WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cưỡi lên sấm sét

Bìa sách Ride the Thunder của Richard Botkin

Bìa sách Ride the Thunder của Richard Botkin

Trong năm Giáp Ngọ, chúng ta sẽ được xem một cuốn phim hiếm hoi về cuộc chiến Việt Nam trong đó vai trò oai hùng của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà được mô tả với sự trung thực. Tác phẩm điện ảnh này dựa trên những dữ kiện thật, được trình bày trong cuốn “Ride the Thunder – A Vietnam War Story of Honor and Triumph” của Richard Botkin. Chủ biên Nguyễn-Xuân Nghĩa của Giai phẩm Xuân Việt Báo đã hàn huyên cùng tác giả và ghi lại như sau…

Richard Botkin là người ăn chay.

Vào hoàn cảnh khác, chúng ta có thể gặp ông sau một bàn giấy đồ xộ của tổ hợp tài chánh Morgan Stanley với tấm bảng đồng ngoài cửa chỉ rõ chức vụ là Senior Vice President. Phụ trách phân bộ Quản trị Tài sản trong một tập đoàn đang khai thác gần 400 tỷ Mỹ kim tại hơn bốn chục quốc gia qua cả ngàn văn phòng hoạt động trên toàn cầu, ông là một nhà cố vấn tài chánh mà giới có tiền đầu tư rất nên gặp.

Văn phòng của ông nằm tại miền Bắc, gần thủ phủ Sacramento của California, mà chúng tôi gặp ông ở miền Nam California, và không để nói về đầu tư tài chánh. Đúng hơn, để nói về một dịch vụ đầu tư khác.

Richard Botkin đã từng là sĩ quan Thủy quân Lục chiến, như ta có thể thấy từ cái áo thung màu đỏ mang phù hiệu của binh chủng. Sau nhiều năm trong quân ngũ, ông tiếp tục là sĩ quan trừ bị, tổng cộng 15 năm. Như nhiều cựu chiến binh Hoa Kỳ, sau khi dâng hiến tuổi thanh niên Tổ Quốc, từ năm 1995, ông bước qua một ngành hoạt động khác và rất thành công.

Nhưng sau đó, ông đầu tư thêm công sức vào một việc khác thường.

Richard Botkin dành năm năm tìm hiểu, thu thập tài liệu để viết lại một giai đoạn của một cuộc chiến mà ông không tham dự vì còn quá trẻ, cuộc chiến tại Việt Nam.

Người viết này giật mình nghĩ lại về một chủ điểm chiếm 14 chương trong cuốn sách 42 chương.

Thời đó, Hoa Kỳ chuẩn bị triệt thoái theo chủ trương “Việt hoá cuộc chiến”. Cuộc tấn công rất quy mô của quân đội Cộng sản Bắc Việt vào đầu năm 1972 được họ gọi là “Chiến dịch Nguyễn Huệ” và nhắm vào ba bốn vùng lãnh thổ của miền Nam. Phía Hoa Kỳ gọi là “Eastern Offensive” – “cuộc Tấn công mùa Phục sinh”. Bị tấn công gần như bốn bề, phía Việt Nam Cộng Hoà lại không có tên chính thức!

May là nhờ Phan Nhật Nam mà ký ức của chúng ta được ghi đậm nét với “Mùa Hè Đỏ Lửa”. Sau đó là những chiến công tại Quảng Trị, Bình Long, An Lộc… để miền Nam còn tồn tại qua một năm có tranh cử Tổng thống tại Hoa Kỳ.

 Tác giả Richard Botkin cùng chủ biên Nguyễn-Xuân Nghĩa


Tác giả Richard Botkin cùng chủ biên Nguyễn-Xuân Nghĩa

Câu chuyện khởi đầu như vậy. Nhìn người khách phong phanh với chiếc áo thung đỏ khi trời đã trở lạnh, chúng tôi có sự tò mò của nhà báo:

Lý do nào khiến ông mất năm năm đi làm chuyện viết sách? Trả lại sự thật cho lịch sử, thế thôi! Ông có gặp trở ngại nào trong việc tìm kiếm và thu thập tài liệu về một giai đoạn mà nhiều người Mỹ muốn quên hay chăng? Thưa rằng ký ức của tập thể thật ra vẫn đầy ắp và những người trong cuộc đều không quên được. Thư khố của quân đội Hoa Kỳ vẫn rộng mở. Vả lại, tâm lý thời nay đã khác xưa. Người ta muốn tìm về sự thật sau nhiều ghi nhận quá thiên lệch về cuộc chiến này.

Nhiều người Mỹ vẫn hiểu lầm mà tự hỏi vì sao mình lại “đánh” Việt Nam khi ngày nay thấy người Việt khắp nơi, kể cả và nhất là những người miền Bắc, vẫn có đầy thiện cảm với Hoa Kỳ! Họ không phân biệt được người dân là nạn nhân ở dưới và chế độ cai trị ở trên.

