WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sự sụp đổ của đồng đô la là không thể tránh khỏi

“Người kiểm soát đồng tiền quốc gia, sẽ là người kiểm soát quốc gia”
Thomas Jefferson

Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, đồng đô la của Mỹ, với dự trữ vàng khổng lồ(1) (thu được từ việc bán vũ khí cho các bên tham chiến và bồi thường chiến phí của các nước thua trận, mà chính phủ Mỹ ép buộc các nước phải thanh toán bàng vàng), đã thay đồng Sterling của Anh, để trở thành đồng tiền thế giới. Tuy nhiên, Hiệp định Bretton Woods năm 1944, trong khi xác nhận đôla như đồng tiền dự trữ và phương tiện thanh toán quố tế, các đồng tiền khác phải xác định tỷ giá cố định quy đổi ra đồng đôla, chỉ riêng đồng đôla Mỹ phải quy đổi ra vàng và được quyền chuyển đổi thành vàng. Dự trữ các quốc gia khi đó có thể rút ra khỏi kho dự trữ vàng của Mỹ bất cứ lúc nào, theo tỷ giá tương ứng.(2)

Trở thành đồng tiền dự trữ của nhiều nước và của mọi doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đồng đôla vừa nằm trong két các ngân hàng trung ương các nước với chức năng dự trữ quốc gia, vừa đồng thời là đồng tiền thanh toán các hoạt động thương mại quốc tế. Quy mô kinh tế toàn cầu tăng dần với tăng trưởng kinh tế các quốc gia, vừa đồng thời làm tăng nhu cầu đô la cho dự trữ, vừa làm tăng nhu cầu lượng đôla trong lưu thông thanh toán quốc tế. Và như vậy, thế giới đã tự động đem lại cho Mỹ một đặc ân : Không phải lúc nào cũng có nhu cầu đồng loạt chuyển đổi ra vàng của các nước, và khối lượng những đồng đôla hoạt động bên ngoài biên giới nước Mỹ ngày một lớn. Vì vậy, ngân hàng trung ương Mỹ(Cục dự trữ liên bang-FED) có thể in và phát hành một lượng tiền mặt lớn hơn nhiều lần dự trữ vàng của Mỹ, mà không sợ lạm phát. Đúng như vậy. Thứ nhất, với sấp xỉ 90% tài sản thế giới nằm trong tiền đôla(3) và 3/4 lượng đôla toàn cầu nằm bên ngoài nước Mỹ, thì lượng in thêm, tất nhiên được tính toán theo nguyên tắc điều tiết tốc độ mất giá, sẽ có ảnh hưởng rất nhỏ và rất chậm tới thị trường trong nước Mỹ, và với thị trường thế thì giới càng khó mà nhận dạng(có thể tính để trượt giá hay lạm phát nằm trong phạm vi mà dân chúng dễ dàng chấp nhận, vả lại, lạm phát từ lâu đã được nhận thức như một thứ không thể tránh khỏi). Thứ hai, lượng tiền do FED in thêm đã có chủ đích : Giúp các ngân hàng thanh toán những món nợ nước ngoài, giúp doanh nghiệp thanh toán các hợp đồng nhập khẩu, hỗ trợ các công ty xuyên quốc gia mua lại các hãng của nước ngoài (thường với giá gấp 20, 30 lần thực giá), giúp vốn cho các công ty Mỹ đầu tư trực tiếp tại các nước mới nổi, đang khát vốn và thiếu kinh nghiệm quản lý. Nghĩa là, tiền in ra trên đất Mỹ, nhưng lại chủ yếu được « xuất khẩu » ra nước ngoài. Loại tiền này, trong khi đem lại lợi ích thực cho Mỹ, lại chỉ làm tăng khối lượng tiền đôla cho thị trường nước ngoài, khiến chính phủ các nước này phải tăng dự trữ ngoại hối để giữ giá đồng đôla, một mặt tự động hãm lạm phát cho đồng đôla bằng thiệt hại tài sản thực của quốc gia mình, một mặt tự tạo áp lực tăng giá cho chính đồng nội tệ( đang làm đau đầu giới chóp bu Trung quốc). Có thể thấy đây là một thủ đoạn phi đạo đức của FED( hay của chính phủ Mỹ, thông qua cục Dự trữ liên bang?).

