WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những lời nói, thái độ và hành vi can đảm để đời [3]

Nhất Linh không muốn ai xử ông cả ngoài lịch sử. Cho đến nay, lịch sử đánh giá ông là một con người yêu nước thương dân, một văn hào lẫy lừng trong văn chương có công xây dựng nền văn hoá nưóc nhà từ thời kỳ phôi thai của Việt ngữ , một nhà tranh đấu xã hội tận tụy hết lòng cho công việc cải tiến dân sinh, trừ tiệt cỗi rễ những sự khốn khó ở đời.

Riêng cái chết lẫm liệt của ông thì có những lời ai điếu chính xác ca ngợi như sau:

Luật sư Dương Kiền nhận định:

Con người mang tên hai chữ Nhất Linh trong suốt cuộc đời đã không làm điều gì vô ích,kể cả điều mà thông thường con người không có quyền làm, là sự chết.
(Trích sách “Chân dung Nhất Linh của Nhật Thịnh trang 199)

Nhất Linh dùng cái chết của ông để phản đối chế độ, nhà văn Trương bảo Sơn , một người bạn thân thiết của Nhất Linh đã phân tích cái chết đó là:

Anh đã biết thoái. Anh đã sửa soạn bước thoái của anh kịp thời đúng lúc. Chết để dội thêm trái bom vào cái chế độ độc tài tàn bạo của anh em Ngô đình Diệm, chết để thức tỉnh biết bao nhiêu người nhất là giới thanh niên, sinh viên và học sinh- để thúc đẩy cho cuộc cách mạng toàn dân sớm bùng nổ và hoàn thành . Cái chết của anh cũng tuyệt hảo , cũng cao cả , đẹp như sự nghiệp văn chương và cách mạng của anh
(Trích sách “Chân dung Nhất Linh” của Nhật Thịnh trang 14)

Nhà tranh đấu nhân quyền Trần thanh Hiệp đã đưa ra lời ai điếu chân thành và chính xác về cái chết của Nhất Linh như sau trong bài viết “Để trả Nhất Linh Nguyễn tường Tam về cho lịch sử”:

…Để lại di ngôn “Đời tôi để lịch sử xử” ông ký tên Nhất Linh Nguyễn tường Tam, một tên gọi kết hợp ông chỉ mới dùng những năm cuối đời. Kết hợp con người làm văn học nghệ thuật và con người làm cách mạng chính trị. Cái chết rất đặc biệt của ông là cái chết của cả hai con người ấy , hay nói đúng hơn , cả hai con người này đã làm ra cái chết ngày 7- 7- 1963 của Nhất Linh Nguyễn tường Tam

…Miền Nam Việt Nam đã mất vào tay Cộng sản , điều Nhất Linh Nguyễn tường Tam lo ngại . Tất nhiên không hẳn hoàn toàn do những hành động ông lên án . Nhưng lịch sử đã bắt đầu việc phán xét và sẽ còn tiếp tục phán xét. Nhất Linh Nguyễn tường Tam không có ý định để lại cho đời sau một thông điệp với một nội dung nhất định nào. Vào cái tuổi 57 chưa hẳn quá về chiều của cuộc đời,ông đã lấy cái chết của mình dể cảnh cáo những người cầm quyền bạo ngược , ngang nhiên chà đạp lên mọi thứ tự do là nhân phẩm, thứ giá trị khiến cho con người khác biệt được với các sinh vật khác. Không phải ai cũng lấy được một quyết định như vậy. Phong thái lẫm liệt aý kiếm thấy trong lịch sử Việt Nam hiện đại.

Người Việt Nam có thể tự hào có một nhân vật Nhất Linh Nguyễn tường Tam trong lịch sử.
(Trích “Nhất Linh người nghệ sĩ, người chiến sĩ” trang 132)

Nhìn lại cả cuộc đời đóng góp cho văn chương và xã hội và cái chết cuối đời như một hành động cảnh cáo bạo quyền Ngô đình Diệm của Nhất Linh, ông xứng đáng được ca tụng và ngưỡng mộ như một vĩ nhân của dân tộc Việt Nam.

Ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện (phải) và nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Ảnh: ĐCV

Sau khi những nhà văn, nhà thơ trong nhóm Nhân Văn giai phẩm bị Cộng sản đàn áp thô bạo bằng những biện pháp tù đày, trù dập, bao vây kinh tế , trong một khoảng thời gian dài trên 20 năm , người ta không thấy một sự chống đối chế độ Cộng sản nào nữa bằng ngòi bút . Ai nấy đều nghĩ rằng mọi sự phản kháng đều tàn lụi trước chính sách cai trị độc ác, tàn bạo của Cộng sản. Nhưng rồi khi tập thơ “Hoa địa ngục” được xuất bản ở hải ngoại năm 1981 mà tác giả là một nhà thơ ở miền Bắc, ai nấy đều sửng  sốt, bàng hoàng về sự phản kháng mạnh mẽ, dứt khoát của tập thơ. Ở trong lòng miền Bắc, tác giả tập thơ  dám gọi Hồ chí Minh là “con chó nhỏ” (Nó gọi Tàu Nga là cha anh nó. Và tình nguyện làm con chó nhỏ (Bài “ Không có gì quý hơn độc lập tự do”). Bốn ngàn câu thơ trong tập thơ là bản cáo trạng đanh thép tố cáo những tội ác hung hiểm của chế độ Cộng sản một cách thẳng thừng không xỏ xiên tránh né. Tác giả nói thẳng con đường quyết liệt ông phải đi

Vợ con có thể bỏ
Cha mẹ có thể từ
Cộng sản thì sinh tử
Mới thoát và tự do

Dần dần tên tuổi ông được đưa ra ánh sáng. Ông tên là Nguyễn chí Thiện, sinh năm 1939, ở tù tổng cộng ba lần cả thảy là 27 năm. Tập thơ được ông đưa vào Toà đại sứ Anh ở Hà Nội  ngày 16  tháng 7 năm  1979 để rồi sau đó được chuyển về Anh và cuối cùng  đưa qua Hoa Kỳ xuất bản. Tập thơ đã gây chấn động khắp bốn phương vì nội dung chống cộng mãnh liệt của nó cũng như làm xúc động bao trái tim vì những cảnh khổ nhục, đày đọa mà  tác giả phải gánh chịu cùng chung với những đồng bào bất hạnh của ông trong những tháng năm lao tù Cộng sản.

Ngoài giá trị nghệ thuật cao, tập thơ còn được coi là một loại sấm ký của thời đại khi tác giả tiên đoán sự  sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản trên toàn thế giới:

Tôi tin chắc một điều
Một điều tất yếu
Là ngày mai mặt trời sẽ chiếu
Tôi lại nghĩ một điều
Một điều sâu thẳm
Là đêm tàn Cộng sản tối tăm
Có thể kéo dài hàng mấy mươi năm
Và như thế sẽ buồn lắm lắm
Cho kiếp người sống chẳng bao lăm !
(Bài “Tôi tin chắc” (1969)

Đến khi Liên xô và khối Cộng sản Đông Âu sụp đổ năm 1991 thì người ta mới thấy tập thơ Hoa địa ngục có tính tiên tri chính xác của thời đại.

Kèm theo tập thơ là một lá thư viết bằng tiếng Pháp có đoạn như sau:

“…Tôi nghĩ rằng không phải ai khác, mà chính chúng tôi, những nạn nhân có sứ mạng phải phơi bày cho thế giới thấy những khổ nhục không thể tưởng tượng nổi của dân tộc tôi hiện còn đang bị áp bức và hành hạ thẳng tay. Cuộc đời tan nát của tôi chỉ còn một hy vọng là được thấy thế giới ý thức rằng Cộng sản là một bệnh dịch khủng khiếp của nhân loại.

Xin ông nhận nơi đây lòng biết ơn sâu xa của tôi cũng như của những đồng bào bất hạnh của tôi.”

