WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chống học tiếng Hoa thế nào cho đúng?

Trước hết tôi muốn nhấn mạnh học để biết thêm tiếng Trung là điều rất nên trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay và trong mối quan hệ giữa Trung Quốc với phần còn lại của thế giới đang ngày mỗi mở rộng hơn cùng với sự phát triển kinh tế, quốc phòng của cường quốc này.

Biết thêm ngoại ngữ là đáng quý

Ở thế hệ tôi, trong những năm 60 của thế kỷ trước, cùng với tiếng Nga, tiếng Trung đã đuợc đưa vào chương trình giáo dục từ cấp II, tức từ lớp 5 hồi đó.

Vào thời bấy giờ, đeo khăn quàng đỏ hát vang “Hà Nội, Bắc Kinh, Mạc Tư Khoa – Dập dìu thành phố hát lên lời chan hoà – Nhiệt tình đoàn kết anh em Việt – Trung – Xô…”, chúng tôi say mê, tự hào được học hai ngôn ngữ của những người anh đầu đàn trong phe xã hội chủ nghĩa!

Nhưng chỉ được mấy năm. Không biết cuộc xung đột biên giới Xô-Trung nổ ra và sự rạn nứt không thể hàn gắn giữa hai nước có tác động gì vào chương trình giáo dục hay không, nhưng lên cấp III tiếng Trung bị loại bỏ, chỉ còn tiếng Nga. Tất cả học sinh miền Bắc bấy giờ nuôi hoài bão chung của lão nông dân trong thơ Tố Hữu: được đi Nga du học, nên rất chăm chú học tiếng Nga.

Vào thập kỷ 90, khi Ba Lan không còn là nước cộng sản, buôn bán bắt đầu nhộn nhịp, hàng hoá Trung Quốc tràn ngập và cạnh tranh mạnh vì giá rẻ, cộng đồng người Việt sinh sống tại Ba Lan tấp nập nhắm hướng gió Đông, ban đầu đi Hongkong, sau đó đến nhiều miền của Trung Quốc đặt hàng quần áo, giày dép, nhập về thị trường Nga và các nước Đông Âu khác.

Không ngờ vốn tiếng Trung ít ỏi từ hồi bé đã giúp tôi hữu hiệu trong những lần giao thiệp ở Hongkong và trên Trung Hoa lục địa.

Vốn liếng ngôn ngữ “còm” của tôi được tiếp nhận bao dung và khích lệ bởi những người bạn hàng Trung Quốc, gây nên những tiếng cười sảng khoái, thân thiện khi tôi phát âm sai, hoặc chỉ nói đuợc vài tiếng mà cũng cố gằng đùa vui vẻ với các cô gái phục vụ ở nhà hàng, khách sạn hay nơi sản xuất.

Từ những trải nghiệm qua nhiều nước, tôi luôn khuyến khích các con mình học ngoại ngữ. Biết ít cũng được, nhưng biết thêm thứ tiếng nào là thêm một dấu cộng tích cực cho cuộc sống, tôi dạy các con như thế.

Hai con trai nhỏ của tôi hiện nay, từ lúc 5 tuổi đã học ở trường của đại sứ quán Pháp tại Ba Lan, trong đó ngoài tiếng Pháp, người ta dạy thêm tiếng Anh. Cả hai đứa nói giỏi tiếng Ba Lan vì được gửi nhà trẻ và mẫu giáo từ bé. Khi ở nhà chúng tôi nói chuyện với con chỉ bằng tiếng Việt, mà tôi thường nói đùa xem như một ngoại ngữ của trẻ em Việt sinh ra và lớn lên ở nước ngoài. Mỗi lần chúng về Việt Nam, bà ngoại còn thuê cô giáo dạy thêm viết và đọc. Có lẽ nhờ sớm quen nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau, khi sang Mỹ, hai đứa nhanh chóng đuổi kịp bạn bè trong lớp, không gặp khó khăn bao nhiêu về tiếng Anh trong buổi ban đầu.

Khi nói đến tiếng Nga, người Việt ở Hoa Kỳ có thể cảm thấy xa lạ, nhà quê, nhưng có lẽ không nhiều người biết rằng, trước khi giữ các trọng trách của chính phủ dưới thời Tổng Thống Bush cha và Tổng thống Bush con, bà Condoleeza Rice là Tiến sĩ khoa học xã hội, một trong những giáo sư Xô-Viết học nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ. Bà không cần phiên dịch, nói chuyện bằng tiếng Nga trực tiếp với Putin trong những lần gặp gỡ.

Tôi thích câu nói của một bạn trên Facebook: Thậm chí rất nên học tiếng của kẻ thù.

Không rõ ràng và mâu thuẫn

Thông qua báo chí, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT) vừa công bố lấy ý kiến dư luận về dự thảo chương trình đưa tiếng Hoa vào cấp tiểu học và trung học cơ sở. Theo đó, tiếng Hoa sẽ được giảng dạy ở hai cấp học này với số lượng 4 tiết mỗi tuần (báo Giáo dục Việt Nam ngày 13/3/2012).

Tôi nhận thấy nội dung của công bố lúc đầu đăng trên báo chí là không rõ ràng, gây ngộ nhận.

Trước hết, dùng “tiếng Hoa” chung chung, Bộ GD & ĐT làm người tiếp nhận bị lúng túng, không biết tiếng Hoa ở đây là tiếng cụ thể nào, của địa phương nào, hay là tiếng Trung nói ở thể Quan Thoại chuẩn là ngôn ngữ chính thức của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa như trong thập niên 60.

Trong thực tế, Hoa ngữ chỉ là một trong họ ngôn ngữ Trung Quốc có ngữ điệu thuộc hệ ngôn ngữ Hán-Tạng: Hán ngữ, Hoa ngữ, hay Trung văn (Hànyǔ, Huáyǔ, hay Zhōngwén). Mặc dù văn viết (wén – 文) giống nhau từ đầu thế kỷ 20 là bạch thoại (nghĩa là thứ tiếng bình dân dựa trên tiếng Quan Thoại) được sử dụng gần như cùng một bộ chữ Trung Quốc, nhưng các địa phương trên lãnh thổ Trung Quốc có “văn nói” (yǔ – 語) rất đa dạng, theo Wikipedia.

