WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Về vấn đề Tôn giáo ở Việt nam hiện nay

Đạo phật- tôn giáo chính ở VN. Ảnh mang tính minh họa

Mấy ngày vừa qua, trên mạng internet có loan truyền clip video ”Thầy trò Đường Tăng đi thỉnh bao cao su” có nội dung rất phản cảm, clip video gây bức xúc trong giới Tăng Ni, Phật tử, mặc dù đoạn video này được cho là nhằm tuyên truyền sức khỏe sinh sản theo chủ trương của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhưng có nội dung báng bổ Phật giáo. Được biết clip video “Thầy trò Đường Tăng đi thỉnh bao cao su” do các sinh viên thuộc Học viện Báo chí tuyên truyền thực hiện để tham dự cuộc thi tìm kiếm thông điệp xuất sắc cho dự án “Friendly Condom” (Bao cao su thân thiện) của Ngôi nhà Tuổi trẻ – Trung tâm chăm sóc, tư vấn sức khỏe sinh sản thuộc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh” và được ban giám khảo đánh giá cao và giành giải xuất sắc.

Sự kiện này chỉ là một bằng chứng cho thấy sự suy đồi băng hoại trong đạo đức của con người XHCN đối với vấn đề tín ngưỡng tôn giáo, điều này nó xuất hiện không chỉ ở các bạn trẻ là sinh viên học sinh, mà cả ở người lớn (những người là thành viên ban giám khảo, báo chí truyền thông của nhà nước v.v…) khi cho loan tải các tin tức có nội dung xấu này mà họ không hề có suy nghĩ. Qua đó cũng thấy được sự thành công của đảng CSVN và chính quyền trong chủ trương bôi nhọ, bài xích, kỳ thị các tôn giáo ở Việt nam. Cái mà họ coi là thuốc phiện, là vấn đề nhạy cảm đối với sự tồn tại của sự lãnh đạo độc tôn của họ, có lẽ do vậy chính sách của đảng CSVN là cần phải biến tất cả các tôn giáo trở thành tôn giáo quốc doanh, chịu sự lãnh đạo toàn diện của đảng. Và ngược lại các tổ chức tôn giáo như của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Phật giáo Hòa Hảo v.v… không chịu khuất phục thì đều bị khủng bố và đàn áp mọt cách thô bạo và trắng trợn.

Tình trạng và chính sách nói trên đối với các tôn giáo diễn ra trong một thời gian tương đối dài 58 năm ở miền Bắc và 37 năm ở miền Nam, dẫn tới tình trạng một số lượng người không nhỏ trên toàn quốc không hiểu tôn giáo là gì, mục đích và vai trò của tôn giáo trong cuộc sống ra sao? Đa số mọi người dân không biết rằng tôn giáo là một lĩnh vực ảnh hưởng tới xã hội nhất, tới đời sống tinh thần của mọi người dân và tôn giáo là cái rất là sâu xa, sâu sắc, nó gắn liền với tinh thần dân tộc, gắn liền với đạo đức của con người. Bởi vì đảng CSVN rất lo sợ mất vị thế độc tôn trong việc lãnh đạo đất nước, đảng CSVN quá hiểu rằng nếu để tự do tôn giáo, để cái tinh thần tôn giáo, cái tư tưởng tôn giáo nằm trong tinh thần đấu tranh và họ lại càng không muốn người dân đi theo tư tưởng của một tôn giáo nào đó, vì mục đích của bất kỳ tôn giáo nào cũng là từ bi, là bác ái, là tình thương, là sự tha thứ và sự chia sẻ. Và bên cạnh đó là tính công bằng giữa con người với con người, đó là cái mà người cộng sản họ không bao giờ muốn có. Nhưng vấn đề quan trọng nhất là chính quyền không muốn người dân vì tinh thần bác ái, từ bi hoặc bình đẳng của một tôn giáo sẽ làm cho người dân họ nghiêng về tinh thần dân tộc, từ đó dẫn tới việc quần chúng xa rời niềm tin của họ vào đảng CSVN.

