WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sự lừa đảo tiền tệ quy mô thế giới

Theo Eberhard Hamer, giáo sư học viện tầng lớp trung lưu Hanovre

Từ bản tiếng pháp

Nguồn : Horizons et débats, số 31/06/2005

Nguồn: ehow.com

Sự thao tác hiện tại của các hệ thống tiền tệ và tỷ giá hối đoái đang tạo ra những vụ bê bối quan trọng và dẫn đến những hậu quả nổi cộm nhất của thời đại chúng ta. Lần đầu tiên, sự lừa đảo tiền tệ đạt tới quy mô toàn cầu. Không một chính phủ nào có thể kiểm soát, dừng hoặc ngăn cản được nó, thậm chí nó tồn tại  dưới một hình thức hợp pháp phù hợp với các luật quốc gia đã lỗi thời. Tuy nhiên, chắc chắn sự lừa đảo tiền tệ, cũng như mọi sự lừa đảo khác, về lâu dài, không thể làm giàu kẻ chủ mưu lừa đảo bằng cách hút kiệt các nạn nhân của nó., bởi vì, người ta không thể lạm dụng bất kỳ hệ thống tiền tệ tự do nào một cách dài hạn.

Theo lý thuyết tài chính, tiền tệ là một công cụ trao đổi ngang bằng, chứa đựng giá trị gia tăng của nó. Vì vậy , từ trước tới nay, nó là độc quyền của Nhà nước  (quyền được hạ giá đồng tiền). Vàng, bạc, hoặc đồng có thể được lưu hành như tiền tệ, do nhà nước quy định. Nhà nước quy định trọng lượng và độ tinh khiết của kim loại được dùng làm tiền, theo cách thức có thể biết được ngay giá trị của mỗi đồng tiền, dù ở bất kỳ đâu, trong nước hay nước ngoài. Như vậy, bản thân đồng tiền vừa có giá trị trao đổi vừa là giá trị lâu dài.

Nhưng để làm ra tiền, nhà nước phải có vàng hoặc bạc. Bởi vậy, nhà nước cần các mỏ quặng (chẳng hạn như mỏ bạc Rammelsberg gần Goslar), để phát hành lượng tiền bổ sung bằng bạc. Ngược lại, người dân biết rằng nhà nước không thể phát hành tiền, nếu không có một lượng kim loại quý tương ứng. Dự trữ hậu cần kim loại quý, bởi vậy, là cơ sở tiền tệ của kim loại quý đang có trong lưu thông.

Từ tiền thật sang tiền quy ước

Tuy vậy, các công quốc thường tìm cách có một lượng tiền nhiều hơn lượng kim loại quý mà họ có, bằng cách giảm tỷ lệ hàm lượng kim loại quý trong hợp kim đúc tiền. Kết quả là, các nhà buôn và những nhà giàu giữ những đồng tiền giả với giá trị thật cho đến khi tất cả đều biết, và tiền phải đúc lại. Những đồng tiền vàng lưu hành cho đến Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

  • Đồng tiền vàng lưu hành có một điểm bất lợi là mức tăng vàng không theo kịp mức tăng trưởng của kinh tế, gây tình trạng giảm phát cản trở sức phát triển mạnh của kinh tế. Vì vậy, một số quốc gia đã chuyển sang một thứ tiền vàng không trực tiếp: Họ có một quỹ vàng tới giá trị nào đó, trên cơ sở đó, họ phát hành một lượng tiền giấy, dễ cho di chuyển, dễ đếm, và dễ giữ số lượng lớn hơn. Giá trị của nó được đảm bảo trước ngân hàng trung ương vào bất cứ lúc nào và có thể được đổi ra một lượng vàng hoặc bạc tương đương. Bằng cách đó, nhà nước có thể phát hành một lượng tiền nhiều hơn lượng kim loại quý mà họ sở hữu, không có nhiều người giữ tiền có nhu cầu đổi ngay ra vàng. Thông thường, 10% dự trữ vàng đủ cho một lượng tiền phát hành bằng 90%.
  • Hệ thống này hoạt động khắp trên toàn cầu. Thực tế, các nước không có dự trữ vàng đảm bảo những đồng tiền của họ bằng một tỷ giá cố định quy đối ra vàng. Trong khi tỷ giá này còn giá trị, thì khả năng hoán chuyển đồng tiền, thực chất là chuyển đổi hai lần ( tỷ giá – vàng) được đảm bảo gián tiếp.

