WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chống học tiếng Hoa thế nào cho đúng?

Trước hết tôi muốn nhấn mạnh học để biết thêm tiếng Trung là điều rất nên trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay và trong mối quan hệ giữa Trung Quốc với phần còn lại của thế giới đang ngày mỗi mở rộng hơn cùng với sự phát triển kinh tế, quốc phòng của cường quốc này.

Biết thêm ngoại ngữ là đáng quý

Ở thế hệ tôi, trong những năm 60 của thế kỷ trước, cùng với tiếng Nga, tiếng Trung đã đuợc đưa vào chương trình giáo dục từ cấp II, tức từ lớp 5 hồi đó.

Vào thời bấy giờ, đeo khăn quàng đỏ hát vang “Hà Nội, Bắc Kinh, Mạc Tư Khoa – Dập dìu thành phố hát lên lời chan hoà – Nhiệt tình đoàn kết anh em Việt – Trung – Xô…”, chúng tôi say mê, tự hào được học hai ngôn ngữ của những người anh đầu đàn trong phe xã hội chủ nghĩa!

Nhưng chỉ được mấy năm. Không biết cuộc xung đột biên giới Xô-Trung nổ ra và sự rạn nứt không thể hàn gắn giữa hai nước có tác động gì vào chương trình giáo dục hay không, nhưng lên cấp III tiếng Trung bị loại bỏ, chỉ còn tiếng Nga. Tất cả học sinh miền Bắc bấy giờ nuôi hoài bão chung của lão nông dân trong thơ Tố Hữu: được đi Nga du học, nên rất chăm chú học tiếng Nga.

Vào thập kỷ 90, khi Ba Lan không còn là nước cộng sản, buôn bán bắt đầu nhộn nhịp, hàng hoá Trung Quốc tràn ngập và cạnh tranh mạnh vì giá rẻ, cộng đồng người Việt sinh sống tại Ba Lan tấp nập nhắm hướng gió Đông, ban đầu đi Hongkong, sau đó đến nhiều miền của Trung Quốc đặt hàng quần áo, giày dép, nhập về thị trường Nga và các nước Đông Âu khác.

Không ngờ vốn tiếng Trung ít ỏi từ hồi bé đã giúp tôi hữu hiệu trong những lần giao thiệp ở Hongkong và trên Trung Hoa lục địa.

Vốn liếng ngôn ngữ “còm” của tôi được tiếp nhận bao dung và khích lệ bởi những người bạn hàng Trung Quốc, gây nên những tiếng cười sảng khoái, thân thiện khi tôi phát âm sai, hoặc chỉ nói đuợc vài tiếng mà cũng cố gằng đùa vui vẻ với các cô gái phục vụ ở nhà hàng, khách sạn hay nơi sản xuất.

Từ những trải nghiệm qua nhiều nước, tôi luôn khuyến khích các con mình học ngoại ngữ. Biết ít cũng được, nhưng biết thêm thứ tiếng nào là thêm một dấu cộng tích cực cho cuộc sống, tôi dạy các con như thế.

Hai con trai nhỏ của tôi hiện nay, từ lúc 5 tuổi đã học ở trường của đại sứ quán Pháp tại Ba Lan, trong đó ngoài tiếng Pháp, người ta dạy thêm tiếng Anh. Cả hai đứa nói giỏi tiếng Ba Lan vì được gửi nhà trẻ và mẫu giáo từ bé. Khi ở nhà chúng tôi nói chuyện với con chỉ bằng tiếng Việt, mà tôi thường nói đùa xem như một ngoại ngữ của trẻ em Việt sinh ra và lớn lên ở nước ngoài. Mỗi lần chúng về Việt Nam, bà ngoại còn thuê cô giáo dạy thêm viết và đọc. Có lẽ nhờ sớm quen nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau, khi sang Mỹ, hai đứa nhanh chóng đuổi kịp bạn bè trong lớp, không gặp khó khăn bao nhiêu về tiếng Anh trong buổi ban đầu.

Khi nói đến tiếng Nga, người Việt ở Hoa Kỳ có thể cảm thấy xa lạ, nhà quê, nhưng có lẽ không nhiều người biết rằng, trước khi giữ các trọng trách của chính phủ dưới thời Tổng Thống Bush cha và Tổng thống Bush con, bà Condoleeza Rice là Tiến sĩ khoa học xã hội, một trong những giáo sư Xô-Viết học nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ. Bà không cần phiên dịch, nói chuyện bằng tiếng Nga trực tiếp với Putin trong những lần gặp gỡ.

Tôi thích câu nói của một bạn trên Facebook: Thậm chí rất nên học tiếng của kẻ thù.

