WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Một quan niệm sai lầm: CNXH vì công nhân lao động

Ảnh mang tính minh họa. www.doisongphapluat.com

Ảnh mang tính minh họa. www.doisongphapluat.com

Ngày nay, Pháp vẫn còn đảng cộng sản nhưng chỉ là cái xác ướp. Cái xác ướp đó, hôm 11 tháng 3 rồi, biết cử động, đưa Hội Gabriel Péri, một bộ phận ngoại vi của đảng cộng sản, đứng ra tổ chức hội thảo về một đề tài rất thời sự «Sau Đại hội đảng XII, gián đoạn hay tiếp tục?» nhằm yểm trợ đảng cộng sản Việt Nam anh em .

Hội thảo khá thành công vì qui tụ được hơn trăm người tham dự gồm người Pháp tả phái, biết Việt Nam vì trên 60 tuổi, và ít học giả, ký giả về Việt Nam và Á châu. Về phía người Vìệt Nam, đều là Việt kiều yêu nước và sinh viên du học. Người Việt Quốc gia không tham gia có lẽ vì tôn trọng qui ước bất thành văn “chỗ nào có cộng sản, không có ta”?

Những người Việt Nam có khả năng tham dự hội thảo một cách tích cực, như thảo luận, trình bày quan điểm của mình hay đem tới những thông tin thật về hiện tình xã hội chánh trị Việt nam bị chế độ bưng bít, dư luận pháp không biết, thì lại có quan điểm khá bảo thủ “ Nói chuyện với tụi nó chỉ vô ích thôi”.

Thế là cộng sản một mình bao sân múa gậy vườn hoang! Người muốn tường thuật, cả với sự dè dặc tránh làm lợi cho cộng sản, cũng ngại vì sợ không khéo bị chụp cho cái mũ thân cộng .

Thân phận đảng cộng sản Pháp đã yên bề như vậy . Cùng cánh tả nhưng không cực tả, tức không phải cộng sản Đệ III Quốc tế, mà là Đảng Xã Hội Chủ nghĩa ( Parti Socialiste), thuộc Đệ II Quốc tế, thì nay cũng trên đà phá sản nhờ Ông Tổng thống “ Binh thường ” François Hollande cai trị cho tới nay còn giử được 15% -17%, Thủ tướng Valls, 24 % dân chúng tín nhiệm ( OpinionWay thăm dò cho MetroNews và LCI, 13/3/216 ) . Ông nhiều lần muốn cải tổ đường lối cai trị để cứu vãn nước Pháp thoát ra tình trạng khủng hoảng trầm trọng: công nợ quá sức chịu đựng, phát triển ở mức O, nạn thất nghiệp ngày càng cao, thì bị đồng chí chống đối vì thay đổi như vậy là hữu khuynh, là mất đường lối xã hội chủ nghĩa .

Không thể mất ý hê xã hội chủ nghĩa . Không thể mất đảng!

Tả cấp tiến, Tả hiện đại, là ta đây

Đây vẫn là điệp khúc quen thuộc của một số ít “ đảng viên voi già ” thỉnh thoảng cất tiếng hát để chống đối mọi khuynh hướng thay đổi để bảo vệ đảng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội.

Hiện nay, những voi già lên tiếng, không phải chỉ để chống khuynh hướng “ đổi mới ” mà còn chuẩn bị dọn mình làm ứng cử Tổng thống năm tới.

Chánh phủ Pháp đang đưa ra dự luật cải tổ luật Lao động là cơ hội cho những “ đảng viên voi già ” lên tiếng chống đối sự cải tổ . Theo họ phải trung thành với chủ nghĩa xã hội, tức bảo vệ người công nhơn lao động, bảo vệ chổ làm cho tới ngày hưu trí . Nhưng khi kêu gào chống đối sự cải tổ luật Lao động, họ lại không thấy chính họ trở thành kẻ thù của công nhơn lao động, chớ không phải là bạn của giới lao động.

Dự luật cải tổ nhằm cho phép xí nghìệp sự uyển chuyển thương lượng với nghiệp đoàn cùng tổ chức công vìệc và cách thức làm việc có lợi cho cả hai bên . Dự luật đúng là một cuộc cách mạng xã hội thật sự hứa hẹn giải quyết nạn thất nghiệp trong những ngày tới .