Áp lực chi phí cho chiến tranh Việt nam, bắt đầu từ Johnson, và chạy đua vũ trang vũ trụ với Liên xô, buộc chính quyền Nixon đã phải lẳng lặng in thêm tiền ( thực ra là vay thêm tiền do FED phát hành). Hành vi của FED và chính phủ Mỹ, dù khéo che đậy, vẫn gây nghi ngại cho một vài quốc gia,(4) trong đó có Liên bang Đức, năm 1970, đã yêu cầu rút tiền vàng cho một phần lớn số đôla trong dự trữ của mình. Hoảng sợ trước nguy cơ bị rỗng của kho vàng, đồng thời để tự do phát hành đôla, không chịu ràng buộc vào lượng vàng dự trữ đang giảm dần, tháng 8 năm 1971, Nixon đã hủy bỏ luật bảo đảm vàng của đồng đôla, đặt dấu chấm hết cho hiệp định Bretton Woods.

Và bắt đầu từ đấy, không còn gì ràng buộc, không cần vàng đảm bảo, và chính phủ Mỹ công bố không chịu trách nhiệm gì về giá cả trên thị trường của đồng đôla, FED tự do in tiền và cho chính phủ Mỹ vay lại, không hạn chế khối lượng. Lượng tiền in thêm ra hàng năm vượt quá con số 7%(5), trong khi kinh tế thế giới tăng bình quân không quá 3,7%, và của Mỹ thì từ năm 2000, tăng trưởng không quá 2,5% bình quân(6). Con số phát hành hàng năm, là con số phải công khai theo luật minh bạch của ngân hàng, đã bị FED giữ kín từ năm 2006.

Và cũng bắt đầu từ đấy, đồng đôla mất giá dần dần. Chậm, nhưng không bao giờ quay trở lại được giá trị của nó những năm trước 1970. Năm 1971, một ounce vàng có giá 43,94 đôla, hôm nay( 03/03/2003), tại NewYork, một ounce được bán với giá 1137$, đồng đôla đã mất giá 25,87 lần, trong khi nó đổi được 35$ năm 1944.

FED và chính phủ Mỹ biết rõ điều đó. Vì vậy, trong khi các ngân hàng trung ương các nước, như Trung quốc, Ấn độ, Brasil, Nga, Sri Lanka, Nhật bản, Singapore, Thái lan, Indonesia, Malaisie, Nam Hàn… đang cố gắng mua vàng nhằm tăng dự trữ quốc gia(7)thì Quỹ tiền tệ thế giới (FMI)(8) và Quỹ đầu tư vàng ủy thác lớn nhất thế giới(SPDR Trust Gold) lại bán ra. Đây là hai tổ chức do FED kiểm soát bàng cổ phần áp đảo. Có thể cảm thấy một cố gắng kiềm chế giá vàng, để che giấu khủng hoảng tụt giá của đồng đô la, hoặc che đậy một thao tác in tiền mới. Bởi vì thông thường, khi đẩy một lượng vàng ra thị trường, có thể đưa một lượng tiền gấp mười lần giá trị đó vào lưu thông.

Một thủ đoạn che đậy và đánh lạc hướng chú ý là việc phát hành ồ ạt trái phiếu chính phủ. Mỹ đã thuyết phục ( tất nhiên là bằng rất nhiều loại áp lực, cả bằng củ cà rốt lẫn bằng cây gậy) nhiều nước mua trái phiếu, một thứ vay nợ dài hạn, nhưng có giá trị ghi trên đồng đôla đang mất dần hết giá trị. Một kiểu san gạt hoạn nạn lên đầu nước khác, và bằng cách đó, Mỹ gạt bớt nguy cơ mất giá quá lộ liễu sẽ xảy ra với đồng đôla. Một cách dùng tiền người, nhưng dấu mặt. Bởi vì danh nghĩa là vay, nhưng chính người vay (Mỹ) lại là người đánh sụt tiền vay bằng một tỷ giá hối đoái, mà Mỹ là người quyết định. Một kiểu vay của vợ chồng A Phủ.

