WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tính chính danh của Hiến Pháp

Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau. Đó có thể là một chính thể hình thành từ nhu cầu tự thân của một cộng đồng đòi hỏi phải có một tổ chức mang quyền lực chính trị để quản lý xã hội (như sự thành lập các Nhà nước dân chủ quân sự đầu tiên thời cổ đại), từ sự kế thừa các thiết chế chính trị trước đó (như sự hình thành nhà nước quân chủ lập hiến hiện nay ở  Vương quốc Anh), từ một cuộc bầu cử hay cũng có thể là từ một cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, một cuộc cách mạng lật đổ chế độ cũ,  một cuộc đảo chính nội bộ… Thực tế cho thấy, con đường hình thành một chế độ quy định một số  đặc tính của nó, nhưng điều đó không có nghĩa là không thể thay đổi  được tương lai và bản chất của chế độ đó.

TÍNH CHÍNH DANH

Một chế độ chính trị bước ra từ một cuộc cách mạng lật đổ nếu có đầy đủ các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội sẽ trở nên chính đáng. Ngược lại, một chế độ lên nắm quyền bằng một cuộc bầu cử, bằng những hành động của mình, có thể đánh mất đi tính chính đáng đã có này. Người dân là chủ thể có thẩm quyền duy nhất để trao cho hay tước bỏ tính chính danh, chính đáng của một chính quyền.

Dù có xuất phát từ nhu cầu hay tình trạng nào, khi một thực thể chính trị mang vào mình cái vai trò của một Nhà nước thì bản thân nó phải có khả năng tự vận động để thực hiện những chức năng bắt buộc, nhằm có được lý do chính đáng cho sự tồn tại của mình. Nếu thiếu  đi những lý do này, Nhà nước sẽ chỉ tồn tại trong sự bất chính.  Những lý do đó là: sự đồng thuận trao quyền của người dân, sự hoàn thành tốt các chức năng quản lý và phát triển xã hội của Nhà nước đó, và cuối cùng là sự đảm bảo trách nhiệm bảo vệ chủ quyền Quốc gia và thiết lập sự hiện hữu hài hoà của cộng đồng mà nó quản lý với cả cộng đồng nhân loại. Dù được thành lập theo cách nào, một chính quyền chính danh phải có được những điều kiện trên, hoặc tiến hành càng sớm càng tốt những thay đổi để có được những điều kiện đó.

Các chế độ độc tài  được kiến lập từ sự trao quyền của người dân thông qua một cuộc bầu cử mang tính mị dân (như trường hợp cuộc bầu cử năm 1998 đưa Hugo Chavez của Venezuela lên cầm quyền) thường không có được những nhận thức sâu sắc về sự kiện trao quyền quan trọng này. Thậm chí những kẻ độc tài mới trỗi dậy nhờ một cuộc bầu cử mị dân như thế sẽ cảm thấy đắc ý với những chiêu thức lừa bịp dân chúng ngoạn mục của mình chứ không phải cảm thấy vinh hạnh vì được lên cầm quyền nhờ sự trao quyền nghiêm túc bằng cả ý thức và tinh thần trách nhiệm của người dân như trong chế độ dân chủ tự do thực sự. Vì thế, đối với những kẻ độc tài này, nhân dân và quyền lực xuất phát từ nhân dân chỉ là một trò cười, là một thứ để hắn ta lợi dụng.

Ở mức độ nghiêm trọng hơn, các chế độ độc tài được hình thành từ những vụ “cướp chính quyền” như kiểu cách mà những người Cộng sản Việt Nam đã làm để lên nắm quyền, càng không nhìn nhận vai trò của sự trao quyền này bởi cái tâm thức rằng: chính quyền là do họ cướp được chứ không  phải do người dân giao phó cho. Có thể đối với những kẻ độc tài  dạng này, sự trao quyền trọng đại trong các chế độ dân chủ chỉ mang lại cho họ một cảm quan hài hước, thậm chí là đáng khinh bỉ. Ở đây, quyền lực chính trị chỉ như một hòn ngọc mà họ đã cướp được sau cuộc hạ sát kẻ sở hữu trước đây của nó.

