WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Khủng hoảng kinh tế: liên đới giữa Hoa Kỳ – Âu Châu – Trung Quốc

Ảnh: flickr

Việc đơn vị tiền tệ Euro bị chao đảo cho thấy hệ thống tài chánh thế giới còn lệ thuộc vào đồng đô-la và sức kéo của nền kinh tế Mỹ trong tương lai lâu dài.

Nói như vậy không có nghĩa là Hoa Kỳ không có nhiều khuyết điểm: nạn lạm chi trong ngân sách liên bang và ngân quỹ gia đình lên quá cao; tổ chức kiểm soát hệ thống tài chánh và ngân hàng mang nhiều sơ hở và bị lạm dụng.

Nhưng khi Âu Châu rơi vào khủng hoảng và sa lầy trong cách thức giải quyết thì thế giới không còn nơi nào khác để nương tựa ngoại trừ đồng đô-la. Nếu nền kinh tế Hoa Kỳ chưa đủ hồi phục và bị kéo vào suy thoái bởi Âu Châu thì thế giới có cơ nguy rơi vào Đại Khủng Hoảng.

Cho đến nay điểm tựa cuối cùng của hệ thống thương mại và tài chánh thế giới vẫn là đồng đô-la, bên sau đó là sự bảo đảm của chính quyền Hoa Kỳ và công khố phiếu do Mỹ ấn hành. Cho dù thịnh hay suy lúc nào cũng có người cho vay tiền vì đây là chốn tin cậy duy nhất sẽ không bị xoá nợ – nhưng bao giờ nợ được trả lại là việc khác!

Hai khối làm tiền hàng đầu là Trung Quốc và Trung Đông tin Hoa Kỳ hơn là vào chính họ, nên thặng dư thì đầu tư và mua công phiếu của Mỹ chớ không giữ hết tiền trong nước, dù biết rằng cho vay càng nhiều càng khó rút lại!

Riêng Trung Quốc thặng dư thương mại khoảng 2400 tỷ lại không dùng để nâng cao đời sống của 800 triệu người dân dưới ngưỡng nghèo khó. Ngược lại Bắc Kinh cho Hoa Kỳ vay 900 tỷ, ít nhất đây là tài khoảng mà nhà nước còn kiểm soát được. Theo vài tín toán thì trên dưới 1000 tỷ nằm trong tay các xí nghiệp hay giới tài phiệt hiện đang bơm các quả bóng địa ốc và đầu cơ cổ phiếu, số còn lại vài trăm triệu để Bắc Kinh xoay sở khi có khủng hoảng. Trong khi đó hàng trăm triệu công nhân bị trả lương giá rẻ mạt và không có bảo hiểm tai nạn hay thất nghiệp, người già phụ nữ không có phụ trợ sức khoẻ xã hội.

Vì Trung Quốc không mở cửa thị trường tiêu thụ và nâng cao đời sống dân chúng nên hàng hoá sản xuất chủ yếu bán sang Hoa Kỳ, Tây Âu và Nhật Bản. Nhưng giờ đây nền kinh tế của Nhật Bản dậm chân một chỗ; Âu Châu bị khủng hoảng, Hoa Kỳ chập chững ra khỏi suy thoái, xuất cảng từ Trung Quốc không khỏi bị ảnh hưởng.

Tiền Euro sụt giá khiến hàng Trung Quốc và Hoa Kỳ trở nên mắc mỏ so với Âu Châu. Mỹ lại cần tăng sản xuất để tạo công ăn việc làm cho 10% dân chúng bị thất nghiệp, nếu không áp lực được Bắc Kinh lên giá đồng Nhân Dân Tệ thì sẽ phải tăng thuế nhập cảng. Nhưng nếu Bắc Kinh tăng giá tiền 20% cũng bằng xoá sổ 480 tỷ trong khoảng thặng dư 20 năm nay (vì tiền dư tính bằng đô-la), đồng thời hàng hoá lại càng khó xuất cảng ra Hoa Kỳ – Âu Châu – Nhật Bản. Quả bóng địa ốc tại Trung Quốc hiện căng phòng, dân chúng đang bất mãn nên dễ châm ngòi cho khủng hoảng.

