WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Người Việt hải ngoại làm được gì trước hiểm hoạ Trung Quốc?

Hiểm hoạ Trung Quốc

Truyền thống bá quyền của người Hán bắt đầu trễ nhất là từ hai ngàn ba trăm năm trước, ngay sau cuộc thống nhất trung nguyên của Tần Thuỷ Hoàng vào thế kỷ thứ III trước Tây lịch. Quân nhà Tần đã mở cuộc nam tiến chinh phục các bộ tộc Bách Việt và đồng hoá dân bị trị bằng những cuộc di dân vĩ đại của người Hán. Số dân Bách Việt không chịu bị đô hộ phải chạy xa xuống phía Nam, tản mác trong các nước Đông Nam Á ngày nay. Riêng dân Lạc Việt đất Văn Lang đã kháng cự mãnh liệt, đẩy lui được nhiều đợt tấn công của các tướng nhà Tần như Đồ Thư, Nhâm Ngao, Triệu Đà và ngay cả của Tần Thuỷ Hoàng, rốt cuộc Đồ Thư bị chặt đầu, Tần Thuỷ Hoàng lâm bệnh phải rút quân về nước mà chết (210 tr.TL). Anh hùng chiến thắng quân Tần là Thục Phán lên ngôi vua, xưng hiệu là An Dương Vương, thay tên nước Văn Lang là Âu Lạc, chấm dứt triều đại Hùng Vương đã tan rã dưới sức mạnh của quân Tần. Nước Âu Lạc tồn tại được 30 năm thì mất do việc An Dương Vương gả con gái là Mị Châu cho Trọng Thuỷ, con trai của vua nước Nam Việt là Triệu Đà. Qua sự thông đồng của Trọng Thuỷ, Triệu Đà đã đánh bại An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt.

Năm 111 tr. TL, triều đại nhà Hán đem quân chinh phục nước Nam Việt. Các triều đại kế tiếp đã thay nhau thống trị dân tộc ta trong suốt mười thế kỷ, nhưng mọi cố gắng đồng hoá dân tộc Việt và biến lãnh thổ của ta thành một tỉnh của Trung Quốc đều thất bại. Tuy nhiên, sau khi Khúc Thừa Dụ lật đổ sự thống trị của nhà Đường năm 905, khôi phục nền độc lập cho dân tộc, các triều đại phong kiến Trung Quốc vẫn tiếp tục xâm lược nước ta cho đến khi toàn bộ quân nhà Thanh bị vua Quang Trung đánh tan năm 1789. Những năm sau đó, vì phải lo chiến tranh với các nước Tây phương và vì Pháp đã chiếm đóng Đông Dương, Trung Quốc không có cơ hội trở lại Việt Nam cho đến khi Mao Trạch Đông ủng hộ Hồ Chí Minh trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ với thâm ý kéo Việt Nam vào quĩ đạo của Trung Quốc. Dã tâm đó thể hiện rõ rệt qua sự kiện Chu Ân Lai ép buộc Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng phải chấp nhận hiệp định Genève chia đôi đất nước. Sau đó họ Chu đã làm mất mặt các đồng chí Việt Nam khi mời đại diện Việt Nam Cộng Hoà Ngô Đình Luyện đến dự tiệc chung với Phạm Văn Đồng và thông báo ý muốn thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và chính phủ Ngô Đình Diệm.

Mưu đồ của Trung Quốc thôn tính Việt Nam và dùng Việt Nam làm bàn đạp để tiến chiếm toàn vùng Đông Nam Á đã được cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tiết lộ cho các đồng chí lãnh đạo sau chuyến đi Bắc Kinh hội kiến với Mao Trạch Đông năm 1963, khi họ Mao không thuyết phục được Lê Duẩn và Trường Chính ra tuyên bố chung chống chủ nghĩa xét lại của Khruschev. Từ đó, Bắc Kinh biết Hà Nội đã chọn kết thân với Moscow, nhưng vẫn tiếp tục viện trợ quân sự cho Hà Nội vì nhu cầu chống Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh. Sau 1975, quan hệ Việt-Trung xấu hẳn đi cho đến khi Đặng Tiểu Bình quyết định “dạy cho Việt Nam một bài học” trong cuộc chiến tranh biên giới vào đầu năm 1979. Sau khi các nước cộng sản Đông Âu theo nhau sụp đổ năm 1989 và khi Gorbachev/Yeltsin giải tán đảng cộng sản và Liên Bang Xô-viết năm 1991 thì Cộng sản Việt Nam phải quay về với Trung Quốc để có khả năng bảo vệ Đảng và chế độ. Kể từ đó, Trung Quốc đã có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc dùng Việt Nam làm cứ điểm để tiến hành kế hoạch kiểm soát Biển Đông và toàn thể các nước Đông Nam Á.