Theo thông tin được cập nhật hôm sau thì thấy Bộ GD & ĐT xác dịnh đối tượng học tiếng Hoa là “học sinh dân tộc Hoa ở Việt Nam”. Một loạt câu hỏi khác xuất hiện từ điểm này.

Nếu phổ cập 4 tiết mỗi tuần trong các trường, vậy vào các giờ học tiếng Hoa, học sinh không phải sắc tộc Hoa sẽ nghỉ học? hay là sẽ có riêng lớp và giờ phụ trội cho học sinh sắc tộc Hoa?

Tại sao sắc tộc Hoa được ưu đãi học tiếng mẹ đẻ, trong khi rất nhiều dân tộc thiểu số khác song song tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam và vượt trội sắc tộc Hoa về dân số, thì không?

Kết quả tổng điều tra dân số chính thức của Tổng cục Thống kê năm 2009 cho thấy dân số các sắc tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam như sau: Dân tộc Tày có 1.626.392 người – Dân tộc Thái có 1.550.423 người; Dân tộc Mường có 1.268.963 người – Dân tộc Nùng có 968.800 người – Dân tộc Khmer có 1.260.640 người – Dân tộc Chăm có 132.873 người – Dân tộc Hoa có 823.071 người (tập trung nhiều nhất tại Sài Gòn, Đồng Nai, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Bình Dương, Bắc Giang ).

Như vậy nếu xét trên phương diện bình đẳng xã hội thì thứ tự ưu tiên chính đáng phải thuộc về các dân tộc thiểu số khác chứ không thuộc về người Hoa.

Rõ ràng chính sách phân biệt đối xử này trái với đạo đức và chắc chắn không được xã hội chấp nhận. Mặt khác, trong thực tế các dân tộc thiểu số tại Việt Nam vẫn có trường lớp dạy thêm tiếng mẹ đẻ. Một chính sách đúng đắn là hỗ trợ và khuyên khích nhân rộng học tiếng mẹ đẻ trong các cộng đồng, chứ không phải là đưa thành chương trình phổ cấp tại các trường trong khi nhà nước không đủ sức bao sân hết tất cả các sắc tộc.

Cũng theo tinh thần của Bộ GD & ĐT, thì tiếng Hoa cho học sinh sắc tộc Hoa, chứ không phải Trung văn là ngoại ngữ chính thức trong cho hệ tiểu học và trung học cơ sở.

Theo tôi, nếu trong tương lai, tiếng Trung được đưa vào chương trình giảng dạy là điều tốt, nhưng nên là ngoại ngữ thứ hai trong nhóm các ngoại ngữ khác mà học sinh có thể tuỳ ý tự chọn sau tiếng Anh.

Việt Nam cũng nên học tập các quốc gia có hệ thống giáo dục văn minh, có kinh nghiệm lâu đời, tức là ngoại ngữ thứ hai được tự chọn bắt đầu từ cấp II chứ không bắt đầu từ tiểu học.

Đổ lửa vào thùng thuốc súng

Nếu không phải là cố ý với ẩn ý nào đó, tôi cho rằng dự thảo đưa tiếng Hoa vào nhà trường của Bộ GD & ĐT trong tình hình hiện nay là ngu xuẩn.

May mắn cứu vớt cho sự ngu xuẩn này là Bộ GD & ĐT đã đưa ra xin ý kiến rộng rãi của dư luận, chứ chưa phải là sự thực thi hay thử nghiệm.

Không cần phân tích nhiều, suốt trong thời gian dài, nổi cộm từ năm 2009 và đỉnh điểm từ mùa hè năm 2011, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đối với Trung Quốc và đối với dân đã làm mất hoàn toàn niềm tin vào sự chính danh của chế độ.

ĐCSVN đã và đang trắng trợn đưa đất nước vào sự lệ thuộc và vòng khống chế của Trung Quốc về kinh tế, an ninh quốc phòng và xã hội.

Chúng ta có thể bắt đầu bằng sự kiện khai thác Bauxite Tây Nguyên trong năm 2009. Bất chấp ba lần viết thư kêu gọi của Tướng Giáp, làm ngơ trước các ý kiến phản biện của nhiều đại biểu quốc hội, trước thư thỉnh nguyện với hai ngàn chữ ký của các chuyên gia, trí thức và công dân Việt Nam cảnh báo rủi ro kinh tế, nguy cơ ô nhiễm môi sinh và an ninh quốc phòng trên vùng chiến lược, ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn vội vã cho Trung Quốc thực hiện dự án, mà hôm nay bê bối diễn ra đang kéo theo nhiều ngàn tỷ đồng đầu tư ngoài dự toán.

Tiếp đến, việc thay đổi ngày đã định cho lễ kỷ niệm Ngàn năm Thăng Long – Hà Nội đúng vào ngày quốc Khánh Trung Quốc, ngày 1 tháng 10, đồng thời dự tính cho ra mắt bộ phim “Lý Công Uẩn – Đường tới Thăng Long” được đầu tư tiền tỷ và bị Hán hoá gần như 100%, đã làm cho dân chúng sửng sốt và bất bình.

Người Hoa hiện đang nắm trong tay gần 300 ngàn hécta rừng đầu nguồn của Việt Nam với hợp đồng thuê 50 năm. Không chỉ riêng dân chúng bình thường, hành vi này đã bị các lão tướng Đồng Sĩ Nguyên, Nguyễn Trọng Vĩnh cùng nhiều nhà cách mạng lão thành sừng sỏ khác phê phán dữ dội.

