Ghế thủ tướng của ông Dũng lung lay?
Đàn Chim Việt: Những người gặp ông Dũng gần đây nói ông mặt “bạc như vôi”, trông “tọp hẳn đi”. Vừa rồi, trong kỳ họp Quốc Hội, một số đại biểu gay gắt chỉ trích chính phủ về điều hành yếu kém, nhất là chuyện nợ nần của Vinashin.
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết đưa ra một đề nghị chưa từng có, bỏ phiếu tín nhiệm thủ tướng. Đề nghị sau đó đã bị bác. Chắc chắn “hạn” của ông Dũng chưa kết thúc ở đây khi những vấn đề kinh tế nóng bỏng như Bauxite, Vinashin chưa được giải quyết thỏa đáng.
Ông Dũng sẽ mất chức hay sẽ ‘tót’ lên chức Tổng bí thư. Vẫn còn hơi sớm để có thể nhận định. Chúng tôi xin chuyển tới bạn đọc cái nhìn của giáo sư Carl Thayer, chuyên viên về Việt Nam của Úc.
————————————————
BBC: Giáo sư chuyên nghiên cứu Việt Nam hàng đầu của Úc, Carl Thayer, vừa lên tiếng bình luận rằng sự nghiệp chính trị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang lung lay.
Ông Thayer, người từng cho rằng ông Dũng ra lệnh chấn chỉnh Vinashin như một đòn chặn trước các cuộc tấn công, nay nói đang tồn tại âm mưu có phối hợp nhằm đẩy ông Dũng ra khỏi vị trí thủ tướng tại Đại hội XI của Đảng Cộng sản vào tháng Một năm 2011.
Trong tài liệu tư vấn mới được công bố, ông Giáo sư chuyên nghiên cứu Việt Nam hàng đầu của Úc, Carl Thayer, vừa lên tiếng bình luận rằng sự nghiệp chính trị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang lung lay.
Ông Thayer, người từng cho rằng ông Dũng ra lệnh chấn chỉnh Vinashin như một đòn chặn trước các cuộc tấn công, nay nói đang tồn tại âm mưu có phối hợp nhằm đẩy ông Dũng ra khỏi vị trí thủ tướng tại Đại hội XI của Đảng Cộng sản vào tháng Một năm 2011.
Trong tài liệu tư vấn mới được công bố, ông Thayer viết:
“Giờ đã có vẻ rõ ràng rằng nếu ông Dũng có tham vọng trở thành tổng bí thư đảng, ông đã bị bỏ lại sau.
“Hiện nay vị trí thủ tướng của ông cũng bị đe dọa.
“Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tới đây sẽ quyết định vấn đề này nhưng có dấu hiệu cho thấy nếu các đại biểu không hài lòng về mức độ trừng trị đối với ông Dũng, vị trí thủ tướng vẫn có thể gặp nguy khi các đại biểu bỏ phiếu ở Đại hội Đảng.”
‘Dập tắt bất đồng’
Ông Nguyễn Tấn Dũng, người tháng này tròn 61 tuổi, chịu nhiều sức ép trong những tháng gần đây vì sự ủng hộ của ông cho việc khai thác bauxite và chủ trương xây dựng các tập đoàn lớn như Vinashin.
Thậm chí Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết còn đòi Quốc hội điều tra và bỏ phiếu tín nhiệm đối với ông Dũng và những bộ trưởng có liên quan trong vụ bauxite.
Sự bức xúc của ông Dũng trước những sức ép này được thể hiện qua một loạt bài đăng trên trang web chính thức của chính phủ chỉ trích mạnh mẽ ông Nguyễn Minh Thuyết mặc dù không nêu tên ông.
Những chỉ trích này cũng ngay lập tức bị một số chuyên gia coi là biểu hiện của sự muốn “độc quyền chân lý” và “không nhìn thẳng vào sự thật”.
Liên quan tới Đại hội Đảng Cộng sản sắp tới, ông Carl Thayer nói ông nhận thấy các tài liệu chính của Đảng Cộng sản chuẩn bị cho đại hội sắp tới vẫn tiếp tục nhắc tới “các lực lượng thù địch” và “diễn biến hòa bình”.
Ông Thayer nói có hai “lực lượng” đứng đằng sau các vụ bắt giữ những người bất đồng chính kiến gần đây ở Việt Nam – “khối công an và những đồng minh ý thức hệ của họ, và những người không muốn quan hệ với Trung Quốc bị tổn hại.”
“Luật sư Cù Huy Hà Vũ là trường hợp đặc biệt – các cuộc tấn công của ông nhắm vào vị thủ tướng tăng sức mạnh cho những người muốn đẩy ông Dũng ra khỏi vị trí hiện nay.
“Nhưng trên hết vẫn là mong muốn dập tắt tất cả những bất đồng từ bên ngoài giới chóp bu.”
Tổng Bí thư
Giáo sư Thayer cũng nói “có rất nhiều người đồn đại rằng ông Nguyễn Phú Trọng được ủng hộ nhiều hơn để trở thành tổng bí thư kế tiếp một phần vì ông được Trung Quốc chấp nhận.”
Nhưng điều này còn phụ thuộc việc Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị quyết định đồng ý để ông Trọng, năm nay 66 tuổi, ở lại Bộ Chính trị mặc dù đã qua tuổi 65, tuổi về hưu theo quy định.
Còn về ghế thủ tướng của ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Thayer cũng nói một nhân vật khác được cho là đang muốn thay chức này là Ủy viên Bộ Chính trị Trương Tấn Sang.
Chuyên gia Việt Nam học người Úc nói, “giải an ủi” cho ông Sang, nếu ông không thể ngồi vào ghế thủ tướng, có thể là chức chủ tịch nước.
Giáo sư Thayer cũng nhận định Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng của Trung Quốc và mặc dù họ đã không còn mời các đoàn đại biểu nước ngoài tới dự đại hội từ năm 2006, ông Nông Đức Mạnh đã thăm Trung Quốc trước tiên sau khi đắc cử.
Nguồn BBC
Ong Dung dang con nam nhieu quyen luc voi cong an va mot so tuong lanh trong quan doi nen lam cai do cho nhan dan cam phuc de tro thanh vi cuu tinh , nhan dan ung ho
Đám đầu bò việt cộng tên nào cũng giống nhau: Vô liêm sỉ, bất tài, gian xảo và tham lam. Không tên nào dám đưa lý lịch của mình, giòng họ ra để người ta coi giòng họ chúng có di truyền tốt không, hay chỉ là lũ đầu trộm đuôi cướp, giòng dõi gian tham.
Tôi thật quá kinh tỡm lũ người này. Cực kỳ vô liêm sỉ, mặt cực dày.
Tôi không được gặp ông Dũng nhưng nhìn cái ảnh trong bài chủ này thấy mặt bác ấy bạc như vôi thật, trông thần sắc xuống lắm rồi!!!