WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hồn ở lại Gạc Ma

ĐCV: Ngày này cách đây 24 năm một trận chiến ác liệt đã diễn ra ở đảo Gạc Ma khiến 64 hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam hy sinh. Cũng như cuộc chiến biên giới phía Bắc năm 1979, trận hải chiến bảo vệ Trường Sa này giờ đây hoàn toàn bị quên lãng.

Tờ Tiền Phong là tờ báo hy hữu  duy nhất trong số 7oo đầu báo lề phải hôm nay có bài nhắc tới trận chiến này.

———————————————–

TP24 năm. Thời gian không xóa nhòa những ký ức của binh nhất Phan Văn Đức, để giờ đây, ngày ngày anh thơ thẩn dọc bãi biển Sơn Trà, ngóng về đại dương mịt mù. Hồn anh vĩnh viễn ở lại với Gạc Ma…

Năm 1987, phường Hòa Cường và phường An Hải Tây – Đà Nẵng là nơi có nhiều thanh niên lên đường làm nghĩa vụ quân sự, trong đó, một số chiến sĩ hải quân tham gia trận hải chiến Gạc Ma (14-3-1988), người trở về, người vĩnh viễn nằm lại.

Riêng phường An Hải Tây có 2 chiến sĩ tham gia trận đánh lịch sử này, thì một người đã hy sinh là anh Lê Thế, người còn lại là Phan Văn Đức, hiện còn sống ở tổ 28 phường Mân Thái (quận Sơn Trà).

Hồi ức của một binh nhất

Con đường ngoằn ngoèo dẫn vào nhà anh Phan Văn Đức (1967) ở xóm nghèo Mân Thái dài hun hút.

Anh Phan Văn Đức

Người nhiệt tình dẫn đường – anh Trương Văn Hào – là đồng đội, nhập ngũ một ngày với anh Đức, hiện là Ủy viên BCH hội CCB phường An Hải Tây, lắc đầu: “Đức lại đi lang thang rồi! Nó vẫn thường bị ám ảnh”.

Quá trưa, anh Đức trở về, tóc dài thượt, râu ria tua tủa, người gầy nhom, duy đôi mặt chợt rực sáng khi tôi với anh Hào khơi gợi lại Gạc Ma.

Anh Đức kể, lúc đầu anh gia nhập hải quân, sung vào đội ngũ hậu cần, lo bếp núc, nhưng rồi, hình ảnh những người lính hải quân Trường Sa oai nghiêm thôi thúc anh nhập vào đội công binh xây đảo.

Ngày 9-2-1987 nhập ngũ. Ngày 11-3-1988, anh vinh dự được đứng trong hàng ngũ những chiến sĩ công binh (thuộc Trung đoàn công binh 83) đi trên tàu HQ 604 thẳng tiến bãi Gạc Ma.

Chiều 13-3, tàu HQ 604 đậu cách Gạc Ma chừng 1km, bắt đầu đưa vật liệu lên xây dựng đảo. Anh Đức thuộc tốp đầu tiên xuống nước. Dân biển, giỏi bơi lội nên chuyện đó rất dễ dàng.

Anh Đức kể, chiều 13-3, tàu hộ vệ Hải quân Trung Quốc tới, bắt đầu bắc loa uy hiếp tàu mình bằng tiếng Việt. Khoảng 6h hôm sau, bắt đầu xảy ra chiến sự, anh Đức là một trong những người đầu tiên rời tàu HQ 604, bơi vào cùng anh em giữ đảo.

Một nhóm chiến sĩ Việt Nam quyết tâm canh giữ ngọn cờ Tổ quốc. “Hồi đó, tui chỉ biết mỗi thằng Lanh (Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh, người bị thương nặng trong hải chiến – PV).

Khi hai bên giáp lá cà, bên chúng ta một người bị bắn gục, thằng Lanh giành được lá cờ, lao vào ăn thua đủ với 2 lính bên kia. Từ đây phía bên kia bắt đầu xả đạn…”.

Anh Đức may mắn thoát khỏi tầm đạn bởi tài bơi lặn của một dân chài. Triều cường lên, bãi Gạc Ma chìm hơn nửa mét nước. Anh Đức lao mình xuống biển, thoát khỏi làn đạn, bơi trở lại tàu HQ 604.