Từ tiền nhà nước sang tiền tư nhân

Giai đoạn quyết định dẫn đến việc từ bỏ đồng tiền quốc gia là sự ra đời, năm 1913, của Hệ thống dự trữ liên bang Mỹ (FED). Mặc dù hiến pháp Mỹ không quy định vàng và bạc là tiền tệ hợp pháp, một bộ máy của các ngân hàng tư nhân hình thành do hai tập đoàn tài chính Rothschild và Rockefeller điều khiển, đã thành lập một ngân hàng trung ương tư nhân, được quyền phát hành đồng tiền riêng, trở thành phương tiện thanh toán hợp pháp và ban đầu được chính phủ Mỹ bảo lãnh. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, ngân hàng này mua lại các dự trữ vàng của thế giới. Rốt cuộc là nhiều quốc gia không duy trì được chuẩn quy đổi ra vàng cho đồng tiền của họ và rơi vào tình trạng giảm phát ( khủng hoảng kinh tế thế giới lần thứ nhất).

  • Cuối chiến tranh thế giới I, một chuẩn quy đổi ra vàng( etalon-or) mới đã được quyết định tại Bretton Woods. Trong Chiến tranh thế giới , Mỹ đòi các nước tham chiến phải trả tiền vũ khí cho họ bằng vàng. Vàng của Đức đã phải trả như bồi thường chiến phí, và hơn 3000 tấn vàng của toàn thế giới đã tích lũy cho Mỹ, nhiều hơn toàn bộ vàng của tất cả các nước cộng lại. Số vàng này được dùng để bảo lãnh cho đồng đô la. Nhưng do ngân hàng trung ương các nước đều giữ một lượng lớn dự trữ của mình trên tiền đô la, nên Mỹ đã có thể phát hành một lượng đô la nhiều hơn lượng vàng mà họ có. Các nước ngoài, thực tế luôn cần một lượng đô la để mua nguyên liệu chỉ trao đổi thông qua đồng tiền này. Bởi vậy, ngoài vàng, đồng đô la trở thành đồng tiền dự trữ của nhiều ngân hàng trung ương. Sự thống trị thế giới của đồng đô la bắt đầu từ đó.
  • Năm 1971, tổng thống Mỹ, Richard Nixon, đã hủy bỏ luật bắt buộc chuyển đổi ra vàng của đồng đô la ( chuẩn đô la- vàng) và  nhà nước Mỹ không chịu trách nhiệm nữa về giá của đồng đô la. Từ đó, đồng đô la không còn được bảo đảm bằng vàng và đồng thời, cũng không còn được nhà nước bảo lãnh, mà trở thành đồng tiền tư nhân tự do của Hệ thống dự trữ liên bang(FED). Đồng đô la, cũng như tất cả các đồng tiền khác của thế giới, không còn chứa đựng giá trị, mà chỉ là phương tiện thanh toán đơn thuần, được in ra và được hợp pháp hóa.
  • Nếu luật pháp bắt buộc phải chấp nhận một phương tiện không có gì bảo đảm làm phương tiện trao đổi, nó không thể cùng lúc được coi là phương tiện bảo lưu giá trị. Trong trường hợp này, cần phải có đủ độ tin cậy đảm bảo giá trị của đồng tiền về lâu dài. Giá trị dài hạn – độ tin cậy- của một đồng tiền mềm, đến lượt nó, chỉ phụ thuộc vào độ khan hiếm và khối lượng lưu hành của chính nó. Vấn đề là, trong khi, tổng khối lượng của cải tạo ra chỉ tăng lên gấp 4 lần trong khoảng 30 năm gần đây, thì khối lượng tiền tệ đã tăng lên gấp 40 lần.

