WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bạc Hy Lai, loạn ở Trung Quốc và cơ hội cho Hoàng Sa

Vụ Bạc Hy Lai liệu có dẫn tới khủng hoảng chính trị tại Trung Quốc? AFP PHOTO / LIU JIN / FILES

Từ 15/3/2012, sau khi Tân hoa xã đưa tin ĐCS TQ đã cách chức ông Bạc Hy Lai, Bí thư tỉnh ủy Trùng Khánh, người đang ngắm ngôi vị Ủy viên thường trực Bộ chính trị ĐCS TQ, trên không gian mạng rộn  lên những tin đồn về một cuộc đấu tranh quyền lực khốc liệt sau hậu trường trong ĐCS TQ. Hôm nay, BBC đã đăng 1 bài báo, phần nào làm sáng tỏ cuộc kèn cựa quyền lực bất tận của lãnh đạo Trung Quốc, phía sau của những nụ cười giả dối về sự đoàn kết của họ. Bài báo có tiêu đề “Bắc Kinh dồn dập tin đồn“, cập nhật: 04:50 GMT – thứ sáu, 23 tháng 3, 2012.

Nội dung của bài báo đã bác bỏ tin đồn đảo chính tại Bắc Kinh, nhưng 1 tên tuổi quan trọng trong màn kịch này đã chính thức xuất hiện. Đó là Chu Vĩnh Khang, ủy viên thường vụ BCT ĐCS TQ phụ trách an ninh, người được coi là người đỡ đầu của Bạc Hy Lai. “Báo Financial Times dẫn lời một người có quan hệ với bộ máy công an, nói rằng ông Chu không được phép xuất hiện trước công chúng và “cũng đã chịu một phần kiểm soát”.  Bản thân Bạc Hy Lai đã bị quản thúc, vợ con ông ta đang bị hạn chế tự do để điều tra. (bbc )

Sự xuất hiện của 1 nhân vật sau hậu trường, ít xưng danh, giấu mặt, nhưng thế lực thực sự thuộc bậc nhất nhì của ĐCS TQ, chính thức bị thất xủng, và bị hạn chế tự do, là 1 sự kiện rất quan trọng, chứng tỏ sự đấu đá sau hậu trường rất khốc liệt.

Các nước cộng sản nói chung, từ Liên Xô, Cộng hòa Dân chủ Đức, Cộng hòa Ba Lan, Tiệp khắc, Rumania,…xây dựng chế độ Cộng sản theo học thuyết Chuyên chính vô sản Mác LêNin, rất coi trọng bộ máy an ninh.

Feliks Dzierżyński, người nắm an ninh Liên Xô thời Lê-Nin và Stalin đã từng được mệnh danh là “Đao phủ đỏ”. Stalin thường dùng Dzierżiński để khủng bố dân tộc Nga.

Khang Sinh, người nắm an ninh Trung Quốc đã đắc lực giúp Mao Trạch Đông trong các cuộc thanh trừng nội bộ khốc liệt. Mao sử dụng thành thạo Khang Sinh trong hoạt động lật đổ của mình.

Chính vì vậy, quan sát những diễn biến chính trị của Trung Quốc khi xuất hiện tên tuổi Chu Vĩnh Khang, đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn nội tình của ĐCS TQ.

Trước khi mô tả những thu hoạch của chúng ta, ta điểm qua tình hình chính trị Trung Quốc

Trung Quốc của Mao Trạch Đông là 1 Trung Quốc nghèo đói, nhưng trong sạch, không tham những.

Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình là 1 Trung Quốc phát triển mạnh về kinh tế, cùng đủ các tệ nạn do đồng tiền sinh ra.

Tuy nhiên, do vẫn còn tinh thần dân tộc chủ nghĩa cao, các lãnh đạo cao cấp của ĐCS TQ hình như vẫn giữ được đạo đức và tránh được tệ nạn tham nhũng. Đây là điểm khác biệt của lãnh đạo cao cấp Trung Quốc với lãnh đạo cao cấp Việt Nam. Họ thẳng tay trừng phạt những lãnh đạo cao cấp, có biểu hiện tham nhũng, như vụ xử bí thư thành ủy Thượng Hải.

