Lần theo sự kiện Màu tím hoa sim
Nhà thơ Hữu Loan – “Tình đẹp, tâm thiêng, thơ sẽ sống mãi”
“Kể cũng lạ, tôi là anh học trò nghèo từ đồng cói Nga Sơn tự học, thi đậu tú tài rồi đi làm gia sư trong gia đình cô Ninh để kiếm gạo, khi cô ấy đã đẹp nổi tiếng trường nữ sinh Thanh Hóa. Không ngờ cô con gái nhà giàu nhưng lại đem lòng anh giáo nghèo là tôi.”
Lần theo sự kiện Màu tím hoa sim – một trong những bài thơ tình hay nhất thế kỷ vừa có tác quyền trị giá 100 triệu đồng, chúng tôi tìm về làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) để mong gặp được nhà thơ Hữu Loan. Trái với mọi lời đồn thổi “ông già ấy lập dị lắm, không hề tiếp ai đâu”, nhà thơ đã dành cho chúng tôi hơn nửa ngày không chỉ với Màu tím hoa sim nổi tiếng, mà còn dốc bầu tâm sự về chữ “tâm”, chữ “tình” trong thơ ông.
Trong căn nhà cấp bốn đơn sơ tại làng Vân Hoàn, thi sĩ Hữu Loan ngồi im lìm như một pho tượng sống trên chiếc ghế nhựa, sát chiếc tivi để nghe tiếng cho rõ nhưng mắt ông lại nhìn đau đáu ra khoảng vườn li ti bóng nắng, bóng dừa, bóng nhãn. Mái tóc trắng bạc xòa lên hai bờ vai làm cho khuôn mặt hào hoa, đẹp lão của ông thêm vẻ trầm lắng. Chiếc áo bông khoác xuề xoà trên vai không giấu nổi một vóc hình vốn to cao, vạm vỡ.
Tình và tâm trong thơ
- Được hỏi chuyện, thi sĩ nhớ lại cảm xúc khi ông Lê Văn Chính, giám đốc Công ty Vitek VTB, đến đặt 100 triệu đồng xin mua tác quyền bài thơ Màu tím hoa sim:
- Trước khi trao bản quyền bài thơ tôi suy nghĩ nhiều lắm. Phải mấy tuần sau tôi mới quyết. Lâu nay có nhiều người trong Nam ngoài Bắc kể cả người nước ngoài tìm gặp xin tôi chép lại bài thơ, nay nó được tung hẳn ra một cách đàng hoàng cũng là một điều vui. Một điều vui khác, lần đầu tiên vợ chồng tôi có tiền chia đều cho mười đứa con mỗi đứa một ít. Đặc biệt chu cấp vốn cho những đứa con nghèo làm ăn, thứ đến sẽ trích một ít để in tập thơ khoảng 40 bài sẽ mang tên Thơ Hữu Loan.
Nói đoạn, ông đọc lại cho tôi nghe toàn bộ bài Màu tím hoa sim bằng giọng quê mạch lạc, giàu cảm xúc và trầm ấm của người tỉnh Thanh. Đến những từ cuối cùng của bài thơ, khóe mắt ông hoe đỏ. Không dám bàn luận gì nhiều về những câu chữ tài hoa, tôi hỏi ông một chi tiết rất dễ thương của bài thơ:
- Nàng không đòi may áo mới trong ngày hợp hôn có thật hay không lời của cô gái 16 tuổi?
- Thật chứ. Cô ấy tên là Lê Đỗ Thị Ninh quê ở làng Đình Hương, nay là vùng Sặt thuộc huyện Đông Sơn. Kể cũng lạ, tôi là anh học trò nghèo từ đồng cói Nga Sơn tự học, thi đậu tú tài rồi đi làm gia sư trong gia đình cô Ninh để kiếm gạo, khi cô ấy đã đẹp nổi tiếng trường nữ sinh Thanh Hóa. Không ngờ cô con gái nhà giàu nhưng lại đem lòng anh giáo nghèo là tôi. Yêu nhau lắm nhưng tôi vẫn lo sợ vì hai gia đình không “môn đăng hộ đối” một chút nào. Mãi sau mới biết việc hợp hôn của chúng tôi thành công là do bố mẹ cô ấy ngấm ngầm “soạn kịch bản”. Một lần tôi bàn việc may áo cưới cô ấy gạt đi, rằng: Yêu nhau, thương nhau cốt cái tâm và cái tình bền chặt là hơn cả.