Người Trung Quốc đã và đang thực hiện hơn 90% tổng thầu EPC những đề án đầu tư công quan trọng nhất của Việt Nam. Việt Nam sẽ lệ thuộc lâu dài vào công nghệ lạc hậu, dịch vụ bảo trì, trong khi công trình nào cũng có vấn đề, không bàn giao chậm thì trục trặc kỹ thuật. Từ các công trình này, hàng chục ngàn công nhân Trung Quốc ngang nhiên có mặt ở nước ta trên khắp ba miền, còn nhà nước dường như phủi tay bất lực trước tình trạng lao động bất hợp pháp của họ và các vụ gây rối trật tự xã hội do họ gây ra.

Suốt từ năm 2007, mạnh tay và rộng khắp từ hè năm 2011, ĐCSVN đàn áp thô bạo những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc gây hấn trên biển đảo Việt Nam. Hành động yêu nước của nhân dân bị nhà cầm quyền mặc nhiên xem như tội phạm. Công an không ngừng sách nhiễu, trấn bức, bắt giữ tuỳ tiện các biểu tình viên, điển hình nhất là không có xét xử của toà án, đưa chị Bùi Thị Minh Hằng vào trại cải tạo giáo dục một cách phi lý, ngông cuồng, vi phạm cả hiến pháp của chính chế độ.

Rồi tỉnh Lào Cai đi theo vết đổ của Hà Nội, cũng đổi ngày thành lập tỉnh trùng với ngày quốc khánh Trung Quốc. Tiếp theo là các sự cố cờ Trung Quốc 6 sao xuất hiện trên đài truyền hình quốc gia Việt Nam và trong buổi đón tiếp Tập Cận Bình, ông chủ tương lai của Trung Nam Hải.

Hàng triệu người Việt cay đắng và xót xa trước sự im lặng nhục nhã của các phương tiện truyền thông nhà nước trong các ngày kỷ niệm tưởng nhớ các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh chống lại bành trướng Bắc Kinh, bảo vệ Tổ quốc.

Danh sách có thể còn rất dài nữa, nhưng thiết nghĩ đã quá đủ để chứng minh cho bản chất qụy lụy Trung Quốc của ĐCSVN, âm mưu bán rẻ lợi ích và chủ quyền đất nước để duy trì độc quyền cai trị và đặc lợi để làm giàu riêng.

Cho nên, thông tin đưa tiếng Hoa vào trường phổ thống cơ sở, lại đúng ngay vào ngày tưởng nhớ 64 chiến sĩ đã bỏ mình trong cuộc đối đầu chống Trung Quốc xâm lược quần đảo Trường Sa trong ngày 14/03/1988, ngay tức khắc trở thành mồi lửa ném vào thùng thuốc súng căm giận.

Các diễn đàn điện tử trong và ngoài luồng sôi sục mấy hôm nay. Trên Facebook người ta lập “Hội phản đối Bộ giáo dục dạy tiếng Hoa trên lãnh thổ Việt Nam”. Đọc các comments trên mạng mới thấy dư luận biểu thị thái độ phẫn nộ kinh hoàng như thế nào.

Trịnh Kim Tiến, một cô gái trẻ từng tham gia biểu tình chống Trung Quốc viết: “Khi nào chó sủa được tiếng người thì may ra mình mới cho con mình đi học tiếng Hoa, còn nếu không thì chó mãi mãi chỉ được làm chó”.

Có thể phản ứng của một số người hơi thái quá, như tôi đã phân tích ở đầu bài viết về việc học tiếng Trung. Nhưng, trước sự thật về một tiến trình của dân tộc Việt ngày càng gần tới đích bị Hán hoá như Ngàn năm Bắc thuộc trong lịch sử quá rõ ràng qua danh sách các sự kiện nêu trên, thì phản ứng dù thái quá hơn nữa, cũng là điều dễ hiểu và không có gì ngạc nhiên!

Kiệt sức

Học sinh đang “lùn” vì học quá tải?” là bài viết mô tả sức nặng của chiếc cặp đựng sách vở với quá nhiều môn học, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và sự trưởng thành của các em học sinh nhỏ.

Trong khuôn khổ hướng dẫn của Bộ GD & ĐT về thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012 đối với giáo dục tiểu học theo hướng điều chỉnh nội dung, giảm tải các môn học và hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, bài báo trích lời ông Trần Thành Mỹ, giám đốc Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM cho biết “tình trạng vẹo cột sống ở tuổi học đường được đánh giá là loại tật có chiều hướng gia tăng ở học sinh với tỉ lệ rất đáng lo ngại, đứng thứ nhì sau cận thị học đường. Tật này chủ yếu là do mang vác nặng, quá sức, hoặc mang vác lệch một bên, liên tục trong thời gian dài”.

Mới đây, ngày 29/2/2012, bài “Càng giảm tải càng quá tải” cho thấy “sau nhiều lần Bộ GD & ĐT thay sách giáo khoa, nhưng quá tải vẫn hoàn quá tải khiến dư luận bức xúc. Năm học 2011-2012, Bộ đã triển khai giảm tải chương trình từ tiểu học đến trung học phổ thông. Tuy nhiên sau hơn 5 tháng triển khai, ghi nhận từ các trường cho thấy việc giảm tải còn vụn vặt, thiếu logic, và dường như chỉ là cách đối phó nhằm làm “hài lòng dư luận”.

Một bài khác với tựa đề “Quá tải vì… bồi dưỡng học sinh giỏi” cho thấy, “ngoài lịch học thêm kín mít, học sinh ở nhiều trường còn phải “chạy đua” học các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi, mặc dù có em chỉ đạt học lực trung bình”.

Bài báo dẫn lời một phụ huynh: “Thấy con về bảo được đi bồi dưỡng học sinh giỏi mà giật mình vì lực học của con ở cấp I chỉ trung bình. Giờ ngày nào con tôi cũng ngập trong bài tập cô giao, không có thời gian nghỉ ngơi. Gia đình vừa mừng lại vừa lo con quá sức”.

Trong tình cảnh học hành ở Việt Nam như thế mà Bộ GD & ĐT lại định cho thêm 4 tiết tiếng Hoa (hay tiếng Trung) mỗi tuần nữa lên đôi vai bé bỏng của các em nhỏ ư?