Thế mà, khối lượng tiền tăng bao giờ cũng kéo theo lạm phát. Và lạm phát làm mất giá của đồng tiền. Người ta phải cầu cứu tới 3 giải pháp để giải quyết:

Ngay từ khi thành lập Ngân hàng liên bang Đức, ngành khoa học tài chính Đức đã yêu cầu thiết lập một “ quyền lực thứ tư” giúp cho viện phát hành chống lại các áp lực lạm ấn , nhằm đảm bảo duy trì giá trị đồng tiền. Thực chất, luật pháp quy định cho Ngân hàng Liên bang phải bảo đảm giá trị đồng mark( lý thuyết đồng tiền trung lập) và độc lập với nhà nước trong các biện pháp cứng rắn. Bởi vậy, đồng mark là một đồng tiền ổn định nhất thế giới, được sử dụng ngày một nhiều hơn như đồng tiền dự trữ và tiền đầu tư.

Phần lớn các quốc gia đều có thiên hướng đồng tiền xoay quanh trục số lượng. Họ ép buộc các ngân hàng trung ương phải xác định lượng tiền lưu thông căn cứ trên các mục tiêu, chẳng hạn như tăng trưởng cho nền kinh tế và đảm bảo việc làm cho lao động. Chính quyền quốc gia thường tận dụng diễn biến này để thực hiện ảnh hưởng của mình đối với ngân hàng trung ương và thường gây ra lạm phát đồng tiền.( ví dụ: Pháp, Ý, Tây ban nha).

Ngược lại, đa số các quốc gia độc tài trong các nước đang phát triển và Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) lại thiên về chính sách “ đồng tiền tự do về số lượng”, có nghĩa là, khối lượng tiền tệ dôi dư do nhu cầu chính trị hay của các chủ tư nhân của hệ thống dự trữ, không bị luật pháp khống chế. Một đồng tiền “ tự do về số lượng”, luôn có nghĩa là “ đồng tiền có thể tự do lạm dụng” và không bao giờ hoạt động cho mục đích lâu dài.

Điểm cơ bản là, không được xem nhẹ sự căng thẳng trong giá cả trao đổi diễn ra song song giữa các đồng tiền, chẳng hạn như đồng mark do ngân hàng nhà nước phát hành và chịu trách nhiệm bảo lưu giá trị với những đồng tiền của ngân hàng các quốc gia khác, thậm chí của các ngân hàng tư nhân, được nhào nặn theo chủ đích của người phát hành: Ngân hàng Liên bang Đức duy trì giá trị của đồng mark tương đối ổn định, trong khi những đồng tiền quan trọng khác luôn bị giảm giá ngày một mạnh, tỷ lệ với mức độ tăng về lượng và mức độ lạm phát, những người giữ tiền tự nhiên buộc phải đầu tư dài hạn vào những đồng tiền mạnh và lánh xa các  đồng tiền yếu.

  • Từ đó, không một đồng tiền nào trên thế giới còn cơ sở giá trị, tiền tệ thế giới bị tách khỏi giá trị thực, tiền giấy không ngừng được in thêm, và giá trị của chúng liên tục giảm dần theo. Nếu mọi người còn tin rằng thứ tiền giấy mà họ nắm giữ có một giá trị cố định, đó là do sự thao tác khôn khéo trên tỷ giá hối đoái, tạo cảm giác ảo về tương quan giá trị. Thực chất, chính những tập đoàn làm tăng khối lượng tiền tệ là những kẻ chế tạo ra tỷ giá hối đoái.
  • Trên thực tế, Hệ thống dụ trữ liên bang do Bộ tài chính Mỹ điều khiển và hệ thống tiền tệ thế giới phụ thuộc lớn vào nó:

Đồng đô la, đồng tiền riêng của FED, đã thống trị thế giới bằng khối lượng áp đảo của nó: hơn 75% lượng tiền thế giới là tiền đô la.

