WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giã từ Đức trị

Đôi lời sau 17 năm: Nhân dịp đang có nhiều bài viết rất thâm thúy về “nạn” Đức trị, tôi xin nhắc lại một đoạn liên quan mà tôi đã đề cập trong tiểu luận Chia tay Ý thức hệ, để cùng nhau góp sức xây dựng một nhận thức rất căn bản cho công cuộc Đổi mới hôm nay. Bài viết theo thể Hỏi – Đáp cho ngắn gọn. Xin lưu ý cho rằng năm 1995 tôi chưa có Internet, châu Âu chưa có Nghị quyết 1481, dư luận chưa biết Công hàm của Thủ tướng Phạm văn Đồng, chưa biết rõ dư hại của Ý thức hệ đối với quan hệ Việt Trung như hiện nay…và tôi viết trong tình huống lúc ấy rất đơn thương độc mã. Hôm nay nếu viết lại chắc tôi phải sửa một vài chữ, một vài chữ thôi, mong người đọc hiểu và lượng thứ cho mấy chữ chưa được như ý đó. – HSP -

———————————-

Đạo đức, Đức trị, Pháp trị và Cộng Sản

HỎI: Vì sao trong bài “Đôi điều suy nghĩ…” (.ĐĐSN..) anh luôn đối chiếu Mác-Lê với Khổng – Mạnh?

Marx- Lenin

ĐÁP: Theo nhận thức của tôi thì tư duy chính trị Mác xít chỉ là tư duy Đức trị phong kiến mang màu sắc Công nghiệp.

Trước đây, bản chất Phong kiến của hệ thống chính trị Mác – Lê bị che mờ đi là do mấy nguyên nhân sau:

Về nội dung: Người ta thấy lý thuyết Mác-Lê có những nhân tố mà lý thuyết Đức trị phong kiến không có như “Giai cấp công nhân và Đảng tiền phong”, “tính Quốc tế”, tính “tập thể”, “tính Công nghiệp”, “tính Duy vật biện chứng”…Hơn thế, lý thuyết Mác – Lê luôn nói về ý thức hệ phong kiến như ý thức hệ phản động cần phải tiêu diệt.

Về vai trò lịch sử: Có sự ngộ nhận rằng “chủ nghĩa Đế quốc” là giai đoạn tột cùng của Chủ nghĩa Tư bản, Chủ nghĩa Tư bản sắp cáo chung thì phải có cái gì thay thế nó chứ! Trong cơn khủng hoảng của thế giới ở những thế kỷ đầu của Văn minh Công nghiệp thì sự phê phán đối với xã hội Tư bản đương thời và khát vọng về một thế giới khác đã trở nên mảnh đất tuyệt vời để nảy mầm hạt giống Cộng sản, người ta ngưỡng vọng nó như một cái gì hoàn toàn mới mẻ.. . Sau những thắng lợi huy hoàng ở giai đoạn đầu của trào lưu Cộng sản: chiến thắng phát xít, sự xuất hiện một siêu cường Cộng sản với nền công nghiệp nặng, vũ khí hạt nhân, thám hiểm vũ trụ…thì ngưỡng vọng ấy càng trở thành niềm tin thực sự. Thực tế ấy khiến cho cả những người dù có nhìn thấy những điều không ổn trong tư duy Mácxít cũng không dám nghĩ rằng tư tưởng Mácxít chỉ là bản sao mang màu sắc Công nghiệp của tư tưởng phong kiến lỗi thời.

Nhưng nếu xem xét vấn đề từ sự tiến hóa Đức trị sang Pháp trị sẽ thấy bản chất này hiện ra rất rõ.

HỎI: Đức trị và Pháp trị khác nhau thế nào? Chuyên chính Vô sản là Đức trị hay Pháp trị?

ĐÁP: So sánh đầy đủ ắt phải viết nhiều pho sách, vì trong lịch sử từ Đông sang Tây đã có nhiều biến thể phức tạp. Ở đây chỉ có thể rút ngắn chuyện nghìn năm vào một vài trang, với một vài điều cốt lõi.

Trên đường tìm kiếm những phương pháp để tổ chức, duy trì và điều hành xã hội, các nhà tư tưởng phương Tây cũng như phương Đông rút cuộc đều phát hiện các nhu cầu Đức trị, Pháp trị và nhu cầu ‘phối hợp’ cả hai yếu tố đó. Ba xu hướng này, với vô số biến thể của chúng, đã tồn tại và đấu tranh với nhau từ trước Công nguyên cho tới hôm nay, và cùng với chúng là những cách nhìn khác nhau về bản chất cao quý hoặc tàn bạo của Chính trị và của Nhà nước, cùng với chúng là những cẩm nang khác nhau để dạy những thủ đoạn chính trị cho nội bộ giới cầm quyền mỗi nước mỗi thời. Những chuyện “bếp núc” tàn bạo và dối trá của Chính trị, ta tạm gác sang một bên.

Về triết học mà nói, bao quát hết thảy chỉ có hai phạm trù tư tưởng về tổ chức xã hội, xây dựng trên hai nền nhân văn khác nhau: chủ nghĩa Nhân văn cổ điển và chủ nghĩa Nhân văn mới. Đạo trị nước của Nhân văn cổ điển là Đức trị, đạo trị nước của Nhân văn mới là Pháp trị. Đức trị cực thịnh ở chế độ Phong kiến, ứng với Văn minh Nông nghiệp. Quản Trọng, Hàn Phi, Vệ Ưởng, Machiavel…tuy đã đụng chạm đến “Pháp trị” nhưng về toàn cục thì vẫn nằm trong quỹ đạo Đức trị.

Đức trị hay Pháp trị không phải đơn giản là phẩm chất cá nhân hay phương pháp cá nhân của người cầm quyền hay của một triều đại như nhiều người lầm tưởng. Lại càng không nên tưởng lầm rằng áp dụng pháp luật cho cứng dắn là đề cao Pháp trị! Những chế độ phong kiến hay “Ý thức hệ trị” không thể nào có một nền Pháp trị theo đúng nghĩa.

Pháp trị chỉ có thể ra đời cùng với Văn minh Công nghiệp, mở đầu bằng “Dân chủ Tư sản” và phát triển thành nền Dân chủ Đa nguyên ngày nay. Pháp trị ngày nay cũng có yếu tố Đạo đức, song về tư duy nó khác với Đức trị về “chất”, không thể lẫn lộn với Đức trị được nữa.

Chúng ta hãy xem nền chính trị “Chuyên chính Vô sản” nằm ở chỗ nào trong bậc thang tiến hóa ấy?

Trước hết phải hiểu cơ sở triết học của Nhân văn cổ điển và Nhân văn mới. Cả hai nền Nhân văn đều muốn hướng xã hội và con người đến Chân Thiện Mỹ, cho con người được hạnh phúc trong sự “hòa” với nhau và “thuận” với quy luật. Song mỗi bên nhận thức về Con người một khác và từ đó đưa ra những tiên đề khác hẳn.

Tư duy Nhân văn cổ điển dựa trên tiên đề: Con người ta bản chất là thiện và giống nhau, nhưng trong quá trình sống bị cái ác làm cho “tha hóa” đi và phân ly ra (Nhân chi sơ,tính bản thiện, tính tương cận, tập tương viễn). Vậy phải chống cái Ác và chống sự phân ly,chống sự “tha hóa”, thu về một mối! Tư duy chiến lược của Đức trị là “nhất thể hóa” xã hội, mà đỉnh cao của nó thể hiện ở tính “tập thể”, “quốc tế”, “đại đồng”…của thuyết Mác – Lênin.

(Tuân tử có nói đến bản tính ác của con người, đó thật là tiếng chuông cảnh tỉnh cho phái Đức trị, song cái Ác mà Tuân tử nói tới chỉ là cái bản tính thứ sinh thôi, bởi “nếu biết tích thiện thì kẻ tầm thường cũng có thể thành kẻ sĩ rồi thành thánh nhân” thì như thế cái Ác sao có thể coi là bản tính được. Về toàn cục Tuân tử vẫn là đại biểu của Đức trị.)

Tư duy “nhất thể hóa” ấy đương nhiên dẫn đến chỗ phải tìm kiếm và khẳng định xem cái khuôn mẫu “thiện” duy nhất ấy là cái gì. Phong kiến khi xưa thì khẳng định đó là “đạo trời”, (hoặc biến thái thành “đạo người”, “đạo vua”…) mà Thiên tử được ủy nhiệm, Mác Lênin thì khẳng định đó là “hệ tư tưởng của giai cấp công nhân” tiêu biểu cho Thời đại, mà Đảng Cộng sản là đội tiên phong được Lịch sử giao phó. Những khẳng định ấy đều mang tính tiên đề nghĩa là chỉ được giải thích chứ không được chứng minh, hoặc đã chứng minh một lần rồi là không bao giờ được “xét lại” nữa. Bởi tất cả những “chân lý” ấy đều là do những đại biểu của họ viết ra chứ có ai biết mặt mũi ông Trời và ông Lịch sử ra sao đâu. Điều này giải thích tại sao tất cả các chính thể Đức trị đều không thoát khỏi màu sắc Tôn giáo.

Về biện pháp, lúc đầu nặng về khuyên răn, giáo dục (cẩu bất giáo, tính nãi thiên: nếu không giáo dục thì cái tính sẽ sai lệch đi), nhưng biện pháp “thiện” này bất lực trước thực tiễn, và các nhà Đức trị đã buộc phải cầu viện đến cái “ác” trong biện pháp. Machiavel khuyên quân vương phải biết lừa đảo và tàn nhẫn (vừa như con vật vừa như thằng người). Thế mà theo Creel thì Machiavel so với Hàn Phi vẫn chưa thấm vào đâu( ); Hàn Phi, Thân Bất Hại … đề cao cái “Thuật” trong phép trị nước. Đến Mác – Lê thì sự quyết liệt này lại lên cao thêm một cấp độ nữa, không ngần ngại nói thẳng ra rằng người Cộng sản mà không dám đẩy cái đấu tranh giai cấp tới cấp độ Chuyên chính Vô sản thì cũng chưa xứng với tầm Cộng sản…!