Với Richard Botkin, cái khó không phải là thu thập dữ kiện, kể cả đi tìm lại chiến trường xưa tại Vùng I, dù là điều ấy đòi hỏi khá nhiều thời giờ. Thách đố ở đây là ghi lại cho đời sau hiểu được tâm cảnh của những người trong cuộc về cuộc chiến đằng đẵng này, và nhất là về những gì xảy ra sau đó cho người bại trận….

Cho đến nay, cuốn sách đã được nhiều người Mỹ điểm lại với lời khen ngợi, kể cả một số tướng lãnh Hoa Kỳ từng là sĩ quan tác chiến tại Việt Nam. Người viết này thì chú ý đến phần kết của cuốn sách, rất lạc quan, có hậu.

Richard Botkin hoàn tất cuốn sách như một bút ký chiến trường dày hơn 600 trang, mỗi chương lại là một tiểu mục như trong một bản phân cảnh kỹ thuật của điện ảnh. Nét độc đáo của tác phẩm không chỉ là một kho dữ kiện khô khan về các khía cạnh quân sự mà là những hình ảnh đầy nhân bản của con người thật ở trong cuộc chiến. Con người thật ở đây là các chiến binh Hoa Kỳ và Việt Nam. Không chỉ là một kho tài liệu về chiến tranh, cuốn sách là một mô tả rất tỉ mỉ về đời sống trong thời chiến.

Với chiến binh Hoa Kỳ, chiến tranh khởi sự khi họ đặt chân lên lãnh thổ nghi ngút khói lửa và chấm dứt khi họ ra về. Ở giữa còn có nhiều chương trình nghỉ ngơi giải trí. Với người chiến binh Việt Nam, chiến tranh là đời sống, là thường trực, triền miên, không có hậu phương hay chiến tuyến. Mà cũng chẳng kết thúc vào năm 1975.

Vì vậy, viết về người lính chiến Việt Nam, Bút ký Chiến trường của Richard Botkin mở đầu với đám cưới của một sĩ quan Thủy quân Lục chiến Việt Nam Cộng Hoà. Ông Lê Bá Bình. Rất người, rất bình thường trong cả chuỗi phi thường tương phản với hoàn cảnh của một chiến binh Mỹ.

Trong câu chuyện, tất nhiên chúng tôi nói về chiến công của một Đại úy Thủ quân Lục chiến Mỹ là John Ripley. Ông len qua mưa đạn với mấy trăm ký thuốc nổ để phá cầu Đông Hà và chặn cơn thác lũ của Cộng quân đang tràn xuống. Nhờ cuốn sách, người đọc biết thêm về gia đình người hùng Ripley và truyền thống đáng kính của nhiều người Mỹ: bảo vệ tổ quốc là nhiệm vụ trên hết. Mà không chỉ có Ripley. Chúng ta có rất nhiều chân dung đã bị lãng quên.

Chiến công phá cầu Đông Hà vắt qua Cam Lộ đã đi vào quân sử Hoa Kỳ với mô hình ba chiều được dựng lại làm chủ đề huấn luyện Thủy quân Lục chiến. Tương tự như nhiều chiến tích khác của quân lực Hoa Kỳ, câu chuyện cây cầu cũng được viết lại thành sách, như trong cuốn “The Bridge at Dong Ha” của Đại tá John Grider Miller.
Cuốn Ride the Thunder còn có nội dung bao quát hơn vậy. Mà không chỉ có những tường thuật sống động về các đơn vị tác chiến của Việt Nam, hay về những người anh hùng như Thiếu tá Lê Bá Bình của Thủy quân Lục chiến. Chi tiết ấy khiến chúng tôi trở lại với Bat-Hai-Một (Bat-21), một chuyện xảy ra ngay từ những ngày đầu tiên của Mùa Hè Đỏ Lửa.

“Bat-21″ là mật hiệu của một máy bay trinh sát mà cũng là câu chuyện về việc giải cứu một sĩ quan quân báo Mỹ bị rơi sau phòng tuyến địch. Việc giải cứu được coi như một chiến tích của Quân lực Mỹ, với sự góp sức của một biệt kích của Hải quân Việt Nam. Sau này ông là một trong hai người lính chiến Việt Nam được huy chương Navy Cross rất cao quý của Hải quân Mỹ. Một sĩ quan Không quân hồi hưu là William C. Anderson đã viết cuốn Bat*21, được dựng lại thành phim với các diễn viên khét tiếng là Gene Hackman và Danny Glover….

