WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Từ rừng biên giới tới cái ghế Tổng bí thư

Cao Bằng. Ảnh của Vietbao

Các tỉnh biên giới bỏ ngỏ an ninh quốc phòng

Theo báo điện tử VietNamNet, nhóm phóng viên đã có cuộc hành trình dài qua các địa phương Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Nam… để tận mắt xem các dự án đã được cho Trung Quốc thuê đất như thế nào? Kết quả cho thấy Trung Quốc mướn được rừng của nước ta một cách dễ dàng, có nơi họ còn được miễn tiền thuê đất, nhiều dự án đã được triển khai nhưng dân địa phương kiên quyết phản đối giao rừng cho Trung Quốc, vì họ lo sợ mất đất rừng là mất tất cả.

Tuy nhiên, giới quan chức ở các địa phương đó lại luôn hối thúc triển khai dự án, mặc dù chưa được cấp phép, chưa có sự đồng ý của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, họ đưa ra những hứa hẹn hão huyền với người dân bản địa. Đáng chú ý là những nơi Trung Quốc mướn rừng của ta đều thuộc các xã, huyện nghèo miền núi, đường xá đi lại khó khăn, không thuận tiện cho việc phát triển ngành công nghiệp sản xuất, đa phần là những địa bàn trọng yếu ở biên giới:

Nội dung dự án đầu tư “Trồng rừng gỗ nguyên liệu cao cấp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” với quy mô dự kiến 63.000ha. Địa điểm đầu tư thực hiện dự án tại 49 xã thuộc 7 huyện: Văn Quan, Tràng Định, Lộc Bình, Chi Lăng, Cao Lộc, Bắc Sơn và Đình Lập (biên giới phía Bắc).

Tại Thôn Bản Danh, nơi đang được xem là “điểm nóng” của huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh (biên giới phía Đông Bắc) về việc người dân kiên quyết phản đối không cho các công ty của Trung Quốc vào thuê đất rừng.

Địa điểm thực hiện dự án “Trồng rừng nguyên liệu giấy trên địa bàn tỉnh Nghệ An” là các huyện Quỳ Châu, Tương Dương, Quế Phong và Kỳ Sơn của tỉnh Nghệ An (biên giới phía Tây).

Tại tỉnh Quảng Nam, toàn bộ 276,79 ha đất lâm nghiệp mà Công ty Innov Green (Trung Quốc) thuê tại huyện Tây Giang để trồng rừng đều không phải tốn tiền thuê. Cụ thể là tỉnh Quảng Nam chấp thuận cho Công ty Innov Green của Trung Quốc trồng rừng nguyên liệu tại 9 huyện miền núi trong tỉnh, với diện tích dự kiến là 30.000 ha. Trong 9 huyện đó, có 8 huyện được miễn 100% toàn bộ tiền thuê đất trong suốt dự án, huyện còn lại thì được miễn trong vòng 7 năm. Tây Giang nằm trong 8 huyện được miễn 100%.

Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên đã bức xúc nói: “Cụ thể, họ thuê đất ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng là các tỉnh biên giới. Tại Nghệ An, họ thuê rừng ở các địa điểm gần với đường 7 và đường 8 sang Lào. Họ thuê rừng ở Quảng Nam (gần ngã ba Đông Dương), có đường thuận tiện đi lên Tây Nguyên, qua Campuchia. Như vậy là nắm những con đường trọng yếu của mình”. “Đây là một hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia” và “Mất của cải còn làm lại được, còn mất đất là mất hẳn”, “Các tỉnh bán rừng là tự sát và làm hại cho đất nước. Còn các nước mướn rừng của ta là cố tình phá hoại nước ta và gieo tai họa cho nhân dân ta một cách thâm độc và tàn bạo.”

Theo nhiều chuyên gia, chính sách “mướn đất nông nghiệp” của Trung Quốc là một phương thức có nguồn gốc lịch sử và không chỉ đơn thuần là phục vụ mục đích nông nghiệp. Thời Tây Hán, Triệu Sung Quốc đã áp dụng phương sách này. Chính sách này sau khi được áp dụng đã có hiệu quả to lớn, lương thực không những dư thừa mà đất đai còn rộng mở. Triệu Sung Quốc được coi như một nhà chính trị tài ba nhìn xa trông rộng. Kế sách mướn đất của ông được người dân nước này truyền tụng từ đời này sang đời khác, trở thành “văn hóa mượn đất”, “văn hóa bành trướng”, tác động mạnh mẽ tới tận thời nay.