Trên thực tế những suy nghĩ kiểu của đảng CSVN và chính quyền của họ là sai lầm, nếu như vì họ sợ tư tưởng thần quyền trong tôn giáo, thì tôn giáo không đáng sợ như họ nghĩ mà dẫu có thì thời đó cũng đã qua lâu rồi. Bây giờ trên thực tế ngoài Iran và Tòa thánh Vatican thì hầu hết tôn giáo không bao giờ muốn cầm quyền. Tôn giáo là một văn hóa phổ quát chỉ dạy con người ta đi đến chỗ tình thương bao la, chia sẻ cho nhau, chứ tôn giáo không bao giờ gây hiềm khích thù địch hay kích động bạo lực. Nhưng người cộng sản thì khác, họ nghĩ rằng nếu như tôn giáo mà mạnh lên thì tinh thần từ bi, bác ái, rộng lượng, bình đẳng của tôn giáo sẽ đè bẹp cái tinh thần đấu tranh của họ, cho nên lý do để họ không muốn tôn giáo phát triển mạnh là ở chỗ đó.

Nếu hiểu Tôn giáo là một văn hóa phổ quát, do đó nên nó đóng vai trò quan trọng trong xã hội loài người, tôn giáo là một định chế xã hội và có các chức năng kết hợp xã hội: tôn giáo có các giá trị, tiêu chuẩn về đạo đức của nó, vì thế những người có cùng một tôn giáo gắn bó với nhau hơn nhờ những giá trị và tiêu chuẩn chung ấy. Đồng thời Tôn giáo còn có chức năng hỗ trợ xã hội: dù ít hay nhiều, con người thường phải đối mặt với khó khăn, hiểm nguy, thất bại, thiên tai, bệnh tật v.v… Trong những lúc như thế, cuộc sống rất dễ bị tổn thương và trở nên vô nghĩa, niềm tin tôn giáo giúp cho con người khó bị rơi vào tuyệt vọng hơn. Chính vì vậy Tôn giáo đã trở thành một thứ nhu cầu không thể thiếu được của người dân trong một xã hội coi trọng nền tảng đạo đức và ngược lại nó cũng trở thành trở ngại cho một nhà nước luôn muốn giữ và giành vị trid độc tôn về một học thuyết chủ đạo của chính họ. Đó chính là lý do khi chủ thuyết cộng sản xuất hiện ở đâu, thì lập tức ở đó mọi thứ tôn giáo chính thống đều bị bóp nghẹt và suy thoái. Thay vào đó là những thứ tôn giáo trá hình chịu sự lãnh đạo của đảng cộng sản.

Thế hệ chúng tôi nói chung và cá nhân tôi nói riêng đến với tôn giáo như một sự tình cờ, vốn chịu ảnh hưởng của gia đình từ ngày xưa. Còn nhớ mùa đông năm 1972, khi cuộc chiến tranh bằng không quân của Mỹ đánh phá miền Bắc ở giai đoạn ác liệt nhất, khi ấy mẹ tôi đã đi sơ tán theo cơ quan ở Phú thọ, cha tôi đang ở trong chiến trường miền Nam. Người của khối phố đến yêu cầu bà ngoại tôi đưa bốn anh chị em chúng tôi rời Hà nội đi sơ tán về quê gấp để tránh bom đạn, vì nghe người lớn bảo lần này Mỹ sẽ ném bom hủy diệt Hà nội. Chiều tối hôm đó, cơ quan bố tôi cho xe ô tô đưa mấy bà cháu về quê ngay trong đêm, còn nhớ khi ấy người Hà nội đều bỏ nhà cửa, bỏ thành phố đi sơ tán. Các dòng người, xe đạp, xe bò, xe ngựa, xe xích lô … chất đầy đồ đạc lỉnh kỉnh nối đuôi nhau chạy ra các cửa ô, trong không khí căng thẳng nhưng im lặng và trật tự, màn đêm tối mò xe ô tô chạy trong đêm chỉ có đèn gầm.