Nói chung, đối với các chế độ độc tài, người dân chẳng có vài trò gì trong các cuộc tranh đoạt quyền lực dù dưới hình thức một cuộc bầu cử dân chủ mị dân hay bằng phương cách sắt máu. Vì thế khi đã nắm được quyền lực trong tay, những kẻ chuyên quyền  sẽ sử dụng quyền lực và các nguồn lực Quốc gia như thứ tài  sản riêng, bất chấp lợi ích của đại đa số người dân và vận mệnh của cả dân tộc. Chúng ta đang ở Việt Nam và có đủ cơ hội để trải nghiệm điều này.

Ấy thế nhưng, bất cứ thực thể nào trong thế giới tồn tại được và có thể tồn tại lâu dài cũng chỉ vì nó có lý do để đảm bảo cho sự hiện hữu của mình. Thiếu đi tính chính đáng và sự chính danh thì sự tồn tại này chỉ là một chuỗi những nỗ lực bám víu khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Bởi vậy, ta không ngạc nhiên khi tất cả các chế độc độc đoán đều sợ bị lật đổ. Nỗi sợ hãi này xuất phát từ bản chất bất chính của nó. Ngai vàng đặt trên sự lừa bịp, các vấn nạn xã hội, sự không cân xứng và hài hoà của các thiết chế xã hội, sự nghèo khổ và mất tự do của người dân… trở thành một thứ quyền lực đáng thèm khát nhưng đầy bất hạnh của những kẻ khát quyền lực và của cải bất chính.

Trong tình trạng đầy bất trắc đó, rất khó có thể chối bỏ những giá trị dân chủ tự do, nhưng thay vì phải thực tâm thực hiện những nỗ lực thay đổi để sự cầm quyền của mình có được tính chính đáng, những kẻ chuyên quyền tìm cách tạo nên phiên bản giả mạo của các định chế dân chủ như chế độ bầu cử (nhưng là Đảng cử dân bầu) và Hiến pháp như ở Việt Nam ta. Nhưng cái gì cũng có những nguyên tắc chủ đạo dẫn dắt và thể hiện bản chất của nó. Những trò dối gạt gây hoa mắt không thể biến Gà thành Công.

KHẾ ƯỚC QUYỀN LỰC

Như mọi người đều biết, một bản Hiến pháp chính trị đúng nghĩa theo cách hiểu của chúng ta ngày nay là một khế ước (hợp đồng) trao quyền với hai bên tham gia, một là người cầm quyền, hai là người dân. Bởi bản Hiến pháp hiện đại đầu tiên xuất hiện trong Thời đại Khai sáng, sau nỗ lực giành tự do kiên cường và kiến lập nền Cộng hoà pháp trị cho một dân tộc non trẻ. Nên khi nói đến Hiến pháp hiện đại, chúng ta mặc nhiên nghĩ về những đặc tính dân chủ pháp trị của nó. Vì thế,  có thể nói, một bản Hiến pháp không có những quy định về các nguyên tắc chính trị căn bản nhằm phân chia, cân bằng và kiểm soát quyền lực chính trị; tạo lập cấu trúc cho một chính quyền tôn trọng tự do của người dân và nền pháp trị  thì chỉ có thể được gọi là một văn bản mang tên Hiến pháp (nếu người lập ra nó muốn gọi như thế) chứ không phải là một khế ước trao quyền thực sự.

Chính tính chất của Hiến Pháp như là văn kiện giao phó quyền lực chính trị từ người dân cho Nhà nước- tổ chức quyền lực thay họ điều hành đất nước và đảm bảo an toàn, tự do cho họ-đã làm nảy sinh những tiêu chuẩn bắt buộc trong thủ tục thành hình một bản Hiến pháp hiện đại đúng nghĩa. Vậy thế nào là một khế ước trao quyền?

Đã nói đến khế ước, tức là chúng ta thừa nhận sự có mặt của các bên tham gia trong tư thế tự do, tự nguyện và bình đẳng. Người dân muốn tham gia vào khế ước này trước tiên phải bầu ra những người đại diện cho mình trong một Nghị hội Quốc gia, để rồi những người này với kiến thức về luật pháp cũng như trình độ chuyên môn sẽ thay mặt người dân lập ra một khế ước. Cả hai bên tham gia ký kết khế ước này đều có những quyền và bổn phận riêng biệt theo nguyên tắc quyền của một bên là bổn phận của bên kia và ngược lại. Xem xét quá trình hình thành bản khế ước Hiến pháp này, ta nhận thấy rằng, để đảm bảo cho sự tham gia bình đẳng của phía người dân thì sự đại diện của các nhân vật dân cử vô cùng quan trọng. Sự đại diện càng nghiêm túc, tức là Quốc hội thực sự là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của người dân, thì bản khế ước càng đảm bảo quyền lợi cho phía người dân.  Làm sao để có sự đại diện nghiêm túc trong Quốc hội? Câu trả lời chính là phải có một cuộc bầu cử tự do, minh bạch, công bằng, đa đảng, có sự giám sát của tư pháp, xã hội dân sự và khu vực truyền thông tự do.

