề tựu trước bàn thờ Ông Bà mà thầm gửi đến tổ tiên lời nguyện cấu quốc thái dân an. Khắp nơi cờ đuôi nheo phần phật trong gió, dòng người tất bật đi chùa, đi lễ nhà thờ. Nụ cười tươi rói trên môi. Mùa lễ hội bắt đầu. Lộc biếc đang tý tách nẩy nở trong từng kẽ lá trong từng tâm hồn Việt. Hơn 48 tiếng nữa là GIAO THỪA

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Anh cò coi bộ cãm ơn…lộn…

      Hãy nghe tâm sự của người Việt trong lẫn ngoài nước:

      “Đợi hai ba năm nữa, quê mình…thôi Cộng láo, mời xuân đến với tôi.
      Giờ này còn nỗi trôi, nghe cò mồi…tự sướng, hõi xuân có gì vui? Hõi xuân có gì vui…?” (tân nhạc cãi cách)

      Mừng xuân không pháo chuột
      Chỉ hoa hoè thủ công
      Những năm nghèo thê thãm
      Cộng chơi trò…pháo bông
      Cố khoe ta cũng…bảnh
      Có thua gì Tây phương?

      Càng khoe càng lòi…dốt
      Quen tật…láo với lường
      Chẳng…ngộ rằng chân thật
      Ấy mới đạo…phú cường

      Tự biên cái hiến pháp
      Cộng muôn đời…ôm sô
      Ai tài, tao…mặc kệ
      Không dính dáng Cộng Hồ
      Không cho mày…trị quốc

      Xuân ơi…
      Chỉ cán, cò, thêm…sướng
      Tham nhũng như…ba tây
      Công tư gì cũng…chớp
      Buôn lậu, bán công khai
      Công an cùng thuế vụ
      Tao đây, bạn chúng mày

      Hàn, Đài, dâu…xứ lạ
      Nô lệ, mặc tụi bay
      Ai kêu…ngu, ráng chịu…
      Phận nghèo cứ muốn…bay

      Bốn muơi năm tình lỡ
      Cộng vẫn lên mặt…thày
      Dân Việt đành…chịu lép
      Riệu dỏm, nhấp qua ngày…

      (Chờ một ngày đỗi thay…)

  2. Nguyễn Phan says:

    Một, dù có nhiều điểm tương đồng, giữa độc tài phát-xít và độc tài Mác-xít vẫn có một điểm khác biệt lớn: Trong khi chủ nghĩa phát-xít dựa trên một số niềm tin gắn liền với một số thành kiến về chủng tộc và với một thứ chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi, chủ nghĩa Mác-xít lại dựa trên một nền tảng triết học có vẻ rất đồ sộ và nguy nga, nhờ thế, một mặt, nó dễ dàng thuyết phục được giới trí thức, và mặt khác, cũng rất dễ được huyền thoại hóa.
    Hai, vì yếu tố huyền thoại ấy, độc tài Mác-xít sống dai dẳng hơn hẳn độc tài phát-xít. Chủ nghĩa phát-xít, lúc còn mạnh, không làm dấy lên một phong trào văn học nghệ thuật tương ứng nào, và khi bị sụp đổ, là sụp đổ hoàn toàn, cả trong hiện thực lẫn trong ký ức. Chủ nghĩa Mác-xít, ngược lại, ngay từ đầu, đã gắn liền với cả một phong trào văn nghệ rộng lớn dưới nhãn hiệu chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, qua đó, thấm nhiễm sâu sắc vào đáy sâu tâm thức của từng người; hậu quả là, ngay cả khi chủ nghĩa cộng sản, với tư cách một thể chế và một ý thức hệ, đã bị phá sản, dư âm của nó vẫn còn lại. Sự kéo dài của dư âm ấy cũng đồng thời là sự kéo dài của họa độc tài…
    Tiến trình dân chủ hóa ở các nước chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác gặp nhiều khó khăn hơn, chủ yếu, vì áp lực của các huyền thoại giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp vốn được hệ thống tuyên truyền của nhà nước nuôi dưỡng quá lâu. Với các huyền thoại ấy, người ta hoặc vẫn tiếp tục có ảo tưởng vào một tương lai tươi sáng nào đó hoặc đâm ra dễ dàng tha thứ cho các tội ác trong hiện tại, xem chúng như những cái giá cần phải trả cho một thiên đường mai hậu. Đó là chưa kể, vì sống quá lâu dưới ách độc tài, chỉ cần một lời hứa hẹn hoặc một sự thay đổi nho nhỏ, người ta đã thấy thỏa mãn.
    Chính sự thỏa mãn ấy là dưỡng khí cần thiết của các chế độ độc tài.
    Nguyễn Hưng Quốc.

