WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chống học tiếng Hoa thế nào cho đúng?

Trước hết tôi muốn nhấn mạnh học để biết thêm tiếng Trung là điều rất nên trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay và trong mối quan hệ giữa Trung Quốc với phần còn lại của thế giới đang ngày mỗi mở rộng hơn cùng với sự phát triển kinh tế, quốc phòng của cường quốc này.

Biết thêm ngoại ngữ là đáng quý

Ở thế hệ tôi, trong những năm 60 của thế kỷ trước, cùng với tiếng Nga, tiếng Trung đã đuợc đưa vào chương trình giáo dục từ cấp II, tức từ lớp 5 hồi đó.

Vào thời bấy giờ, đeo khăn quàng đỏ hát vang “Hà Nội, Bắc Kinh, Mạc Tư Khoa – Dập dìu thành phố hát lên lời chan hoà – Nhiệt tình đoàn kết anh em Việt – Trung – Xô…”, chúng tôi say mê, tự hào được học hai ngôn ngữ của những người anh đầu đàn trong phe xã hội chủ nghĩa!

Nhưng chỉ được mấy năm. Không biết cuộc xung đột biên giới Xô-Trung nổ ra và sự rạn nứt không thể hàn gắn giữa hai nước có tác động gì vào chương trình giáo dục hay không, nhưng lên cấp III tiếng Trung bị loại bỏ, chỉ còn tiếng Nga. Tất cả học sinh miền Bắc bấy giờ nuôi hoài bão chung của lão nông dân trong thơ Tố Hữu: được đi Nga du học, nên rất chăm chú học tiếng Nga.

Vào thập kỷ 90, khi Ba Lan không còn là nước cộng sản, buôn bán bắt đầu nhộn nhịp, hàng hoá Trung Quốc tràn ngập và cạnh tranh mạnh vì giá rẻ, cộng đồng người Việt sinh sống tại Ba Lan tấp nập nhắm hướng gió Đông, ban đầu đi Hongkong, sau đó đến nhiều miền của Trung Quốc đặt hàng quần áo, giày dép, nhập về thị trường Nga và các nước Đông Âu khác.

Không ngờ vốn tiếng Trung ít ỏi từ hồi bé đã giúp tôi hữu hiệu trong những lần giao thiệp ở Hongkong và trên Trung Hoa lục địa.

Vốn liếng ngôn ngữ “còm” của tôi được tiếp nhận bao dung và khích lệ bởi những người bạn hàng Trung Quốc, gây nên những tiếng cười sảng khoái, thân thiện khi tôi phát âm sai, hoặc chỉ nói đuợc vài tiếng mà cũng cố gằng đùa vui vẻ với các cô gái phục vụ ở nhà hàng, khách sạn hay nơi sản xuất.

Từ những trải nghiệm qua nhiều nước, tôi luôn khuyến khích các con mình học ngoại ngữ. Biết ít cũng được, nhưng biết thêm thứ tiếng nào là thêm một dấu cộng tích cực cho cuộc sống, tôi dạy các con như thế.

Hai con trai nhỏ của tôi hiện nay, từ lúc 5 tuổi đã học ở trường của đại sứ quán Pháp tại Ba Lan, trong đó ngoài tiếng Pháp, người ta dạy thêm tiếng Anh. Cả hai đứa nói giỏi tiếng Ba Lan vì được gửi nhà trẻ và mẫu giáo từ bé. Khi ở nhà chúng tôi nói chuyện với con chỉ bằng tiếng Việt, mà tôi thường nói đùa xem như một ngoại ngữ của trẻ em Việt sinh ra và lớn lên ở nước ngoài. Mỗi lần chúng về Việt Nam, bà ngoại còn thuê cô giáo dạy thêm viết và đọc. Có lẽ nhờ sớm quen nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau, khi sang Mỹ, hai đứa nhanh chóng đuổi kịp bạn bè trong lớp, không gặp khó khăn bao nhiêu về tiếng Anh trong buổi ban đầu.

Khi nói đến tiếng Nga, người Việt ở Hoa Kỳ có thể cảm thấy xa lạ, nhà quê, nhưng có lẽ không nhiều người biết rằng, trước khi giữ các trọng trách của chính phủ dưới thời Tổng Thống Bush cha và Tổng thống Bush con, bà Condoleeza Rice là Tiến sĩ khoa học xã hội, một trong những giáo sư Xô-Viết học nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ. Bà không cần phiên dịch, nói chuyện bằng tiếng Nga trực tiếp với Putin trong những lần gặp gỡ.

Tôi thích câu nói của một bạn trên Facebook: Thậm chí rất nên học tiếng của kẻ thù.

Không rõ ràng và mâu thuẫn

Thông qua báo chí, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT) vừa công bố lấy ý kiến dư luận về dự thảo chương trình đưa tiếng Hoa vào cấp tiểu học và trung học cơ sở. Theo đó, tiếng Hoa sẽ được giảng dạy ở hai cấp học này với số lượng 4 tiết mỗi tuần (báo Giáo dục Việt Nam ngày 13/3/2012).

Tôi nhận thấy nội dung của công bố lúc đầu đăng trên báo chí là không rõ ràng, gây ngộ nhận.

Trước hết, dùng “tiếng Hoa” chung chung, Bộ GD & ĐT làm người tiếp nhận bị lúng túng, không biết tiếng Hoa ở đây là tiếng cụ thể nào, của địa phương nào, hay là tiếng Trung nói ở thể Quan Thoại chuẩn là ngôn ngữ chính thức của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa như trong thập niên 60.

Trong thực tế, Hoa ngữ chỉ là một trong họ ngôn ngữ Trung Quốc có ngữ điệu thuộc hệ ngôn ngữ Hán-Tạng: Hán ngữ, Hoa ngữ, hay Trung văn (Hànyǔ, Huáyǔ, hay Zhōngwén). Mặc dù văn viết (wén – 文) giống nhau từ đầu thế kỷ 20 là bạch thoại (nghĩa là thứ tiếng bình dân dựa trên tiếng Quan Thoại) được sử dụng gần như cùng một bộ chữ Trung Quốc, nhưng các địa phương trên lãnh thổ Trung Quốc có “văn nói” (yǔ – 語) rất đa dạng, theo Wikipedia.

Theo thông tin được cập nhật hôm sau thì thấy Bộ GD & ĐT xác dịnh đối tượng học tiếng Hoa là “học sinh dân tộc Hoa ở Việt Nam”. Một loạt câu hỏi khác xuất hiện từ điểm này.

Nếu phổ cập 4 tiết mỗi tuần trong các trường, vậy vào các giờ học tiếng Hoa, học sinh không phải sắc tộc Hoa sẽ nghỉ học? hay là sẽ có riêng lớp và giờ phụ trội cho học sinh sắc tộc Hoa?

Tại sao sắc tộc Hoa được ưu đãi học tiếng mẹ đẻ, trong khi rất nhiều dân tộc thiểu số khác song song tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam và vượt trội sắc tộc Hoa về dân số, thì không?

Kết quả tổng điều tra dân số chính thức của Tổng cục Thống kê năm 2009 cho thấy dân số các sắc tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam như sau: Dân tộc Tày có 1.626.392 người – Dân tộc Thái có 1.550.423 người; Dân tộc Mường có 1.268.963 người – Dân tộc Nùng có 968.800 người – Dân tộc Khmer có 1.260.640 người – Dân tộc Chăm có 132.873 người – Dân tộc Hoa có 823.071 người (tập trung nhiều nhất tại Sài Gòn, Đồng Nai, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Bình Dương, Bắc Giang ).

Như vậy nếu xét trên phương diện bình đẳng xã hội thì thứ tự ưu tiên chính đáng phải thuộc về các dân tộc thiểu số khác chứ không thuộc về người Hoa.

Rõ ràng chính sách phân biệt đối xử này trái với đạo đức và chắc chắn không được xã hội chấp nhận. Mặt khác, trong thực tế các dân tộc thiểu số tại Việt Nam vẫn có trường lớp dạy thêm tiếng mẹ đẻ. Một chính sách đúng đắn là hỗ trợ và khuyên khích nhân rộng học tiếng mẹ đẻ trong các cộng đồng, chứ không phải là đưa thành chương trình phổ cấp tại các trường trong khi nhà nước không đủ sức bao sân hết tất cả các sắc tộc.

Cũng theo tinh thần của Bộ GD & ĐT, thì tiếng Hoa cho học sinh sắc tộc Hoa, chứ không phải Trung văn là ngoại ngữ chính thức trong cho hệ tiểu học và trung học cơ sở.

Theo tôi, nếu trong tương lai, tiếng Trung được đưa vào chương trình giảng dạy là điều tốt, nhưng nên là ngoại ngữ thứ hai trong nhóm các ngoại ngữ khác mà học sinh có thể tuỳ ý tự chọn sau tiếng Anh.

Việt Nam cũng nên học tập các quốc gia có hệ thống giáo dục văn minh, có kinh nghiệm lâu đời, tức là ngoại ngữ thứ hai được tự chọn bắt đầu từ cấp II chứ không bắt đầu từ tiểu học.

Đổ lửa vào thùng thuốc súng

Nếu không phải là cố ý với ẩn ý nào đó, tôi cho rằng dự thảo đưa tiếng Hoa vào nhà trường của Bộ GD & ĐT trong tình hình hiện nay là ngu xuẩn.

