WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tính toán về cuộc chiến với Iran đang làm đau đầu Tổng thống Mỹ

Mấy ngày qua tổng thống Obama chắc chắn mất ngủ vì sự hối thúc và gây sức ép của đồng minh Irael đòi tấn công Iran. Nhưng tấn công Iran là điều mà Mỹ biết trước là thất bại hơn là chiến thắng. Vì sao? Bởi mấy lẽ sau đây:

1.  Iran một cường quốc đáng gờm của Mỹ tại Trung đôn

So về sức mạnh quân sự với Mỹ – cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, Iran chắc chắn không thể sánh được.  Tuy nhiên, các nhà phân tích tin rằng đánh Iran, Mỹ sẽ phải đối đầu với đối thủ mạnh nhất trong số những đối thủ mà nước này từng đối mặt trong vài thập kỷ qua và là một trong số ít các quốc gia trong thế giới Hồi giáo có được thực lực quốc phòng thực sự đáng nể.

Theo Global Fire Power – GFP, trang web đánh giá sức mạnh quân sự của các nước trên thế giới, Iran được xếp vị trí thứ 12 về sức mạnh quân sự, chỉ đứng sau những siêu cường quân sự như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ… Quân số chính thức của quân đội Iran là 545.000 người, quân dự bị 650.000 người, được chia làm 3 bộ phận bài bản gồm: Lục quân, Hải quân và Không quân. Lục quân Iran là lực lượng hùng hậu nhất của quân đội Iran và là lớn nhất trong khu vực vùng Vịnh với số lượng vũ khí ấn tượng. Hiện Iran có khoảng 2.000 xe tăng và 500 thiết giáp với các loại tăng chủ yếu là T-72 và T- 72Z. Số còn lại là xe tăng MK3, MK5 hay M47, M48, M60 của Mỹ và Anh được nhập khẩu trước năm 1979. Bộ binh Iran còn sở hữu 5.000 súng cối và nhiều tên lửa mặt đất do chính Iran sản xuất theo khuôn mẫu tên lửa “Salyut” của Nga và loại TOW của Mỹ.

Hải quân Iran có 261 tàu chiến, 3 cảng chính, không có tàu sân bay, 3 tàu khu trục, 19 tàu ngầm, 5 tàu khu trục nhỏ… Tuy nhiên, sức mạnh của lực lượng này chủ yếu được dồn cho 3 chiếc tàu ngầm 877 EKM do Nga sản xuất, có thể sánh ngang với tàu ngầm Dolphin của Israel. Hải quân của Iran có thể tiến hành các hoạt động quân sự khá hiệu quả khi nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của các dàn phóng tên lửa HY-2 Sikworm, YJ-2 (còn gọi là S-802) được bố trí dọc bờ biển. Không lực của Iran có 1.030 máy bay, 357 trực thăng và 319 sân bay có thể hoạt động.  Tuy nhiên, đáng chú ý nhất là kho vũ khí tên lửa của Iran. Nước CH Hồi giáo sở hữu một loạt tên lửa đạn đạo Shahab-1, Shahab-1, Shahab-3… với tầm bắn từ 300km đến hàng nghìn km. Các chuyên gia ước tính, hiện tại Iran đang sở hữu những tên lửa có tầm xa nhất lên tới gần 2.500km. Với những tên lửa loại này, Iran có thừa khả năng để tấn công Israel và Châu Âu. Tuần trước, Phó Thủ tướng Israel Moshe Yaalon còn cho biết Iran đang tìm cách chế tạo một loại tên lửa có tầm bắn lên tới gần 10.000km, có thể tấn công đến tận nước Mỹ.

Iran có sức mạnh quân sự đứng hàng đầu trong khu vực về thực lực vũ khí, Iran còn thua kém xa so với Mỹ và phương Tây nhưng Iran có thừa khả năng để gây khó dễ lâu dài cho các cường quốc nếu họ định mạo hiểm tấn công nước CH Hồi giáo. Với một Libya yếu hơn nhiều so với Iran mà Mỹ và phương Tây còn phải mất nhiều tháng mới đánh bại thì cuộc chiến ở Iran với họ sẽ khó khăn hơn gấp nhiều lần, nhất là trong bối cảnh Mỹ còn đang mắc kẹt trong cuộc chiến ở Afghanistan và đang phải cắt giảm quy mô quân đội nhằm thắt chặt ngân sách quốc phòng. Hơn nữa, Iran còn có lợi thế về vị trí địa lý. Máy bay và bộ binh các nước khó có thể đổ bộ vào Iran từ vịnh Ba Tư mà không phải hứng chịu  những tổn thất nghiêm trọng bởi lực lượng phòng ngự ven biển Iran rất giỏi, có đủ khả năng để đẩy lùi bất kỳ cuộc tấn công đầu tiên nào từ đường biển.