Không rõ ràng và mâu thuẫn

Thông qua báo chí, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT) vừa công bố lấy ý kiến dư luận về dự thảo chương trình đưa tiếng Hoa vào cấp tiểu học và trung học cơ sở. Theo đó, tiếng Hoa sẽ được giảng dạy ở hai cấp học này với số lượng 4 tiết mỗi tuần (báo Giáo dục Việt Nam ngày 13/3/2012).

Tôi nhận thấy nội dung của công bố lúc đầu đăng trên báo chí là không rõ ràng, gây ngộ nhận.

Trước hết, dùng “tiếng Hoa” chung chung, Bộ GD & ĐT làm người tiếp nhận bị lúng túng, không biết tiếng Hoa ở đây là tiếng cụ thể nào, của địa phương nào, hay là tiếng Trung nói ở thể Quan Thoại chuẩn là ngôn ngữ chính thức của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa như trong thập niên 60.

Trong thực tế, Hoa ngữ chỉ là một trong họ ngôn ngữ Trung Quốc có ngữ điệu thuộc hệ ngôn ngữ Hán-Tạng: Hán ngữ, Hoa ngữ, hay Trung văn (Hànyǔ, Huáyǔ, hay Zhōngwén). Mặc dù văn viết (wén – 文) giống nhau từ đầu thế kỷ 20 là bạch thoại (nghĩa là thứ tiếng bình dân dựa trên tiếng Quan Thoại) được sử dụng gần như cùng một bộ chữ Trung Quốc, nhưng các địa phương trên lãnh thổ Trung Quốc có “văn nói” (yǔ – 語) rất đa dạng, theo Wikipedia.

Theo thông tin được cập nhật hôm sau thì thấy Bộ GD & ĐT xác dịnh đối tượng học tiếng Hoa là “học sinh dân tộc Hoa ở Việt Nam”. Một loạt câu hỏi khác xuất hiện từ điểm này.

Nếu phổ cập 4 tiết mỗi tuần trong các trường, vậy vào các giờ học tiếng Hoa, học sinh không phải sắc tộc Hoa sẽ nghỉ học? hay là sẽ có riêng lớp và giờ phụ trội cho học sinh sắc tộc Hoa?

Tại sao sắc tộc Hoa được ưu đãi học tiếng mẹ đẻ, trong khi rất nhiều dân tộc thiểu số khác song song tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam và vượt trội sắc tộc Hoa về dân số, thì không?

Kết quả tổng điều tra dân số chính thức của Tổng cục Thống kê năm 2009 cho thấy dân số các sắc tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam như sau: Dân tộc Tày có 1.626.392 người – Dân tộc Thái có 1.550.423 người; Dân tộc Mường có 1.268.963 người – Dân tộc Nùng có 968.800 người – Dân tộc Khmer có 1.260.640 người – Dân tộc Chăm có 132.873 người – Dân tộc Hoa có 823.071 người (tập trung nhiều nhất tại Sài Gòn, Đồng Nai, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Bình Dương, Bắc Giang ).

Như vậy nếu xét trên phương diện bình đẳng xã hội thì thứ tự ưu tiên chính đáng phải thuộc về các dân tộc thiểu số khác chứ không thuộc về người Hoa.

Rõ ràng chính sách phân biệt đối xử này trái với đạo đức và chắc chắn không được xã hội chấp nhận. Mặt khác, trong thực tế các dân tộc thiểu số tại Việt Nam vẫn có trường lớp dạy thêm tiếng mẹ đẻ. Một chính sách đúng đắn là hỗ trợ và khuyên khích nhân rộng học tiếng mẹ đẻ trong các cộng đồng, chứ không phải là đưa thành chương trình phổ cấp tại các trường trong khi nhà nước không đủ sức bao sân hết tất cả các sắc tộc.

Cũng theo tinh thần của Bộ GD & ĐT, thì tiếng Hoa cho học sinh sắc tộc Hoa, chứ không phải Trung văn là ngoại ngữ chính thức trong cho hệ tiểu học và trung học cơ sở.

Theo tôi, nếu trong tương lai, tiếng Trung được đưa vào chương trình giảng dạy là điều tốt, nhưng nên là ngoại ngữ thứ hai trong nhóm các ngoại ngữ khác mà học sinh có thể tuỳ ý tự chọn sau tiếng Anh.

Việt Nam cũng nên học tập các quốc gia có hệ thống giáo dục văn minh, có kinh nghiệm lâu đời, tức là ngoại ngữ thứ hai được tự chọn bắt đầu từ cấp II chứ không bắt đầu từ tiểu học.

Đổ lửa vào thùng thuốc súng

Nếu không phải là cố ý với ẩn ý nào đó, tôi cho rằng dự thảo đưa tiếng Hoa vào nhà trường của Bộ GD & ĐT trong tình hình hiện nay là ngu xuẩn.

May mắn cứu vớt cho sự ngu xuẩn này là Bộ GD & ĐT đã đưa ra xin ý kiến rộng rãi của dư luận, chứ chưa phải là sự thực thi hay thử nghiệm.