May mắn cứu vớt cho sự ngu xuẩn này là Bộ GD & ĐT đã đưa ra xin ý kiến rộng rãi của dư luận, chứ chưa phải là sự thực thi hay thử nghiệm.

Không cần phân tích nhiều, suốt trong thời gian dài, nổi cộm từ năm 2009 và đỉnh điểm từ mùa hè năm 2011, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đối với Trung Quốc và đối với dân đã làm mất hoàn toàn niềm tin vào sự chính danh của chế độ.

ĐCSVN đã và đang trắng trợn đưa đất nước vào sự lệ thuộc và vòng khống chế của Trung Quốc về kinh tế, an ninh quốc phòng và xã hội.

Chúng ta có thể bắt đầu bằng sự kiện khai thác Bauxite Tây Nguyên trong năm 2009. Bất chấp ba lần viết thư kêu gọi của Tướng Giáp, làm ngơ trước các ý kiến phản biện của nhiều đại biểu quốc hội, trước thư thỉnh nguyện với hai ngàn chữ ký của các chuyên gia, trí thức và công dân Việt Nam cảnh báo rủi ro kinh tế, nguy cơ ô nhiễm môi sinh và an ninh quốc phòng trên vùng chiến lược, ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn vội vã cho Trung Quốc thực hiện dự án, mà hôm nay bê bối diễn ra đang kéo theo nhiều ngàn tỷ đồng đầu tư ngoài dự toán.

Tiếp đến, việc thay đổi ngày đã định cho lễ kỷ niệm Ngàn năm Thăng Long – Hà Nội đúng vào ngày quốc Khánh Trung Quốc, ngày 1 tháng 10, đồng thời dự tính cho ra mắt bộ phim “Lý Công Uẩn – Đường tới Thăng Long” được đầu tư tiền tỷ và bị Hán hoá gần như 100%, đã làm cho dân chúng sửng sốt và bất bình.

Người Hoa hiện đang nắm trong tay gần 300 ngàn hécta rừng đầu nguồn của Việt Nam với hợp đồng thuê 50 năm. Không chỉ riêng dân chúng bình thường, hành vi này đã bị các lão tướng Đồng Sĩ Nguyên, Nguyễn Trọng Vĩnh cùng nhiều nhà cách mạng lão thành sừng sỏ khác phê phán dữ dội.

Người Trung Quốc đã và đang thực hiện hơn 90% tổng thầu EPC những đề án đầu tư công quan trọng nhất của Việt Nam. Việt Nam sẽ lệ thuộc lâu dài vào công nghệ lạc hậu, dịch vụ bảo trì, trong khi công trình nào cũng có vấn đề, không bàn giao chậm thì trục trặc kỹ thuật. Từ các công trình này, hàng chục ngàn công nhân Trung Quốc ngang nhiên có mặt ở nước ta trên khắp ba miền, còn nhà nước dường như phủi tay bất lực trước tình trạng lao động bất hợp pháp của họ và các vụ gây rối trật tự xã hội do họ gây ra.

Suốt từ năm 2007, mạnh tay và rộng khắp từ hè năm 2011, ĐCSVN đàn áp thô bạo những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc gây hấn trên biển đảo Việt Nam. Hành động yêu nước của nhân dân bị nhà cầm quyền mặc nhiên xem như tội phạm. Công an không ngừng sách nhiễu, trấn bức, bắt giữ tuỳ tiện các biểu tình viên, điển hình nhất là không có xét xử của toà án, đưa chị Bùi Thị Minh Hằng vào trại cải tạo giáo dục một cách phi lý, ngông cuồng, vi phạm cả hiến pháp của chính chế độ.

Rồi tỉnh Lào Cai đi theo vết đổ của Hà Nội, cũng đổi ngày thành lập tỉnh trùng với ngày quốc khánh Trung Quốc. Tiếp theo là các sự cố cờ Trung Quốc 6 sao xuất hiện trên đài truyền hình quốc gia Việt Nam và trong buổi đón tiếp Tập Cận Bình, ông chủ tương lai của Trung Nam Hải.

Hàng triệu người Việt cay đắng và xót xa trước sự im lặng nhục nhã của các phương tiện truyền thông nhà nước trong các ngày kỷ niệm tưởng nhớ các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh chống lại bành trướng Bắc Kinh, bảo vệ Tổ quốc.

Danh sách có thể còn rất dài nữa, nhưng thiết nghĩ đã quá đủ để chứng minh cho bản chất qụy lụy Trung Quốc của ĐCSVN, âm mưu bán rẻ lợi ích và chủ quyền đất nước để duy trì độc quyền cai trị và đặc lợi để làm giàu riêng.

Cho nên, thông tin đưa tiếng Hoa vào trường phổ thống cơ sở, lại đúng ngay vào ngày tưởng nhớ 64 chiến sĩ đã bỏ mình trong cuộc đối đầu chống Trung Quốc xâm lược quần đảo Trường Sa trong ngày 14/03/1988, ngay tức khắc trở thành mồi lửa ném vào thùng thuốc súng căm giận.

Các diễn đàn điện tử trong và ngoài luồng sôi sục mấy hôm nay. Trên Facebook người ta lập “Hội phản đối Bộ giáo dục dạy tiếng Hoa trên lãnh thổ Việt Nam”. Đọc các comments trên mạng mới thấy dư luận biểu thị thái độ phẫn nộ kinh hoàng như thế nào.

Trịnh Kim Tiến, một cô gái trẻ từng tham gia biểu tình chống Trung Quốc viết: “Khi nào chó sủa được tiếng người thì may ra mình mới cho con mình đi học tiếng Hoa, còn nếu không thì chó mãi mãi chỉ được làm chó”.

Có thể phản ứng của một số người hơi thái quá, như tôi đã phân tích ở đầu bài viết về việc học tiếng Trung. Nhưng, trước sự thật về một tiến trình của dân tộc Việt ngày càng gần tới đích bị Hán hoá như Ngàn năm Bắc thuộc trong lịch sử quá rõ ràng qua danh sách các sự kiện nêu trên, thì phản ứng dù thái quá hơn nữa, cũng là điều dễ hiểu và không có gì ngạc nhiên!

Kiệt sức

Học sinh đang “lùn” vì học quá tải?” là bài viết mô tả sức nặng của chiếc cặp đựng sách vở với quá nhiều môn học, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và sự trưởng thành của các em học sinh nhỏ.

Trong khuôn khổ hướng dẫn của Bộ GD & ĐT về thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012 đối với giáo dục tiểu học theo hướng điều chỉnh nội dung, giảm tải các môn học và hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, bài báo trích lời ông Trần Thành Mỹ, giám đốc Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM cho biết “tình trạng vẹo cột sống ở tuổi học đường được đánh giá là loại tật có chiều hướng gia tăng ở học sinh với tỉ lệ rất đáng lo ngại, đứng thứ nhì sau cận thị học đường. Tật này chủ yếu là do mang vác nặng, quá sức, hoặc mang vác lệch một bên, liên tục trong thời gian dài”.

Mới đây, ngày 29/2/2012, bài “Càng giảm tải càng quá tải” cho thấy “sau nhiều lần Bộ GD & ĐT thay sách giáo khoa, nhưng quá tải vẫn hoàn quá tải khiến dư luận bức xúc. Năm học 2011-2012, Bộ đã triển khai giảm tải chương trình từ tiểu học đến trung học phổ thông. Tuy nhiên sau hơn 5 tháng triển khai, ghi nhận từ các trường cho thấy việc giảm tải còn vụn vặt, thiếu logic, và dường như chỉ là cách đối phó nhằm làm “hài lòng dư luận”.

Một bài khác với tựa đề “Quá tải vì… bồi dưỡng học sinh giỏi” cho thấy, “ngoài lịch học thêm kín mít, học sinh ở nhiều trường còn phải “chạy đua” học các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi, mặc dù có em chỉ đạt học lực trung bình”.

Bài báo dẫn lời một phụ huynh: “Thấy con về bảo được đi bồi dưỡng học sinh giỏi mà giật mình vì lực học của con ở cấp I chỉ trung bình. Giờ ngày nào con tôi cũng ngập trong bài tập cô giao, không có thời gian nghỉ ngơi. Gia đình vừa mừng lại vừa lo con quá sức”.

Trong tình cảnh học hành ở Việt Nam như thế mà Bộ GD & ĐT lại định cho thêm 4 tiết tiếng Hoa (hay tiếng Trung) mỗi tuần nữa lên đôi vai bé bỏng của các em nhỏ ư?

Kết luận

Mọi giải trình nên hay không nên với đề án bắt các em tiểu học và trung học cơ sở học thêm Trung văn hay tiếng Hoa cho riêng sắc tộc Hoa, đều vô ích. Có quá nhiều thứ không hợp lý, lủng củng, mâu thuẫn và chưa thích ứng!

Bộ GD & ĐT đang đứng trước ngổn ngang, bề bộn của vô số các việc khác phải làm và hoàn thiện, trước khi có thể tham lam, phản khoa học, chất thêm sức nặng vào con thuyền chịu đựng của học sinh mà nước đã sắp tràn vào.