Cũng theo các chuyên gia, ngoài việc “mướn đất”, nước này còn sử dụng sách lược “mướn biển” hỗ trợ cho lĩnh vực kinh tế và quân sự, chính quyền Trung Quốc hiện tại đã sử dụng phương cách thời Tây Hán để tăng cường các hoạt động kinh tế trên biển.

Trách nhiệm của Chính phủ trong vụ cho Trung Quốc mướn rừng

Trong nhiệm kỳ lãnh đạo vừa qua, Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã gây nên những nỗi căm phẫn trong dư luận nhân dân, đặc biệt là giới Trí thức, qua những sự việc mang đến hiểm họa khôn lường cho đất nước: bắt bớ, trấn áp những người yêu nước khi họ thể hiện tinh thần chống Trung Quốc xâm lấn đất đai biển cả; giam giữ, đàn áp những nhà đấu tranh cho dân chủ; rước láng giềng Trung Quốc vào khai thác Bô-xít tại vùng chiến lược Tây Nguyên; cho Trung Quốc thuê dài hạn (50 năm) rừng đầu nguồn dọc biên giới phía Bắc và biên giới phía Tây; mở cửa đưa hàng vạn lao động Trung Quốc (đa phần là trai tráng) vào làm việc và sinh sống ở Việt Nam, họ có mặt ở hầu hết các dự án quan trọng trên khắp cả nước…

Việc hai vị Tướng lão thành công khai cảnh báo Chính phủ về việc 10 tỉnh biên giới cho Trung Quốc thuê rừng trong 50 năm, khi chỉ còn chưa đầy 10 tháng nữa là Nhân sự Đại hội XI sẽ được quyết định, cho thấy uy tín của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong giới quân đội đã xuống rất thấp. Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, người được sự ủy thác của giới quân đội và cán bộ lão thành, đã mạnh mẽ phản đối việc làm sai trái tai hại này của Chính phủ và các quan chức địa phương.

Trong giới quân đội, nhiều người đã nhận ra âm mưu thâm độc của Trung Quốc; quân bành trướng đang khép chặt vòng vây nhằm vào các vùng xung yếu biên giới, từ biển cả, hải đảo ngoài khơi xa (Biển Đông) đến các vùng rừng núi dọc biên giới phía Bắc, biên giới phía Tây, tại ngã ba Đông Dương Việt Nam – Lào – Campuchia. Cùng với việc hiện diện tại Tây Nguyên, núp dưới vỏ bọc khai thác quặng Bô-xít, những kẻ bành trướng đang siết chặt gọng kìm chiến lược nhằm cắt đôi nước ta tại khúc ruột miền Trung; Trung Quốc đang xây dựng căn cứ hải quân quy mô cực lớn ở thành phố Tam Á, phía Nam đảo Hải Nam cách bờ biển Huế – Đà Nẵng khoảng 200km, họ cũng đang bí mật xây dựng những cụm căn cứ bán quân sự, núp dưới chiêu bài thuê đất dài hạn, để kiểm soát trục giao thông từ Lào, Campuchia qua ngã ba Đông Dương sang Việt Nam, xây căn cứ ở vùng chiến lược Tây Nguyên mái nhà Đông Dương, đe dọa trực tiếp đến các vùng duyên hải, trong đó có trung tâm kinh tế lớn là Huế – Đà Nẵng.

Theo bài phân tích mới đây của Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, ông đã nhận định:

“Cuối cùng, đây mới là bản chất của vấn đề: Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã gián tiếp  “bật đèn xanh” cho người Trung Quốc và người gốc Hoa thuê rừng đầu nguồn (biên giới) của Việt Nam.