Giữ chặt chủ nghĩa xã hội, bảo vệ công nhân việc làm bền vững, chống sa thải công nhân khi xí nghìệp gặp khó khăn, thua lỗ, tưởng như vậy là người chí tình với công nhân, chết sống với công nhân . Họ không thấy điều họ đang bảo vệ là tư tưởng về kinh tế của thế kỷ đã qua, cái hiểu biết về thị trường lao động của trước thời toàn cầu hóa . Họ hoàn toàn không hề biết thế giới đã thay đổi sâu xa . Và nhứt là nhiều nước đã thay đổi để giải quyết nạn thất nghiệp, đưa đất nước vào phát triển .

Họ cũng không thấy luật làm việc 35 giờ / tuần áp dụng ở Pháp từ năm 2000 đã triệt tiêu khả năng cạnh tranh của Pháp, cho tới nay vẫn còn làm cho nền kinh tế pháp chưa phục hồi được. Nhưng họ vẫn cho mình mới là thứ xã hội chủ nghĩa thứ thiệt . Mới thật sự là bạn của những người lao động, những người cùng khổ.

Dự án cải tổ luật Lao động đang đưa ra thảo luận nhằm đưa thị trường lao động pháp hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu hóa ngày nay lại bị chống đối.

Hai nhà kinh tế học pháp, Pierre Cahuc và André Zylberberg, mô tả những cuộc thảo luận ở Pháp về giải quyết nạn thất nghìệp vẫn không tách rời quan nìệm sai lầm là chỉ nhằm bảo vệ vìệc làm cho được vỉnh viển, mất một vìệc làm dù trong trường hợp nào đi nữa cũng là một tai họa cực kỳ thảm hại, cần phải tránh cho bằng được, với bất kỳ giá nào. Nên luật lao động của Pháp hoàn toàn không nhằm bảo vệ công nhân thất nghiệp .

Ở Pháp, chủ nhơn thôi vợ dễ hơn thôi công nhơn . Cũng do thành hình từ tư tưởng mác-xít, nghiệp đoàn ở Pháp, trong tranh đấu với chủ nhân, lúc nào cũng thấy chủ nhơn là tư bản bốc lột mà công nhân là nạn nhân. Bảo vệ nạn nhân thì phải giết chủ nhân .

Nghiệp đoàn và chánh trị cánh tả ở Pháp quên hẳn thực tế mới về một thị trường lao động không ngừng thay đổi . Mỗi ngày nếu có 10 000 việc làm mất thì lập tức có 10 000 việc làm mới thay thế . Vì vậy, khi xí nghiệp đóng cửa hay sa thải công nhân, con số thất nghiệp không phải thật sự nghiêm trọng . Chánh phủ thường không cần nắm rõ vấn đề nên ban hành những chánh sách giải quyết nạn thất nghiệp sai lầm mang tính giai đọạn như tài trợ cho những hợp đồng lao động ngắn hạn, với mức lương tối thiểu hay chỉ 2/3 trên mức lương tối thiểu, rồi sau đó, lại quăng ra thị trường lao động thêm một số thanh niên thất nghiệp dài hạn. Đây mới chính là nguyên nhân làm cho tình trạng thất nghiệp ở Pháp ngày càng gia tăng, đạt tỷ lệ cao nhứt Âu châu .

Dự luật mới đang thảo luận nhằm làm nhẹ luật lao động hiện hành . Bởi sa thải công nhân khó khăn và chi trả trợ cấp quá nặng thì xí nghiệp không dám thay đổi và vì vậy, cũng không tuyển thêm công nhơn khi cần trong giai đọan, mà đành giữ hoạt động ở chừng mực cũ.

Vẫn giữ tư tưởng “ tả là cấp tiến, là vì công nhân lao động ”

Những nghiên cứu kinh tề hiện nay trên khắp thế giới đều dẩn tới củng kết luận về lao động và công nhân giống nhau . Mọi chủ trương bảo vệ vững chắc việc làm đều dẩn tới ảnh hưởng hoàn toàn bất lợi cho chương trình tạo công ăn việc làm . Trái lại, nó còn kéo dài tình trạng thất nghiệp của công nhân vì họ không có được nhiều cơ hội tìm lại việc làm . Hậu quả tai hại là sản xuất suy kém, kinh tề quốc gia tê liệt . Phụ nữ và thanh niên lại càng khó tìm được việc làm hơn . Số thanh niên ở Pháp thất nghiệp cao hơn nhiều nước trong Liên Hiệp Âu châu ( trên 25 %, Đức 8%, Đan-mạch 12,5% – Nhựt báo Libération 20/2/2015) .

