WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Diễn tiến bầu cử sơ bộ Tổng thống Mỹ năm 2016

Ảnh của www.breitbart.com

Ảnh của www.breitbart.com

Bầu cử Tổng thống Mỹ và bầu cử sơ bộ không theo lối phổ thông như nhiều nước trên thế giới mà theo cử tri đoàn nên phức tạp và khó hiểu hơn nhất là trong bầu sơ bộ. Bầu cử sơ bộ của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa là cuộc bầu nội bộ mỗi đảng để chọn ứng cử viên Tổng thống. Thể thức bầu sơ bộ của Dân Chủ và Cộng Hòa có khác nhau, ngoài phiếu của cử tri, Dân Chủ có thêm phiếu của các siêu đại biểu (superdelegate), họ muốn bầu cho ai tùy ý.

Riêng về phía người Việt, họ có thể ảnh hưởng chút đỉnh trong cuộc bầu cử sơ bộ Tổng thống để chọn đại diện cho đảng này đảng kia nhưng trong cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra tháng 11 thì không có ảnh hưởng gì mấy. Bầu cử Tổng thống theo cử tri đoàn, người Việt đa số sinh sống tại tiểu bang Califonia và Texas, Cali (có 55 đại biểu) luôn thuộc về Dân Chủ, Texas (38 đb) luôn thuộc Cộng Hòa, dù người mình ở Cali, TX bầu cho CH hay DC thì kết quả vẫn thế.

Trước hết xin nói về Cộng Hòa. Năm nay cuộc bầu cử sơ bộ hai đảng sôi nổi hơn những kỳ bầu cử trước nhất là Cộng Hòa. Số ứng cử viên Cộng Hòa trong kỳ này rất dồi dào, tổng cộng 16 người. Coi trên đồ biểu ta thấy rất rõ bước thăng trầm của từng vị ứng cử viên (1). Đường biểu diễn qua thăm dò của các ông Pataki, Jindal, Santorum nằm bẹp dí ở dưới không ngóc đầu lên được và họ đã rút lui trong vòng từ tháng 1 tới tháng 2 vì không được ủng hộ.

Các ông Huekabee, Paul, Perry, Christie tỷ lệ thăm dò dưới 5%… đường biểu diễn không ngóc dậy được. Một số ứng cử viên nổi hơn tính từ 8-9-2015 như sau:

Tỷ phú Donald Trump 29%, Bác sĩ da đen Ben Carson 13%, Jeb Bush 9%, Ted Cruz 6%, bà Fiorina 5%

Một tháng sau vào ngày 9-10-2015 ông Trump dẫn đầu 23%, Carson thứ hai 17% Fiorina 10% Rubio 9, Cruz 6%…. trước ngày 8-11-2015 ông Ben Carson đứng nhì sau Trump, hai ông này dẫn đầu cuộc chạy đua. Ngày 6-11 Carson ngang bằng Trump người ta có cảm tưởng sẽ có thể có Tổng thống da đen thêm lần nữa nhưng sau 8-11 thì Carson tụt thang dần y như xe xuống dốc không phanh.

Tỷ phú Trump là người nổi tiếng từ lâu, thành công trong kinh doanh địa ốc, tại những cuộc bầu cử Tổng thống trước đây người ta khuyến khích ông ra tranh cử nhưng ông từ chối. Nay Trump tuyên bố vì hệ thống lãnh đạo Mỹ kém, nước Mỹ xuống dốc nên ông ra tranh cử Tổng thống để làm cho Hoa Kỳ vĩ đại trở lại, Make America Great Again. Donald Trump là người kiêu ngạo khi mang lý tưởng lớn cho rằng mình nhiều tiền, không cần danh lợi, mang tài năng ra giúp nước, cứu nước có thể vượt qua mọi thử thách để tới mục tiêu. Theo ý kiến riêng của tôi có lẽ ông ta là một người không tưởng nghĩ rằng mình là nhà tỷ phú thế lực có thể làm đổi thay nhiều cục diện chính trị, có thể lãnh đạo Hoa Kỳ theo ý mình ngoài khuôn khổ nhưng vấn đề sẽ không đơn giản như ông nghĩ.

Trump lên nhanh như diều, ông bắt đầu lên nhờ tuyên bố chống di dân lậu từ Mễ Tây Cơ, nói nước Mễ đã xuất cảng những thành phần bất hảo đầu trộm đuôi cướp sang Mỹ và sẽ xây tường ngăn chận. Lời tuyên bố nẩy lửa của nhà tỷ phú được giới trung lưu da trắng hưởng ứng ngay vì họ phải đóng thuế cho di dân lậu, nhiều người uất ức thực trạng này từ bao lâu nay không dám nói và Donald Trump đã đánh trúng tâm lý cử tri. Các chính khách không dám lên tiếng trước tệ trạng này vì sợ “mất phiếu”. Ông ta được chú ý nhờ nói thẳng, được nhiều cử tri CH tin tưởng nhưng là người khó điều khiển vì không chịu theo khuôn khổ cũ.

Nhà tỷ phú ngày càng lên cao, được coi là người dẫn đầu (frontrunner) trước hết nhờ nổ (bombastic), thứ hai cử tri tin tưởng ông là nhà kinh doanh thành công đã viết nhiều sách bán chạy nhất về doanh nghiệp họ hy vọng có thể ông sẽ đưa nền kinh tế Mỹ tới phồn thịnh, nay kinh tế Mỹ đang mất phương hướng, tăng trưởng chậm, nợ nần khủng khiếp (19 ngàn tỷ). Kế đó Trump có chính sách cứng rắn về nhiều phương diện, và sau nữa ông tự bỏ tiền tranh cử giữ được sự độc lập, không bị ảnh hưởng của những thế lực khác. Tháng 9-2015 theo thăm dò ông được 30%, tháng 10 xuống còn 25%, tháng 11 lên 35, tháng 2-2016 xuống 30 sau lên lại.

Giải thích về sự thăng tiến của nhà tỷ phú này một ký giả nói đa số các cử tri Nevada (23-2-2016) muốn một người ngoài luồng làm Tổng thống mới (they wanted an outsider to be President), người dân bất mãn với Chính phủ, với các chính khách chuyên nghiệp dối trá, nên muốn bầu một người ngoài luồng không phải là chính trị gia chuyên nghiệp. Giáo sư Chomsky (MIT) nói Trump thắng thế nhờ xã hội ngưng trệ (Breakdown of society) “người dân cảm thấy bị cô lập, bất lực, nạn nhân của những quyền lực mà họ không hiểu và không làm gì được” (people fell isolated, helpless, victim of powerful force that they do not understand and cannot influence).

Về các ứng cử viên khác thì bà Fiorina cuối tháng 9 lên được 11%, sau đó thụt lùi tới giữa tháng 2 thì không còn gì, tỷ lệ dưới 2%.

Ông Jeb Bush, cựu Thống đốc tiểu bang Florida , mới đầu là ứng cử viên có vẻ sáng giá, được đảng ủng hộ, nhiều người chi tiến giúp, quĩ của ông lên rất cao, khoảng hơn trăm triệu vào tháng 2-2016. Xuất thân gia đình thế lực với cha và anh là cựu Tổng thống, Jeb Bush có nhiều điều kiện để thành công nhưng tiếc thay gió đã đổi chiều, thi đua nó cứ thua đi mãi, mặc dù chi tiền rất nhiều nhưng tỷ lệ ủng hộ ngày một giảm và sau cuộc bầu sơ bộ tại North Caronina (20-2-2016), Jeb Bush bỏ cuộc. Một ký giả nói những người đã bỏ tiền ủng hộ ông coi như mất toi hết. Một phần vì ông không có tài tranh cử, vả có lẽ người dân không muốn ông chủ tòa Bạch Ốc lại mang thêm tên Bush lần thứ ba, hai người đã là nhiều.