Không cần phân tích nhiều, suốt trong thời gian dài, nổi cộm từ năm 2009 và đỉnh điểm từ mùa hè năm 2011, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đối với Trung Quốc và đối với dân đã làm mất hoàn toàn niềm tin vào sự chính danh của chế độ.

ĐCSVN đã và đang trắng trợn đưa đất nước vào sự lệ thuộc và vòng khống chế của Trung Quốc về kinh tế, an ninh quốc phòng và xã hội.

Chúng ta có thể bắt đầu bằng sự kiện khai thác Bauxite Tây Nguyên trong năm 2009. Bất chấp ba lần viết thư kêu gọi của Tướng Giáp, làm ngơ trước các ý kiến phản biện của nhiều đại biểu quốc hội, trước thư thỉnh nguyện với hai ngàn chữ ký của các chuyên gia, trí thức và công dân Việt Nam cảnh báo rủi ro kinh tế, nguy cơ ô nhiễm môi sinh và an ninh quốc phòng trên vùng chiến lược, ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn vội vã cho Trung Quốc thực hiện dự án, mà hôm nay bê bối diễn ra đang kéo theo nhiều ngàn tỷ đồng đầu tư ngoài dự toán.

Tiếp đến, việc thay đổi ngày đã định cho lễ kỷ niệm Ngàn năm Thăng Long – Hà Nội đúng vào ngày quốc Khánh Trung Quốc, ngày 1 tháng 10, đồng thời dự tính cho ra mắt bộ phim “Lý Công Uẩn – Đường tới Thăng Long” được đầu tư tiền tỷ và bị Hán hoá gần như 100%, đã làm cho dân chúng sửng sốt và bất bình.

Người Hoa hiện đang nắm trong tay gần 300 ngàn hécta rừng đầu nguồn của Việt Nam với hợp đồng thuê 50 năm. Không chỉ riêng dân chúng bình thường, hành vi này đã bị các lão tướng Đồng Sĩ Nguyên, Nguyễn Trọng Vĩnh cùng nhiều nhà cách mạng lão thành sừng sỏ khác phê phán dữ dội.

Người Trung Quốc đã và đang thực hiện hơn 90% tổng thầu EPC những đề án đầu tư công quan trọng nhất của Việt Nam. Việt Nam sẽ lệ thuộc lâu dài vào công nghệ lạc hậu, dịch vụ bảo trì, trong khi công trình nào cũng có vấn đề, không bàn giao chậm thì trục trặc kỹ thuật. Từ các công trình này, hàng chục ngàn công nhân Trung Quốc ngang nhiên có mặt ở nước ta trên khắp ba miền, còn nhà nước dường như phủi tay bất lực trước tình trạng lao động bất hợp pháp của họ và các vụ gây rối trật tự xã hội do họ gây ra.

Suốt từ năm 2007, mạnh tay và rộng khắp từ hè năm 2011, ĐCSVN đàn áp thô bạo những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc gây hấn trên biển đảo Việt Nam. Hành động yêu nước của nhân dân bị nhà cầm quyền mặc nhiên xem như tội phạm. Công an không ngừng sách nhiễu, trấn bức, bắt giữ tuỳ tiện các biểu tình viên, điển hình nhất là không có xét xử của toà án, đưa chị Bùi Thị Minh Hằng vào trại cải tạo giáo dục một cách phi lý, ngông cuồng, vi phạm cả hiến pháp của chính chế độ.

Rồi tỉnh Lào Cai đi theo vết đổ của Hà Nội, cũng đổi ngày thành lập tỉnh trùng với ngày quốc khánh Trung Quốc. Tiếp theo là các sự cố cờ Trung Quốc 6 sao xuất hiện trên đài truyền hình quốc gia Việt Nam và trong buổi đón tiếp Tập Cận Bình, ông chủ tương lai của Trung Nam Hải.

Hàng triệu người Việt cay đắng và xót xa trước sự im lặng nhục nhã của các phương tiện truyền thông nhà nước trong các ngày kỷ niệm tưởng nhớ các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh chống lại bành trướng Bắc Kinh, bảo vệ Tổ quốc.

Danh sách có thể còn rất dài nữa, nhưng thiết nghĩ đã quá đủ để chứng minh cho bản chất qụy lụy Trung Quốc của ĐCSVN, âm mưu bán rẻ lợi ích và chủ quyền đất nước để duy trì độc quyền cai trị và đặc lợi để làm giàu riêng.

Cho nên, thông tin đưa tiếng Hoa vào trường phổ thống cơ sở, lại đúng ngay vào ngày tưởng nhớ 64 chiến sĩ đã bỏ mình trong cuộc đối đầu chống Trung Quốc xâm lược quần đảo Trường Sa trong ngày 14/03/1988, ngay tức khắc trở thành mồi lửa ném vào thùng thuốc súng căm giận.