- Còn bốn từ anh chồng độc đáo là sao ạ?
- Cũng là câu nói của cô ấy. Vì hồi đó tôi học giỏi, làm thơ hay và lại đẹp mã nữa. Độc đáo quá đi chứ! – ông cười vui, rung rung cái miệng móm mém.
Như sống lại với một thời trai trẻ, thi sĩ Hữu Loan thổ lộ:
- Cô Ninh rất ưa mặc áo màu tím hoa sim. Lạ thay nơi cô bị nước cuốn trôi dưới chân núi Nưa năm 16 tuổi cũng thường nở đầy những bông hoa sim tím. Cho nên tôi mới viết nổi những câu chiều hành quân/ qua những đồi hoa sim /những đồi hoa sim/ những đồi hoa sim dài trong chiều không hết /màu tím hoa sim /tím chiều hoang biền biệt và chiều hoang tím có chiều hoang biết/ chiều hoang tím tím thêm màu da diết.
Bài thơ được anh lính Vệ quốc quân viết rất nhanh bởi “nỗi nhớ, niềm đau và tình thương người vợ trẻ đã tự “viết” sẵn từng quãng thơ trong đầu anh rồi. Đặt bút là câu thơ hiện hình lên. “Làm thơ phải có cái tâm mà phải là cái tâm linh thật thiêng liêng thì mới có thơ hay. Thơ hay thì sống mãi. Làm thơ mà không có tình, có tâm thì chả ra gì”. Nghe ông nói, bất chợt tôi ngước nhìn chữ “Tâm” do ông viết bằng Hán tự khá đẹp treo trên bức tường chính giữa bàn thờ đang thoảng bay mùi hương thơm.
Thơ trong đời
- Dù sao thì chuyện cũ Hữu Loan đã lùi về quá khứ. Tôi đã trải đủ nghề kiếm sống từ nghề đi xe thồ, xe cút kít, vác đá, mò cua, bắt ốc. Không thể từ nan việc gì mới đủ sức nuôi mười đứa con sáu trai, bốn gái sau khi tôi làm bạn với bà Nhu đây này.
Bà Phạm Thị Nhu (kém chồng 20 tuổi) ngồi cạnh thi sĩ quay sang hỏi tôi:
- Thế chú đã nghe bài thơ Hoa lúa ông ấy viết nịnh tôi chưa?
Tôi thưa mới chỉ nghe loáng thoáng qua một bản nhạc đã lâu lắm rồi, còn nguyên gốc bài thơ thì bây giờ mới xin nghe. Ông đọc:
Em là con gái đồng xanh
tóc dài vương hoa lúa
đôi mắt em mang chân trời quê cũ
giếng ngọt, cây đa
anh khát tình quê ta trong mắt em thăm thẳm
nhạc quê hương say đắm
trong lời em từng lời
tiếng quê hương muôn đời và tiếng em là một
em ca giữa đồng xanh bát ngát
anh nghe quê ta sống lại hội mùa
có vật trụi, đánh đu, kéo hẹ, đánh cờ
có dân ca quan họ
trai thôn Thượng, gái thôn Đoài hai bên gặp gỡ
cầm tay trao một miếng trầu
yêu nhau cởi áo cho nhau
về nhà dối mẹ qua cầu gió bay
Quê hương ta núi ngất, sông đầy
bát ngát làng tre, ruộng lúa
em gái quê hương mang hình ảnh quê hương
xa em năm nhớ, gần em mười thương
còn bàn tay em còn quê hương mãi
em mang nguồn ân ái
căng ngực trẻ hai mươi và trong mắt biếc nhìn anh
em gái quê si tình
chưa bao giờ được yêu đương trọn vẹn…
Anh yêu em muôn vàn như quê ta bất diệt
quê hương ta ơi từ nay càng đẹp/ tình yêu ta ơi từ nay càng sâu
Ta đi đầu sát bên đầu/mắt em thăm thẳm đựng màu quê hương.