Ted Cruz Thượng nghị sĩ Texas, trước tháng 11 tỷ lệ thấp dưới 8% sau lên dần từ 10 tới 15 và 20 thua Trump khoảng 15 điễm trở thành người thứ hai, Rubio Thượng nghị sĩ Florida, cũng tiến dần lên từ 7, 8, 10 rồi lên 15, 20%…. Hai ông Cruz và Rubio tranh nhau chức thứ nhì (battle for second).

Trước cuộc bầu cử tại Iowa, New Hampshire tháng 2-2016 trên thực tế chỉ còn ba người Trump, Cruz và Rubio. Rubio trẻ tuổi đả phá Trump dữ dội cho biết Trump không được Đảng đề cử, chỉ có Rubio mới thắng được Dân chủ…nhưng thi đua nhưng nó cứ thua đi mãi, ngày càng xuống dốc.

Về Dân chủ nói chung đơn giản hơn, số ứng cử viên chỉ có 5 người bà Hillary Clinton, các ông Sanders, Webb, O’Malley, Chafee (2). Phó Tổng thống Biden dự định ra tranh cử nhưng qua thăm dò ông đứng dưới bà Clinton và Sanders nên đã bỏ ý định, chỉ được 17% trong khi Clinton 42%, Sanders 25%.

Cuối tháng 10-2015 hai ông Webb (có vợ Việt Nam ) và Chafee rút vì tỷ lệ quá thấp, đường biếu diễn cứ nằm bẹp dí, ông O’Malley rút đầu tháng 3-2016, cuối cùng chỉ còn lại bà Clinton và Sanders. Bà Clinton từ tháng 9-2015 tới tháng 3-2016 tỷ lệ trên dưới 50%, ông Sanders từ 25 tới 40%. Bà Clinton được ưu thế nhờ tỷ lệ cử tri ủng hộ cao và được đại đa số phiếu của siêu đại biểu nên thắng áp đảo Sanders.

Xin có vài hàng giới thiệu về bà Hillary Clinton, sự nghiệp chính trị của bà đi lên nhờ đức ông chồng là Tổng thống, trước hết phải thán phục tinh thần kiên trì trường kỳ kháng chiến của bà. Bà Clinton có kế hoạch y như chiến lược “Trường kỳ kháng chiến nhất định thành công” của đồng chí Đặng Xuân Khu người làng Hành Thiện. Nhưng đồng chí Khu chỉ mất 8 năm, bà Clinton đã trải qua 16 năm, gấp đôi thời gian của đồng chí Khu.

Thời kỳ còn trong tòa Bạch Ốc (1993-2001), TT Clinton đã chuẩn bị cho tương lai của bà vợ bằng cách giúp người da đen rất nhiều nhất là về cải thiện oeo phe (especially welfare reform). Bà văn sĩ da đen Toni Morrison, người đoạt giải Nobel văn chương 1993 đã ca ngợi TT Clinton “Ông là Tổng thống da đen đầu tiên của chúng tôi” (The first black President) để nhớ ơn ông. Nhiều người da đen nói “chúng tôi nhớ ơn ông mãi mãi “ we are forever grateful”, sự thực Clinton cũng chỉ lấy của chùa cho miễu chứ chẳng phải bỏ xu nào.

Năm 2001 gia đình Clinton rời tòa Bạch Ốc, Phó TT Al Gore tranh cử với Bush con thất bại, năm 2004 John Kerry tranh cử tiếp và thua Bush. Tám năm sau (2008) thời cơ đã tới, người ta quá chán Cộng Hòa, bà Clinton ra tranh cử tràn trề hy vọng thỏa niềm mơ ước thành Nữ Tổng thống đầu tiên của Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ. Thế nhưng Đảng lại không muốn gia đình Clinton trở lại tòa Bạch ốc thêm một lần nữa, họ bèn đưa một ứng cử viên da đen chính cống (Obama). Ông này vô danh không ai biết tới nhưng hốt sạch phiếu của da đen trong kỳ tranh cử sơ bộ, Hillary Clinton dù đã lấy lòng người da đen hết mình nhưng không thể nào địch nổi một ứng cử viên da đen chính hiệu con nai vàng. Thế là bà cựu đệ nhất phu nhân thất vọng tuyên bố con đường tranh cử TT coi như hết, thật là khôn tới mấy cũng không ai khôn hơn được ông Trời.

Bà Hillary Clinton nhận làm ngoại trưởng cho Obama năm 2009 và nay 8 năm nữa lại trôi qua, 8 năm trường kỳ kháng chiến. Mười sáu năm trôi qua kể từ ngày rời tòa Bạch Ốc, nay năm 2016 bà lại tiếp tục cái giấc mơ Nữ Tổng Thống đầu tiên của Mỹ Quốc, bà lại tái tranh cử và hơn phiếu ông Sanders khoảng 30% nhưng các siêu đại biểu (superdelegate) dồn 95% phiếu của họ cho Clinton nên bà đè bẹp ông Sanders với tỷ lệ gấp hai lần rưỡi (sẽ nói chi tiết sau)
Xin chúc cho bà trường kỳ kháng chiến nhất định thành công

Trong tháng 2-2016 đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đã tổ chức bầu sơ bộ tại 4 tiểu bang: Iowa , New Hamshire , South Carolina và Nevada.

Sơ lược kết quả các đợt tranh vừa qua tại các tiểu bang kể trên.

Iowa ngày 2-2-2016, phía Cộng Hòa, Cruz 27.6%, Trump 24.3%, Rubio 23.1%, Carson 9%.. Jeb Bush 2.8%
Phía Dân chủ bà Clinton 49.9%, Sanders 49.6%.

New Hampshire ngày 9-2, phía Cộng Hòa,Trump 35.3%, Kasich 15.8%, Cruz 11.7%, Bush 11%, Rubio 10%.
Phía Dân Chủ Sanders 60.4%, Clinton 38%.
South Carolina ngày 20-2 Cộng Hòa, Trump 32.5%, Rubio 22.5%, Cruz 22.3%, Bush 7.8%…
Phía Dân Chủ (ngày 27-2) Clinton 73.5%, Sanders 26%.

Bầu cử Nevada ngày 23-2 phía Cộng Hòa, Trump 45.9%, Rubio 23.9%, Cruz 21.4%
Phía Dân Chủ ngày 20-2, Clinton 52.7%, Sanders 47.3%.

Cuối tháng 2-2016 TNS Rubio công kích và kêu gọi ngăn chận Donald Trump, tuyên bố đánh bại ông ta nhưng cả hai Cruz và Rubio vẫn chỉ tranh nhau cái chức thứ nhì, vẫn bị Trump đẻ bẹp. Đảng Cộng Hòa không muốn đề cử Trump vì ông thuộc ngoài luồng (outsider) sợ khi thành Tổng thống sẽ có thể ông làm đảo lộn đường lối chính sách của Đảng.
Trump tuyên bố sẽ đem công việc từ Á châu về nhất là tại Trung Cộng, đảng Cộng Hòa trước ủng hộ Jeb Bush, khi ông này rút lui, đảng nâng đỡ Rubio nhưng ông này vẫn thảm bại. Khoảng đầu tháng 2-2016 Đảng CH ngầm ủng hộ Rubio để gạt Trump, ông này bèn cảnh cáo CH nếu họ không công bằng với ông có thể ông sẽ lập đảng thứ ba ra ứng cử độc lập.