Quan niệm bảo vệ công nhân theo chủ nghĩa xã hội tạo ra ở Pháp một thị trường lao động phức tạp. Một bên, công nhơn có hợp đồng lao động vĩnh viễn, được nhiều thứ luật lao động bảo vệ chặt chẽ. Người công nhân an tâm không sợ bị mất việc và cũng vì vậy không bao giờ muốn thay đổi, cả khi có cơ hội tốt để thay đổi . Việc làm cố định, chỗ ở cố định suốt đời . Bên cạnh đó, những công nhân làm việc với hợp đồng có thời hạn, mức lương thường thấp vì xí nghìệp muốn tránh hợp đồng vĩnh viễn . Số này ngày nay ở Pháp khá lớn, lên tới 85 % nhân công . Việc làm không an toàn, mức lương thấp, dẫn tới gia đình và cả xã hội trong tình trạng bất ổn .

Những người vì quá cố bám chủ nghĩa xã hội nên không chịu nhìn thấy sự vận hành của thị trường lao động ngày nay đã thay đổi. Họ không thể hiểu qui luật kinh tế thị trường đang thực tế áp dụng ở khắp nơi trên thế giới . Chính nhờ tính linh động mà Huê kỳ đã sớm phục hồi kinh tế sau sự khủng hoảng vừa qua. Nhà kinh tế pháp được giải Nobel, ông Jean Tìrole, được cả thế giới hưởng ứng chủ thuyết phát triển của ông nhưng Chánh phủ Pháp hoàn toàn xa lạ với ông vì ông không cùng phe xã hội chủ nghĩa, đã giải thích sự lợi hại của hợp đồng lao động vỉnh viễn “ Xí nghiệp ngày nay không làm hợp đồng lao động vô thời hạn nữa vì họ thấy khi công nhơn không còn khả năng sản xuất vì không theo kịp đà tiến của kỷ thuật hoặc xí nghìệp mất khách hàng, họ không sa thải đươc vì sự sa thải một công nhơn tốn kém quá lớn. Công nhân Pháp nên suy nghĩ về hậu quả xí nghìệp không tuyển người, nạn thất nghiệp chỉ có tăng chớ không giảm, suy nghĩ về chánh sách phát triển của Chánh phủ, về mô hình xã hội pháp, và suy nghĩ ngay cả về sự thiếu tự tin của đa số công nhơn với hợp đồng vỉnh viễn, không thể chủ động thay đổi xí nghiệp, và rất lo ngại cho tương lai của họ và của gia đình ”.

Bạn của công nhân lao động?

Nghiệp đoàn công nhân lao động tự cho mình là bạn của công nhân . Tranh đấu bảo vệ quyền lợi công nhân. Dưới cái nhìn xã hội chủ nghĩa, có một trường hợp thất nghiệp là một sự hăm dọa cho người đang có việc làm. Nghiệp đoàn lo bảo vệ người đang làm việc thay vì bảo vệ người thất nghiệp. Các chánh đảng, nhứt là cánh tả, hô hào bảo vệ quyền lợi công nhân lao động mà phải là thành phần đang có việc làm vì tính quan trọng của lá phiếu . Số công nhân có việc làm đông hơn số thất nghiệp: họ gần 20 triệu trong lúc đó, số thất nghìệp chỉ có hơn 3, 5 triệu . Hôm thứ năm 17/3/2016, nghiệp đoàn đã xúi học sinh xuống đường biều tình chống dự luật cải tổ lao động nhằm “ bảo vệ việc làm ” trong lúc chúng nó học chưa xong!

Nghiệp đoàn, chánh khách tả phái, tự cho mình là bạn của công nhân lao động, nhưng thật ra, họ hành động đúng là kẻ chống lại công nhân lao động bởi chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi của họ mà thôi .

Tin mừng lớn!

Bà con đang thất nghiệp dài hạn ở nước phát triển như Pháp, Đức, Huê kỳ, muồn sớm có việc làm, nên qua Việt Nam . Hiện là miền đất hứa. Thật vậy, thất nghìệp ở Việt Nam có tỷ lệ thấp nhứt thế giời : 2, 31 % ở năm rồi 2015 (theo VietStock)!