Việc giành quyền kiểm soát không phận của Iran cũng không hề dễ dàng bởi nước CH Hồi giáo sở hữu những hệ thống phòng không hiện đại và hiệu quả như Fateh-110, Shahab-2, Zubin, Zelzal…

Chưa hết, Iran còn có những đồng minh đáng gờm như phong trào Hamas ở Palestine và Hezbollah ở Lebanon. Đây là những lực lượng vốn coi Mỹ là “kẻ thù không đội trời chung” và có khả năng tiến hành những cuộc tấn công trả đũa có sức tàn phá lớn. Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến tinh thần dân tộc của người dân Iran. Hiện tại, người dân Iran có thể có sự chia rẽ, mâu thuẫn giữa các phe nhóm nhưng trước một kẻ thù chung là Mỹ, họ có thể đoàn kết lại, tạo thành một sức mạnh khó chống. Theo một cuộc thăm dò dư luận mới đây, người dân Iran cho biết, họ tin là đất nước họ có thể đánh bại cường quốc số 1 thế giới. Người ta còn nhớ khi chính phủ của tổng thống Iraq Sadam Hoetsen với kho vũ khí hầu như chẳng có gì bị thổi phồng để có cớ để Mỹ tấn công mà sau đó Mỹ đã thất bại thảm hại, hàng ngàn lính Mỹ đã chết và hơn 600 tỷ đô-la bị huy động cho cuộc chiến này. Ngày nay người Mỹ cũng không muốn nói tới nó nữa vì đồng nghĩa với thua trân hơn là kẻ chiến thắng. Vậy cuộc chiến tranh với Iran một đất nước hùng mạnh là kẻ đáng gờm thì chắc chắn tổng thống Obama buộc phải cân nhắc không thể cứ nhắm mắt ấn nút theo sự xúi giục của đồng minh Irael được.

2. Hậu quả từ một cuộc tấn công Iran

Mặc dù rất khó chịu với chương trình hạt nhân của Iran nhưng phần lớn các chuyên gia tin rằng, Mỹ sẽ không dại gì tấn công Iran. Ngoài việc dè chừng sức mạnh quân sự của nước CH Hồi giáo, còn có rất nhiều lý do để Mỹ không dám đi nước cờ mạo hiểm là đánh Iran.

Tehran từng cảnh báo, sự đáp trả của họ đối với bất kỳ cuộc tấn công nào vào đất nước họ là vô cùng “đau đớn” và thảm khốc. Đây không phải là lời đe dọa suông. Iran có khả năng để đóng cửa Eo biển Hormuz – một trong những tuyến đường biển quan trọng hàng đầu thế giới trong một thời gian đủ dài để gây tổn thất cho thế giới. 1/3 nguồn cung cấp dầu mỏ cho thế giới đi qua đây nếu tuyến đường này bị chặn đứng thì thế giới sẽ phải đối mặt với hậu quả như thế nào khi bị mất 1/3 nguồn cung cấp dầu mỏ.

Không chỉ gây ảnh hưởng về kinh tế, việc Mỹ và phương Tây phát động một cuộc tấn công vào Iran còn có khả năng phá hoại hình ảnh của những cường quốc này trong mắt người dân thế giới. Người ta đã quá chán ngán với hình ảnh những siêu cường hàng đầu thế giới đi gây chiến khắp nơi, một cuộc chiến nữa có thể sẽ khiến cho uy tín của các nước này sụp đổ.

Ngoài những hậu quả chung đối với thế giới và nước Mỹ nói riêng, một cuộc tấn công vào Iran có gây ảnh hưởng đến cá nhân Tổng thống Barack Obama khi ông này đang chuẩn bị tham gia tái tranh cử nhiệm kỳ mới.

