WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuối năm nói (chơi) về chuyện cuối đời

Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già

Tố Hữu

Chiều. Ảnh: Minh Kiều. Nguồn: vtn.vn

Có bữa, tôi chợt nhìn thấy vài đốm tóc trắng (li ti) chen lẫn với tóc đen trên chiếc khăn choàng, phủ quanh mình, khi đang ngồi hớt tóc. “Cái ông thợ cúp này làm biếng, không thay khăn mới, cũng không rũ sạch cái cũ nên nên mới còn sót lại tóc tai tùm lum của người khách trước – một khứa lão (mắc dịch) nào đó,” tôi nghĩ vậy.

Vài phút sau, tôi hốt hoảng nhận ra rằng: những vụn tóc đen, lấm tấm cùng với tóc trắng xuất hiện mỗi lúc một nhiều. Té ra, đó là tóc bạc của chính mình chớ còn “khứa lão” (mắc dịch) nào vô đó nữa!

Chèn ơi, vậy mà tui cứ tưởng là mình còn trẻ. Mái tóc của tôi, cách đây chưa lâu, chừng vài tuần hay vài năm gì đó, vẫn còn xanh (xanh) mà. Chớ tụi nó bạc hồi nào vậy, Trời? Sao kỳ cục vậy, mấy cha? Khi khổng, khi không cái tất cả chúng ta đều già cái rụp, và già (ngang) hết như vậy sao?
Mà tuổi già thì như chuối chín, càng chín nó càng mềm. Muốn cương cũng không được nữa, đành phải yên phận chịu (già) thôi.

- Ủa, mà già thì đã sao kìa? Làm gì mà nẫy giờ cứ chối đây đẩy, và cứ rẫy nẩy lên – như đỉa phải vôi – vậy cha nội?

- Ý, đừng có tưởng chuyện giỡn chơi à nha. Già thì lôi thôi lắm, lôi thôi lâu, và lôi thôi (luôn) cho đến chết. Coi: tuổi già đâu có khi nào chịu tới mình ên. Nó đi cặp kè với đủ thứ những chuyện (rất) bà rằn và lằng nhằng khác nữa: bệnh tật, chán chường, cô đơn, thiếu hụt…

Đã vậy, cuối năm, ông bạn Huy Phương kể chuyện (nghe) sao mà rầu muốn chết luôn:

“Trước ngày Giáng Sinh tôi có dịp vào viếng thăm một người bạn sắp qua đời trong một nursing home. Trên hành lang dẫn vào phòng người bạn, và ngay trước chỗ làm việc của nhân viên ở đây, tôi thấy nhiều ông bà cụ ngồi trên những chiếc xe lăn, nhìn những người qua lại. Các cô y tá đã sắp xếp cho các cụ ra ngồi trên hành lang đối điện với văn phòng làm việc, một phần để trông chừng các cụ, một phần cho các cụ đỡ buồn. Nhưng các cụ nhìn sự vật một cách dửng dưng, đôi mắt đờ đẫn, có người đã gục đầu xuống ngủ…”

Thiệt là ớn chè đậu!

Tui biết chắc là ông Huy Phương không đặt chuyện để hù em út nhưng, cùng lúc, tôi cũng biết rõ rằng cái cảnh “tầng đầu địa ngục” – vừa được mô tả – không phổ biến lắm ở Hoa Kỳ hay Gia Nã Đại. Cách phân chia chia tuổi già, và những công trình nghiên cứu khoa học, ở hai quốc gia này, cho chúng ta những con số tương đối khả tín và khả xác hơn – về vấn đề này.

Người ta chia ra tuổi già làm ba loại:

- Chớm già (young – old) là nhóm lớn nhất, chiếm 70 %.
- Già (old-old) 20 %, kém hơn năng động hơn lớp trên thấy rõ.
- Già quá cỡ thợ mộc (oldest-old) chừng 10 %. Trong số này chỉ có 4 % – chớ không phải là 20 %, như nhiều người vẫn nghĩ – đang sống ở nursing home hay bệnh viện (Palmore et al. 2005 Encyclopedia of ageism, Binghamton, NY: Haworth).

Như vậy, chính xác, chỉ có 4 % người già – thuộc nhóm cuối cùng – sống ở viện dưỡng lão thôi. Đa phần còn lại đều có cuộc sống bình thường trong cộng đồng. Nhưng khách quan mà nói thì sống ở đâu chăng nữa thì khi đời đã về chiều cũng khó mà vui.