Không ai biết liệu các khu vực kinh tế chủ động có nhân nhượng và hợp tác để giả quyết bài toán cực kỳ khó khăn này hay không? Nhiều biện pháp phải xảy ra đồng loạt:

  1. Âu Châu, mà chủ yếu là Đức vừa phải bỏ ngân quỹ hỗ trợ cho các xứ phía Nam (cứu vãn đồng Euro) vừa phải chịu lạm chi để duy trì sức tiêu thụ (tạo công ăn việc làm)
  2. Mỹ phải gánh con số thất nghiệp cao trong nhiều năm nữa, bằng không khu vực xuất cảng toàn cầu sẽ bị sức ép cạnh tranh quá mạnh từ cả ba khối Âu Châu – Trung Quốc – Hoa Kỳ
  3. Trung Quốc cần mở rộng thị trường nội địa và nâng cao đời sống dân chúng, mặc khác Bắc Kinh phải thận trọng cho gói kích cầu không rơi vào thiểu số đầu cơ bơm vào bóng địa ốc và cổ phiếu vốn đã căng phòng.

Mỗi giải đáp cho bài toán kinh tế đều có những hệ luỵ xã hội: liệu dân Đức có phản đối điều mà họ cho là bất công khi phải giúp đỡ các nước Nam Âu tiêu xài phung phí? Liệu người Hy Lạp Tây Ban Nha v.v… có chấp nhận được các biện pháp khắc khổ ngặt nghèo? Liệu dân Mỹ có đòi thay đổi khi phải thất nghiệp quá lâu? Liệu Bắc Kinh và giới tài phiệt Trung Quốc có chấp nhận chia xẻ phúc lợi xã hội với dân chúng thay vì phục vụ thiểu số?

Trong những ngày gần đây công nhân Trung Quốc đình công, sau đó được các hãng Honda, Foxconn cho tăng lương; Bắc Kinh nâng mức lương tối thiếu lên 20%; đây là những bước nhỏ để hỗ trợ tiêu thụ. Trong khi đó Đức sẽ giảm chi 80 tỷ euro trong ba năm. Hai cường quốc kinh tế Âu-Á chọn các bước trái ngược dưới áp lực của quần chúng trong nước. Bài toán kinh tế và xã hội dính liền và rất khó giải quyết.

© Đoàn Hưng Quốc

9 Phản hồi cho “Khủng hoảng kinh tế: liên đới giữa Hoa Kỳ – Âu Châu – Trung Quốc”

  1. Hi X Pham says:

    Khi nguoi dan chua co kha-nang tu phat chong lai doc-tai thi xa-hoi chua yen. Khi nao nguoi dan thay giac Cong tu y lay gay dap, lay da, lay gach thay. Dan ba thi rut guoc thay hoac dap thi tu nhien giac Cong phai tan. Tat ca chung ta bang long thuc hien, khong dua vao nguoi khac, di nhien phai co chet choc nhung chet mot lan thoi. Co nhu vay thi moi dam bao duoc cho nhung the he sau. Mong lam thay, Mong lam thay. / -

  2. Hwy Tse says:

    VẤN NẠN !

    Phải chăng, vấn nạn chả phải những sự THỐNG KHỔ, BI UẨN,… mà chúng ta đã từng chịu đựng,…
    và hẳn là BỎ LỠ CƠ HỘI ! ?

    Hwy Tse, S&FR,…

  3. Hwy Tse says:

    ” THE REST IS SILENCE ! ” — W.S.

    Ôi, trong cuộc sống, đôi khi cũng có SỰ YÊN LẶNG ĐÁNG SỢ !