3. Kinh phí cho cuộc chiến với Iran sẽ gấp 5 đến 10 lần so với cuộc chiến Iraq va trong hoàn cảnh kinh tế Mỹ đang loạng choạng nghiêng ngả đi theo dạng chân chữ bát. Ông Obama vừa phải kết thúc cuộc chiến ở Iran và đang nỗ lực giảm dần sự dính líu vào cuộc chiến ở Afghanistan để xoa dịu người dân Mỹ. Người dân ở cường quốc số một thế giới đang bất mãn vì những khoản chi tiêu khổng lồ cho chiến tranh của Mỹ trong khi nền kinh tế trong nước đang lao đao, loạng choạng và các đồng minh ở châu Âu đang phải đối phó với nền kinh tế khủng hoảng thì chẳng thể tiền hô hậu ủng được. Cuộc chiến này sẽ đơn lẻ và cô độc không có mấy người ủng hộ. Một cuộc chiến tranh mới với Iran chắc chắn sẽ là dấu chấm hết cho sự nghiệp của ông Obama và càng giúp Trung quốc tăng cường thế mạnh trên trường quốc tế sớm trở thành cường quốc số một là điều dễ thấy.

4. Việc tấn công Iran không có nghĩa là các cường quốc có thể phá hủy hoàn toàn chương trình hạt nhân của nước này cũng như ngăn chặn được tham vọng hạt nhân của họ mà chỉ kìm hãm nền kinh tế của quốc gia này vài năm, chỉ làm chậm quá trình nước này có được vũ khí nguyên tử nhưng nó sẽ khiến quyết tâm của nước CH Hồi giáo trong việc sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt lại càng trở nên mạnh mẽ hơn. Chính các quan chức Mỹ từng thừa nhận điều này.

Tại sao Mỹ phải mền mỏng thậm chí bị Israel gây sức ép trong hồ sơ tấn công Iran?

Ai cũng biết Irael là đồng minh thân cận nhất của Mỹ và mỗi năm đều đặn nhận được 4 tỷ đô-la của nước đàn anh này viện trợ cho mình cùng nhiều vũ khí hiện đại nhất khác. Tại sao lại có chuyện như vậy khi mà 40 % người dân Mỹ đang sống dưới mức nghèo khó và hàng ngày có 4 triệu người phải xếp hàng nhận đồ ăn? Ngoài lý do lịch sử là người Mỹ và người Do thái đã bị buộc chặt trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 chống phát xít Đức, những nhà doanh nghiệp giầu có, những nhà khoa học người Do thái đã góp phần rất đáng kể làm nên sức mạnh Mỹ trong nhiều thập kỷ qua. Nhưng điều đáng nói là hiện nay hầu như trong bất kỹ nghành nào quan trọng nhất của Hoa kỳ đều chịu sự chi phối của người Mỹ gốc Do thái kể cả bộ máy nhà nước và quốc hội.

Một điều đáng nói là Irael là đồng minh duy nhất của Mỹ tại Trung đông và chính các cuộc chiến tranh giữa quốc gia này với tất cả các quốc gia láng giềng xung quanh đã khiến cho nhiều quốc gia dầu mỏ giầu có phải mua vũ khí của Mỹ đã đem lại cho người đàn anh 200 tỷ mỗi năm. Vì thế một mặt Mỹ luôn bị bẽ mặt trước quốc tế về sự xâm chiếm đất đai va đàn áp người Paletine của Irael nhưng đổi lại cũng chính vì điều này lại có lợi cho Hoa kỹ để có cớ can thiệp vào Trung đông và đem về nguồn tiền khổng lồ về việc bán vũ khí ở khu vực này. Cho nên người ta không ngạc nhiên khi ông Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã lớn tiếng không ngần ngại cảnh báo tổng thống Obama rằng nước này sẽ không chấp nhận tồn tại trong sự lo ngại về một Iran có vũ khí hạt nhân.