Thực vậy, Khoản 2 Điều 11 Luật Quốc phòng quy định việc quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và khu vực trọng điểm về quốc phòng phải được Bộ Quốc phòng và cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ phối hợp thẩm định, thế nhưng trên thực tế, Bộ Quốc phòng đã bị gạt ra rìa quy trình cấp phép các dự án cho thuê rừng.

Bằng chứng là ngay Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh có liên quan, chứ nói gì đến Bộ Quốc phòng, đã không hề được lãnh đạo tỉnh báo cáo, tham khảo ý kiến, và tất nhiên càng không được mời thẩm định các dự án cho thuê rừng.

Cái “giật mình” kèm theo khẳng định của Đại tá Hoàng Công Hàm, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn trước báo chí vào ngày 15/3 vừa qua: “Họ (quan chức lãnh đạo tỉnh) chưa qua một cấp nào của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh thẩm định cấp dự án, nhất là về rừng dọc biên giới. Tất cả các dự án lớn như thế thì chắc chắn phải báo cáo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh. Dự án trồng rừng 50 năm có người nước ngoài là ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng rồi”.

Suy cho cùng, nếu không có việc chuẩn bị Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 11 họp vào đầu năm 2011, thì “kế hoãn binh” – Ngày 9/3/2010 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có công văn số 405/TTg-KTN về việc “rà soát kiểm tra việc triển khai thực hiện các dự án nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản” – này không chắc đã được thi hành”.

Nguyễn Chí Vịnh – Quân bài chủ chốt của bộ ba quyền lực

Đại hội XI của Đảng CSVN sắp tới dự báo sẽ có nhiều bất ngờ về nhân sự chủ chốt trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư trung ương. Nhiều nhà phân tích cho rằng đây là cuộc tranh giành quyền lực quyết liệt nhất từ trước tới nay trong nội bộ Đảng CSVN, giữa phe bảo thủ thân Bắc Kinh và phe cải cách thân phương Tây. Sự thật, cuộc tranh giành quyền lực lần này là cuộc chiến giữa một bên là Bộ ba quyền lực; gồm Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Lê Hồng Anh cùng với quân bài chủ chốt là Trùm mật vụ Nguyễn Chí Vịnh, và một bên là phe cải tổ theo thiên hướng chống Bắc Kinh được sự ủng hộ của quân đội.

Bộ ba Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Lê Hồng Anh đang nắm giữ mọi quyền hành: Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu Chính phủ, Trương Tấn Sang làm Thường trực Ban Bí thư điều hành công việc của Trung ương đảng, còn Lê Hồng Anh giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an nắm giữ công cụ bạo lực chuyên chính quan trọng nhất của chế độ toàn trị.

Muốn hiểu cơ cấu quyền lực của một chính thể độc tài, thì điều mấu chốt là phải biết được ai, phe nào đang nắm được cơ quan chuyên chính, cơ quan mật vụ, nắm quyền chỉ huy lưới tình báo chiến lược. Bộ ba Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Lê Hồng Anh đang nhắm sự chú ý vào Tổng cục 2, một tổ chức siêu tình báo đặt dưới quyền lãnh đạo trực tiếp của Trung ương, với quân bài chủ chốt thuộc về Trùm mật vụ Nguyễn Chí Vịnh, người từng bị rất nhiều chỉ trích, tố cáo, lên án về tội lạm quyền và ăn chơi sa đọa, tuy nhiên Vịnh là người không thể bị đánh đổ.

Tổng cục 2 sở dĩ kiêu ngạo và lạm quyền vì trong chiến tranh đã từng lập công lớn; sau năm 1954, theo chỉ đạo của Hồ Chí Minh, Cục 2 (cơ quan tiền thân của Tổng cục 2) đã gây dựng mạng lưới tình báo chiến lược ở miền nam Việt Nam, gắn liền với tên tuổi những nhà Tình báo xuất sắc như Mười Hương, Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy, Phạm Ngọc Thảo… sau này họ trở thành huyền thoại.