Các diễn đàn điện tử trong và ngoài luồng sôi sục mấy hôm nay. Trên Facebook người ta lập “Hội phản đối Bộ giáo dục dạy tiếng Hoa trên lãnh thổ Việt Nam”. Đọc các comments trên mạng mới thấy dư luận biểu thị thái độ phẫn nộ kinh hoàng như thế nào.

Trịnh Kim Tiến, một cô gái trẻ từng tham gia biểu tình chống Trung Quốc viết: “Khi nào chó sủa được tiếng người thì may ra mình mới cho con mình đi học tiếng Hoa, còn nếu không thì chó mãi mãi chỉ được làm chó”.

Có thể phản ứng của một số người hơi thái quá, như tôi đã phân tích ở đầu bài viết về việc học tiếng Trung. Nhưng, trước sự thật về một tiến trình của dân tộc Việt ngày càng gần tới đích bị Hán hoá như Ngàn năm Bắc thuộc trong lịch sử quá rõ ràng qua danh sách các sự kiện nêu trên, thì phản ứng dù thái quá hơn nữa, cũng là điều dễ hiểu và không có gì ngạc nhiên!

Kiệt sức

Học sinh đang “lùn” vì học quá tải?” là bài viết mô tả sức nặng của chiếc cặp đựng sách vở với quá nhiều môn học, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và sự trưởng thành của các em học sinh nhỏ.

Trong khuôn khổ hướng dẫn của Bộ GD & ĐT về thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012 đối với giáo dục tiểu học theo hướng điều chỉnh nội dung, giảm tải các môn học và hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, bài báo trích lời ông Trần Thành Mỹ, giám đốc Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM cho biết “tình trạng vẹo cột sống ở tuổi học đường được đánh giá là loại tật có chiều hướng gia tăng ở học sinh với tỉ lệ rất đáng lo ngại, đứng thứ nhì sau cận thị học đường. Tật này chủ yếu là do mang vác nặng, quá sức, hoặc mang vác lệch một bên, liên tục trong thời gian dài”.

Mới đây, ngày 29/2/2012, bài “Càng giảm tải càng quá tải” cho thấy “sau nhiều lần Bộ GD & ĐT thay sách giáo khoa, nhưng quá tải vẫn hoàn quá tải khiến dư luận bức xúc. Năm học 2011-2012, Bộ đã triển khai giảm tải chương trình từ tiểu học đến trung học phổ thông. Tuy nhiên sau hơn 5 tháng triển khai, ghi nhận từ các trường cho thấy việc giảm tải còn vụn vặt, thiếu logic, và dường như chỉ là cách đối phó nhằm làm “hài lòng dư luận”.

Một bài khác với tựa đề “Quá tải vì… bồi dưỡng học sinh giỏi” cho thấy, “ngoài lịch học thêm kín mít, học sinh ở nhiều trường còn phải “chạy đua” học các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi, mặc dù có em chỉ đạt học lực trung bình”.

Bài báo dẫn lời một phụ huynh: “Thấy con về bảo được đi bồi dưỡng học sinh giỏi mà giật mình vì lực học của con ở cấp I chỉ trung bình. Giờ ngày nào con tôi cũng ngập trong bài tập cô giao, không có thời gian nghỉ ngơi. Gia đình vừa mừng lại vừa lo con quá sức”.

Trong tình cảnh học hành ở Việt Nam như thế mà Bộ GD & ĐT lại định cho thêm 4 tiết tiếng Hoa (hay tiếng Trung) mỗi tuần nữa lên đôi vai bé bỏng của các em nhỏ ư?

Kết luận

Mọi giải trình nên hay không nên với đề án bắt các em tiểu học và trung học cơ sở học thêm Trung văn hay tiếng Hoa cho riêng sắc tộc Hoa, đều vô ích. Có quá nhiều thứ không hợp lý, lủng củng, mâu thuẫn và chưa thích ứng!

Bộ GD & ĐT đang đứng trước ngổn ngang, bề bộn của vô số các việc khác phải làm và hoàn thiện, trước khi có thể tham lam, phản khoa học, chất thêm sức nặng vào con thuyền chịu đựng của học sinh mà nước đã sắp tràn vào.