Nhưng vừa mới ngóc đầu lên lấy hơi thì một tiếng bùm. Phát pháo đầu tiên bắn vào khoang chỉ huy – thông tin tàu HQ 604, rồi liên tiếp nhiều phát pháo khiến mạn vỡ, ván bay tung tóe, tàu từ từ chìm.

“Tui bơi ngược trở lại, may mắn vớ được tấm ván, vừa cố dìu một chiến sĩ ta bị thương thì bất thần làn đạn cày qua bắp tay, đau nhói” – anh Đức nhớ lại.

Binh nhất Phan Văn Đức cùng một số chiến sĩ may mắn sống sót, sau đó được tàu đưa về đảo Sinh Tồn cứu chữa, may mắn đạn chỉ sượt qua phần mềm. Nhưng vết thương trong tâm trí thì mãi không lành.

Gạc Ma ở trong tim

Không đến nỗi hô xung phong giữa thời bình, nhưng ngày ngày anh thơ thẩn ngoài bãi biển Sơn Trà, ngóng ra đại dương bao la. Người đàn ông tóc lòa xòa phất phơ trong gió, ngắm thuyền bè qua lại.

Anh Trương Văn Hào nói: “Chỗ bạn bè, nhập ngũ một ngày, Đức ra nông nỗi thế, tôi buồn lắm. Từ ngày xuất ngũ, dường như Đức trở thành người khác, không còn hoạt bát, lanh lẹ như trước nữa.

Anh Phan Văn Minh, em trai anh Đức, kể: “Sau trận chiến tháng 3-1988 ở Gạc Ma, cả gia đình tui nghĩ anh Đức chết rồi, bởi dễ gần tháng không tin tức, thơ từ về nhà. May một lần có người bà con đi học ở Nha Trang, vô tình gặp anh Đức ở đó, mới hay anh còn sống”.

Anh Đức kể, hằng đêm, trong giấc ngủ, hải chiến Gạc Ma cứ hiển hiện trong đầu. “Không cách nào dứt ra được, hơn 10 năm nay, bằng mọi cách mà vẫn thế. Giờ ăn chay trường, thấy trong lòng đã thanh thản, nhẹ nhõm hơn nhiều”.

Ấm tình đồng đội

 

Thả vòng hoa tưởng niệm 64 liệt sĩ đã hy sinh ngày 14-3-1988.

Binh nhất Phan Văn Đức xuất ngũ, trở về với giấy tờ đầy đủ, nhưng rồi không hiểu sao, anh vẫn không chịu nộp các loại giấy này để làm chế độ. Đến năm 2006, khi cơn bão Xangsane ập vào Đà Nẵng, nhà anh sập, đồ đạc xáo trộn, giấy tờ mất hết.

Hỏi vì sao không nộp giấy tờ, anh lắc đầu không nói. Chuyện này chỉ có người bạn của anh là anh Trương Văn Hào biết. “Tôi với Đức nhập ngũ rồi xuất ngũ cùng ngày, giờ tôi lại làm trong BCH hội CCB phường An Hải Tây, cùng nhiều đồng đội biết rõ Đức lắm, nhưng đành chịu. Không giấy tờ thì biết làm sao.

Mà tính Đức nó thế, Gạc Ma lùi xa 24 năm rồi mà với nó như mới ngày hôm qua. Anh em đồng đội như tôi, anh Tấn… chỉ thỉnh thoảng hỏi thăm. Mỗi người một số phận”.

Ngôi nhà cấp 4 xập xệ trong xóm nghèo của anh Phan Văn Đức trống hoác, vật dụng đáng kể nhất là chiếc tivi và bộ máy vi tính của con trai.

Hơn 10 năm, anh Đức không nghề nghiệp, xong bữa cơm lại lang thang ra biển, lên núi Sơn Trà. Anh nói: “Nhiều người tưởng tôi bị điên, tôi cũng buồn lắm. Làm đàn ông mà không lo nổi cho gia đình. Vợ buôn bán lặt vặt, may là 2 đứa con lớn, tự lo được rồi. Tôi chỉ áy náy nhất là thằng Tùng con thứ 2, học đại học được một năm rồi nhưng không có tiền nộp đành bỏ ngang. Đó là lỗi lớn của tôi, không của ai hết”.