Trong Ride the Thunder, Richard Botkin nhẹ nhàng nêu vấn đề. Trong vụ này, vì nhu cầu giải cứu một sĩ quan Mỹ, lệnh tấn công bị hoãn mất mươi ngày khiến cả ngàn binh lính Việt Nam hy sinh. Rồi những người lính chiến đã hy sinh còn bị nhục mạ là thuộc về một quân đội hèn nhát của một chính quyền tham nhũng!

Ông không giấu được sự bất bình khi nhắc đến những sai lạc đó và muốn viết về một sự thật khác trong tinh thần bình đẳng giữ các chiến binh Mỹ-Việt, với sự tương kính dành cho người lính chiến Việt Nam. Với người lính Thủy quân Lục chiến Mỹ là Richard Botkin, Thủy quân Lục chiến Việt Nam là những ưu binh rất đáng kính trọng.

Trở lại động lực nguyên thủy để viết sách thì với nghề kinh doanh của ông, Richard Botkin không viết để kiếm tiền. Ông còn dùng một phần của số thu cho Injured Marine Semper Fi Fund, một cơ quan thiện nguyện giúp thương binh Thủy quân Lục chiến Mỹ cùng gia đình. Ông cũng kín đáo giúp cựu chiến binh Thủy quân Lục chiến Việt Nam.

“Cựu chiến binh chúng tôi có nhiều chương trình yểm trợ, kể cả giúp đỡ những người bị hội chứng chấn động tâm thần sau khi tác chiến về. Những người anh em của chúng tôi trong Quân lực Việt Nam thì chẳng có gì. Khi phải bó tay thua trận thì họ mất hết, tự do, gia đình, quê hương….”

Bây giờ thì Richard Botkin còn bỏ tiền túi cùng với bằng hữu sản xuất cuốn phim với hy vọng trình chiếu trong năm 2014. Dựa trên chuyện thật ở ngoài đời, cuốn phim sẽ đem lại cái nhìn công bình hơn về vai trò của các đơn vị tác chiến Cộng Hòa trong cuộc chiến. Cùng lúc đó, một số bằng hữu người Việt cũng đang phiên dịch tác phẩm này sang Việt ngữ cho người Việt.

Nhiều người có thói quen là ít xem truyện mà chỉ xem cuốn phim dựng lên từ cuốn truyện. Họ có thể nhìn toàn cuộc ở những góc cạnh bắt mắt mà thiếu chiều sâu. Chúng ta nên tránh điều ấy.

Vì vậy, ta nên tìm đọc Ride the Thunder và nhất là yêu cầu các thư viện ở địa phương của mình nên có cuốn sách để mọi người Mỹ đều có dịp đọc. Sau đó thì thưởng thức cuốn phim – và nhìn lại Quảng Trị với niềm tự hào.

Cuối phần hàn huyên về một cuộc chiến đã qua, chúng tôi đề cập tới chuyện hiện đại.

Tổ hợp Morgan Stanley có một kinh tế trưởng sau này là Chủ tịch phân bộ Á Châu, nay đã về hưu đi dạy học. Vì theo dõi những phân tích kinh tế và tài chánh của nhân vật này từ vài chục năm qua, chúng tôi hỏi thẳng Richard Botkin về vị đồng nghiệp trong Morgan Stanley. Câu trả lời là một cái lắc đầu rất mạnh!

Không chỉ đồng ý về nội dung Ride the Thunder, chúng tôi còn gật gù với nhau về cái nhìn của chuyên gia kinh tế này khi ông ta hết lời ngợi ca kinh tế Trung Quốc. Trật lấc cả!
***

Khi chuẩn bị một số báo Xuân, người viết có một cái thú đau thương là phải đọc nhiều sách. Đọc nhiều là cái thú, đau thương là khi có rất ít thời giờ. Với cuốn Ride the Thunder thì đây là một cái thú đau thương trong nghĩa đen. Đau thương vì kết cục mà ai cũng biết về cuộc chiến. Cái thú là khi thấy có người nhìn ra và viết lại về những trang sử anh hùng của người lính chiến.

Xin cám ơn Richard Botkin.

___________________

Trích từ trang 61 Xuân Việt Báo Giáp Ngọ – Hãy yêu cầu thư viện địa phương của mình có cuốn sách này để nhiều người Mỹ cùng đọc, và biết về nhiều sự thật bị lãng quên.

13 Phản hồi cho “Cưỡi lên sấm sét”

  1. lethiep says:

    Thảm quá ! con nít ở Việt nam nhiều đứa không quần che thân , không dép để đi :

    http://maithanhhaiddk.blogspot.com/2013/01/thu-tuong-oi-ung-e-chung-no-coi-truong.html

  2. lethiep says:

    Nông dân cả nước lâm vào cảnh nghèo đói, thiếu ăn :

    *** “Ăn mày chuyên nghiệp” – 07 tháng Mười Hai năm 2013 – Tác Giả: Lê Diễn Ðức : Về cuộc sống cơ cực của người lao động trong một bài viết chẳng thể nào nói hết. Tôi chỉ muốn nói ít nhiều về nông dân, một lực lượng đông đảo chiếm tới 70% dân số cả nước.

