WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tác giả Trần Bình Nam qua đời

ĐCV: Tin từ California cho hay, tác giả Trần Bình Nam, tên thật là Trần Văn Sơn đã qua đời ngày hôm qua, 11/3/2016 vì căn bệnh ung thư. Tác giả sinh ngày  17 tháng 7 năm 1933. Ông từng 16 năm phục vụ trong hải quân của Việt Nam Cộng Hòa. Ông giải ngũ năm 1971 sau khi đắc cử dân biểu thành phố Nha Trang tại quốc hội Việt Nam Cộng Hòa khóa 2. Ông kết hôn năm 1959 và có 5 người con.

Sau biến cố 4/1975, ông bị vào trại cải tạo một thời gian ngắn rồi được tự do. Tháng 3/1977 ông vượt biên trên chiếc tầu đánh cá nhỏ. 34 người trên đó đã được tầu buôn của Nhật cứu vớt khi đang hỏng máy giữa biển cả.

Tháng 10/1977 ông tới được Hoa Kỳ và định cư đầu tiên tại Boston. Năm 1978 ông thành lập tổ chức Phục Hưng Việt Nam và giữ chức chủ tịch của tổ chức này cho tới năm 1989.

Ông là cây bút bình luận chính trị, thời sự của nhiều báo. Ông cũng thường trả lơì phỏng vấn các đài báo hải ngoại. Với Đàn Chim Việt, ông cộng tác từ những ngày đầu và gửi bài thường xuyên, đều đặn. Các bài viết của ông, bạn đọc có thể truy cập tại chương mục tác giả trên Đàn Chim Việt tại đây.

Ban biên tập Đàn Chim Việt xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới thân quyến của ông. Chúc ông yên giấc ngàn thu.

Dưới đây là bài viết cuối cùng còn để ngỏ của ông, tường thuật về căn bệnh ung thư. Lời kết của bài viết là thông báo của gia đình về sự ra đi của người thân.

Bài đăng tải trên trang cá nhân của tác giả, chúng tôi xin đưa lại ở đây để bạn đọc và những người yêu mến tác giả được tỏ tường. Bài viết cũng là lời chia tay của ông với bạn đọc gần xa.

Tác giả Trần Bình Nam

Tác giả Trần Bình Nam

———————————————————–

Tôi và bệnh ung thư

Tháng 8/2015 bác sĩ về đường tiểu (urologist) của tôi Jason Lai ở Whittier, Los Angeles bắt đầu đưa tôi vào bệnh viện để thử nghiệm (test) xem tôi có bị ung thư trong bladder (bọc chứa nước tiểu) không. Thỉnh thoảng có máu trong nước tiểu. Cas mổ tương đối đơn giản. Đánh thuốc mê, rồi bác sĩ dùng dụng cụ xuyên qua pennis của bệnh nhân để xem trong bladder có bướu không, và lấy một mẫu tissue gởi đến phòng thí nghiệm (Lab) để chuyên viên xem xét (gọi là biopsy) có tế bào ung thư không.

Quá trình này bác sĩ Jason Lai đã làm một lần với tôi vào tháng 6/2014 và không thấy gì. Qua năm 2015, từ đầu năm thấy nước tiểu có máu, ông ta cho rằng vì tôi uống thuốc Coumadin để phòng ngừa “stroke” (tôi bị chứng tim đập không đều, gọi là Atril Fibrillation) từ nhiều năm trước nên ông chần chừ không làm biopsy để tìm tế bào ung thư.

Thật ra các urologists ở San Diego (nơi tôi ở từ năm 2006 đến 2009) đã thấy cái bladder của tôi không bình thường. Nó có một cái bọc nhỏ (gọi là cái diverticulum) trồi ra từ bladder. Cái bọc nhỏ giam nước tiểu lại không cho thải ra bình thường, do đó dễ bị nhiễm trùng và là cơ hội để tế bào ung thư xuất hiện. Để đề phòng ung thư các bác sĩ đều khuyên cách tốt nhất là mổ cắt bỏ cái diverticulum đi. Cas mổ này quan trọng như mổ tim nên tôi ngại chần chờ không làm.