    • lethiep says:

      Bọn Phát xít giết người của nước khác , còn bè lũ Cộng sản tiêu diệt ngay chính đồng loại .
      Con số người nạn nhân đã bị Cộng Sản giết chết :

      65 triệu ở Trung Hoa
      20 triệu ờ Liên Xô
      2 triệu ở Campuchia
      2 triệu ở Bắc Triều Tiên
      1.700.000 ở châu Phi
      1.500.000 tại Afghanistan
      1 triệu ở các nước Cộng sản Đông Âu
      1 triệu ở Việt Nam
      150.000 ở Mỹ Latinh
      10.000 người chết ,kết quả từ hành động của phong trào cộng sản quốc tế

  3. Tuổi trẻ says:

    40 năm, kẻ ở người đi

    Sau 1975, Câu lạc bộ Phục hưng của các linh mục dòng Đa Minh chi Lyon, trụ sở ở 43 Nguyễn Thông, Q.3 bị chính quyền trưng dụng làm Hội Liên hiệp Khoa học Kỹ thuật TP.HCM; mãi đến cuối năm 2006 mới trả lại một phần và phải đổi thành CLB Phaolo Nguyễn Văn Bình. Ngày xưa hay đi học thêm ở đây, mãi đến sau ngày ra khỏi B34 (trại tạm giam, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an) – 20/1/2011 tui mới có dịp vô lại.
    Bữa đó trong hội trường tổ chức lễ tưởng niệm ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7. Không ai nói ai, nhưng đều hiểu liệt sĩ gồm cả các chiến sĩ đã hi sinh trong cuộc chiến biên giới phía Bắc, Tây Nam và Hoàng Sa, Trường Sa chống Trung Cộng. Ngoài ki tô hữu còn có nhiều nhân sĩ, trí thức nổi tiếng của thành phố, có cả bà quả phụ Ngụy Văn Thà. Và nhìn qua cũng không khó nhận ra mấy anh an ninh mặc thường phục ngồi lẫn trong khách đến.
    Buổi lễ trang nghiêm, có thắp nhang trước tượng bán thân Hồ Chí Minh, rồi vài người lên phát biểu nghe cũng chừng mực. Tuy nhiên giữa buổi không khí bỗng ồn ào, sôi nổi hẳn khi các khẩu hiệu chống Trung Quốc viết vội trên mấy tấm bìa cứng xuất hiện khắp phòng. Đó là lần hiếm hoi các nghĩa sĩ được xướng danh và tưởng niệm chung, như những người con hy sinh bảo vệ đất nước; không phân biệt đã phục vụ dưới chính thể VNCH hay XHCN.
    Bữa hổm Tuổi Trẻ làm loạt bài nhân kỷ niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa ai cũng cho là Tuổi Trẻ được bật đèn xanh, nhưng sự thật là bài ra tới kỳ 2 rồi mà vẫn nghe mấy anh bên đó vừa viết vừa…run; như đâu bác Tổng còn được ban Tuyên giáo Thành ủy mời lên uống trà…tám. Rồi cũng trót lọt, thở phào. Phát pháo của Tuổi trẻ đã mở đường cho nhiều bài viết về cuộc chiến oanh liệt của các chiến sĩ VNCH trước khi mất Hoàng Sa (19.1.1974). Sau gần 39 năm giải phóng đất nước, nhiều người đang cảm thán: Còn chờ đến lúc nào nữa mới vinh danh và công nhận 75 chiến sĩ hy sinh tại Hoàng Sa là Liệt sĩ!
    Thật ra, nếu ngồi tính toán chuyện này rất đau đầu, nên những cái đầu còn phân chia chiến tuyến sẽ khó mà thông. Trong cuộc hải chiến 1974 nhiều người hiện vẫn còn sống. Nhà tui ở trong khu vực ngày xưa là cư xá các sĩ quan VNCH, nên vẫn thường qua lại và chơi với con cháu mấy ông. Bữa bài viết đầu tiên của báo Tuổi Trẻ phát hành, tui có nói chuyện với bác Vũ Hữu San. Ông là trung tá hạm trưởng Khu trục hạm Trần Khánh Dư số hiệu HQ4; cũng là người được lệnh khẩn cấp hành quân ra Hoàng Sa ngày 16.1.1974, ngay sau khi tàu Trung Quốc khiêu chiến.