Rồi lại hóng mắt ra biển, Đức nói với tôi, mà như thì thầm với chính mình: Tôi vẫn còn may mắn chán, được sống sót trở về, được sống trong hơi ấm đồng đội những ngày gặp mặt.

Dù sống thế nào, tim tôi vẫn không hổ thẹn vì luôn nhớ đến Gạc Ma, nhớ đến câu nói bất tử của anh Phương: Không được lùi bước, phải để cho máu mình tô thắm lá cờ Tổ quốc và vinh quang Quân chủng”.

Tháng 4-2008, 20 năm sau hải chiến Trường Sa, tôi – người viết bài này có dịp đi Trường Sa trên tàu HQ 996. Ngày tàu rời đảo chìm Cô Lin, như thông lệ toàn tàu thắp nén hương và thả vòng hoa làm lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ Gạc Ma.

Trên boong HQ 996, tôi lặng người hồi tưởng những thước phim các anh ngã xuống. Bởi thế, trước binh nhất Phan Văn Đức thẫn thờ nhìn ra biển giữa khung cảnh thanh bình, tôi hiểu được anh.

Xin trích bài tưởng niệm của trưởng đoàn công tác Trường Sa trên tàu HQ 996 vào tháng 4-2008 hồi đó là Trung tướng Bùi Văn Huấn (Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, nay là Thượng tướng): Biển đảo của Tổ quốc ta chưa thực sự bình yên. Chúng tôi, những người đang tiếp tục sự nghiệp của các đồng chí, xin thề trước anh linh tổ tiên, trước hương hồn các đồng chí, xin nhắn gửi tới thế hệ mai sau, quyết tâm bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa – một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc trên biển Đông.
Tôi vẫn còn may mắn chán, được sống sót trở về, được sống trong hơi ấm đồng đội những ngày gặp mặt. Dù sống thế nào, tim tôi vẫn không hổ thẹn vì luôn nhớ đến Gạc Ma. - Phan Văn Đức

Nam Cường (Tiền Phong)

2 Phản hồi cho “Hồn ở lại Gạc Ma”

  1. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Thật là chán những chuyện phóng đại của mấy anh phóng viên lề phải !

    Theo con mắt chuyên môn tôi nghĩ, anh binh nhì Phan Văn Đức có thể bị:

    1/
    Chấn thương sọ não (Trauma crânien) trong khi giao chiến với địch, bởi sức ép của pháo nổ khi anh đang ngụp lặn trong nước. Từ đó có những hậu quả về rối loạn tâm trí.

    Wikipedia
    La notion de traumatisme crânien ou traumatisme cranio-cérébral (TCC) couvre les traumatismes du neurocrâne (partie haute du crâne contenant le cerveau) et du cerveau.

    2/
    Chắc chắn khi chứng kiến thảm kịch trên anh phải bị POST-TRAUMATIC STRESS SYNDROME (PSS)

    Posttraumatic stress disorder (PTSD) is a severe anxiety disorder that can develop after exposure to any event that results in psychological trauma. This event may involve the threat of death to oneself or to someone else, or to one’s own or someone else’s physical, sexual, or psychological integrity, overwhelming the individual’s ability to cope. As an effect of psychological trauma, PTSD is less frequent and more enduring than the more commonly seen acute stress response. Diagnostic symptoms for PTSD include re-experiencing the original trauma(s) through flashbacks or nightmares, avoidance of stimuli associated with the trauma, and increased arousal—such as difficulty falling or staying asleep, anger, and hypervigilance. Formal diagnostic criteria (both DSM-IV-TR and ICD-10) require that the symptoms last more than one month and cause significant impairment in social, occupational, or other important areas of functioning

    Khốn nạn nhất là sau khi được cứu sống và phải giải ngũ, anh không được sự quan tâm giúp đỡ (đúng mức) ở địa phương, cho nên số phận mới thê thảm như đã thấy

    Lại Mạnh Cường

    • Sông Hàn says:

      Bác Lại quý mến,
      Xin đừng trách mấy anh phóng “TRÒN” lề phải. Trình độ của họ chỉ đến mức đó thôi. Làm sao mà sánh được với Dr. Lại nhà mình!
      Ngay cả “Tiến sĩ “Nguyễn phú trọng thì cũng rứa!

Leave a Reply to LẠI MẠNH CƯỜNG