Nếu tính Ác trong chính trị Machiavel còn được ý thức là cái Ác mà quân vương buộc phải làm, cái Ác trong chính trị Hàn Phi còn manh nha cho Pháp trị, thì đến Mác – Lê cái Chuyên chính hoàn tòan không được nhận thức như cái ác, mà là cái thiện gấp triệu lần những cái thiện khác, không còn là biện pháp bất đắc dĩ của quân vương mà biến thành cái chân lý mà quần chúng cần hướng tới, không phải mở đường cho Pháp trị mà lại trèo lên trên Pháp trị, ức chế Pháp trị. Đến Mác – Lê thì mâu thuẫn thiện – ác nội tại của Đức trị đã lên tột đỉnh.

Hệ tư duy Đức trị khởi thủy là “toàn thiện”: con người thiện, phương pháp thiện, đi đến cái đích cực thiện. Nhưng lối suy nghĩ duy tâm ấy va phải thực tế nên buộc phải bổ sung bằng cách sử dụng cái Ác với tư cách phương pháp, có nghĩa là tự thâu nhận vào trong lòng mình cái Ác, và thế là phải chấp nhận cái đối lập với mình, vì bản tính của thế giới khách quan vốn là Đa nguyên. Những người Mác xít luôn nói đến tính muôn màu muôn vẻ của tự nhiên mà không nhận ra cái lẽ Đa nguyên rất tự nhiên của trời đất, bởi dẫu đã cố gắng duy vật và biện chứng (đồng thời vẫn rất duy tâm và siêu hình) nó vẫn quanh quẩn trong hệ ý thức Nhân văn cổ điển, luôn “nhất thể hóa” xã hội, cứ muốn thu xã hội về một mối, tỏa ra từ một nguồn.

Hệ Nhân văn cổ điển tuy có tự bổ sung như vậy vẫn không thoát khỏi bế tắc. Lúc đầu ta tự an ủi rằng cái Ác chỉ là phương tiện để đi tới cái Thiện nên ráng nhắm mắt mà chịu cho qua giai đoạn “quá độ”. Nhưng việc tách mục đích và phương tiện một cách rành mạch như thế không “biện chứng” chút nào. Mục đích lồng trong phương tiện, và phương tiện cũng lồng trong mục đích, mục đích của công đoạn trước có khi là phương tiện cho công đoạn sau (Cái lát cắt chia đôi mục đích với phương tiện chỉ là lát cắt giả tạo!), mục đích và phương tiện luôn đổi chỗ cho nhau.

Cái Ác cũng biết tự vệ, nửa đường nó dừng lại để tự sinh sôi và không tiếp tục con đường ‘hành Thiện’ nữa.Thiện sử dụng Ác làm phương tiện, thì Ác cũng biết dùng Thiện làm phương tiện! Giai đoạn “quá độ” kéo dài vô thời hạn. Thiện Ác dồn lại một cục, Đạo đức và Phi đạo đức cứ xoắn vào nhau, lẫn lộn không biết đâu mà phân biệt. Quá rành mạch cuối cùng lại không rành mạch. (Khi ấy, cái lát cắt chia đôi Thiện và Ác cũng không giúp ta phân định mọi điều được nữa! Những người chỉ một mực đưa cái Tâm lên đầu để khuyến Thiện thì nhất định sẽ trở thành người ‘ba phải’, không thể khác được!).

Chưa kịp đối phó với bệnh giáo điều coi “phương tiện Mác – Lê” là mục đích để gây cái hại chung, đã phải quay sang đối phó với tật thực dụng ,dùng Mác-Lê làm phương tiện để tạo cái lợi riêng.

Cái bế tắc ấy của thể chế Xã hội chủ nghĩa không mới mẻ gì, chỉ là cái bế tắc nghìn đời của lý tưởng Đức trị, mà đáng lẽ đã được lịch sử cho phép cáo chung cùng với sự cáo chung của chế độ Phong kiến và Văn minh Nông nghiệp rồi.

Các nền Đức trị bế tắc vì coi cái gốc của Thiện là ở bên trên, ở Vua, ở Đảng tiền phong…, nên khi chính cái gốc ấy tha hóa thì không tự “hoàn Thiện” được. Pháp trị khơi thông được bế tắc này là nhờ coi nguồn Thiện vô tận là từ biển cả Nhân dân, nên chủ trương tạo điều kiện gây sức mạnh từ dưới lên để khống chế sự tha hóa của quyền lực thống trị và làm nó lành mạnh trở lại.

Sự ra đời của sản xuất Công nghiệp và Kinh tế thị trường đã chiếu một tia sáng hoàn toàn mới vào tư duy của con người trong việc tổ chức và điều hành xã hội. Người ta nhận ra cái nghịch lý rằng muốn cho xã hội có đạo đức hơn thì phải giả thiết là nó gồm những người những người chưa có đạo đức (đầy đủ), và không thể gom họ về một mối tốt đẹp đã định sẵn được. Nguy cơ vô đạo đức nhất luôn phát xuất từ kẻ đi thi hành đạo đức,bởi quy luật của quyền lực là bành trướng vô hạn độ, nếu không gặp phản lực.

Những người đạo đức thực sự bây giờ giác ngộ rằng phải tạm gác “phương án tối đa” để đảm bảo cho “phương án tối thiểu”: Chưa cần anh đạo đức, xin anh hãy sòng phẳng với chúng tôi cái đã! Pháp trị xây dựng trên sự nghi ngờ nên phải đặt ra luật để lường trước.

Nghĩa là xã hội loài người phải đổi “luật chơi”.

Thay vì sử dụng sức mạnh xã hội theo chiều từ trên xuống để tác động vào đám dân đen, bây giờ phải gây sức mạnh từ dưới lên để khống chế thế lực cầm quyền, thông qua quyền bầu cử và các quyền công dân khác, mà quyền cơ bản nhất là quyền tư hữu.
Thay vì tập trung quyền lực vào một nguồn (nhất nguyên), bây giờ phải “tam quyền phân lập” và chấp nhận nhiều tổ chức chính trị độc lập với nhau trong xã hội (đa nguyên). Thay quyền lực định sẵn, kéo dài vô hạn, bằng quyền lực dân cử, định kỳ hữu hạn.

Thay vì nhân danh một lý tưởng cao xa do áp đặt đơn phương, người cầm quyền chỉ được nhân danh cái khế ước rất cụ thể do mọi người trong xã hội cùng nhau thỏa thuận, gọi là luật pháp. Thay vì bị quy định trong tất cả mọi việc làm, người dân bây giờ chỉ bị quy định về những điều không được làm, do đó phạm vi tự do cá nhân được nới rộng một cách căn bản.

Thay vì lấy chuẩn “tĩnh” là vua hoặc một tập đoàn gọi là tiền phong, phải lấy chuẩn “động” là những lực lượng tiên tiến luôn xuất hiện từ trong xã hội.

Kết quả là một xã hội thần dân ổn định giả tạo dưới ách chuyên chế được thay bằng một xã hội công dân linh hoạt và hơn hẳn về tính Dân chủ.

Tư duy khoa học và tiến bộ này được từ khơi nguồn từ John Locke (1632-1704), Montes quieu (1689-1755)…, phát triển thành nền “Dân chủ tư sản” thế kỷ 18-19,rồi thành nền Dân chủ đa nguyên Pháp trị ngày nay.

Đức trị đã có vô số biến thể thì Pháp trị cũng không thể quy về một hình mẫu cứng nhắc nào. Một thể chế xã hội tốt, nhất định phải phù hợp với những đặc điểm Dân tộc và Lịch sử của mình. Nhưng không thể vin vào đó để duy trì một chế độ Đức trị Mácxít ảo tưởng, mà thực chất là nền Chuyên chính của thiểu số nhân danh Vô sản, thiết lập trên đầu Nhân dân,trong khi Nhân loại đã chuyển sang kỷ nguyên Pháp trị!

Trên cơ sở những điều đã trình bày trên tôi thấy có thể kết luận rằng:

Bản chất của dòng tư tưởng Mác – Lê về xã hội là dòng tư tưởng Phong kiến phục hưng, cộng với ảo tưởng Cộng sản nguyên thủy (hoặc ảo tưởng Nô lệ) trong cơn khủng hoảng tăng tốc của nền Văn minh Công nghiệp.

Học thuyết Mác-Lê không phải là cái gì cao xa chưa tới mà chỉ là cái hoài vọng đã bị vượt qua, chỉ là biến tướng mới mang cái mốt công nghiệp của chủ nghĩa phong kiến đã bị lịch sử vượt qua trước đây nhiều thế kỷ. Nó không phải là thứ cẩm nang dẫn đường đầy tính xúc tích huyền bí đến mức hàng thế kỷ sau chưa có ai hiểu đúng, mà chỉ là những dự đoán lẩm cẩm không bao giờ có thực trên đời.

HỎI: Quan hệ giữa Đức trị và Đạo đức?

ĐÁP: Đạo đức là một giá trị tinh thần cao quý, nhưng cũng biến đổi theo thời đại. Khi thời đại thay đổi thì Đạo đức là yếu tố tương đối ổn định nên biến đổi chậm hơn so với những biến đổi của kỹ thuật, kinh tế, chính trị…Vì thế tác dụng của Đạo đức mang tính hai mặt. Mặt tích cực là duy trì tính ổn định của xã hội, nhất là của dân tộc, chống lại những điều “nhí nhố” nhất thời. Mặt tiêu cực là tính ỳ cao, ở những giao thời của lịch sử thì Đạo đức đương thời luôn thuộc về hệ thống cũ. Lực lượng mới của xã hội muốn đi tới bao giờ cũng phải làm cái động tác phá vỡ Đạo đức cũ như con gà con phá vỏ trứng để chui ra. Vì thế bản chất của tiến hóa và sinh sôi là “phi đạo đức”!