Xã hội, rõ ràng, chưa bao giờ chuẩn bị chu đáo cho những công dân lão hạng để họ bước vào giai đoạn (hụt hẫng) còn lại của kiếp người. Đến tuổi nghỉ hưu, chúng ta bỗng dưng trở nên một người nào khác, không còn vai trò gì rõ rệt nữa trên cuộc đời này. Và hoàn cảnh sống (rồi) cũng khác luôn, thời giờ thì dư mà tiền thì thường thiếu. Đôi khi, lơ ngơ không biết làm gì cho nó hết một ngày. Nói chi tới một tuần, một tháng, hay cả một (hay hai) … chục năm sắp tới!

Làm sao sống an vui và có ý nghĩa, cho những năm tháng còn lại, là một câu hỏi khó – đối với phần lớn những công dân lão hạng – ở những quốc gia phú túc. Những định chế xã hội hiện hữu không có câu trả lời, và cũng không có những chức năng hổ trợ, cho sự an lạc của tuổi già.

Đây là chuyện riêng của từng cá nhân. Vị tha hay vị kỷ? Thủ cho nó chắc ăn hay xả láng, sáng về sớm là tùy ý mỗi người. Không có tổ chức, cũng không có cá nhân nào – kể cả vợ chồng con cái – có thể đóng góp gì nhiều, cho bất cứ ai, vào giai đoạn cuối cùng của kiếp nhân sinh.

Ở nước ta thì khác. Câu hỏi thiết thân của tuổi già không phải là sống ra sao mà làm sao để sống? Vấn đề, xem chừng, có vẻ giản dị hơn nhưng vẫn là một câu hỏi khó đối với rất nhiều người dân cao tuổi – ở Việt Nam.

Những định chế xã hội (cơ quan, ban ngành, đoàn thể, hội hè … thổ tả gì đó) thì có rất nhiều và cũng rất thừa. Chúng hoàn toàn vô can, cũng như vô trách nhiệm, với cuộc sống của những công dân lão hạng.

Đảng, Nhà Nước và Nhân Dân là ba phạm trù luôn luôn đi liền, và gắn bó mật thiết với nhau, khi có nhu cầu tuyên truyền hay đóng góp. Đâu cần nhân dân có, đâu khó có nhân dân. Khó trăm lần, dân liệu cũng xong. Nhưng chuyện sống còn và an sinh của mỗi công dân – vào lúc cuối đời – lại là chuyện thuần túy có tính cá nhân. Đảng và Nhà Nước tuyệt đối không dính dáng gì (ráo) vào chuyện đời của Nhân Dân khi trăm họ đến giai đoạn sức cùng, lực kiệt.

Ngày 19 tháng 12 năm 2010, báo chí trong nước đồng loạt đăng tin (Cụ ông gần trăm tuổi đạp xích lô) của phóng viên Văn Nguyễn:

“98 tuổi, cụ Đặng Huyền vẫn được người dân quen gọi là cụ Huần, ngày ngày vẫn đạp xích lô chở khách kiếm sống. Cụ thường bắt đầu một ngày làm việc từ khi trời còn mù sương.Trong hội thi diễu hành xích lô ở Festival làng nghề truyền thống Huế 2007, cụ Huần được vinh danh là người lái xích lô có tuổi nghề nhiều nhất tại Huế.”

“Con trai duy nhất bỏ quê vào Nam làm ăn, hơn 30 năm nay mất liên lạc, giờ cuộc sống gia đình cụ chỉ biết nhờ vào đồng công đạp xích lô và sự đùm bọc của làng xóm…Ngoài kiếm tiền nuôi bản thân, cụ Huần còn nuôi cụ bà Trần Thị Lặc, 86 tuổi, thường xuyên đau ốm.”

Cụ Đặng Huyền. Nguồn:vnexpress

Kiểu “vinh danh” của những vị tổ chức Festival làng nghề truyền thống Huế 2007, xem ra, hơi lạ. Phản hồi của độc giả Lê Thu Hiền, dưới bài báo thượng dẫn, cũng lạ lùng không kém:

“ Cụ Huần thực sự là người đáng khâm phục vì sức khỏe, sự bền bỉ và dẻo dai của mình. Cuộc sống thêm lần nữa được minh chứng rằng không cần sự giàu sang phú quý, nghèo mà vẫn bền bỉ lao động vẫn tạo ra cuộc sống có ý nghĩa, sức khỏe niềm tin và hạnh phúc cho riêng mình.”