Vào cuối những năm 60, Bộ ba Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Văn Tiến Dũng câu kết thâu tóm quyền lực, gạt bỏ phe Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp ra khỏi chiếc ghế quyền lực tối cao. Lê Duẩn giữ chức Bí thư thứ nhất (sau làm Tổng Bí thư), Lê Đức Thọ nắm cơ quan mật vụ (Tổng cục 2) trở thành trùm mật vụ khét tiếng, còn Văn Tiến Dũng làm Đại tướng Tổng Tham mưu trưởng quân đội. Vào thời kỳ tập đoàn Lê Duẩn thao túng quyền lực, đất nước chìm đắm trong sự khốn cùng của công cuộc cải tạo XHCN, xây dựng nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp.

Từ đây, Tổng cục 2 trở thành công cụ để các phe cánh tranh giành, thâu tóm quyền lực. Các vị Lão thành khai quốc công thần lần lượt trở thành nạn nhân của những tên mật thám chó săn, những trùm mật vụ khét tiếng. Ngay cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng không tránh khỏi tấn thảm kịch đó.

Dưới áp lực đang ngày càng gia tăng từ phía Trung Quốc, phong trào yêu nước trong mọi tầng lớp nhân dân lên cao, vì vậy để giữ vững và củng cố chiếc ghế quyền lực, thì phe Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Chí Vịnh (có tin đồn nói họ là anh em cùng cha khác mẹ, đều là con của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh) phải tăng cường nắm quyền chỉ huy quân đội và không thể tránh khỏi việc phải dựa vào giới lãnh đạo ở Bắc Kinh để hậu thuẫn nâng đỡ cho họ.

Nhân sự Đại Hội XI với sự trỗi dậy của Nguyễn Chí Vịnh

Vào cuối tháng 2 vừa qua, nhân dịp 60 năm quan hệ Trung – Việt, báo chí Trung Quốc đưa tin về việc Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu phái đoàn quân sự cấp cao sang thăm Trung Quốc và có cuộc tiếp xúc đặc biệt với Bộ trưởng Bộ quốc phòng Trung Quốc ông Lương Quang Liệt. Báo chí Trung Quốc còn cho biết là trong buổi tiếp xúc, ông Lương Quang Liệt đã hết lòng khen ngợi và mong mỏi Nguyễn Chí Vịnh sẽ góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh quan hệ trao đổi song phương và hợp tác để hiểu biết sâu sắc hơn, đồng thời gia tăng mối quan hệ chiến lược giữa hai nước.

Từ đầu năm 2010 đến nay, Nguyễn Chí Vịnh là nhân vật cao cấp nhất của Hà Nội sang thăm Bắc Kinh. Tiếp đó, tháng 3/2010, Nguyễn Chí Vịnh lại có chuyến đi thăm Australia và gặp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Australia ông John Faulkner tại Canberra, đi thăm Nhật Bản và tham dự Hội nghị quan chức quốc phòng cấp cao Nhật Bản – ASEAN lần thứ hai tại Tokyo từ ngày 24 đến 28/3/2010.

Cho dù báo chí trong nước không loan tin, nhưng nhiều người cho rằng đây là chuyến công du lần đầu của Nguyễn Chí Vịnh với tư cách là Trưởng phái đoàn quân sự cấp cao, Thứ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam.

Nguyễn Chí Vịnh sinh năm 1957 (53 tuổi) là con trai của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Vịnh từng nhiều năm giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục 2, phụ trách tình báo quân đội. Tháng 2/2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh giữ chức Thứ trưởng Bộ quốc phòng (Vịnh là Thứ truởng duy nhất chưa có chân trong ủy viên Trung ương đảng).

Gần đây, Nguyễn Chí Vịnh liên tục xuất hiện trong các cuộc tiếp xúc:

- Chủ trì cuộc họp báo công bố Sách trắng Quốc phòng Việt Nam lần thứ  ba hồi tháng 12/2009.

- Chủ tọa buổi gặp gỡ các tân đại sứ trước khi lên đường nhận nhiệm sở vào tháng 1/2010, trình bày về đường lối an ninh quốc phòng của Việt Nam.

- Đầu tháng 02/2010, Nguyễn Chí Vịnh chủ tọa một cuộc họp báo công bố chính sách đối ngoại quốc phòng của Việt Nam, trong đó nhấn mạnh các nguyên tắc độc lập, tự chủ và đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ.