Còn nếu vì sự lệ thuộc, bám chân Trung Quốc mà vội vã thực hiện thì hậu quả là sự chống đối của toàn dân sẽ còn lên cao hơn gấp bội!●

© 2012 Lê Diễn Đức – RFA Blog

38 Phản hồi cho “Chống học tiếng Hoa thế nào cho đúng?”

  1. Võ Hưng Thanh says:

    GIÁO DỤC VÀ Ý THỨC DÂN TỘC

    Phần lớn những người bình dân trong xã hội mà người ta gọi là quần chúng, đại chúng, hay công chúng đều chỉ nhằm hướng đến cái lợi cá nhân. Điều này đúng ở mọi nơi, mọi thời, mọi quốc gia, mọi dân tộc, chẳng có gì sai biệt giữa nhau cả. Bởi vậy chỉ có những người hiểu biết, có ý thức ra làm việc xã hội, việc nước mới nghĩ đến cái chung, đến lợi ích cộng đồng hay quốc gia, đất nước, là trước nhất. Đó là ý nghĩa tinh hoa của chính quyền, của chế độ, của bất kỳ nhà nước nào trong lịch sử ở khắp nơi trên thế giới. Nhưng cũng có khi có những chế độ, những chính quyền, những nhà nước để lại dấu ấn không tốt trong lịch sử. Các bằng chứng còn lại thuộc mọi loại đó cho thấy những nhà nước, những chế độ, những thể chế đó không hội tụ được những thành phần tinh hoa, mà xen trong đó có những thành phần phi tinh hoa hay phản tinh hoa. Điều này cũng đúng cho mọi quốc gia, dân tộc mà không phải biệt lệ cho riêng trường hợp nào. Thế nên thời quân chủ có những minh quân mà cũng có những hôn quân. Thời tự do có những nền dân chủ mà cũng có những chế độ độc tài. Thời cách mạng, cũng có những cuộc cách mạng thành công, kết quả thật sự, mang lại các lợi ích cộng đồng nói chung, nhưng cũng có những cuộc cách mạng đẻ non, chết yều, hoặc mang lại các hệ lụy phản xã hội, phản cách mạng, không nói hết cho cùng được. Do đó cũng thấy được rằng nguyên lý gốc, hay nguyên lý nền tảng của tính cách nhân bản trong xã hội loài người là nguyên lý chọn lọc, nguyên lý tinh hoa, tức nguyên lý trí thức, đạo đức, không phải nguyên lý bạo lực, tính cách chuyên chính, hoặc bản thân vô sản như Các Mác đã từng xúi bậy. Từ đó cũng thấy được rằng ý nghĩa của giáo dục là tính chất khoa học, tính chất đạo đức, tính chất truyền thống, tính chất hiện đại, mà không phải tính chất giáo điều, phản khoa học, phi khoa học, mánh lới, hay chỉ thuần túy tuyên truyền chính trị là chính yếu, trọng tâm hoặc cốt lõi. Điều đó cũng sẽ cho thấy người làm giáo dục, tức người soạn chương trình có đúng nghĩa, đúng giá trị, đúng tính cách là người có giáo dục hay có năng lực giáo dục hay không. Những người nào soạn các chương trình giáo dục mà dài dòng, luộm thuộm, lạc hậu, phản khoa học, kém hiện đại, kém chọn lọc, thậm chí lạc hậu, dối gạt về mặt này hay mặt khác, mang tính chính trị hóa phi khoa học quá nhiều, đó có thể nói là những người kém ý thức giáo dục, kém ý thức dân tộc, hay nói trằng ra là không có lòng yêu con người, yêu xã hội, yêu đất nước, mà chỉ yêu cái lợi riêng cho mình. Nói cách khác những người làm nhiệm vụ giáo dục, những người giao nhiệm vụ giáo dục, kiểm soát nền giáo dục, nếu để lại những thành tựu phi hay phản giáo dục đúng nghĩa thật sự, cũng đều là những kẻ kém giáo dục hay kém ý thức dân tộc hoặc xã hội chân chính thật sự. Ngay như chính sách giáo dục về ngoại ngữ cũng vậy. Phải nhận thấy ngoại ngữ chỉ là phương tiện, là công cụ, mà không phải là mục đích. Ngoại ngữ là công cụ tối cần để tiếp thu tinh hoa của người, tiếp thu thành quả nhân loại. Nhưng nếu ngoại ngữ chỉ là mục đích nhằm giao lưu, nhằm chạy theo người, nhằm phục vụ người, thì đó chính là loại ý nghĩa của ý thức làm thuê, của loại mục đích nô lệ, hay thậm chí loại lợi khí thôn tính cho nước ngoài. Do đó, chẳng hạn sở dĩ phải học và dạy tiếng Anh, Pháp … cho học sinh, là bởi vì công cụ khoa học và giao lưu quốc tế. Còn tiếng Hoa cũng quan trọng để dạy cho bậc Trung học và bậc đại học vì là công cụ của văn hóa, của giao lưu quốc tế. Nhưng tiếng đem dạy cho bậc tiểu học là điều phi lý và mang tinh thần vọng ngoại, nô lệ. Bởi vì học sinh tiểu học thì hoàn toàn còn non kém về ý thức, rất dễ bị mua chuộc sau này. Đem tiếng hoa dạy cho bậc tiểu học chẳng khác giao trứng cho ác. Còn nếu dạy riêng cho sắc tộc Hoa cũng chỉ ngụy biện. Bởi sắc tộc Hoa ở trên nước VN là bộ phận của dân tộc VN, không có gì phân biệt hay ưu tiên hơn so với mọi dân tộc khác của VN được cả. Một luận điều giáo dục nào đó được đưa ra nếu mang tính cách ngụy biện, ngụy tạo, cũng đều phản ảnh tâm thức có vấn đề của những người nào chủ trương các đường hướng giáo dục không minh bạch, trái với cả các yêu cầu đúng đắn, khách quan như thế.