Kết luận

Mọi giải trình nên hay không nên với đề án bắt các em tiểu học và trung học cơ sở học thêm Trung văn hay tiếng Hoa cho riêng sắc tộc Hoa, đều vô ích. Có quá nhiều thứ không hợp lý, lủng củng, mâu thuẫn và chưa thích ứng!

Bộ GD & ĐT đang đứng trước ngổn ngang, bề bộn của vô số các việc khác phải làm và hoàn thiện, trước khi có thể tham lam, phản khoa học, chất thêm sức nặng vào con thuyền chịu đựng của học sinh mà nước đã sắp tràn vào.

Còn nếu vì sự lệ thuộc, bám chân Trung Quốc mà vội vã thực hiện thì hậu quả là sự chống đối của toàn dân sẽ còn lên cao hơn gấp bội!●

© 2012 Lê Diễn Đức – RFA Blog

38 Phản hồi cho “Chống học tiếng Hoa thế nào cho đúng?”

  1. Giáo dục, văn hóa Đài Loan khác Tàu cộng hoàn toàn.

    Sự khác khác nhau căn bản nhứt là chữ viết. Chữ viết ở Đài Loan theo hệ thống chữ viết Hán Tự có từ ngàn xưa truyền lại. Chữ viết của Tàu cộng được sửa đổi hoàn toàn.

    Traditional Chinese characters are currently used in the Hong Kong, Macau, and Republic of China (Taiwan). Overseas Chinese communities generally use traditional characters, but simplified characters are often used among mainland Chinese immigrants.
    http://en.wikipedia.org/wiki/Simplified_Chinese_characters

    Chữ truyền thống Hán Tự được xữ dụng chính thức ở Đài Loan, Hồng Kông và Macau. Người học chữ truyền thống thì có thể xem được chữ giản thể của Trung Cộng. Ngược lại, người học chữ giản thể không thể đọc được chữ phồn thể truyền thống.

    Tuy vậy, vấn đề không dừng ở chữ viết. Đó còn là cả một hệ ý thức chính trị và chủ thuyết hoàn toàn khác nhau. Đài Loan theo thể chế tự do dân chủ, Tàu cộng theo chủ trương Maoist. Do đó giáo dục văn hóa cũng khác biệt nhau hoàn toàn.

    Vào một tiệm sách Taiwan và Nhật hoặc Đại Hàn ở Mỹ, họ bán đầy đủ sách từ xưa để lại. Tứ Thư Ngũ Kinh, Đường Thi, Tống Từ, Nguyên Khúc, Truyện của Kim Dung, Cổ Long, Quỳnh Dao …

    Trong các chợ của người Hoa Đài Loan, họ in sách mỏng biếu không, bằng 2 thứ tiếng Hoa và Anh. Nội dung giáo dục gia đình và trẻ em theo lễ nghi truyền thống. Thương yêu cha mẹ và anh em, kính trọng người lớn, giúp đở người tàn tật yếu đuối, làm người công dân hữu ích cho xã hội v.v…

    Một thí dụ về chữ viết

    Đài Loan viết
    義美食品公司總經理高志明十六日發表聲明指出
    Tàu cộng viết
    义美食品公司总经理高志明十六日发表声明指出

    Nghĩa Mỹ thực phẩm công ty tổng kinh lý Cao Chí Minh thập lục nhật phát biểu thanh minh chỉ xuất
    Tổng giám đốc công ty thực phẩm Cao Chí Minh phát biểu thanh minh ngày 16 nêu rõ
    ———–

    Theo tui thấy, trước sau gì ở VN cũng cho dạy học theo lối Maoist của Tàu cộng. Chỉ là vấn đề thời gian thôi. Vì chủ trương theo Tàu Maoist của CSVN quá sâu rộng. Ngay trong tiếng nói người Việt hiện tại , mặc dù viết bằng chừ quốc ngữ, nhưng âm đã theo TQ Bắc Kinh dầy đặc. Đây là bước cuối cùng hoàn tất trong chủ trương Tàu cộng hóa văn hóa VN truyền thống. Tương lai dân Việt thật bi đát. Bởi vì, một khi TQ nuốt trọn VN như trường hợp Tây Tạng thì người VN sẽ ra sao? Họ bước xuống làm người dân hạng hai phục vụ thiên triều !

    Ps
    Không hiểu sao, cái tên Nguyên Giáp và Chí Minh rất nhiều người Hoa đặt tên.
    Ai xem phim Tàu nhiều thì biết nhân vật võ sư Hoắc Nguyên Giáp của TH thời điểm 1910.

    霍元甲 (2006年電影) – Phim Hoắc Nguyên Giáp
    http://www.youtube.com/watch?v=SGvi_VEEyxY

    • Văn hóa thỉnh bao cao su condom

      Sự cải cách chữ viết của Trung cộng là làm giản lược bớt các nét cấu thành chữ.
      Do đó chữ của Trung cộng xữ dụng hiện nay phần nhiều chỉ còn là các ký tự ghi âm không hơn không kém. Nó đánh mất ý nghĩa của nét đẹp chữ Nho truyền thống. Mà theo nhiều học giả thế giới đó là đặc tính rèn luyện sự kỹ lưỡng và thẩm mỹ của người học chữ Nho.

      Như trên tui đã trình bày, vấn đề không dừng ở chữ viết. Vấn đề là cả một chủ trương mô hình chính trị văn hóa giáo dục theo chủ thuyết cộng sản Maoist. Tàu cộng sửa đổi tất cả sách vở xưa để lại làm sao cho phù hợp với hệ tư tưởng duy vật của Mao.

      Trung cộng thì có lý lẽ để biện minh cho cuộc “cách mạng” chữ viết của họ. Đó là dễ học hơn. Dễ viết dễ nhớ hơn. Thật ra, ai có học chữ Nho thì biết. Chữ Nho lển trình độ cao, có thể viết lối chữ thảo rất đơn giản. Hơn nữa, không phải sự đơn giản nào cũng là lợi thế.