Quê ngoại tôi không xa Hà nội lắm, khi ấy còn nhớ mỗi lần máy bay Mỹ bay qua thì đồng thời tiếng nổ lớn của pháo cao xạ phòng không các loại nổ inh tai nhức óc. Mỗi khi như vậy là bà ngoại lớn tiếng kêu mấy anh chị em chúng tôi xuống cái hầm chữ A ở dưới bụi tre sau nhà để tránh máy bay. Bà ngoại tôi khi ấy ngoài 60 mà nhanh chân lắm, vừa chạy vừa gọi anh chị em tôi ơi ới, vậy mà khi chúng tôi xuống đến hầm đã nghe bà tôi ngồi lẩm bẩm tụng kinh, miệng “Nam mô a di đà Phật…” luôn mồm. Lúc ấy lũ chúng tôi còn bé, khoảng 9-10 tuổi vì con nhà lính nên “giỏi” về khoản súng đạn lắm, nghe tiếng súng phòng không nổ cũng biết là tiếng nổ của pháo trung cao, đại cao, 12ly7 hay tên lửa. Ngồi trong hầm mấy anh em cứ cãi nhau tiếng ấy tiếng pháo gì, mỗi lần như thế là bà ngoại tôi gắt lên bảo ngồi im, bà bảo đừng nói to, nếu không máy bay Mỹ nó nghe thấy nó quẳng bom vào thì chết. Khi ấy chúng tôi cũng tưởng thật, ngồi im thin thít vì sợ.

Nhà bà ngoại tôi ở quê, nhưng khi bà lấy chồng thì lên Hà nội ở, ngôi nhà bỏ không chả có người ở từ lúc các cụ thân sinh bà ngoại tôi qua đời, hàng năm chỉ dịp giỗ tết mới có các bác các chú họ hàng đến quét tước dọn dẹp. Đó là căn nhà gỗ ba gian hai trái, lợp ngói âm dương, trước nhà là một cái sân gạch có cái bể nước mưa dưới mấy gốc cau và mấy cây bưởi, cây nhãn. Ngày ấy làng bà tôi mọi đường xá ngõ ngách đều lát gạch sạch sẽ lắm, trước cửa nhà có bắc hai phiến đá to và rộng vượt qua cái rãnh nước. Nghe bà bảo làng bà tôi có tục khi con gái làng lấy chồng, thì nhà trai (rể) phải bỏ tiền làm cho làng 20 m đường lát gạch nên mới được như vậy. Về quê ngày rằm mùng một hàng tháng, bà ngoại tôi mặc áo dài nâu, đầu vấn khăn đi lễ chùa Cả cùng các ông các bà trong làng. Chùa Cả làng tôi lớn lắm, trong Chùa có nhiều tượng phật dọc hai hành lang, ở gian chính có tượng Phật ngồi trong trướng, hai bên còn có nhiều tượng Phật khác nhau, ngoài cùng có hai tượng ông Thiện, ông Ác to lắm. Thời ấy, các dãy nhà bên cánh gà chùa Cả thì tượng Phật bị dẹp bỏ hết để làm lớp học cho học sinh, hay làm nhà kho của hợp tác xã nông nghiệp.

Đến khi ấy chúng tôi mới lơ mơ biết về Chùa, về Phật và biết thế nào là Đình, Chùa, Đền hay Miếu cũng do bà ngoại dạy cho. Còn nhớ bà bảo Đình làng là nơi thờ thành hoàng và là nơi hội họp của dân, Chùa là nơi thờ Phật, Đền là nơi thờ tự một anh hùng có công với đất nước hay công đức với địa phương, và Miếu là nơi thờ thần thánh. Làm gì sai, không đúng bà ngoại tôi thường nhắc “Đừng làm thế mà phải tội” rồi bà nói cho nghe ai làm điều thiện thì khi chết được lên thiên đàng, là điều ác sẽ phải xuống địa ngục v.v… Những điều đó cũng là những bài học vỡ lòng cho tuổi thơ ấu của chúng tôi về Phật giáo. Điều mà bây giờ ít người ở Việt nam hiểu biết được.