Trong những năm gần đây, giới quan sát tình hình chính trị Trung Quốc cho rằng: hiện nay, ganh đua nhau trên chính trường Trung Quốc là 2 nhóm chính, thường được gọi là ” NhómĐoàn phái”, tức phe tập trung những người lên từ con đường Đoàn Thanh niên và các tổ chức của Đảng, vốn có xu hướng dân tuý” và nhóm ” Thái tử đảng”.

Do Bạc Hy Lai là con của Bạc Nhất Ba, 1 trong 8 trụ chính,  mà Đặng Tiểu Bình dựa vào, để tiến hành cải cách Trung Quốc, nên có xu hướng ghép Bạc Hy Lai vào nhóm với Tập Cận Bình, nhóm Thái tử đảng.

Cuốc thanh trừng Bạc Hy Lai những ngày qua, đã chứng tỏ tình hình không phải đơn giản như vậy.

Có thể nói, đang có xu hướng đấu đá của 2 nhóm không phân biệt xuất thân, hay con đường hoạn lộ công danh.

Đó là nhóm dân tộc chủ nghĩa bành trướng mạnh mẽ, lấy trong sạch đạo đức làm 1 tiêu chuẩn quan trọng.

Nhóm thứ 2 là nhóm các lãnh đạo cao cấp đã dùng chức vụ, tham ô, tham nhũng rất tinh vi, thành đường dây, có bảo trợ từ thường vụ BCT ĐCS TQ, như Bạc Hy Lai. Nhóm này tham nhũng mạnh, nhưng cũng kèn cựa quyền lực mạnh, hòng chiếm những vị trí đảm bảo cho tính bất khả xâm phạm của mình.

Ngôi vị Ủy viên thường trực Bộ chính trị ĐCS TQ, mà Bạc Hy Lai đã ngắm tới, chính là ngôi vị mà Chu Vĩnh Khang hiện nay đang nắm.

Đây chính là ngôi vị nắm bộ máy an ninh của ĐCS TQ.

Giả sử họ Bạc kia thành công, thì những tham nhũng khủng khiếp của ông ta và phe cánh chắc sẽ không bao giờ lộ ra.

Ta hãy nhớ lại Bạc Hy Lai chống tệ nạn xã hội, chống tham nhũng như thế nào?

Ông ta đã làm sống lại không khí Cách mạng văn hóa vô sản với  phong trào  “Ca Hồng, đả Hắc”, để đánh vào các quan hệ làm ăn mờ ám của quan chức Tứ Xuyên.  Những vụ bắt bớ hàng nghìn người gọi là dính đến tham nhũng, đến xã hội đen… trong tiếng hát các bài ca cách mạng thời Mao của các đảng viên lão thành, được động viên tụ tập trong các công viên của Trùng Khánh.

Hôm nay thì đã rõ ràng: Người hô to nhất, người chống tệ nạn to nhất…lại là người tham nhũng tinh vi nhất. Ông Bạc tham nhũng và hối lộ. Ông ta hối lộ cả cấp trên là Chu Vĩnh Khang, người nắm an ninh của ĐCS TQ.

Đây thực chất chỉ là phần nổi của tảng băng. Bộ máy an ninh Trung Quốc đã tham nhũng trầm trọng ra sao? Các phản ứng của họ khi búa rìu pháp luật đang kề đến cổ sẽ như thế nào, hồi sau chúng ta sẽ rõ.

Như vậy, xã hội Trung Quốc cũng như xã hội cộng sản Việt Nam, tham nhũng, hối lộ, ức hiếp nhân dân, bất chấp luật pháp …đã trở thành ung thư di căn đến xương tủy của cơ thể các nhà nước còn khăng khăng toàn trị này.

Trong các xã hội này, ai càng hô to chống tham nhũng, chống tệ nạm xã hội, giữ gìn sự trong sạch đạo đức …lại là những kẻ tham nhũng nhất, dính nhiều tệ nạn nhất, bẩn thỉu nhất về đạo đức.

Căn bệnh nan giải này, chỉ trầm trọng ở các nước cộng sản toàn trị như Trung Quốc, Việt Nam hay các nước lạc hậu, độc tài.