Ông thủ tướng này cũng không ngần ngại phản ứng mạnh mẽ tổng thống Mỹ khi nói rằng: “Thật không may, chương trình hạt nhân của Iran vẫn đang tiếp tục. Israel đã chờ đợi giải pháp ngoại giao phát huy hiệu quả, chúng tôi cũng đã chờ cho những lệnh trừng phạt có được kết quả mong muốn. Nhưng không ai trong số chúng tôi có thể chờ lâu hơn nữa”, AFP dẫn lời ông Netanyahu phát biểu tại hội nghị thường niên của Ủy ban các vấn đề công chúng Mỹ – Israel (AIPAC) ở Washington vào tối muộn ngày hôm qua. Là thủ tướng của Israel, tôi sẽ không để người dân của mình sống trong bóng tối của sự diệt vong”, ông Netanyahu nhấn mạnh.

Chính quyền Obama vẫn không tin rằng Iran sẽ quyết định phát triển một vũ khí hạt nhân trong thời gian này, cũng như không cho rằng đây là lúc thích hợp cho một hành động quân sự. Cơ quan tình báo CIA Mỹ công bố rõ ràng điều này nhưng mặc dù vậy Irael rất lo lắng nếu một ngày nào đó Iran có vũ khí hạt nhân trong tay thì tương tai của quốc gia này thực sự không thể có gì để đảm bảo.  Cho nên mặc dù Mỹ vẫn theo đuổi việc chờ đợi những lệnh trừng phạt nhằm vào Iran phát huy tác dụng và Tổng thống Obama đảm bảo với ông Netanyahu rằng Mỹ luôn ủng hộ Israel, nhưng các nhà lãnh đạo Irael vẫn như không nguôi lo sợ bị quốc gia này tiêu diệt mình. Nguời ta đều biết nặc dù các quốc gia trong vùng Vịnh và ở Trung Đông mâu thuẫn nhau, tỵ hiềm nhau, nghi kỵ nhau nhưng đều căm ghét nhà nước Do thái bởi nhiều lý do nhưng lý do chính vẫn là việc người anh em Paletine của họ luôn bị nhà nước này xâm chiếm đất đai và kìm kẹp. Cho nên mặc dù Washington mong giải quyết vấn đề Iran bằng cấm vận và bằng giải pháp ngoại giao, nhưng người Irael không ngần ngại tuyên bố thẳng thừng là họ không chờ lệnh Mỹ cho phép tấn công vào cơ sở hạt nhân của Iran. Trong bài phát biểu sau cuộc gặp gỡ, Netanyahu nói với Obama: “Israel phải có được khả năng luôn tự bảo vệ được chính mình trước mọi hiểm họa. Đó là lý do tại sao trách nhiệm tối cao của tôi trong vai trò thủ tướng của Israel là đảm bảo rằng đất nước tôi luôn làm chủ vận mệnh của mình”. Nhưng oái ăm thay điều mà ai cũng biết là một khi Irael ném bom Iran chẳng thể làm tan vỡ quốc gia này nhưng chắc chắn hàng ngàn hỏa tiễn Iran tấn công trả đũa sẽ buộc Mỹ phải tham chiến cứu họ và nghiễm nhiên trở thành đối đầu trực tiếp với Iran. Cho nên Tổng thống Mỹ mới đây cảnh báo một cuộc tấn công quá sớm nhằm vào Iran sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường và không muốn uống thuốc đắng. Nhưng nước Mỹ vẫn không thể không có nhà nước Do thái và Irael không thể xa Hoa kỳ dù chỉ là một ngày.

Ngày 6 tháng 3 năm 2012.

© Nguyễn Hoàng Hà

© Đàn Chim Việt

 

12 Phản hồi cho “Tính toán về cuộc chiến với Iran đang làm đau đầu Tổng thống Mỹ”

  1. Tôi thấy ủng hộ những quan điểm yêu hòa bình chống chiến tranh và bảo vệ người nghèo Mỹ đang khổ bởi các chính sách hiếu chiến. Tôi đọc bài báo này thấy nên chia xẻ với các bạn.
    Phó chủ tịch Đảng Người Lao động Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định những biện pháp chống lại Syria gần đây của Mỹ có thể sẽ tới Thế chiến thứ 3.
    Phó Chủ tịch Đảng Người Lao động Thổ Nhĩ Kỳ Hasan Basri Ozbey

    Trong một cuộc phỏng vấn trên đài Press TV (Iran) hôm 9-3, Phó chủ tịch Đảng Người Lao động Thổ Nhĩ Kỳ Hasan Basri Ozbey tuyên bố Mỹ và các đồng minh thân cận như Anh và Pháp đang triển khai một kế hoạch nhằm vẽ lại biên giới của một số quốc gia Trung Đông.