Nhưng với món nợ quốc gia, hôm nay (03/2010)đã tới 12.467 tỷ (U.S. national debt clock) và một áp lực chi công cho các công trình hạ tầng tạo công ăn việc làm, phải hỗ trợ và xóa nợ cho các hộ gia đình để duy trì tiêu thụ, phải cung ứng tiền cho các doanh nghiệp tiếp tục vay lãi suất zero để vừa trả nợ, vừa thanh toán nhập khẩu, vừa đầu tư sản xuất để giữ việc làm, phải cung cấp tiền giá rẻ cho hệ thống ngân hàng duy trì tín dụng, các chương trình cải cách an sinh xã hội tham vọng của Barak Obama, hai cuộc chiến Irak và Afganistan vẫn còn nguyên những căng thẳng…Mỹ không thể ngừng bơm tiền. Không thể ngừng tiếp máu. Nghĩa là vẫn chưa thể tăng lãi suất. Chỉ cần các hộ gia đình Mỹ, vì nỗi sợ không thể trả nợ, mà ngừng mọi chi tiêu. Chỉ cần các ngân hàng không còn tiền rẻ để cho vay. Chỉ cần các doanh nghiệp Mỹ ngừng nhập khẩu nguyên vật liệu cho kế hoạch sản xuất. Chỉ một trong ba điều đó mà xảy ra, thì có thể đồng đôla sụp đổ, nước Mỹ sụp đổ, và cả thế giới này sẽ sụp đổ.

Không thể ngừng in tiền. Vì không thể ngừng bơm tiền cho nền kinh tế rỗng tuếch, từ lâu đã không sản xuất của Mỹ.( dịch vụ chiếm 74% PIB). Nhưng FED là ngân hàng tư nhân, là cơ quan in tiền độc lập với chính phủ, và sau những đồng tiền do FED in ra, không có gì đảm bảo cả, không có bạc, không có vàng, không có gì hết. Mỹ in tiền, và tiêu tiền, trong khi giá trị tài sản của toàn thế giới giảm đi một lương tương ứng để làm cho đồng đôla vẫn ít nhiều giữ giá. Có ba ngân hàng trung ương chịu thiệt nhiều nhất: đó là ngân hàng Trung ương liên hiệp châu Âu(90% dự trữ của châu Âu là đôla), ngân hàng trung ương Nhật bản và ngân hàng trung ương nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa. Từ 2000 đến nay(2010), đồng đôla mất giá hơn 40%. Dự trữ của các quốc gia dùng tiền đôla tự động biến mất ít nhất 40% giá trị. Nếu chỉ xảy ra trên nước Mỹ, thì đồng đô la đã mất giá 120%. Nghĩa là đã có lạm phát 120%.  Có vẻ như đây là vụ trấn lột quy mô toàn cầu?
Có thể tồn tại mãi một đồng tiền có tư cách như vậy không? Có thể vào giờ này, FED và chính phủ Mỹ đã biết không thể tiếp tục mãi chuyện in khống những đồng đôla  vụng trộm, ăn cắp sau lưng các ngân hàng trung ương các quốc gia đang vẫn còn tin vào danh dự của một cường quốc đứng đầu thế giới. Chính Greenspan(9) đã phải thốt lên, năm 1996, cảnh báo “một sự sung túc vô lý”của người Mỹ. Và tiết lộ “ một sự điều chỉnh cơ bản của đồng đô la sẽ tiến hành từ nay cho tới 2007 và chúng ta sẽ thiết lập đô la và euro thành đồng euro-đôla, đồng tiền mới của thế giới”, có thể “ 6000$ cho một ounce vàng”. Một đồng tiền thế giới mới với giá bằng 1/20 đôla hiện tại, hoặc bằng 1/15 euro, sẽ làm sụt két toàn bộ các ngân hàng trung ương toàn cầu xuống 20 lần, và làm những món nợ của Mỹ biến mất 19 lần.

Xu hướng là tất cả các nước sẽ nhận ra và tìm cách đa dạng hóa dự trữ ngoại hối của họ. Trung quốc cũng có vẻ đã nhận ra sự ngu dốt của mình. Tham vọng dùng trái phiếu chính phủ Mỹ để mặc cả chính trị, dần dần khống chế chính quyền Mỹ, Cộng sản Trung quốc đã mua gần 800tỷ đô la trái phiếu của Mỹ, để bây giờ, nếu bán ra thì làm giảm giá đồng đô la, điều mà Mỹ đang muốn, nếu muốn làm tăng giá đồng đôla thì lại phải mua thêm vào, lại làm tăng dự trữ bằng tiền đôla, tăng nguy cơ rủi ro thất thiệt.