    NON NGÀN
    (17/3/12)

  2. Bần-Nông says:

    Trong quốc nội ĐCSVN đang âm mưu “Hán hóa” toàn dân Việt, còn CĐNV HN đã & đang “phân hóa”. Cái gì cũng là “hóa”. Nếu có kiếp sau, tôi cũng cầu xin mình được “hóa” thành vật thể chi “vô tri, vô giác” để ko phải cảm thấy nhục nhả.

  3. maison says:

    Đọc thơ Đường bằng tiếng Quan Thoại, thường thường bị lạc vận

  4. maison says:

    月下獨酌 李白
    http://www.youtube.com/watch?v=F-z1fCIE8Mc

    Phát âm cổ Trung Hoa

    Ngyat ghrax duk cjak
    lix brak

    (臻攝,真韻、諄韻)
    花間一壺酒 獨酌無相親
    舉杯邀明月 對影成三人
    月既不解飲 影徒隨我身
    暫伴月將影 行樂須及春

    Nguyệt hạ độc chước
    Lý Bạch

    Hoa gian nhất hồ tửu – Độc chước vô tương thân
    Cử bôi yêu minh nguyệt – Đối ảnh thành tam nhân
    Nguyệt ký bất giải ẩm – Ảnh đồ tùy ngã thân
    Tạm bạn nguyệt tương ảnh – Hành lạc tu cập xuân

    Phát âm Quan Thoại

    Yuè xià dú zhuó
    Lǐ Bái

    Huā jiān yī hú jiǔ – Dú zhuó wú xiāng qīn
    Jǔ bēi yāo míng yuè – Duì yǐng chéng sān rén
    Yuè jì bù jiě yǐn – Yǐng tú suí wǒ shēn
    Zàn bàn yuè jiang yǐng – Xíng lè xū jí chūn

  5. maison says:

    骆宾王, 咏鹅

    鹅, 鹅, 鹅,
    曲项向天歌。
    白毛浮绿水,
    红掌拨清波。

    Âm Quan Thoại:

    Luò bīn wáng yǒng é

    É,é,é,
    Qū xiàng xiàng tiān gē。
    Bái máo fú lǜ shuǐ,
    Hóng zhǎng bō qīng bō.

    ****
    Lạc Tân Vương (năm 640 -684) , Vịnh Nga

    Nga,nga,nga,
    Khúc hạng hướng thiên ca。
    Bạch mao phù lục thủy,
    Hồng chưởng bát thanh ba。

    ****

    Reconstructed Middle Chinese: Kiến trúc lại âm cổ Trung Hoa

    http://www.youtube.com/watch?v=BRdA4E2KVJY

    nga, nga, nga,
    khyuk ghrungx hiangh then ka.
    brak mau biu lyuk sjyix,
    ghung cjangx puat chieng pua.

  6. Cử Hai, Nam Định says:

    Học tiếng Hoa là điều rất tốt, nều học để hiểu biết thêm về một nền văn hóa . Chứ còn học theo chỉ đạo của các đồng chí ở Bắc KInh để đưa dân tộc vào vòng nô lệ như Bộ Trưởng Phạm Vũ Luận và những người cầm quyền Việt Nam thực hiện thì chỉ là một tai họa cho dân tộc. Xin mời các bạn đọc bài Tập Kiều về BT Giáo Dục Phạm Vũ Luận.

    Tập Kiều

    Cũng người một hội một thuyền đâu xa (202)

    Câu 1707 : Khuyển Ưng đã đắt mưu gian
    662 : Nỡ đầy đọa trẻ, càng oan khốc già
    642 : Bằng lòng, LUẬN mới tùy cơ
    1976 : Con tằm đến thác, vương tơ vẫn còn

    889 : Thôi con còn nói chi con
    880 : Trăm năm để một tấm lòng từ đây
    328 : Trần trần một phận ấp cây
    1164 : Không dưng chi có chuyện này trò kia

    466 : Đã lòng dạy đến, dạy thì
    462 : Phạm Vũ Luận lại tiếc gì với ai
    768 : Thôi thì việc ấy sau này
    522 : Còn thân ắt lại đền bồi có khi

    Cũng phường bán nước, cũng quân con Tầu (2140)

    Cử Hai

  7. Lão Ngoan Đồng says:

    Thưa xin phép được bàn loạn cho dzui nơi đây về kinh nghiệm cá nhân nhé :-) !