Nguyễn chí Thiện ra tù lần sau cùng năm 1991. Cuối năm 1992. ký giả Lewis M. Simons có dến tận nhà ông ở Hà Nội để phỏng vấn ông. Khi được hỏi là ông nghĩ chế độ Cộng sản có thể tồn tại trong bao lâu nữa? Nhà thơ Nguyễn chí Thiện trả lơì là “Tự do và dân chủ sẽ thắng. Đó là một điều chắc chắn. Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ vỡ từ bên trong. Những người lãnh đạo trong đảng sẽ đánh nhau. Đó là tiến trình sẽ xảy ra cho tương lai. Đây là một chế độ công an trị. Người ta không thể nói đến tự do tôn giáo hay dân chủ ở Việt Nam ngày hôm nay. Nhân quyền vẫn ở mức tối thiểu. Chỉ có kinh tế là tương đối bắt đầu được cho tự do  còn những thứ tự do khác chỉ được nới lỏng chút xíu mà thôi. Tôi sẽ sống lâu hơn Đảng Cộng sản Việt Nam.”

Bài báo này được báo San Jose Mercury News đăng tải ngày 2 tháng 5 năm 1993 có nhan đề là “Dissident poet calls human rights elusive in Viet Nam” (Nhà thơ chống đối chế độ nói nhân quyền bị bỏ quên ở Việt Nam).

Bài phỏng vấn trên cho thấy không phải đợi đến lúc ra nước ngoài thì nhà thơ Nguyễn chí Thiện mới dám nói mạnh mà ngay từ khi còn ở trong nước ông đã dám nói thẳng, nói thật một cách không e ngại hay sợ sệt về những điều ông suy nghĩ đối với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, bất chấp chuyện phát biểu này có thể gây rắc rối cho ông và có thể đưa ông trở lại nhà tù. Ôâng được nhiều người Việt hải ngoại coi là một Solzhenitsyn của Việt Nam. Ông đúng là một lọai người “uy vũ bất năng khuất” đáng kính.

Tác giả Nguyễn chí Thiện qua Mỹ định cư năm 1995 và tiếp tục con đường đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền cho đất nước Việt Nam. Ông xứng đáng được đồng bào Việt Nam ngưỡng mộ vì sự can đảm sắt đá, lòng yêu nưóc nồng nàn và trí tuệ thông minh xuất chúng. Ông vẫn tiếp tục dùng sự sống cuối đời nỗ lực không ngừng nghỉ tranh đấu cho một nước Việt Nam tự do, nhân bản, nhân quyền.

Trong những thập niên vừa qua, cuộc chiến tranh Quốc- Cộng đã cho thấy người quốc gioa luôn bị Cộng sản lưà vì ngây thơ nhẹ dạ, tin người. Nhưng có một trường hợp người quốc gia lưà Cộng sản một cú ngoạn mục cho thấy nếu khôn ngoan tỉnh táo, can đảm, người quốc gia vẫn có thể đấu trí và thắng Công sản chứ không phải lúc nào cũng bị lừa.

Đó là cuộc họp báo ngày 13 tháng 7 năm 1982 trong đó Cộng sản đưa chiến sĩ Võ đại Tôn ra để nhận tội sau khi chúng bắt được Võ đại Tôn  tại Lào khi ông Tôn từ hải ngoại tìm cách xâm nhập vào trong nước để tiến hành cuộc kháng chiến lật đổ bạo quyền Cộng sản. Chắc chắn ông Tôn được dụ dỗ sẽ được khoan hồng này nọ nếu ông ra buổi họp báo thú nhận lỗi lầm chống phá nhà nước Cộng sản.

Pages: 1 2 3

2 Phản hồi cho “Những lời nói, thái độ và hành vi can đảm để đời [3]”

  1. Vũ Thiện Tâm says:

    Tôi rất kính phục các bạn trẻ đã dấn thân đấu tranh cho dân chủ Việt Nam. Chúng ta phải hổ trợ họ bằng mọi cách, bằng tất cả những gì chúng ta có thể làm.

  2. kenny says:

    Danh ngon cua tuoi tre VN :Du con mot minh van chien dau den cung ,quyet khong thoa hiep chu dung noi dau hang.LTCN.
    Moi mot nguoi VN deu phai tam niem cau noi nay ,con duong tu do ,dan chu cho dan toc se khong con xa lam,toi hanh dien voi mot LTCN. Kinh chuc chi suc khoe.

Leave a Reply to Vũ Thiện Tâm