      Thí dụ ngay chữ quốc ngữ VN. Chữ “không” và chữ “ko”. Mặc dù “ko” dễ viết hơn, nhưng không có nghĩa là chữ “không” khó viết hơn. Người đã viết thành thạo thì họ viết chữ “không” cũng rất nhanh, không có gì trở ngại cả. Chữ Nho cũng vậy.

      Một nước văn minh thì cần nhiều yếu tố nhân văn khác thêm vào nữa. Nước Nhật nước Đức là thí dụ. Chữ viết và văn phạm của các nước này khá rắc rối. Nhưng họ rất phát triển về mọi mặt văn hóa giáo dục kỹ thuật. Biết đâu chính cái “khó” trong chữ lại là cái diệu huyền trong triết học và nghệ thuật.

      Cho nên, đừng thấy “Khổng Tử” của Tàu cộng mà nghĩ lầm rằng đó là vị Thánh nhân đức của dân tộc TH ngàn xưa. Thầy trò Đường Tăng đi thỉnh “bao cao su” là lẽ đó. Ở trong các xã hội trọng lễ nghi không ai lại tục tĩu trơ trấc đến như vậy cả. Tàu cộng và Việt cộng làm được tất cả. Kể cả lĩnh vực tâm linh.

      Phật ở trong chùa được thì “pồ tát” HCM cũng ở trong chùa được chứ! Ai dám cấm?
      Nhà dân có bàn thờ Phật thì tại sao nhà tổng bí thư không có “Phợt” ở hả? Phợt của tbt biết còn “wành tráng” hơn dân chúng nữa, ông Phợt đúc bằng … dzàng luôn … đó mà.

      Thành ra, đừng trách ông Phật, ông Khổng, ông Chúa. Mấy ổng có trước khi sanh ra Mao cách đây mấy ngàn năm lận. Các nước văn minh tiến bộ như Nhật, Đại Hàn, Đài Loan cũng thờ kính đức Khổng Tử. Có điều khác nhau, ở các nước này, toàn dân tự nguyện tham dự vào đóng góp phát triển giáo dục, văn hóa. Còn ở TQ và VN thì chính sách và phương tiện giáo dục văn hóa và truyền thông nằm trong tay độc quyền của độc tài chỉ đạo và thao túng làm sao có lợi cho túi tiền và sự thống trị của giai cấp trên cùng là đảng.

  2. tudo says:

    Học tiếng Hoa như một ngoại ngữ giao dịch là tốt. Nhưng học tiếng Hoa ở VN theo một chương trình giáo dục từ cấp cơ sở, quả là một điều cần cân nhắc ngàn lần các ”cụ” ạ. Lý do nào để cho các em học tiếng Hoa từ nhỏ? Một số quốc gia ở Châu âu, một vài thành viên trong chính phủ có nêu ra vấn đề dạy tiếng Hoa ở học đường như một ngoại ngữ cho mục đích thương mại và buôn bán sau này với một thị trường to lớn như nước Tàu, (Đây chỉ là ý kiến riêng và thăm dò). Người viết này có tham dự một buổi thuyết trình ở một trường học với các phụ huynh về vấn đề có nên học ngôn ngữ này không. Nói chung mọi người trong buổi nói chuyện cũng chẳng tìm được lý do rõ ràng là phải học tiếng Hoa cả, bởi vì trong vấn đề giao dịch buôn bán với nước Tàu hiện nay cũng không thấy trở ngại gì, bởi vì anh Tàu nào cũng phải biết tiếng Anh mà giao dịch với các nước.
    Đối với Việt Nam học tiếng Hoa lại là một vấn đề ”nhạy cảm” khác. Cả nước ta sau này ai cũng nói giỏi tiếng Tàu thì lúc đó sẽ to chuyện. Nước ta là một tỉnh của Tàu. Các ”cụ” có thấy nổi da gà không?

  3. maison says:

    Duyên Đằng thuận nẻo gió đưa
    Cùng chàng kết tóc xe tơ những ngày

    [Truyện Kiều - Nguyễn Du]

    http://vdict.com/Duy%C3%AAn+%C4%90%E1%BA%B1ng+gi%C3%B3+%C4%91%C6%B0a,3,0,0.html

    Thời lai phong tống Ðằng Vương các – vận khứ lôi oanh Tiến Phúc bi : Gặp thời gió đẩy tới Gác Đằng vương – Vận rủi sét đánh tan bia Tiến Phúc.

    [Minh Tâm Bảo Giám]

  4. maison says:

    Đằng Vương Các Tự, Vương Bột – một bài thơ nhiều câu hỏi – Lương Sơn Bạc

    http://www.luongsonbac.com/forum/showthread.php?t=134322017

    Nhân khi đi thăm cha làm quan ở Giao Chỉ, Vương bị đắm thuyền, chết ở giữa biển giữa 29 xuân xanh. [ trong cuốn Điển Tích Lạ, Nguyễn Tử Quang - Viêt Nam Thư Quán]

  5. maison says:

    Đằng Vương Các, Vương Bột.

    Trong bài này có nói đến Âu Việt, Nam Việt

    http://www.saimonthidan.com/?c=article&p=109

  6. Lâm Hoàng Mạnh says:

    Xin giới thiệu với các bạn đọc 2 bài thơ nổi tiếng của 2 thi hào thời Trung Hoa cổ đại
    Uống Rượu Dưới Trăng của Lý Bạch và Anh em của Tào Thực với 3 ngôn ngữ Hán-Việt và Anh ngữ.
    Hy vọng bạn nào dịch sang Pháp ngữ, Nga ngữ hay Đức ngữ… đăng tải lên ĐCV để độc gỉa thưởng ngoạn.