Mặc dù bị truyền thông bôi nhọ, bị các cựu đảng viên Cộng Hòa chống đối Trump vẫn nổi bật. Khoảng 90 vị chức sắc trong đảng nguyên là Thống đốc, dân biểu…kiến nghị lên Ban tổ chức ngăn chận Trump vì ông sẽ là một mối nguy (disater) cho Đảng và cho nước Mỹ. Các ứng cử viên Cộng Hòa cũng hô hào ngăn chận Donald Trump. Sự chống đối Trump phần vì trâu buộc ghét trâu ăn, phần vì Trump tự bỏ tiền tranh cử giữ được độc lập sau này sẽ khó bảo. Mặc dù ông ta chỉ bỏ một số tiền khiêm tốn 25 triệu nhưng ngày càng được truyền thông, báo chí, TV tập trung loan truyền, Trump vẫn lên mạnh chưa có dấu hiệu gì bị sa sút. Tuy nhiên với bản tính bốc đồng có thể ông ta sẽ tự ý bỏ cuộc nếu phải đối phó những chỉ trích chống đối từ các đối thủ, từ đảng Cộng Hòa. Người ta sợ nếu thành Tổng thống, ông ta giữ được độc lập sẽ không chịu bị chi phối bởi tập thể đảng, bởi những quyền lực khác.

Năm nay 2016 hai đảng tổ chức bầu sơ bộ Siêu thứ ba (supertuesday) trên 13 tiểu bang vào ngày 1-3-2016, trong số 13 tiểu bang này có một số cả hai cùng tổ chức, có một số đảng này có, đảng kia không, hai đảng chỉ tổ chức mỗi đảng 11 tiểu bang kết quả sơ lược như sau:

Cộng Hòa:
Trump thắng 7 tiểu bang: Alabama 43%, Arkansas 33%, Georgia 39%, Massachusettes 49%, Tennessee 39%, Vermont 35%, Virginia 35%

Cruz thắng 3 tiểu bang: Texas 44%, Oklahoma 34%, Alaska 36%

Rubio thắng Minnesotas 36%

Dân Chủ:
Clinton thắng 7 tiểu bang: 71%, Virginia 64%, Alabama 78%, Massachusettes 50%, Tennessee 66%, Alaska 65%, Arkansas 66%.

Sanders thắng 4 tiểu bang: Vermont 86%, Oklahoma 51%, Minnesota 61%, Colorado 58%.

Ngày 8-3 Cộng Hòa tổ chức bầu sơ bộ tại 4 tiểu bang Hawaii, Idaho, Michigan, Mississippi, Dân Chủ tổ chức tại Michigan và Mississippi, sẽ tổ chức tại Idaho ngày 23-3 và Hawaii ngày 26-3.

Cộng Hòa: Trump thắng Hawaii 43%, Michigan 37%, Mississippi 47% tổng cộng nay được 460 phiếu (địa biểu)
Cộng Hòa: Trump được 460 phiếu đại biểu, Cruz 370, Rubio 160, CH cần có 1,237 phiếu để được đề cử.

Dân Chủ Clinton: 766 phiếu, Sanders 551, Clinton được 465 phiếu của siêu đại biểu (superdelegate), Sanders chỉ được 25 phiếu, Tổng Cộng Clinton hiện được 1,231, Sanders được 576, cần phải có 2,383 phiếu để được đề cử.

Hiện nay Trump và Clinton đẫn đầu Cộng Hòa và Dân Chủ.

Hôm 10-3 ông Chủ tịch đại diện đảng Cộng Hòa cho biét sẽ đề cử bất cứ ai thắng cử và đủ điểm trong cuộc bầu sơ bộ, ngụ ý ông Trump có thể được Đảng chấp nhận một khi ông đủ số phiếu.

Obama nói trong buổi họp báo với Thủ tướng Canada ngày 10-3, ông bác bỏ ý kiến cho rằng vì ông mà Trump lên như diều, thống đốc Lousiana Bobby Jindal nói Trump lên vì người dân cần một người có lập trường cứng rắn, chính phủ Obama yếu đuối trong bẩy năm qua, cử tri muốn một người làm cho Mỹ mạnh trở lại.

Nay Cộng Hòa tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch ngăn chận Donald Trump bằng mọi giá, không phải vì người ta sợ ông sẽ thua phiếu bà Clinton, cũng không phải vì ông sẽ là một thảm họa của nước Mỹ nhưng vì nhà tỷ phú sẽ là một người độc lập, kiêu ngạo mà Đảng sẽ khó cầm cương lèo lái. Tuy nhiên mặc dù bị các ứng cử viên Cộng Hòa, các vị chức sắc trong đảng chống đối, bị truyền thông bôi nhọ từ nhiều tháng qua, chưa thấy dấu hiệu Trump bị sa sút mà ông ta vẫn có khuynh hướng đi lên, vẫn thắng ở nhiều tiểu bang then chốt.

Ngày 15-3 tổ chức bầu cử sơ bộ năm tiểu bang lớn của Cộng Hòa và Dân Chủ, nó rất quan trọng mà người Mỹ gọi là dicisive primary day, nó y như trận đánh quyết định (decisive battle) thay đổi khúc quành của một cuộc chiến. Bầu sơ bộ sẽ diễn ra tại 5 tiểu bang lớn và nhiều phiếu:

Cộng Hòa Ohio 55 đại biểu, Illinois 69 đb, Florida 99 đb, North Carolina 72 đb, Missouri 52 đb, theo thăm dò Trump chỉ thua Kasich vài điểm tại Ohio và dẫn đầu 4 tiểu bang còn lại. Florida và Ohio quan trọng nhất vì nếu ai thắng sẽ lấy được hết phiếu tiểu bang, winner- take -all, ba tiểu bang còn lại North Carolina, Illinois, Missouri chỉ được phiếu theo tỷ lệ. Tuần trước theo thăm dò Trump hơn Kasich 5, 6 điểm tại Ohio, những ngày gần đây Cộng Hòa nỗ lực giúp Kasich lật ngược thế cờ, tuy thế Trump vẫn còn giữ nhiều ưu thế, riêng Florida ông ta chắc ăn được 99 phiếu đại biểu.

Dân Chủ Ohio 143 đai biểu, Illinois 156 đại biểu, Florida 214 đại biểu, North Carolina 107 đại biểu, Missouri 71 đại biểu. Bà Clinton coi như chắc ăn qua thăm dò và lại được các siêu đại biểu dồn hết phiếu.

Kết quả ngày 15-3 của Cộng Hòa như sau: Trump thắng tại Florida 46%, Illinois 39%, Missouri 40.8%, North Carolina 40%, thua Kasich tại Ohio : Trump 36%, Kasich 47%.

Nay Tổng cộng Trump được 646, Cruz về nhì 396, Rubio 169, Kasich 142.

Trước ngày15-3 Trump hơn Cruz 90 điểm nay hơn Cruz 250, khoảng cách xa hơn, Rubio bại trận bỏ cuộc, Kasich tuy thắng Ohio nhưng cầm đèn đỏ trong số 4 người.

Dân Chủ: Clinton thắng cả năm tiểu bang Florida 64%, Illinois 51%, Missouri 49.6%, North Carolina 55%, Ohio 57% Tổng cộng (chưa kể phiếu siêu đại biểu) là 1,132. Kể cả 467 phiều siêu đại biểu là 1559.

Sanders Tổng cộng (chưa kể phiếu siêu đại biểu) 818. Kể cả 26 phiếu siêu đại biểu là 844.

Cộng Hòa ra sức ngăn chận đánh phá để Trump không hội đủ số phiếu cần thiết 1,237, sau đó Đảng có quyền đề cử một người mà họ muốn. Tuy nhiên chiến dịch này có thể là con dao hai lưỡi, Trump không được ăn sẽ đạp đổ như ông ta đã cảnh cáo Cộng Hòa khoảng hơn tháng trước, nếu ông ra ứng cử riêng thì CH sẽ bị chia phiếu và dọn cỗ sẵn cho Dân Chủ xơi. Trên thực tế Trump vẫn tiếp tục lên mặc dù bị ngăn chận.