Cụ Phạm Đờn, một công dân Việt Nam lão hạng khác, lại ở vào một hoàn cảnh sống khác, kém “ý nghĩa” hơn. Bà cụ, xem chừng, đã không có khả năng tạo được “niềm tin và hạnh phúc cho riêng mình” – theo như tường thuật của ký giả Hải Luận, trên Tuổi Trẻ Online, đọc được vào hôm ngày 31/01/2010:

“Đêm mùa đông rét như cắt da cắt thịt, cụ Phạm Thị Đờn, 76 tuổi, thôn Quảng Hội, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cơ thể chỉ như da bọc xương, thức dậy từ 1 giờ khuya, lọ mọ xuống ngâm mình dưới biển mò cua bắt ốc kiếm gạo ăn qua ngày… Từ 1 giờ sáng đến gần 11 giờ trưa trong bụng không có hột cơm, ngâm mình trong giá rét… nhưng chỉ bán được 17.000 đồng. Giá trị cả ngày lam lũ chỉ thu được 10.000-20.000 đồng, gặp lúc sóng to gió lớn chỉ được 5.000-7.000 đồng.”

Cụ Phạm Đờn cũng không được đoàn thể, hay tổ chức nào, “vinh danh” hết trơn hết trọi. Lý do, có lẽ, vì “mò cua bắt ốc” không phải là loại hình lao động được coi là vinh quang – theo tiêu chuẩn văn hoá của dân làng Ba Đình, Hà Nội.

Cụ Phạm Đờn. Nguồn: Tuổi Trẻ Online

Ông Nguyễn Văn Thành, còn có tên gọi là Lão Thành – một người mù, đang bán vé số để làm kế sinh nhai – cũng rơi vào trường hợp (không nằm trong tiêu chuẩn được vinh danh) tương tự. Phóng viên Giang Uyên – báo Bưu Điện Việt Nam, số ra ngày 24 tháng 12 năm 2010 – đã không quá lời khi dùng từ ngữ “quăng quật” để mô tả cuộc sống vất vả (ngoài sức tưởng tượng) của người đàn ông khuyết tật, xấu số này:

“… đến giờ tên tuổi của cụ cũng chỉ còn là ký ức… mỗi ngày ông vẫn phải tự đi kiếm ăn qua tấm vé số và cuộc sống ‘tự lập’ nơi đầu đường xó chợ… Dù đã già yếu lắm rồi nhưng ngày ngày lão Thành vẫn phải lê bước đi khắp nơi để bán vé số tự nuôi thân. Có những hôm lão ốm nằm một chỗ nhiều ngày liền. Bụng đói không chịu đựng nổi, lão lại lọ mọ dậy bước liêu xiêu ra đường tìm đến đại lý vé số lấy vé đem bán.”

Ông Nguyễn Văn Thành. Nguồn: ictnews.

Tương tự như hai bài phóng sự viết về cuộc đời của cụ Phạm Đờn và cụ Đặng Huần, bên dưới bài viết về ông Thành cũng có những dòng chữ cuối – chỉ dẫn cách giúp đỡ đương sự – như sau:

“Mọi sự hỗ trợ của cộng đồng, độc giả đối với trường hợp ông Nguyễn Văn Thành có thể chuyển đến tận tay ông trước cửa Trung tâm tư vấn pháp luật công đoàn, thuộc Liên đoàn lao động tỉnh Đồng Nai, địa chỉ số 14, Bùi Văn Hòa, phường Hòa Bình – TP Biên Hòa.”

Không thấy ông nhà báo gì đến sự hổ trợ của Đảng, Nhà Nước, hay những ban ngành hội hè vớ vẩn gì đó – của Mặt Trận Tổ Quốc. Trong cả ba bài phóng sự thượng dẫn cũng đều có không một chữ nào đề cập đến nguyên nhân, và trách nhiệm – của bất cứ ai – về những mảnh đời te tua và bầm dập của những công dân lão hạng kể trên. Cứ như thể họ là những người thuộc một quốc gia hay hành tinh nào khác, chứ không phải là những công dân của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Tôi chợt nghĩ: lỡ sáng mai bà Phạm Đờn hay ông Nguyễn Văn Thành khi mở mắt ra và (bỗng) thấy mình đang sống trong một cái nursing home ở California – giường êm nệm ấm, cơm bưng nước rót, cam tươi sữa hộp cạnh bên, cả đống y tá bác sĩ lăng xăng kế cận – mà không dưng muốn… rơi nước mắt! Hai vị dám tưởng là mình đã lên tới thiên đường dù thực sự là họ vừa lạc vào tầng đầu địa ngục, theo như cách nhìn của nhiều người đang sống ở những quốc gia không có Độc Lập -Tự Do – Hạnh Phúc – như ở nước ta.