Còn nếu vì sự lệ thuộc, bám chân Trung Quốc mà vội vã thực hiện thì hậu quả là sự chống đối của toàn dân sẽ còn lên cao hơn gấp bội!●

© 2012 Lê Diễn Đức – RFA Blog

38 Phản hồi cho “Chống học tiếng Hoa thế nào cho đúng?”

  1. D.Nhật Lệ says:

    Qủa bom thăm dò dư luận vừa nổ ra đã có thầy ‘bình loạn’ thuận chiều đảng CV.thì qủa là đáng ngạc nhiên !
    Dân trong nước đang xôn xao vì phẫn nộ nhưng chúng ta những người ở ngoài nước có lẽ hãy thận trọng xét
    kỹ,chứ không nên dễ dãi như thế vì vô tình chúng ta đang gật đầu cho bọn cường quyền làm tới !
    Xét về tình hình chính trị miền Nam thời trước 1975 khác hẳn thời bây giờ,Tàu cộng đang ở thế thượng phong khi chúng gây ảnh hưởng đến mức độ như khống chế nước ta hầu hết mọi lãnh vực,trầm trọng nhất là chính
    trị,thậm chí chúng công khai chiếm đoạt chủ quyền đất,biển của nước ta.Đồng ý là trước 1975,VNCH.cũng
    có cho học sinh học Hán văn như 1 môn nhiệm ý (tức thích thì học) và có Viện Hán học ở Đại học Huế và
    Sài Gòn chỉ dành cho sinh viên chuyên nghành Hán học.Sở dĩ miền Nam làm như vậy là để tranh thủ sự chi
    viện và ủng hộ của Trung Hoa Quốc gia trên diễn đàn khu vực và cả thế giới (chưa bị Mỹ bỏ rơi sau này)
    nhưng nhất là chính quyền có chính sách hạn chế khác đối với người Hoa như cấm họ làm trên 10 nghề,do
    TT.NĐD.quy định.Dĩ nhiên,ngưòi Hoa cũng có quyền mở trường dạy tiếng Hoa lẫn tiếng Việt.
    Lý do thứ nữa là người ta chỉ học sinh ngữ những nước văn minh tiến bộ để học hỏi mà giúp đất nước phát
    triển,chứ người Hoa có phát minh hay sáng chế ra được gì ghê gớm đâu mà học.Nếu học thì học đảng trị,
    đào tạo công an,chuyên gia tình báo v.v. hay sao ?

  2. Tuần Triệt says:

    Học tiếng TQ mới hiểu được văn hóa TQ, hiểu được văn hóa TQ mới nhập được quốc tịch TQ.( Đảng cộng sản việt nam muốn nhân dân Việt Nam ai ai cũng có quốc tịch TQ…)

  3. nguyenha says:

    Quý vị dem “trí tuệ”dể bàn với caí bộ -giáo-dục CS cho phí công.Thật ra với CS,bộ nào cũng giống nhau hết.
    Di học và di ăn-cướp dều “tốt nghiệp”cùng một trường.Già Hồ lúc mới về Hanôi,phóng viên Pháp hỏi y, học trường nào,dương sự trả lời trường-dời,hỏi về bằng cấp dương sự nói:tiểu học-trung học-dại-học…Nghĩa là “xùm bà-lằng”!Nói thế dể biết học-hành dưới chế-dộ CS chỉ là “hoa-lá-cành”,dâm chém mới là chính!!
    (giết ,giết nữa bàn tay không ngừng nghĩ) ,quý vị không thấy dó sao mà bàn “chử-nghĩa”với CS.Khi Chính-trị
    di vào Trường học thì “chữ-nghĩa”theo nhau xuống hố(CNXH)!!Dó là Quy-luật tự nhiên.Nguyển văn Trổi,Vỏ thị Sáu…thay thế cho Trần nhân Tông,Gia-long…thì trong trường học có dạy “tiếng mọi” nửa cũng không nên quan tâm!!

  4. Tien Pham says:

    Tôi thấy việc đề xuất học tiếng Hoa là thiển cận:

    1. Giả sử tôi có 1 bản thuyết trình về kĩ thuật bằng tiếng Đức. Nếu tôi kô biết tiếng Đức, tôi học tiếng Đức, với 1 mong muốn là học hỏi kĩ thuật từ gốc. Học tiếng Hoa, tôi chỉ có thể học lại từ 1 bản dịch của người khác, nếu mà bản thuyết trình đó được dịch sang tiếng Hoa. Và nếu bản dịch ấy sai, vô hình trung tôi đi học cái sai (của 1 người đi học lại của người khác.)

    2. Trong thế giới bây giờ, những nước có nhiều phát minh về kĩ thuật nhất vẫn là những nước Tây phương. TQ tuy có là 1 cường quốc kinh tế, nhưng chỉ trong kinh tế mà thôi. Còn về kĩ thuật, họ cũng còn phải đi học của người ta. Thật sự, nếu kô có các nước Tây phương, nền kinh tế TQ chỉ là 1 cái giẻ rách. Nên nhớ, nhờ mở cửa với Tây phương (thời Đặng Tiểu Bình), nền kinh tế TQ mới được như ngày nay.

    3. Muốn phát triển nền công nghệ, kinh tế của VN, nên học hỏi từ các quốc gia tiên tiến phát minh ra nó. Kô có ai có đầu óc lại muốn đi học lại từ 1 người cũng đang học! Người Nhật họ học thẳng từ các nước Tây phương, từ cách làm dấu mốc cuốn lịch, cho tới việc cắt tóc ngắn. VN và Tàu cho tới giờ vẫn còn chưa đoạn tuyệt với âm lịch, 1 thứ lịch kô chính xác bằng dương lịch. Người Nhật bây giờ muốn học tiếng Anh (Mĩ), điều kiện tiên quyết là người dạy phải là người sinh đẻ ở Mĩ. Còn nếu anh là người Mĩ, ở Mĩ 40-50 năm, cũng xin miễn bàn! Cho nên họ mới khá. Cứ mãi bám vào Tàu, biết khi nào khá được?

    4. Thay vì học tiếng Hoa, tại sao kô học tiếng Đức, tiếng Nhật (ngoài Anh và Pháp ngữ)?

    • Udo Unbekannt says:

      Tôi hoàn toàn đồng ý với Tiên Phạm. Cần bổ sung thêm rằng:

      Trên thế giới, nhóm ngôn ngữ Angelo-Saxon (tiếng Anh, Đức, Hà Lan, Đan Mạch) là nhóm ngôn ngữ thống trị trong mọi ngành khoa học, kỹ thuật, văn hóa, chính trị, triết học v.v… Học nhóm ngôn ngữ này còn mở mang tư duy và sáng tạo.
      Chắc chính quyền CSVN muốn duy trì chính sách NGU DÂN và PHỤ THUỘC vào PHƯƠNG BẮC nên mới có ý triển khai Tiếng Trung Quốc vào Trường Phổ Thông. Nay kia có lẽ triển khai cái Ngôn Ngữ PHONG KIẾN BÀNH TRƯỚNG này vào tận TRƯỜNG MẪU GIÁO LUÔN.

  5. Như nước Đại Việt ta từ trước,
    Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
    Nước non bờ cõi đã chia,
    Phong tục Bắc Nam cũng khác;
    Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập;
    Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương;
    Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
    Song hào kiệt thời nào cũng có …
    (Trích Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi)

    http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n2n4nnn31n343tq83a3q3m3237nvn

    Nguyễn Trãi có phải là người theo Nho Học hay không? Thưa, rất phải. Ông là tay kiệt xuất về Nho Học. Ông có chống Tàu không? Dĩ nhiên là ông chống tới cùng, vì nhà Minh xâm lăng Đại Việt của ta lúc đó.

    Trở lại thời điểm hiện tại, CSVN bán rừng bán đất bán biển cho TQ. Đồng lòng đồng chí theo mô hình chính trị kinh tế quân sự và văn hóa Tàu cộng. Dân VN biểu tình bày tỏ lòng yêu nước thì sao? Thì bị đạp vào mặt.

    Trong một thời kỳ thời điểm hoàn cảnh VN hiện tại như vậy nếu đưa chương trình Hoa Ngữ theo Tàu Maoist (chứ không phải văn minh Nho Văn) vào dạy học sinh, thì là gì? Giao lưu văn hóa? Giao lưu với ai? TQ nó có xem VN là nước độc lập tự chủ ngang hàng ngoại giao với nó hay không mà giao lưu?

    Hay nó chỉ xem VN là một quận của Tàu, cần phổ biến văn hóa Maoist cho người VN qua tiếng nói? Người VN sau gần 40 năm thống nhất, có chế ra được chiếc xe đạp hoàn toàn hay không? Làm sao mà Tàu nó xem VN ngang hàng ngoại giao được ! Nước VN xem bề ngoài công trình xây dựng ồ ạt. Công trình đó của ai? Của Tàu xây dựng bao nhiêu cái? Bao nhiêu cái do Tư bản đỏ Tàu nắm đầu?
    Tui e rằng cái đà này không bao lâu nữa, qua thời kỳ che đậy hào nhoáng, cái mặt nạ kinh tế rớt xuống thì dân Việt chỉ còn là bề tôi công nhân hạng bét lao tác phục dịch cho thiên triều 1 tỉ rưỡi người.