Hoa lúa được ông xem là bài thơ tặng bà vợ sống, viết năm 1955, sáu năm sau bài thơ Màu tím hoa sim tặng bà vợ đã qua đời.
Sau khi cắm thêm một nén hương trên bàn thờ, thi sĩ tiếp tục câu chuyện:
- Tôi làm thơ không nhiều, toàn bộ gia tài thơ có khoảng 40 bài nhưng bài nào cũng được khen hay. Thơ tôi không giống ai, ngắt câu, lên xuống dòng tùy ý. Vậy mà lạ: đọc nghe lúc nào cũng mới.
Nói rồi ông đọc bốn câu về lúa, về trăng, về người du kích và đồn giặc Pháp trong bài Yên Mô dài 37 câu viết năm 1947:
-…Đêm nhúng sương trăng soi/ ngày phơi bông vàng nắng/…Anh làm du kích Yên Mô/ nửa đêm trăng mọc đỏ như cháy đồn. Hồi còn sống cụ Đặng Thai Mai yêu những câu này lắm nhé…
Thường ngày thi thoảng căn nhà vắng lặng giữa vườn cây trái của ông bà Hữu Loan lại vui lên bởi những đoàn học sinh giỏi trường chuyên Lam Sơn về hỏi chuyện thơ văn kim cổ. Hè năm 2003 dân làng Vân Hoàn tưởng nhà ông bà Hữu Loan có đám cưới vì thấy hơn 30 xe máy, mỗi xe hai người về dựng chật cổng.
Hóa ra đó là 60 thầy cô giáo và sinh viên Đại học Quốc gia từ Hà Nội rủ nhau về nghe tác giả Màu tím hoa sim nói chuyện văn học và một số chi tiết trong bài thơ nổi tiếng. Hôm ấy thầy trò ngồi chật nhà, chật sân nghe ông già ngồi nói chuyện suốt hơn hai giờ. Mới đây có một cô giáo nghèo cuối huyện “đi vòng thúng hết xã này sang xã khác hỏi nhà ông Hữu Loan không chỉ để tặng quà mà còn vì nghe tiếng nhà thơ ở cùng huyện nhưng chưa được biết mặt”.
Hôm nay tôi cũng như cô giáo nghèo ấy rời quốc lộ 1A, rời đường 13, men theo khúc sông Bó Văn, rẽ dưới chân núi Vân Hoàn, khẽ tay nhấc hai cánh cổng tre phía ngoài và hai cánh cổng sắt phía trong để vào nhà thi sĩ Hữu Loan; để được nghe bài Màu tím hoa sim do chính tác giả đọc cùng bầu tâm sự của một nhà thơ gần bước sang tuổi 90 mà vẫn có những phút giây rung động của chàng trai trẻ tuổi đôi mươi…
Nàng có ba người anh đi bộ đội
những em nàng
có em chưa biết nói
khi tóc nàng xanh xanh.
Tôi người vệ quốc quân
xa gia đình
yêu nàng như tình yêu em gái
ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới
tôi mặc đồ quân nhân
đôi dày đinh
bết bùn đất hành quân
nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo.
Tôi ở đơn vị về
cưới nhau xong là đi
từ chiến khu xa
nhớ về ái ngại
lấy chồng đời chiến chinh
mấy người đi trở lại
lỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê…
Nhưng không chết người trai
khói lửa
mà chết người gái nhỏ hậu phương
tôi về
không gặp nàng
má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương tàn lạnh vây quanh.
Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần.
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim.
Ngày xưa
đèn khuya
bóng nhỏ
nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa…
Một chiều rừng mưa
ba người anh từ chiến trường Đông Bắc
được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
gió sớm thu về rờn rợn nước sông.
đứa em nhỏ lớn lên
ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí.
Chiều hành quân
qua những đồi hoa sim
những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa:
“áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu”.
Ai hát vô tình hay ác ý với nhau
chiều hoang tím có chiều hoang biết
chiều hoang tím tím thêm màu da diết
nhìn áo rách vai
tôi hát trong màu hoa:
“áo anh sứt chỉ đường tà
vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu…”.
Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm
tím tình ơi lệ ứa
ráng vàng ma
và
sừng rúc điệu quân hành
vang vọng chập chờn
theo bóng những binh đoàn
biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím.
Tôi ví vọng về đâu?
Tôi với vọng về đâu?
áo anh nát chỉ dù lâu…
HỮU LOAN
(*) Bài thơ do chính nhà thơ Hữu Loan đọc tại nhà ông, Vũ Toàn ghi lại ngày 12-12-2004
Theo wikipedia và nxbkimdong.com.vn
Biết nói gì nhỉ ? Tui không biết làm thơ,chỉ biết đọc tự truyện của ông mà nước mắt chứa chan! Tui biết tui vốn đa cảm, tui thương “ba người yêu nhau trong tự truyện này”. Người thi sĩ thiệt là có phước trong tình yêu, vì khi yêu, ông được yêu lại, không chỉ một mối tình mà những hai mối tình ‘Lớn’ , Phải, hai mối tình lớn từ hai cô gái còn mơn mởn tuổi xanh. Họ yêu ông vì trọng tài ông, ông cũng yêu họ vì tình yêu của họ đep quá, và lớn quá…lớn bằng cả cuộc đời của họ .Mấy ai đã được hưởng những mối tình lớn và đẹp như vậy. Ông cũng đáp trả họ bằng mối tình lớn của ông ; vì mỗi khi ông đáp trả một mối tình người yêu ông , ông cũng đáp bằng cả niềm yêu của ông cho người ông yêu.
Một nghười mệnh bạc với cuộc tình quá vắn, số mệnh nàng chỉ vỏn vẹn trong thời gian trăng mật đó thôi, tử thần đã cướp nàng khỏi tay của ông chỉ còn lại niềm đau xé ruột . Hỡi ơi Hồng Nhan Mệnh Bạc!
Mối tình sau, tuy sau mà trước, cô con gái nhà địa chủ cũng ‘yêu’ ông từ khi còn trẻ, trẻ lắm, chưa biết nói chữ “yêu” mà chỉ dám đứng bên ngoài cửa sổ của lớp học để ‘lén’ nghe ông giảng Kiều cho học sinh bên trong lớp học…Ôi, mối tình còn e ấp quá, một mối tình câm lặng mà đẹp nhỉ? Vì cô nàng cảm thấy yêu (phục) nên cứ yêu, chớ có nghĩ tới sẽ được yêu lại đâu , mà người được yêu cũng đâu có biết rằng đã có những phút giây chàng được người yêu mình với một mối tình chỉ cho chớ không chờ được nhận đó đâu.
Thế rồi…vật đổi sao rời ….cơn bão tố CCRĐ đã tàn phá gia đình cô gái, tan nát…tan nát tất cả….cha mẹ bị giết chết thê thảm trước đôi mắt sợ hãi của cô gái, cô chẳng còn gì trong bàn tay nhỏ bé, trắng tay trong giây phút….dân làng đều quay mặt đi, áo quần rách rưới (họ đã lấy hết mọi thứ từ cả chiếc chén ăn cơm (!) cô chỉ được phép còn một bộ áo rách trên mình khi bị xô ra khỏi nhà của cô…Bơ vơ, sợ hãi, đói khát… cô chỉ còn bước chệnh choạng ra ngoài cánh đồng vắng người để mong rằng may ra còn lượm được mẩu khoai nào còn rơi rớt lại để cầm lòng trong cơn đói khát bào xé ruột gan.