    Ông Ozbey lưu ý rằng các biện pháp chống lại Syria của phương Tây có thể dẫn tới sự tan rã của quốc gia hồi giáo này, và hậu quả là châm ngòi cho sự bất ổn tại nhiều quốc gia khác ở Trung Đông.

    Theo quan chức cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ này, khủng hoảng tại Syria chỉ có thể được giải quyết thông qua các giải pháp từ chính Syria, bất kỳ sự can thiệp nào từ nước ngoài chỉ lầm xấu thêm tình hình mà thôi.

    Ông nói thêm rằng chính quyền Syria đã rất nỗ lực giải quyết khủng hoảng qua các tiến trình cải tổ; đồng thời ông Ozbey cũng cảnh báo các kế hoạch vũ trang cho lực lượng đối lập Syria chỉ châm ngòi cho các cuộc tấn công khủng bố tại nước này.

  2. Piter Hoang says:

    Tôi cho rằng bài viết này của ông Hoàng Hà thật chính xác. Tôi yêu quý nước Mỹ và thấy cần phải nói lời thật để hối thúc một chính sách tốt cho nước Mỹ hơn là chiến tranh. Vì vậy tôi thấy không cần góp ý mà tốt nhất xin các bạn đọc một đọa bài báo này: Nhan đề Quản bom mới của kinh tế Mỹ
    Theo báo cáo của Ngân hàng Dự trữ liên bang New York (FEBNY), hiện tổng số tiền thanh niên Mỹ vay để trang trải học phí và các khoản chi khác khi học đại học (nợ sinh viên) đã tăng lên tới 870 tỉ USD. Báo Washington Post so sánh: số nợ này còn cao hơn cả tổng nợ thẻ tín dụng (693 tỉ USD) hay vay mua xe hơi (730 tỉ USD) của người Mỹ. Tổng nợ sinh viên này dự báo sẽ chạm ngưỡng 1.000 tỉ USD trong năm 2012.

    Vẫn theo báo cáo này, 37 triệu thanh niên Mỹ hiện vẫn đang phải “ôm” món nợ sinh viên, bình quân mỗi người là 23.300 USD. Khoảng 10% nợ hơn 54.000 USD, 3% nợ hơn 100.000 USD, khoảng 0,5% nợ tới trên 200.000 USD. Con trai chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke hiện đang học một trường y ở New York, như báo Wall Street Journal tiết lộ ngày 29-2, hiện nợ tới 400.000 USD!

    Không lối thoát

    Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhà báo Mỹ Geoffrey Cain, cộng tác viên tạp chí Time và tờ The Economist, cho biết học phí ở các trường đại học Mỹ rất cao. Do đó phần lớn sinh viên phải vay ngân hàng để trả học phí, mua sách vở và chi trả cho các chi phí sinh hoạt. Trước khủng hoảng tài chính năm 2008, thanh niên Mỹ tin rằng tấm bằng của một trường đại học danh giá chắc chắn sẽ giúp họ xin được việc làm tốt, lương cao, và khi đó họ sẽ có đủ tiền trả nợ sinh viên, rồi mua nhà, mua xe.

    Thế nhưng, khủng hoảng nổ ra, kinh tế Mỹ suy thoái, tỉ lệ thất nghiệp, đặc biệt ở thanh niên, tăng vọt. Dù thất nghiệp Mỹ đã giảm xuống 8%, nhưng như tạp chí Fortune tháng 1-2012 dẫn thông báo của Bộ Lao động Mỹ cho biết, chỉ 61% người từ 20-24 tuổi có việc làm. Nhà báo Cain cho biết nhiều người bạn của anh dù có bằng cấp cao ở các trường đại học lớn vẫn thất nghiệp dài dài suốt nhiều tháng qua.

    Báo cáo của FEBNY cho biết khoảng 47% người vay nợ sinh viên đang phải xin hoãn nợ, nguyên nhân chủ yếu là do không có việc làm. Chỉ khoảng 18% người vay cho biết số nợ vẫn không thay đổi so với quý trước. 29% thừa nhận số nợ của họ đã tăng lên, do lại phải vay thêm để trang trải cuộc sống, và lãi mẹ lãi con dồn lại. Sợ nhất lúc này là bị vỡ nợ, và khi đó họ sẽ mất “định mức tín dụng” cá nhân và rơi vào “sổ đen” của các ngân hàng. Giấc mơ vay tiền ngân hàng để mua nhà riêng, mua xe hơi sẽ tan tành.