    Đồng đội kể về ông, báo TT viết lại thế này:
    “Hạm trưởng San là một người thẳng thắn và nóng tính, sẵn sàng thực hiện ngay việc mình xác quyết là đúng. Trung tá San lệnh dùng cờ, quang hiệu lẫn loa phát tiếng Việt, Trung, Anh để đuổi tàu Trung Quốc. Lúc đầu tàu Trung Quốc còn im lặng, đậu lì. Sau đó họ cũng trả lời dối trá lại đây là vùng chủ quyền Trung Quốc, yêu cầu tàu VNCH phải rời ngay lập tức. Hai bên vờn nhau mãi không giải quyết được gì, trung tá San cảnh báo, rồi ra lệnh bẻ lái ủi thẳng vào chiếc tàu giả trang ngư nghiệp 407 của Trung Quốc theo hướng đẩy ra xa đảo. Mũi khu trục hạm Trần Khánh Dư cao lớn hơn, chồm lên đè bể một phần buồng lái chiếc tàu 407 làm nó và một chiếc gần đó hoảng sợ, phải lùi ra xa.”
    Tính bác San bây giờ vẫn vậy, thẳng thắn và nóng tính nhưng đã học được cách nhẫn nại rồi. Ông cùng gia đình rời khỏi Việt Nam trước 30/4 mấy ngày, và đến nay chưa lần nào trở về. Ở Mỹ, ông đi học tiếp và đậu cử nhân ngành Cơ khí, làm kỹ sư và về hưu năm 2002. Vũ Hữu San đã biên khảo rất nhiều sách hàng hải, như cuốn Lược sử tổ chức Hải Quân VNCH, Địa lý biển Đông với Hoàng Sa & Trường Sa, Vịnh Bắc Việt & Chủ quyền hải phận, Tài liệu hải chiến Hoàng Sa, Sơ lược Hải sử& Thuỷ quân VN, Chiến hạm & Chiến đĩnh VNCH…Trong đó có cuốn Địa lý biển Đông với Hoàng Sa & Trường Sa vừa được NXB Trẻ tái phát hành.
    Có người Việt nào ra đi mà không muốn trở về? Anh em ruột ông San, ngay cả cha ông là Vũ Hữu Soạn cũng gần ngót 100 tuổi mà vẫn liên tục bị từ chối visa nhập cảnh VN, không lý do. “Địa lý biển Đông với Hoàng Sa &Trường Sa” của ông trên mạng từ 1995, nhưng để xuất bản được trong nước thôi cũng mất gần 20 năm. Rất nhiều học giả phải dấn thân mới thể phát hành được.
    Hạm trưởng HQ4 Vũ Hữu San sức giờ đã yếu; tui nói để post một tấm hình hiện tại lên đây nhưng ông bảo vừa bị bất tỉnh, mấy tuần lễ nay sức khỏe suy kiệt việc giờ chỉ đếm từng ngày. Rồi ông nhắn, kêu nhờ anh em trong nước tính giúp coi, có thể ra tiếp các tác phẩm khác của mình không. “Tôi không quan trọng nhuận bút, chỉ mong phổ biến những công trình làm việc 50 năm qua thôi!”
    Ông san thường nói với tui, trên chiến hạmcó câu: “Steady as you go!” Nếu đã xác tín là đúng thì cứ vững tiến thôi! Đã gần 40 năm thống nhất, còn gì mà lăn tăn. Tới lúc cần có những thái độ rõ ràng và tích cực, nhất là đối với những người sống chết để bảo vệ biển đảo quê hương!
    TB: Tới khuya hôm qua, một bạn Thanh Niên bức xúc: Dù Thanh Niên đã rất can đảm nhưng sáng nay (18/1/2014), 3 bài viết của mình nằm trong loạt bài 40 năm hải chiến Hoàng Sa bị đục bỏ sau 1-2 tiếng treo trên TNO bởi một lý do là kỷ niệm 64 năm quan hệ Việt-Trung. Rồi chương trình ca nhạc hát về biển đảo quê hương và Lễ thắp nến tri ân Hướng về Hoàng Sa vào lúc 19 giờ hôm nay tại Công viên Biển Đông (Đà Nẵng) do Ủy ban nhân dân huyện Hoàng Sa tổ chức cũng bị hủy bỏ.
    Mỗi người tưởng niệm theo cách riêng của mình, với truyền thống kế thừa tốt đẹp của người Việt. 75 nghĩa sĩ đã ngã xuống ở Hoàng Sa,trong đó nhiều người chỉ còn có mộ gió.