Chế độ đa đảng, dân chủ là 1 bài thuốc tốt với căn bệnh này, như ta thấy Hoa Kỳ, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Pháp…

Tóm lại, nếu bệnh tham nhũng, hối lộ chỉ ở ngoài da, có thể bôi thuốc để trị. Nếu bệnh vào trong thịt ,  trong cơ, có thể tiêm thuốc hay cắt bỏ để chữa trị. Nay bệnh đã di căn  vào xương tủy, vào lục phủ, ngũ tạng,  không cách nào chưa khỏi.

Có Chỉnh Đảng như Nguyễn Phú Trọng, thì cũng chỉ là khéo dìm người khác xuống , để tìm miếng bở, để tham nhũng tiếp tục mà thôi.

Tin đồn thất thiệt về tòa lâu đài của Nguyễn Tấn Dũng chả là 1 đòn hiểm, một “dọa đểu” đó sao?

Hãy để cho xã hội cộng sản này chết đi,  thì dân tộc Việt Nam mới có cơ hội ngẩng cao đầu lên được.

Vấn đề cuối cùng, mà tôi muốn trao đổi cùng bạn đọc là câu hỏi : Trung Quốc có loạn, điều này có lợi hay hại cho Việt Nam ?.

Chắc chắn rằng, khi Trung Quốc có loạn, bộ máy trung ương điều hành kém hiệu quả. Khi đó, ý tưởng  gây chiến tranh với nước ngoài, để bình ổn trong nước, là chuyện hoang tưởng của 1 số quân sư hạng dởm vừa được tung ra trên internet.

Nếu thực sự có kẻ điên rồ trong lãnh đạo cao cấp Trung Quốc, muốn dùng chiến tranh để trấn an nội tình, thì phương pháp này chỉ chóng đưa Trung Quốc đến xụp đổ.

Chiến tranh khồng phải chuyện đùa.

Nếu tình hình trong nước còn không kiểm soát được, thì khi những khó khăn chồng chất do chiến tranh mang đến, chính phủ này sẽ không đủ sức để điều khiển công việc. Thất bại của chiến tranh là việc xẩy ra không nhanh thì chậm, không trước thì sau.

Rõ ràng để đối phó giải quyết những việc nội bộ, Trung Quốc sẽ kém khả năng bành trướng.

Tuy vậy, có thể họ sẽ gây một số xung đột nhỏ, chỉ có hàm ý dọa nạt.

Việt Nam cần chuẩn bị cho cơ hội này.

Lúc đó Việt Nam cần thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước của người dân Việt Nam để chiếm lại Hoàng Sa, Trường Sa.

Trung Quốc loạn, sẽ tạo ra cơ hội nghìn năm có 1, để đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa.

Nếu có ai đó, đưa ra luận điểm rằng: chính Nhật Bản phải nuốt hận để nước Nga chiếm lâu dài các đảo của Nhật tại Viễn Đông sau Thế chiến 2, thì Việt Nam cũng phải cam chịu trước Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Ở đây có sự khác biệt về căn bản  2 trường hợp này.

Nhật là nước gây chiến, nên phải gánh chịu hậu quả về sự mất mát lãnh hải.

Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, bị Trung Quốc vô cớ xâm lược. Bản chất 2 sự việc khác nhau.

Nếu Việt Nam dùng chiến tranh đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa, chắc chắn Trung Quốc, khi có loạn, phải lùi bước.

Chắc chắn thế giới sẽ ủng hộ Việt Nam.

Bộ tham mưu Hải Quân Việt Nam cần hàng ngày rà soát kế hoạch đánh chiếm lại Hoàng Sa, Trường Sa  trong tình hình thế giới hàng ngày.

Thập kỷ 60-70 khi Trung Quốc loạn Cạch mạng văn hóa vô sản, Việt Nam dại dột đã không thu lợi được gì, do gập quá sâu vào chiến tranh với Hoa Kỳ.

Rút kinh nghiệm lần ấy, Việt Nam phải chuẩn bị nội lực, phải cải cách dân chủ để khi Trung Quốc loạn to, mà ra tay thu lợi cho quốc gia Việt Nam.

Tương lai dầu hỏa, khoáng sản… hàng nghìn tỷ đô la của Việt Nam là Hoàng Sa, Trường Sa.

Tương lai an ninh lãnh hải, phên dậu của duyên hải Việt Nam là Hoàng Sa, Trường Sa.

