WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hai bức ảnh lịch sử ở Thành Đô – Tứ Xuyên (Trung Quốc)

Bắc Kinh triệu tập cuộc họp Thành Đô một cách rất trịch thượng. Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy chỉ báo trước có 5 ngày, yêu cầu ngày 2-9-1990 phải có mặt ở Thành Đô, lại là ngày Quốc khánh chẵn của Việt Nam. (Tân Hoa Xã)

Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã nhận định về cuộc họp Thành Đô đầu tháng 9-1990 rằng: “một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu!”. Một lời than não nề. Một lời cảnh báo đến vẫn nay còn có giá trị.

Để hiểu rõ sự kiện lịch sử tệ hại này, mời các bạn tìm đọc tập hồi ký rất chân thực và sinh động của nguyên thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ, với đầu đề “Hồi Ức và Suy Nghĩ” dày hơn một trăm trang, mô tả tỷ mỷ các sự kiện, khắc họa từng nhân vật các bên ở một thời điểm lịch sử then chốt.

Sau chiến tranh biên giới phía Tây Nam và biên giới phía Bắc những năm 1976 -1979, rồi chiến sự ở Campuchia kéo dài đến cuối năm 1988, mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc vốn dĩ phức tạp từ xa xưa, khi bạn, khi thù, đến đây lại có bước ngoặt, từ chiến tranh quyết liệt, từ đối đầu chuyển sang bình thường hóa, rồi từ bình thường hóa chuyển nhanh sang tình hữu nghị «16 chữ vàng» và «láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt», trên thực tế là phía lãnh đạo Việt Nam chịu sự phụ thuộc về nhiều mặt đối với thế lực bành trướng nước lớn.

Thái độ này được các nhà trí thức yêu nước và bà con ta gọi là thái độ “hèn với giặc, ác với dân”, từ sự kiện Thành Đô đến nay đã kéo dài 22 năm.

Về các nhân vật lãnh đạo vào thời điểm tháng 9-1990, nên chú ý: Lê Duẩn, nguyên tổng bí thư từ năm 1960 – là người chống Trung Quốc bành trướng quyết liệt nhất – đã chết bệnh ngày 10-7-1986. Trường Chinh làm quyền tổng bí thư từ tháng 7 đến tháng 12 -1986, rồi làm cố vấn Ban Chấp hành Trung ương, chết ngày 30-9-1988. Trường Chinh khi cuối đời rất hăng hái với việc ghi trong Hiến pháp 1980 đoạn lên án bọn xâm lược và bành trướng Trung Quốc.

Nguyễn Văn Linh được bầu là tổng bí thư trong Đại hội đảng lần thứ VI cuối năm 1986, chỉ làm 1 nhiệm kỳ, đến Đại hội VII làm cố vấn. Ông Linh nổi tiếng là con người hời hợt, không có chiều sâu, hay ngả nghiêng, có thời rất cởi mở, viết báo đều trong chuyên mục «Những việc cần làm ngay» ký tên N.V.L. (sau bị châm biếm là « Nói và Lừa »), sau lại quay sang kiểm soát chặt báo chí. Có dạo được coi là một Gorbachev Việt Nam, chủ trương cởi trói cho văn nghệ sỹ được tự do sáng tác, sau đó lại quay ngoắt sang trừng trị họ. Tại Thành Đô ông là kẻ ngây ngô tán tỉnh Giang Trạch Dân và Lý Bằng nên ưu tiên thắt chặt tình hữu nghị Trung – Việt do cùng là nước xã hội chủ nghĩa anh em (!). Ông còn có lúc ngả sang theo quan điểm thâm độc của Lê Đức Anh là thực hiện «giải pháp đỏ», nghĩa là đoàn kết trước hết các đảng cộng sản Trung Quốc, Việt Nam, Khơme Đỏ theo bản chất cộng sản là anh em thân thiết nhất. Ông từng nghe bùi tai lời của Lê Đức Anh là “tôi từng quen, là bạn và làm việc với Pon Pot”. Ông Linh bị nhỡ tàu khi phía Trung Quốc trả lời rằng Trung Quốc chỉ coi quan hệ với Việt Nam như với mọi nước bình thường khác.