    Chúng ta còn muốn nói lên những gì nữa ? !
    Phải chăng, tất cả đều trả lại SỰ YÊN LẶNG ? !
    ( The rest is silence ! — William Shakespeare )

    Hwy Tse, S&FR, Boston, MA.

  4. Hwy Tse says:

    CHUYỆN NHƯ ĐÙA ! ?
    (Eugenics to go,…)

    Hoan nghênh một số Tiểu Bang Mỹ ( vì thâm thủng ngân sách,…) đã thực hiện chính sách tuy nhỏ nhưng thích hợp; đó là LOẠI BỎ “SỞ THÚ”, tức là chích thuốc cho chúng “lìa đời”. ( Đương nhiên, Tiểu Bang tiết kiệm được số ngân quỹ nào đó hầu bồi đắp cho vài ngành khác, như Giáo Dục chẳng hạn,…) }

    Bất cứ nông gia nào, giữa lúc thời tiết HẠN HÁN triền miên, nguồn nước TƯỚI cạn dần,…Rõ ràng là do phản ứng tự nhiên, (em bé cũng biết, đâu phải cần đến tài trí, kinh nghiệm gì,…) ông ta biết cách sử dụng nước tưới một cách thích hợp. (Nhổ cỏ, che nắng, vứt bỏ tất cả loại cây hoa màu nào già cỗi, yếu ớt,…; hầu tiết kiệm được hơi nưóc ngầm dưới đất; đồng thời tăng được một ít nước tưới cho mấy cây khác cần phát triển,…) {còn tiếp}

    “The rest is silence.” – William Shakespeare

    Hwy Tse, S&FR,…

  5. Hwy Tse says:

    VẬN THẾ ” ƯU SINH ” [ THE EUGENICS ]

    Chúng ta đều biết, kinh tế toàn cầu đã và đang trong tình trạng KHỦNG HOẢNG TRẦM TRỌNG, không lối thoát,… bởi vì QUÁ THẶNG DƯ hàng hóa !

    Hiện nay, chúng ta hẳn phải thực hiện vận thế “ƯU SINH MỞ RỘNG” một cách toàn triệt, hơn là gây ra các trận ĐẠI THẾ CHIẾN liên lỉ (bài viết trên) !
    Vận thế Ưu Sinh mở rộng bao gồm phong trào chấn hưng nhằm ưu tiên chủng loại thượng đẳng. (The movement devoted to improving the human species by controlling heredity. – Webster ‘s New World Dictionary),… và còn tất cả phương tiện đời sống xã hội phải dành cho ba (3) nhân giới TRẺ, KHỎE và SÁNG SUỐT,…còn tất cả thành phần “nhân giới” khác đều phải bị loại bỏ toàn triệt ! [ về sinh mạng, khoảng 1/2 tổng số nhân loại, ] (còn tiếp)

    Hwy Tse, S&FR,…

  6. Hwy Tse says:

    VÀI THIỂN Ý

    Kẻ hèn mọn này có vài thiển ý,

    {1} TRUNG HOA VÀ HOA KỲ
    ** Trung Hoa đã và đang GẶP VẬN ĐỎ, với chính quyền tập trung, nhân công rẻ, luật lệ dễ dãi,… nên “đầu tư kinh tế” toàn cầu trở thành kẻ VÔ ĐỊCH; hàng hóa (từ thấp đến cao) tràn ngập khắp 5 Châu, 4 Biển,…[họ đang cười nhạo cho sự KHỦNG HOẢNG TRẦM TRỌNG của khối Tư bản,...]