Đạo đức còn có một thuộc tính nữa là rất dễ bị bắt chước để làm giả. Đạo đức giả còn “mê ly” hơn cả Đạo đức thật. Nhà chính trị lão luyện nào cũng phải là một tay “chơi Đạo đức”. Vì thế luật của Pháp trị lành mạnh là “Cấm trị nước bằng Đạo đức!”

Một thuộc tính khác của Đạo đức là xu hướng tự hoại, nghĩa là trong môi trường mà Đạo đức cầm trịch thì Đạo đức sẽ tự mất đi.

Đạo đức là giá trị cao quý mà mỗi con người cần có để đối xử với nhau và giáo dục nhau, muôn đời không ai dám nói bỏ Đạo đức, nhưng Đức trị thì loài người thông minh ngày nay không sài nữa rồi. Phê phán Đức trị tuyệt đối không có nghĩa coi nhẹ Đạo đức, trái lại chính là vì để có Đạo đức thật. Chừng nào chưa biết ghê sợ Đức trị thì dân tộc ấy còn ở trong cơn mê man để làm mồi ngon cho những mưu toan.

Trừ khi cả dân tộc ấy (cả tầng lớp thống trị và bị trị) đều là những tay “chơi Đạo đức” thì không kể! Nhưng chẳng lẽ điều này lại có thể xảy ra, và nếu tất cả đều ranh ma như thế thì tôi còn viết những lời ngốc nghếch này ra đây làm gì? Không, không thể như thế, Nhân dân, ít ra là nhân dân lao động và một thiểu số trí thức, bao giờ cũng lương thiện!

HỎI: Thực tiễn nào ở Việt nam minh chứng cho quan điểm của anh về bản chất Phong kiến của nền Đức trị Mác xít?

ĐÁP: Có thể nói toàn bộ thực tiễn Việt nam và thực tiễn trong “phe” Xã hội chủ nghĩa minh chứng cho quan điểm của tôi. Xin kể mấy ví dụ điển hình:

Theo trí tưởng tượng của Mác thì ý thức hệ Phong kiến là rất xưa cũ, phải trải qua ý thức hệ Tư sản rồi mới tiến lên ý thức hệ Vô sản, mà mỗi “bước” chuyển biến ấy là cả một kỷ nguyên mới, trong lịch sử phải đo bằng ngàn năm chứ đâu phải chuyện chơi! Ý thức lại là cái thay đổi rất chậm so với kinh tế, vậy mà chẳng hiểu sao những nước Phong kiến lạc hậu như Trung hoa, Việt nam, Lào, Cao miên…lại tiếp nhận thẳng ngay ý thức hệ Vô sản một cách nhạy bén đến thế, mà tiếp nhận rồi thì bám chặt lấy, tẩy cũng không đi. Trong khi đó những nước đã ở trình độ cao của ý thức hệ Tư sản thì lại tỏ ra ngu dốt không tiếp thu nổi ý thức hệ tiên tiến của Mác?
Có gì đâu mà lạ! Cùng một chất Phong kiến như nhau thì thâm nhập vào nhau đâu khó khăn gì!
Lúc đầu người ta cứ tưởng Việt nam chưa có giai cấp công nhân bao nhiêu, toàn nông dân thì tiếp thu ý thức hệ Vô sản chắc là khó lắm, ai ngờ bây giờ mới biết cái xứ sở Nông dân Phong kiến lạc hậu này mới chính là mảnh đất lý tưởng của Mác-Lê!
Cái chất Phong kiến gia trưởng thời vua chúa chưa kịp tẩy rửa bởi một nền Dân chủ đã tìm thấy chỗ đứng rất “ngon lành” trong hệ chuyên chính,”dân chủ tập trung”!
Cái chất Đức trị sặc mùi tam Cương ngũ Thường chưa bị thanh toán đã tìm thấy sự đồng điệu trong một thể chế “Ý thức hệ trị”, một thứ Đức trị mới toàn những Nghị quyết, những “Cương” lĩnh, “Thường” vụ…

Nếu nhìn thấy 55 tập Lênin in tuyệt đẹp chắc cụ Khổng cụ Mạnh phải ghen tỵ không được sống tới bây giờ, để Tứ thư, Ngũ kinh cũng được làm quen với giấy “cút-sê”!
Nói: chủ nghĩa Xã hội chính là sự kéo dài của chế độ phong kiến là chí lý lắm vậy.

Mối tương hợp ấy Mác cũng đã mường tượng ra, nhưng ông lại giải thích nó một cách khác.Theo ông, những “Công xã nông thôn”,những”Cộng đồng làng xóm chính là chỗ dựa của nền Chuyên chế phương Đông” là những thứ nhất định sẽ bị thanh toán khi tiến lên chủ nghĩa Tư bản, nhưng lại trở thành cái “khởi điểm trực tiếp để đi tới chủ nghĩa Xã hội” (!)(?).

Đấy chẳng là bằng chứng về sự tương hợp giữa hai thứ Chuyên chế là gì?

Bây giờ thử nhìn vào đội ngũ những người đã du nhập chủ nghĩa Mác-Lê vào Việt nam.

Trước hết về chủ tịch Hồ chí Minh. Theo lời cụ Hồ, cũng như theo lời những người nghiên cứu về cụ Hồ đều thống nhất rằng cụ Hồ gốc là một nhà Nho.Nho giáo ở cụ Hồ là Khổng giáo. Tư tưởng chính trị của Khổng giáo là Đức trị, thậm chí chống Pháp trị.

Về chất Nho của cụ Hồ, ta sẽ không nói tới cái Nho trong cách biểu đạt tư tưởng, trong đó rất nhiều câu nhiều ý là từ sách vở Khổng giáo, chỉ bàn về nội dung tư tưởng bên trong cách biểu đạt đó.

- Cụ Hồ thấm nhuần đạo Khổng ở tính Đạo đức của nó. (“Đạo Khổng là một môn giáo dục về đạo đức và phép xử thế”, lời cụ Hồ nói với nhà thơ Ôxíp Manđenxtam). Về biện pháp để có đạo đức thì xoay quanh mấy chữ “học”, “dạy”, “tu dưỡng bản thân”, “phê bình và tự phê bình” …Cụ nói: “Muốn cải tạo thế giới và cải tạo xã hội thì trước hết phải tự cải tạo bản thân.”. “Muốn xây dựng Chủ nghĩa Xã hội thì trước hết phải có những con người Xã hội chủ nghĩa!”. Tức là cụ Hồ đã đi đúng vào cái vết xe mà Đức trị đã đi suốt mấy nghìn năm: chính tâm, tu thân, trị quốc, bình thiên hạ! Rồi cũng bằng chính tấm lòng khát khao có một thể chế Đức trị cho dân tộc ấy, cụ Hồ đã bắt gặp lý thuyết Chuyên chính Vô sản và “mê” ngay từ buổi gặp đầu. Tôi dùng chữ “cộng hưởng” là vì vậy.

Những cái hay cái đẹp như các cụ nói nào có ai phản đối. Vấn đề là làm thế nào để thực hiện? Khi xã hội đã tiến vào sản xuất Công nghiệp và kinh tế Thị trường thì việc trị nước bằng cách lấy Cá nhân làm gốc để tỏa ra làm tốt xã hội, lấy Giáo dục làm biện pháp trung tâm chắc hẳn đã bị đẩy vào quá khứ cùng với nền Đức trị phong kiến, nếu trên đời đã không sinh ra kẻ kế thừa nó, là nền Chuyên chính Vô sản.

Nếu cụ Hồ chỉ là nhà giáo dục, nhà thơ…thì ta chẳng nói, nhưng cụ Hồ đã nhận mình là “nhà Cách mạng chuyên nghiệp” tức nhà chính trị, tức người cầm quyền thì xã hội chờ đợi ở Cụ một Cơ chế tổ chức xã hội, một bộ luật, và một hệ thống quyền lực sao cho trong đó cái đạo đức cứ được phát sinh và nuôi dưỡng, cái phi đạo đức cứ bị lọc ra và trừng trị; giáo dục rèn luyện chỉ còn là biện pháp hỗ trợ. Thế mới là Đạo đức thật sự, và đó chính là cái Đạo đức của Pháp trị. Nhưng thực tế, cơ chế tổ chức và hoạt động của bộ máy Đức trị Vô sản đã gây những hiệu quả ngược lại với Đạo đức.

Có gì khó hiểu đâu. Hãy xem vai trò người tối cao của bộ máy hành pháp : Thủ tướng!

Sinh thời của Hồ chủ tịch thì thủ tướng là cụ Phạm văn Đồng. Người Việt nam gọi cụ Phạm văn Đồng là vị thủ tướng “của Đạo đức”(!?), cả một đời cứ nói Đạo đức, đặc biệt là đạo đức Hồ chí Minh. Cụ Đồng nói nhiều đến đến ĐỨC và TÀI, đến HỒNG và CHUYÊN.

Nhưng ĐỨC và TÀI thì cụ Hồ đã giảng bằng lời của sách Đại học (một trong Tứ thư): “Đức giả bản giã, Tài giả mạt giã! (Tài chỉ là ngọn, Đức mới là gốc). Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức là không có căn bản!”.

Đề cao Đức không phải là sai, nhưng sau khi đã đưa được Đức lên vị trí tối thượng, cụ Hồ mới cho Đức mang cái nội dung cốt tử của Chuyên chính Vô sản: chữ TRUNG! Mà “trung” là phải “trung với Đảng”! Rồi mới “Hiếu” với Dân!…vân …vân…

Tuy Dân có được kể đến ở ngôi vị thứ nhì, nhưng rồi lại có mệnh đề “Đảng với Dân là một”.