Trở lại sống ở Los Angeles County, thời gian 2009-2011 ở Redondo Beach với con gái, cái bladder chỉ thỉnh thoảng ra máu nhưng không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Thời gian từ tháng 3/2011 tôi về ở Norwalk, bác sĩ urologist Jason Lai săn sóc tôi, và giữa năm 2014 Cas biopsy không tìm thấy gì ông càng yên tâm cho rằng thỉnh thoảng nước tiểi tôi có máu là chuyện “local” do uống Coumadin thôi .

Tôi có kinh nghiệm uống thuốc Coumadin hơn 7 năm. Tôi theo dõi liều lượng kỹ lưỡng và kiểm tra độ loãng của máu nên tôi biết trường hợp máu trong nước tiểu của tôi không thể do Coumadin mà ra. Bác sĩ Jason Lai thì cứ yên chí như vậy nên từ đầu năm 2015 ông cứ tìm cách trì hoãn mỗi lần tôi xin làm biopsy tế bào trong bladder và diverticulum. Một trong những lý do khác để ông trì hoãn là mới làm biopsy tháng 6 năm 2014.

Cuối cùng đến tháng 8/2015 bác sĩ Jason Lai quyết định làm biopsy, và ngày 1/9/2015 ông cho biết có tế bào ung thư trong diverticulum. Sau đó ông đưa tôi đi làm CT SCAN abdomen và pelvis (bụng dưới và xương chậu) và thấy các bứu ung thư của tôi từ diverticulum đã “di căn” qua Abdomen và Pelvis: một ở Abdomen và 2 ở Pelvis. Tôi đặt tên các bứu đó là D (trong Diverticulum), A (Abdomen), và PR, PL (Pelvis Right, Pelvis Left) là hai bứu Pelvis. Mức độ của căn bệnh được các bác sĩ trong team chữa trị đánh giá: ung thư “độc”giai đoạn 4.

Một chương trình chữa trị được hoạch định do bác sĩ ung thư (oncologist) Jack Freimann cầm đầu và chữa trị tại Viện Ung thư The Oncology Institute of Hope & Innovation ở thành phố Whittier, Los Angeles .

Để tránh cho bạn bè, thân hữu khỏi quan tâm khi chưa có gì phải quan tâm tôi không thông báo tin bệnh cho bất cứ ai kể cả bạn thân, thân nhân, ngoại trừ các con tôi. Tôi cố gắng duy trì các sinh hoạt bình thường.

Chương trình chữa trị bắt đầu bằng “hóa trị”, các phương pháp khác như “xạ trị” (radiation) và mổ cắt bỏ bộ phận ung thư (surgery) dùng hay không tùy theo kết quả của hóa trị. Hóa trị (chemotherapy) là cách chữa trị dùng hóa chất bơm vào mạch máu. Tùy theo lượng thuốc thời gian mỗi lầm bơm từ 1 đến 1:30 phút. Khi bơm thuốc bệnh nhân nằm hay ngồi tùy ý và cách vào thuốc giống như khi bạn được vào nước biển quen thuộc. Tác hại phụ (side effects) thông thường nhất và đến nhanh nhất là nôn mữa, nên trước khi vào thuốc chính bác sĩ cho thuốc chống nôn mữa vào trước. Đây là cách chữa “dĩ độc trị độc” dùng hóa chất để giết các tế bào ung thư không cho nó nẩy nở. Nhưng tác hại (side effects) là cùng lúc giết các tế bào ung thư nó cũng đánh phá các tế bào tốt khác làm cho bệnh nhân yếu đi mà dấu hiệu quen thuộc là rụng tóc, ăn uống không ngon và xuống cân.