Điều kiện thứ hai cần được nói đến là sự cần thiết bắt buộc của một cuộc trưng cầu dân ý để phúc quyết Hiến pháp. Đây là một thủ tục pháp lý đặc biệt và mang tính cưỡng hành để một bản Hiến pháp dân chủ được thông qua và trở thành văn kiện pháp lý cao nhất của Quốc gia. Một khế ước có hai bên tham gia, hai bên phải đặt bút ký kết. Và thủ tục phúc quyết chính là cơ hội để người dân đưa ra quyết định cuối cùng trong việc giao ước, được coi như là chữ ký của phía người dân quyết định đồng ý với giao ước đã được lập ra đó.

Theo cách đó, với kiểu cách “Đảng cử dân bầu” hiện nay tại Việt Nam, Quốc hội không phải là thực thể đại diện cho ý chí người dân mà chỉ là một cơ quan khác của Đảng cầm quyền. Họ không phải là người đại diện hợp pháp cho phía người dân thì họ không có đủ tư cách pháp lý để lập ra Hiến pháp giao ước. Nếu họ tự cho mình cái quyền lập ra giao ước, thì nó cũng không phải là một giao ước đúng nghĩa. Một khế ước mà từ đầu chí cuối chỉ do một bên soạn thảo, phê chuẩn nội bộ rồi ban hành, còn người dân hoàn toàn không biết gì về nội dung của nó cho đến khi nó trở thành “sự đã rồi”, cả cái quyền đặt bút ký kết (bằng phúc quyết) cũng bị tước mất, thì bản giao ước này thực chất đã bị giả mạo chữ ký, hay đúng hơn quá trình này là cả một cuộc tiếm quyền ngoạn mục.

Nếu chính quyền cộng sản Việt Nam không tổ chức một cuộc bầu cử đa đảng, minh bạch, tự do thực sự để bầu ra cơ quan lập hiến, lập pháp đủ thẩm quyền pháp lý, và tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý nhằm phúc quyết Hiến pháp đó thì thực chất họ không có được sự giao phó quyền lực từ nhân dân để có đủ tư cách cầm quyền, cũng như lập ra Hiến pháp, luật pháp.

Quả vậy, những đóng góp cho việc sửa đổi Hiến pháp của một số trí thức Việt Nam hiện nay vô hình trung mang lại tính chính danh nguy hiểm cho sự cai trị độc đoán của chế độ; cũng như cung cấp cho cái gọi là “Hiến pháp” của họ một thẩm quyền giả tạo, để họ có thể tiếp tục cai trị chuyên quyền và đàn áp đối lập. Tâm huyết và tri thức ấy, oái ăm thay, lại đang giúp cho chế độ độc tài  xoa dịu những nan đề  thuộc về bản chất của chế độ trong bối cảnh sự tồn tại bất chính của nó đang bị đông đảo các tầng lớp dân chúng chú mục theo dõi trong sự bất bình, qua những thất bại trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước hay trong chính sách đối phó với sự xâm phạm chủ quyền quốc gia của Trung Cộng. Thiết nghĩ,  vấn đề chính danh  của Nhà nước và Hiến pháp nên được chú trọng trước khi chúng ta có những hành động xa hơn nhằm đóng góp cho sự thay đổi tích cực của nước nhà.

Sài Gòn ngày 9 tháng 3 năm 2012

(Tác giả gửi đăng)

 