Nay các bình luận chung cho thấy ông Donald Trump đảng Cộng Hòa và bà Hillary đảng Dân Chủ sẽ được đề cử làm đại diện cho hai đảng, chưa biết nhà tỷ phú hay bà cựu ngoại trưởng sẽ là Tổng thống Hoa Kỳ trong năm tới.

Thường thì cử tri, người dân hy vọng vào vị tân Tổng thống, vào những lời hứa hẹn to đùng của họ như Trump với khẩu hiệu Make America Great Again nhưng ông có làm được hay không thì thời gian sẽ trả lời.

Tám năm trước đây cử tri nô nức đi bầu cho ứng cử viên Obama, nhất là giới trẻ với hy vọng ông sẽ làm cuộc cách mạng thay đổi nước Mỹ thế mà bây giờ thì “mười voi cũng không được một bát nước xáo” !. Theo thăm dò gần đây của CNN (3), Real Clear Politics (tổng hợp) thì ông Obama vẫn còn được coi là Tổng thống tồi tệ nhất Hoa Kỳ từ sau Thế chiến tuy có đỡ hơn các ông Bush con, Nixon, Carter, người ta tiếc nếu năm 2012 bầu cho Mitt Romney thì có thể khá hơn. Về kinh tế nợ nần khủng khiếp nhất trong lịch sử (19 ngàn tỷ Mỹ kim), về hướng đi (direction of the country) thì 65% cho là trật đường rầy (wrong track) chỉ có 28% cho là đúng đường, về ngoại giao, y tế, đối ngoại, kinh tế… có khoảng 40% cho là tốt, 49% cho là tệ.

Tuy nhiên hy vọng vào tương lai thì cũng vẫn hơn.

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

——————————————————————-
Cước chú
(1) Real Clear Politics, 2016 Republic Presidential Nomination http://www.realclearpolitics.com/epolls/2016/president/us/2016_republican_presidential_nomination-3823.html
(2) Real Clear Politics, 2016 Democratic Presidential Nomination http://www.realclearpolitics.com/epolls/2016/president/us/2016_democratic_presidential_nomination-3824.html
(3) http://politicalticker.blogs.cnn.com/2014/07/02/who-is-the-worst-president-since-wwii/

Tham Khảo
Tổng hợp các trên mạng của CNN, Washington Post, New York Times, CBS….

34 Phản hồi cho “Diễn tiến bầu cử sơ bộ Tổng thống Mỹ năm 2016”

  1. phamminh says:

    @Lão Ngoan Đồng

    Xin mang còm của bác lên đây. Không dám nói cao kiến mà chỉ là vài đóng góp vụn vặt như bác nói.

    Bác Minh Đức tóm tắt chính sách thời TT Obama rất chính xác, dễ chấp nhận bởi đã được thấy thi hành trong gần 8 năm qua.

    Riêng đối với ông Trump thì tương đối chính xác vì chỉ mới là tư tưởng, mục tiêu ông ta nhắm đến để vận động.

    -Tâm lý của người Mỹ là muốn đổi mới, cải tiến, sáng tạo – không muốn nghe, thấy lối mòn chính trị nhàm chán. Thời ông Obama ra tranh cử, chiêu bài vận động (slogan) của ông ta là CHANGE và ông ta đã thắng. Nay ông Trump dùng slogan: Make America Great Again thêm hấp dẫn. Lý do là sau gần 8 năm dưới triều Obama xem ra không thấy có CHANGE bao nhiêu mà còn làm cho America không còn “Great” như trước nữa.

    Người Mỹ thích Football (banh cà na), basketball (bóng rỗ) vì vận động viên tạo điểm ăn thua từng mỗi vài phút, Họ ít thích soccer (bóng đá) vì có khi suốt hai hiệp 90 phút chẳng có được điểm nào. Người Mỹ bỏ cuộc trong chiến tranh VN một phần cũng vì tâm lý này.

    Chuyện ông Trump nỗi đình đám, bị nhiều người chống và được nhiều người ủng hộ đã có nhiều bài đề cập, tôi tránh không lập lại, chỉ xin chia sẻ vấn đề ngăn cấm và trục xuất người tị nạn ít có thấy phân tích.

    HK có truyền thống nhân đạo và lối giải quyết cũng rất nhân bản v/v tiếp nhận người tị nạn, định cư đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nếu không có truyền thống này thì HK đã không có một Hiệp Chủng Quốc đa văn hóa, văn minh, tân tiến như ngày nay; HK đã không có biểu tượng Nữ Thần Tự Do ở New York. Và, gần gũi hơn cộng đồng người Việt tị nạn CS và cả người Việt cộng sản đã không có mặt ở HK như hôm nay. Nói như vậy KHÔNG CÓ NGHĨA là HK phải mở cửa nhận tất cả mọi thành phần một cách ô hợp, hỗn loạn như vừa xảy ra bên Âu Châu mà không có chính sách duyệt xét, thanh lọc. Người Việt tị nạn mình cũng đã từng là nạn nhân của chính sách duyệt xét, thanh lọc này ở các trại tị nạn ĐNA từ nửa thế kỷ trước nhưng cũng không vì vậy mà người VN và thế giới hận thù hay cho là HK vô cảm, thiếu nhân đạo.

    Giả quyết theo cách ông Trump đã không có lý, có tình lại còn tuyên bố vung vít, kích động những thành phần ích kỷ, bảo thủ, cực hữu ủng hộ mình cấm cửa người tị nạn, trục xuất 11 triệu người cư ngụ bất hợp pháp về nguyên quán thì theo tôi, không phải là đặc tính của một người làm chính trị, lại càng không phải là lãnh tụ của một cường quốc có truyền thống tiếp cư nhân đạo như HK. Nghĩ xem TQ, LX cũng là cường quốc tại sao người ta không tìm đến đó?

    -Chính sách mỗi nhiệm kỳ của một TT, tuy DC và CH có khác về chủ trương nhưng cũng phải đáp ứng tình hình quốc nội và thế giới của từng thời điểm đó nữa. Tâm lý người Việt mình, thấy việc TQ lấn chiếm, ngang ngược biển Đông nhưng HK lại không mạnh tay như họ trông đợi bèn chỉ trích Obama nhu nhược, thậm chí là chém gió hay vịt què v.v… mà không hiểu rằng đó là cả một sách lược, chiến lược được ủy ban chuyên môn nghiên cứu hoạch định và được QH thông qua chứ không riêng ông Obama muốn mà được. Chúng ta nghĩ thế nào về việc mới đây HK đem quân ào ạt đến Phi, xây nhiều căn cứ quân sự hướng về phía biển Đông và xây nhiều căn cứ dự trữ vũ khí, tiếp liệu ở VN và Campuchia? Không phải để đối phó với TQ ở biển Đông thì để làm gì? Giả sử như trong nhiệm kỳ này của ông Obama không có chuyện gì xảy ra, năm tới ông Trump lên, TQ và HK đụng nhau thì có khối “bình loạn gia” “chiến lược gia” nằm nhà gõ phiếm khen ông Trump của CH dám chơi chứ như Obama của DC thì sức mấy?

    Thân

    PM

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Thành thật cám ơn đã bỏ công hồi âm và giải thích cặn kẽ.

      Xin lỗi hồi âm chậm vì không vào xem bài này mấy hôm nay.