Lịch trình chữa trị là mỗi kỳ gồm 2 đợt (cycles) hóa trị, mỗi đợt 3 lần trong 3 ngày liên tiếp. Sau 3 tuần tiếp tục đợt thứ hai. Như vậy, sau mỗi đợt, bệnh nhân được nghỉ ngơi 3 tuần để chịu đựng những “side effects” thông thường như đau bụng, mệt mỏi, mất ngủ, táo bón và sốt. Sau mỗi kỳ, bác sĩ đưa đến Viện Quang tuyến (Radiology) để làm CT SCAN, một kỹ thuật giúp khám phá xem hai đợt hóa trị có kết quả gì không? Mỗi kỳ chữa trị từ khi bắt đầu đến khi làm SCAN kéo dài 6 tuần lễ. Sau đó tôi gặp bác sĩ chữa trị, nghe ông ta duyệt kết quả và cho biết tiếp tục chữa trị hay không, có thay đổi thuốc hay không.

Quá trình hoá trị của tôi khởi đầu tại Los Angeles ngày 22/9/2015 tiến triển thuận lợi. SCAN ngày 23/10/2015 thấy các bứu cancer được co lại.

Theo lời khuyên của bác sĩ Freimann các đợt hóa trị tới tôi sẽ cần sự săn sóc của gia đình chớ không thể vừa chữa trị vừa sống một mình như tôi đang sống ở Norwalk, Los Angeles County. Các con tôi sắp xếp đưa tôi về San Diego ngày 1 tháng 11, 2015. Sự chuyển đổi này rất nhiêu khê vì phải chuyển bảo hiểm sức khỏe sao cho rập khuôn, không làm trì hoãn việc chữa trị của tôi.

Tôi về thành phố San Diego, chọn Scripps làm trung tâm y khoa chính với tất cả các bác sĩ trong team săn sóc tôi đều ở trong Scripps. Vị bác sĩ chữa ung thư là bác sĩ Michael Kosty.

Hai đoàn bác sĩ chữa trị Los Angeles và San Diego trao đổi chi tiết y khoa với nhau và bác sĩ Kosty quyết định tiếp tục liều lượng chữa trị như ở Los Angeles .

Kỳ chữa trị này khởi đầu ngày 9/11/2015 và SCAN ngày 18/12/2015 cho thấy bứu A và bứu PL đã bị diệt, chỉ còn bứu PR chưa nhúc nhích. Ngoài ra bứu D thay vì co lại thì lớn ra đôi chút. Bác sĩ Kosty không có ý kiến gì, nhưng bác sĩ Ramdev Konijeti, urologist kiêm oncologist, thì không lạc quan lắm .

Tôi bước vào kỳ chữa trị thứ 3 ngày 4/1/2016 sau hơn một tuần lễ trì hoãn vì lễ cuối năm, và làm SCAN ngày 22/2/2016 cũng trễ vì lý do sức khỏe.

Ngày 29/2/2016 (leap day) tôi và con gái Phương Tâm và con rể Paul Shaper gặp bác sĩ Kosty để bác sĩ duyệt SCAN cuối cùng và thảo luận về đối sách. Kết qủa là các bứu cancer của tôi vùng lên chống lại thuốc. Bứu D lớn lên rất nhanh, bứu PL bị diệt nay lớn trở lại, và bứu PR thì lớn như thổi. Ngày hôm sau (1 tháng 3) tôi và Phương Tâm gặp thảo luận thêm với bác sĩ Ramdev Konijeti .

Cà hai buổi thảo luận đều đi quanh hai giải pháp: (1) tiếp tục chữa trị với thuốc mới Opdivo đang được FDA thí nghiệm, hoặc (2) không chữa trị gì cả.

Bác sĩ Kosty cho tôi một tuần để suy nghĩ, cân nhắc và chọn giải pháp. Với căn bệnh cancer “dữ” này, tôi nghĩ tiếp tục chữa trị với thuốc mới Opdivo cũng chỉ kéo dài thời gian cơ thể phải chịu đựng “side effects” của sự chữa trị và sẽ không thay đổi gì kết quả cuối cùng, ngoại trừ kéo dài những ngày sống trong bệnh hoạn.

Do vậy tôi quyết định không tiếp tục chữa trị và chính thức thông báo bác sĩ Bác sĩ Kosty hôm 2 tháng 3. Bác sĩ Kosty ước lượng tôi có 6 tháng nếu không chữa trị gì nữa và vào chương trình hospice tại gia để được săn sóc khi đau đớn (pain).