Bộ tài chính Mỹ ép buộc thị trường nguyên liệu mà họ kiểm soát chỉ được quyền bán sản phẩm bằng tiền đô la. Ai không bán dầu lửa bằng đồng đô la (đã) không còn giá trị, thì bị coi là “ khủng bố” (như Saddam) .

Ngân hàng trung ương các nước khác cũng bị ép buộc chấp nhận đồng đô la như đồng tiền dự trữ với tỷ lệ ngày một tăng( hơn 90% như trường hợp ngân hàng trung tâm liên hiệp châu Âu). Giá trị của các đồng tiền khác, như đồng euro, lưu hành hơn 90% bằng những tờ giấy xanh không còn giá trị, dựa hoàn toàn vào sức mạnh và ý chí của bộ tài chính Mỹ.

Ngân hàng trung ương các nước ngoài được dẫn dắt nhượng lại hoặc cho Mỹ “vay” dự trữ vàng của họ, trả bằng đô la, khi nhẹ nhàng, có lúc không, chẳng hạn như Thụy sĩ. Như vậy, vàng của thế giới, giống như trước khủng hoảng kinh tế thế giới lần thứ nhất, lại một lần nữa tập trung vào tay những chủ nhân của FED, mà tỷ giá quy đổi ra vàng chỉ phụ vào ý muốn của họ, có thể là một vụ áp phe thế kỷ, bằng một cải cách tiền tệ, đưa đến một giá quy đổi cố định ra vàng mới (Greenspan:“có thể tới 6000 đô la/lượng”).

Bộ tài chính Mỹ thông qua trung gian là FED xác định giá trị đồng đô la và tỷ giá hối đoái toàn cầu. Đồng đô la là đồng tiền riêng của cơ quan này. Nó không được bất kỳ người nào khác bảo lãnh, nhưng không được đối xử đúng mức cả về mặt công cụ thống trị thế giới lẫn giá trị thực của nó.