Vào thời điểm đó, tinh thần yêu nước trong giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam còn cao, cho nên mặc dù phải trở lại với Trung Quốc, họ cũng ráo riết vận động Mỹ bỏ cấm vận và thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Dần dần, chính sách nước đôi ấy đưa đến hai khuynh hướng bảo thủ và cấp tiến trong hàng ngũ lãnh đạo cộng sản Việt Nam. Do sự suy giảm thế lực vả ảnh hưởng quốc tế của Hoa Kỳ trong khi Trung Quốc phát triển mau chóng và xác lập đuợc vị thế của một siêu cường, phe bảo thủ Việt Nam giành đuợc ưu thế và sẵn sàng nhượng bộ Trung Quốc để đổi lấy sự bảo vệ quyền lực và quyền lợi riêng của Đảng. Ngoài hai bản hiệp ước phân định biên giới trên đất liền và phân định Vịnh Bắc Bộ bất lợi cho Việt Nam, việc Trung Quốc xác định chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa và công bố bản đồ hình lưỡi rồng (còn gọi là lưỡi bò) ở Biển Đông là những hành động phi pháp, ngang ngược không chỉ đối với Việt Nam mà còn với tất cả các nước trong khu vực. Sự nhượng bộ của Việt Nam lên đến mức báo động khi Nhà nước quyết định để cho Trung Quốc khai thác bô-xít trên Tây nguyên, bất chấp những cảnh báo khẩn cấp của các nhà khoa học, chính trị và quân sự, đặc biệt là ba lá thư gửi lãnh đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp yêu cầu Chính phủ ngưng thực hiện các dự án khai thác bô-xít vì đây là “vấn đề rất hệ trọng đối với cả nước về kinh tế, văn hoá và an ninh quốc phòng.”  Mới đây, hai vị cựu tướng lãnh Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh lại phát hiện được hành động bất chính của lãnh đạo mấy tỉnh biên giới đã âm thầm cho doanh nghiệp nước ngoài thuê 300 ngàn héc-ta (ha) rừng đầu nguồn để khai thác dài hạn (50 năm) trong đó 264 ngàn ha được dành cho Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan. Các ông đã viết thư cho Bộ Chính trị, báo động nguy cơ về an ninh quốc phòng, ô nhiễm môi trường và tai nạn cho nhân dân miền hạ du, và yêu cầu huỷ bỏ những hợp đồng bất chính ấy nhưng chưa có kết quả.

Pages: 1 2 3 4

13 Phản hồi cho “Người Việt hải ngoại làm được gì trước hiểm hoạ Trung Quốc?”

  1. tonydo says:

    Câu nói nổi tiếng của cố Tổng Thống Tưởng Giới Thạch:
    Người Nhật tới rồi họ cũng phải đi. Nhưng Mao Trạch Đông thì sẽ ở lại đây, nếu chúng ta không tiêu diệt được chúng.

    Tưởng Giới Thạch đã nói đúng.
    Tàu đã đến nước ta nhiều lần và đã phải nhục nhã ra đi. Tầu Cộng ngày nay cũng vậy. Sớm muộn gì thì chúng nó cũng sẽ thịt đàn em láu cá Cộng Sản Việt Nam.
    Hãy cứ để chúng nó cắn nhau. Tới khi nó nuốt thằng đàn em vô cổ họng rồi nhai ngấu, nhai nghiến thì chúng ta sẽ lấy lại nước mấy hồi.

    Đó là con đường ngắn nhất để đưa đất nước tới Dân Chủ, Phú Cường.
    Ngoại trừ, Việt Cộng tỉnh táo, ngả hẳn vào cộng đồng thế giới Tự Do với người Mỹ đứng đầu ngay bây giờ.
    Mong lắm thay.

    • DâM TiêN says:

      TonyDO ơi, chỉ mong ta sống thêm mốt giáp, để thấy tất cả
      “châu về Hợp Phố,” từ Cu Ba, Bắc Hàn, tổ sư Đại Hán, đến
      quê mẹ Văn Lang nhà ta.

      Theo dõi mà xem kìa, tất cả các xã hội CS…loanh quanh, rồi
      lại trở về điểm cũ, và C S chỉ còn là ác mộng, tan dần, quên…

      Nga lấy lại cờ Nga hoàng. Tất cà các quốc gia Balkan đều phục
      hồi quốc kỳ cũ. Láng giềng Cambot sáng sáng chào cờ vua
      xưa. Ba nước Baltique cùng màu sắc ngày nào…Ukraine…OK.

      Quốc kỳ VN, thì ông Hồ tiên đoán có mang hình Chim Phượng
      trên nền gì đó…Còn cô cháu Phương Uyên thì nhứt định VN
      ngày mai vãn tôn vinh màu hoàng kim…

      Finally, Cộng Sản như một cơn dịch Ebola, sẽ tan, lưu lại ký ức
      hơi bàng hoàng, rồi tan đi…Và ta, là ĐỒNG BÀO với nhau.
      ( Chẳng biết khi đó, các ông Trọng Lú, Nghị mặt chì, và Thảo
      hèn..sẽ ra nàm thao ? Chung Són thì xin một chân quét nhà cho
      cháu Phương Uyên ta… Phương Nga tuy già tí, mà còn mê đọc
      thơ Hồ Xuân Hương…).

  2. Hi x Pham says:

    Giac Cong luc nao cung la Tau Cong dau mat, chung hoa trang la nguoi Vietnam de chung de len loi
    vao cong dong Viet de giet dan Viet pha dat Viet de quoc te khong co ly do can thiep ve su song con cua dan Viet, dat Viet. Quy ngai hay nhin lai chang duong tu nhung nam dau thap nien 1950 den nay va
    sau nay se ro, toi khong can phai dan chung vi qua dai. Bao toan dan Viet dat Viet la nhiem vu cua toan
    dan thuan tuy, ngoai quoc chi co the yem tro ve ngoai giao Quoc te ./-

Phản hồi