***

Tuy vậy, một cuộc cải cách tiền tệ là không thể tránh khỏi, vì sự sụp đổ của đồng đô la là không thể tránh khỏi. Hay nói đúng hơn là sự tồn tại tiếp tục của đồng đôla như đồng tiền dự trữ và phương tiện thanh toán quốc tế, là không thể chấp nhận được. Nó đã từ lâu bị tập đoàn tài chính quốc tế, đứng đầu là FED, chính phủ Mỹ, ( có thể cả hệ thống ngân hàng châu Âu và Nhật bản) lũng đoạn. Những phần tử này đã, đang, và sẽ còn chia nhau lợi nhuận từ sự lừa đảo toàn cầu. Nhưng người gánh chịu trước hết là nhân dân Mỹ và người nghèo trên toàn thế giới. Người dân Mỹ thì nợ quá nhiều( 40.000$/đầu người/năm) Còn người nghèo trên thế giới thì chẳng có gì để đầu cơ.

Ghi chú:

(1), theo Wikipédia: dự trữ vàng của Mỹ năm 1948 là 21700 tấn, bằng khoảng 2/3 dự trữ vàng thế giới lúc đó.
(2) theo Bretton Woods: 1 ounce vàng đổi được 35$ ( 1944)
(3) theo Ngân hàng thế giới( MB): 90% lượng tiền thế giới là tiền đôla( 1996)
(4) Pháp và Đức đòi Mỹ đổi vàng từ những năm 1960, sau đó là ngân hàng trung ương Anh và Thụy sĩ theo gương đầu năm 1970-( blog Eduard Housson).
(5), theo Eduard Housson, trong nhiệm kỳ đầu của chính quyền W. Bush, khối lượng tiền phát hành tăng 20%/năm.
(6) theo ISEE, tăng trưởng PIB của Mỹ năm 2006: 2,7 %, năm 2007: 2,1% và năm 2007 : 0,4%
(7) theo Money Week, Trung quốc có kế hoạch tăng dự trữ vàng quốc gia lên 10.000 tấn trong vòng 10 năm tới. Hiện nay dự trữ vàng của Trung quốc là 1.054,0 tấn(2009)( Wikipedia)
(8) Ngày 18/9/2009, ban điều hành IMF đã thông qua việc bán 403,3 tấn vàng, khoảng 1/8 trữ lượng, ngày 2/11/2009 thông báo đã bán 200 tấn vàng, trị giá 6,7 tỷ USD, cho Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI), báo Vietnam+03/11/12009.
(9) Alan Greenspan: chủ tịch Cuc dự trữ liên bang Mỹ( FED) từ  11:08/1987 đến 31/01/2006.

Chelles, 03/03/2010

Bài do tác giả gửi đăng

7 Phản hồi cho “Sự sụp đổ của đồng đô la là không thể tránh khỏi”

  1. Hoàng Hựu says:

    Tác giả Bùi Quang Vơm phân tích kinh tế tài chính rất “bờm” – chứng tỏ không hiểu về kinh tế vĩ mô trong hệ thống tài chánh toàn cầu khi quả quyết việc đồng tiền không trở lại giá trị cũ của mấy chục năm trước là điều xấu cho nền kinh tế. Nhiều kinh tế gia có uy tín trên thế giới đều có nhận xét chung rằng cần có lạm phát dương xảy ra tối thiểu là 2-3%. Muốn giữ giá trị đồng tiền, lạm phát phải ở zero, điều đó có nghĩa là nền kinh tế phải phát triển chậm lại.

    Khi tỉ lệ tăng trưởng kinh tế càng cao, tỉ lệ lạm phát tăng theo. Mà khi lạm phát tăng, đồng tiền phải mất giá. Thiểu phát là viễn cảnh đáng sợ đối với các nhà hoạch định kinh tế. Thiểu phát dẫn đến hàng hóa giảm giá theo thời gian. Người tiêu dùng sẽ “chờ đợi” giá cả hàng hóa giảm thêm, kéo theo một chuổi giảm giá từ lương bổng đến giá cả hàng hóa, dịch vụ do tiêu thụ sụt giảm. Điều gì sẽ xảy ra? Thất nghiệp sẽ lan tràn khi hàng hóa không thể tiêu thụ do thu nhập của người tiêu dùng giảm, lương giảm. Đây là vòng xoáy hết sức nguy hiểm.