  • Bằng cách tăng không ngần ngại lượng đô la, bộ tài chính Mỹ có một khả năng thanh toán vô giới hạn, cho phép họ mua cả thế giới. In tiền như vậy, chính phủ Mỹ phát hành lượng tiền đô la nhiều hơn họ có (“ nợ khống”). Như vậy, cả người phát hành tiền, lẫn cái chính phủ mà nó khống chế, đều được hưởng lợi từ việc tăng khối lượng tiền phát hành. Bởi vậy, lượng đô la tăng thường xuyên, mỗi ngày một nhanh, trong suốt 10 năm gần đây.
  • Đồng thời, nợ nước ngoài của Mỹ cũng mỗi ngày một tăng. Chính phủ Mỹ đặt hàng ngày một nhiều tài sản thực của nước ngoài, và thanh toán cho họ bằng những tờ giấy xanh không còn giá trị- một hình thức cống nạp hiện đại.
  • Phải nói rằng một sự sắp đặt và dàn dựng khôn ngoan đến mức sự gia tăng vô hạn những đồng đô la, đáng lẽ từ lâu, phải dẫn đến sự mất giá của đồng tiền này và khách hàng phải từ chối chấp nhận nó: từ nhiều năm, bộ tài chính và chính phủ Mỹ đã cưỡng bức về mặt kinh tế và chính trị các ngân hàng trung ương chính trên thế giới( Ngân hàng trung tâm liên hiệp châu Âu, Ngân hàng trung ương Nhật bản, Trung quốc…) phải giữ đồng đô la không giá trị, tích cóp được từ xuất khẩu, từ mua những giá trị thực, và nắm giữ các ngoại tệ tự gọi là giá trị: điều đó có nghĩa là trên thực tế, các ngân hàng trung ương Nhật, Trung quốc và châu Âu tích tụ ngày càng nhiều, một cách ngộ nhận, những đồng đô la vô nghĩa, trong khi phải giao cho Mỹ những của cải thật của đất nước họ. Đồng tiền của các quốc gia vệ tinh lấy đảm bảo bằng đồng đô la đang ngày càng mất giá theo. Mọi đồng tiền đều cùng trên một con tàu, những người làm tăng lượng tiền ở New York và Whasington cũng như những giúp đỡ của họ để làm tăng lượng tiền của ngân hàng trung ương các nước vệ tinh.
  • Tuy nhiên, con nợ là nước Mỹ lại là người quyết định “vặt lông”các chủ nợ tới mức nào, bằng việc giảm giá chính thức đồng đô la và dỡ bỏ các món nợ theo ý họ. Tất cả các nước khác, nơi đang giữ 80% số đô la, sẽ chịu đầu tiên tác động mất giá của đồng tiền này. Con nợ có đủ mọi phương tiện để xác định đánh tụt các món nợ của nó, tức là tước đoạt của các chủ nợ, đến mức nào.
  • Song song, họ thao tác giá cả để làm cho công chúng tưởng rằng đồng tiền được chế biến và tăng vô giới hạn đó, luôn có giá bền vững.
  • Mặc dù những người giữ tiền biết rằng trong tay họ chỉ là những tờ giấy, tất cả tùy thuộc vào kỹ xảo, sự lũng đoạn, quyền lực và  mục đích của giới chóp bu tài chính Mỹ, tốc độ lưu thông của đồng tiên tăng nhanh hơn, tỷ lệ với mức độ khước từ chấp nhận của đồng tiền, sẽ dẫn đến sự thất thoát giá trị thực và tiếp đến sẽ là lạm phát tăng vọt, làm mất giá tiền vốn đầu tư dài hạn ( tiền giấy, trái phiếu, quỹ đầu tư, v.v…),dẫn đến sự sụp đổ thứ hai, là sự phá sản của khu vực tài chính do quá trình lãi suất- tổn thất, cho dù một cuộc cải cách tiền tệ là không thể tránh khỏi.

Mặc dù chịu sự mất giá thảm hại, ảo tưởng về giá trị của đồng tiền vẫn được duy trì một cách nhân tạo, do bắt buộc phải coi đô la là phương tiện thanh toán hợp pháp . Những người lợi dụng hệ thống này không phải chỉ có bộ tài chính Mỹ, thông qua FED, đưa vào thế giới một khối lượng đô la ngày một lớn, mà còn cả các ngân hàng trung ương liên hiệp châu Âu( BCE), ngân hàng trung ương Nhật. Lãnh đạo các tổ chức này biết rất rõ tới mức độ nào, đồng đô la sẽ mất giá hoàn toàn, nhưng vẫn bằng lòng với ảo tưởng về tính hợp pháp của nó với tư cách là phương tiện thanh toán, sẽ tự tiêu diệt do các nguyên nhân chính trị và làm rỗng dự trữ của họ bằng những đồng đô la chỉ còn là nhữnng tờ giấy. Nếu có cuộc cải cách tiền tệ xảy ra, trước tiên, ngân hàng châu Âu sẽ rỗng tuếch. Vàng hiện diện chỉ còn là một khoản nợ mà không phải là vàng thực. Đa phần, nó được cho FED vay trên danh nghĩa tượng trưng, và được FED cho vay lại, rõ ràng không thể thu được trong trường hợp sụp đổ. Hệ thống này, sở dĩ tồn tại là do không một sự nhũng lạm nào được tranh cãi và công bố:

    1. Việc No1: Khối lượng tiền tệ thế giới đã tăng tới mức quá lớn và có một chân đế quá yếu( đô la, euro, yên , v.v…), trước mắt công chúng , các đồng tiền tương ứng không còn thực hiện được chức năng quan trọng là bảo đảm giá trị.
    2. Việc No2: Chỉ có sự thao tác và lừa dối đang cố duy trì hoạt động hối đoái của các đồng tiền với đồng đô la đã không còn tồn tại.
    3. Việc No3:  Đồng đô la, đồng tiền riêng của Cao tài chính Mỹ( bộ tài chính?), từ lâu, đã tách khỏi mọi ràng buộc với một giá trị thực(vàng) hoặc với một khối lượng được xác định. Bởi vậy, nó không chỉ không còn chức năng bảo đảm giá trị, mà không thể lừa bịp thế giới được nữa, với một đồng tiền tư nhân đã mất giá do tăng khối lượng vô hạn và một giá trị hối đoái giả tạo do nhào nặn giá cả toàn cầu. Chỉ có sự lừa dối này và sức mạnh của Cao tài chính Mỹ còn nuôi dưỡng một “ lòng tin” nhân tạo cho đồng đô la. Ngược lại, mặc dù những người tham gia thị trường biết rằng, cái họ có trong tay, với giá trị danh nghĩa ghi trên những tờ tiền giấy, chỉ là lời hứa suông của những cá nhân thường xuyên lạm dụng quyền hạn để thao túng nhào nặn giá trị đồng tiền, niềm tin đó đáng lẽ đã sụp đổ từ lâu.
  • Cổ phiếu cũng chẳng khá hơn . Phần lớn các cổ phiếu đều không còn thực chất và chỉ còn là hy vọng. Người tưởng thắng lớn lúc giá nhảy vọt giả tạo, chỉ nhận ra rằng, khi hủng hoảng , ngay cả thứ hy vọng bằng giấy đó cũng dễ dàng biến mất. Được hay thua trong trò chơi chứng khoán chỉ đơn thuần là hy vọng, không  thực chất. Nó cũng giống như trường hợp của tiền tệ. Giá trị thật duy nhất của nó là giá của tờ giấy. Phần còn lại là sự trông chờ vào các cường quốc tài chính thế giới bị lũng đoạn, nhưng mạnh.

Nắm giữ giá trị thực thông qua đồng tiền giả

Mặc dù những người tham gia thị trường biết rằng hệ thống tiền tệ suy cho cùng là giá đồng đô la, là đồng tiền riêng, phụ thuộc duy nhất vào ý chí và xảo thuật của nhóm tài chính chóp bu, họ sẽ mất lòng tin, sẽ không coi đồng tiền là phương tiện bảo đảm nữa, và sẽ tìm nơi trú ẩn trong các giá trị có thực.

  • Đó là hành động của những kẻ, nấp sau lưng FED, tiến hành tăng một khối lượng tiền lớn hơn tất cả mọi thời đại. Từ nhiều thập niên, bằng thứ tiền mà chính họ biết đang mỗi lúc một mất giá đó( họ dễ dàng tính được bằng số tiền gia tăng), họ đã mua tất cả mọi giá trị thực mà họ thấy: các kho nguyên liệu, các tổ hợp công nghiệp, bất động sản, và hầu như mọi công ty tài chính nước ngoài ít nhiều còn nguyên vẹn bằng việc mua lại một cách hữu nghị hoặc cưỡng ép, nhưng với bất cứ giá nào. Không chỉ chóp bu tài chính Mỹ tích tụ giá trị thực của thế giới, mà chính nhà nước Mỹ đã nhập khẩu từ nhiều năm bằng đồng tiền này, những giá trị thực của thế giới, họ sẽ còn tăng số nợ của họ tới vô hạn, khi các nước chủ nợ còn tin vào giá của đồng đô la mà kết quả phỉnh phờ hoặc áp lực chính trị của họ đem lại.

Pages: 1 2 3 4

Phản hồi