Chàng ; người lý tưởng trong mối tình câm lặng của cô; bỗng hiện ra trước mắt, cô sợ hãi định tìm đường tránh đi, nhưng người ấy đã bước nhanh tới cô đưa tay ra nắm lấy bàn tay lấm lem bụi đất và nói dịu dàng :” Đừng sợ, hãy theo anh về, no đói có nhau, anh sẽ lo cho em…”
Mối tình thứ hai này thay thế cho nỗi trống vắng của ông thi sĩ từ sau cái chết tức tưởi của người vợ trẻ thơ trước kia . Họ cho nhau những tình cảm thắm thiết, họ hàn gắn những mất mát cho nhau trong cõi đời đầy những điều phi lý, họ sống bên nhau tới già nhưng nhiều gian khổ, bất trắc, với mối tình thuần khiết, họ nương nhau để vượt mọi chông gai…thiệt thòi của cái bất công vô pháp của một thứ chế độ phi pháp phi nhân…Họ chỉ còn cái hạnh phúc là “tình yêu” của họ tồn tại cho tới mới đây…ở tuổi 95, ông phải vĩnh biệt vợ con để về cõi vĩnh hằng kia, để lại người vợ với tấm tình yêu vĩnh cửu của họ .
Vĩnh biệt nhà thơ lớn! Không lớn vì nhiều bài thơ tặng lại thế gian, mà lớn ở chỗ ông can đảm dứt khoát với cái ÁC ngạo nghễ với sự hiểm nguy tới có thể mất mạng…để sống cho hạnh phúc và gia đình ông tới tuổi 95 là một cuộc ” chiến đấu khá dài cho một cuộc đời người !” Nhiều người ngưỡng mộ, tiếc thương ông, tiễn biệt ông bằng tấm lòng chân thành của họ . Vĩnh biệt ông !
Tình Quê
chuyển thể thơ Hữu Loan: Hoa Luá
Hương ngào ngạt đồng xanh hoa luá
Đôi mắt nhung chan chưá người ơi!
Mênh mông thăm thẳm chân trời
Cay đa giếng nước bồi hồi tình quê
Trải gió bụi sơn khê vạn nẻo
Nhạc quê hương cổ độ trăng lên
Xôn xao chim chóc vang ngân
Lời ca như thể mưa ngàn suối reo
Gió thu sớm vi vu thánh thót
Để lòng anh tha thiết hội muà
Đánh đu vật trụi cuộc cờ
Dân ca quan họ mặn mà xa bay
Trai với gái thôn đoài thôn thượng
Ván thăm thuyền một mảng trầu cau
Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay
Núi bát ngát sông đầy hương nội
Khói sương lam phủ mái nhà tranh
Ngân hà một khoảng trời xanh
Mười mong chín nhớ cho mình yêu nhau
Cầm bàn tay đậm đà ân ái
Tuổi hai mươi một trái tình si
Ngực căng mắt biếc xa xôi
Tràn đầy nhưạ sống tuổi đời trắng trong
Một toà ngọc hiền lương đắm đuối
Thương quê hương bất diệt tình em
Tào khang trọn nghiã tình thâm
Răng long tóc bạc thì thầm thông reo
22.3.2010 Lu Hà
Chuyển thể ttù thơ tự do cuả Hữu Loan viết tặng vợ
Làm [Thơ] Gì Rồi Cũng Chết.
Thế là “người bị đày đọa
- tự đọa đày nhất việt nam
bị nhũng nhiễu
- tự nhũng nhiễu nhất việt nam”
qua đời. …….