    Trong ngày 27 tháng 6 năm 2013, tại cuộc hội thảo “Bức tranh nông thôn, nông dân Việt Nam nhìn từ cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình” tại Hà Nội, ông Nguyễn Duy Lượng, phó chủ tịch trung ương Hội Nông Dân Việt Nam, đã mô tả chính xác: “Nông dân hiện có nhiều cái nhất: Ðông nhất, nghèo khổ nhất, chịu nhiều thiệt thòi nhất, bất lực nhất, dễ bị tổn thương nhất, đời sống bấp bênh nhất”…

    Bỏ quê ra phố

    Bài “Khó giải bài toán nông dân ly điền” của tờ Ðại Ðoàn Kết 25 tháng 11, 2013 viết rằng, cuộc sống quá nghèo đói, bấp bênh, thu nhập thiếu ổn định và thường xuyên phụ thuộc vào “số trời” mỗi lúc thiên tai, khiến nhiều nông dân không còn mặn mà với “bờ xôi ruộng mật”, nhiều người di cư ra thành phố, tìm kiếm việc làm.

    Trong bài “Sự thật chuyện nông dân bỏ ruộng” ngày 12 tháng 11, 2013 của đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV), một nông dân ở Thái Bình nói:

    “Tới 70% dân làng muốn bỏ ruộng rồi, nếu có công ty đến mua 60-70 triệu đồng/sào, tôi bán ruộng ngay. Bán ruộng, có tiền tôi sẽ đầu tư cho con cái học hành, chăn nuôi, làm dịch vụ. Hoặc thà rằng bán ruộng lấy tiền gửi ngân hàng lấy lãi còn hơn. Nếu bảo cho ruộng, sẽ không ai cho, cứ giữ đó chờ có dự án sẽ được đền bù”.

  3. vu trung says:

    Vậy à? Danh Nhân nước Việt từ ngàn xưa, lưu danh hậu thế, những Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, v.v đều là tên của những con đường lớn nhất của mọi thành phố, để xem thêm 20 năm nữa sau khi csVN sụp đổ, sẽ có bao nhiêu con đường mang tên Võ Nguyên Giáp .

  4. tiền phong says:

    HÀNG NGÀN NGƯỜI VIẾNG MỘ ĐẠI TƯỚNG ĐẦU NĂM
    Trong hai ngày mùng 1 và mùng 2 Tết Giáp Ngọ, hàng ngàn người dân cả nước đã về Vũng Chùa – Đảo Yến (Quảng Bình) để viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
    Tết năm nay ở phía Nam Đèo Ngang nắng khác thường so với các năm trước. Dù vậy, suốt từ sáng mồng 1 đến chiều mồng 2 Tết, hàng ngàn người dân khắp cả nước đã đổ về Vũng Chùa-Đảo Yến (Quảng Trạch, Quảng Bình) để thắp hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
    Dù trời nắng như đổ lửa nhưng hàng ngàn người vẫn xếp hàng vào viếng Đại tướng
    Theo đại diện Đội bảo vệ khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong ngày mồng 1 Tết có khoảng 6.000 lượt khách và ngày mồng 2 Tết có 7.000 lượt khách đăng ký vào viếng mộ Đại tướng.
    Theo quan sát của PV Tiền Phong, người vào viếng mộ Đại tướng có đầy đủ mọi lứa tuổi. Nhiều gia đình trẻ cũng xếp hàng vào viếng Đại tướng dù tiết trời nắng gắt như mùa hè.
    Anh Nguyễn Anh Tuấn, giáo viên Trường THCS Kỳ Hải cho biết, dù đã vào viếng mộ Đại tướng nhiều lần nhưng để giáo dục các con, ngày mồng Hai Tết, cả gia đình quyết định chạy xe máy 40km từ thị trấn Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vào để thắp hương tưởng nhớ vị Đại tướng vĩ đại.
    “Đại tướng là một vĩ nhân. Người suốt đời vì dân vì nước. Việc cho con vào viếng mộ Người là nhằm để giáo dục con học tập tấm gương, đạo đức cũng như không bao giờ quên ơn những người đã có công với dân, với nước”, anh Tuấn nói.