    Do đó, nhiều người đành phải chấp nhận làm việc bán thời gian với chưa đến 10 USD/ngày và không được hưởng bảo hiểm y tế. Trang mạng American Observer ước tính hiện có hàng triệu sinh viên Mỹ tốt nghiệp đang phải sống ngắc ngoải trong tình trạng “bán thất nghiệp”.

    Bong bóng mới?
    Theo báo cáo của Ngân hàng Dự trữ liên bang New York (FEBNY), hiện tổng số tiền thanh niên Mỹ vay để trang trải học phí và các khoản chi khác khi học đại học (nợ sinh viên) đã tăng lên tới 870 tỉ USD. Báo Washington Post so sánh: số nợ này còn cao hơn cả tổng nợ thẻ tín dụng (693 tỉ USD) hay vay mua xe hơi (730 tỉ USD) của người Mỹ. Tổng nợ sinh viên này dự báo sẽ chạm ngưỡng 1.000 tỉ USD trong năm 2012.

    Vẫn theo báo cáo này, 37 triệu thanh niên Mỹ hiện vẫn đang phải “ôm” món nợ sinh viên, bình quân mỗi người là 23.300 USD. Khoảng 10% nợ hơn 54.000 USD, 3% nợ hơn 100.000 USD, khoảng 0,5% nợ tới trên 200.000 USD. Con trai chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke hiện đang học một trường y ở New York, như báo Wall Street Journal tiết lộ ngày 29-2, hiện nợ tới 400.000 USD!

    Không lối thoát

    Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhà báo Mỹ Geoffrey Cain, cộng tác viên tạp chí Time và tờ The Economist, cho biết học phí ở các trường đại học Mỹ rất cao. Do đó phần lớn sinh viên phải vay ngân hàng để trả học phí, mua sách vở và chi trả cho các chi phí sinh hoạt. Trước khủng hoảng tài chính năm 2008, thanh niên Mỹ tin rằng tấm bằng của một trường đại học danh giá chắc chắn sẽ giúp họ xin được việc làm tốt, lương cao, và khi đó họ sẽ có đủ tiền trả nợ sinh viên, rồi mua nhà, mua xe.

    Thế nhưng, khủng hoảng nổ ra, kinh tế Mỹ suy thoái, tỉ lệ thất nghiệp, đặc biệt ở thanh niên, tăng vọt. Dù thất nghiệp Mỹ đã giảm xuống 8%, nhưng như tạp chí Fortune tháng 1-2012 dẫn thông báo của Bộ Lao động Mỹ cho biết, chỉ 61% người từ 20-24 tuổi có việc làm. Nhà báo Cain cho biết nhiều người bạn của anh dù có bằng cấp cao ở các trường đại học lớn vẫn thất nghiệp dài dài suốt nhiều tháng qua.

    Báo cáo của FEBNY cho biết khoảng 47% người vay nợ sinh viên đang phải xin hoãn nợ, nguyên nhân chủ yếu là do không có việc làm. Chỉ khoảng 18% người vay cho biết số nợ vẫn không thay đổi so với quý trước. 29% thừa nhận số nợ của họ đã tăng lên, do lại phải vay thêm để trang trải cuộc sống, và lãi mẹ lãi con dồn lại. Sợ nhất lúc này là bị vỡ nợ, và khi đó họ sẽ mất “định mức tín dụng” cá nhân và rơi vào “sổ đen” của các ngân hàng. Giấc mơ vay tiền ngân hàng để mua nhà riêng, mua xe hơi sẽ tan tành.

    Do đó, nhiều người đành phải chấp nhận làm việc bán thời gian với chưa đến 10 USD/ngày và không được hưởng bảo hiểm y tế. Trang mạng American Observer ước tính hiện có hàng triệu sinh viên Mỹ tốt nghiệp đang phải sống ngắc ngoải trong tình trạng “bán thất nghiệp
    Piter Hoang

Leave a Reply to Piter Hoang