Phạm Văn Đồng bị nhử sang Thành Đô chỉ là do phía Trung Quốc hé ra khả năng ông sẽ được Đặng Tiểu Bình – lúc ấy là lãnh tụ cao nhất tiếp. Về sau ông tỏ ý tiếc, rằng lẽ ra ông không nên đi. Con người ông lú lẫn đến mức quên rằng Đặng là kẻ mưu thâm và tàn ác nhất khi đích thân ra lệnh cho quân bành trướng khi rút quân phải phá sạch, giết sạch, không ngần ngại, theo phương châm 4 chữ «sát cách vô luận».

Hàng đầu: Tổng bí thư Giang Trạch Dân cùng Thủ tướng Lý Bằng đứng giữa. Phía bên phải Giang là Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Cố vấn Phạm Văn Đồng (chắp tay). Phía bên trái Lý là Thủ tướng Đỗ Mười, Chánh văn phòng TW Hồng Hà, Thứ trưởng ngoại giao Đinh Nho Liêm. Ảnh do Tân Hoa xã đơn phương công bố, dù 2 bên đã cam kết đây là cuộc họp tuyệt mật.

Hàng đầu: Tổng bí thư Giang Trạch Dân cùng Thủ tướng Lý Bằng đứng giữa. Phía bên phải Giang là Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Cố vấn Phạm Văn Đồng (chắp tay). Phía bên trái Lý là Thủ tướng Đỗ Mười, Chánh văn phòng TW Hồng Hà, Thứ trưởng ngoại giao Đinh Nho Liêm. Ảnh do Tân Hoa xã đơn phương công bố, dù 2 bên đã cam kết đây là cuộc họp tuyệt mật.

Sau Thành Đô, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Lý Bằng hiểu rõ bụng dạ của từng người lãnh đạo Việt Nam, nên ngay năm sau 1991 họ đã vận động để gạt phăng Nguyễn Cơ Thạch ra khỏi Bộ Chính trị, đưa Đỗ Mười thay Nguyễn Văn Linh làm tổng bí thư, đưa Lê Đức Anh lên cương vị chủ tịch nước, rồi đưa Nông Đức Mạnh làm chủ tịch Quốc hội và tổng bí thư sau này. Cả một bộ sậu thân Tàu, chịu khuất phục Tàu, lũng đoạn nền chính trị nước ta cho đến tận ngày nay.

Bùi Tín (VOA)