    Tàu cộng nó thâm độc và âm mưu thôn tính VN rất trường kỳ và rộng khắp. Nhiều nhà văn nhà báo trong nước đã trông thấy tận mắt người Hoa ngụ cư và sinh hoạt ở ngoài Bắc, nghênh ngang và đặc biệt họ nói tiếng VN rất sõi. Thoáng qua khó nhận ra .
    Người Tàu ngụ cư đổ vào qua ngõ Bắc VN khac’ hoàn toàn dân Hoa Kiều trước đây ở Chợ Lớn. Người Hoa Chợ Lớn thời kỳ VNCH sống rất khiêm nhường, không dám lớn lối với dân miền Nam. Họ có thể buôn bán vài mặt hàng đầu cơ tích trử, nhưng họ vẫn sợ luật pháp VNCH.

    Đặc biệt, người Hoa lúc đó nhìn vào là biết ngay. Họ nói tiếng Việt theo người Việt nên giọng Hoa rất ngọng nghịu.

    Wánh mầy wánh tao wánh thấy mẹ ẹ ẹ ẹ !
    Bánh mì bánh bao bánh xíu mại i i i i i !

    Ngộ ễ pên Tàu ngộ mới wua, ngộ ễ pên nây mấy thùng lãi zồi lế !
    Ngộ ở bên Tàu ngộ mới qua, ngộ ở bên nây mấy tuần lễ rồi lế !

    Còn dân TQ ngụ cư bây giờ thì khác. Nó nói tiếng Việt vốn đã được lai Tàu TQ quá nhiều cho nên nói rất sành sõi. Hơn nữa bọn nó có một chủ trương đồng hóa người VN. Người TQ ngụ cư ở VN là một thứ dân tộc siêu quyền lực và bất khả xâm phạm, nên hoàn toàn khác với người Hoa Chợ Lớn trước đây chỉ là một cộng đồng sinh sống xa quê hương trên xứ lạ.

    Vấn đề không phải là chống học tiếng Hoa như thế nào cho đúng?
    Vấn đề là chống lại xâm lăng và mô hình xâm lược của TQ như thế nào?
    Tiếng Hoa, tiếng Tây tiếng Mỹ hay tiếng Miên cũng vậy thôi. Vấn đề là đất nước anh có thực sự độc lập tự chủ hay không?

    Á, tiểu xư tử, xí lộn, xư mụi bảo chọng,
    tiểu ca..ca iu xư mụi nhìu nhìu đầy bức xúc đó hả
    http://www.youtube.com/watch?v=wdis6ufF5n0
    http://www.youtube.com/watch?v=56N1SafFGLE
    http://www.youtube.com/watch?v=p6gYHYv-IoY

  6. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Thưa bà con,

    Tôi thấy có những người quá khích, quan niệm rằng, giờ mà cho tiếng Tàu, hay tiếng Hán Việt vào giáo trình (curriculum) bậc tiểu hay trung học chi đó, là rơi vào âm mưu Hán hóa (đúng ra phải nói là Hoa hóa, còn nôm na là Tàu hóa) dân Việt bla bla bla

    1/
    Hãy nghĩ cho kỹ, ngày xưa lúc Pháp chưa đô hộ Việt Nam, vua quan và cả dân ta còn bắt chước Tàu mạnh bạo hơn bao giờ. Lại còn tôn chúng là Thiên triều, và hàng năm vẫn theo lệ cống vật (ngon của lạ) cho chúng !
    Thế nhưng TA VẪN LÀ TA và TÀU VẪN LÀ TÀU.
    Thậm chí Lý Thường Kiệt còn nổi danh với Phá Tống bình Chiêm. Vâng học Việt sử nhớ mãi bài học “châu chấu đá xe”, nói về chiến công oanh liệt của lão tướng họ Lý; đó là chưa nói đến chiến thắng ở Bạch Đằng giang của Ngô vương húy Quyền; hai lần đại phá quân Nguyên của Hưng Đạo đại vương; nối tiếp là chiến công hào hùng của người anh hùng áo vải đất Lam Sơn với 10 năm kháng Minh; và sau cùng là người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ tỉnh Bình Định đất Quy Nhơn, chớp nhoáng đại phá 20 vạn quân Thanh cầm đầu bởi Tôn Sĩ Nghị nơi đất Bắc !

    2/
    Ngày nay thế giới liên lập, có cơ chế quốc tế ngày một chặt chẽ và có thực lực, như Liên Hiệp Quốc với Hội đồng Bảo An LHQ … VN có chân trong đó từ nhiều năm qua, có lúc làm ủy viên luân phiên hàng năm trong HĐBA; cũng như là thành viên trong nhiều tổ chức quốc tế khác, như ASEAN, Đông Á, Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific) …

    Điều quan trọng nhất vẫn là cộng đồng người Việt hải ngoại có mặt ở khắp thế giới, nhiều nhất ở Mỹ rồi Pháp, từ nhiều thập niên qua, với con số khoảng non ba (3) triệu, nhưng ngày một gia tăng đáng kể (bởi chế độ khốn nạn CS khiến “cột đèn có chân” cũng tìm cách bỏ chạy khỏi nước !
    Trong đó thành phần lưu vong chống Cộng chiếm đa phần và là chủ chốt của những vận động xuống đường, ký thỉnh nguyện thư … chống Cộng. Nói chung đó là khối người chống Cộng đông đảo nhất, kiên trì nhất, cang cường nhất; chống đến khi chui xuống mồ mới ngưng (trên dương thế thôi; chứ nếu có âm phủ vẫn còn làm ma báo oán CS dài dài).

    Nói tóm tắt, dù quốc tế không ủng hộ, người Việt trong và ngoài nước vẫn cố liên hiệp chống Cộng đến hơi thở cuối cùng. Như thế ông cố ông sơ bọn CS Việt và Tàu có liên minh biến tổ quốc VN thành thuộc địa, ngay cả thuộc quốc cho Tàu cũng chỉ hoài công.

    Điều này chả khác gì bọn CSVN sau 1975 nhân cơ hội đánh Khmer Đỏ đã tìm cách ở lỳ lại và di dân Việt qua ở bên Miên, với mục đích đen tối biến Miên và cả Lào thành thuộc quốc của chúng, nhưng thất bại hoàn toàn. Nguyên do, nội tại chính dân Miên đã hợp lực cùng Khmer Đỏ đánh Vixi, rồi quốc tế dẫn đầu là Mỹ kêu gọi khắp thế giới cấm vận toàn diện Việt Nam, khiến bọn cầm đầu ở Bắc Bộ phủ thời Lê Dzởm sất bất sang bang, cũng như cả nước đói rã họng do thiếu lương thực (mọi thứ phải dành cho tiền tuyến ở chiến trường bên K và biên giới phía Bắc thời gần cuối thập niên 70. Trong tù CS cải tạo viên ăn độn dài dài, dân ở ngoài cũng ăn độn bo bo dài dài).

    Kết, công đồng người Việt hải ngoại là tai là mắt cho dân trong nước. Đó là những pháo lũy (bastion) từ ngoài xa kiên cố, nhằm bảo vệ cho tổ quốc Việt Nam vững bền trước quân xâm lược và cũng là hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn trong nước chống độc tài đảng trị !

    Vậy, đừng nên để cho con ma Cộng Sản Việt hay con quỉ Dracula Tàu cộng hù doạ chúng ta ngày đêm, hay chống địch bằng phương sách phòng thủ thụ động. Phải tìm hiểu mà đánh trả lại chúng, nhất là khi chúng đang phân hóa thành các phe nhóm Mafia đỏ, đánh rơi lý tưởng CS từ lâu rồi, nhưng cố bám víu lấy quyền lực để vơ vét cho đầy túi tham không đáy.

    3/
    Chúng ta cần tìm hiểu kỹ bọn chúng, mà tốt nhất là bọn Tàu qua sự tìm hiểu tận gốc tận nguồn, nhờ đọc được sách báo, theo dõi được tin tức từ đài truyền hình, phát thanh, cũng như các web / blog lề trái của người Tàu chống Cộng như chúng ta hiện nay.
    Muốn thế phải biết tiếng Tàu thật rành rọt, rành như tiếng mẹ đẻ của mình là đìều mấu chốt.
    (Tôi rất tiếc là những video clips của Tàu về vụ xâm lăng Trường Sa, hay bình luận về vũ khí hiện đại của Tàu cộng trên YouTube tôi không nghe được chính gốc ra sao)

    Thậm chí nếu có phương tiện, nên đi du lịch đó đây ở Tàu lục địa, cũng như Taiwan để tìm hiểu cặn kẽ từ chân tơ đến kẽ tóc bọn CS Tàu và Ta. Tiếng Tàu giúp cho ta vượt qua trở lực hàng rào ngôn ngữ để tiếp cận với dân thường ở khắp chốn lục địa, hơn là tin vào quan chức hay báo đài của nhà nước Tàu.
    (Tôi cũng tiếc là chưa có tài chính nhiều để đi Tàu khảo sát một chuyến, để thấy rõ tận mắt mọi sự, chẳng hạn như vị đàn anh Ngô Thế Vinh, đã bỏ công lặn lội đi tìm đến nơi con đập thủy điện Mạn Loan / Manwan trên thượng nguồn sông Mekong ở tỉnh Vân Nam, để biết bài viết sách nổi tiếng là “Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng”, nối tiếp bằng “MEKONG, Dòng Sông Nghẽn Mạch” !)