Tôi vào chương trình “hospice tại gia” do Scripps Hospice phụ trách tại địa chỉ 14184 Stoney Gate Pl. San Diego, CA 92128 Tel: (858) 592-8814 từ đầu tháng 3/2016.

Bài viết này được Post vào Home Page của tôi có hai mục đích:

1. Thông báo bà con, bạn bè, thân hữu về tình trạng sức khỏe của tôi.

2. Trao đổi một ít kinh nghiệm với các đối tượng ung thư, nhất là ung thư bladder.

Bài víết này chỉ còn một dòng cuối thông báo ngày kết thúc chương trình “hospice” của tôi .

 

Đây là dòng cuối từ các con của ông Trần Bình Nam: Ba của chúng con đã kết thúc chương trình “hospice” trong một giấc ngủ nhẹ nhàng sáng ngày 11 tháng 3, năm 2016.

 

16 Phản hồi cho “Tác giả Trần Bình Nam qua đời”

  1. UncleFox says:

    Giá như đảng ta có mất cả đạo quân Kẩu Nô, Lợn Viên cũng không thiệt hại bằng mất một bình luận gia cỡ TBN .

    Xin chia buồn “sâu sắc” .

  2. Trung Kiên says:

    Lại thêm một ngôi sao rụng.

    Kính chúc ông Trần Bình Nam an giấc ngàn thu!

    • BaTon says:

      Sao cứ rụng, trời vẫn thừa sao để rụng!
      Chuá sinh người như kiến, chuột, chạy lungtung!
      Thằng tài giỏi cũng như thằng dại, vụng:
      Đều cuối cùng tan biến cõi mung lung…!!!

      Chuá khùng!

  3. Nguyễn Tha Hương says:

    Xin chia buồn cùng tang quyến. Kính chúc vong linh ông Trần Văn Sơn được bình an về cõi Phật.
    NTH

  4. DN says:

    Cầu chuc’ cho ông Trần Bình Nam đuợc tiêu diêu miền cực lạc

  5. dinhlap says:

    Vô cùng thương tiếc tác giả đã ra đi, con đường của ông , chúng tôi sẽ tiếp tục đi đến cuối cùng để mang đến Tự Do, Dân Chủ, Độc Lập cho nước Việt, thành khính phân ưu cùng gia đình.

  6. Lại Mạnh Cường says:

    Lẽ ra ông Trần Bình Nam nên xin khám ở các bác sĩ khác để gọi là xin thêm Ý KIẾN (the second / the third opinion) một khi thấy nghi ngờ có ung thư ở đường tiểu (urinary tract), nhất là bàng quang (bladder) ở trường hợp này.
    Sinh thiết (biopsy) chưa hẳn đã tìm ra ung thư, cho dù biopsy một vài lần đi nữa, bởi khó mà lấy được mô (tissue) trúng nơi ung thư mới khởi phát, mà ở đây là cái diverticulum ở bàng quang như ông Nam cho hay.
    Tiểu ra máu lâu ngày ở người già có bất thường ở bàng quang (vesical diverticulum) là phải nghí đến ung thư ngay. Nghi ngờ có rối loan đông máu do dùng thuốc làm loãng máu phải cho thử nghiệm về máu thật cẩn thận, để tránh sai sót trong định bệnh phân biệt (differential diagnosis) như ở đây.

    Vẫn biết nói dễ thực tế khó hơn nhiều, nhưng ở đây tôi thấy bác sĩ điều trị có phần nào tắc trách (cứ nghĩ do thuốc làm chảy máu), cũng như bệnh nhân dù có nghi ngờ vẫn không tìm mọi cách kiểm chứng lại căn bệnh ngặt nghèo của mình.

    Tóm lại, hãy tập sự MÌNH LÀ BÁC SĨ CHO CHÍNH MÌNH là tốt nhất.
    Tức cần thu thập nhiều kiến thức về y tế để bảo vệ mình thật hữu hiệu trước bệnh tật.
    Có gì nghi ngờ xin đi khám chuyên khoa, nếu cần xin thêm ý kiến của các bác sĩ khác !