Và đảng cộng sản ở Vìệt Nam, sau Đại hội XII, xác nhận kiên trì tiếp tục giữ con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội . Để bảo vệ vững chắc công ăn việc làm cho nhân dân lao động .

Nguyễn Phú Trọng tiếp tục lãnh đạo là sự chọn lựa sáng suốt đúng mặt để gởi vàng! Như vậy Trọng đâu có lú. Những kẻ chống Trọng trước đây hảy coi chừng Trọng sẽ ra tay xử lý đúng mức .

© Nguyễn thị Cỏ May

© Đàn Chim Việt

 

6 Phản hồi cho “Một quan niệm sai lầm: CNXH vì công nhân lao động”

  1. NON NGÀN says:

    CẦN PHÂN BIỆT GIỮA CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN THỰC CHẤT
    VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI MANG TÍNH HÌNH THỨC

    Thật ra chủ nghĩa nhân văn mới là đích điểm của thế giới loài người mà không phải là “chủ nghĩa xã hội”. Sự hiểu lầm hay hiểu nhập nhằng hai khái niệm này chính là một điều chết người mà hầu như thế giới loài người đã phải trải qua hết sức nhọc nhằng và tai hại cả thế kỷ này từ khi học thuyết Mác được đưa vào thực hiện. Chính sự đánh đồng hai ý nghĩa này là sự bé cái lầm mà đến nay nhiều nơi trên thế giới cũng như nhiều người chưa thoát ra được.

    Chủ nghĩa nhân văn là chủ nghĩa vì con người, vì xã hội con người tốt đẹp. Trong khi đó chủ nghĩa xã hội theo quan điểm mác xít chỉ là sự tổ chức xã hội theo hướng tập thể và rập khuôn bằng mọi giá.

    Có nghĩa chủ nghĩa Mác hay chủ nghĩa xã hội kiểu mác xít là sự cưỡng đoạt chủ nghĩa nhân văn, biên chủ nghĩa nhân văn thành cái bung xung bề ngoài, trong khi đó thực chất của nó chỉ là chủ nghĩa tập thể hóa theo cách của Mác và Lênin đặt ra. Tính cách nhân văn chỉ là tính cách giả hiệu, tính cách bề ngoài để nhằm thực hiện ý đồ tập thể hóa xã hội một cách toàn diện, đó là ý nghĩa và mục đích sau cùng của quan điểm chủ nghĩa xã hội theo kiểu mác xít.

    Có nghĩa sự nhập nhằng hay sự đánh đồng giữa chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa xã hội là sự cố ý hiểu lầm một cách tinh vi mà chủ nghĩa xã hội theo kiểu mác xít trước sau mãi mãi thực hiện.

    Vậy nên khuynh tả, cực tả, cấp tiến v.v… theo hướng chủ nghĩa nhân văn đích thực đều luôn luôn cần thiết, luôn luôn tốt. Trái lại nếu các ý nghĩa này chỉ nhằm mục đích thực hiên “chủ nghĩa xã hội” theo kiểu mác xít thì chưa chắc hay chưa hẳn đã là như vậy.

    Quyền làm việc của con người, chống thất nghiệp, bảo vệ quyền chính đáng của người công nhân v.v… đều là những ý hướng hay mục tiêu tốt đẹp của chủ nghĩa nhân văn. Nhưng nếu lồng ghép “chủ nghĩa xã hội” theo kiểu mác xít thì có khi hoàn toàn ngược lại, vì ý nghĩa của chủ nghĩa nhân văn luôn luôn là nội dung chân chính hay đích thực. Ngược lại, điều đó trong “chủ nghĩa xã hội” mác xít thường khi chỉ là phương tiện, là công cụ lợi dụng để hô hào, kêu gọi về mặt bề ngoài, hình thức để đích điểm cuối cùng là nhằm thực hiện chủ nghĩa tập thể hóa xã hội hoàn toàn bề ngoài và bên ngoài theo quan điểm mác xít thế thôi.