    Phải biết rõ hơn bao giờ hết rằng, Tàu là sân sau cho CSVN; cũng như CSVN (cố ý hay ko tôi chẳng rõ, vì chưa có hard proof nên không dám nói liều điều quan trọng bậc nhất này, ngoại trừ công hàm bán Hoàng Sa cho Tàu của tên thủ tướng mù (thật lúc cuối đời) Phạm Văn Đồng và hiệp ước biên giới chúng thập niên 90 chúng còn dấu kín như “mèo dấu kít”) biến đất Việt thành phên dậu bao che cho Tàu lục địa, qua câu hát “Việt Nam Trung Hoa, núi liền núi sông liền sông, … chung một ý, chung một lòng” từ thời Mao với Hồ còn sống trên dương gian bla bla bla

    4/
    Cộng đồng Việt gốc Hoa rất đông đảo ở Việt Nam, rải rác khắp nơi trong nước từ thành thị đến thôn quê, nhưng tập trung nhiều ở vùng Chợ Lớn (ngày xưa ở ngoài Bắc là thành phố Hải Phòng).
    Ở trong Nam trước 1975 họ là đám người nắm vận mệnh kinh tế cả nước, nhất là giá cả các nhu yếu phẩm như lúa gạo, chất đốt than củi ….
    Họ là cầu nối từ nơi sản xuất tại nông thôn đến người tiêu thụ ở thị thành ! Họ là những chủ chành tức các vựa tập trung gạo, cá mắm, nói chung rất nhiều thứ. Bởi họ là chủ nợ cho các nông dân Việt Nam. Họ mua đi bán lại cho các tiểu thương gồm đồng hương Việt gốc Tàu và cả dân bản xứ Việt. Ở đồng bằng sông Cửu Long và nhiều nơi khác, họ là chủ các nhà máy xay xát gạo …
    Sau này ở vùng quanh Sài Gòn, như Thủ Đức, Biên Hòa, Cây Quéo, Quang Trung … họ là chủ các nhà máy dệt, nhà máy chế tạo bột ngọt (mì chính), và nên nhớ đa phần các công nhân là gốc Tàu.
    Những tiểu thủ công nghiệp như làm đồ nhôm cũng do người Tàu nắm gần như trọn gói ở các khu nghèo ở vùng quận 10; rồi làm thuộc da, làm thủy tinh, làm đồ nhựa (plastic) như dép giỏ … tập trung quanh quận 11 và quận Tân Bình là do chủ Việt gốc Tàu nắm trọn.

    Trước 75 bọn CS Tàu đã lợi dụng thành lập đạo quân thứ Năm trong đó rất đông đảo để tiếp tay cho bọn Phỏng giải miền Nam hoạt động chống chính quyền quốc gia VNCH. Sau 75 chúng lộ diện ra rất nhiều, có nơi chúng ăn mừng chiến thắng của Vixi bằng cách sổ cờ Tàu cộng vác đi khắp nơi trong Chợ Lớn hay nơi đông người Việt gốc Hoa cư trú. Rồi không ít những tên vốn gốc là đảng viên đảng CS Tàu, do bọn Tàu lục địa tuyển chọn, nhưng cho CSVN mượn xài thời nội chiến hai miền Nam Bắc. Bởi thế ta (chính tôi chứng kiến) thấy khi có xung đột Hoa Việt, bọn CSVN tìm cách ngấm ngầm hay công khai thanh trừng đám đảng viên CS người Việt gốc Hoa rất tàn nhẫn. Chẳng hạn loại ra khỏi các ngành chủ chốt như công an, quân đội địa phương, các ủy ban nhân dân … đưa về làm trong ngành vô hại như ban kinh tế mới, y tế …. Rồi dần dần tìm cách tống cổ khỏi VN như bác Lâm Hoàng Mạnh từng viết sách viết bài kể tội chúng rất rõ ràng chi tiết với nhiều hard proof ! Méc xì bóp cu (merci beaucoup) bác Mạnh gửi sách tặng theo yêu cầu của tiểu đệ để ngâm kíu nhớ :-) !

    Nhưng cũng có người gốc Tàu đã theo phe quốc gia và hợp lực với phía quốc gia chống Cộng hết mình. Ai ai chắc cũng biết hai vị tướng VNCH là Lâm Quang Thi và Lâm Quang Thơ vốn gốc Chệt !
    Nhà thơ cũng là giáo sư đại học Văn Khoa Sài Gòn Đông Hồ Lâm Tấn Phát nổi tiếng cũng rứa. Có một giai thoại rất cảm động là ông Đông Hồ đã chết đột ngột nơi giảng đường Văn Khoa khi đang bình bài thơ TRƯNG NỮ VƯƠNG của nữ thi sĩ Ngân Giang. Đông Hồ hâm mộ bài thơ này vì rất ư là .. tình người (nhi nữ) qua các câu thơ trác tuyệt diễn tả đúng tâm trạng bà Trưng Trắc sau khi đã trà thù nhà và nợ nước: CHÀNG ƠI ĐIỆN NGỌC BƠ VƠ QUÁ / TRĂNG CHẾCH NGÔI TRỜI BÓNG LẺ SOI !
    Còn nhiều lắm kể ra không hết ở đây qúi vị ạ.

    Điều tôi muốn thưa ở đây là, cũng như người Việt chính gốc (người Kinh) hay các người Việt sắc tộc thiểu số khác (Mán, Mường, Thái, Mèo, Ra Đê, Chăm …) người Việt gốc Tài cũng có các sắc thái chung khi vận nước nổi trôi. Nghiã là cũng chịu cảnh năm cha ba mẹ, nên bị lôi kéo theo nhiều phe phái, nhưng vì quyền lợi cá nhân, gia tộc … nên họ cực chẳng đã phải ngả theo phe này phe nọ. Và tôi nghĩ đúng như nhà thơ Nguyễn Duy đã kết trong hai câu thơ chót bài thơ nổi tiếng Đá Ơi là TRONG MỌI CUỘC CHIẾN TRANH / PHE NÀO THẮNG NHÂN DÂN ĐỀU BẠI !
    Vâng chỉ có dân là khổ thôi. Bọn cầm đầu như Thiệu Kỳ Khiêm bỏ chạy từ khuya và đám cắc ké hay yêu nước ở lại chiến đấu đến cùng hay chậm chân nên chịu nhiều nghịch cảnh trái ngang (Gió đưa cây cải về trời / Rau răm ở lại chịu nhiều đắng cay). Chính Nguyễn Chí Thiện từng chỉ rõ trong thời nội chiến dân nghèo thấp cổ bé họng chịu thiệt hai không lường như GIẤY BÁO TỬ BAY ĐẦY MÁI RA/ CHỈ CÓ CÁI LOA LÀ VUI. Trước đó Trần Dần trong Nhất Định Thắng đã viết rõ TÔI ĐI KHÔNG THẤY PHỐ KHÔNG THẤY NHÀ / CHỈ THẤY MƯA SA TRÊN MÀU CỞ ĐỎ !

    Tôi ở phố Sinh Từ
    Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
    Tôi bước đi
    Không thấy phố
    không thấy nhà
    Chỉ thấy mưa sa
    trên màu cờ đỏ.

    Gặp em trong mưa
    Em đi tìm việc
    Mỗi ngày đi lại cúi đầu về
    - Anh ạ.
    Họ vẫn bảo chờ…
    Tôi không gặng hỏi, nói gì ư?
    Trời mưa, trời mưa
    Ba tháng rồi
    Em đợi
    Sống bằng tương lai
    Ngày và đêm như lũ trẻ mồ côi
    Lũ lượt dắt nhau đi buồn bã…
    Em đi
    trong mưa
    cúi đầu
    nghiêng vai
    Người con gái mới mười chín tuổi
    Em ơi!
    Em có biết đâu
    Ta khổ thế này
    Vì sao?
    Em biết đâu
    Mỹ Miếc, Ngô Nghê gì?
    Khổ thân em mưa nắng đi về
    lủi thủi
    Bóng chúng
    đè lên
    số phận
    từng người
    Em cúi đầu đi, mưa rơi

    Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
    Tôi bước đi
    không thấy phố
    không thấy nhà
    Chỉ thấy mưa sa
    trên màu cờ đỏ

    (còn tiếp)

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Nói tóm gọn, Tàu Ta hay sắc dân thiểu số nào đi nữa, khi đã đến sinh sống làm ăn ở mảnh đất phương Nam diệu kỳ hình chữ S thì chẳng sớm thì chày sẽ bị quyến rũ biến thành con dân nước Việt. Công dân Việt nổi tiếng nhất hạng xưa nay là nhà bác học gốc Thụy Sĩ mang quốc tịch Pháp, tuy học ở Pháp nhưng lập sự nghiệp ngành Y ở Việt Nam, thành nhà bác học lừng danh thế giới cũng từ đó, nên ông chọn đó là “quê hương dẫu cho nơi đó còn nhiều thương khó, nhất là cuối đời trở về nơi chôn nhau cắt rốn lần chót và chết rồi được chôn ở tại Nha Trang !