    Lê Nguyễn Hương Trà.

  4. Hoàng Thanh says:

    Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi…

    Ngay sau khi chiến tranh VN kết thúc chưa được bao lâu, khi “phe thắng cuộc” còn đang ngây ngất trong “hào quang chiến thắng” và thế giới còn đang nhìn vào đảng cộng sản VN với ít nhiều khâm phục thì người dân, chủ yếu là từ miền Nam, bắt đầu ồ ạt bỏ nước ra đi…
    Mặt trái của tấm huy chương lộ ra dần dần theo những thông tin, hình ảnh về những thuyền nhân bị hãm hiếp, bị cướp bóc tàn nhẫn hay vĩnh viễn nằm lại dưới lòng biển sâu trong quá trình chạy trốn khỏi nước Cộng hòa XHCN VN đi tìm bến bờ tự do, được đăng tải rộng rãi…
    Một trong những cuộc di dân lớn nhất trong thế kỷ XX bắt đầu và kéo dài nhiều năm sau đó.
    Điều đáng nói là cho mãi đến bây giờ, gần 40 năm sau, người Việt vẫn đang tiếp tục tìm đường ra đi, bằng cách này cách khác.
    Người nghèo thì chủ yếu đi bằng con đường bán sức lao động, dưới danh nghĩa đi lao động hợp tác, còn gọi là “xuất khẩu lao động”-một trong những khái niệm mới có dưới chế độ ưu việt của đảng ta. Khi các nước thuộc khối XHCN cũ còn tồn tại, thì VN “xuất khẩu” người lao động sang các nước này, và khi khối XHCN bị sụp đổ thì lại “xuất” sang môi trường các nước tư bản, lên đến hàng chục ngàn người mỗi năm.
    Cách làm này đã đem lại cho nhà nước VN một món ngoại tệ không nhỏ hàng năm, cộng với số tiền của kiều bào gửi về, khiến VN mấy năm gần đây liên tục lọt vào danh sách các quốc gia có lượng kiều hối cao trên thế giới. Thực chất, đây là nạn buôn người một cách công khai và VN cũng đã bị nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới cảnh báo về điều này.
    Người viết bài này đã từng tiếp xúc, trò chuyện với nhiều người đi xuất khẩu lao động tại một số quốc gia ở Đông Âu như Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan… Hầu hết đều có hoàn cảnh khó khăn, phải cầm cố ruộng vườn nhà cửa, vay nợ ngân hàng để có tiền đóng cho các công ty môi giới lao động. Vì vậy khi sang đến nơi họ phải “cày” ngày “cày” đêm, ăn uống sinh hoạt hết sức tằn tiện, vừa dành tiền trả nợ, nuôi gia đình, tiết kiệm mong để dành được chút vốn sau này về nước làm ăn.
    Dù làm việc vất vả, sống eo hẹp nhưng vẫn còn là… may mắn. Cực khổ, rủi ro hơn nhiều là những người đi sang nước khác bằng hộ chiếu du lịch rồi ở lại làm lao động “chui”.
    Chẳng hạn, có rất nhiều người đi du lịch sang Nga rồi nhờ đường dây đưa sang Đức sang Tiệp, đi đường bộ, đường rừng. Biết bao nhiêu hiểm nguy bất trắc rình rập, còn với phụ nữ thì khó mà thoát khỏi nạn bị cưỡng hiếp dọc đường, không phải chỉ một lần.
    Vì không có giấy tờ, họ chỉ có thể làm việc cho những người chủ Việt, bị bóc lột nặng nề trong những điều kiện vô cùng tồi tệ mà không kêu cứu được ai.