    ** Nước Mỹ đã và đang RƠI VÀO THỜI XUI, bởi qua Đường lối, Chính sách “HUNG HẢN” của 43th President, và “CON NAI VÀNG NGƠ NGÁC” của 44th President,…

    {2} HAI GIẢI PHÁP PHỤC HỒI KINH TẾ TOÀN CẦU
    ( Nền Kinh Tế thế giới vẫn trên đà SUY SỤP,…ngoại trừ THỰC HIỆN TRIỆT ĐỂ một trong hai giải pháp:)

    ** Đại thế chiến bùng nổ theo chu kỳ liên lỉ , có nghĩa là phải mở trận thế chiến với mức độ tàn phá hàng nghìn Thành Phố với hàng trăm triệu người chết,..[trong tiến trình XÂY DỰNG LẠI (hàng nghìn Thành Phố) tức thì nền Kinh tế toàn cầu mới BẮT ĐẦU PHỤC HỒI,...]; đồng thời sau thời gian xây dựng hoàn thành thì MỞ LẠI ĐẠI THẾ CHIẾN KHÁC TƯƠNG TỰ rồi XÂY DỰNG LẠI và cứ thế tiếp tục,…!

    ** Tất cả Chính phủ trên toàn cầu thực hiện triệt để CHÍNH SÁCH ƯU SINH – EUGENICS -,…

    Hwy Tse, S&FR, Boston, MA.

    • Hwy Tse says:

      THE US 44th PRESIDENT

      We can call “the US 44th P.” – A DUST OFF BUT OIL ON .
      (to be continued)

      Hwy Tse, S&FR,…

      • Hwy Tse says:

        THE PRESIDENT (continued)

        ……………………………………………………………………. ;
        On the contrary, all we (Americans) need is “dust on” (JOBS) and “oil off” (CLEAN ENVIRONMENT).
        cf. Washington Post.com, New York Times.com, Fox.com, Time.com, News Week.com, Yahoo.com, etc. (Các Báo này đều đăng tải bài viết trên,…)

        Hwy Tse, S&FR,…

  7. Trung Hoàng says:

    LẤY TIỀN CHE THÂN

    Trung Quốc mua công trái phiếu và cho Hoa Kỳ vay, mặt nổi xem như là ông chủ nợ lớn, nhưng điểm chính trong vấn đề là làm giảm bớt áp lực vô hình cuả cái thòng lọng quái ác, vòng vành đai càng ngày càng xiết vào rất chậm nhưng lại rất khó cưỡng được.

    Chẳng khác vì Lão Trùm Sò ăn vòi hút mắm, dành dụm lấy tiền cho vay để mua chuộc lòng Quan Huyện mong sao cho mình được yên thân. Kéo dài thêm thời gian cần thiết cho Trung Quốc hiện đại hoá quốc phòng, vì dù muốn hay không muốn, họ chưa đủ thực lực đối đầu với Hoa Kỳ, nhất là trên lảnh vực hải lực với hành không mẩu hạm, cũng như cả về tên lưả hiện đại.

    Ðứng trên phương diện cuả một nước với các nước khác, dùng đồng tiền để làm áp lực trên một nước nhỏ yếu về mọi mặt, sự khống chế khã dĩ có thể áp dụng được tạm thời trong giai đoạn ngắn, nhưng nó không thể nào giử được lâu dài với thời gian.

    Huống chi một nước có tiềm năng tiềm lực đứng nhất trên thế giới như Hoa Kỳ, đồng tiền khó có thể tạo một áp lực để gọi là khống chế theo ý mong muốn được, mà trái lại xem như là tiền lót tay, che bớt mắt và bịt tạm hờ cái miệng, để được an thân bòn vét công sức dân trong nước mình, mong sao giảm bớt sự chỉ trích các vi phạm nghiêm trọng về quyền làm người dưới thể chế toàn trị. Cái thể chế mà cả thế giới nhơn loại lên án.

    Cái nôi thế giới CS đã phải tan rã, hơn ai hết, nhà cầm quyền ÐCSTQ biết rất rõ là họ bắt buộc phải thay đổi mới mong có thể tồn tại, đồng thời cũng phải bước theo con đường tư bản để mong sao có cơ hội phát triển kinh tế được. Ðàng sau cụm từ “định hướng kinh tế thị trường theo XHCN” chỉ là một lời sáo ngữ không hơn không kém, để che đậy sự thất bại hoàn toàn chủ thuyết Mác Lê CS cuả chính các nhà cầm quyền độc đảng nầy.