Ở Việt Nam bây giờ những người coi mình là phật tử hay tăng ni (không được giáo dục có bài bản) người ta dùng chung một động từ đi lễ, bất kể là đình, chùa, đến, miếu. Trừ một số nhỏ trong một vài chục năm gần đây tụ tập thành các nhóm đi chùa đọc kinh, ngồi thiền nhằm tĩnh tâm. Còn lại đa số đi lễ để cầu tài cầu lộc, quan chức hay viên chức thì đi lễ cầu thăng quan tiến chức, cầu trúng quả, cánh thương lái thì cầu tiền bạc chảy vào như nước, chảy ra nhỏ giọt, đám sinh viên học sinh thì cầu nhưng thi đỗ v.v… Nói chung là để cầu xin thánh thần ban bổng lộc cho cá nhân mình, điều này hầu như trái vớii trết lý của đạo Phật là là từ bi, là bác ái, là tình thương và sự chia sẻ cho người khác thì có phúc.

Đi lễ tại Đền Thánh Mẫu, thành phố Hà Giang đầu Xuân Nhâm Thìn 2012

Tôi mới đây cũng đã thử là nạn nhân của sự mê tín, chẳng là Tết vừa rồi có người thấy tôi ốm đau, liền mách cho đi lễ ở thành phố Hà Giang, đó là Đền Mẫu thờ Mẫu Thánh Mẫu Liễu Hạnh – Đền Mẫu sơn hình thành có tên chữ Hán là “ Cấm Sơn Linh Từ” còn thờ Đức Thánh Trần và Đền Thác Con có cách đây khoảng trên 300 năm, lúc đầu là am nhỏ thờ Thần chủ của Đền Thác Con Chầu Bà Đệ Nhị. Theo truyền thuyết thì Bà thuộc nhân thần, có công đóng góp lương thực, tiền bạc giúp vua Lê chống giặc Minh ở vùng biên ải Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng nên sau khi bà hóa, Vua Lê đã phong tặng cho bà dang hiệu “Thượng Ngàn Thánh Mẫu” với dân gian tôn kính bà làm Thánh Mẫu (Mẫu Thượng Ngàn). Theo họ hai Đền này thiêng lắm, cầu được ước thấy, phần cũng mong nhanh khỏi bệnh, phần cũng nể lời người thân, phần nhân dịp cũng muốn xuất hành đầu xuân Nhâm thìn tôi cũng đi cho vui lòng mình và lòng mọi người. Cũng mong có sự huyền bí bất ngờ nào đó để mình mau lành bệnh thì cũng tốt.

Cảnh các bà, các chị, các cô ở các đền chùa vào những ngày lễ tết, ngày rằm mùng một, khi hai tay bưng lễ vật, chen lấn, xô đẩy rồi xuýt xoa khấn vái cầu tài cầu lộc là chuyện bình thường. Nhưng đi chùa lễ Phật mà họ chửi nhau ngay trong Chùa thì không thể chấp nhận được, tôi từng chứng kiến trong đám người đứng cầu khấn có hai bà xồn xồn, mặt hoa da phấn chửi nhau. Một bà không hiểu sao chửi bà bên cạnh “Tiên sư con đ. ĩ, khấn đe’o gì to thế không để cho bà mày khấn với, định ăn một mình phải không?”. Đạo Phật ở Việt nam minh bây giờ lại là như thế sao? Hình như đạo Phật của người Việt và người Trung quốc giống nhau ở Văn hóa hối lộ thần linh, người đi lễ luôn nghĩ phải có mâm cao cỗ đầy cũng như tiền công đức, tất cả đều mang tính kinh doanh dâng lễ một để xin lãi mười.