Tuy được “là một” nhưng ngồi chung vào cái ghế này “Dân” sẽ bị “Đảng” thôn tính, vì Dân phải nhớ rằng Đảng luôn là người “lãnh đạo trực tiếp, toàn diện và tuyệt đối”! Thế thì Dân còn chỗ nào mà đứng? Thương thay cho Dân đã thực sự trở thành con đỏ, được ru được nựng, được bế ẵm hết chỗ này sang chỗ kia, nhưng có cái bầu sữa thì ở trong tay “mẹ hiền” mất rồi, không khóc thì Đảng không cho bú, mà liệu có dám khóc không, khi “mẹ hiền” cầm sữa lại cầm cả roi!

Sự tước đoạt ấy là trong phạm vị ý thức hệ. “Hình chiếu” của nó ra thực tế là sự tước đoạt về “sở hữu” và “nhân quyền”: Đảng hô hào đấu địa chủ để “người cày có ruộng”!. “Có ruộng chưa được mấy ngày đã phải vào tổ đổi công rồi vào hợp tác, giao hết ruộng hết trâu cho “Ban Chủ nhiệm”. Và từ đấy trở đi là cảnh:

Mỗi người “làm việc bằng hai”
Để cho chủ nhiệm mua đài mua xe!
Mỗi người “làm việc bằng ba”
Để cho chủ nhiệm xây nhà xây sân!

“Chủ nhiệm” là ai, dứt khoát là người trong Cấp ủy Đảng, nên quyền sinh quyền sát trong tay. Bị chủ nhiệm trù thì con thi vào đại học rồi cũng bị xã gọi về, bố mẹ có sang tỉnh khác để kiếm ăn cũng không thoát khỏi bàn tay quản lý hộ khẩu của Đảng! Trạch trong rỏ cua làm gì có quyền tự do đi học, tự do cư trú …? Có liều lĩnh “tự do ngôn luận” mà gửi đơn kiện tới Thủ tướng thì Thủ tướng lại giảng Đạo đức, Đạo đức thì phải “trung với Đảng” nên đơn kiện lại chuyển đúng về Đảng ủy xã để Đảng ủy hành…pháp!

Con đường Đức trị vòng vèo quá nên người dân đâu có nhìn thấy, Đảng an ủi cho vài câu đạo đức là lại tỉnh cả người, và lại có sức để tiếp tục “làm việc bằng hai”!

Người không hiểu thì tưởng cụ Hồ chỉ mượn Khổng giáo cái chữ nghĩa, còn nội dung thì đã có “Đảng”, có “hợp tác xã” nghĩa là đã mang tính Cách mạng rất mới mẻ rồi! Có biết đâu nội dung phong kiến của chữ TRUNG vẫn được giữ nguyên, “trung” là dứt khoát không được nghĩ đến vị chúa tể thứ hai, “lưỡng Đảng” chẳng hạn là mắc tội chết rồi. Cái mới mẻ là: đáng lẽ trung với với Vua thì nay phải trung với Đảng. Đảng đứng thay vào chỗ của Vua trong cõi tâm linh của người dân Việt, được hưởng trọn tấm lòng “trung quân” mà chế độ Phong kiến phải mất cả ngàn năm mới xây dựng được!

Ví dụ nhỏ trên đây chắc có thể giúp bạn nhận ra rằng sự Tập thể hóa kia không hề khử đi cái nội dung Phong kiến của chữ Trung, trái lại nó làm cho chữ Trung phong kiến được “cập nhật hóa” để nó có thể sống yên giữa thời sản xuất Công nghiệp, ít ra là trong buổi đầu.

Đức trị Vô sản, đem đối chiếu với Đức trị Phong kiến thì tính “cách mạng” chỉ có nghĩa là thay “sự trung thành của cá nhân thần dân với cá nhân Vua” bằng “sự trung thành của một tập thể dân với một tập thể cầm quyền” (tức BCT), để rồi trong tập thể cầm quyền này sự trung thành tối hậu sẽ được giải quyết bằng Đảng tính và nguyên tắc Dân chủ tập trung.

Điều chua chát là trong sự tranh chấp ở cung đình này nhiều phen cụ Hồ và cụ Đồng với tư cách lãnh tụ chân chính của Đảng, đã không phải là người được nhận sự trung thành tối hậu đó. Tôi được nhiều Đảng viên hưu trí kể rằng: Cụ Đồng rất nhiều tâm sự, Cụ bảo “cả đời làm Thủ tướng, tham nhũng như rươi mà tôi chưa cách chức được một cán bộ nào! Hiện nay ta chống tham nhũng nhưng cũng chỉ chống được từ vai trở xuống thôi!”.

Nghĩa là Tham nhũng ở trên đầu là không chống được! Người dân có thể chia sẻ với Cựu Thủ tướng những tâm tư ấy, nhưng chắc vị Cựu Thủ tướng của chúng ta chưa bao giờ dám nghĩ rằng cội nguồn của bi kịch này là ở bản chất Phong kiến của nền Đức trị Vô sản! Chẳng thế mà ít lâu sau cụ Đồng lại tiếp tục cuộc đánh Tham nhũng bằng … những bài giảng Đạo đức, đạo đức Hồ chí Minh!

Chính cụ Hồ với “Đạo đức Hồ chí Minh” có thật trong tay mà chưa chống được tham nhũng, huống hồ một người nào đó không phải Hồ chí Minh, chỉ nói Đạo đức Hồ chí Minh chứ chắc gì đã có Đạo đức thật, thì thử hỏi chống thế nào được tham nhũng?

Xin hãy lắng nghe lời mách nước của thời đại (nếu thực tâm muốn nghe):

Hãy quên Đạo Đức đi, để làm Pháp trị cho ngon lành thì Tham nhũng nó mới sợ!

Muốn có công bằng mà chọn Đức trị là đồ ngốc, vì tình cảm luôn luôn dẫn đến mất công bằng. Muốn có dân chủ mà chọn Đức trị là đồ ngốc, vì tình cảm luôn dẫn đến quân phiệt. Muốn được giải phóng mà chọn Đức trị là đồ ngốc vì Đạo đức là cái bẫy của kẻ thống trị để bẫy nhũng kẻ có tâm mà trí không đủ, chỉ thấy gần mà không thấy xa. Càng hướng thiện bao nhiêu, càng cựa quậy để tìm Đạo đức bao nhiêu thì càng rúc sâu vào bẫy bấy nhiêu. Kẻ thống trị chỉ cần nắm cái bẫy Đạo đức giơ lên là xỏ mũi được cả đàn. Không biết đến bao giờ Nhân dân mới nhận ra điều ấy, lúc ấy người ta sẽ tìm Pháp trị.

Xin nối lại một chút cái mạch suy nghĩ về ĐỨC và TÀI. Khởi đầu có vẻ như đây là hai giá trị song song. Nhưng không, ý thức hệ Đức trị buộc phải coi Đức là gốc, Tài là ngọn. Rồi cái gốc Đức ấy lại phải mang nội dung số 1 là “trung với Đảng”. Chỉ cần thuyết giảng hai bước ấy thôi là TÀI (Trí thức) đã tụt xuống thân phận đầy tớ cho sự nghiệp Chính trị của Đảng. TÀI mà không phục vụ được sự nghiệp Chính trị của Đảng thì cũng “không bằng cục phân”. Đừng nghĩ rằng điều quá quắt này là ở bên Tàu những năm về trước. Chính ở Việt nam đây, ngày hôm nay, giữa lúc “sự nghiệp đổi mới” rất “thành công” này, điều ấy càng đúng hơn bao giờ hết!

Đảng ta đang trọng trí thức và càng ngày càng trọng trí thức, điều ấy xin đừng ai nghi ngờ.

Vì Đảng ta thừa biết nếu chỉ dùng mấy anh bất tài thì dẫu có giữ độc quyền sở hữu đất đai để độc quyền mua bán với nước ngoài cũng không thể hòa nhập được vào thế giới đầy trí tuệ hôm nay. Nên mọi tài năng ắt được sử dụng, nhưng… với một điều kiện: phải phục vụ cho sự nghiệp “chính trị” của Đảng (chú ý rằng “Chính trị” Mác xít thì bao giờ cũng có Kinh tế trong đó rồi! Mác Lê chỉ dạy “Kinh tế-Chính trị học” Économie politique, mà không dạy Khoa học Chính trị Science politique!). Sự nghiệp của Đảng thì luôn đồng nghĩa với sự nghiệp của đất nước, nên ở Việt nam này, dù nói “vì đất nước” hay “vì Đảng” thì ý nghĩa chính trị công khai của câu văn cũng không có gì thay đổi (nhưng trong chốn lương tri thầm kín thì hai câu văn kia lại có nghĩa đạo đức trái ngược hẳn, người ta biết anh vì đất nước thì người ta trọng, chứ biết anh là kẻ vì Đảng thì người ta lánh xa đấy, không “là một” được đâu!).

Vừa ý Đảng thì chữ TÀI liền với chữ TIỀN, trái ý Đảng thì chữ TÀI liền với chữ TAI! Chọn đường nào thì chọn!

Trí thức Việt nam nhạy bén, họ hiểu ý Đảng nên chẳng dại gì mà chọn chữ TAI, cứ chọn con đường có hình Bác Hồ chỉ lối, để “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân” …thì ” đánh đâu thắng đấy!”. “Cứ có Bác Hồ trong tay là sai khiến được ráo, Chuyên chính Vô sản chỉ nghe lời Bác Hồ “! Người Việt thời nay nói về đồng tiền cách mạng một cách rất đạo đức như thế!

Đấy là bài Đạo đức mà xã hội Mác-Lê đã dạy cho họ.Trong thâm tâm họ thừa hiểu những bài Đạo đức của lãnh tụ Vô sản thuyết giáo, vô tình chỉ để tạo ra một tầng lớp Cường hào mới giầu có gấp vạn lần bọn Cường hào phong kiến khi xưa.

Thời cực thịnh của Đức trị là Phong kiến, ngày nay cứ ham Đức trị là rơi vào Phong kiến, mà Phong kiến ngày nay thì đâu còn cái nét đẹp của phong kiến cực thịnh ngày xưa? Thế nhưng, về ý thức hệ, Việt nam vẫn đang nằm trong vòng Ý thức hệ Phong kiến nên đối với đa số dân chúng, việc ca ngợi Đức trị nghe dễ thuận tai hơn.