© Tưởng Năng Tiến

© Đàn Chim Việt Online

12 Phản hồi cho “Cuối năm nói (chơi) về chuyện cuối đời”

  1. Bắc Phong says:

    Cụ Đặng Huyền

    gần trăm tuổi đạp xích lô
    kiếm ăn bữa đói bữa no qua ngày
    cụ đạp mấy chục năm nay
    con đường chủ nghĩa còn dài tới đâu?

  2. Lâm Hoàng Mạnh says:

    Người đọc thấy tấm lòng vàng của “anh cựu chiến binh VNCH” tuy màu áo đã bạc, lung linh, ngời sáng, lấp lánh trong từng con chữ.

    Cám ơn tác giả, người đã chia xẻ, cảm thông những nỗi khốn khổ cơ cực lần hồi kiếm sống của các cụ già bất hạnh sống dưới chế độ tham nhũng thối nát trong xã hội thổ tả Việt nam này.

    Nhân dịp năm Mèo Mới (Tân Mão) chúc bác TNT dồi dào sức khỏe, viết thật khỏe và sắc bén như móng mèo..

  3. Trần-Huỳnh says:

    Xưa có câu:”Giặc cộng đến,nhà không cháy thì người cũng chết”.Ông cụ chín mươi mấy mà còn sống để”bị” đạp xích lô( sau khi giặc-cộng tới) đã là quý và hiếm rồi.!

  4. Vu Trung says:

    Nếu cuộc đời thật sự có công bình thì các kụ Hồ, cụ Đồng, cụ 3 Kiệt, cụ 3 Dũng, cụ Nông, cụ Tôn và tất cả các cụ (hoặc chưa cụ) khác của đcs – đã, đang và sẽ – (kể cả các kụ chỉ đứng hầu bưng bô thôi chứ không đủ điểm để nhập đảng) đầu thai trở lại làm dân đen VN để hưỡng dụng cái xhcn do các cụ mang về áp đặt từ 70 năm qua.

  5. Hwy Tse says:

    TUỔI GIÀ ! ?

    ** Tục ngữ Việt Nam có câu: ” Già sinh tật, đất sinh cỏ.”
    Mà “tật” với nghĩa “tật xấu” ; chớ “tốt” hẳn được gọi là “nết” – NẾT TỐT

    ** Mọi người đều muốn SỐNG LÂU ; song, chả ai muốn GIÀ.
    ( Every man/woman desires to live long ; but, no man/woman would be old.)
    Phải không cha nội TNT !

    ** Cứ coi như Ngài TNT thông thái đi, bây giờ, tớ xin đố Ngài đây:
    ( Lưu ý, câu chuyện này tiềm ẩn Triết Lý Việt Nam )
    ” Số là, có hai ông già hàng xóm, mỗi khi đi đôi với nhau thì ông nọ (A)
    luôn luôn đi trước ông kia (B). Xin hỏi, có biết ông nào có con cái, và ông nào không ?
    (còn tiếp)

    Hwy Tse,…

    • Anh Hung says:

      Hwy Tse có lẽ là người Việt gốc Tàu thế hệ 1991? Đọc bài viết của tác giả TNT mà chả hiểu ý của tác giả nói về cái gì mà “bình loạn”và dẫn chứng bậy. Người Việt có câu: ” Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”. Bớ bà con, cho tôi hỏi trong kho tàng tục ngữ Việt có câu :” Già sinh tật, đất sinh cỏ” ko? Trong bài này tác giả có nói là 3 cụ già trên có sinh tật đâu? và bài viết có toát lên ý rằng 3 cụ đều muốn sống lâu mà chả muốn già đâu? Hãy uốn lưỡi 7 lần trước khi nói và hãy suy nghĩ trước khi viết nhé

  6. sontungdaosi says:

    Đời là bể khổ…có thể quá hơn cả bể khổ!!!Có những ngừơi quăng tiền qua cử sổ(hằng trăm triệu)bằng cách mua một cây kiểng để ngắm chơi ba ngày Tết…Có những người dám bỏ tiền (hằng trăm triệu)để thỏa mãn thú tính chỉ qua một đêm…Có những người không tiếc cả tiền tỷ,để mua một chức quan mạt hạng…/Thế nhưng chẳng có một” ma nào ” biết thương xót những người cơ nhỡ,biết mũi lòng trước những kẻ già yế ốm đau…Con người bây giờ quả tim hình như đã trở thành gỗ đá…Trách sao không bị tam tai bát nạn và thập sầu…!!! Nam Mô tầm thanh cứu khổ đại từ đại bi Quán Thế Âm bồ tát!

  7. Lê Thiện Ý says:

    Có phải họ sinh “lầm nơi, lầm thế kỷ” ? Hay họ bị đảng cướp hết nguồn sống trong đời ? Bị cho ăn “những quả lừa, bánh vẽ” đến no nê, người lao động chạnh lòng nhìn số kiếp trầm- luân ! Ôi, kẻ cướp tự xưng “anh hùng”, có công”giải phóng cho đến chết” kẻ thất thế sa cơ.
    Ai cho “cs-thúi” được ăn trên ngồi trốc, cướp đoạt, hành hạ dân quá thể vậy ? .
    Đã đến lúc TOÀN DÂN VÙNG LÊN, NHƯ ĐÔNG ÂU, LIÊN BANG SÔ VIẾT, TUNISIE : LẬTĐỔ BẠO QUYỀN PHI NHÂN, XÁC LẬP TỰ-DO-NO-ẤM CHO CON NGƯỜI !

  8. Quoc Tuan says:

    Cám ơn Ông Tưởng cho tôi tiếng cười trong nước mắt những ngày đầu năm 2011.

  9. Andy says:

    Chỉ việc “tiến ra bờ biển” để giúp những người nghèo như cụ bà Phạm Thị Đờn này thôi ma` nhà nước VN vẫn chưa làm được… Vậy ma`chúng gào thét đòi “tiến ra biển lớn”: Đúng là “suả” như … Vẹm”, suả dai va` giở. Chó còn có đầu óc để biết lúc nào thi` nên sủa, lúc nào thi` không nên. – Còn Vẹm ta thi` không, cứ sủa … tùy hứng.

  10. nguoivn says:

    Năm mới lại về trên đất Việt
    Kính chúc toàn dân nước Việt Nam
    An vui, thịnh vượng và hạnh phúc
    Toàn dân sớm có được tự do
    Thanh bình thịnh trị và no ấm
    Dân giàu nước mạnh hưởng thái hoà
    Không còn hận thù và chém giết
    Giữa người VN với VN

    Xuân lại về đây ai biết không
    Xuân đem tươi thắm và hy vọng
    Xuân đem vui vẻ đến cho người
    Xuân mang thương yêu đến cho đời
    Xuân mang hạnh phúc cùng tài lộc
    Xuân này toàn dân mình đoàn kết
    Để cho VN có tự do

    Bác đảng Hồ ơi, bác đảng ơi
    Hành hạ toàn dân VN thế đủ rồi
    Tham tiền, tham bạc làm chi mãi
    Cướp của toàn dân mãi cũng thế thôi
    Thôi thì dừng lại Xuân này nhé
    Chấm dứt tù đày, tù ngục cùng gông cùm xiềng xích mãi VN
    Cho toàn dân Việt còn được sống
    Một kiếp con người bác đảng ơi

    Kiếp sống con người được mấy Xuân
    Tám mươi Xuân ấy đã qua rồi
    Ông cha giờ đã thành thiên cổ
    Nước nhà thành ra bãi tha ma

    Ba mươi lăm Xuân ấy giờ cũng thành quá khứ
    Đau thương khóc hận khắp VN
    Đổi tiền, đổi bạc hại dân lành
    Tù đày cải tạo, kinh tế mới
    Bao người dân Việt khổ trần ai

    Chỉ còn Xuân này mang hy vọng
    Chấm dứt chủ nghĩa thật bất công
    Cho toàn dân Việt còn được sống
    Được hưởng một mùa Xuân tự do
    Thanh bình thịnh trị và hạnh phúc
    Mọi người dân Việt được ấm no

    HS. TS. VN

Phản hồi