    Nói chung sự khác nhau căn bản chỉ là : chủ nghĩa nhân văn chân chính luôn đi đôi với ý niệm tự do dân chủ đích thực, còn chủ nghĩa xã hội theo kiểu mác xít luôn đi đôi với sự độc đoán chuyên quyền và sự tập thể hóa hoàn toàn bề ngoài mà không gì khác. Nên nếu người Pháp hay chính ở nước Pháp mà đến nay nhiều người vẫn chưa phân biệt hay nhận thức ra được sự tinh tế này thì coi như quan điểm hay học thuyết xã hội của Pháp vẫn chỉ bé cái lầm hay chẳng có điều gì đáng nói cả.

    Có nghĩa chủ nghĩa xã hội đích thực không thể đi ra ngoài hay vẫn đồng nhất với chủ nghĩa nhân văn đích thực. Trái lại chủ nghĩa xã h

    • Có nghĩa chủ nghĩa xã hội đích thực không thể đi ra ngoài hay vẫn đồng nhất với chủ nghĩa nhân văn đích thực. Trái lại chủ nghĩa xã hội “nhay nháy” hay chủ nghĩa xã hội kiểu mác xít là điều hoàn toàn khác hẳn hay ngược lại, bởi vì nó chủ yếu là chủ nghĩa tập thể ngoại hình mà không bao giờ là chủ nghĩa nhân văn đích thực trong căn cốt.

      Nhà tư duy ĐẠI NGÀN
      (29/3/16)

  2. Minh Đức says:

    Một bài viết nói lên tính cách của người Pháp: trọng nguyên tắc, lý luận. Dù chủ nghĩa xã hội gây khó khăn cho kinh tế nhưng không bỏ nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội.

    Tính cách của người Pháp có thể thấy được khi đem so sánh với các nước khác như Anh, Đức.

    Tại Anh, thời thập niên 1970, kinh tế nước nước Anh cũng bị trì trệ vì chính sách thiên về chủ nghĩa xã hội. Ngành khai thác than đá do nhà nước nắm luôn luôn lỗ vốn, chính phủ chịu gánh nặng về các khoản trợ cấp xã hội. Năm 1979, bà Magaret Thatcher lên cầm quyền bẻ lái nước Anh từ tả sang hữu. Người Đàn Bà Thép này dẹp bỏ mỏ than quốc doanh, đem bán mỏ than cho tư nhân. Cắt bỏ nhiều khoản trợ cấp xã hội, giảm thuế cho giai cấp trung lưu và giàu để họ có thể làm ăn dễ dàng hơn. Chính sách này bị công đoàn và trí thức thiên tả phản đối dữ dội nhưng cứu được kinh tế nước Anh. Nước Anh chuyển hướng bán đi bớt các hãng xưởng chế tạo hàng hóa không cạnh tranh nổi với thế giới mà đầu tư vào dịch vụ tài chánh, ngân hàng, chứng khoán. Bà Magaret Thatcher đã cứu nền kinh tế Anh nhưng nạn chênh lệch giàu nghèo gia tăng. Nhiều người oán bà ta. Khi bà ta qua đời, họ đứng hai bên đường có xe tang bà ta đi qua dơ bảng phản đối. Có người đưa tấm bảng viết chữ “Rest in shame” nghĩa là “Yên nghỉ trong hổ thẹn” thay vì “Rest in peace”, “Yên nghỉ trong bình an” . Ý họ muốn nói bà ta phải hổ thẹn vì bà ta đã đẩy bao nhiêu người vào cảnh nghèo.

    Còn tại Đức thì công đoàn không đòi tăng lương cho công nhân mà thỏa thuận với chủ nhân giảm lương cho công nhân, cắt giờ làm việc của công nhân, cắt giảm phúc lợi cho công nhân. Kết quả là các hãng Đức phải trả lương cho công nhân ít hơn nên có khả năng cạnh tranh với các công ty của các nước có lương rẻ như Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan… Kết quả của việc công đoàn làm ngược với nguyên tắc xã hội chủ nghĩa là người làm việc tại Đức làm việc ít giờ hơn, ít quyền lợi hơn, công việc kém ổn định hơn nhưng nhiều người vẫn có việc làm, số người thất nghiệp không gia tăng và kinh tế nước Đức vẫn mạnh.

    Cùng là nước công nghiệp nhưng Anh, Pháp và Đức phản ứng khác nhau. Nghĩa là văn hóa của họ khác nhau. Người Anh hành xử theo kiểu “Phớt tỉnh Ăng Lê”, mày chết đói thì kệ mày. Bằng cách đó mà nước Anh đã mở đầu nền công nghiệp hóa trên thế giới. Cũng bằng cách đó họ bỏ con đường công nghiệp hóa mà đi qua con đường dịch vụ tài chánh.