12 Phản hồi cho “Hai bức ảnh lịch sử ở Thành Đô – Tứ Xuyên (Trung Quốc)”

  1. THƯỢNG NGÀN says:

    TRÍ THỨC VÀ CÁCH MẠNG

    Các Mác là người trí thức, bởi ông ta có tiến sĩ triết học. Chỉ tiếc năng lực triết học của Mác có hạn chế, nên ông ta đã đưa ra học thuyết không tưởng, nói nhiều điều lung tung không thực tiển, phản khách quan, phản khoa học. Lênin cũng là người trí thức, vì Lênin cũng có viết sách, luận về các điểm trong tư tưởng của Mác. Nhưng Lênin là nhà cách mạng thực tế. Hoặc ông mù quáng theo học thuyết Mác, hoặc ông lợi dụng học thuyết Mác để giài quyết vấn nạn của nước Nga lúc đó, hay ông chỉ là người có tham vọng cá nhân, dùng thuyết Mác như một phương tiện thuần túy. Mác là nhà trí thức, nhưng đưa ra một học thuyết cuối cùng chẳng ra ngô ra khoai gì trong áp dụng cả. Điều đó cho thấy tính cách trí thức của Mác dù sao cũng có vấn đề. Như vậy, sự hưởng ứng học thuyết Mác từ Lênin, đến Mao Trạch Đông, đến Pon Pốt đều có vấn đề.
    Ở VN, trong điều kiện hậu chế độ thực dân nhất định, cách mạng do ông Hồ Chí Minh khởi xướng, rõ ràng là cực đoan theo chủ nghĩa Mác mà không phải kiểu dân tộc như Phan Chu Trinh hoặc Phan Bội Châu. Điều gàn bướng, phản khoa học, phản xã hội, phản con người, phản thực tế nhất của Mác là chủ trương chuyên chính vô sản, chỉ lấy giai cấp công nhân làm đầu tàu phát triển lịch sử mà triệt tiêu mọi giai cấp khác, bởi vì Mác coi đó toàn là bọn tư sản, bọn phản động, không phải trong tinh thần, mục đích vô sản như Mác đã chủ trương. Đây là điều tai hại vô cùng lớn lao, bởi nó khống chế toàn xã hội trong sự thấp kém, bởi làm triệt tiêu hết mọi tinh hoa khác nhau trong toàn xã hội. Đó là lý do tại sao trong mọi nước CS trước kia, cả văn hóa, kinh tế, xã hội đều không phát triển. Chỉ có chính trị một chiều, đơn phương, lệ thuộc, ngụy tạo, tuyên truyền hình thức là hoàn toàn phát triển nhất. Tổng bí thư trở thành giáo chủ, thành vua, thành lý thuyết gia trong một nước. Cho dù các Tổng bí thư đó có thể không phải là trí thức hay không có nền tảng là trí thức. Vì tính cách của nguyên lý mác xít, họ nhất thiết phải là thành phần công nông, thậm chí thành phần bần cố nông đưa lên. Tính phản động lịch sử, phản động xã hội nhưng mệnh danh cách mạng của học thuyết Mác nó là như thế. Lý do nó chận đứng khoa học, chân đứng văn hóa, chận đứng mọi tính phát triển khách quan.
    Ông Hồ Chí Minh cũng là người hâm mộ hay thuần thành chủ nghĩa Mác. Trong tính cách như thế, khi lên nắm quyền, ông không chủ ý đào tạo lớp người kế thừa ông cho đất nước, ông chỉ xử dụng những người theo ông như là những cán bộ thuần thành thuần túy. Đó chính là tinh thần của Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng … mà ai cũng thấy. Cho nên khi ông Hồ mất, quả nhiên VN không có được những người có tầm vóc như ông Hồ để tiếp tục sự nghiệp của ông Hồ nếu có, mà họ kiểu chỉ như những cán bộ thừa hành, dưới cơ, không tìm đâu ra những người lãnh đạo đất nước sau này thực sự. Đây hoặc là lỗi do lý thuyết Mác, hoặc lỗi do tầm không nhìn xa thấy rộng hay không quyền tự do quyết định theo tài năng riêng của mình nơi ông Hồ. Đó là tình trạng về sau này, khi Hoàng Sa mất, Trường Sa cũng bị xén bớt đi mà không thấy một phản ứng nào của VN, bởi vì VN không còn được những nhà lãnh đạo tầm cỡ để lãnh dạo đất nước có uy tín quốc nội và quốc tế thật sự. Âu đó cũng là định mạng của lịch sử. Và cho tới nay, lỗi của lý thuyết hay lỗi của cá nhân, về sau lịch sử sẽ minh hóa. Nhưng có điều trong các nước cộng sản mác xít, khoa học và triết học không thể tiếp tục phát triển, bởi vậy từ khi Mác chết đi tới nay, ở các nước CS không thể nào có cái gì khác hơn là giảng dạy và học tập chủ thuyết Mác hoàn toàn theo tính cách thấp kém, nô lệ và giáo điều. Đó chẳng qua là hậu quả do nguyên tắc chuyên chính và nguyên tắc giai cấp do Mác đã đưa ra từ đầu. Nói như thế cũng có nghĩa không hề có tầng lớp trí thức thật sự đúng nghĩa, mà chỉ là trí thức cuội, trí thức làm theo, học theo là chính yếu. Đến nỗi những người trước kia có uy tín trí thức ở VN như Hồ Hữu Tường, Trần Đức Thảo nhiều lắm cũng tự vỗ ngực xưng tên mình mới thật sự là người hiểu Mác đúng nhất. Chuyện cũ là thế, nhưng mới đây nhất, cách đây có vài năm, trong thời hiện đại, một người của cộng sản miền Nam là Lữ Phương, cũng còn tự vỗ ngực xưng mình là người hiểu lý thuyết Mác đúng, còn Lê Duẩn, Trường Chinh chỉ là cỏ rác. Người ta cũng kể có một lần ông Lê Duẩn mời ông Thảo tới, nhưng sau khi trao đổi vài giờ, Thảo chỉ lủi thủi đi về trong hậm hực, thất vọng. Có nghĩa hoặc nhiều lắm trí thức cuội cũng chỉ tự hào mình là người hiểu Mác, còn không ai vượt lên được tình thần, ý thức khoa học khách quan là biết hay có thể nhận xét và phê phán Mác. Đấy, ý nghĩa của trí thức và cách mạng cộng sản thực chất cho đến ngày nay nó là vậy đó. Điều đó không trách chủ nghĩa cộng sản mác xít đã hoàn toàn thất bại trên toàn thế giới sau khi Liên Xô hoàn toàn sụp đổ đã chứng minh điều đó. Bởi vì học thuyết Mác bên ngoài giống như một học thuyết mang tính trí thức cùng mình, mà trong bản chất, trong thực tế, nó chỉ là một học thuyết phản trí thức, phản khoa học, phản văn hóa, phản thực tế một cách cùng mình.