Ngay trước kỳ Đại hội XI lần này, những diễn biến gần đây cho thấy vị thế đang lên của Trùm mật vụ Nguyễn Chí Vịnh, những nấc thang đã chuẩn bị sẵn cho Vịnh tiến bước vào Trung ương đảng, Quân ủy trung ương, rồi nắm chức vụ cao trong Bộ quốc phòng, điều này đồng nghĩa với việc Bộ ba Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang và Lê Hồng Anh đang ráo riết chuẩn bị cho Nguyễn Chí Vịnh để củng cố chiếc ghế quyền lực.

Ai sẽ làm Tổng Bí thư khoá XI?

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa X lần thứ 12 vừa khai mạc sáng ngày 22/3 tại Hà Nội. Hội nghị thảo luận về phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XI; quyết định số lượng, định hướng phân bổ đại biểu tham dự Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XI.

Sự chú ý tập trung vào chủ đề “Ai sẽ làm Tổng Bí thư khoá XI ?”. Một điều chắc chắn là Đại hội XI sẽ có ít nhất ba Ủy viên Bộ Chính trị là các ông Nông Đức Mạnh (71 tuổi), Nguyễn Minh Triết (69 tuổi) và Trương Vĩnh Trọng (69 tuổi) sẽ rút lui vì lý do tuổi tác. Vậy ai sẽ lên giữ chức Tổng Bí thư thay ông Nông Đức Mạnh?

Theo thông lệ “Tổng Bí thư sẽ kiêm nhiệm chức Bí thư Quân ủy Trung ương (lãnh đạo quân đội). Để trở thành Tổng Bí thư, ứng cử viên phải là người đã đứng trong Bộ Chính trị ít nhất một nhiệm kỳ”, có 5 ứng cử viên hàng đầu là các ông Hồ Đức Việt, Trương Tấn Sang, Lê Hồng Anh, Tô Huy Rứa, và Nguyễn Phú Trọng.

Trong 5 nhân vật trên, thì có ông Hồ Đức Việt là tỏ ra kín tiếng, ít khi nổi bật trong các sự kiện chính trị, cho nên cũng ít gây ra điều tiếng xấu, còn lại tất cả đều không có được uy tín cao, không có thành tích gì đáng kể.

Hồ Đức Việt (63 tuổi) xuất thân là một Trí thức, quê ở Nghệ An, ông là cháu nội của nhà cách mạng Hồ Tùng Mậu (có nghiên cứu cho rằng Hồ Chí Minh và Hồ Tùng Mậu là anh em con chú con bác). Hồi còn đi học, Hồ Đức Việt nổi tiếng là học giỏi, ông sớm được chú ý cất nhắc vào diện quy hoạch cán bộ, tham gia công tác đoàn, công tác đảng, và hiện nay đang giữ chức Trưởng Ban tổ chức Trung ương.

Nhân vật cũng đang được chú ý đó là Tô Huy Rứa, ông cũng xuất thân từ Trí thức, hiện nay đang phụ trách công tác lý luận, giữ chức Chủ tịch Hội đồng lý luận, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Tô Huy Rứa đặc biệt nổi lên sau Đại hội X, ông được dư luận chú ý nhiều sau hàng loạt các vụ “xử lý” mạnh tay giới Báo chí và Trí thức khi họ bày tỏ những quan điểm tiến bộ, yêu nước.

Có nhiều khả năng ông Trương Tấn Sang hoặc ông Lê Hồng Anh sẽ giành được chiếc ghế Tổng Bí thư, cơ hội còn lại dành cho ông Hồ Đức Việt và Tô Huy Rứa, có rất ít khả năng cho ông Nguyễn Phú Trọng có thể ngồi vào chiếc ghế này.

Việc ông Trương Tấn Sang hoặc ông Lê Hồng Anh trúng cử chức Tổng Bí thư sẽ là một thắng lợi lớn của phe Nguyễn Tấn Dũng. Nếu Đại hội XI của Đảng CSVN chính thức xác lập vị thế quyền lực tối cao của Bộ ba Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang và Lê Hồng Anh, cùng với việc đưa quân bài chủ chốt Nguyễn Chí Vịnh vào nhóm chóp bu trong Trung ương đảng, thì tương lai của Đảng CSVN sẽ báo trước một thời kỳ đen tối; nhóm Dũng, Sang, Anh, Vịnh sẽ dẫn dắt toàn đảng, toàn dân đi vào quỹ đạo lệ thuộc Trung Quốc.