Tương lai hải sản, du lịch, an ninh tự do hàng hải quốc tế bên bờ Biển Đông của Việt Nam là Hoàng Sa, Trường Sa.

Trung Quốc nhất định sẽ loạn to, vì qui luật Hợp-Tan của đế quốc phong kiến này.

© Nguyễn Nghĩa

© Đàn Chim Việt

 

 

18 Phản hồi cho “Bạc Hy Lai, loạn ở Trung Quốc và cơ hội cho Hoàng Sa”

  1. NGÀN KHƠI says:

    CÚ BẤT NGỜ

    Hoàng Sa là của lãnh thổ VN nhưng đã bị TQ đánh chiếm ngược ngạo kể nhiều thập niên qua. Vậy nhưng xảy ra hiện tượng trong những thời gian qua những người công dân VN biểu tình và phản đối TQ thì nhiều người bị bắt, có người bị bỏ tù, biểu tình kiểu đó bị cấm. Rồi TQ cứ tiếp tục quấy nhiễu, bắt bớ ngư dân VN khi đến đánh bắt hải sản ngay trên chính phạm vi đảo đó của đất nước mình. VN tất nhiên nhiều lần có phản đối, song những phản đối đó thực chát chẳng ăn thua gì, TQ dường như càng ngày càng lấn tới, cắm rễ, đóng chốt tại quần đảo bị chiếm càng quy mô và sâu xa hơn. Và VN thì một mặt hòa hoãn nhưng một mặt cũng biết lo lắng canh tân, tìm kiếm các phương tiện vũ khí hiện đại của mình. Trong ý nghĩa đó, phải chăng người ta vẫn hi vọng được một chữ bất ngờ trong tính cách của VN từ trước đến nay. Bất ngờ khi chiến tranh biên giới Tây Nam với Khmer đỏ, bất ngờ khi chiến tranh biên giới phía Bắc với TQ cách đây cũng đã khá lâu. Nên nay, trường hợp Hoàng Sa liệu có thể có một lần bất ngờ mới nữa hay không. Đó chính là một chữ ngờ cũng nên xem xét. Tức nghi ngờ VN sẽ bất ngờ ra quân đánh chiếm lại Hoàng Sa một cách ngoạn mục, hoặc nghi ngờ VN sẽ chẳng bao giờ lấy lại được Hoàng Sa vì thực tình so với TQ thì VN quá đơn côi và quá yếu. Nhưng khách quan mà nói, ý nghĩa cuối cùng vẫn là VN nên tung quân bất ngờ đánh chiếm lại Hoàng Sa, cho dù có được hay không cũng tốt. Bởi vì thà đánh lấy lại mà không được, cũng còn là một ý nghĩa danh dự và tạo nên một cơ sở pháp lý quốc tế thực tế sau này. Ngược lại nếu chỉ hòa hoãn cho dù thực chất hay giả tạo hiện nay, sẽ bị thế giới cười chê cho là nhu nhược, nói dóc đánh Mỹ cứu nước trong quá khứ, trong khi sừ sờ hiện tại TQ đánh chiếm một phần lãnh thổ của mình mà chỉ ngây ra, không biết phản ứng tích cực ra sao, chỉ thấy có nêu lên bốn hoặc tám chữ vàng hảo hảo. Sự cay đắng hay sự khó xử của VN hay giới lãnh đạo hoặc cầm quyền VN hiện tại chính là như vậy. Yếu tố bất ngờ sẽ giải tỏa được mọi sự ngờ vực về tính yếu kém. Còn nếu yếu tố bất ngờ đã nói không bao giờ xảy ra, rõ ràng yếu tố ngờ hay nghi ngờ của mọi người là hoàn toàn có cơ sở và hữu lý, tức chứng minh sự yếu kém hay mọi sự bế tắt khác nhau do chính từ sự lãnh đạo đất nước của các thế hệ trước kia rõ ràng đã để lại, cũng như các thế hệ hiện tại và tương lại phải bị bất đắc dĩ gò lưng tiếp nhận cùng cam chịu, nếu không nói biết đâu còn có nhiều diễn tiến liên quan cứ càng ngày lại càng tệ hơn.

    ĐẠI NGÀN
    (29/3/12)

Phản hồi