    ĐẠI NGÀN
    (18/11/12)

  2. Nguyên Dân says:

    Bùi Tín nói xao,Ddoàn Viêt nam du’o'c Giang Trach Dân ,Lý Bàng tiêp´,Vây có gì là không ddúng,

  3. Lê Quang Bá, Tam Kỳ. says:

    Năm 1990 sau khi cái nôi của Chủ Nghĩa Cọng Sản Liên Xô sụp đổ khối Vacsova giải tán, khối Nato không tốn một viên đạn, Việt Cọng lâm vào một tình thế khốn quẩn như Chó mất chủ! Trong kki đó Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng cuốn cuồn chạy sang Trung Cọng xin cầu viện với điều kiện nhượng thêm nhiều phần lãnh thổ phía Bắc Việt Nam và biển đảo đồng thời kèm theo các thỏa thuận ngầm về quan hệ sau này giữa hai Đảng CS Anh em liên minh sáp nhập thành một khối XHCN hòng cứu nguy cho cái mồ ma của LêNin và HCM, còn là 2 vật thể ướp lạnh, chỉ để moi tiền lẽ của những Du khách hiếu kì và đần độn. Dưới Ánh sáng Mặt trời không bí mật nào mà không bật mí, ngày nay quá rõ VC đã bán nước cầu vinh cam chịu làm tay sai cho Tàu Cọng ngay khi chuyến đi sang TQ của những tên Việt gian có mặt trong 2 tấm hình lịch sử nầy, hãy nhìn kỹ những việc làm gần đây của bọn Ngụy Quyền Hà Nội, như bắt hết những người đi biểu tình yêu nước, nhạc sĩ Việt Khang và những Blogger chống Giặc Tàu xâm lược là Tiên Sư của Bọn Hùng, Dũng, Sang, Trọng. Gần đây nhất bọn nầy theo lệnh Quan Thầy, cấm báo Thanh niên Tỉnh Khánh Hòa làm lễ cầu siêu cho 64 Bộ đội đã bị Tàu Cọng bắn giết một cách dã mang đang khi làm nhiệm vụ mà trên tay không vũ khí chống đỡ! Như vậy không còn lí do nào để chối cãi hay biện minh cho chế độ VC ngày nay, 14 tên gọi là Bộ Chính Trị ở Hà Nội chỉ là những con rối để Tàu Cọng giật dây (Sai khiến) Trên sân khấu Chính trị Việt Nam, như Việt Khang đã hát ” Việt Nam ơi! Thời gian quá nửa đời người, mà ta đã tỏ tường rồi. Ôi cuộc đời ngày sau tàn lửa khói”. !. !.

  4. ha phan says:

    BBT: Phản hồi không được đăng vì lý do không đánh dấu tiếng Việt.

  5. Phan BA says:

    Tôi thấy những lời than vãn, kêu gào nhục nhã từ nhiều người thật là không đúng một chút nào hết! những người cầm đầu cộng sản họ không thấy nhục nhã, họ không biết nhục nhã và họ không coi việc làm của họ là nhục nhã!

    Thật sự như vậy, như một đứa trẻ không học, không hiểu, thì không biết việc làm sai trái của nó là sai trái.

    Cái nhục nhã ở đây là những người có học, có trí, có danh; mà lại cuối đầu. Cái này mới thật là nhục.

