WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Khi nào Việt Nam sẽ có những cải thiện lớn lao?

Viết từ Sài Gòn 26/11/2010.

Một cảnh trên đường phố Sài Gòn. Hình Vnexpress

Hôm nay là 11 giờ 28, trưa thứ Sáu, giờ Sài Gòn. Đồng hồ tay tôi vẫn chỉ 8 giờ 30 tối thứ Năm giờ San Francisco. Không nhớ tự bao giờ, tôi vẫn có thói quen khi du lịch Việt Nam vẫn giữ giờ Cali. Muốn biết giờ địa phương chỉ cần cộng thêm 2 hay 3 tiếng (tùy theo mùa Daylight Saving Time của Mỹ) và thụt lui hơn nửa ngày để biết đang tối hay sáng ở Mỹ. Đến hôm nay đã là ngày thứ tư tôi đến Sài Gòn. Sài Gòn vẫn ồ ạt xe cộ và mù mịt khói bụi như năm nào. Khác chăng được hai chuyện tích cực. Xe hơi chạy lane (làn) trái, xe gắn máy chạy lane mặt, nhiều đường lộ, trên cầu, cao tốc như xa lộ Biên Hòa thì có ranh giới rõ rệt. Đường xe buýt cũng hoạt động trở lại và coi mòi cũng đắt khách hơn những năm mới khởi sự.

Thứ ba, 10 giờ sáng, máy bay đã hạ cánh xuống cảng Tân Sân Nhất. Thông báo trên phi cơ cho biết bằng ba thứ tiếng: hành khách không cần phải điền giấy khai báo nhập cảnh như mọi khi, trừ phi mang quá 7 ngàn Mỹ kim tiền mặt hay vật dụng có trị giá cao hơn thế. Khi vào hải quan, thủ tục nhập cảnh cũng nhanh chóng không phải hồi hộp chờ đợi sắc thái lạnh như tiền của nhân viên hải quan soi mói nhìn giấy tờ, lâu lâu liếc qua bản mặt của các Việt kiều về thăm quê hương đứng khép nép cạnh bên. Rõ ràng đã có tiến bộ lớn. Các bục kiểm soát của hải quan những năm sau này cũng được xây thấp hơn không chia cách hải quan – những người đại diện cho nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam – và các con dân, những khúc ruột ngàn dặm ra đi năm xưa nay đã trở về.

Nhưng tôi đoán – có lẽ bục kiểm soát hải quan ngày trước được xây cao không phải để ngăn cách du khách và nhà nước – mà để che dấu động tác của các người đại diện cho bộ mặt Việt Nam, khi những ngón tay nhanh như lưỡi rắn của họ hất những tờ giấy xanh, $5, $10 và $20 Mỹ kim kẹp trong những passport Mỹ vào trong hộc tủ đã được kéo ra sẵn. Những năm ấy, ai mà không hồi hộp, nhất là những Việt kiều lớn tuổi thường hay hun đúc và nuôi dưỡng cho thói quen ăn tiền của chế độ phi trường.

Chưa hết, vì quà cáp cho thân nhân, Việt kiều thường mang nhiều vali, bị sách hay đóng thùng giấy to đùng, sợ bị hải quan mở tung hành lý khám xét hàng tiếng đồng hồ nên họ lại tiếp tục dúi tiền (ít nhiều tùy theo lưu lượng hàng kiện họ mang về) cho những nhân viên soát máy X-ray. Một điều buồn cười là ở phi trường miền Nam, (Đà Nẵng sau này cũng bắt đầu đón nhận khách quốc tế vào) nhất là Tân Sân Nhất, tệ nạn đút tiền thịnh hành đến mức độ có những năm hành khách thấy treo cao những biển báo bằng tiếng Anh và tiếng Việt, khuyến cáo hành khách đừng để tiền chung với hộ chiếu.

Vào thời đó, ở phi trường Nội Bài, tôi ít khi gặp phải nạn đóng tiền như ở Sài Gòn. Được người nhà phân tích, người Bắc nói chung và người Hà Nội nói riêng không thèm làm những chuyện hạ cấp như thế. Thói quen đút lót nhân viên hải quan do đó không được dung dưỡng và không thịnh hành. Ngoài ra, Việt kiều ra đi từ miền Nam và trở về miền Nam nhiều gấp bội những người ra đi từ miền Bắc. Những người miền Bắc vì sống quen với chế độ nên lì đòn hơn, hải quan không dễ bức hiếp họ.

Bốn hôm trước, khi tôi đẩy hành lý ra đến chỗ khám, thấy vắng teo, không đầy ắp Việt kiều như những năm khi kinh tế còn mạnh mẽ. Một cô hải quan thấy bốn kiện hành lý vội hỏi: “Không điền khai báo à?” Tôi bèn trả lời: “Có gì đâu mà khai báo, chị?” Cô ta chỉ vào chỗ cho tôi sắp vali lên đai kéo hàng kiện (conveyor belt) kéo qua máy X-ray. Ba phút sau, tôi đã lững thững đẩy xe hành lý ra ngoài. Trong những chuyến về Việt Nam, chưa bao giờ lại có một kinh nghiệm êm xuôi như thế!

Theo dõi cử chỉ của những người có nhiệm vụ chào đón khách ngoại quốc đến thăm Việt Nam nhiều năm nay, tôi cảm thấy mừng thầm cho đất nước có những đổi thay nho nhỏ. Không hiểu quan chức nào có trách nhiệm gióng lên tiếng chuông sửa đổi này, nhưng họ đã sáng suốt thay đổi cái nhìn của nước ngoài đối với Việt Nam- chí ít là cái nhìn của Việt kiều.  Cũng trong xu hướng này khoảng mười năm trước đây, tôi và một số khoảng 12 người thuộc sắc dân Mỹ thiểu số được thuê đóng vai những hành khách ngoại kiều phải đi qua thủ tục nhập cảnh ở phi trường San Francisco nhằm huấn luyện cho nhân viên hải quan của Mỹ. Chủ ý của cuốn phim huấn luyện này là giúp cho người Mỹ hiểu được những nỗi lo ngại của hành khách ngoại quốc khi họ nhập cảnh Hoa Kỳ, khi bị hỏi han và khám xét, giúp cho nhân viên Hải quan Hoa kỳ biết phong tục cũng như cách đối xử với hành khách ngoại quốc một cách tử tế và lịch sự hơn. Có phải Việt Nam cũng đang được lưu ý đến chuyện cần thiết này?

Nếu đà cải thiện được tiến bộ và tăng tốc một cách toàn diện hơn, thì e gì đất nước sẽ không thực sự bắt đầu đổi mới? Khi lãnh đạo Việt Nam không phải lo sợ người dân bị áp chế sẽ ruồng bỏ chế độ thì khi đó họ sẽ không ngại chuyện chống đối chính quyền phải kiếm cớ bắt bớ con dân, từ đó sẽ nhà nước sẽ ý thức cho dân tình nhiều tự do và dễ thở hơn lên. Vì sao hai bên cứ phải nơm nớp phòng ngừa phản ứng tiêu cực của nhau, cứ như thế không hiểu chuyện nghi kỵ nhau sẽ kéo dài đến bao giờ – trong khi ngoại bang lợi dụng tình thế nội bộ chia rẽ vẫn cứ tiếp tục xâm lấn, giành mất chủ quyền của dân tộc.

© NKTA

© Đàn Chim Việt

Phản hồi