Trong một bối cảnh chính trị phức tạp như vậy, rất khó để đoán biết được tương lai đất nước sẽ đi về đâu. Nhưng có thể thấy rằng “Từ Rừng Biên Giới Tới Cái Ghế Tổng Bí Thư” đều có chung bản chất; đó là nguy cơ đánh mất chủ quyền, độc lập dân tộc, nước ta trở thành nước chư hầu lệ thuộc Trung Quốc.

Chỉ còn một khả năng nữa mở ra tương lai tươi sáng cho đất nước, đó chính là Đại hội XI của Đảng CSVN sẽ chấm dứt thời kỳ độc đảng toàn trị, từ bỏ vai trò lãnh đạo tuyệt đối toàn diện của Đảng CSVN để xây dựng một chế độ dân chủ nhân dân.

Chiếc ghế Tổng Bí thư, tượng trưng cho quyền uy thống trị của Đảng CSVN, nó đã và đang trở nên vô giá trị trong một kỷ nguyên mà tri thức là thước đo của nền văn minh nhân loại.

Việt Nam, ngày 30-3-2010

Nguồn: Đảng DCND

7 Phản hồi cho “Từ rừng biên giới tới cái ghế Tổng bí thư”

  1. hoangthanh says:

    Bai viet nay tac gia la ai?????

  2. Vũ Duy Giang says:

    Vai trò của TBT đảng CS rất quan trọng,vì nhờ có ông Gorbachev làm TBT cuối cùng của đảng CS Liên Sô đã bắt đầu”cởi trói” cho chế độ CS Nga,mà tất cả chế độ CS Đông Âu đã sụp đổ.Bên Tầu,cũng nhờ có TBT Đặng Tiểu Bình đã”cời trói”cho kint tế Tầu(đại khái bằng câu”Không phân biệt mèo đen,mèo trắng,chỉ cần mèo biết bắc chuột”),sau khi dẹp tan”Băng đảng 4 tên(“Gang of 4″) để tập trung quyền lực vào tay Đảng CSTQ.Ở VN hiên nay thì NT.Dũng,TT.Sang,LH.Anh,và NP.Trọng có thể cạnh tranh chức TBT,chớ không phải là”băng Đảng 4 tên”(như ở xứ”Tam Quốc chí”!),ngoài những đảng viên đang được”thổi lên”như Nguyễn chí Vịnh,Hồ đức Việt,Tô huy Rứa.Hai đảng viên Rứa,Việt là loại”mọt sách”(chuyên về”ný nuận”như Souslov thởi Brejnev ở Liên Sô),và trẻ hơn”bộ bốn”,HĐ Việt lại là cháu họ của HCM(cũng như Nguyễn Sinh Hùng được lên Phó thủ tường sau nhiều năm nằm chở ở bộ tài chính!).Nhưng đăc biệt”ngôi sao”Nguyễn chí Vịnh đang được thắp sáng,sau khi”nấp”trong bóng tối của Tổng cục 2.Thực ra TC.2 đã được Đặng Vũ Chính(là bố vợ của NC.Vịnh)chỉ huy,và lạm quyền(nên dân VN gọi là”Vương Triều Vũ Chính”),trước khi nhường chổ này cho con rể Chí Vịnh.Đặng vũ Chính người làng Hành Thiện(Nam Định),cùng quê với Trường Trinh Đặng xuân Khu.Ngoài ra cũng có tin đồn rằng tướng Nguyễn chí Thanh(bố của chí Vịnh) trong thời kỳ hoạt động trong miền nam,đã có”con rơi”là Nguyễn tấn Dũng.Như vậy nếu Nguyễn chí Vịnh được chức TBT,thì VN lại sẽ có 1 loại”gia đình trĩ”,như thời VNCH của TT.Ngô đình Diệm và gia đình`!?