ông hữu loan lúc trẻ
làm bài “màu tím hoa sim”
cho đến giờ hãy còn nhiều người khen.
hay tin ông chết
- sáng nay
giữa ngổn ngang.. cái bàn/ cái ghế
cái muỗng/ cái ly [bản tin] tờ báo
tôi muốn đặt vấn đề lại
- hay ở chỗ nào?
vương ngọc minh.
Thưa Anh Vương Ngọc Minh, cái điều Anh tâm sự thành thơ và tôi cũng dùng thơ để tâm sự lại cùng Anh. Theo tôi bài thơ Màu Tím Hoa Sim hay là bởi chữ tâm. Lối viết giản dị nông dân cuả Hữu Loan đã khoan sâu vào lòng người dân Việt Nam. Hữu Loan chỉ có một cô Đỗ Thị Lệ Ninh người vợ mới cưới chết đuối trên sông và cũng chỉ có một Màu Tím Hoa Sim độc nhất vô nhị. Hữu Loan không có nhiều cô Lệ Ninh chết đuối nưã để khóc thành thơ. Định mệnh thật trớ trêu, nghe nói vợ Tố Hữu cũng đã từng yêu Hữu Loan. Tố Hữu vì ghen tuông biết vợ chỉ có Hữu Loan trong lòng.Bài thơ Màu Tím Hoa Sim như cái tát vào mặt Tố Hữu. Vì lý do cá nhân và bài thơ này quá bi lụy thương đau . Theo Tố Hữu là tiểu tư sản phản động,cản trở cho cuộc đấu tranh giai cấp. Nên Tố Hữu đày đoạ Hữu Loan để trả thù cá nhân, „Nhất tiễu song điêu „vưà trả thù riêng vưà đánh cả nhân văn giai phẩm. Hữu Loan bị khổ nạn là như vậy đó, đóng gạch, thồ đất, con cái bị trù dập khổ lây là một điều dễ hiểu. Cho nên bài thơ này người ta mua lại với lý do tế nhị để giữ bản quyền chỉ có 100 triệu đồng theo tôi vẫn còn ít. 100 triệu đồng VN khoảng 5 ngàn € tương đương tháng lương cuả một kỹ sư bình thường ở các nước văn minh, ngoài ra còn phải đóng thuế 10 cho nhà nước là 10 triêụ đồng VN. Nhà nước cộng sản đã đày đoạ ông xuống tận cùng cuả kiếp ngưòi còn muốn kiếm chác thêm ở con người khốn khổ này 10 triệu đồng nưã thì thử hỏi là cái giống gì? 90 triệu còn lại chia đều cho 10 đưá con là 60 triệu. Hữu Loan giữ lại 30 triệu để phụng dưỡng tuổi già. 30 triệu khoảng 1500 € (1500 € bằng lương thất nhiệp cuả một ngưòi lao động ở các nước văn minh ). Nghe vậy cũng đủ ưa nước mắt rồi Anh Minh ạ. Câu hỏi cuả Anh rất đúng không sai, và tôi đã làm thơ tâm sự trả lời Anh
Chúc Anh và Gia Đình bình an
Ngàn Năm Vẹn Tròn
Tâm sự cùng Vương Ngọc Minh
Ông Hữu Loan bước vào lịch sử
Bởi cuộc đời sầu tủi bi thương
Giưã bầy lang sói điên khùng
Tinh thần kẻ sĩ ngang tàng có hay
Cõi trần thế si mê tăm tối
Ánh hào quang sáng chói những ai?
Hữu Loan là một con người
Trái tim lương thiện ngậm ngùi thương đau
Màu sim tím xót xa rỏ lệ
Mái nhà tranh bi lụy tình quê
Xanh lam dặm nẻo sơn khê
Ru hồn dân tộc tái tê nỗi niềm
Thương Hữu Loan thương luôn màu tím
Tình vợ chồng đỏ thắm trái tim
Cái hay là bởi chữ tâm
Phải đâu nghệ thuật ngàn năm vẹn tròn….