  3. Tran Vinh says:

    “thất nghìệp ở Việt Nam có tỷ lệ thấp nhứt thế giời : 2, 31 % ở năm rồi 2015 (theo VietStock)! ” – Tác giả Nguyễn Thị Cỏ May .

    Thất nghiệp ít thế, vậy sao dân Việt lại đi ăn cắp ở Mã Lai ?!

    March 25, 2016
    Mã Lai lại bắt giữ thêm 25 ngư dân Việt

    25 ngư dân Việt Nam đã bị Cơ quan thực thi luật pháp trên biển Mã Lai (MMEA) bắt giữ trong 3 cuộc tuần tra khác nhau vào ngày thứ Tư (24/3).

    Mã Lai đã bắt giữ 3 tàu cá và tịch thu các dụng cụ đánh bắt trị giá đến 2,4 triệu RM (khoảng 597.000 đôla).
    Ba chiếc tàu bị chặn lại ở khu vực cách Kuala Terengganu khoảng 61 – 70 hải lý.

    Điều tra sơ khởi cho thấy các thuyền viên trên ba chiếc tàu đang tiến hành các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp .

    Cũng theo giới chức của Mã Lai tất cả ngư dân Việt Nam bị bắt sẽ bị điều tra theo Đạo luật nghề cá năm 1985.

    Trước đó trong các cuộc tuần tra ngày 10/3 và 11/3, MMEA cũng đã bắt giữ 42 ngư dân Việt và tịch thu thiết bị đánh bắt cùng 8 tấn hải sản trị giá 200.000 RM (khoảng 48.000 đôla) với lý do tương tự.

  4. Tran Vinh says:

    “thất nghìệp ở Việt Nam có tỷ lệ thấp nhứt thế giời : 2, 31 % ở năm rồi 2015 (theo VietStock)! ” – Tác giả Nguyễn Thị Cỏ May .

    Thất nghiệp ít thế, vậy sao dân Việt lại đi ăn cắp ở Singapore ?!

    24/3/2016

    4 du khách Việt Nam bị tuyên án tù 28 tháng mỗi người vì trộm cắp quần áo của các cửa hiệu H&M, Pull and Bear và Zara ở Singapore trị giá đến 17.000 đôla Singapore (khoảng 12.500 USD).

    Nhóm 4 du khách trên đã đến Singapore qua ngả Malaysia vào ngày 27/1 và trộm cắp tại khu mua sắm ION Orchard nổi tiếng.

    Kẻ chủ mưu Đinh Ngọc Luân, đã có kế hoạch bán đồ trộm cắp được tại Việt Nam nên đã hướng dẫn cho nhóm 4 người trên những món hàng nào mà họ phải lấy cắp. Riêng Luân bị kết án đến 31 tháng tù.

    Nhóm trộm này sắp xếp cho Công đứng ở một vị trí định sẵn cùng với một giỏ hành lý, trong lúc Hùng, Lương và Thảo sẽ vào cửa hàng cùng với Luân, nhóm 4 người này xách theo một túi giấy màu nâu để đựng quần áo đánh cắp.

    Các túi giấy này sau đó được phát hiện có lót thêm các chất liệu khác, được cho là nguyên nhân khiến các hệ thống báo động an ninh không phát hiện ra những món hàng chưa thanh toán.

    Những tên trộm sẽ chuyển quần áo đánh cắp từ các túi giấy vào giỏ hành lý của Công trước khi tiếp tục đi trộm ở các cửa hàng khác.

    Ba trong số họ đã bị bắt quả tang bởi cảnh sát tuần tra của trung tâm mua sắm. Hai người còn lại bỏ chạy, nhưng cũng bị bắt .

  5. Tran Vinh says:

    “thất nghìệp ở Việt Nam có tỷ lệ thấp nhứt thế giời : 2, 31 % ở năm rồi 2015 (theo VietStock)! ” – Tác giả Nguyễn Thị Cỏ May .

    19/03/16 – Nhóm có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất vẫn là thanh niên 15-24 tuổi .

    Báo Tuổi Trẻ cho biết rằng hiện nhóm thanh niên từ 15-24 tuổi thất nghiệp chiếm trên 53%. Có 20% thanh niên thất nghiệp trình độ CĐ, gần 21% trình độ từ ĐH trở lên.