    1/
    Xưa nay mình chỉ nghe nói tiếng TÀU, tiếng HOA.
    Nay lại nghe đó cũng là tiếng TRUNG, thấy buồn cười,
    nhưng chắc theo thời gian cũng quen tai thôi !?

    Vả chăng mình quen gọi thân mật là người Tàu người Hoa,
    nay mai lại sẽ gọi là người Trung, e rằng dân Trung Bộ VN sẽ phản đối
    (chả hiểu dân miền Trung có phản ứng gì khi dùng tiếng Trung như trên chăng ?)

    Nói tóm lại, các bố CS khéo bày vẽ đủ thứ trên đời này bà con ạ.

    2/
    Này nhé, lúc đầu cái quái qủi gì của thực dân Tây đế quốc Mỹ cũng bài cũng bác
    Giờ thì ôm chặt vào lòng, chẳng hạn chủ lớn Microsoft được ưu ái ôm vô lòng từng lời ăn tiếng nói.
    Xưa đập nhà ông bác học Yersin, nay được tiền viện trợ của Pháp xây dựng lại viện Pasteur Nha Trang và bên cạnh là bảo tàng viện Yersin to tướng để tưởng niệm công đức con người rất VN ấy !

    Còn nhiều thứ lắm, kể ra không hết ở đây. Đúng là chuyện ngàn lẻ một đêm xứ mình.

    3/
    Thời cụ Diệm tôi là học sinh trung học đệ nhất cấp (cấp hai) đã được học mỗi tuần một giờ môn HÁN VĂN, tức chữ Tàu được Việt hóa. Chẳng hạn như học nghĩa các chữ nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục … chứ không học chữ Tàu, Khi lên đại học họ chuyên ngành mới học chi tiết về chữ Tàu theo như tôi được biết.

    Cũng thế thời tôi vẫn còn tổ chức thi cho ban D tức ban Hán Văn (ban A là ban Vạn vật; ban B là ban Toán; ban C là ban văn chương). Thời tôi có đủ ba ban, trừ ban D. Tôi tòng học cấp hai ở trung học Nguyễn Trãi và cấp ba ở Chu Văn An thủ đô Sài Gòn.

    4/
    Còn ngoại ngữ thời đó là Pháp và Anh văn dành cho học sinh trung học (cấp hai và cấp ba)

    Tuy nhiên thời tôi học tiểu học (cấp một) ở trường tiểu học Chí Hòa, tôi đã phải học một chút Pháp văn từ lớp Nhì (lớp bốn) cho đến lớp Nhất (lớp năm), nhưng khi đi thi tiểu học hay thi tuyển vào cấp hai (đệ thất, lớp sáu) lại không thi sinh ngữ này.

    Lên cấp hai phải chọn một môn sinh ngữ, thời tôi là Anh hay Pháp văn.

    Khi lên cấp ba thì học hai sinh ngữ, một sinh ngữ gọi là chính và một là phụ.
    Sinh ngữ chính sẽ hệ số hai và sinh ngữ phụ hệ số một khi đi thi trong lớp hay tú tài.

    Thời tôi tốt nghiệp cấp ba (đệ nhất) phải thì lý thuyết sinh ngữ chính và sau đó lại phải vào thi vấn đáp môn sinh ngữ chính này. Tôi chọn Pháp văn là sinh ngữ chính ở trường, nhưng khi đi thi lại chọn Anh văn (vì học tư bên ngoài nên khá hơn Pháp văn nhiều).

    5/
    Chính vì thế khi lên đại học Y SG tôi chấp hết các môn học bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp, hoặc khi tham khảo sách báo ngoại ngữ. Dĩ nhiên cũng không dễ dàng cho học sinh trường Việt như tôi, nhưng mình sức trẻ cứ húc bừa đi, nên …”lâu dần đời mình cũng qua” !

    Còn giờ đây nhờ tự điển Thiều Chửu của internet tôi đã “giải mã” thật dễ dàng các chữ Hoa thành từ ngữ Hán Việt thật dễ dàng để hiểu thêm và nhất là dễ nhớ.
    Chính vì thế mà tôi cổ võ vẫn để tên Hán Việt bên cạnh chữ Pin Yin của Tàu. Chẳng han Lý Na (Li Na), Đặng Tiểu Bình (Dèng Xiǎopíng), Bắc Kinh (Běijīng) ….
    Trong khi đó ông Hoàng Cơ Định lại lý luận chỉ dùng Pin YIn cho quen đọc sách báo ngoại quốc bằng tiếng Anh, Pháp, Hòa Lan, Đức …

    Tôi phản biện, tên bằng chữ Hán Việt giúp ta hiểu rõ thêm nghĩa ở trong đó, như thế sẽ nhớ lâu và thú vị hơn.