Không như phật tử ở Thái lan, Myanmar, Lào hay Camphuchia buổi sáng hàng ngày các Phật tử họ nấu cơm, xôi, thức ăn, hoa quả chờ nhà sư đi qua để tắc bạt (dâng đồ ăn, vật dụng cho nhà sư), hay đi lễ Chùa ngày Phật (có 5 ngày/tháng) cũng vậy họ mang theo các cặp lồng cơm, thức ăn, hoa, quả để dâng cho nhà sư. Nhà sư dùng không hết thì để dành cho người nghèo quanh chùa đến lấy về ăn. Phật tử họ chủ yếu làm công đức bằng tiền bạc, tiền công đức được công bố ngay sau khi hết buổi lễ và gửi vào nhà bank do một hội đồng quản lý chi tiêu. Đó là lý do vì sao ở các xứ của họ chùa chiền nhiều và đẹp như thế. Phật tử xứ họ quan niệm cho người khác càng nhiều càng có phúc cho mình và con cái nên họ không tiếc.

Sẽ có người hỏi tại sao ở Việt Nam bây giờ các cơ sở tín ngưỡng, chùa quá nhiều, nhà thờ cũng quá nhiều mà lại bảo là không có tự do tôn giáo. Xin thưa sự thực không phải như vậy, đó là chính sách mị dân, chính sách đánh lạc hướng của người cộng sản đối với tôn giáo. Họ đang cố tình biến hình ảnh của tôn giáo thành một thứ tín ngưỡng hỗn tạp, hòng cho người dân mê muội và dần không có khả năng phân biệt đâu là tôn giáo, đâu là tâm linh và đâu là mê tín dị đoan. Ví như khi một đứa trẻ mới sinh ra, trong người của nó không có sẵn một chút mê tín dị đoan nào cả, nhưng khi lớn lên, đứa trẻ từ từ học được những hành động, những phản ứng, những cách suy nghĩ này qua gia đình và xã hội chung quanh. Những người có nhiều mong muốn và mơ ước cao xa quá khả năng của mình, những người có thu nhập càng bấp bênh, cuộc sống càng tùy thuộc vào các yếu tố khách quan khác thì thường càng có nhiều thủ tục mê tín gắn liền vào cách thức, lề lối sinh sống hàng ngày của họ.

Cho dù Điều 18 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền mà Việt nam tham gia với tư cách thành viên có nêu rõ “Mọi người đều có quyền về tự do tư tưởng, nhận thức và tôn giáo. Quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng, cũng như quyền tự do biểu lộ tôn giáo hay tín ngưỡng của mình, với tư cách cá nhân hay tập thể, ở nơi công cộng hay nơi chốn riêng, bằng sự truyền dạy, thực hành, thờ phượng và áp dụng các nghi thức đạo giáo.”. Thế nhưng chính quyền Việt nam không bao giờ nghiêm chỉnh thực hiện những cam kết nói trên về vấn đề tôn giáo.

Tôn giáo hay bất cứ vấn đề gì ở đất nước này cũng phải chịu sự lãnh đạo, tuyệt đối của đảng CSVN vì đó là nguyên tắc bất di bất dịch. Đừng bao giờ trách họ nói một đằng làm một nẻo cũng vì theo nguyên tắc trên.

Ngày 22 tháng 03 năm 2012

Nguồn: Blog Kami (RFA)

 

4 Phản hồi cho “Về vấn đề Tôn giáo ở Việt nam hiện nay”

  1. Hùng says:

    Về đạo đức thì Chúa Giê-su và Phật Thích Ca ắt hẳn là vẹn toàn rồi, tuyệt đối rồi.
    Còn HCM, đầy máu, ô uế và rất sân si, không thể so sánh với các Ngài được.
    Ấy vậy, ngày nay, dựa vào súng ống, ngục tù, người ta bắt các nhà sư, linh mục, phật tử, giáo dân phải học theo “tấm gương đạo đức HCM”. Thật láo toét và phạm thượng!
    Âu cũng là giai đoạn quỷ sứ xuất hiện. Nhưng sẽ có lúc ánh sáng sẽ xua tan bóng đêm, quỷ sứ sẽ chỉ tồn tại trong bóng tối.