    Thất Nghiệp Cắn Lưỡi Để Tự Sát
    17/03/2016

    Bi thảm này kể lại trên báo Infonet và nhiều trang web khác.

    Bản tin Infonet ghi rằng những ngày vừa qua dư luận đang xôn xao câu chuyện cựu sinh viên trường ĐH Thể dục – Thể thao Bắc Ninh cắn lưỡi tự tử do tốt nghiệp bằng giỏi nhưng sau 2 năm vẫn không xin được việc ( Theo báo Người Đưa Tin nói, 4 năm tìm việc sau tốt nghiệp không như ý).

    Ngày 15/3, Phạm Thị Thu Hằng (26 tuổi), ở khu tập thể 4 tầng, phường Trang Hạ, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh vẫn đang điều trị trong bệnh viện Bệnh viện tâm thần Bắc Ninh vì cắn lưỡi tự tử vào ngày 11/3 vừa qua.

    Bước sang ngày thứ 5, Hằng vẫn phải ăn qua ống xông và được tiêm thuốc an thần mới ngủ được. Cứ tỉnh dậy Hằng lại chấp tay vái lạy hoặc tự đấm tay vào miệng.

    Hằng tốt nghiệp Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh với tấm bằng loại giỏi. Ròng rã suốt 4 năm sau tốt nghiệp không tìm được công việc đúng chuyên môn, Hằng đã rơi vào trạng thái trầm cảm rồi hành động dại dột.

    Kể về con gái mình với báo VietNamNet, ông Phạm Văn Bằng cho biết: Hằng là con gái cả trong gia đình có 2 chị em. Sau khi ra trường được hơn 1 năm thì Hằng xin đi dạy hợp đồng cho một trường cấp 3 trên địa bàn nhưng thường xuyên bị các em học sinh trêu trọc nên xin nghỉ.

    NĐT ghi rằng sau đó, gia đình vay mượn hơn 10 triệu cho Hằng đi học nghề may, giờ làm nhiều, lương thấp, lại thường xuyên bị người chủ luôn miệng chê làm chậm nên cô tự ái. Hằng làm được gần 3 tuần thì xin nghỉ không nhận đồng tiền công.

    Từ đó đến nay, Hằng ở nhà phụ giúp mẹ bán trứng, nước chè cho sinh viên gần nhà sống qua ngày. Dịp gần Tết nguyên đán vừa qua, Hằng bắt đầu có những dấu hiệu của trầm cảm khi lừ đừ ít nói, thần trí lúc nhớ lúc quên. Ngày 11/3, Hằng có biểu hiện khác thường, cứ liên tục chắp tay vái lạy bố, khóc lóc rồi bảo “con sắp chết rồi bố ơi”.

    Đến tối cùng ngày thì Hằng nghiến răng cắn lưỡi tự tử. Thấy con như vậy, vợ chồng ông Bằng vội hô hoán hàng xóm đưa cháu đi bệnh viện cấp cứu.

    Được biết, gia đình Hằng rất khó khăn. Mẹ Hằng bán hàng ở gần nhà còn bố đi làm phụ hồ, tiền kiếm được chỉ đủ trang trải lo toan cho cuộc sống hằng ngày.

    Để chữa bệnh cho Hằng, ông Bằng cho biết: “Nhiều khả năng tôi phải bán cái chung cư này để chữa bệnh cho cháu, còn ở đâu cũng được quan trọng là cứu được nó”.

    Câu chuyện đau lòng của Hằng một lần nữa khiến vấn đề tìm việc của những cử nhân càng thêm nhức nhối. Thực tế hiện nay, chuyện cử nhân phải giấu bằng đi làm công nhân, cử nhân xuất sắc về làm thợ mộc… không còn hiếm.

    Bản tin Người Đưa Tin viết:

    “Theo thống kê của Bộ LĐTBXH được công bố vào tháng 11/2015 thì hiện có 162.000 cử nhân thất nghiệp. Đó là chưa tính con số cử nhân thất nghiệp phải giấu bằng để đi làm công nhân.”

    Trong khi đó, VnEconomy đưa tin rằng:

    “Tính đến quý 2/2015, cả nước có 387.000 sinh viên tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học chưa có việc làm, bà Hải nêu con số cụ thể.”

Phản hồi