      Tôi có nhiều người bạn Việt gốc Tàu từ thuở đi học trung học, chẳng hạn niên khoá 66-67 lớp đệ nhất A Chu Văn An có anh bạn khá thân Tiêu Quốc Cường, đi thi cùng phòng danh nghĩa thí sinh tự do vì cùng chọn Anh Văn làm sinh ngữ chính, anh này sau đi Sĩ quan Thủ Đức mặc dù có bằng tú tài Tàu, nói tiếng Việt còn “cứng lưỡi”, tuy tán phét tiếng Việt không thua ai hết; lên đại học có anh bạn cùng lớp tên Lưu Tiền Thiện, trên một lớp tên Kỳ Bộ Anh. Hai anh này nói tiếng Việt cũng ác liệt lắm, nhất là Kỳ Bộ Anh. Ra đời đi làm thời CS cũng có một vài bạn chơi thể thao, như Lưu Cầu và Tiêu Cơ, cha một bệnh nhân (Vương Lập Quân ?) giúp tôi hết lòng khi tôi xin đi Mỹ được ưu tiên vào phỏng vấn đầu tiên ở Thủ Đức và nhiều bệnh nhân gốc Tàu ở quận 11 … Đó là chưa kể làm thời làm ở phòng Y tế quận 11 có nhiều đồng nghiệp gốc Tàu, mà đến giờ vẫn chơi thân là bác sĩ Mắt Diệp Tuấn Khải đang cùng ở Hòa Lan với tôi.
      Tất cả đều trung tín, thành thật, ăn ở có hậu trước sau.

      Nói chung họ là người Việt thuần chất như mọi người Kinh khác. Có người như vợ chồng anh Khải mất gốc, không nói được tiếng Tàu. Ngoài ra Lưu Tiến Thiện và Diệp Tuấn Khải cũng đi lính cộng hòa (anh Khải gốc là sinh viên quân y), bị đi tù cải tạo. Riêng anh Khải chung cơ quan tôi biết chuyện anh bị bọn CS nghi kỵ vào thời tranh chấp biên giới Hoa-Việt (mặc dù anh chống Cộng, có lẽ CSVN sợ anh bị CS Tàu lôi kéo mua chuộc). Anh cùng một số nhân viên y tế được mời riêng lên văn phòng quận ủy để “đả thông tư tưởng” bởi cán bộ tuyên huấn của quận ! Sau này anh kể lại coh tôi nghe tôi mới rõ sự việc. Còn tôi ko bị “chính huấn”, nhưng được cử đi phục vụ kinh tế mới đầu tiên trong năm 1978 lúc mới rục rịch có xung đột biên giới phía Tây Nam vùng Châu Đốc Hà Tiên. Tôi ko rõ đó là sự tình cờ hay cố ý.

      5/
      Điểm lại lịch sử đế thấy người Tàu đã đóng góp ko ngừng cho sự lớn mạnh quốc gia Việt Nam, cụ thể nhất là ở miền Nam trù phú trong những thế kỷ trước. Điển hình nhất như cha con Mạc Cửu và Mạc Thiên Tứ, Dương Ngạn Địch ….

      Wikipedia
      Mạc Cửu (鄚玖, hay Mạc Kính Cửu (鄚敬玖): 1655 – 1735), là một thương gia người Hoa có công khai phá, hình thành vùng đất Hà Tiên (Kiên Giang) vào khoảng đầu thế kỷ 18 ở Việt Nam.

      Nói về Mạc Cửu, sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức chép:
      Hà Tiên vốn là đất cũ của Chân Lạp, tục gọi là Mường Khảm, tiếng Tàu gọi là Phương Thành. Ban đầu có người tên là Mạc Cửu gốc xã Lê Quách, huyện Hải Khang, phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, vào thời Đại Thanh, niên hiệu Khang Hy thứ 19 (1680), nhà Minh mất hẳn (nhưng mãi đến năm Khang Hy thứ 19, vùng Quảng Đông mới bình định xong). Mạc Cửu không khuất phục chính sách buổi đầu của nhà Đại Thanh, mới chừa tóc rồi chạy qua phương Nam, trú tại phủ Nam Vang nước Cao Miên. Ông thấy ở phủ Sài Mạt[4]của nước ấy, người Việt, người Trung Hoa, Cao Miên, Đồ Bà (Chà Và) các nước tụ tập mở trường đánh bạc để lấy xâu, gọi là thuế hoa chi, bèn thầu mua thuế ấy, lại còn đào được một hầm bạc nên bỗng trở thành giàu có. Từ đó ông chiêu mộ dân Việt Nam lưu tán ở các xứ Phú Quốc, Lũng Kỳ (hay Trũng Kè, Lũng Cả -réam), Cần Bột (Cần Vọt – Kampôt), Hương Úc (Vũng Thơm – Kompong Som), Giá Khê (Rạch Giá), Cà Mau lập thành bảy xã thôn. Tương truyền ở đây thường có tiên xuất hiện trên sông, do đó mới đặt tên là Hà Tiên (tiên trên sông).

      Sách Hỏi đáp lịch sử tập 3, viết tương tự:
      Khi nhà Minh bị diệt, gần như cùng lúc với Trần Thượng Xuyên ở Cù lao Phố, Dương Ngạn Địch ở Mỹ Tho, Mạc Cửu – một thương gia trẻ – cũng bỏ nước ra đi. Đến vùng Chân Lạp, ông bỏ tiền ra mua chức Ốc Nha và làm quan tại đây. Tuy nhiên do tình hình Chân Lạp hết sức rối ren, ông bỏ Nam Vang về phủ Sài Mạt…

      Kết luận, NGƯỜI VIỆT GỐC HOA CŨNG LÀ NGƯỜI KINH ! Tương tự các sắc dân ít người (thiểu số; minorities) cũng là người Việt như người Kinh.

      Tuy nhiên ta phải thừa nhận một điều là, xưa nay người Kinh vẫn coi các đồng hương ấy như những công dân hạng hai, thậm chí có kẻ quá khích coi họ là những “sâu dân mọt nước” ! Chẳng hạn thành kiến với người Việt gốc Tàu rất nhiều, coi họ là những kẻ ăn bám vô ơn, thường tìm cách phá hoại, như quen thói móc ngoặc hội lộ, đầu cơ tích trữ, các gian thương 10 kẻ thì đến chín là gốc Tàu … Cho nên không thiếu gì kẻ cổ võ chính sách thời tổng thống Diệm cấm người gốc Tàu hành nghề một số nghề ….

      Nguyễn Văn Huy, tiến sĩ dân tộc học ở Paris, ra mắt tại Paris năm 1993 tác phẩm NGƯỜI HOA TẠI VIỆT NAM rất nổi tiếng, để cổ võ cho DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN ! Theo tôi chúng ta nên tìm đọc để chọn một thái độ hành xử đứng đắn hơn, nhằm tôn trọng sự khác biệt giữa các sắc tộc hiện diện ở VN và từng chia xẻ với nhau một số phận của các dân tộc nhược tiểu vùng Đông Nam Á nói riêng và toàn thế giới nói chung.
      Tương tự nhà dân tộc học ngoài Bắc Nguyễn … Chi (anh họ ông giáo sư Nguyễn Huệ Chi) viết các báo cáo rất hay về lối sống du canh của người Thượng Tây Nguyên.
      Anh bạn người Hòa Lan của tôi là giáo sư dân tộc học Oscar Salemink, cũng viết rất nhiều bài về các sắc tộc thiểu số Tây nguyên với các phong tục tập quán cổ truyền mà chính quyền trung ương ở Hà Nội cũng như địa phương cần tôn trọng, giúp đỡ phát huy và bảo tồn. Oscar Salemink từng làm việc ở VN nhiều năm, nói tiếng Việt thành thạo và viết được thư bằng tiếng Việt đã cung cấp cho tôi nhiều điều kỳ thú về các dân tộc ít người tại VN. Cho nên tôi đã mời anh thuyết trình cùng với giáo sư Nguyễn Văn Huy và mục sư Huỳnh Văn Công ở Hòa Lan trong đề tài ĐÀN ÁP TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM hồi năm 2002.

      6/
      Ta còn thấy rõ Việt Nam cũng như bán đảo Triều Tiên và Nhật, Taiwan, Tibet … là vùng chịu ảnh hưởng văn hóa văn minh Trung Hoa rất sâu đậm. Riêng VN khác các nơi trên, sau này lại thêm văn minh văn hóa của Ấn Độ khi tiếp thu miền Trung và miền Nam để cấu thành nước VN ngày nay với hơn 3000 km bờ biển và khoảng 54 sắc tộc.