      Rất thân,

      LMC aka LNĐ

    • nvhn says:

      Người mình thích nổ, khoe khoang kiến thức, biết một nói mười, viết còm thì ham giảng giải cho bà con nghe. Có thể nói đó là thái độ vô lễ đ/v người đọc, ngay cả các t/g còn chưa dám giảng giải dậy dỗ người đọc

      Người mình không chịu học cái hay của nguòi Mỹ, họ không hề nổ và thường tôn trọng quan điểm người khác. Thí dụ thấy người ta ghét ông này thì chế bai, chỉ trích, mỉa mai. Thương ghét là tùy hoàn cảnh, tâm tình của từng người, cứ bắt người khác phải nghĩ như mình, đã thoát khỏi chế độc độc tài mà vẫn thích đường lối độc tài
      Chẳng ai muốn bỏ thì giờ đọc những còm dài lê thê, nếu muốn học hỏi thì họ vào Wikipedia, đọc sách báo Mỹ….ai bỏ thì giờ nghe những anh cái thân không xong nhưng cứ đòi dậy người khác
      Người mình thường nói ham ăn mau đói, ham nói thì hay vấp, khoe khoang kiến thức mà chẳng biết là mình nói vấp, nói hớ nhiều chỗ, thôi cứ lo cái thân di là được rồi

  2. Minh Đức says:

    Tư tưởng chính của ông Donald Trump là gì? Vì sao ông ta thu hút được quần chúng ủng hộ?

    Ông Donald Trump chủ trương phục hồi lại nước Mỹ hùng mạnh với các điểm sau:

    - Xây dựng quân đội mạnh .

    - Ca ngợi vai trò của cảnh sát.

    - Xóa bỏ các hiệp ước về chính trị, kinh tế bất lợi cho nước Mỹ .

    - Đem lại công ăn việc làm cho dân.

    - Củng cố an ninh bằng cách ngăn chặn, loại bỏ các thành phần nhập cư nguy hiểm cho nước Mỹ.

    - Làm cho xã hội đoàn kết (bằng cách nói mày không phải phe tao thì mày là kẻ xấu).

    - Dùng sức mạnh quân sự và kinh tế để giải quyết các tranh chấp quốc tế.

    Có thể nói tư tưởng chính của ông Donald Trump là đề cao chủ nghĩa quốc gia, hay chủ nghĩa dân tộc. Trong khi đề cao chủ nghĩa quốc gia, cái cách thức mà ông Donald Trump nói cũng gây được sự ủng hộ, đồng thời làm cho quần chúng trở thành quá khích như ông ta gọi những người ủng hộ ông ta là những người yêu nước còn những kẻ phản đối ông ta là những kẻ đáng kinh tởm, đáng hổ thẹn. Ca ngợi cảnh sát giải tán những người chận xa lộ để phản đối ông ta bằng cách nói cứ bắt mấy thằng thì đám còn lại bỏ chạy hết.

    Có thể nói, chính sách của ông Donald Trump là thiên hữu, đi ngược lại chính sách thiên tả của ông Obama. Ông Obama chủ trương cắt giảm quân đội, giải quyết xund đột quốc tế bằng thương thuyết thay vì bằng sức mạnh thì ông Donald Trump chủ trương phục hồi lại quân đội mạnh, dùng sức mạnh với kẻ thù của Mỹ. Ông Obama thì nói không phải sự xuất hiện của ông Donald Trump là do chính sách của ông ta. Nhưng thực tế nó chính là như vậy.

    Chính trị nước Mỹ như con lắc. Ông Obama kéo nó sang phía tả nhiều quá bây giờ nó lắc về phía hữu. Vì thế có thể là bà Hillary Clinton sẽ thua ông Donald Trump. Không phải vì bà ta thua vì kém hiểu biết về chính trị mà vì bà ta đã từng ở trong chính quyền của ông Obama trong khi dân thì chán chính sách thiên tả của ông Obama.

    • Lại Mạnh Cường says:

      Tôi lại nghĩ khác là nếu cuộc chạy đua vào “Nhà Trắng” giữa bà Clinton với ông tỷ phú Trump thi bà Clinton sẽ thắng vẻ vang.

      Hối tưởng ở Pháp khi Le Pen loại đương kim thủ tướng Pháp ở vòng một để tranh đua với đương kim tổng thống Pháp (nhiệm kỳ hai) Chirac ở vòng hai, lập tức trí thức, văn nghệ sĩ, hoc sinh sinh viên Pháp hoảng hốt kêu ầm lên để cố ngăn chận không cho tay cực hữu Le Pen ngang nhiên bước vào điên Élysée (palais de l’ Élysée). Kết cục Chirac thắng vẻ vang cho dù dân không thích ông khá đông.
      Lý do vì sĩ diện không thể để một tên cực hữu thuộc loại “popularist’ ăn nói “vô thiên vô pháp” như Le Pen đứng đầu hành pháp, đại diện cho nước và dân Pháp trước thế giới được !

      Ở Hoà Lan cũng rứa. Có lần dân bức tức chính giới các chính đảng lớn nên dồn phiều bầu cho đảng mới mang tên rất lạ tai “Danh sách Pim Fortuyn” (Lijst Pim Fortuyn) và họ còn thạm gia được cả vào nội các (cabinet) nhờ thắng lớn. Nhưng khi đám dân biểu đảng này vào Hạ Viện bèn “quây phá” lăng nhăng, khiến sinh hoạt Hạ viện náo loạn và nội bộ đảng này chia rẽ lung tung, nên phải gấp rút tổ chức bầu lại Hạ viện. Dân chúng và cả phe báo giới rút kinh nghiệm, không dám “đùa dai” để bày tỏ sự chán chường chính giới thụ động như thế nữa.

      Hiện nay đám cực hữu vẫn có đất sống ở cả Tây và Đông Âu, nhưng ở một phạm vi chừng mực nào đó, khó mà thao túng như xưa. Đám này được sử dụng như đối trọng với khuynh hướng thiên tả, thương mị dân qua chiêu bài nặng về cái gọi là công bằng xã hội, cũng như cổ võ quá đáng một cộng đồng xã hội đa văn hoá, khiên dân bản đja cảm thấy bị đãm chính khách mị dân, đối sử không công bằng, khi cho thi hành những biện pháp ưu đãi dân nhập cư ngoại quốc trong lúc “của khôn người khó” hiện nay !

      Mà thực ra cho dù Trump đắc cử trước Clinton, ông ta cũng không thể tự tung tự tác mà không bị kiềm chế bởi phía quốc hội. Mỹ có cái hay là thường chia phe, một đảng nắm hành pháp và đảng kia chiếm đa số trong quốc hội để tái lập quân bình !

  3. Thế Dân says:

    Nói thẳng nói thật vẫn là hơn thói lờ mờ và thủ đoạn lừa dối dân. Tôi ủng hộ ông Trump. Chúc ông chiến thắng để OBama và bọn lừa dối dân cùng bọn bán nước VNCH phải xấu hổ chịu thất bại.

  4. Minh Đức says:

    Ông Obama là một người có các suy nghĩ của các trí thức thiên tả Tây Phương, nhất là ở châu Âu. Các suy nghĩ đó là:

    - Phải cho dân Palestine có quốc gia để chấm dứt sự xung đột với Do Thái.

    - Phải cho toàn dân có bảo hiểm ý tế.

    - Không nên có thái độ thù nghịch với Cuba .

    - Mỹ đừng dùng vũ lực để giải quyết các vấn đề quốc tế.

    - Mỹ không ủng hộ các chính quyền thiếu dân chủ.

    - Mỹ có thể làm khác đi để Iran, Nga, Trung Quốc, Cuba và nhiều nước khác không trở thành kẻ thù của Mỹ.

    Các suy nghĩ đó dù đúng dù sai thế nào thì cũng có thể thấy trong các năm qua ông Obama đã cố gắng thực hiện đó. Các suy nghĩ đó giải thích phần nào chính sách của ông Obama trong thời gian ông ta cầm quyền.