21.3.2010 Lu Hà
Kính Tặng Hương Hồn Hữu Loan
Có Ai Thắp Nén Hương Sầu Cho Tôi
chuyển thể thơ Hữu Loan: Màu tím Hoa Sim
Phận là gái ba anh bộ đội
Xa gia đình ở mãi chiến khu
Em trai còn bé ngây thơ
Vẫn chưa biết nói mẹ già em thương
Tôi Hữu Loan người chồng vệ quốc
Đợi chờ em mái tóc còn xanh
Kết hôn ngày đẹp tháng lành
Không đòi áo cưới, yêu anh trọn đời
Tôi tranh thủ mấy ngày vội vã
Đôi dày đinh tầm tã hành quân
Bùn lầy lưá tuổi đang xuân
Em cười xinh xắn tâm hồn ngất ngây
Chàng độc đáo em say giản dị
Tình vợ chồng đắm đuối yên vui
Cưới xong rồi phải ra đi
Mấy ngày nghỉ phép ngậm ngùi trăng suông
Vẫn ái ngại tào khang nồng thắm
Gái có chồng ảm đạm chiến tranh
Cuộc đời vệ quốc chiến binh
Biết đâu vĩnh biệt khi mình hy sinh
Cũng khối kẻ rừng xanh núi đỏ
Nắm xương tàn cổ độ trăng thu
Linh hồn lạc lối quê nhà
Tìm người vợ trẻ sớm chiều mưa rơi
Nhưng không chết người trai khói lưả
Mà chết người em gái hậu phương
Em tôi một buổi bên sông
Cuốn trôi rờn rợn thê lương não nùng
Tôi xin phép về làng thăm mộ
Mẹ tôi ngồi lã chã thương đau
Chiếc bình hoa cưới ngày xưa
Muội tàn bám lạnh tối chiều âm u
Thương mái tóc vẫn chưa tròn búi
Vội ra đi sầu tủi hoàng hôn
Ái ân chưa trọn trăng tuần
Để anh côi cút tấm thân phong trần
Vẫn chưa thuả lời trăn ý trối
Dặn gì nhau lần cuối em ơi!
Ngày xưa đồi tím sương rơi
Áo em cũng tím lòng tôi ngẹn ngào
Tôi nhớ lại đèn khuya vắng vẻ
Một mình em vá áo cho chồng
Miệt mài trọn cả đêm trường
Bát cơm miếng nước tình thương dạt dào
Chiều đông bắc rừng mưa u ám
Ba người anh thê thảm bi thương
Cái tin em gái trôi sông
Đi nhanh hơn cả lấy chồng mừng vui
Gió thu sớm ngậm ngùi nước chảy
Dòng sông quê bàng bạc trăng non
Em trai mới lớn nhìn lên
Ngỡ ngàng ảnh chị lệ tràn bờ mi
Gió hiu hắt mây trời bảng lảng
Chiều hành quân qua những đồi sim
Cỏ vàng héo uá trong tim
Nỗi buồn day rứt âm thầm tôi đi
Muà sim chín lòng tôi tha thiết
Cảnh chiều hoang biền biệt Ninh ơi!
Ai hò biển lá xa xôi
Vô tình ác ý giưã đời thương đau…
Chiều hoang tím vàng thu không rứt
Tôi ngân nga da riết lời ca
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chết sớm mẹ già chưa khâu…
Muà sim chín càng đau rớm lệ
Gió thông reo tê tái hồn thơ
Nấm mồ cỏ dại hoang vu
Có ai thắp nén hương sầu cho tôi!