    • DN says:

      BS chuyên môn còn chưa trị đuợc, làm sao mình tự khám cho mình?

      • Lại Mạnh Cường says:

        Bác sĩ mỗi ngày khám nhiều bệnh nhân, nên không thể nhớ hết bệnh trạng chi tiết. Cũng như thời gian khám mỗi bệnh nhân ở nhiều bác sĩ rất giới han. Bởi thế mình phải thu thập kiến thức tổng quát về y khoa, nhất là về bệnh riêng của mình.
        Mọi diễn biến cần được chú ý và ghi chép lại nếu cần, để trước hết báo cáo lại mỗi khi khám bệnh kiểm tra, (nhấn mạnh hơn nữa để cũng như không bỏ sót từng chi tiết tưởng nhỏ nhưng không kém phần quan trọng để bác sĩ chú ý hơn. Như trường hợp ông Nam cần nhấn mạnh về tiểu ra máu tái phát nhiều lần và cái diverticulum ở bàng quang) và nếu cần mình xin đi khám thêm nơi chuyên gia khác để xin thêm ý kiến (second opnion) !
        Người Việt hay có thói quen nể nang bác sĩ, không dám tỏ dấu nghi ngờ bác sĩ điều trị cho mình. Như bài trên ta thấy ngay ông Trần Bình Nam tỏ ra “ăn năn” thì đã quá muộn, bởi bác sĩ điều trị cứ nhất quyết cho là tiểu ra máu là do thuốc làm loãng máu, và lơ là chuyện cho thử thịt (biopsy) kiểm tra !
        Nếu là bệnh nhân da trắng, tôi đoan chắc ông bác sĩ sẽ bị kiện ra toà ngay đấy.
        Thứ nữa người Việt có thói quen ỷ lại, cho rằng bác sĩ biết rành bệnh tật hơn mình, trong khi đó họ quên rằng trong giới bác sĩ cũng lắm chuyện bê bối !
        Vả chăng bác sĩ chuyên môn cũng có khi làm sai vì nhiều lý do khác nhau, trong đó căn bệnh chủ quan chiếm phần không kém quan trọng. Chủ quan vì nhiều lý cớ, trong đó thiếu update kiến thức chuyên môn ….

        Còn nhiều điều không thể nói hết ra ở đây, nhưng cần nhớ sinh mạng qúi giã của mình không thể trao hoàn toàn vào bất cứ tay ai mà mình không đề cao cảnh giác.
        Miền Nam mất vào tay bọn thổ phỉ CS, cũng chỉ vì căn bệnh mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện nêu bật ra trong mấy vần thơ sau:
        VÌ ẤU TRĨ THỜ Ơ NGU TỐI / MUỐN AN THÂN VÀ TIẾC MÁU XƯƠNG / NÊN CẢ NƯỚC QUI VỀ MỘT MỐI / MỘT MỐI HẬN THÙ MỘT MỐI ĐAU THƯƠNG …

      • BaTon says:

        Dù thù hận, dù đau thương, cũng phải quay về một mối
        Vẫn còn hơn một nửa ươn, và nửa kia thì thối!?
        Muốn sống còn, phải toàn tâm, toàn ý
        Phải hết lòng mà hợp lại với Miên, Lào thành một khối !

        Phải nhanh lên, trước khi trời tối…

      • Lại Mạnh Cường says:

        THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, OK !
        NHƯNG LÒNG NGƯỜI LY TÁN NHIỀU :-(
        THEO TÔI CHẢ NÊN THỐNG NHẤT LÀM GÌ

    • Nguyễn Tha Hương says:

      Tôi đồng ý với ông LMC 100% .
      Tôi là người chỉ tin vào bác sĩ chữa bịnh 50% còn 50% là do tôi tự xét đoán bịnh của mình khi bác sĩ cho thuốc và định bịnh . Chỉ có chính mình mới cảm nhận được cái đau trong cơ thể của mình, còn bác sĩ chỉ phỏng đoán theo lời khai rồi cho thuốc. Tôi dã bị bác sĩ kê toa cho thuốc uống không đúng bịnh nên suýt chết sau khi uống có 2 viên cách nhau 4 tiếng. Đang đêm phải ngồi bật dậy để thở vì tim co thắt không thở được. Sáng ra tôi gọi xin đổi bác sĩ khác ngay.
      NTH

    • phamminh says:

      Tôi rất đồng ý với Dr. LMC về những giải thích cũng như lời khuyên: Hãy tập sự mình là bác sĩ cho chính mình. Trải nghiệm bản thân nên rất dễ tiếp nhận những lưu ý, nhắc nhở này.