Phân tích như trên tôi không có ý gì muốn xúc phạm đến tấm lòng của cụ Hồ chí Minh, cụ Phạm văn Đồng là những vị có công Cứu nước (*), cũng như không dám xúc phạm đến tấm lòng cụ “Các Mác thánh thiện”. Trái lại tôi muốn khẳng định rằng tấm lòng dù thánh thiện đến đâu cũng không thoát khỏi cái vòng Kim cô của Ý thức hệ. Đối với những người điều hành xã hội, vấn đề là phải giải phóng Ý thức hệ trong cái đầu, chứ chủ yếu không phải là khổ công rèn luyện để “chính cái Tâm”!

Đứng trong ý thức hệ ấy thì cái Tâm cũng chẳng “chính” mãi được đâu! “Chính” thật thì ra rìa!

Hà Sĩ Phu (1995)

(*) Xin xem lời dẫn ở đầu bài

 

110 Phản hồi cho “Giã từ Đức trị”

  1. Lê Dân Việt says:

    Rõ là khổ, các cụ cứ tranh nhau bàn luận “triết học” kiểu này thì có giúp ích gì cho công cuộc chống độc tài, xây dựng dân chủ pháp quyền hay không?

    Mark, Angel, Lenin, Mao, Hồ … thì cũng đã chết cả rồi, ba cái mớ lý thuyết rối như mớ bong bong của mấy tay trự này chỉ có thể áp dụng vào cái thời của mấy trự ấy, chứ bây giờ nó lạc hậu rồi, nhân loại trên thế giới đã liệng vào thùng rác từ cuối thế kỷ trước rồi, sao còn phù hợp với nhu cầu phát triển xã hội loài người hiện nay.

    Xã hội Việt nam hiện nay là cần phải có những trận mưa “Hoa cải Đoàn Văn Vươn”, những nông dân chân nấm tay bùn đồng loạt đứng lên đòi quyền sống, quyền làm người như cách mạng Hoà nhài ở Trung Đông kìa. Hãy bàn làm sao để dấy lên được phong trào ấy mới là triết lý hiện thực, thưa các cụ “triết gia”. Bàn nhiều mà không làm được gì, thì câu nói của lão Mao thật quả không sai: “Trí thức không bằng cục phân”. Thật là vô dụng. Mong thay!

    • NGÀN KHƠI says:

      KHOA HỌC LÀ CÁI GỐC MỌI ĐIỀU

      Hành động phi hiệu quả hay phản hiệu quả là do không có sơ sở hay nền tảng khoa học khách quan tạo nên. Mọi lý thuyết không mang tính khoa học khách quan đều phản lại cuộc sống, phản lại con người, phản lại lịch sử, phản lại xã hội. Gốc không vứng thì cây xiêu vẹo, quặt quẹo chính là như thế. Người trí thức, người khoa học chân chính thì phải vững về triết học, vững về khoa học trong sự thực thi mọi việc ở đời. Kẻ tầm thường, thiển cận thì chỉ biết có cái ngọn, cái nhất thời mà không biết đến cái gốc, cái trường cửu hay cái quyết định. Những kẻ thiện cận, hời hợt thường lấy bụng ta suy ra bụng người cũng là như thế. Đọc trên các trang mạng, người ta hay thấy nhiều kẻ tầm thường, cạn hẹp lại lên mặt thời đời chính là như thế. Không biết mình, không biết người đó là thói quen tệ hại nhất mà có rất nhiều người thường hay mắc phải. Con người thì khôn hơn con dã tràng, người trí thức khoa học đúng nghĩa thì sáng suốt hơn kẻ bình dân, quê mùa cũng chính là như vậy. Giao chính trị cho những người không hiểu triết lý chính trị một cách đúng đắn, bao quát, cũng có khác gì giao trứng cho ác, phương diện lý thuyết cũng vậy, mà phương diện thực hành cũng vậy.

      ĐẠI NGÀN
      (01/4/12)

      • Lê Dân Việt says:

        Ông Tiến sĩ luật VHT ui,

        Có ai phản bác khoa học đâu. Cái mà tôi phản bác lá cái mớ lý thuyết hổ lốn của Marx, nó đã bị nhân loại liệng vào thùng rác từ cuối thế kỷ trước, bởi vì chính vì nó mà người ta đã nhân danh nó để giết hại nhân sinh. Chủ nghĩa CS đã bị loài người kết luận đó là một tội ác của nhân loại. Người ta còn xây cả tượng đài để thế hệ sau thấy đó là ghê tởm mà xa lánh. Vậy hà cớ gì mấy kẻ tự cho mình là “trí thức”, “triết gia” vì có chút bằng cấp còn ca tụng, bàn luận cái thứ triết lý lỗi thời ấy. Cái đó đâu phải là khoa học làm gốc nữa, mà đó là phản khoa học, phản nhân sinh. Chắc là ông mắc bệnh nghề nghiệp, bán nước miếng nuôi thân của nghề luật sư, cho nên nghĩ rằng mình có thể đổ trắng thành đen, chạy tội cho Marx, Lenin, Mao, Hồ, Polpot…?

      • NGÀN KHƠI says:

        KẺ MIỆNG CÒN HÔI SỮA

        Lê Dân Việt giống như đứa bé miệng còn hôi sữa, có hiểu biết gì đâu chuyện đời. Ông có vẻ giống một người bình dân, không giống trí thức chút nào. Giá trị và ý nghĩa trí thức tự nó thể hiện ra ngay trong tính cách viết lách của Phong Uyên và Lâm Vũ như ông thấy đó. Cách viết lách của ông làm cho mọi người đứng đắn lợm giọng sao ông không tự biết. Trình độ của ông chắc chắn không hiểu rằng người Việt Nam học lý thuyết Mác từ người phương Tây. Đến khi thấy phương Tây bỏ Mác, cũng chen nhau
        hùa theo giống như ông vậy. Có nghĩa chỉ có bắt chước, làm theo người khác. Tại sao người Việt ta không tự mình phê phán Mác một cách độc lập, sáng suốt, không phụ thuộc vào ai, thế mới gọi là tinh thần độc lập, tự do và tài cán của chính dân tộc mình chứ. Hạng như ông nhiều lắm chỉ làm tay sai cho ngoại bang dù nói hươu nói vượn, nói trời nói đất gì cũng vậy. Chẳng qua chỉ vì cái tôi ích kỷ nào đó của mình mà cứ tưởng mình vì xã hội hay vì đại nghĩa. Đúng là lập lờ đánh lận con đen, đá dăm làm bộ đường phèn ta đây.

        THƯỢNG NGÀN

      • Lê Dân Việt says:

        @Võ Hưng Thanh,

        Tôi thiệt tình không thích tranh luận với hạng người như ông, luôn cho mình là cái rốn của vũ trụ, phát ngôn như một thằng cà tửng, bạ ai cũng cắn như kẻ mất trí. Lẽ ra tôi không nói ra điều này, vì diễn đàn này là để tranh luận điều phải quấy để thúc đẩy dân chủ cho Việt nam, chứ không phải để công kích cá nhân lẫn nhau. Nhưng nếu không nói, thì ông tưởng rằng ông là người hay nhất, giỏi nhất trong cái thế giới này. Và vì ông nhẩy vào tranh luận với tôi đành phải trả lời ông vài câu cho phải phép.

        Một người như ông, đến thời này mà vẫn tin là Hồ Chí Minh đã lên tầu Pháp để tìm đường cứu nước ( theo như bài thờ ông ca tụng HCM năm 2010) thì thuộc dạng hết thuốc chữa. Thành thử những gì ông nói, viết ra cũng bằng thừa. Có tranh luận với ông nữa thì cũng chỉ là “nước đổ lá môn”, hay nói với cái đầu gối mà thôi.

      • NGÀN KHƠI says:

        MỘT TÊN NGU BỎ MẸ

        Cái comment này tay LÊ DÂN VIỆT nào đó viết từ ngày 1/4/12 đến nay mà nay ngẫu nhiên vào ĐCV ở mục liên quan đó tôi mới đọc được. Nghe giọng văn xấc láo, hạ cấp của hắn cũng biết hắn thuộc loại nào, trình độ nào rồi. Một kẻ đọc văn không hiểu văn, đọc thơ không hiểu thơ, thế thì là cái “đéch” gì mà lên mạng chửi vung vít người này người khác theo kiểu lưu manh và lăn dưa đá că. Tên này quả là thuộc loại “chống cộng” kiểu hạ đẳng, bần tiện, dốt nát, ngu ngốc, và tính bạt mạng kiểu đó thì thực chất cứ thử hỏi có còn có ích lợi gì cho ai nữa. Tôi nghĩ ĐCV cứ cho đăng nguyên văn đoạn viết ngắn này để rộng đường dư luận.

        NON NGÀN
        (06/5/12)

    • Lâm Vũ says:

      “Chống cộng” nhưng lại tin lời “thánh” Mao như tin… sấm.. lạ thật!

      Nghiêm túc. Năm 2000, HY Ratzinger, coi về Tín điều của hội thánh CG (bây giờ là đức GH Benedict XV), đã viết:

      “Năm 1989, đánh dấu sự sụp đổ bất ngờ của mọi chế độ xã hội chủ nghĩa bên Âu châu; để lại gia tài thê thảm của những vùng đất hoang tàn, những tâm hồn rách nát. Tuy nhiên, những ai tưởng rằng thời khắc lại đã điểm cho sứ điệp kitô, đều hụt hẫng. Dù số kitô hữu trên toàn thế giới đáng nể, nhưng vào thời điểm lịch sử đó, Kitô giáo đã không tỏ ra đủ thuyết phục để được nhìn nhận như một lựa chọn quyết định. Trên căn bản, học thuyết cứu độ mác xít, đương nhiên với những biến thái khác nhau, được coi như học thuyết duy nhất có khả năng vạch đường cho tương lai, bởi lẽ thế giới quan của nó vừa mang động lực đạo đức vừa phù hợp với tính khoa học. Do đó, dù bị cú sốc năm 1989, nó vẫn không dễ bị đẩy ra lề lịch sử.” (Lời Tựa Ấn bản năm 2000 của cuốn “Đức Tin Kitô giáo Hôm qua và Hôm nay”, tác giả Cardinal Ratzinger).