    Kinh tế Nhật trải qua cái gọi là “lost decade” cũng vì tình trạng này. Tuy nhiên tình trạng này mặc nhiên làm đồng tiền có giá trị cao, điều mà tác giả bài Bùi Quang Vơm mong muốn.

    Đồng đô la sẽ không sụp đổ, kinh tế Mỹ sẽ phục hồi. Nhưng nếu theo đuổi các chính sách kinh tế trong bài viết của tác giả BQV, chắc chắn là sụp đổ, sụp đổ kiểu “trên răng dưới bác Hồ”.

    • TaTon says:

      Nóinăng cái kiểu rất hàmhồ
      Boác HoàngHựu đúng là tínđồ chuácha !
      In God we trust, ha?
      Sure, we’ll return to dust anyway, cha!!!

      PS. “The less you know, the more you believe!”
      So, let’s learn more for believing less !!!

  2. Hwy Tse says:

    VẾT XE ĐỔ

    “Look before you leap.” English Proverb

    Nước Mỹ đã và đang rơi vào vết xe đổ của Đế quốc La Mã cường thịnh thời xưa:

    ** Dàn trải quá nhiều quân đội ở nước ngoài dai dẳng gây thâm thủng to lớn cho ngân sách quốc gia.
    ** Chính quyền phung phí và thả nổi kim ngạch đưa đến thâm nợ quá tải.
    ** Quá nhiều trí giả rời bỏ đất nước hoặc câm lặng,..[A US scientist once wrote in News Week Magazine (2005) :"... There are so many US scientists live and work in Europe, etc." ]

    Hwy Tse, S&FR, Boston, MA.

  3. Buon cuoi says:

    no money no talk , hihihihih

  4. Nông Ác Nhược says:

    Dollas phá sản Tàu vỡ nợ , chiến tranh bùng nổ, dân số tàu giảm, thua thì tàu cũng còn đủ dân để làm lại sẵn đà thâu tóm vài nhược tiểu sát nhập nó vào làm nô tài .lại bắt đầu chu kỳ mới

  5. Tong Vo says:

    Một cái nghịch lý trong 1 lý lẻ rẻ tiền mà tác giả bài viết này đưa ra: cả thế giới ngu dốt để cho nước Mỹ đè đầu đè cổ bằng dollar.
    Nước Mỹ sẽ trả lời: tại sao cac anh ngu dốt để chúng tôi đè đầu ? các anh tự ngu dốt đấy nhé, chúng tôi không ép các anh phải ngu. Hoa Kỳ luôn mở cửa cho 1 loại tiền khác thay thế dollar lưu hành trong tat cả các dịch vụ nhu cầu thương mại thế giới nhưng các anh có làm được đâu, đâu phải chúng tôi bắt ép các anh không làm! Tại vì các anh không có khả năng để làm công việc này. Các anh nên dành thời gian để cải cách va củng cố nền kinh tế tài chánh đang èo ọt của các anh tại lục địa củ kỹ chậm tiến tại Châu Âu thay vì lo xa cho su tụt hậu của Mỹ va dollar.
    Tiền tệ có nguyên tắc của tiền tệ, tự nó sẽ bị lạm phát theo trục hoành độ của thời gian, không có gì la mới mẻ và ngạc nhiên.
    Người Việt Nam có câu “Thắng thì làm vua, thua thi làm giặc”, đơn giản dể hiểu hơn bài viết lủng củng thiếu financial technical trầm trọng.
    Thân Chào.

  6. Hwy Tse says:

    A Collapsed World Economy !

    Kinh tế toàn cầu hẳn bị suy sụp toàn triệt chỉ có vấn nạn là thảm trạng đó rồi sẽ đến SỚM hoặc MUỘN mà thôi !
    (Đọc thêm: “Hai giải pháp phục hồi kinh tế toàn cầu” trong các bài viết của Tiến sĩ kinh tế Trần Vinh Dự tại website VOA,…)

    Hwy Tse, S&FR,…Boston, MA.

Leave a Reply to Hwy Tse