20.3.2010 Lu Hà
Tỏ lòng ngưỡng mộ thương nhớ tới thi sĩ Hữu Loan
Tôi Khóc Thương Anh
Kính viếng hương hồn thi sĩ Hữu Loan
Tôi khóc nhớ anh một nỗi thương
Hỡi người thi sĩ cuả quê hương
Vì ai khổ lụy màu hoa tím
Nga Lĩnh người ơi, dưới suối vàng
Từ giã cõi đời anh vẫn đau
Nỗi đau dân nước gói trong thơ
Giang sơn gấm vóc đang chìm đắm
Bởi kẻ vô tâm bóng ác tà…
Anh đã đi rồi theo bóng trăng
Mênh mông sầu thảm cả đại dương
Hôm nay u ám trời mây tối
Tầm tã mưa rơi những suối lòng
Anh đã thản nhiên trong áo quan
Rung ring sương rụng những đồi sim
Ngàn thu yên giấc sầu thiên cổ
Để lại trên đời những trái tim.
Vĩnh biệt ra đi hỡi Hữu Loan
Phiêu diêu cảnh giới những linh hồn
Nhân văn giai phẩm ngày xưa ấy
Bè bạn tìm nhau chốn cửu tuyền.
Đức Quốc 7 giờ 15 phút 19.3.2010 Lu Hà
Nhớ Đồi Tím Hoa Sim
Kính tặng nhà thơ Hữu Loan
Gió sớm hương về một nắng thu
Bâng khuâng tâm dạ giọt sương chiều
Thương chàng thi sĩ dòng sông mã
Nhớ vợ hồn ma hẹn bóng chờ
Tôi biết rằng anh khóc đã nhiều
Nỗi niềm đau khổ xuốt canh thâu
Trái tim thi sĩ tình trong trắng
Hồn đã ghi sâu tấm mộng đầu
Tôi đọc bài thơ của Hữu Loan
Tấm lòng thương vợ với thi nhân
Gọi anh như thuở ngày xưa đó
Khắc ở trong tim một nỗi buồn
Tôi đọc bài thơ cũng nghẹn ngào
Thương anh vệ quốc cuả ngày xưa
Hành quân ngang trái muà xim chín
Tím cả lòng anh những buổi chiều
Anh khóc vợ anh em gái yêu
Tình nàng dấu kín lúc khi nào
Mẹ Cha dạm hỏi mà chẳng biết
Như trái tim non trái chín muà
Từ chiến khu ba anh đã về
Không đòi áo cưới gái làng quê
Hương thơm giản dị màu xim tím
Thơm mái tóc xanh hẹn nỗi thề
Mấy ngày nghỉ phép cưới là đi
Đọng lại môi anh một nụ cười
Thương em gái nhỏ chiều quê ấy
Trằn trọc mưa rừng nỗi nhớ thôi
Anh biết làm sao được hở trời
Dòng sông rờn rợn quấn em đi
Lưả tình đôi lưá muà xim chín
Chẳng trọn tuần trăng hẹn lỗi rồi….
Anh chạy về thăm bóng xế tàn
Mẹ ngồi mộ tối khóc bên con
Bình hoa ngày cưới tàn đông lạnh
Mái tóc còn xanh buí chưả tròn
Số kiếp loài người bạc thế sao?
Thương anh vệ quốc thuở khi nào
Phu thê chăn gối chưa tròn tháng
Sầu đã rã tan một cánh bèo
Nặng nghĩa ân tình một trái tim
Bài thơ muôn thuở nấc nguồn cơn
Thương đau cho dấu đồi xim tím
Nhớ hẹn chiều quê lúc xế tàn
Nếu phải một đời đi vắng xa
Tình quê nam việt vẫn bao la
Hôm nay ngồi đọc đồi xim tím
Vương vấn lòng ai nỗi nhớ nhà….
Đức quốc ngày 24 tháng 8 năm 2008
Lu Hà
Vịnh Hữu Loan
Kính hoạ
Cuộc thế tàn suy trọn kiếp đời
Anh thư tiết tháo thuở dong chơi
Tâm hồn thi sĩ hoàng hôn thảm
Đồi tím hoang vu gió vẳng lời
Rờn rợn trăng soi dòng nước chảy
Bơ vơ tăm cá cánh bèo bơi
Trúc mai tùng bách còn xanh nở
Ngào ngạt hương thơm cúc giưã trời
20.3.2010 Lu Hà