    Hay nói khác đi là tiếp tục lưà dối che mắt người dân trong nước, những sai lầm không thể chối cải cuả chính các nhà cầm quyền CS đương thời, lấy thêm vài hơi thở để được tồn tại trước xu thế dân chủ nhân quyền trong kỷ nguyên mới ngày nay. Nhà cầm quyền CSVN cũng không ngoại lệ, sự thay đổi bắt buộc họ phải làm như vậy, khó có thể làm gì khác hơn được.

    Sự thoả hiệp với tư bản mà trước đây bị Ðệ Tam Quốc Tế CS lên án và tiêu diệt, nay chính thành phần Ðệ Tam QTCS nầy lại phải đi lại con đường cuả Ðệ Tứ CSTG ngày xưa đã đi. Sự thoả hiệp để cùng tồn tại trước thế giới nhân loại, dung hoà trong tình người và người cao cả thiêng liêng nhất cuả kiếp nhân sinh. Hình thức cho vay tiền và mua công trái phiếu, cũng là một sự thoả hiệp tối cần thiết mà Trung Quốc phải làm, trước tình thế đang hoàn toàn bất lợi cho khối CSTG ngày một tàn lụn dần.

    Lấy tiền che thân, mong sao giử thêm được vài hơi thở cuối cùng, trước khi chấm dứt cái thể chế độc tài toàn trị trên thế gian nầy. Cái thể chế mà nhơn loại trên thế giới luôn lên án, cương quyết phải xoá sạch nó để giành lại QUYỀN LÀM NGƯỜI.

    RÚT CỦI BỚT DẦN.

    Nếu nói Trung Quốc muốn lấy tiền che thân trước sức mạnh toàn diện cuả Hoa Kỳ, thì có thể nói Hoa Kỳ cũng đang muốn rút củi bớt dần, trong cái lò lưả đang cháy ngùn ngụt mạnh mẻ như Trung Quốc. Cái lò lưả đang được thổi bùng lên trong vô tình hay cố ý, nét hào nhoáng bên ngoài bao phủ cái thực và cái hư lẫn lộn bên trong, theo cung cách “hát nháy hát nhép” khó lường hết được. Lúc nào nó cũng được trưng bày sự “hoành tráng vĩ đại”, luôn phô trương thanh thế trước mắt mọi người.

    Muốn hiện đại hoá quân sự mọi mặt, từ những thiết bị tự sản xuất đến các món hàng quốc phòng tối tân hiện đại phải mua sắm, Trung Quốc phải có ngoại tệ tích trữ là đồng đô la để chi dụng. Ðồng tiền có giá trị trao đổi trên khắp thế giới, mà trong đó những trang bị quốc phòng là những dịch vụ luôn luôn có trị giá cao nhất trong các mặt hàng, nước muốn chi dụng để sở hữu nhiều trang bị tối tân phải có lượng tích trữ ngoại tệ càng cao càng tốt. Bởi vì hàng càng tối tân thì giá luôn rất cao, so với các mặt hàng khác là điều tự nhiên là như thế.

    Bán công trái phiếu cho Trung Quốc và như là con nợ cuả nước nầy, nhưng Hoa Kỳ cũng đã làm công việc rút bớt củi dần trong cái lò lưả đó, đồng thời sức nóng cuả lò lưả cũng vưà đủ cho các nước trong khu vực lo sợ, từ sự lo sợ đó mà Hoa Kỳ cũng đã bán được không ít các loại vũ khí ngăn chận ngọn lưả nầy. Hơn nưã, các mặt hàng sản xuất cuả Trung Quốc đa số là đồ gia dụng tiêu xài, thị trường tiêu thụ số lượng cao nhất vẫn là Hoa Kỳ.