    Đôi khi chúng ta lại đọc thấy những tin tức như một xưởng may ở Nga bị cháy (tháng 9.2912), nhiều công nhân VN bị chết, hóa ra đó là một xưởng may hoạt động bất hợp pháp và các công nhân có thể đã bị đưa đi xuất khẩu lao động “chui”; hay “Một người Việt ở Nga bị bắt vì sử dụng 700 lao động Việt như nô lệ” (Vietinfo), “Cảnh báo rủi ro lao động Việt Nam đi làm việc chui ở Philippines” (Báo mới), “Góc khuất về người lao động VN ở Angola” (VOV)…
    Ngay các nước Bắc Âu như Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển… bây giờ cũng có nhiều người đi du lịch rồi ở lại. Nhiều cặp vợ chồng bỏ lại con nhỏ cho ông bà nội ngoại nuôi, biền biệt làm ăn cả chục năm chưa về nước là chuyện bình thường!
    Liều lĩnh hơn nữa, mới đây báo chí VN đưa tin nhiều người đi du lịch theo tour rồi bỏ trốn, chấp nhận vứt luôn cả hộ chiếu, sống hoàn toàn không giấy tờ trên nước người. (“Khắp nơi cảnh giác du khách Việt: xuất ngoại rồi bỏ trốn”, VietnamNet).
    Tất cả cũng chỉ vì quê hương không còn là “chùm khế ngọt” nên con người phải tha hương nhọc nhằn kiếm sống.
    Nhiều cô gái trẻ ở nông thôn, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long thì chọn con đường đổi đời bằng những cuộc hôn nhân thông qua các tổ chức môi giới, với những người chồng đến từ Đài Loan, Hàn Quốc. Những cuộc hôn nhân vội vàng chớp nhoáng, lệch pha, mà bản thân các cô gái và gia đình chỉ nhận được một món tiền rẻ mạt, đa phần không tìm được hạnh phúc. Thậm chí kết thúc bằng cái chết.
    Từ chuyện một cô dâu Việt mới bước qua tuổi 20 chưa lâu (sinh năm 1993) bị người chồng Hàn Quốc bóp cổ đến chết mới đây, báo Dân Trí có bài “Sự sỉ nhục nhìn từ những cô dâu Việt bị giết”.
    Bởi đây không phải là lần đầu tiên, các bậc cha mẹ khi tiễn con gái đi lấy chồng xa cứ nghĩ là đời con mình sẽ sung sướng vì được lấy chồng “ngoại”, chẳng bao lâu sau đã phải đón con về trong những bình tro cốt giá lạnh. Những cái chết tức tưởi, bị đánh, bị đâm, hay quẫn trí quá mà nhảy lầu tự sát ôm theo con…
    Vậy mà theo bài báo: “Phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan bị đánh đập, hành hạ, bị giết, nhưng tỉ lệ thấp hơn và ít rủi ro hơn lấy chồng Trung Quốc. Tình trạng lấy chồng Trung Quốc, sau đó bị ngược đãi, bị làm vợ tập thể, bị sang tay và vứt ra đường khá phổ biến.
    Cuối năm 2013, ba cô dâu Việt Nam là Tô Thị Hà, Trịnh Thị Hoa, Mai Thị Sư được điều trị tại Bệnh viện thần kinh thành phố Phúc Châu, tỉnh Kiến Phúc – Trung Quốc. Cả ba người đều là nạn nhân của lấy chồng Trung Quốc, bị đày đọa nhiều năm cho đến khi thân tàn thì đuổi khỏi nhà…Có nhiều trường hợp bị đẩy vào động mại dâm, bị khai thác như súc vật cho đến khi bệnh tật, bị chết hoặc điên dại.”
    Đó là chưa kể đến những cô gái Việt bán phấn buôn hương trong những địa điểm ăn chơi cho đến những ổ chứa gái rẻ tiền trên đất Thái, Phi, Cambodia, Malaysia…