    • Builan says:

      tiên phong – Có đi CHƠI công viên LÊ VĂN TÁM lần nào chưa nhĩ ?
      Thì cũng tương tự như vậy thôi !
      Đi “thăm lăng” : mỗi buổi sáng cũng vậy !
      Caí ni xem ra còn QUOÀNH TRÁNG hơn nhiều ! khakhakha

      http://a.disquscdn.com/uploads/mediaembed/images/714/2953/original.jpg

    • lethiep says:

      Giáp không được nhắc đến trong sách giáo khoa . Bọn lãnh đạo Cộng sản Hà nôi chúng biết rõ Giáp được phong đại tướng chỉ là do sự nhận xét và cảm tính của Hồ chí Minh trong điều kiện đặc biệt lúc đó của lịch sử, và quan trọng hơn cả là vì chúng biết rõ các chiến thắng của Giáp có được là do các cố vấn Tàu cộng và sự giúp đỡ dư dả súng đạn của các quốc gia Cộng sản .

      Thứ hai, 21 tháng 10, 2013

      Đại tướng Võ Nguyên Giáp không được nhắc đến trong sách giáo khoa (SGK) dành cho học sinh ở Việt Nam, theo truyền thông Việt Nam.

      Báo Thanh Niên cho biết ở SGK Lịch sử lớp 9, có nêu diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ nhưng “không câu từ nào nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.

      SGK Lịch sử lớp 12, cũng trong phần nói về Điện Biên Phủ, “không một lần” nhắc tên vị tướng.

      Bà Nguyễn Ái Hằng – nguyên Tổ trưởng bộ môn Sử, Trường THPT Trần Phú (Q.Tân Phú, TP.HCM) – nói: “Trong SGK lịch sử ở cấp 3, những bài chính đều không nhắc tới Đại tướng.”

      “Ở những bài phần tham khảo, đọc thêm có thể hiện một số nhân vật lịch sử, nhưng cũng không có thông tin nào xoay quanh Đại tướng Võ Nguyên Giáp,” bà nói.
      Cùng ngày 21/10, tờ PetroTimes cũng nói vị tướng lừng danh “không hề có mặt trong các sách giáo khoa (SGK) phổ thông”.

      Trong khi đó, một học sinh nói trên báo Thanh Niên: “Suốt 12 năm phổ thông, em không được học gì về Đại tướng. Đến khi Đại tướng mất, thông qua báo đài, em mới thật sự hiểu biết về cuộc đời của ông.”

      Học sinh nói gì?

      “Suốt 12 năm phổ thông, em không được học gì về Đại tướng. Đến khi Đại tướng mất, thông qua báo đài, em mới thật sự hiểu biết về cuộc đời của ông.” (Nguyễn Quang Mẫn, học sinh lớp 12A1, Trường THCS, THPT Phạm Ngũ Lão, TP.HCM) .

      Mười năm học phổ thông, thật tình em chỉ nghe tên Đại tướng chứ chưa hề xem, học, hay được kể.. (Nguyễn Thị Tú, học sinh lớp 10A1, Trường THPT Lương Văn Can, Q.8, TP.HCM)

  5. thay lời muôn nói says:

    BÁO HÀN QUỐC: THỦ TƯỚNG VIỆT NAM LÀ BIỂU TƯỢNG LÃNH ĐẠO Ở CHÂU Á
    (Dân trí) – Tờ Korea Herald của Hàn Quốc số ra ngày 2/2 đăng bài viết nhận định, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng là nguyên thủ được đánh giá cao bởi các tổ chức và các tờ báo hàng đầu ở Châu Á và trên thế giới năm 2013…
    Theo tờ báo, Thủ tướng Việt Nam được ghi nhận nhờ khả năng lãnh đạo cũng như thông điệp “lòng tin chiến lược” nhằm giải quyết căng thẳng trong khu vực và những thách thức về kinh tế. Bên cạnh đó, trong bối cảnh có nhiều vấn đề phát sinh trong nước liên quan đến việc triển khai nghị quyết trung ương 4 của Đảng cộng sản Việt Nam, và việc Việt Nam chịu rất nhiều ảnh hưởng bởi những khó khăn của nền kinh tế thế giới cũng như nội địa, ông đã kiên quyết lãnh đạo nền kinh tế Việt Nam vượt qua mọi thách thức để đạt chí số tăng trưởng GDP là 5,4%, ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát.
    Năm 2013, căng thẳng an ninh và mâu thuẫn ngoại giao tăng cao ở Châu Á. Sự suy giảm lòng tin trong khu vực được cho là sẽ càng trở nên trầm trọng hơn trong năm nay, gia tăng sự mâu thuẫn giữa một bên là nhu cầu hợp tác kinh tế và bên kia là những xung đột an ninh giữa các nước lớn trong khu vực.
    Việt Nam là một “hiện tượng” thú vị của Châu Á hiện nay, đứng cả trên phương diện chính trị và kinh tế, cách thức giải quyết xung đột chính trị và thu hút đầu tư nước ngoài. Việt Nam được cộng đồng quốc tế nhìn nhận là đất nước dù đang đối mặt với không ít khó khăn nhưng luôn tích cực, chủ động trong hội nhập quốc tế cũng như ngày một tự tin, quyết đoán trong việc tham gia giải quyết những vấn đề quốc tế nóng bỏng. Xếp hạng chỉ số cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam năm 2013 đã tăng 5 bậc chủ yếu nhờ cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô, kìm giữ lạm phát ở mức một con số, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, hiệu quả thị trường, và giảm các rào cản thương mại, thuế quan cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp.
    Bà Victoria Kwakwa – Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đánh giá năm 2013 Việt Nam đã thành công trong việc ổn định nền kinh tế, thể hiện bằng tỉ lệ lạm phát vừa phải và cải thiện cán cân thương mại. Nền kinh tế không gặp phải sự cố nghiêm trọng nào, dù cho vấn đề nợ xấu hồi cuối năm ngoái đã phủ một màu xám xịt lên bức tranh tài chính, ngân hàng. Niềm tin đã kéo các nhà đầu tư trở lại thị trường Việt Nam với những tín hiệu sáng sủa. Những động thái cải cách quyết liệt đã khiến triển vọng của hơn 1 vạn doanh nghiệp trong nước “hồi sinh”, và cam kết thúc đẩy khu vực tư nhân, tái cơ cấu nền kinh tế đã đưa Việt Nam trở thành một trong những địa chỉ đầu tư hấp dẫn hàng đầu khu vực.
    Sau 6 năm kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng “bấp bênh” do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, tới cuối năm 2013 Việt Nam cơ bản đã “thoát đáy”, lạm phát được kiềm chế, kinh tế vĩ mô ổn định. Tình trạng đô-la hóa, vàng hóa giảm đáng kể; niềm tin vào đồng tiền Việt Nam tăng lên. Quan hệ thương mại và đầu tư tiếp tục tăng trưởng ở hầu hết khu vực và ngành kinh tế. Nợ chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài được kiểm soát trong giới hạn an toàn.
    Trong khi Việt Nam “thoát đáy” ngoạn mục với thể chế ổn định, chính trị ôn hoà, đoàn kết và “có tiếng nói chung” thì các quốc gia Châu Á đã trải qua năm con Rắn đầy biến động, tranh chấp lãnh thổ leo thang, đỉnh điểm là tháng 11/2013, sau hàng loạt các hành động gây hấn trên biển Đông, Trung Quốc tiếp tục gây căng thẳng khi thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông. Các nước trong khu vực cũng “nóng lên” trước tình trạng tranh cãi về quyền di chuyển, tự do hàng hải, tự do hàng không. Xung đột Nhật – Trung càng leo thang khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đến thăm đền Yasukuni. Chia rẽ an ninh đã đe dọa hội nhập kinh tế bất chấp những tiến bộ về hội nhập khu vực đã đạt được trong những năm trước.
    Trên nền của bức tranh xám màu đó, năm 2013 hình ảnh Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng nổi lên trên chính trường Châu Á và quốc tế.
    Tại Đối thoại Shangri-La 2013, hiệu ứng “lòng tin chiến lược” từ bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cho cộng đồng quốc tế thấy rõ hình ảnh một Việt Nam dù gặp nhiều thách thức vẫn tỏ rõ vai trò tích cực, chủ động và trách nhiệm đối với công việc chung. Bài phát biểu đã tạo ra một hiệu ứng lan toả mạnh mẽ và khái niệm “lòng tin chiến lược” được nhắc đến, sử dụng như một ý tưởng mới, một phương thuốc giải quyết những thách thức địa chính trị gay gắt nhất ở châu Á – Thái Bình Dương hiện nay. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ ra đúng đắn bản chất các cuộc xung đột, bất đồng tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đó là sự hoài nghi chính trị làm nảy sinh tình trạng bế tắc, dẫn đến chỗ các cuộc xung đột vì thế không thể hoà giải được.
    Năm 2013, ông Dũng xuất hiện nhiều trên báo chí Châu Á với rất nhiều lời khen ngợi. Trang tin điện tử của tờ báo Malay Mail (có bề dày lịch sử 117 năm hoạt động kể từ số phát hành đầu tiên vào năm 1896) gọi ông Dũng là “một nhà lãnh đạo Việt Nam thực thụ”. Tờ The Korea Herald của Hàn Quốc khẳng định ông Nguyễn Tấn Dũng là vị thủ tướng có tầm ảnh hưởng hết sức quan trọng đối với công cuộc đổi mới tại Việt Nam. Tờ báo Viet Weekly nhận xét: Việc Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng được mời làm diễn giả chính cho Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á Đối thoại Shangri-La nói lên vai trò và vị thế được coi trọng của Việt Nam trong cái nhìn của giới chính trị và quân sự trong khu vực và trên thế giới. Tạp chí Eurasia Review bày tỏ: Thủ tướng Việt Nam đã đúng khi truyền tải thông điệp “cần phải có hòa bình và hợp tác, và điều này phụ thuộc vào nhân tố hàng đầu là lòng tin chiến lược”. Tạp chí này cũng đồng tình với nhận định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng triển vọng diễn biến của an ninh ở châu Á-Thái Bình Dương phụ thuộc vào việc kiềm chế những hành động hung hăng và nhấn mạnh rằng nếu sự cạnh tranh và can dự đó mang những toan tính của riêng mình, bất bình đẳng, trái với luật pháp quốc tế, thiếu minh bạch thì không thể củng cố được lòng tin chiến lược, dễ dẫn tới chia rẽ, nghi kỵ và nguy cơ kiềm chế lẫn nhau, ảnh hưởng tiêu cực tới hòa bình, hợp tác và phát triển. Thậm chí hãng tin danh tiếng Bloomberg cũng khéo léo “khen” Thủ tướng Việt Nam khi ông cam kết đưa các doanh nghiệp nhà nước tham gia vào thị trường cạnh tranh và cho phép tăng quyền sở hữu của nước ngoài tại các ngân hàng trong bối cảnh chính phủ đang nỗ lực vực dậy đà tăng trưởng và tham gia vào các thỏa thuận thương mại.
    Với hàng loạt những dấu ấn đặc biệt như vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được độc giả của báo Huffington Post bình chọn là vị nguyên thủ được khen ngợi nhiều nhất tại Châu Á năm 2013, vị nguyên thủ có tầm ảnh hưởng lớn ở Việt Nam cũng như khu vực.
    Ông Dũng cũng là vị nguyên thủ duy nhất của Việt Nam từng được Tạp chí World Bussiness bầu chọn là một trong 20 nhân vật cải cách của châu Á khi ông mới nhậm chức Thủ tướng nhiệm kỳ đầu tiên. Khi đó, ông đã xuất sắc đưa kinh tế Việt Nam ra khỏi khủng hoảng kinh tế và thực hiện hàng loạt biện pháp cải cách với kỳ vọng nhanh chóng đưa Việt Nam trở thành “con rồng châu Á”.
    Link bài trên Korea Times http://www.koreaherald.com/view.php?ud=20140202000325