    李白

    月下獨酌

    花間一壺酒, 獨酌無相親;
    舉杯邀明月, 對影成三人。
    月既不解飲, 影徒隨我身;
    暫伴月將影, 行樂須及春。
    我歌月徘徊, 我舞影零亂;
    醒時同交歡, 醉後各分散。
    永結無情遊, 相期邈雲漢。

    Nguyệt Hạ Độc Chước

    Hoa gian nhất hồ tửu,
    Độc chước vô tương thân.
    Cử bôi yêu minh nguyệt,
    Đối ảnh thành tam nhân.
    Nguyệt ký bất giải ẩm,
    Ảnh đồ tùy ngã thân.
    Tạm bạn nguyệt tương ảnh,
    Hành lạc tu cập xuân.
    Ngã ca nguyệt bồi hồi ;
    Ngã vũ ảnh linh loạn.
    Tỉnh thì đồng giao hoan,
    Tuý hậu các phân tán.
    Vĩnh kết vô tình du,
    Tương kỳ diểu Vân Hán.

    MỘT MÌNH UỐNG RƯỢU DƯỚI TRĂNG

    Có rượu không có bạn,
    Một mình chuốc dưới hoa.
    Cất chén mời Trăng sáng,
    Mình với Bóng la ba.
    Trăng đã không biết uống,
    Bóng chỉ quấn theo ta.
    Tạm cùng Trăng với Bóng,
    Chơi xuân cho kịp mà !
    Ta hát, Trăng bồi hồi,
    Ta múa, Bóng rối loạn.
    Lúc tỉnh cùng nhau vui,
    Say rồi đều phân tán.
    Gắn bó cuộc vong tình,
    Hẹn nhau tít Vân Hán.
    (Tương Như dịch)

    Drink Alone Under Moonlight

    A jug of wine amidst the flowers
    I drink alone
    I raise the cup to invite the moon
    My shadow makes three of us
    But the moon does not drink
    And my shadow merrely follow my body
    We three keep together, briefly
    Drink and be merry in the spring
    The moon spins with my dance
    Let’s make the best of the moment
    We’ll part after we’re drunk our fill
    But let us cherish pur friendship
    Until we meet again in Milky Way, if ever.

    (LHM sưu tầm)

    Huynh Đệ
    của Tào Thực

    Nguyên tác chữ Hán:

    煮豆燃豆箕,
    豆在釜中泣。
    本是同根生,
    相煎何太急。

    Phiên âm Hán Việt:

    Chử đậu nhiên đậu cơ,
    Đậu tại phủ trung khấp.
    Bản thị đồng căn sinh,
    Tương tiễn hà thái cấp.

    Dịch thơ:

    Vỏ đỗ đun củ đỗ
    Củ đỗ khóc hu hu
    Anh em cùng ruột thịt
    Nỡ hại nhau thế ru
    (Phan Kế Bính dịch ?)

    chuyển sang Anh ngữ:

    Brother.

    Beans are boiled by the fire of beanstalks
    And beans cry in the pot
    “We both came from the same roots
    Why burn me so unrelentingly?”

    (LHM sưu tầm)

    • xoathantuong says:

      Tỉnh thì đồng giao hoan,
      Lúc tỉnh cùng nhau vui,

      Thắc mắc về hai chữ “giao hoan”. Phần sau chép lại từ internet:

      - Ngang nhiên giao hoan khi đang làm nhiệm vụ
      - trai gái chen nhau lôi đến chỗ khuất… những trò ‘giao hoan’ trong nhiều hội xuân của người Việt cho thấy sức sáng tạo, trữ tình, dí dỏm nhưng cũng đầy triết lý của cha ông.
      - 5 điều cấm kỵ giao hoan: theo Tố nữ kinh, pho sách về tình dục học cổ Trung Quốc, khi có sấm sét, mưa gió, động đất, mưa đá, trời thảm đất sầu… tuyệt đối không nên

      đồng giao hoan = cùng nhau vui ???

      Xin bác LHM giải thích dùm. Cám ơn.

    • NON NGÀN says:

      DỊCH THƠ CỔ TRUNG HOA

      李白 (Lý Bạch)
      月下獨酌 (NGUYỆT HẠ ĐỘC CHƯỚC)

      花間一壺酒 (Hoa gian nhất hồ tửu)
      獨酌無相親 (Độc chước vô tương thân)
      舉杯邀明月(Cử bôi yêu minh nguyệt)
      對影成三人 (Đối ảnh thành tam nhân)
      月既不解飲 (Nguyệt ký bất giải ẩm)
      影徒隨我身 (Ảnh đồ tùy ngã thân)
      暫伴月將影 (Tạm bạn nguyệt tương ảnh)
      行樂須及春 (Hành lạc tu cập xuân)
      我歌月徘徊 (Ngã ca nguyệt bồi hồi)
      我舞影零亂 (Ngã vũ ảnh linh loạn)
      醒時同交歡 (Tỉnh thì đồng giao hoan)
      醉後各分散 (Túy hậu các phân tán)
      永結無情遊 (Vĩnh kết vô tình du)
      相期邈雲漢 (Tương kỳ diểu Vân Hán)

      DƯỚI TRĂNG UỐNG RƯỢU MỘT MÌNH

      Bên hoa đây rượu một vò
      Mình ta uống mãi không người thân thương
      Chén thù chỉ biết mời trăng
      Rượu say trăng sáng tưởng như ba người
      Nhưng trăng nào biết uống chi
      Hóa ra chỉ có bóng mời cùng ta
      Cùng trăng với bóng gọi là
      Cả ba tận hưởng kịp bầu trời xuân
      Hát lên trăng phải bồi hồi
      Rồi khi ta múa cả trời lung linh
      Tỉnh thì hoan lạc hết tình
      Say thì thế giới linh chinh rã rời
      Tình thâm nào biết đâu nơi
      Hẹn nhau Vân Hán một trời xa kia

      Võ Hưng Thanh dịch
      (18/3/12)

      兄弟 (Huynh Đệ) của Tào Thực

      煮豆燃豆箕 (Chử đậu nhiên đậu cơ)
      豆在釜中泣 (Đậu tại phủ trung khấp)
      本是同根生 (Bản thị đồng căn sinh)
      相煎何太急 (Tương tiễn hà thái cấp)

      ANH EM

      Cành đậu sao đem đun trái đậu
      Trái đậu trong nồi khóc tấm tức
      Cả hai cùng một gốc sinh ra
      Cớ sao nay lại điều xúc bức !