      Vào thăm Bảo Tàng Viện thành Hồ nằm trong Sở Thú vào hai năm 2003 và 2004, tôi thấy trình bày khái quát ở miền Bắc có nền văn minh văn hóa trống đồng Đông Sơn, miền Trung Sa Huỳnh và miền Nam Ốc Eo ! Rất nhiều cổ vật được phát hiện với những đặc điểm cực kỳ lý thú, khiến ta tự hào về sự tổng hợp thật đa dạng phong phú của dân và nước ta

      (còn tiếp)

  7. Lão Ngoan Đồng says:

    TÔI TỰ HỌC CHỮ TÀU (HOA)

    1/
    Tôi đã thưa chuyện hồi nhỏ phải học chữ Hán (Việt) ở trung học đệ nhất cấp (cấp hai) từ đệ thất (lớp sáu) cho đến đệ ngũ (lớp tám) thì ngưng. Nói thêm là hai môn học Hội họa (vẽ) và Nhạc cũng thế, chỉ học đến đệ ngũ thôi.
    Tuy nhiên khi thi lấy bằng Trung học đệ Nhất cấp, thì có quyền chọn hai môn trên và môn thể dục làm môn thi nhiệm ý đế lấy thêm điểm.
    Năm tôi thi đã chọn môn vẽ và đề tài ra muốn vẽ gì tùy ý ! Thế là tôi ịn luôn bàn tay của mình vào vẽ ngay chính bàn tay mình vào tờ giấy thi ! Số là tôi vẽ rất dở, luôn cầm đèn đỏ ở hai môn hội hoạ và nhạc ở trong lớp, nhưng vì đó là môn thi nhiệm ý thì mình cứ thi, thêm được điểm nào hay điểm đó.

    2/
    Sau tháng 4 năm 1975 đi tù cải tạo ở Xuân Lộc, Long Khánh, có anh bạn đồng tù sĩ quan Việt gốc Hoa buồn tình mở lớp dậy tiếng Tàu (Hoa) cho một số bạn quen chơi tiêu hao tháng ngày. Mới học được một bài buổi thật thú vị thì bị bọn quản giáo nghe tin đồn đến cấm. Tuy nhiên tôi cũng một chút vốn lận lưng về qui tắc viết chữ Tàu.

    Ra tù đi làm ở quận 11 là nơi cộng đồng người Việt gốc Hoa rất đông. Thú vị một điều là có cả cộng đồng người Nùng di cư năm 1954 vào Nam và họ nói vừa tiếng Nùng lần tiếng Tàu (dialect) rất lạ tai. Tên họ của những người này rất đặc biệt, đọc lên biết ngay không phải là người Việt gốc Tàu khác. Tuy nhiên sinh hoạt của họ rất giống người Tàu.

    Trong đám người Tàu ở Chợ Lớn có đủ loại dân ở các tỉnh và họ nói tiếng địa phương (thổ ngữ, dialect) rất lạ tai. Tuy nhiên tôi tiếp xúc và có bạn phần lớn là dân tỉnh Quảng Đông (Guangdong) cho nên học được thổ ngữ Quảng Đông và một chút tiếng Quan Thoại (thổ ngữ Bắc Kinh) làm duyên tán gái Tàu, hay khi vào quán bình dân chủ là người Tàu gọi cà phê, hủ tíu, tính tiền …

    Rồi đến đầu thập niên 80, các bác sĩ gốc “Ngụy” ở Sài Gòn tốt nghiệp trước 1975, được phép mở phòng mạch ngoài giờ (làm việc), để cải thiện đời sống. Tôi bỏ việc làm từ lâu để vượt biên, bèn mua chuộc công an phường và mở lậu ở nơi làm cũ là quận 11. Tôi có đông bệnh nhân gốc Tàu, nên lại tình tang học tiếng Tàu tán phét với bệnh nhân cho dzui và câu khách. Vả chăng cô y tá là đệ tử ruột từ thời còn làm chung một chỗ lúc mới ra tù CS, vốn cha mẹ ông bà người Tàu nên tuy sinh đẻ ở Chợ Lớn cô ta rất rành rẽ tiếng mẹ đẻ, nên lúc vắng khách cô ta là thày dậy truyền khẩu tiếng Tàu thổ ngữ Quảng Đông cho tôi giao tiếp với bệnh nhân mua cảm tình.

    3/
    Vốn liếng tán gái Tàu bằng tiếng Quan Thoại (thổ ngữ Bắc Kinh) vỏn vẹn mấy câu thôi.

    Xẻo chìa / Của nẻng nì hình peo leng !
    [tiểu thư / cô nương ơi, cô mình đẹp quá xoá quà xoa]

    Woà chin pai nì
    [tôi ngưỡng mộ tiểu thư lắm lắm]

    Và nếu nàng cười sung sướng là đánh luôn câu chót

    Woà ái nì
    [tôi yêu cô lắm lắm]

    Trình Giảo Kim chỉ có ba búa, càng đánh càng mạnh, nhưng sau búa thứ tư địch thủ chưa thua ngã ngựa là họ Trình quay ngựa bỏ chạy thoát thân. Tôi cũng rứa thôi, xài cạn láng, nếu nàng không “theo chàng về dinh” mà xổ NHO (thùng nho chùm), là mình cười he hé nói tiếng mẹ đẻ nói chuyện … tình tang tiếp tục !

    4/
    Khám bệnh khác hẳn tán gái Tàu. Tán gái làm duyên khoe mẽ trí thức nói tiếng Phổ Thông (PT) cho sang, ra giáng trí thức. Vả chăng tiếng PT nghe … sang thật, chí ít ra hơn hẳn phát ẩm thổ ngữ Quảng Đông, thổ ngữ Phước Kiến hay Hải Nàm …

    Bệnh nhân của tôi đa phần là người gốc Quảng Đông cho nên phải nói tiếng địa phương họ khi giao tiếp khám bệnh.

    Thoạt đầu là mời họ ngồi (chọ tấy)
    Rồi hỏi tên họ (nị mí dệ mẻng ?)
    Bao nhiêu tuổi (nị kỷ tó xui ?)
    Bệnh bao lâu rồi (Nị pèng kỉ tó dạch ?)
    Có nóng sốt ko ? ( Dậu mụ nhịt ?)
    Có ho không ? (Dậu mụ khách ?)
    Hó có đàm có máu chăng ? (Dậu mụ thàm ? dậu mù huỵt ?)

    Và cứ thế mà miên man trò vấn đáp về bệnh sử (histoire de la maladie/ present history of illness). Xét ra rất dzui và bệnh nhân cũng thoải mái khi nói tiếng mẹ đẻ. Có người bèn kể miên man, và mình lắng nghe hiểu lõm bõm, còn cô ý tá thỉnh thoảng chen vào giải thích cho “dí sáng” (y sư là tôi) và cắt đứt dòng nói của người bệnh !
    Thiệt ra khi vắng khách, chứ lúc đông thì “dí sáng” nói tiếng mẹ đẻ cho mau khỏi cần thông dịch :-) !

    5/
    Kiểu vừa học vừa hành (nói) mỗi ngày như thế giúp tôi tiến bộ rất nhanh, nhưng mình chỉ lấy đó làm dzui, không chú tâm học cao thêm. Bởi lúc ấy mình chỉ chăm chăm kiếm tiềm thật nhiều, rồi mua vàng (khâu; nhẫn; cà rá) một chỉ để dành, đổi thành lượng, mà đóng tiền đi vượt biên chui, mau mau thoát khỏi bọn cộng càng sớm càng tốt.

    Dĩ nhiên học mau nhờ … sáng dạ, mà thực ra nhờ vốn liếng học Hán Việt hồi trung học đó thôi.

    Thử so sánh nhé. Trong tiệc cưới tôi có lần tham dự, thực khác đã buộc chú rể vốn hành nghề lương y (thày thuốc dân tộc) cùng cơ quan nhà nước với tôi tên là Dư Tấn Hưng phải uống hết ly rượu mừng bằng câu CÁN PẤY ! Tôi nghe quen tai và rồi bất ngờ suy ra đó là tiếng Hán Việt CẠN BÔI, nôm na mách qué là CẠN LY !

    Cũng như khi tôi mới tới dự có người biết tôi là bác sĩ đã gọi tôi là DÍ SÁNG, tôi nghiệm ra là Y SƯ !
    Rồi đon đả kéo ghế mời ngồi bằng thổ ngữ Quảng Đông CHỌ TẤY (rất quen thuộc, vì tôi từng nói hàng ngày mời bện nhân ngồi xuống cho mình khám bệnh); lại có người lại nói tiếng Phổ thông CHÌNH CHÓA !
    Chọ tấy với chình chóa nghe giông giống nhau, nhưng chình chóa cho mình liên tưởng đến từ ngữ Hán Việt THỈNH TOẠ, nôm na là MỜI NGỒI !

    Tôi sực nhớ ra hồi đi làm việc vùng kinh tế mới với đám thanh niên thanh nữ quận 11, phải đại diện cho gia đình đi xuống đó làm công tác thủy lợi, có con bé người gốc Tàu ốm yếu mà tôi thường phải săn sóc nên mến tôi, hay dậy tôi tiếng Tàu lúc rảnh rỗi. Nó bảo nó từng là đoàn viên đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh …, tôi còn nhớ lõm bõm nó dậy: cung thản là cộng sản; Hủ pỏ pỏ là Bác Hồ; Mao chủ xì là Mao chủ tịch bla bla bla

    Còn đối chứng với trao đổi bên trên giữa tôi và bệnh nhân ta thấy rất dzui, rất dzễ học tiếng Tàu. Này nhé trong câu hỏi :
    - Nị Pèng Kỷ tó Dạch, ta thấy ngay = Pèng: bệnh; dạch: nhật, ngày
    - Dậu mụ nhịt, dậu mụ là có hay không có (còn nhớ chơi đánh bài xập xám hay la to mậu thầu mậu dĩ .. là chi đầu và chi giữa íu có đôi nào hết cả); còn nhịt = nhiệt, nôm nà là nóng sốt !
    - Dậu mụ thàm dậu mụ huỵt ? Nôm na là có đàm (thàm) có máu (hụyt: huyết) không ?