      Lúc viết câu này, đức HY Ratzinger là “chủ trì” (Prefect, tương đương với chức bộ trưởng) trông coi về Tín điều của hội thánh Vatican, nên không thể nghi ngờ ngài cố tình thổi phồng ảnh hưởng chủ nghĩa Mác được.

      • Lê Dân Việt says:

        Cụ Lâm Vũ ơi,

        Khi tranh luận mà không hiểu hết câu nói của người tranh luận, thì cụ đừng tranh luận nữa.

        Còn cụ cố tình bóp méo cuộc tranh luận, bằng cách cắt ngang, lấy một vài chữ trong một câu nói, rồi ngụy biện, bẻ cong ý nghĩa câu nói của người khác để đánh lạc hướng dư luận, thì là nguời thiếu nghiêm túc, và thiếu tự trọng và thiếu liêm sỉ tối thiểu của một con người.

        Tôi nào có tin cái lời của lão Mao như lời thánh mà cụ cáo buộc đâu. Tôi chỉ dùng cái thuật gậy ông để đập lưng ông, dùng lời nói của lão Mao để đập những kẻ tự cho mình là trí thức, là triết gia mà bênh Marx, bênh Mao, bênh Hồ …đấy thôi cụ ạ.

      • BẠT NGÀN says:

        HÀM Ý

        Hàm ý của Lê Dân Việt trong cách viết đã cho thấy con người bản chất của y như thế nào rồi, đừng có thành minh thành nga vô ích với Lâm Vũ cũng như trước bao nhiêu người khác. Tự mình bêu cái tà ý xấu xa của mình ra để mọi người hiểu, đó chính là mặt mạnh của Lê Dân Việt mà cho dầu người vô tư nhất cũng thấy rõ được.

        NON NGÀN

      • NGÀN KHƠI says:

        ĐẠO ĐỨC VÀ KHOA HỌC

        Đạo đức đích thực và giá trị phải đi đôi với khoa học, không thể đi đôi với cảm tính. Nhân bản cũng vậy, phải đi đôi với \ý tính không thể đi đôi với cảm tính. Đạo đức không đi đôi với khoa học nhiều khi có thể nhầm lẫn. Nhân bản không đi đôi với lý tính nhiều khi có thể sai lầm. Có nghĩa nhân bản và khoa học không mâu thuẫn hay chõi nhau mà luôn bô sung và cần thiết cho nhau. Khoa học cũng có nghĩa hàm lượng trí thức cao. Bình dân có nghĩa hàm lượng cảm tính cao. Theo tôi nghĩ, học thuyết Mác thật sự có hàm lượng bình dân và cảm tính nhiều hơn tri thức khoa học. Đó cũng là một trong các lý do tại sao học thuyết Mác ban đầu thu hút, kể cả giới trí thức, nhưng cuối cùng lại làm xã hội và nhiều người thất vọng, kể cả giới bình dân. Dầu sao đoạn viết trên đây của Lâm Vũ cho thấy là một người hiểu biết rộng rãi và nghiêm túc.

        VHT
        (01/4/12)

      • Lâm Vũ says:

        Tình thật mà nói, người Việt vẫn còn tính vừa sợ vừa thích nghe… sấm. “Sấm” ở đây là những lời phán của “thánh” Lenin, “thánh” Mao, “thánh” Hồ…!

        Dân quê ta ngày xưa gọi đó là “nể thần (nên) sợ cây đa”. An Nam ta dùng chữ “thần” để chỉ cái mà ta không hiểu, không biết nó là “cái con gì”. Nên có “thủy thần”, “hỏa thần”, “thần sấm, thần sét” v.v.

        Đối với chủ nghĩa CS cũng thế thôi. Nắm 1945, khi HCM về nước giựt (cướp) chính quyền, thiết lập chế độ CS – mới đầu còn đội lốt dưới danh nghĩa “dân chủ” – có mấy ai nghe đến hai chữ “Cộng sản” đâu, nhưng vẫn xì xào với nhau, kiểu: “CS thật ra cũng tốt, lấy của cải của người giàu chia cho người nghèo mà!”. Thế là khối người, kể cả giới có học, chạy theo… cây đa Tân Trào (CS)!

        Nhiều người sẽ bảo, đó chuyện xưa cũ, bây giờ khác, ai cũng “biết rõ Mặt Thật của CS rồi”. Nhưng sự thật ra sao? Muốn biết, cứ đọc đoạn văn ngắn của đức HY Ratzinger ở trên rồi tự trả lời, xem mình có hiểu cụ HY Ratzinger nói cái gì thì sẽ tự có câu trả lời ngay!

        Hay cụ thể hơn, hãy tìm hiểu mục đính của Mao Xếnh Xáng (Mao Tiên sinh) khi so sánh “trí thức không bằng cục phân”. Thật ra câu nói đó phát xuất từ Lenin, noó khi mới chiếm quyền bính ở Nga, Mao chỉ xài lại. Cả hai đều cùng mục đích triệt hạ giới trí thức, dễ bề thiết lập nên độc tài chuyên chính “vô sản” lâu dài. CSVN cũng lại dùng “mửng” đó và cũng rất thành công, đến nỗi nhiều người Việt không phải CS cũng dùng “vô tư”, truyền miện từ đời cha đến đời con và không cần biết mình đang truyền bá tư tưởng độc hại thế nào.

        Một thí dụ khác cũng tiêu biểu cho những “tư tưởng” CS đã thấm vào đầu óc của con người VN mà không biết. Đó là câu “Cứu cánh biện mình cho phương tiện”, mà ai cũng nghĩ là của Marx. Nhưng thật ra đó là điều chính Marx (thời còn trẻ, chưa tới 30 tuổi, mới ra nghề viết báo) đả kích! Trong bài báo chống lại luật kiểm duyện báo chí, Marx viết: “»Cứu cánh biện mình cho phương tiện«, nhưng một cứu cánh cần tới những phương tiện xấu xa (để thực hiện) thì cứu cánh đó ắt là không tốt” (»Der Zweck heiligt die Mittel.« Aber ein Zweck, der unheiliger Mittel bedarf, ist kein heiliger Zweck”, »Rheinische Zeitung« số 135, ngày 15 tháng Năm, 1842).

        Một thí dụ khác về chủ nghĩa Mác giáo bị chính CS bẻ cong, đó là nhận định nguyên thủy của Marx về tôn giáo. Thời còn trẻ, Marx viết: “Tôn giáo là tiếng thở dài (rên xiết) của con người bị trị, quả tim của một thế giới không có trái tim và linh hồn của thế giới vô hồn. Tôn giáo chính là “thuốc phiện” của quần chúng đông đảo” (“Religion is the sigh of the oppressed creature, the heart of a heartless world, and the soul of soulless conditions. It is the opium of the people.”). Sau này ai chũng chỉ biết đến câu chót, và còn hiểu hiểu sai rằng Marx lên án tôn giáo mê hoặc con người, làm cho con người trở nên yếu ớt, không sức đề kháng. Nhưng đọc nguyên câu sẽ hiều Marx công nhận tôn giáo là trái tim, là linh hồn của tầng lớp thấp, thua thiệt nhiều nhất của xã hội, và “thuốc phiện” có nghĩa liều thuốc làm giảm nỗi đau đớn của những kẻ bị trị. (Quả thật, vào thời của Marx, người ta quý thuốc phiện vì nó chính là “morphine” – tinh túy của thuộc phiện, vẫn là thuốc trị đau tốt nhất!).

        (Sau này, khi trở thành một “chính trị gia” quả thật Marx đã triệt để chống lại các tôn giáo – cụ thể giáo hội TCG – nhưng đó là vấn đề đấu tranh chính trị thực tiễn hơn là nền tảng tư tưởng của Marx.)

        Nói tóm lại, suốt thế kỷ 20, chủ nghĩa Mac-Xít đã ảnh hưởng đến xã hội loài người và trực tiếp đảo lộn bộ mặt chính trị của hơn nửa thế giới, như đức HY Ratzinger đã công nhận. Và, đến ngày hôm nay, nó vẫn tiếp tục làm băng hoại đến tận cùng xã hội Việt Nam. Nó chính là căn bịnh “liệt kháng xã hội” nguy hiểm và khó chữa, vì khi ta biết nó tai hại thì nó đã nằm sâu trong những nơi sâu xa, hiểm trở nhất của tâm não của người dân Việt.

        Một trong những điều khiến nó khó chữa trị chính là người Việt nói chung không nhận diện nó được. Bởi vì bản chất dối trá, điêu ngoa như một Phạm Nhan với thuật tàng hình, chém đầu này mọc đầu khác, hay như chính nhân vật HCM, lúc là người yêu nước chống Pháp (Nguyễn ái Quốc) lúc là người quốc gia yêu nước, “cha già dân tộc”, cả một “ông thánh”… không có gì lay chuyển…

        Để gỡ mớ bòng bong do vi “khẩn HIV” Cộng Sản gây ra, không thể chỉ trị “ngọn” (symtoms) mà phải trị từ gốc, và muốn thế phải hiểu rõ nó là cái gì. Không thể chỉ vào cái mặt nạ CS – lúc giống như mặt con quỷ, lúc như mặt một ông thánh hiền từ – mà mắng chửi, mà phải biết từ bản chất nó là gì, hiện hữu ở đâu thì mới biết cách đối phó thế nào. Nếu không người Việt sẽ tiếp tục bị lừa, từ 1945, đến 1954 ở miền Bắc, rồi sang 1975 ở miền Nam v.v.