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Cám ơn đã tổng kết thật nhanh, gọn, bao quát chính sách dưới thời Obama.
      Riêng tôi đồng ý với lối giải quyết trên của Mỹ, mặc dù chưa hẳn là hay nhất.
      Tuy nhiên cần thử một thời gian (dài) xem sao, để rút kinh nghiêm qua thực tế.

      Về nội bộ, không thể để hơn 10% dân số không có bảo hiểm sức khỏe căn bản như xưa nay, nhất là một siêu cường như Mỹ, có nền y tế tân tiến bậc nhất, tiền tiêu như nước …
      Tiền đổ vào những phát triển và phát triển những vũ khí mới, nhất là những phiêu lưu quân sự, như chạy đua vũ trang vũ khí mọi loại, tốt nhất nên dành cho an sinh xã hội.

      Nước Mỹ giầu có, trong khi các lân bang gần xa phía Nam sống trong nghèo đói, mất dân chủ, tham nhũng cực kỳ … sẽ làm cho dân các xứ này tìm mọi cách di cư lậu vào MỸ là chuyên đương nhiên.
      Đóng chặt cửa biên giới không phải là giải pháp ổn thỏa. Cũng như tìm cách trục xuất hết những người nhập cư lâu (như Trump và bọn cực hữu chủ trương) cũng như không ngăn chặn được đám buôn lậu người, cũng như buôn lậu ma túy vào Mỹ, vốn một thị trường béo bở nhất. Cho nên cách hay nhất vẫn là không ủng hộ các chính quyền thiếu hay không dân chủ, cố giúp các nước này tận diệt hay trấn áp tham nhũng, lùng bắt các tội phạm buôn người, ma túy, vũ khí … Đồng thời ban hành các đạo luật, biện pháp thích hợp cho di dân ở những vùng, quốc gia mất an ninh, như vì nội chiến chẳng han.

      Tôi cũng nghĩ, thay vì bày tỏ thái độ thù nghịch rất cực đoan với một số quốc gia, như Cuba, Bắc Hàn, Iran … bằng các phương cách xiết chặt về mặt ngoại giao, tài chính kinh tế (cấm vận), thâm chí quân sự (dùng thao diễn quân sự trên đất, biển và không trung …) để răn đe, Mỹ nên tỏ ra hòa hoãn để các quốc gia nhỏ bé hơn mình sẽ không “lên gân” (như Kim Ủn Ỉn hiện nay; hay Saddam Hussein, Khadaffi, ông đạo khùng Khomeini … ngày trước).
      Trong khi đó tìm mọi cách ủng hộ phe đối lập dân chủ (không phải phe đối lập cực đoan đế sau này sinh hậu hoạn đáng tiếc, như từng ủng hộ già Hồ sau thế chiến Hai; đám Mafia ở đảo Sicily thời Thê chiến Hai; đám Hồi giáo quá khích Taliban và huấn luyên trùm khủng bố Oáma Bin Laden trong thời Afghanistan bị Nga chiếm đóng ….)

      Một sô ý kiến vụn vặt, mong được nghe thêm cao kiến.

      • Y Te My says:

        Người ta phóng đại khuyết điểm Mỹ có 30 triệu nguòi không có bảo hiểm
        Sự thật người ta có chính sách rất công bằng về y tế. Những người đi làm đã có bảo hiểm (nhưng nhiều người tiếc tiền không chịu mua), những người nghèo đã có chính phủ lo hết (Medicaid), những người không cò bảo hiểm nếu nghèo, lợi tức thấp bị đau nặng nằm nhà thương, thí dụ tiền mổ mất 200 ngàn thì sẽ có những nhà giầu từ thiện họ giúp trả….
        Những ai không có bảo hiểm? trước hết nhửng người không chịu mua bảo hiểm , nhất là những ngừoi làm kinh doanh buôn bán, họ hoạt động tư kiếm rất nhiều tiền nhưng không chịu mua bảo hiểm, họ chỉ biết làm tính cộng, chứ không biết làm tính trừ, họ chê mắc. Nhiều người làm tư doanh (nhiều tiền) khai lợi tức thấp khi đi BS, vào bệnh viện được miễn phí!!
        Nhiếu nuóc có bảo hiểm cho mọi người vì thuế cao, Mỹ thuế nhẹ hơn, một người ở Canada nói tuy ai cũng có bảo hiểm nhưng phải chờ chết mẹ, có khi 2 tháng mới tới liên mình, phẩm chất không bằng Mỹ
        Mỹ có 30 triệu người không có bảo hiểm nhưng khắp nơi trên thế giới ai cũng thích vào Mỹ

        Obama care thực ra chỉ là một chính sách mỵ dân, lấy phiếu không hơn không kém, nó vô cùng phức tạp, giá cả nó thiên hình vạn trạng, nếu lợi tức khá một tí thì nó tính giá cắt cổ, mỗi người một giá, đa số người Mỹ (theo thăm dò) chống Obamacare, đảng CH đòi hủy bỏ Obamacare nếu họ nắm quyền
        Obama care tựu chung chỉ là một chính sách mỵ dân bẩn thỉu, quá tốn kém và nhiều bất công, những người tư doanh kiếm nhiều tiền, khai gian lợi tức được hưởng Obamacare giá rẻ….

      • Y Te My says:

        Người ta phóng đại khuyết điểm Mỹ có 30 triệu nguòi không có bảo hiểm
        Sự thật người ta có chính sách rất công bằng về y tế. Những người đi làm đã có bảo hiểm (nhưng nhiều người tiếc tiền không chịu mua), những người nghèo đã có chính phủ lo hết (Medicaid), những người không cò bảo hiểm nếu nghèo, lợi tức thấp bị đau nặng nằm nhà thương, thí dụ tiền mổ mất 200 ngàn thì sẽ có những nhà giầu từ thiện họ giúp trả….
        Những ai không có bảo hiểm? trước hết nhửng người không chịu mua bảo hiểm , nhất là những ngừoi làm kinh doanh buôn bán, họ hoạt động tư kiếm rất nhiều tiền nhưng không chịu mua bảo hiểm, họ chỉ biết làm tính cộng, chứ không biết làm tính trừ, họ chê mắc. Nhiều người làm tư doanh (nhiều tiền) khai lợi tức thấp khi đi BS, vào bệnh viện được miễn phí!!
        Nhiếu nuóc có bảo hiểm cho mọi người vì thuế cao, Mỹ thuế nhẹ hơn,
        Một người ở Canada nói tuy ai cũng có bảo hiểm nhưng phải chờ chết mẹ, có khi 2 tháng mới tới liên mình, phẩm chất không bằng Mỹ
        Mỹ có 30 triệu người không có bảo hiểm nhưng khắp nơi trên thế giới ai cũng thích vào Mỹ

        Obama care thực ra chỉ là một chính sách mỵ dân, lấy phiếu không hơn không kém, nó vô cùng phức tạp, giá cả nó thiên hình vạn trạng, nếu lợi tức khá một tí thì nó tính giá cắt cổ, mỗi người một giá, đa số người Mỹ (theo thăm dò) chống Obamacare, đảng CH đòi hủy bỏ Obamacare nếu họ nắm quyền
        Obama care tựu chung chỉ là một chính sách mỵ dân bẩn thỉu, quá tốn kém và nhiều bất công, những người tư doanh kiếm nhiều tiền, khai gian lợi tức được hưởng Obamacare giá rẻ….

      • tonydo says:

        Đàn anh Quan Đốc đã bao giờ coi NFL (National Football League), gọi tắt là Football, người Việt mình gọi là bóng Cà Na?

        Họ cho cá độ hợp lệ qua Las Vegas. Người Việt ta thê thảm về cái vụ húc như Trâu Lạng Sơn này. Kẻ mất nhà, người mất vợ, mất con, người khác trên bẩy mươi vẫn phải lê bước vô sở làm, vừa ăn tiền hưu vừa ăn lương sở mới đủ trả nợ bóng Cà Na….