  2. xoathantuong says:

    Tôi không hiểu Kami viết câu sau là theo nghĩa nào? “Bây giờ trên thực tế ngoài Iran và Tòa thánh Vatican thì hầu hết tôn giáo không bao giờ muốn cầm quyền”

    Vatican với dân số chỉ có 921 người, 100% là người Công Giáo, gồm nhiều các tu sĩ nam nữ, tuy trên danh nghĩa là một quốc gia nhưng có lẽ đúng hơn nó là một trung tâm của Công giáo toàn cầu, vậy “nắm quyền” là nắm quyền ở Vatican hay nơi khác? Nếu chỉ nắm quyền ở Vatican tôi nghĩ chả có ai thắc mắc, nhưng nếu muốn nắm quyền ở nơi khác thì nước nào sẽ chịu? Ngay nước Ý, với 87.8% (theo wikipedia) là người theo Công Giáo, mà Vatican nằm trong đó, cũng chả nắm được quyền nữa là ở những nơi khác.

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_Vatican
    “Thành Vatican

    Thành Vatican (phát âm: Va-ti-căng hoặc Va-ti-căn), tên chính thức Thành Quốc Vatican;…, là một quốc gia có chủ quyền với lãnh thổ bao gồm một vùng đất được xây tường bao kín, nằm trong lòng thành phố Rôma, Ý. Với diện tích xấp xỉ 44 hécta (108,7 mẫu Anh), đây là quốc gia độc lập nhỏ nhất thế giới…

    Dân số: Điều tra 2005 – 921 [921 người]

    Giáo hoàng là một vị vua không truyền tử, nắm quyền lực tuyệt đối, có nghĩa là quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp tối cao đối với Thành Vatican. Giáo hoàng là vị vua chuyên chế duy nhất tại Châu Âu.

    Giáo hoàng được bầu với quyền lực trọn đời bởi Mật nghị Hồng y gồm các Hồng y dưới 80 tuổi. Các quan chức chính phủ chính của Thành Vatican là Hồng y Ngoại giao (ngoại trưởng), Chủ tịch Ủy ban Nghi lễ của Nhà nước Vatican, và Chưởng ấn Thành Vatican.

    Quân đội

    Quân đội thành Vatican rất đặc biệt vì nó là đội quân chính quy nhỏ nhất và lâu đời nhất trên thế giới, Lính Thụy Sĩ… Quân số hiện nay vào khoảng trên 100 người đồng thời kiêm luôn công tác cận vệ Đức Giáo Hoàng. Việc tuyển mộ lính mới rất hạn chế, chỉ đàn ông Công Giáo Thụy Sỹ mới được đăng ký.”

    • Trung Kiên says:

      Đồng ý với bác xoathantuong

      Vatican không chỉ là “Thánh đô” cuả Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ, mà còn làm một quốc gia độc lập (dù là một quốc gia nhỏ bé với dưới 1000 công dân nên dĩ nhiên là phải có nhà cầm quyền).

      Câu “Bây giờ trên thực tế ngoài Iran và Tòa thánh Vatican thì hầu hết tôn giáo không bao giờ muốn cầm quyền” cũng là thắc mắc của tôi, nó không được rõ nghĩã…

      Rất mong tác giả Kami Ajinomoto giải thích để tránh hiểu lầm!

      Nhà cầm quyền csvn vẫn thường rêu rao rằng…ở VN có tự do tôn giáo, nhưng trong thực tế thì…???

      Phái đoàn điều tra phong chân phước cho đức Hồng y F.x Nguyễn Văn Thuận bị thu hồi visa vào Việt nam!

      Nhà cầm quyền csvn sợ cái gì mà không dám để cho phái đoàn điều tra của Vatican đến VN?