  6. D.Nhật Lệ says:

    Sự quan hệ giữa Tàu cộng và Việt công từ trước đến nay là quan hệ giữa quan thầy và đầy tớ,chứ chưa phải
    là anh em,dù Việt cộng từng tự nhận khi nói về vụ Hoàng Sa bị Tàu cộng chiếm là ‘thà để nước anh em giữ
    hơn là ở trong tay ngụy”.Anh em gì mà thẳng cánh nện nhau đầu rơi máu chảy cơ chứ ?
    Nói văn vẻ một chút thì Tàu cộng và Việt cộng có quan hệ “đồng sàng dị mộng”.Ngay từ đầu,Mao đã lợi dụng
    chủ nghĩa CS.như là chiêu bài để tranh giành ảnh hưởng với Mỹ bằng cách xúi Việt cộng,án ngữ phía nam mình,đánh Mỹ đến …người VN.cuối cùng ! Bước đầu là Tàu cộng muốn bành trướng xuống Đông Nam Á
    và hiện thời,nhờ Đặng hiện đại hóa nên Tàu đang nuôi tham vọng bá chủ hoàn cầu.Muốn thế,Tàu cộng phải
    kéo bè kết cánh để tạo lập một liên minh,trong đó gồm các nước kế cận,từ gần đến xa.VN.ta là nước gần
    nhất,do đó Tàu cộng đã nắm được bọn chóp bu thông qua đảng csVN.Đó là lý do tại sao bây giờ chẳng
    ai dám hó hé biểu tình chống Tàu,thậm chí chúng còn cấm kỷ niệm những anh hùng liệt sĩ chống Tàu cộng
    bảo vệ đất đảo thiêng liêng của tổ quốc như chúng ta đã thấy.
    Về mối quan hệ TC-VC.này,ngay cả người nước ngoài cũng thấy rõ và người thấy rõ và sâu sắc nhất là Richard Nixon khi ông viết rằng người Trung Quốc lợi dụng chủ nghĩa CS.để xây dựng đất nước họ (TQ)
    còn trái lại người Việt Nam dùng đất nước họ (VN.) để xây dựng chủ nghĩa CS.! Đúng là phản quốc !

  7. Rất dễ hiểu says:

    Ngày nào còn “XHCN” thì còn quỳ luỵ làm đàn em cho anh cả Trung Cộng.
    Rất dễ hiểu!

  8. Ông già cc0cg says:

    Đề nghị ông Bùi Tín – cựu đại tá quân đội nhăn răng cùng các đồng chí của ông – làm đơn xin cấp trên, để được phép đem xác của Hồ chủ tịch kính yêu ra đảo HS và TS để đốt!

  9. Nguyễn Khánh Đăng says:

    Ông Bùi Tín cứ làm như làm mãi tới hội nghị Thành Đô 1990, đảng CSVN mới lộ chân tướng một lũ bán nước. Nhóm Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh… chỉ tiếp tục truyền thống cao quý của Hồ Chí Minh để lại thôi. Từ 1958, đã có bác Đồng nghe lời bác Hồ kính yêu gởi công hàm ngọai giao để dâng Hoàng Sa Trường Sa cho Tàu rồi. Báo Nhân Dân có đăng bản tin đó mà. Lúc đó ông Bùi Tín đang ở đâu, đang làm gì, mà bây giờ phủi tay nhanh thế?

    Các bạn vào Tiên Lãng chấm Gú Gồ, à quên Google.com, đánh chữ “Báo Nhân Dân 1958 Công Hàm Bán Nước” là nhìn thấy ngay trang báo Nhân Dân loan bản tin này

    CHÍNH PHỦ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ CÔNG NHẬN QUYẾT ĐỊNH VỀ HẢI PHẬN CỦA TRUNG-QUỐC

    Sáng ngày 21.9.1958, đồng chí Nguyễn-Khang, Đại sứ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà tại Trung-quốc, đã gặp đồng chí Cơ Bàng-phi, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa và đã chuyển bức công hàm sau đây của Chính phủ ta:

    Và sau đó báo ND in nguyên bản công hàm dâng hải phận do Phạm Thủ Tướng ký tên và đóng dấu. Gọi là “dâng”, hay “đem cho” mới đúng. Nếu “bán” Hòang Sa Trường Sa được đồng nào thì cũng còn được coi là không ngu mấy.

    • lamchantho says:

      Muôn lây lai HS TS hay it nhât dem vân dê HS TS ra du luân QT xin moi doc ” môt giai phap táo bao nhung hòa bình”

  10. Minh Đức says:

    Đây là tháng 9 năm 1990. Hai tháng trước đó, ngày 12 tháng 7, 1990, đảng Cộng Sản Nga họp đại hội đảng lần thứ 28 trong tình hình rối ren. Đây là đại hội đảng cuối cùng của thời kỳ Liên Bang Xô Viết. Boris Yelsin và một số đồng chí bất đồng ý kiến nên rút ra khỏi đảng. Liên Bang Xô Viết lúc đó đang tan rã vì vào tháng 4, 1990, có luật cho phép các các nước Cộng Hòa được rút ra khỏi liên bang nếu có 2/3 dân số đồng ý trong cuộc trưng cầu dân ý.

    Trong một bài trước đây đăng trên Đàn Chim Việt, có chi tiết là trước đó, Đặng Tiểu Bình đã từng cho người gặp riêng Đỗ Mười, đề nghị nối lại bang giao Hoa – Việt.

Leave a Reply to ha phan