WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chuyện vặt ở Berlin

Chợ Đồng Xuân ở Berlin

Chợ Đồng Xuân ở Berlin. Ảnh VOV

Berlin đông người Việt đủ các thành phần. Chưa đâu ở Châu Âu này người Việt đông và lắm thành phần như ở Berlin.

Vì Berlin có Đông, có Tây, có cộng sản có tư bản chia nhau một thời. Nên khi gộp mới có nhiều dạng như thế.

Đông nhất vẫn là dân Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình. Gặp 10 người Việt thì có đến 6 người là dân các xứ này.

Một lần mua thuốc lá của một cô bé người Quảng Bình, trời mưa hay nắng hay lạnh cô vẫn bám trụ co ro ở giữa cái bùng binh. Thuốc lá để trong bụi cây. Cô bán thuốc lá Malboro chỉ rẻ bằng nửa ngoài tiệm. Thuốc của cô có cái hay là hút cực gắt, hút vào hoa mày, chóng mặt nôn khan tức thì, ngày chỉ hút được 4 điếu, mỗi điếu chỉ hút được một nửa là vất đi. Đợt ở gần đó mua thuốc của cô tí nữa thì bỏ được thuốc lá. Lâu rồi không thấy cô bán hàng, thay vào đó là một cậu người Bắc Trung Bộ. Một hôm đi tàu điện ngầm gặp cô, hỏi thăm thì cô cho biết tiền thuế cao quá không chịu nổi.

Giật mình, nghĩ cô bán thuốc lá lậu thì còn tiền thuế nào? Hay là bọn cảnh sát Đức nó ăn tiền bảo kê như ở Việt Nam. Nghe giải thích mới biết là tiền thuế nộp cho các đầu gấu người Việt. Có những băng người Việt trấn giữ từng vùng, ai bán thuốc lá phải nộp thuế bảo kê như cô gái này giá hơn một nghìn euro một tháng. Tưởng chuyện đó là thời xa xưa hóa ra bây giờ vẫn có, các nhóm tranh nhau vùng bảo kê vẫn vác dao, súng hỗn chiến với nhau như thường.

Hôm đi vào chợ Đồng Xuân, đến quầy điện thoại để nạp thẻ. Mấy cậu thanh niên chỉ hơn hai mươi tuổi ở cửa hàng xăm trổ từ cổ tay đến gáy còn leo cả sát mang tai vừa phục vụ khách vừa nói chuyện với nhau.

- Đm hôm trước kéo qua Ba Lan chơi một trận, bọn bên đó khiếp luôn. Chúng nó bảo bọn em nể các anh thật. Thanh toán tiền rượu hết hơn nghìn oi.

À! Cứ tưởng các cậu sang đấy chém nhau, nghe giật mình. Hóa ra các cậu sang đó ăn chơi. Thì ra thanh niên Việt ở Đức cả thanh niên Việt trong nước thì ở đâu cũng là thanh niên Việt.. Lúc nghe những chuyện như thế này, cảm thấy quê hương thật gần gũi thân thương.

Có nhiều người Việt bán hàng nhỏ lẻ rất chăm chỉ và cần mẫn, cũng có nhiều người buôn bán to rất giàu có. Một số ít người Việt đi làm công sở, nhà máy là những người hiền lành, có trí thức, thạo tiếng Đức. Số này thì khác hẳn từ cách ăn nói, cư xử. Họ sống nghiêm túc như người Đức, thậm chí là họ còn nghiêm túc hơn trong việc chấp hành mọi luật lệ, quy tắc ở đây.

Những chuyện trên thì ai cũng biết, chả có gì lạ. Hồi mình ở nhà cũng được nghe thấy.

Nhưng mà có chuyện này thì thấy lạ. Đó là chuyện màu cờ.

Ở bên Mỹ hay Úc…đại loại là xứ tư bản thì những người cờ vàng ba sọc đỏ là đặc trưng cho người Việt. Cũng như Đông Âu ở bên Tiệp, Ba Lan…thì người cờ đỏ sao vàng là chủ yếu.