        Có theo dõi cả một mùa mới hiểu cái tuyệt cú mèo của những tay Tổ Tâm Lý Cờ Bạc Las Vegas. Nó mờ mờ ảo ảo chẳng biết thế nào mà lường.

        Tuy nhiên những tay chơi lão luyện đến nỗi không còn tiền ăn trưa, đều lờ mờ hiểu rằng…..có sự dàn dựng tài tình đâu đó làm cho tất cả mọi trận đấu đều hào hứng đến độ coi quên đái…tới phút cuối cùng.

        Bầu cử Tổng Thống Mỹ cũng vậy!
        Người ta ra độ ở mãi đâu đâu chẳng ai biết. Tuy nhiên, ai đó tài tình tới độ làm cho cuộc chạy đua nào cũng bất ngờ và rất hào hứng.

        Ông bà nào cũng la hét on sòm; phải cách mạng, phải thay đổi, phải xông lên……thế rồi bốn năm sau lại cũng tiếp tục có người la như vậy.

        Dân Mỹ nó biết tỏng về cái chuyện này, nhưng nó khoái cái “Exciting” bốn năm một lần.
        Vì thế, miệng chúng nó vẫn; “my vote doesn’t count” nhưng vẫn coi TV, vẫn hăng hái đi bầu.
        Kính Quan Đốc!

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Tonydo ui,

        Ở xứ dân chủ cái íu gì cũng phải chú ý trước tiên đến Ý DÂN. Dân không ưa là khó sống lắm đấy.
        Điều này khác với các nước bị vấn nạn độc tài, mà thường là do dân trí thấp mà ra cả. (Trừ ở một số nước, như Đức thời quốc xã, bởi Hitler biết đánh đúng tâm ký của dân Đức đang nóng lòng xé bỏ các hiệp ước bất bình đẳng nhằm kiềm hãm sức phát triển của họ và trả thù nhuc thua trận mất đất …).

        Bởi thế mần gì thì mần phải làm sao cho dân ưng cái bụng. Đấu “cuội” như trong đô vật phải hay, y như thật mới moi tiền khán giả !
        Nói thật dân Mỹ khoái chơi các môn thể dục thể thao “mạnh bạo”, như đô vật, banh cà na hơn là bóng đá (bóng tròn), trượt patin lòng chảo và đấm đá nhau như trong chơi hockey trên băng … (ngoại lệ là họ khoái nhất dã cầu / baseball nhất)

        Trong tranh cử cũng rứa, anh nào thắng cũng phải làm theo ý dân là chính, nếu không muốn bị phản đối ầm ĩ.
        Cứ xem họp thượng đỉnh toàn cầu hoá luôn luôn bị chống đối rất mạnh ! Vụ chiếm phố Tường (Wall Street) kéo dài nhiều tháng là bằng chứng rõ nét nhất ở các xứ dân chủ tự do cho thấy dân được quyền bày tỏ bất mãn chính quyền (dân sự bất phục tùng chính phủ aka dân sự bất tuân = civil disobediance).
        Nổi tiếng trong 2 thập niên 60 và 70 của thế kỷ 20 là biểu tình phản chiến lan tràn khắp nước Mỹ và lan ra khắp thế giới, khiến tổng thống Lyndon B. Johnson quyết định không ra tranh cử nhiệm kỳ 2 và đảng Dân Chủ cầm quyền thua đảng Cộng Hoà là thế.

      • phamminh says:

        Còm hôm qua gửi LND hơi dài nên cắt đôi. Phần này góp ý về bảo hiểm sức khỏe mà bác quan tâm. Độc giả Y Tế Mỹ phản hồi, những ai không hiểu về bảo hiểm sức khỏe ở Mỹ và chương trình Obama care sẽ hiểu lầm chết luôn. Bảo hiểm sức khỏe cũng như luật cải tổ y tế Obama care đều rất phức tạp không thể giải thích rõ hết, tuy tôi không phải là chuyên viên bảo hiểm y tế nhưng cũng có hiểu biết ít nhiều, xin góp ý, cố gắng ngắn gọn.

        Con số 10% dân chúng HK không có bảo hiểm y tế tôi không dám nói chính xác hay không nhưng những người không có bảo hiểm y tế gồm nhiều thành phần: Không đủ tiền mua bảo hiểm tư nhưng không đủ nghèo (theo qui định) hoặc do nhiều yếu tố khác không xin được bảo hiểm tiểu bang. Không nghèo cũng không giàu có thể ráng mua được nhưng vì có bệnh nan y mà các hãng bảo hiểm từ chối. Người công nhân của công ty, cơ sở kinh doanh nhỏ không có chế độ bảo hiểm cho nhân viên, nhân viên thấy mình đang khỏe mạnh chưa thấy có nhu cầu ngay, để tính sau. Người chủ gia đình không có bảo hiểm thì kéo theo 4, 5 người (kể cả trẻ em) v.v … Đó là những lý do chính đưa tới chương trình Obama care.

        Chương trình Obama care có hiệu lực từ 01/01/2014 nhưng từ 01/10/2013 các công ty thuộc Thị Trường Bảo Hiểm Sức Khỏe (Health Insurance Market Place) còn gọi là Trung tâm Giao Dịch Bảo Hiểm Sức Khỏe (Health Insurance Exchange) đã được thành lập để cung cấp cho dân chúng Mỹ một phương cách mới để tìm mua bảo hiểm sức khỏe cho thích hợp với điều kiện của mình. Nôm na là qua các Market Places này sẽ giúp bạn mua được bảo hiểm tư nhân từ nhiều công ty bảo hiểm khác nhau kể cả các hãng lớn như Kaiser, Blue Cross, Cigna … mà trước kia có thể bạn không mua được. Obama care giúp giải quyết các việc:

        -Các hãng bảo hiểm, không chương trình này thì chương trình khác, không được từ chối bán cho bạn như trước do có Market place giúp và Obama care back up.

        -Những người không đủ tiền mua bảo hiểm trước đây, nay Market place giúp chọn chương trình thích hợp, bạn chi trả một phần hay nhiều phần. Ngay cả những người trước đây không đủ tiêu chuẩn xin y tế của tiểu bang (California gọi là Medical, các tiểu bang khác gọi là Medicaid) Obama care cũng giúp cho họ có được (tất nhiên không phải tất cả mà còn tùy trường hợp gia cảnh, thu nhập v.v…)

        -Bạn không bắt buộc phải mua bảo hiểm qua các thị trường trên nhưng nếu bạn muốn thì lệ phí hàng tháng (premium) và chi phí tối đa phải trả (out-of-pocket) sẽ ít hơn.

        Tóm lại đây là chương trình giúp cho người có thu nhập thấp có được bảo hiểm sức khỏe hoặc qua các công ty bảo hiểm hoặc qua ch/trình y tế chính phủ dễ dàng hơn trước.

        Bạn là người có tiền mà muốn mua bảo hiểm với giá rẽ như những người có thu nhập thấp cần sự trợ giúp của chính phủ sao được?

        Đảng Cộng hòa chống là vì đa số đảng CH là dân nhà giàu, không nhiều người cần chương trình này. Họ vừa không muốn tốn thêm ngân sách chính phủ dành cho thành phần nghèo và cũng không muốn đảng DC có thêm credit.

        Obama care là một chính sách lừa gạt mỵ dân bẩn thỉu ???

        -Sau khi tham khảo, bạn thấy không có lợi thì không tham gia. Bạn mất gì mà nói bị lừa gạt?