    Nếu như các cô gái nông thôn ở phía Nam hoặc các tỉnh sát biên giới phía Bắc thường lấy chồng Đài, Hàn, Trung qua con đường môi giới thì các cô gái ở các thành phố lớn, có ăn học, có nhan sắc, nhất là có chút tiếng tăm nếu hoạt động trong giới showbiz Việt như người mẫu, ca sĩ, diễn viên… lại có xu hướng lấy chồng ngoại quốc hoặc Việt kiều từ Mỹ và các nước phương Tây.
    Nói vậy không có nghĩa là mọi cuộc hôn nhân có yếu tố “ngoại” đều tính toán, vẫn có những cuộc hôn nhân xuất phát từ tình yêu, do cả hai đều có cơ hội và thời gian chọn lựa hơn. Nhưng với một tỷ lệ không nhỏ và ngày càng tăng những cuộc hôn nhân như vậy trong giới showbiz vẫn khiến người ta tự hỏi phải chăng cái quốc tịch của các đức ông chồng (và cả các cô vợ) là một ưu điểm lớn?
    Những người gia đình trung lưu, khá giả thì đầu tư cho con cái đi du học tự túc rồi tìm cách ở lại. Trước kia cha mẹ thường cho con đi học sau khi tốt nghiệp phổ thông, nhưng càng ngày người ta càng cho con đi sớm hơn, từ khi mới lớp 9,10, 11. Riêng ở Hoa Kỳ, hiện tại “VN đứng thứ 8 về số du học sinh ở Mỹ” “với hơn 16.000 sinh viên tại các trường đại học và cao đẳng trên toàn nước này” (VNExpress).
    Nhưng không phải cuộc đầu tư cho con đi học nào cũng thành công, nếu không có sự chuẩn bị tốt về ngoại ngữ, kiến thức, một nền tảng giáo dục tốt từ gia đình và một mục đích rõ ràng. Những cô cậu học sinh, sinh viên hoặc theo không nổi, học là phụ chơi là chính, sau này về nước chỗ làm đã có cha mẹ “dọn” sẵn, điều này dễ thấy với dạng con ông cháu cha. Hoặc dễ chệch hướng, sa ngã.
    Đám quan chức và những kẻ thủ lợi nhiều nhờ chế độ này, miệng thì chửi bới Mỹ và các nước “tư bản giãy chết” nhưng hỏi ra đều đã tính đường “hạ cánh an toàn” cả. Phần lớn đều có con cái, nhà cửa, cơ sở kinh doanh ở Mỹ hay một nước phương Tây, có trương mục trong các ngân hàng uy tín nhất thế giới. Đám này sướng từ trong nước đến khi ra nước ngoài vẫn tiếp tục nhàn nhã nhờ vào những đồng tiền mà chúng tham nhũng, ăn cướp từ nhân dân.
    Và vẫn chưa hết, cảnh vượt biên bằng đường biển, đường bộ…Úc là một trong những điểm đến được nhắm tới trong những năm gần đây cùa thuyền nhân Việt và các nước khác. Nhưng với chính sách mới cứng rắn của chính phủ Úc, người Việt vượt biển sẽ không bao giờ được định cư ở Úc mà nếu được xét là người tỵ nạn thực sự, họ cũng chỉ được định cư tại đảo Papua New Guinea mà thôi.
    Đất nước như một con tàu lớn đang chìm dần trong khi những người cầm lái thì vẫn tiếp tục mù quáng, chưa tỉnh thức, buộc lòng nhân dân, mạnh ai nấy phải tìm cách nhảy ra khỏi con tàu đắm vậy.
    Như một câu hát của nhạc sĩ họ Trịnh: “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi…” (bài “Một cõi đi về”). Có lẽ chỉ đến khi chế độ này sụp đổ và thay đổi theo hướng tự do dân chủ, mới hết cảnh người Việt bỏ nước ra đi, hết những bi kịch đầy máu và nước mắt đằng sau những cuộc trốn chạy khỏi thiên đường XHCN VN.