    • Xe bò says:

      Có tin là Nguyễn chí Vịnh được Lê đức Thọ nuôi dưỡng .và Nguyễn Tấn Dũng là con rơi của anh sáu búa Tức Lê Đức Thọ . Khi còn là thứ trưởng Bộ công an Nguyễn tấn Dũng ăn nằm ở nhà Mai Chí Thọ là em trai của Lê Đức Thọ Tại Saigon đó là những lớp kế thừa do Lê Đức Thọ nuôi trồng nên
      Coi lại thời điểm 1945- 1949 Nguyễn chí Thanh không có mặt trong Nam
      Và nhiều tin đồn sau 1975 thì Nguyễn Chí Thanh bị B 52 thả bom chết khi từ nam về lại Bắc

      • Vũ Duy Giang says:

        Cám ơn độc giả”xe bò”đã góp giả thuyết về NC.Vịnh được Lê đức Thọ nuôi,và NT.Dũng là con rơi của LĐ.Thọ,mà ông này(và ông em Mai chí Thọ)cùng quê ở Nam Định với Đặng Vũ Chính,nên khi lập được”Vương triều Vũ Chính”(nhờ bè đảng với LĐ.Thọ?),thì ĐV.Chính đả *rền ngôi”cho con rể.NC.Vịnh làm”Vua TC2″,
        để hỗ trợ cho NT.Dũng(con rơi của bố nuôi LĐ.Thọ!)lên làm thủ tướng,và”thổi” NC.Vịnh lên chức TBT thay “Dặc”-Nông Đức”Yếu”chăng?.
        LĐThọ khi còn sống thì vẫn mơ tưởng 2 chức TBT,và thủ tướng mà không có được cho đến khi chết thì vẩn chỉ có một nửa giải Nobel”hòa bình”chung với Henri Kissinger(còn sống),ngoại trưởng dòng dõi Do Thái đã cùng TT.Nixon, bán
        “hòa bình” ờ VN cho Tầu để Mỹ”làm ăn,buôn bán”với Tầu cho đến ngày nay

  3. le duc anh says:

    toi de nghi cho pho tong thong ; NGUYEN CAO KY lam tong bi thu dang cong san viet nam

  4. phuc hong says:

    chac khong con con duong nao khac…

  5. Cái TRÙNG HỢP LỊCH SỬ ‘Bè lũ 4 tên’ Dũng, Sang, Anh, Vịnh..mang mầu sắc Tàu
    mà cách đây 34 năm trước, năm 1976 một vụ bắt giữ chấn động kịch tính đã góp phần thay đổi con đường đi của Trung Hoa hiện đại – vụ bắt và sau đó là phiên tòa xử “Bè lũ bốn tên PHẢN ĐỘNG”.

    Nhân vật nổi tiếng nhất trong nhóm “Bè lũ bốn tên PHẢN ĐỘNG”. là Giang Thanh – Mao phu nhân, vợ thứ TƯ của Mao Trạch Đông và 3 tên khác :Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn và Diêu Văn Nguyên.

    Cho dù được thăng tiến lên cao trong cuộc Cách mạng Văn hóa đầy rẫy biến động cả “Bè lũ bốn tên PHẢN ĐỘNG” đều hiểu rõ rằng uy quyền của họ phụ thuộc vào Mao Xếnh Xáng .

    Vì thế khi Mao qua đời đầu tháng 9 năm 1976, nhận thấy tương lai chính trị có thể chao đảo, “Bè lũ bốn tên PHẢN ĐỘNG” dường như có ý định tiếm quyền ở Bắc Kinh.

    Dân Tàu gắn ‘Bè lũ bốn tên’ với thời kỳ kinh khủng và khốc liệt nhất trong lịch sử của Trung Cộng

    Thực tế là “Bè lũ bốn tên PHẢN ĐỘNG” có quá nhiều quyền lực và có thể gây hậu quả to lớn

    Ngày 6/10/1976, các thành viên của “Bè lũ bốn tên” bị bắt.
    Nếu như “Bè lũ bốn tên PHẢN ĐỘNG” thành công, Trung Quốc có thể đã đi một con đường hoàn toàn khác trong lịch sử

Leave a Reply to le duc anh