21 Phản hồi cho “Tính chính danh của Hiến Pháp”

  1. Francis Oanh says:

    gửi Thục Vy
    Tôi có theo dõi diễn tiến các sự kiện xảy ra cho gia đình Thục Vy khi còn làm việc tại Saigon. Rồi vì hoàn cảnh tháng 3/2011 tôi ra Quảng Nam, hiện nay tôi đang làm việc ở Quảng Nam và hiện ở tại TP Tam Kỳ
    Tôi chú ý đến gia đình Thục Vy trước là cảm phục một thiếu nữ dám chấp nhận mất nhiều thứ để đấu tranh, tôi là người trưởng thành trước năm 1975, khi còn là học sinh tôi đã chứng kiến những cảnh sinh viên học sinh Saigon đấu tranh đốt xe Mỹ, thế hệ các sinh viên như Huỳnh Tấn Mẫm, Phạm Trọng Cầu, Trần Long Ẩn, nhà văn Đào Hiếu… đã bị lợi dụng thế nào, và sau hơn 30 năm tôi rất vui vì đang có một thế hệ mới dám hy sinh các lợi ích cá nhân để đấu tranh ôn hòa cho dân chủ cho chủ quyền dân tộc Viêt Nam
    Một điều nữa tôi thấy hình như có một liên hệ nào đó giữa tôi và Ba của Thục Vy, vì tên Thục Vy là một tên rất đặc biệt không có người trùng tên… năm 1984 khi sinh con gái đầu lòng tôi đã tìm một tên nào có ý nghĩa để đặt tên cho con gái, sau khi tra cứu sách vở tôi đã đặt tên con tôi là Thục Vy, rồi năm 1989 sinh đứa con thứ 2 tôi cũng tra cứu và đặt tên con là Khánh Vy, hôm nay theo dõi tin trên Đàn Chim Việt tôi cũng thấy em của Thục Vy cũng là Khánh Vy (tôi có 4 con đều tên VY), tôi đoán rằng Thục Vy còn nhỏ tuỗi hơn Thục Vy con tôi, khi biết một gia đình có 2 con trùng tên với con mình mà lại cách nhau đúng 1/2 nước VN (trong đó Thục Vy là một tên lạ), tôi càng tìm hiểu và muốn được quen biết với gia đình Thục Vy, cho tôi gửi lời thăm hỏi sức khỏe của Ba mẹ và toàn gia đình Thục Vy, nếu được cho tôi ghé thăm gia đình vào 1 ngày gần nhất xin trả lời bàng email hoặc đt 0906677829
    (tôi có người đồng nghiệp ở Tam Kỳ gần nhà Thục Vy)
    Kính chào và chia sẻ những khó khăn mà gia đình đang gặp

  2. Trung Kiên says:

    Trích bài chủ…”Nếu chính quyền cộng sản Việt Nam không tổ chức một cuộc bầu cử đa đảng, minh bạch, tự do thực sự để bầu ra cơ quan lập hiến, lập pháp đủ thẩm quyền pháp lý, và tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý nhằm phúc quyết Hiến pháp đó thì thực chất họ không có được sự giao phó quyền lực từ nhân dân để có đủ tư cách cầm quyền, cũng như lập ra Hiến pháp, luật pháp.

    Một chữ “NẾU” ngắn gọn, nhưng là một thách thức lớn lao và khá nhức nhối đối với nhà nước csvn!

    Chính quyền VN hiện thời có “chính danh” đâu, mà chỉ là công cụ của đảng csvn dựng lên để cai trị và bắt nhân dân phải cúi đầu phục tùng theo ý đảng…

    Cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã la hoảng rằng; “Bỏ Điều 4 Hiến Pháp là … “Tự Sát”…

    Như vậy bộ máy nhà nước csvn mặc dù đã rệu rã, mục nát, “trên bảo dưới không nghe”…vẫn cứ phải bám chặt vào hồn ma “Điều 4 HP” để tồn tại, chứ sức mấy mà họ dám…”bầu cử đa đảng, minh bạch, tự do thực sự để bầu ra cơ quan lập hiến“…

    Làm như vây thì có khác gì đảng csvn “tự sát”, tự hủy diệt à?

    Cám ơn tác giả Huỳnh Thục Vy và ĐCV.Info

    • DâM Tiên says:

      Bàu cử ‘ đa đảng” khi CS còn nắm quyền,
      hoặc khi tình hình chuyển tiếp,

      là vẫn thua CS như thường. Dễ hiểu :
      Ngay các đảng (đa đang sẽ choảng nhau
      trước khi đối đầu với CS ( chưa đánh đã
      tan hàng!) — Hoặc là, CS sẽ..mua chuộc
      từng đảng một cách ngon lành, và chia
      đa đảng ròn ta như cái bánh đa ( đảng).
      – Thêm nữa, CS sẽ tự hóa thân ra thành
      dăm bầy càc đàng con con khác…

      Đa đảng trong bàu cử là nhứt định thua!

      Cho bí thư VT là Kiên Trung chọn một
      giải pháp khác.

Leave a Reply to Francis Oanh