      Võ Hưng Thanh dịch
      (18/3/12)

  7. D.Nhật Lệ says:

    Đây là chiêu tung hỏa mù để giả vờ thăm dò dư luận,nếu dân VN.không cảnh giác cao độ thì CV.sẽ áp dụng nay mai,chứ không phải chuyện đùa.Thăm dò dư luận như thế này giống như một qủa bom nổ ra giữa xã hội để gây sốc tối đa,nhưng ngay sau đó CV.lấp liếm…. rằng thì là mà…chỉ áp dụng cho người Hoa.Đầu xuôi thì đuôi sẽ lọt,đó là bưóc đầu và bước tiếp theo thì chúng sẽ áp dụng cho cả học sinh VN.như học 1 sinh ngữ vậy.Nếu trước đây học sinh học tiếng Nga hay Hoa thì nay học tiếng Hoa như
    tiếng Anh,Pháp mà thôi !
    Hãy cảnh giác vì nhiều trường hợp có vẻ như lầm lỗi,sai phạm vớ vẩn khi trương cờ 6 sao của Tàu,chứ
    không phải 5 sao trương ra trên truyền hình VN.,ở Hội chợ Vũng Tàu và trong cuộc đón rước TCBình
    mới đây.Hoặc cố ý tổ chức Đại lễ Thăng Long trong ngày Quốc Khánh của Tàu cộng và Tàu quốc gia.
    Hãy chú ý vì ngày đưa ra thông cáo nói trên lẽ ra là những ngày tưởng nhớ những anh hùng ngả xuống
    vì cuộc chiến ở Gạc Ma chống Tàu cộng nhưng bị bọn CV.lờ đi mà đưa ra thông cáo trên như một
    bằng chứng làm hài lòng bọn đại Hán.
    Nếu không cảnh giác thường xuyên,ách Hán hoá nay mai chụp lên cả dân tộc là không thể tránh khỏi !

  8. Ngu Hết Biết says:

    Học tiếng Trung?
    Tốt, Hảo, hảo
    Mai mốt học thêm tiếng Nam, tiếng Bắc nữa là mình có 3 thứ tiếng mà toàn là “ngoại ngữ” cả…
    Nghiêm chỉnh nha. Nếu không học tiếng Trung thì làm sao các em gái quê có thể lấy chồng Trung?. Chẳng lẻ đẻ con Trung mà không nói chuyện với con bằng tiếng Trung để đào tạo nó thành người Trung, làm sao hiểu được văn hoá Trung và nhất là khi rên rỉ nếu không bằng tiếng Trung thì làm sao thằng chồng Trung nó thương các chị em Nam được.
    Nói chung nói tiếng Trung hay học tiếng Trung là đỉnh cao trí tuệ, những bước tiến cực cần thiết và nhu cầu hơi bị cấp bách để hội nhập vào văn hoá nước mẹ…Dân Việt Nam giống như những đứa con hoang đàng đi bụi từ bao lâu nay….bổng thấy nhu cầu trở về với mẹ hiền vĩ đại là tất yếu nên phải học lại ngôn ngữ mẹ đẻ. Y chang như tên nào đó đã bảo nên dẹp hết tiếng Nôm tiếng Na tiếng Anh tiếng Tây để chỉ học và chỉ dùng tiếng Trung…
    Hoan hô những cái đầu vĩ đại ở Ba Đình…..

    • Việt Trung 4 Tốt-Đểu says:

      Học tiếng Trung (Tầu) được càng tốt, biết thêm được một ngoại ngữ càng hay. Nhưng học để lấy chồng TQ thì hừm, đeck cần thiết chị em ơi.
      Chuyện vợ chồng chỉ cần chỉ trỏ hay giựt lưng quần là xong, lúc rên rỉ dễ ợt, chỉ cần rên rên nị ái ngô ái a, đẻ con ra thì dạy tiếng Việt để nó thành người Việt Nam, chứ dạy tiếng Trung cho nó, nhỡ nó đóng vai Trọng Thủy thì mất nước về tay TQ lúc nào không biết!

  9. jason t. says:

    Người Hoa truyền bá hoa ngử cho thế giới .Mỷ củng học tiếng Hoa,Có chi phải nói ?
    Đi học ngày trước người Việt học tiếng Pháp và SN là Viêt và Anh (hay tiếng TâyBannha)
    Thời đại sau năm 54,học tiếng Việt chính.Pháp SNphụ I,Anh SNphu 2
    Sau này thì học tiêng Anh giữử điạ vị sô 1 Pháp 2
    Ngoà Bác thì tiếng Taù,Nga..Pháp củng được học,vào hàng thứ yếu.
    Phải quan niệm biêt được một ngôn ngử là “vănminh” hơn 01 tí. Người Mỷ có người biết 5 tới 7thứ tiếng (nói được,đọc được)…củng như sau khi TT clinton bỏ cấm vận ,giao thương với VC thì nhiều ngườiMỷ học tiếng Việt. Úc thì g/s nguyểnhưngquốc năm nào củng dẩn học sinh (đa phần là VN)về VN dể giới thiệu cái hay ,cái tốt ,cái đẹp của CS và nền giáo dục của họ ,thấm nhuần tư tưởng Mác-Lê và ngợi ca HCM (hình như Ông bị cấm vào VNsau khi viết 2 bài phê phán nhẹ nhànglich sửCSVN . Nhưng mới đây hình như nghỉ là mình đà “thuần” nên xin về họp HNQT nhưng Hànội từ chối . Đây là cái giá phải trả cho trí thức thường tuyên bố là “không làm chính trị”
    Nói tóm lại học tiếng nước ngoài,kể cả tiếng trung hoa củng rất tốt vì lịch sử chúng ta là viết bằng ,gióng tiếng tàu như Nhật ,NamHàn. Như vậy củng có cái lợi cho ai nghien cứu sách vở xưa của VN để lại. Trước mắt là viết tiếng Việt khong sai khi có chử mượn chử và nghỉa của TQ. Nhưng cái học đó phải có sự chỉ đạo,học như một sinh ngử phụ,đểcáilợi trước mắt là không viết sai,không dùng bừa bải để tiếng Việt trong sác và chính xác hơn …
    Tuy nhiên không ép buộc,không coi nó là tiếng ngang hàng tiếng Việt hy nó ngang hàng vớ tiếng Anh tiếng Pháp. Cụ Ngô đả cấm trường tàu dạy tiếng Tàu. phải dạy tiếng Việt (Tàu là SNphụ như tiếng Anh Pháp). Và các trường Tàu đều nằm dưới sự kiểm soát của bộ GD…Nói tóm lại biết thêm một ngôn ngử càng tốt,miển đừng bắt mọi người phải viết như Tàu và nói tiếng Tàu.Nhất định không lệ thuôc kẻ xâm lăng…
    Tàu khiêu khích mới đây ơ một đảo của Nhật.VN ủng bị chúng bắt nạt,Tuy nhiên nghe PNV/BNG.VCtuyên bố “cứng cựa’nghe ra củng có chút tiến bô.Mà đả vậy. SAO không thả hết tù chống Tau cộng ra . Phải cám ơn VK vì đả “hỏi tội “Tàu và các VIP KK VNCS.
    Nên Thả VK. Ít nhất dân tộc ta không thua gì Miến Điện,….