Ngày thành lập quân đội VNCH ở các nước tư bản, những bác lính già thuộc quân lực VNCH mặc lại áo áo lính, nghiêm trang chào lá cờ vàng ba sọc đỏ trong lễ kỷ niệm. Một số bác lòng còn hừng hực khí thế sát Cộng, trả súng cho tao, phục quốc… cái này thì cộng sản trong nước tuyên truyền là thế lực thù địch, đem lòng thù hận ngày đêm chống phá hòa bình của nhân dân ta. Luận điệu ấy nghe mãi nên không lạ.

Nhưng tưởng chỉ là các bác VNCH như thế thôi. Ai ngờ ở Berlin này, các bác cờ đỏ sao vàng cũng thế. Các bác ấy cũng kỷ niệm ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam ngày 22-12. Cũng diện quân phục, đeo quân hàm, rồi cũng tưởng nhớ chiến sĩ hy sinh, rồi cũng nghiêm trang chào cờ, đọc diễn văn, làm thơ ca tùm lum. Rồi rượu vào, sẵn gái đó. Nhiều bác cũng lớn tiếng đòi chết vì tổ quốc, vì các bác năm xưa chưa chết được cho tổ quốc (nhiều bác đóng quân ở Hà Nội nhưng kể chuyện chinh chiến dọc Trường Sơn như thật, bố ai ở đây biết bác ấy nói điêu). Tinh thần hừng hực, sắt máu của các bác cờ đỏ sao vàng cũng không hề kém ai. Cũng đòi ăn thua đủ với những kẻ thù định phá hủy thành quả thống nhất đất nước mà các bác ấy đã đổ xương máu. Các bác quắc mắt ở giữa hội trường như muốn tìm kẻ thù để sống chết với chúng một phen nữa.

Cộng sản trong nước tuyên truyền các bác là Việt Kiều yêu nước một lòng hướng về quê hương. Thỉnh thoảng cho một bác dẻo khua môi, múa mép lên báo chí, truyền hình làm đại diện cho Việt Kiều.

Kẻ thù mà các bác ấy đang tìm cũng chẳng đâu xa, góc đằng Tây của Berlin cách chỗ các bác nửa giờ đi tàu điện, đến ngày thành lập VNCH hay ngày 30-4 họ tụ tập đầy ra đó. Thế nhưng dường như là việc nói là nói của các bác, rượu vào miễn phí, nói to trước mắt dại diện của đại sứ đến dự, đại diện chứng giám cho lòng thành đủ để qua lại xin xỏ giấy tờ là thôi. Trong đám cờ đỏ có bác ngập ngừng nói chuyện hòa giải, bị một bác có tí dây dưa với quân đội trừng mắt quát nói láo, không có hòa giải gì cả, ông nói nữa tôi cấm ông nhập cảnh (tuy bác ấy chả có chức vụ gì, bán hàng ăn, nhưng thân với đại sứ nên chắc bác cho mình có quyền đó). Cái này thì bên các bác cờ vàng cũng thế thôi, ai nói chữ hòa giải có khi là to chuyện luôn.

Berlin thật là vui. Chính vì thế khi được chọn ở München, Nürnberg, Berlin mình chọn Berlin. Vì ở đây còn nguyên nét văn hóa hai miền Nam Bắc và tinh thần cách mạng, dân tộc y như cách đây 40 năm.

Từ mảnh đất Việt Nam, các bác thua cuộc phải leo lên thuyền xuống biển sang đây đã đành. Sau đó thì các bác thắng cuộc cũng cho vợ lấy Tây, đi xuất khẩu lao động tìm cách ở lại, làm giấy tờ giả để được ở lại đây. Nhưng tinh thần cách mạng, tinh thần dân tộc của bên bác nào bác ấy vẫn nguyên như cũ.

May là các bác không học tinh thần kiên quyết của các nhóm bảo kê bán thuốc lá lậu nhỉ?

Theo Blog Nguoibuongio

Phản hồi