        Viết thêm.
        Ngay hiện tại, người Việt vẫn bị lừa – hay tự lừa – bằng cách hàng năm tiếp máu hàng chục tỉ đô cho CSVN, trong vẫn leo lẻo là đó là tôi giúp cho gia đình, hoặc tôi mang tiền về VN tiêu xài hay đầu tư mua đất đai nhà cửa cũng là một cách giúp dân nghèo ở VN!

        Trực tiếp hỗ trợ gia đình bà con là chuyện tốt, ít nhất cũng giúp cho nhiều người Việt Nam không phải tùy thuộc vào đảng và nhà nước, nhưng mang tiền về tiêu xài hay đầu tư là không nên.

        Như ông HSP lý luận, chế độ CSVN cũng giống như xã hội vua chúa “phong kiến” ngày xưa – chỉ tệ hơn. Nó là một hệ thống bóc lột từ trên xuống dưới. Phần lớn cơ sở làm ăn lớn nhỏ, những tham nhũng cướp đụt đều do ba triệu đảng viên năm trong tay. Nó là một hệ thống kim tự tháp, thằng dưới chống đỡ – nộp tiền – cho thằng trên, kẻ trên che ô-dù cho kẻ dưới, xem ra khó làm đổ. Thế nhưng, nó có chỗ yếu là cần có tiền bạc để nuôi sống. Một đảng viên không làm ra tiền, nhờ buôn bán hay tham nhũng mặc lòng, sẽ bị loại hay tự động rút lui ra khỏi “hệ thống”. Lấy thí dụ một tháng không có “việt kiều” về nước, thì các cơ sở làm ăn, nhân viên hải quan, công an cắc ké đứng đường, du côn “bảo kê” công lấy đâu ra thu nhập để nộp cấp trên, và cấp trên đó lấy đâu ra tiền để cung phụng cho xếp lớn v.v. ? Thử hỏi “kim tư tháp” đó sẽ đứng vững được bao lâu, khi hàng loại các đốt xích – những viên gạch tạo thành kim tự tháp – đã bị loại trừ hay tự rút lui?

        Thật ra, việc “việt kiều” giúp đỡ nuối sống “hệ thống” cũng là điều hay. Vì cái hệ thống “quái vật” đó đã quá lớn, kềnh càng và tự nó cần rất nhiều tiền để tồn tại. Do đó, như một con bệnh sống nhờ ống tiếp máu, chỉ cần khóa một nguồn tài trợ chính – mặc dù còn nhiều nguồn khác – là nó sẽ ngắc ngoải và xụp đổ trong một thời gian ngắn, như đã xẩy ra tại CS Đông Ấu (1989-1991) hay cả tại một số nước Ả Rập có chế độ độc tài chuyên chế hồi năm ngoái và còn đang tiếp diễn.

        Sau cùng, tôi xin lỗi đã viết quá dài dòng, đối với một ý kiến. Lúc nào có thì giờ tôi sẽ viết một cách ngắn gọn và “có hệ thống” hơn.

      • Lê Dân Việt says:

        @Lâm Vũ,

        Một tranh luận đúng nghĩa, tuy dài nhưng không thừa, nếu bỏ đi phần dẫn nhập ban đầu thì bớt đi được sự hiểu lầm vì cố chấp cái tôi thái quá. Ai cũng có thể sai trong hành động hoặc lời nói của mình.

        Đức ông Yatzinger nhận xét tinh tế, nhưng đó là một nhận xét tinh tế của một người yếm thế, không phải của một nhà cải cách tinh tiến. Cho dù trên thực tế vẫn còn tốn tại nhóm tôn thờ CNCS, nhưng nó sẽ bị triệt bỏ theo thời gian. Cho nên, mọi nhận xét chỉ có thể giá trị nhất thời. Nó không có gia trị vĩnh cửu.

        Nhân loại không phải vừa sợ vừa tin cái chủ thuyết CS ,hay những lời “sấm” của mấy tay đầu sỏ CS như Marx, Lenin, Mao, Hồ…mà cái chủ thuyết CSCN là một cái quái thai trong xã hội loài nguời. Khi người ta nhắc tới lý thuyết CSCN, những câu ‘sấm” của lãnh tụ CS, hay xây tường đài ghi nhớ tội ác của cái quái thai CSCN gây ra, để cho thế hệ mai sau tránh rơi vào lỗi lầm vô tiền khoáng hậu ấy, do chính con người gây ra cho con người. Nếu ai đó cho lý thuyết Marx là một khoa học, thì thực ra nó chỉ là phản khoa học. Vì khoa học phát triển để phục vụ con người thăng tiến, chứ khoa học không phải để hủy diệt nhân loại.

      • Lâm Vũ says:

        Cám ơn bạn LDV. Bạn khuyên rất đúng, nếu có thi giờ xem lại tôi đã bỏ đoạn đầu vốn chỉ nhắc lại để móc với ý kiến bên trên, nhưng đúng là không cần thiết.

        Về hai phê bình của bạn, tôi cũng đồng ý dù chưa hoàn toàn đồng ý.
        - Đức HY Ratzinger thật ra không phải yếm thế, dù xét về mặt “thuần chính trị” có vẻ như thế. Quan niệm chung chung về mặt “chiến thuật” (chính trị) thì phải thừa thắng xông lên, lợi dụng địch thủ yếu thế rút quân thì phải dốc toàn lực lượng đánh vào tận sào huyệt để “dứt điểm”.
        Thế nhưng, kẻ địch cũng không chỉ khoanh tay ngồi yêu chịu chết đâu. Điều mà đức HY Ratzinger là lời cảnh báo cho nh ững ai say men chiến thắng, coi ch ừng để hở… ba xườn!

        Quả thật sau biến cố Đông Âu nhiều người, kể cả người Việt quốc gia, đã vội cho rằng chủ nghĩa CS đã cáo chung, nhưng thật ra nó vẫn còn tiềm ẩn trong những nơi hiểm hóc của não trạng con người. HY Ratzinger cũng không phải là người duy nhất, mà nhiều bậc thức giả khác cũng đã có lời cảnh báo tương tự.

        - Đúng là Marx tự cho là chủ thuyết (ý thức hệ) của mình khác mọi triết thuyết khác, vì nó “khoa học”. Nhưng so với thời nay, hơn 150 năm sau ngày Marx đặt bút viết Tư Bản Luận (Das Kapital), khoa học đã tiến xa hơn nhiều lần, đa số những hiểu biết khoa học của thời Marx này đã trở nên lỗi thời.

        Nhưng biết thế cũng chưa đủ, vấn đề những thông tin về những sai lầm chủ chủ nghĩa CS cũng phải có tính khoa học, thuần lý để mọi người tin vào thay vì nửa tin nửa ngờ. Có những vấn đề cơ bản rất gay go chứ chẳng phải chơi! (*)

        Tóm lại, đây vẫn còn là một chuyện dài, cần nhiều cố gắng về mặt tri thức lẫn hành động. Các cụ ta đã dạy “Dục tốc ắt bất đạt” không phải là không đúng.

        Kính
        (*) Chẳng hạn như thuyết Tiến Hóa của Charles Darwin, mà Marx & Engels đã móc nối vào để làm “nền” cho chủ thuyết Duy Vật Sử Quan. Cho đến này, ngươi ta biết thuyết Tiến Hóa đúng nhiều hơn sai, Duy Vật Sử Quan (DVSQ) sai nhiều hơn đúng, nhưng tách rời DVSQ ra để phê phán cũng không phải là điều dễ làm.

        Giả sử chúng ta chỉ dựa trên thần học TCG hay triết học Duy Tâm để phê phán DVSQ thì có thể lý luận dể dàng, nhưng không thể thuyết phục được số đông của thời đại bây giờ. Nhưng cũng chính vì thế đức HY Ratzinger, năm 2000, đã viết lời cảnh báo: “Học thuyết cứu độ mác xít, đương nhiên với những biến thái khác nhau, được coi như học thuyết duy nhất có khả năng vạch đường cho tương lai, bởi lẽ thế giới quan của nó vừa mang động lực đạo đức vừa phù hợp với tính khoa học”. Rõ ràng, ngài muốn nói lên thực tế là dầu biết chủ thuyết CS là sai, nhưng vấn đề là vẫn chưa có học thuyết, ý hệ nào khả dĩ thay thế nó được.

        Có nhiều người – trong đó có tôi – lý luận rằng xã hội loài người ngày nay nói chung không cần phải có “ý thức hệ” mới có thể sống hùng sống mạnh, nhưng thực tế điều này có thể đúng ở những xã hội văn minh tiến bộ như tại những nước Bắc Âu, Tây Âu, nhưng không phải xã hội nào cũng đã được “khai sáng” ở mức độ cao cần thiết đó. Tình thực mà nói, xã hội Việt Nam chỉ được khai mở ở mặt tri thức ngang hàng với những nước chậm tiến nhất ở Á châu, Phi châu và Châu Mỹ La-tinh thôi!

      • Lê Dân Việt says:

        Cám ơn bạn Lâm Vũ đã cho một thảo luận trung thực, thẳng thắn và xây dựng.

        Thật ra đức HY Ratzinger cảnh báo trong nhận xét về CS không sai vào thời điểm đó, nhưng mới đây, khi qua thăm Cuba, ngài đả thẳng thắn nói rằng:” CSCN không còn phù hợp với sự phát triển tại Cuba và toàn thế giới”.

        Theo tôi, khi ngài nói điều bạn dẫn trích, ngài có một dụng ý khác đó là TCG phải thay đổi để làm sao vừa có tính khoa học, vừa đề cao tính tâm linh, đạo đức để thay thế cái triết thuyết giả đạo đức, phản khoa học CSVN để cứu dỗi nhân loại ra khỏi cái khối ung thư tư tưởng CSCN đã và đang lỗi thời. Đây là một thử thách rất lớn đối với TCG, vốn có những vấn đề thiếu khoa học ngay trong kinh thánh TCG.