      Có điều 4 câu kết của comment, quan bác đột ngột nhảy sang miền Nam mất vào tay bọn thổ phỉ CS thì …nếu Dr. sống ở Mỹ, các con lớn lên ở Mỹ, chúng nó sẽ nghĩ quan bác có vấn đề và đề nghị đi bác sĩ khám (không phải đi khám bác sĩ như ta thường nói). Chúng tôi bị nhiễm cái văn hóa ở đây, nói chuyện nào ra chuyện đó. Trộn hai, ba chuyện không liên quan lại với nhau , nếu người nói không có vấn đề thì người nghe cũng dễ bị tẩu hỏa nhập ma.

      Nói cho vui thế thôi, cám ơn Dr. những lời khuyên chí tình.

      PM

      • Lại Mạnh Cường says:

        Xin cám ơn còm và ý kiến xây dựng của quan bác.
        Thực tình mà nói, mỗi thế hệ có trải nghiệm khác nhau.
        Thê hệ chúng ta lưu vong vì ấu trĩ, thờ ơ, ngu tối, muốn an thân ….
        Nay ta ra ngoài này cũng vẫn còn mang nặng cái não trạng đó dài dài.
        Chả khác gì cứ giữ mãi những suy nghĩ cũ về tình trạng sức khoẻ của mình !
        Thay đổi TƯ DUY về mọi mặt cần được nhấn mạnh (a Must) trong môi trường mới.

        Tóm lại, chúng ta từng nhiều năm dài sống chết trong môi trường chiến tranh, rồi phải lưu vong nơi xứ người, cho nên luôn luôn bị ám ảnh bởi nó. Bọn trẻ khó lòng thông cảm cho ta không có gì là lạ cả.
        Đơn giản là chúng ta đều ít nhiều mắc phải TÂM BỆNH, chuyên môn gọi là Post Traumatic Stress Syndrome (PTSS).
        Kẻ nào trong chúng ta không bao giờ nhắc đến, hay liên hệ chuyện hiện nay như chuyên chữa trị của ông Nam sang quá khứ u buồn ngày tháng cũ, tôi mới cho là sự lạ đầy quan bác ạ.

        Thân kính,
        LMC

      • Tudo.com says:

        @Lại Mạnh Cường: “Người Việt hay có thói quen nể nang bác sĩ, không dám tỏ dấu nghi ngờ bác sĩ điều trị cho mình”

        Lời khuyên trên của Dr. Cường đúng là lời của một “lương y như từ mẫu”!

        Tôi có hai người bạn bị y chang như ông TBN, ông thứ nhất “nể nang bác sĩ” nên đi xa luôn.
        Ông thứ hai nghe lời BS. Cường “xin đi khám thêm nơi chuyên gia khác để xin thêm ý kiến (second opnion) ! ” nên sau khi mổ và điều trị đã hát bản ” ngày trở về” vui vẽ với gia đình.

        Cám ơn BS. Cường đã cho độc giả thêm. . . A third opinion!

  7. Ban Mai says:

    Thật buồn! Lại thêm một người có lòng với quê hương nữa đã về cõi, tiếp sau Bác Nguyễn Ngọc Bích! Đã đành là sinh-lão-bệnh-tử, rồi ai cũng đi vào cõi vô cùng nhưng cũng không tránh được nỗi buồn. Thành kính chia buồn cùng tang quyến! Cầu xin linh hồn Cụ Trần Bình Nam được yên nghỉ đời đời. R.I.P!

Leave a Reply to DN