    • NGÀN KHƠI says:

      NGÔN NGỮ VÀ HÀNH ĐỘNG

      Trí thức không làm chính trị có thể là đúng, nếu hiểu chính trị là lao vào hành động bằng mọi giá, chính trị như sự đấu tranh quyền lợi riêng hoặc phe nhóm. Nhưng dầu trí thức không làm chính trị theo nghĩa thiển cận, xấu, ô tạp, hoặc chuyên nghiệp khiến trí thức ra khỏi mọi lãnh vực chuyên môn nhiều khi còn thiết yếu, cao quý, giá trị hơn cả chính trị, thì trí thức vẫn có quyền hay phải có chính kiến đúng đắn, lành mạnh và cần thiết công khai phát biểu quan điểm, chính kiến đó của mình một cách vô tư, đúng mức và thẳng thắn. Đó là nói chơi về sự hành động. Còn nếu nói chơi về lời nói hay ngôn ngữ thì như thế này. Nôn ngữ là công cụ của hành động. Thời Pháp thuộc, Pháp bắt dân ta học tiềng Pháp từ bậc tiểu học là chính yếu, chương trinh chính thức của nhà nước bảo hộ. Sau khi chế độ thuộc địa của thực dân Pháp chấm dứt, miền Nam VN và miền Bắc VN đều bỏ tiếng Pháp để dạy chính thức bằng tiếng Việt. Miền Nam thì dạy nhiều hơn về tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Hán theo kiểu ngoại ngữ hoặc ngoại khóa. Bởi đó là các ngôn ngữ công cụ thiết yếu cho khoa học, giao lưu, văn hóa. Miền Bắc thì chủ yếu dạy nhiều tiếng Nga, tiếng Trung, bởi có mục đích tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội của toàn khối. Ngay này, quả thật lịch sử cũng đã hoàn toàn sang trang. Nền kinh tế toàn cầu thế giới trên cơ sở thị trường chung quốc tế thì quả thật mọi ngoại ngữ đều cần, không cứ chỉ tiếng Anh, Pháp, hay hoa. Nhưng học ngoại ngữ là nhu cầu tự do của mọi người. Nếu ngoại ngữ được đưa vào chương trình chính thức của nhà nước mà lại có ý đồ ngầm ẩn nào đó là là chuyện khác, chuyện phải tranh luận, bàn cãi, phải nghi ngờ hoặc phải lo xa. Bởi vì với cà trăm ngoại ngữ khác nhau thì mọi nước đều ở xa VN, núi sông cách sở, dân số có khi chẳng bằng VN, nên thật sự vẫn không đáng sợ. Trái lại TQ ở kế cận VN, sông liền sông, biển liền biển, núi liền núi, và với dân số khổng lồ, áp đảo như thế, mà lại đem tiếng Hoa vào dạy chính thức trong chương trình nhà nước thì hoặc nhà nước đó là quá lãng mạn, không biết lo xa, quá vì ông láng giềng mà quên đất nước, hay là quá thiển cận không nghĩ đến khả năng đồng hóa dễ dàng trong tương lai của phương Bắc đối với một đất nước, dân tộc nhỏ bé của phương Nam. Ngôn ngữ luôn đi đôi với tình cảm, với kỷ niệm thời ấu thơ, tức ngôn ngữ cũng hay đi liền với cảm tình và hành động. Nên nếu toàn dân VN đều biết tiếng Hoa từ nhỏ, đều gắn chặt với kỷ niệm trẻ thơ, thì họa đồng hóa, họa mất nước trong tương lai gần và xa có ai dám bảo đảm là sẽ hoàn toàn không có ? Đây là sự ngây thơ, sự vô tình hoặc sự cố ý, đó là điều cần phải làm mọi người buộc phải suy nghĩ trong trước mắt và trong lâu dài đối với những việc đại sự của quốc gia, dân tộc. Bởi nếu ta có quyền tự hào rằng mình đâu dại trước người TQ, thì TQ người ta cũng có quyền tự hào ngược lại, lả họ đâu có dại như người VN khi thời cơ sẽ đến.

      NON NGÀN

  10. maison says:

    Nghe âm cổ tiếng Trung Hoa qua thờ Đường. Người đọc là gốc da trắng.

    Bài thơ: Phú đắc cổ nguyên thảo tống biệt – Bạch Cư Dị

    http://www.youtube.com/watch?v=csGeX-SN_fI

Leave a Reply to Lâm Hoàng Mạnh