    Chẳng hạn ta đọc ba tỉnh cực nam kế cận VN là Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông là ta có thể hình dung ra ít nhiều ra sao, hơn là đọc Yunan, Guangxi, Guangdong …
    Vân Nam có nghĩa là phương Nam lắm mây (Cloudy South) bởi đó là vùng núi đồi ở sâu trong lục địa với nhiều sông (sông Mekong và sông Dương tử chảy qua đây) và hồ (Nhĩ Bạch), nên khí núi với hơi nước bốc ra tạo nên sương khói mờ mờ nhân ảnh cực đẹp. Lưỡng Quảng với Quảng Đông nằm sát biển Đông và Quảng Tây nằm cạnh ở phía Tây !

    Wànlĭ Chángchéng là cái gì chả biết, nhưng nếu viết Vạn lý trường thành là hiểu ngay cái gì rồi.
    wanli changzheng cũng thế, nhưng nói đó là vạn lý trường chinh, là nghĩ ngay đến cái anh tổng bí Trường Chinh Đặng Xuân Khu bị làm dê tế thấn trong vu Cải cách ruộng đất, hơn là cuộc tháo chạy của Hồng quân Tàu trước truy kích của Quốc quân phe Tưởng tổng tài ngày cũ.

    Tóm tắt, bộ óc con nít rất hay, chúng dung nạp đủ mọi ngoại ngữ. Đừng lo chúng học nhiều mà quên tiếng mẹ đẻ. Càng học càng thấy hay hay bà con ạ, bởi bọn nó sẽ nghiệm ra những khác biệt và dễ chọn sự tôn trọng khác biệt để tiến bộ.

    Chẳng hạn, học tiếng Tàu phải đọc sách từ sau ra trước, từ trên xuống dưới, từ phải qua trái.
    Chữ viết không là mầu tự La Tinh …. Học tiếng Nga hay Hy Lạp lại có mẫu tự lạ kỳ.
    Học tiếng Anh tìm hiểu thêm về hệ thống đo lường kiểu Anh, khác với đo lường thập phân quen thuộc (như các nước phương Tây khác). Hay lối viết tháng rồi ngày và sau đó là năm ! Cũng như lái xe bên trái.
    Cấu trúc câu của tiếng Đức và tiếng Hòa Lan khác xa tiếng Anh tiếng Pháp tiếng Việt, mặc dù cùng một mẫu tự La Tinh. Thí dụ đếm số, thay vì nói ba mươi ba (33 / thirty three/ trente trois) lại nói là ba và ba mươi; còn giờ khắc thì thay vì 8 giờ rưỡi lại nói là nửa của chín !? Cũng như 8 giờ hai mươi sẽ là “10 phút trước nửa của chín” hahahahahahahahahuhuhuuuuu má ui chít coi dzồi :-(( !!!

    Lão Ngoan

  8. hảo su cù says:

    Phản đối học tiếng Hoa hay tiếng Trung hoa là một sự tiêu cực thái quá, không cần thiết. Tác giả cũng trích dẫn : cần học tiếng của kẻ thù, vậy mà quan điểm lại có phần ngược lại. Trong quá khứ chúng ta đã bị lệ thuộc quá nhiều vào phương bắc, có một nỗi đau còn hiện diện là voà các đình chùa miếu mạo thấy toàn hoành phi, câu đối tiếng tầu chẳng biết nó là cái gì, nhưng từ xưa tới nay chẳng ai lên tiếng về điều này. Bây giờ chẳng nhẽ thay các hoành phi câu đối đó bằng tiếng Việt ? Hay là đành phải học tiếng Hoa ? Chẳng nhẽ bế tắc với lịch sử để lại ?

  9. Công Dân says:

    Nhà Nước việt Nam đầu tư cả trăm ngàn tỷ đồng để xây trụ sở Bộ Nội Vụ ở đường Phạm Văn Đồng nhưng lại cho TQ trúng thầu và khoán trắng cho Tầu làm từ A đến Z. Làm xong rồi không dám dùng vì không biết Tầu cài những gì bên trong để theo dõi. Ngu xuẩn như vậy nhưng giờ đây chẳng kẻ nào chịu trách nhiệm cả. Thôi hay là dùng tạm làm nhà tù giam “các thế lực thù địch”vậy.

  10. Khinh Binh says:

    Cái bọn nô lệ đó mà ông LDĐức ơi!
    Hồi còn mồ ma Liên xô thì ép học tiếng Nga, nay ép học tiếng Tàu!
    Xin lỗi, ĐM, cái “đạo đức” chó má này dân Việt chỉ có từ thời có Bác mà thôi!
    Bình tĩnh xem lại lịch sử coi tui nói có đúng không nào?

Leave a Reply to Tuấn