        -Gạt ai điều gì có lợi cho mình thì cũng chỉ trong ngắn hạn. Ví dụ ứng viên hứa với cử tri sẽ thực hiện điều gì đó, thắng cử xong không làm thì gọi là my dân, kiếm phiếu. Nhưng chương trình Obama care được nghiên cứu duyệt xét suốt hơn 10 năm bởi 100 Thượng nghị sĩ và 435 Dân biểu cuối cùng được QH hai viện thông qua, áp dụng toàn quốc trong dài hạn, sao có thể nói là mỵ dân một cách bẩn thỉu?

        -Người tư doanh kiếm nhiều tiến, khai gian lợi tức được hưởng Obama care với giá rẻ?

        Nói như vậy có nghĩa là bạn đã đồng ý chương trình Obama care có giúp được cho người có thu nhập thấp có được bảo hiểm y tế. Vậy thì đâu phải là lừa gạt bẩn thỉu?

        Chuyện khai gian thu nhập, trốn thuế là nhiệm vụ của sở thuế chứ không phải của chương trình Obama care. Xã hội nào, đất nước nào cũng có một số người khai gian thu nhập, né thuế nhưng không phải vì vậy mà chính phủ sẽ không có những chương trình giúp cho người nghèo.

        PM

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Căm ơn bác Phan Minh đã phản hồi dùm ý kiến cho Y Te Mỹ thật rành rọt và khúc chiết.

        Sự thực tôi đã theo dõi đại cương từ thời vợ chông tonton Bill Clinton cổ võ và vận động áp dụng lối bảo hiểm sức khỏe toàn dân (sau khi tham khảo kỹ kiểu Tây Âu, đặc biệt là Hòa Lan), nhưng thât bại bởi chống đồi mạnh từ phỉa đảng Cộng Hòa.
        Tôi cũng thăm dò bạn hữu trong ngành y tế, để biết được cảm tưởng của họ ra sao.
        Chính vì thế tôi mới biết con số trươc đây thời Clinton chưa tới 10 % nhưng đến thời Obama tăng hơn 10 % khiến tôi kinh ngạc và check kỹ để tìm hiểu vì đâu nên nỗi !

        Tôi còn dược biết bảo hiểm xe BẮT BUỘC, nhưng bảo hiểm sức khỏe thì không. Trong khi ở Tây Âu bắt buộc phải bảo hiểm xe và cả sức khỏe. Bảo hiểm xe có thể lẩn trốn khá dễ dàng, nhưng bảo hiểm sức khỏe rất khó, nếu không muốn nói là không thể được. Xin việc làm là phải có bảo hiểm sức khỏe bởi chủ sẽ chi một phần tiên bảo hiểm này nếu nhận vào làm. Không bảo hiểm sức khỏe là KHÔNG LÀM ĐƯỢC GÌ HẾT.

        Dĩ nhiên mỗi nước có mặt mạnh mặt yếu riêng và đều cố hoàn thiện cho phù hợp với tiến hóa của nhân loại. Cho nên tôi không phê phán mà chỉ nêu ra sự kiện để lý giải tại sao Obama đã hành động như thế mà thôi.

        Mỹ hấp đẫn thiên hạ bởi nhiều lý cớ, nhưng không thể viện lý do thiên hạ đổ xô vào Mỹ để biện hộ cho mọi măt, nhât là mặt yếu ở Mỹ. Chẳng hạn sử dụng vũ khí “vô tội vạ” ở Mỹ đang là nan đề cho các nhà chính trị, xã hội học, tội phạm học v.v….

        “Giấy ngắn tinh dài, kể sao cho siết”, xin tạm ngừng gõ phím.

        Thân ái,
        LNĐ

    • HN says:

      nam 2008 no’ cho Obama la`m To^ng tho^’ng cho vui tho^i

  5. Thăm dò says:

    Thăm dò

    Thăm dò về Obama ngày 15-3-16
    President Obama Job approval (Đánh giá TT Obama) : The Economist: approve 44, disapprove 54
    ((44% cho là tốt, 54% chê dở )
    Direction of the country (hướng đi Quốc gia) : 25% cho là đúng đường, 65% cho là trật đường
    Right Direction 25, Wrong Track 65
    Coi link dưới

    http://www.realclearpolitics.com/epolls/latest_polls/

  6. Thăm dò says:

    Thăm dò

    Thăm dò về Obama ngày 15-3-16
    President Obama Job approval (Đánh giá TT Obama) : The Economist: approve 44, disapprove 54

    Direction of the country (hướng đi Quốc gia) : 25% cho là đúng đường, 65% cho là trật đường
    Right Direction 25, Wrong Track 65
    Coi link dưới

    http://www.realclearpolitics.com/epolls/latest_polls/

  7. Quang Phan says:

    “Theo thăm dò gần đây của CNN (3), Real Clear Politics (tổng hợp) thì ông Obama vẫn còn được coi là Tổng thống tồi tệ nhất ” – Tác giảTrọng Đạt .

    CNN cho đăng bài này vào ngày 2 tháng 7 năm 2014, vậy mà tác giả Trọng Đạt viết là ” theo thăm dò gần đây” ?!

    Dưới đây mới là cuộc thăm dò “gần đây” nè – của cơ quan thăm dò PEW:

    http://www.pewresearch.org : Ở vào tháng 12 trong nhiệm kỳ hai – tức năm 2015, Obama đạt được tỷ lệ 46% dân chúng hài lòng về thành quả của ông ta. Cùng thời điểm tháng 12 trong nhiệm kỳ hai trong quá khứ, George W. Bush đạt được 30% , Bill Clinton 55 % , và Reagan 49% .

  8. Quang Phan says:

    Theo Viện Thăm Dò PEW http://www.pewresearch.org, ở vào tháng 12 trong nhiệm kỳ hai – tức năm 2015, Obama đạt được tỷ lệ 46% dân chúng hài lòng về thành quả của ông ta. Cùng thời điểm tháng 12 trong nhiệm kỳ hai trong quá khứ, George W. Bush đạt được 30% , Bill Clinton 55 % , và Reagan 49% .

  9. Lại Mạnh Cường says:

    Bài viết rất hay. Cám ơn nhiều.

    • DN says:

      Trên đài SaigonTV mới nói con trai ông Trump ở New York nhận được thư hăm dọa nếu Trump không rút lui cả hai bố con nhà Trump sẽ bị giết….
      Trump rút lui là phải rồi, gây chia rẽ trong CH, chia rẽ nước Mỹ…mình đã từng là người nổi tiếng, có danh vọng, giầu sụ, có ba vợ, là tỷ phú quyền lực như vua thì tranh làm TT làm gì, cho những người nghèo nghèo họ ra làm TT rồi viết hồi ký kiếm tí tiền còm
      Mình nghĩ có thể CH sẽ thương thuyết, deal với Trump cho ông này rút, ông nội này gây sóng gió quá

  10. Nếu muốn làm một chuyện gì đó thì cần một người phụ nử đàn bà , và muốn nói một chuyện gì đó thì cần thuê mướn một người đàn ông . Câu nói này nghe ở đâu đó sao lại đúng trong trường hợp đang xảy ra tranh cử tổng thống Mỹ này ta . Ngộ ghê

    • Austin Pham says:

      Hoàn toàn đúng với luật tự nhiên. Khi tôi muốn làm một chuyện… gì đó thì tôi luôn cần một người phụ nữ đàn bà.

      • TốiNghĩaKwá! says:

        ”Làm một chuyện gì đó ” là làm cái gì? Bộ làm bất cứ chuyện gì cũng cần một người phụnữ đànbà cả sao? Nhiều ”cha” đâu cần làm chuyện đó với phụnữ đànbà đâu? Mà con trai, trẻ nít, đàn ông gì cũng được cả mà!!! Và nếu như các ”you” nói thì: ”Jesus loves you” có nghĩa là ổng muốn làm cái gì đó với you hà???

Leave a Reply to HN