    Hơn ai hết, cung cách tiêu thụ cuả phần đông người dân ở Hoa Kỳ, sáng mua chiều vụt vô thùng rác là chuyện thường ngày ở huyện. Lượng tiêu thụ hàng gia dụng chóng mặt cuả dân Hoa Kỳ là bắt nguồn từ cung cách đó, một thói quen khó có thể thay đổi được. Không phải dân Hoa Kỳ chuộng hàng Trung Quốc là vì sở thích mẫu mã, mà chính là do nó rẻ xài và qua một vài lần là cho vào thùng rác không chút thương tiếc.

    Nếu nói kinh tế Hoa Kỳ giảm sút, điều đó rất đúng về mặt tiêu thụ, nhưng về mặt sản xuất các mặt hàng kỹ thuật cao nhất là trang thiết bị quân sự, chắc hẵn nó sẽ không bao giờ gọi là sa sút cho được. Kinh tế thị trường tiêu thụ giảm sút thì rất dể thấy, bởi các mặt hàng đều phải kèm theo giá thuế trừ thực phẩm.

    Dân Hoa Kỳ bớt tiêu xài đồ xa sĩ, nhưng không bao giờ bớt lượng thực phẩm hàng ngày, tiền đánh thuế trên các mặt hàng đương nhiên phải kém lại, mà con số kém đó thông qua tiền thuế rất dể kiểm soát. Khi con số thuế đó xuống thấp, thì đúng là nền kinh tế giảm sút, nhưng thực chất là thị trường tiêu thụ đồ xa sĩ là giảm mà các lượng tiêu thụ thực phẩm thì hoàn toàn không thay đổi.

    Sự khó khăn trong người dân chỉ đứng về mặt hàng mua sắm chưng diện bị bớt đi, nhưng về các mặt khác thì hầu như không có sự thay đổi mấy. Nhất là những mặt hàng kỹ thuật cao về quốc phòng, khó mà hiểu và kiểm soát được là giảm sút hay luôn tăng cao, đó mới là vấn đề chính yếu thực tế khó lường hết được.

    Hãy nhìn lại đời sống thường ngày cuả nước gọi là “Ông Chủ Nợ“, và nước được gọi là “Con Nợ“, thì mới thấy được hết những ẩn khuất bên trong. Khi đồng đô la vẫn còn là đồng tiền căn bản cho mọi giao dịch thế giới, sự khống chế về mặt nào đó vẫn luôn có tác dụng cho nước sở hữu nó, không nói đến việc in ấn và sự kiểm soát nó được hay không lại là một vấn đề khác.

    Rút củi bớt dần trong cái lò lưả để cho nó chỉ cháy vưà đủ lượng nóng lên thôi, điều chỉnh được nó hay không là do chính những kẻ sở hữu số lượng củi cung ứng đó. Khi sự tiêu thụ bị giảm sút, chính những nơi sản xuất sẽ phải chiụ hiệu ứng dây chuyền, tuy có chậm nhưng là điều khó tránh khỏi cho sự hụt hẩng trong khâu sản xuất.

    Bên cạnh đó là những mặt hàng Trung Quốc luôn có nhiểm độc chất, sự đánh động trên toàn thế giới là điều bất lợi sẽ đến cho nền kinh tế nầy. Sự bất lợi đó sẽ dẫn đến điều lo sợ hàng đầu cuả nhà cầm quyền Trung Quốc, đó chính là sự bạo loạn cuả giới công nhân thất nghiệp to lớn trong nước. Sự bạo loạn châm ngòi cho cuộc nổi dậy đối kháng cuả người Tân Cương, nhất là sự đòi lại Tây Tạng cuả người dân vùng Hy Mã Lạp Sơn đáng thương hại trên thế giới nầy.

    Không ai muốn xông vào dập tắt ngọn lửa đó, ngọn lưả cháy bùng bạo phát thì sẽ gặp phải cảnh bạo tàn, tự diệt từ bên trong nó mà thôi.

    Xin trân trọng.

Phản hồi