  5. lu loa says:

    DÂN CHỦ, DÂN OAN BỞI TẠI TIỀN !

    “Dân chủ”, “dân oan” bởi tại tiền
    Vì tiền mà chúng trở thành điên
    Chúng tru chúng réo như con chó
    Lẻo nhẽo lu loa thấy phát phiền…
    Dân chủ ngụy danh thành quái đản
    Tiền làm biến dạng, nạn oan khiên !
    Oan khiên không phải oan đâu nhá
    Oan uất huyên thuyên bởi tại tiền !!!

    • Tien Ngu says:

      Nghe hát, biết ngay nó…cò mồi
      Ngậm phân phun láo, mãi không thôi
      Khoái nghề lên lớp, hầu tự sướng
      Tật láo luôn khoe,
      (chán mới đời…)

      Dân chủ đân oan, bằng…mắt hí
      Nó nhìn nó ngạo, lập…y lời
      Mỗi khi bị …ngọng, chơi…văn hoá
      Gọi người là…chó, sướng…mê tơi (*)

      (*): tự sướng

    • lethiep says:

      Ở trong nước , người dân tới tấp đòi tự do, dân chủ làm Quỷ Đỏ Việt cộng điên đầu , trên trang mạng, dư lợn viên trí não rối bời không sao chống đỡ được cho Quỷ Đỏ, rốt cuộc chỉ còn biết cắn càn sủa bậy những lời vu khống, xuyên tạc rẻ tiền .

      “Chào đón Dư Luận Viên năm 2014″- 06/01/14 – Người Buôn Gió : Nhục mạ đối thủ bằng những câu văn rẻ tiền, lập luận bừa bãi, khiên cưỡng và quy chụp như vậy, có phải là bảo vệ chế độ không.? Tất nhiên không ai đi bảo vệ chế độ một cách vô học như thế, trừ khi muốn lợi dụng vậy để bôi bác thêm chế độ. Một chế độ kiểu gì mà những kẻ bảo vệ nó nói những lời hạ đẳng như vậy.?

      Rõ ràng các DLV không bảo vệ chế độ, hoặc trình độ của họ để bảo vệ chế độ là quá thấp. Hoặc mục tiêu chính của họ là nhục mạ, hạ thấp những nhà đấu tranh,

    • Trần Bảo Thịnh says:

      Cái lũ lu loa chỉ vì tiền
      Vì tiền nên chúng trở thành điên
      Vô nghì lu loa như lũ chó
      Tru trếu chói tai quá ư phiền

      Cộng phỉ gian tham cướp ruộng đất
      Khiến dân nghèo biến thái hoá dân oan
      Vườn hoa Xuân Thưởng nơi khiếu kiện
      Dân nghèo đến đó để kêu oan

      Cộng sản bán nước, lũ việt gian
      Cướp của nhân dân, lũ điếm đàng
      Lu loa tru trếu phường ăn cướp
      Chính quyền ăn cướp, cướp loại sang (cướp đêm là giặc cướp ngày là quan)

      Nhân dân đoàn kết hãy xếp hàng
      Vùng lên diệt cướp, cứu giang san
      DÂN CHỦ, DÂN OAN, QUYẾT MỘT LÒNG
      Lũ chó lu loa hết làm ngang!

Leave a Reply to lu loa