      Phải chăng họ sợ bị lật tẩy thời gian 13 năm vị Hồng Y khả kính phải sống trong ngục tù cộng sản?

  3. CôngĐài says:

    Cám ơn tác-giả bài viết đã nói lên thực-trạng sinh-hoạt tôn-giáo tại VN hiện nay. Tôi nói đến sinh-hoạt mà không đề cập gì về niềm-tin, dù niềm-tin mới là thực-chất, là cửa ngõ cho con người bước vào tín-ngưỡng. Nói về niềm-tin là một lãnh-vực khác, không nằm trong đề-tài hôm nay, hơn nữa nó quá rộng và đa-dạng và tùy vào mối tôn-giáo với những giáo-lý riêng.
    Tác-giả nêu ra 4 vấn-đề chính : (1) ‘ clip video trên internet …theo chủ-trương của Trung-ương Đoàn Thanh-niên CSHCM ‘. (2) ‘ các tổ-chức tôn-giáo…không chịu khuất-phục thì đều bị khủng-bố và đàn-áp một cách thô-bạo và trắng-trợn ‘. (3) Giá-trị và lợi-ích của tôn-giáo cho nhu-cầu tinh-thần của người dân – và của chính tác-giả – theo suy-nghĩ của tác-giả. (4) ‘ Tôn-giáo hay bất cứ vấn-đề gì… cũng phải chịu sự lãnh-đạo tuyệt-đối của Đảng CSVN vì đó là nguyên-tắc bất di bất dịch ‘.
    Suy-nghĩ của tôi như sau : (a) Việc clip video ‘ Thầy trò Đường tăng đi thỉnh…’ không có gì có tính-cách báng-bổ tôn-giáo. Đường-tăng chỉ là một nhân-vật, cho dù là một cao-tăng, không phải là đối-tượng cao nhất của tôn-giáo. Đó là chuyện tôn-giáo xảy ra tại VN, riêng ở Mỹ -theo tôi nghĩ – chỉ là chuyện bình-thường và cũng là quyền tự-do của người dân Mỹ. Huống hồ đó là chủ-trương của Đoàn TNCSHCM, cũng là chủ-trương của nhà nước CSVN. Chừng nào điều trên dính-dáng đến quốc-tế, đến nhân-quyền, v.v..thì mới nên đặt thành vấn-đề. (b) Nỗi bức-xúc của tác-giả khi nhu-cầu tinh-thần như điểm 3 trên, bị ngăn-trở, thì đó là lý-do cho biết bao nhiêu người đang đấu-tranh đòi quyền sống trong tự-do tín-ngưỡng, hợp-pháp, hợp-lý theo như những nguyên-tắc Liên-hiệp-quốc đề ra. (c) Nói chung như tác-giả thừa-nhận ‘ đó là nguyên-tắc bất di bất dịch ‘ của Đảng CSVN và chính-quyền đảng-trị của chúng. (d) Giải-quyết như thế nào ? Tiêu-cực thì cứ ngồi chờ Đảng và Nhà nước CSVN ” động lòng từ tâm ” hoặc ” bị lương-tâm cáo-trách ‘, hoặc ” Trời, Phật trừng phạt “. Tích-cực thì : tác-giả và đại-đa-số đang bị áp-bức, không chỉ về tôn-giáo mà còn về tư-tưởng, tinh-thần và vật-chất, bị bóc-lột, đàn-áp v.v…hãy suy-nghĩ và nhìn gương đấu-tranh của những người đã và đang giành lại quyền sống tự-do, dân-chủ, nhân-quyền. Suy-nghĩ và hành-động. Người Việt HN cũng hết lòng hổ-trợ. Thế-giới cũng đã biết đến và đang can-thiệp. Tuy nhiên nỗ-lực chính vẫn là nhân-dân VN tại quốc-nội đang bị áp-bức và bị đàn-áp khi đòi hỏi.

Phản hồi