    • lethiep says:

      Kinh tế Việt nam sắp sửa xuống hố cả nút (XHCN) :
      (Tóm tắt bản tin của TuoiTreonline )

      Tình hình kinh tế gay go lắm rồi!

      15/05/2013

      TT – Đó là nhận xét của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tại phiên họp ngày 14-5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khi nghe các báo cáo của Chính phủ và Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính – ngân sách về tình hình kinh tế – xã hội và thu ngân sách những tháng đầu năm 2013.

      Còn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng: “Tình hình doanh nghiệp bi đát, tôi nghĩ có tới 100.000 doanh nghiệp chết chứ không phải chỉ mấy chục nghìn, tỉ lệ doanh nghiệp lỗ có thể còn hơn 65%”.

      Bà Doan đề nghị: “Phải nhìn thẳng vào tình hình khó khăn của đất nước để giải quyết vấn đề. Nếu kỳ họp Quốc hội này mà không đưa ra được giải pháp đủ mạnh thì những khó khăn sẽ thêm trầm trọng”.

      Khó khăn ngày càng lớn

      “Dấu hiệu suy giảm kinh tế ngày càng rõ nét hơn, tổng cầu nền kinh tế sụt giảm mạnh, thu ngân sách gặp nhiều khó khăn; nợ xấu, tồn kho, khó khăn thị trường bất động sản và khả năng hấp thụ đầu vào của khu vực sản xuất chưa được cải thiện” – Ủy ban Kinh tế đánh giá.

      Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, việc thực hiện tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng chưa đem lại kết quả rõ rệt, chính sách kích thích tăng trưởng bị giới hạn bởi thâm hụt ngân sách, trong khi thị trường vốn và tăng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế vẫn ở mức quá thấp.

      Ông Nguyễn Xuân Cường – phó trưởng Ban Kinh tế trung ương – nói: “Tình hình đúng là hết sức đáng lo ngại, tăng trưởng sản xuất giảm ở cả lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, bức tranh vô cùng ảm đạm. Chỉ cần nhìn số lượng hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản, phần còn lại thì đến 65% báo lỗ thì biết khả năng phục hồi kinh tế khó khăn đến mức nào”.

      Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phán đoán: “Tình hình doanh nghiệp bi đát, tôi nghĩ có tới một trăm nghìn doanh nghiệp chết chứ không phải chỉ mấy chục nghìn, tỉ lệ doanh nghiệp lỗ có thể còn hơn 65%”.

    • lethiep says:

      Giai cấp công nhân bị đói rã họng :

      Lương công nhân ở Việt Nam vẫn ‘chết đói’
      Friday, April 12, 2013

      Một phúc trình được công bố tại hội nghị về các vấn đề xã hội của Quốc Hội CSVN hôm 12 Tháng Tư ghi nhận mức sống thê thảm của công nhân Việt Nam hiện nay.

      Báo Tuổi Trẻ dẫn phúc trình của Viện Công Nhân Công Ðoàn nói rằng mức sống tối thiểu được qui định trong năm 2012 thấp nhất là 2.5 triệu đồng, và cao nhất là 3.7 triệu đồng, tương đương 125 đôla đến 185 đôla một tháng.

      Trong khi đó, khoản lương mà đại đa số công nhân Việt Nam được lãnh chỉ vào khoảng từ 1.4 triệu cho đến 2 triệu đồng/tháng, tương đương 70 đôla cho đến 100 đôla một tháng.
      Cũng tại hội nghị nói trên, ông Lê Xuân Thành, phó vụ trưởng Vụ Lao Ðộng-Tiền Lương thuộc Bộ Lao Ðộng Xã Hội CSVN nhìn nhận rằng công nhân lãnh lương tháng chỉ đủ sống… hai tuần lễ.

      Còn theo bà Văn Thu Hà, đại diện tổ chức Oxfam thuộc liên minh chống đói nghèo thế giới, mức lương tối thiểu được ấn định tại Việt Nam chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thế mà, hàng triệu công nhân chỉ được hưởng một nửa mức lương tối thiểu này.

      Nghiên cứu của Oxfam còn nói rằng hàng triệu người đang sống bằng một nửa mức lương tối thiểu đó hiện nay lâm vào tình cảnh chật vật khó khăn.

    • UncleFox says:

      Về mặt đối ngoại, chính sách chó ngoan không bị ăn đòn xem ra đồng chí 3X áp dung khá nhuần nhuyễn, không thua bất cứ vị lãnh đạo tiền nhiệm nào (có thua chăng chỉ là việc Kậu chửa ký cái công hàm nào dâng đảo dâng đất một cách lộ liễu và ngu xuẩn như đồng chí Tư Vều) …
      Về đối nội, dù trải qua bao sóng gió nội bộ, những sách lược kinh tế đưa cả nước lao vùn vụt xuống hố, những vụ án tham nhũng động trời mà người mù cũng nhìn thấy có bàn tay nhám nhúa của Kậu dính vào … Thế mà Kậu vẫn an nhiên tại vị, không bị truy tố ra toà, bắt ngồi tù kiểm điểm về hành độngg phản dân hại nước như những người đồng cấp bên Hàn quốc .
      Thế nên mấy anh Gook khâm phục, ngưỡng mộ đồng chí 3X cũng không có chi là lạ . Đồng chí gì đấy cũng nên tự hào vì giống sâu bọ ưu việt mà “bác Hồ” của đồng chí dày công tạo ra nhé !

  6. Buá Tạ says:

    Tôi tuổi con ngựa, nên tôi khoái caí năm “con Ngực” này,
    nhất quyết phaỉ làm việc một cách ” như con ngưạ” – khoẻ – trẽ – bạo – hăng say.
    Các bạn nào tuổi con Ngưạ đâu ? Năm nay nhất quyết phaỉ làm được việc cho quê hương
    “Việt Nam không cộng sản” cuả chúng ta nha.

    • Hoàng says:

      Năm nay là năm con ngựa nên sực nhớ 55 ngày đêm cuối cùng của chế độ VNCH, tức là từ 10/3/1975 đến 30/4/1975 mà các quan chức, tướng lãnh, sỹ quan và lính tráng của VNCH chúng ta có con ngựa để cưỡi chạy trốn bọn lính CS Bắc Việt tiến công như vũ bão, sức mạnh như trúc chẽ tro bay thì tốt biết mấy. Tiếc là trước đó chính quyền và quân đội VNCH không lường trước có các cuộc trốn chạy vĩ đại như vậy của các quan chức và tướng lãnh, sỹ quan, lính tráng của chế độ VNCH chúng ta nên đã không nuôi vài triệu con ngựa để dự phòng. Tiếc quá.

      • nguyenquang says:

        Mấy năm rồi, nhiều xác của bọn lính đánh thuê cho bọn đế quốc Trung- Xô biến thành xương heo, chó, mèo . Số còn lại trong tổng số 5 triệu tên tử trận, chắc rồi sẽ biến thành cả xương ngựa trong năm nay .

Leave a Reply to Hoàng