    Cũng như cách đếm của Tàu theo thổ ngữ Quảng Đông hay thổ ngữ Bắc Kinh xem ra chả khác gì từ ngữ Hán Việt : nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất, bát, cửu, thập ….

    Suy ra Hán Việt rất giống Tiếng Tàu. Giỏi Hán Việt học tiếng Tàu cực nhanh khi đối thoại giao tiếp.
    Xưa ta viết bằng chữ Hán hay có thời dùng chữ Nôm, mà muốn giỏi viết chữ Nôm phải thông thạo viết chữ Tàu. Bởi chữ Nôm bao gồm phần phát âm và phần nghĩa, phải giỏi mới viết được chỉnh chu.
    Nếu ta học viết chữ Nôm thay vì chữ quốc ngữ, có lẽ ta học tiếng Tàu sẽ nhanh như điện xẹt !
    Kinh nghiệm cho tôi thấy bọn Đức học tiếng Hòa Lan (hay ngược lại) rất nhanh, chỉ chừng nửa năm là giỏi, bởi ngữ vựng và văn phạm rất giống nhau ở hai tiếng này. Tôi đọc bài viết chuyên môn bằng tiếng Đức mà còn hiểu lõm bỏm phần chính yếu, mặc dù không học một giờ nào tiếng Đức cả.

    6/
    Cô Phạm Hải Anh (PHA) là tiến sĩ văn chương chuyên về thơ Đường, với luận án MD ở đại học Hà Nội thập niên 90 là THƠ ĐƯỜNG, và Ph.D. là THƠ ĐƯỜNG TỨ TUYỆT LÝ BẠCH, đã cho tôi biết một câu chuyện lý thú như sau. Thực hư ra sao xin tùy qúi vị định liệu, bởi tôi chỉ nghe chứ không kiểm chứng, vì chưa có điều kiện và thì giờ.

    PHA có lần sang Tàu chơi hay tìm tài liệu viết luận án chi đó, đã đọc thơ Đường bằng tiếng Hán Việt làm một số người Tàu chính gốc hiện diện hôm đó thích thú. Trao đổi với nhau và có người Tàu cho là, Hán Việt có thể là tiếng Tàu cổ xưa. Nhưng ở Tàu tiếng Tàu thay đổi theo thời gian, còn ở ta giữ nguyên trạng.

    Tôi nghĩ giả thuyết này cũng có phần xác thực. Lý do:

    - có những người Hà Nội ngày nay sang Mỹ hay vào Nam gặp những người Hà Nội ngày xưa, và họ rất thích thú khi nghe các cụ xưa nói tiếng Hà Nội ngày cũ.
    - có những người Việt ở Thái Lan, ít giao tiếp với quê hương mấy thập kỷ. Khi ta tiếp xúc với họ, mặc dù họ đã bị Thái hóa, nhưng trong sinh hoạt hàng ngày cái gì mang tính Việt rõ ràng ta thấy họ còn giữ lại nhiều phong tục tập quán cũ, cả về lời ăn tiếng nói.
    Vậy chẳng qua vốn liếng mang theo khi đi xa bao nhiêu họ cố gắng bảo tồn gìn giữ lại bấy nhiêu. Chỉ mai một mất bớt đi nhưng cái gì còn lại vẫn nguyên trạng (authentic) !
    - tương tự người Việt lưu vong đa phần không chấp nhận những thay đổi ngôn ngữ tiếng Việt đương thời trong nước, bởi họ không quen do lạ tai và có người còn cho đó là ngôn ngữ của kẻ thù là CS, nên chống đối ra mặt !

    Chuyện ngôn ngữ còn dài dài, tôi chỉ kể một số suy nghĩ riêng của một người bình thường, không phải là chuyên gia ngôn ngữ học.
    Góp ý này mua dzui là chính, tuyệt nhiên không có ý khoe khaong, tuyên truyền hay giáo dục ai cả.

    Lão Ngoan Đồng

    • ĐẠI NGÀN says:

      TÀU VÀ TA

      Ta và Tàu hay Tàu và ta, nói văn vẻ là người Việt Nam và người Trung Quốc, hay nói rộng ra, là nước VN và nước TQ. Chuyện này ông bà ta đã bàn kỷ rồi kể từ thời Trưng Trắc, Trưng Nhị, kể từ hồi Ngô Quyền, kể từ khi Trần Hưng Đạo làm hịch Tướng sĩ, kể từ Nguyễn Trãi làm hịch Bình Ngô đại cáo. Hay nếu kể từ thời xa xưa hơn, như chuyện Triệu Đà, chuyện Thục Phán, An Dương Vương, hoặc văn chương hơn, chuyện thần Kim Quy và cái Nỏ thần chẳng hạn. Bởi nói cho cùng trời sinh ra ta và Tàu ở sát nách, nên đã có biết bao nhiêu hệ lụy xảy ra cũng là như thế.
      Nói một cách riêng lẻ, phần lớn ở trong nước hay cả trong lịch sử, người Việt vẫn xem thường người Tàu. Đó chỉ là tâm lý tự nhiên của người Việt. Như gọi thằng chệch, con xẩm chẳng hạn. Nhưng nghĩ cho cùng, khuynh hướng của người Việt phần lớn đa dạng hơn người Tàu nhiều. Như người Tàu chỉ chuyên làm kinh tế, còn người Việt thì ngoài kinh tế, còn mong muốn đủ thứ.
      Tất nhiên, văn chương và văn hóa Trung Quốc thì mọi người Việt Nam đều trọng. Điều đó cho thấy ý thức văn hóa của người VN không thua gì người Tàu. Có điều người Tàu thì thường đoàn kết hơn người Việt, nên chi một người Việt có thể trí tuệ hơn hẳn một người Tàu, nhưng ba người Việt có khi lại thua một người Tàu trong làm ăn, buôn bán. Đó là lý do tại sao trong quá khứ, người Tàu ở VN vẫn thường nắm các chốt kinh tế trong nước cũng giống như họ vẫn làm được như thế ở các nước khác. Mặt khác, người Tàu cũng có mặt nhiều ở VN giống như một số nước khác, vì đó là khuynh hướng tự nhiên hay mở rộng di dân sang nước ngoài làm ăn của họ. Đó là nói chuyện đối nội. Vì dầu sao khi đã sang VN thì người Tàu đã thành một bộ phận thiểu số tại VN là điều không thể nói được. Đã là bộ phận thiểu số, họ phải tuân thủ luật pháp sở tại, văn hóa, đời sống sở tại, đó là điều thiết yếu. Cho nên nói chung người VN không xem người Tàu tức người Hoa ở VN là ngoại kiểu, hay người Tàu chính công, mà chỉ xem họ như một bộ phận người Việt, gốc Tàu thế thôi. Đó cũng vẫn chỉ là tập quan quốc tế nói chung của các nước. Có nghĩa khi ở trong nước VN, với tính cách là bộ phận thiểu số, người Việt không sợ họ đồng hóa mình, mà lâu đời họ bị người Việt đồng hóa phần lớn, là sự tự nhiên. Khi đó họ là người Việt gốc Trung hoa mà không mang tính chất gì là người Trung hoa nữa, và dân tộc VN không hề kỳ thị họ, cũng như đôi khi họ tỏ ra là người Việt thuần túy, yêu nước Việt thuần túy, chống lại mọi sự xâm lăng từ bên ngoài của Trung Quốc, là điều hoàn toàn chính đáng, hợp lý, khách quan, và hoàn toàn đáng được hoan nghênh, tin cậy. Thế nhưng phương diện đối ngoại, TQ và VN là hai dân tộc, hai lãnh thổ, hai đất nước, hai quốc gia muôn đời hoàn toàn tách rời và độc lập. Thế nên bất kỳ ý đồ nào của người TQ muốn thôn tính, đồng hóa VN, dù bất luận thời kỳ hay thời đại nào đều cũng là giặc và VN cũng như mọi người VN nhất thiết đều phải chống lại. Tương tự vậy, bất kỳ người VN hay chính thể nào của VN nếu có tâm lý vọng ngoại, lệ thuộc TQ đều là phản bội đất nước, phản bội tổ quốc, phản lại dân tộc, cũng đều không thể chấp nhận được, cho dầu bất kỳ lý do hay hoàn cảnh nào. Tinh thần yêu nước chính đáng của mọi người Việt và của mọi chế độ chính đáng của VN phải là như thế. Đó là chuyện hoàn toàn đơn giản nhưng không phải luôn luôn hiển nhiên như mọi người có thể ý thức hoặc nhận thức ra được trong thực tế xã hội đời sống và trên thế giới.

      NGÀN KHƠI
      (19/3/12)

  8. viet says:

    BBT: Phản hồi không được đăng vì lý do không đánh dấu tiếng Việt.

  9. maison says:

    Trước đây tôi có dịp tiếp xúc với người làm chung sở gốc Tầu, sống ở Đài Loan, cái lạ là khi nói đến giống Việt (yue) và Hán. Ông nói giống Hán là bọn ăn cướp. Tôi rất ngạc nhiên nhưng không dám hỏi tại sao.

Leave a Reply to Udo Unbekannt