        Rất đồng tình về nhận xét về học thuyết tiến hoá Charles Darwin, bởi nó đặt quá nặng về sự tiến hoá cơ chất, mà bỏ qua mặt tiến hoá tư duy. Marx &Engels đã dựa và học thuyết khiếm khuyết này để xây dựng học thuyết của họ, nên họ đã tạo ra một cái quái thai trong lịch sử phát triển nhân loại. Vì là quái thai nên nó phải chết yểu sau gần một thế kỷ.

        Ngôn ngữ, tư tưởng, hay học thuyết nào đi chăng nữa thì cũng phải thay đổi theo thời gian để tồn tại. Nếu bất cứ một điều gì không thay đổi để phù hợp với tiến trình phát triển của vạn vật thì ắt sẽ bị đào thải.

        Kính.

      • Lê Dân Việt says:

        Đính chính: Trong phần trao đổi trên, tôi đã đánh sai là CSVN thay vì là CSCN mới đúng nghĩa. Cáo lỗi.

      • Lâm Vũ says:

        Trước tiên, tôi thành thực cám ơn những ý kiến trung thực của bạn LDV. Chúng ta bàn tán cũng đã nhiều, tôi chỉ xin góp thêm đồi điều, cố gắng thật ngắn gọn để tiết kiệm thời giờ của mọi người.
        - Đúng như bạn nói, giáo hội TCG qua Công Đồng Vaticano II (1962-65), đặt nên móng cho cố gắng sửa đổi những tín điều lẫn thực hành không những cho hợp với thời đại mà còn đặt căn bản cho một chỗ đứng trong tương lai. Tuy nhiên, chắc chắn giáo hội TCG không tính đến việc “thay thế” cho chủ nghĩa CS, vì một đàng là tín nguỡng, đàng kia là một chủ thuyết chính trị, chỉ có tính nhất thời. Giáo hội TCG – hay Phật Giáo v.v. – làm một việc sai lầm nếu tự “hạ thấp mình” theo chiều hướng đó (*).

        - Marx – Engels quả thực “ăn sổi ở thì” khi đặt cả “vốn liếng” vào thuyết Tiến Hóa, hay ít nhất coi như con người đã phát triển gần như tột đỉnh, chỉ còn một bước nữa – bước “cách mạng vô sản” – là đạt đến tuyệt đích “Thiên đường CS” (không tiến thêm được nữa!). Ngày nay, một đứa trẻ 10 tuổi cũng thừa hiểu là con người chỉ mới bắt đầu nhận thức rằng mình không là gì cả, càng chắc chắn không phải là “cái rốn vũ trụ”. Sai lầm của chủ thuyết Marx không chỉ nằm ở sự u tối, mà tệ hại hơn là nó được rao bán như “ánh ánh chói lòa” duy nhất có khả năng giải phóng nhân loại. Cuối cùng, Marx chỉ là một lão “lang băm” (chalartan) bán thuốc dạo, khổn nỗi thuốc của Marx không trị được một bịnh nào cả, ngược lại ai dùng vào thì sẽ tan tành lục phủ ngũ tạng…

        Kính
        (*) Một thí dụ thực tiễn của vấn nạn “tục hóa” tín ngưỡng, dưới hinh thức “khoa học hóa” tôn giáo là chủ thuyết của nhà sư Thích Nhất Hạnh. Từ cuối thập niên 50, nhà sư TNH đã đưa ra chiều bài “hiên đại hóa” đạo Phật, với mục tiêu gần là biến đạo Phật thành ra một chủ thuyết chính trị – xã hội, thay thế cho cả chủ nghĩa CS lẫn Tư bản. Nhà sư TNH đã không thành công trong việc “hiện đại hóa” đạo Phật, nhưng lại thành công vượt bực trong việc người rao truyền PG – theo cách hiểu của ngài – cho người phương Tây. Mục đích đạt ra ban đầu là “cứu khổ cứu nạn” cho người dân Việt tạm gác qua một bên…

      • Lê Dân Việt says:

        Cám ơn bạn Lâm Vũ đã trao đổi thẳng thắn.

        Vì tôi đã dùng từ sai (thay đổi) trong trao đổi trước, khi tôi nói đến dụng ý câu nói của đức HY Ratzinger . Ý của tôi muốn nói là dụng ý của ngài muốn cải cách TCG sao cho vừa mang tính khoa học, vừa đề cao tính tâm linh, thúc đẩy đạo đức thuần lý để mọi người tin tưởng tuyệt đối mà cùng thăng tiến xã hội. Từ đó nhân loại sẽ nhận ra cái sai, cái quấy, giả khoa học, giả đạo đức của triết thuyết Marx & Engels mà xa lánh nó. Chứ không phải để TCG thay thế nó như bạn hiểu (lầm) ý tôi. Thành thật xin lỗi vì dùng ngôn từ không chính xác và hoàn toàn đồng ý với bạn điểm này.

        Rất tâm đác với nhận xét này của bạn:

        Trích: “Marx – Engels quả thực “ăn sổi ở thì” khi đặt cả “vốn liếng” vào thuyết Tiến Hóa, hay ít nhất coi như con người đã phát triển gần như tột đỉnh, chỉ còn một bước nữa – bước “cách mạng vô sản” – là đạt đến tuyệt đích “Thiên đường CS” (không tiến thêm được nữa!). Ngày nay, một đứa trẻ 10 tuổi cũng thừa hiểu là con người chỉ mới bắt đầu nhận thức rằng mình không là gì cả, càng chắc chắn không phải là “cái rốn vũ trụ”. Sai lầm của chủ thuyết Marx không chỉ nằm ở sự u tối, mà tệ hại hơn là nó được rao bán như “ánh ánh chói lòa” duy nhất có khả năng giải phóng nhân loại. Cuối cùng, Marx chỉ là một lão “lang băm” (chalartan) bán thuốc dạo, khổn nỗi thuốc của Marx không trị được một bịnh nào cả, ngược lại ai dùng vào thì sẽ tan tành lục phủ ngũ tạng…” (hết trích)

        V/v nhà sư TNH, theo tôi nghĩ ông ta chỉ là người: mượn danh đạo tạo danh đời. Không có gì đáng bàn.

        Vấn đề bạn nêu ra trong ý kiến trước như ý thức hệ, dân trí VN, tôi cũng đồng ý một phần, nhưng bàn về vấn đế này, nó là cả một nan đề, sẽ bàn sau, khi thời gian cho phép.

        Kính

      • Ngàn Khơi says:

        THỰC CHẤT

        Thực chất bất cứ người nào nghiên cứu Marx một cách đầy đủ, toàn diện, nghiêm túc, và đúng phương pháp, đều thấy ông ta giống một người phù thủy, một kẻ đồng bóng về tư tưởng hơn là nhà tư tưởng đúng nghĩa và toàn bích thật sự. Có lẽ khuynh hướng báo chí và tranh biện nơi Marx nổi bật hơn yếu tố triết học hay khoa học trong ông, có lẽ yếu tố lập dị hay đấu tranh thực tiển trong ông nổi bật hơn tính cách tư duy khoa học. Marx tự cho học thuyết của mình là khoa học nhưng lý do của nó cũng không ngoài như sắc thái đặc thù như trên của Marx như đã nói. Vì vậy cũng có thể nói Marx là một kẻ lãng mạn hay lãng tử hoặc con người ngụy biện về chính trị hơn là nhà tư duy chính trị khoa học đúng nghĩa.

        Non Ngàn
        (03/4/12)

  2. Minh Đức says:

    Cách ông Hà Sĩ Phu coi chế độ mà đảng CSVN đã xây dựng giống như chế độ Đức Trị rồi ông kêu gọi bỏ Đức Trị để đi theo Pháp Trị phát xuất từ cách suy nghĩ cho rằng chế độ Đức Trị là chế độ áp bức do nhà nước áp đặt từ trên xuống với dân. Thật ra chế độ của đảng CS Nga xây dựng tại Nga rồi ông Hồ đem về nước áp dụng không đáng gọi là chế độ Đức Trị, dù là ông Phạm Văn Đồng có ví von Đức và Tài giống như là Hồng và Chuyên. Trong chế độ Đức Trị có những giá trị đạo đức mà mọi người phải tôn trọng, ai làm đúng đều được khen, ai làm sai thì bị chê. Thí dụ, làm vua, quan phải giữ chữ Tín với dân. Các giá trị đạo đức đó dưới chế độ CS là gì? Có thứ giá trị đạo đức nào mà đảng CS thực sự tôn trong, mà không vi phạm hay không? Đảng CS bắt dân phải trung thành với nhà nước, với đảng CS nhưng lại ca tụng những kẻ nổi loạn như Cao Bá Quát, như Nguyễn Huệ, như Lý Tự Thành thì không giống thái độ tôn quân của Nho Giáo. Nho Giáo dùng giá trị tôn quân để đánh giá thì vẫn xem Cao Bá Quát, Nguyễn Huệ, Lý Tự Thành là làm loạn nhưng cũng xét xem tình cảnh xã hội lúc đó ra sao để tìm hiểu lý do họ làm loạn. Vua Trần nhìn đầu Toa Đô khen “làm tôi nên giống như người này”, Tào Tháo thấy Quan Công bỏ mình đi vì trung thành với Lưu Bị mà vẫn khen với thuộc hạ của mình là Quan Công là trung thành với chúa. Thế đảng CS có bao giờ khen những người chống lại đảng CS nhưng trung thành với chế độ của họ hay không? Những người trung thành với đảng CS thì được đảng CS khen là đã đành, thế những người trung thành với chế độ VNCH đã tự sát khi miền Nam bị thất thủ có được đảng CS khen hay không? Ai dám khen họ thì bị đảng CS lên án là “đánh đồng địch với ta”. Như thế đảng CS chỉ khen những ai trung thành với đảng CS chứ tôn trọng cái đức Trung Thành là người dưới phải trung thành với lãnh đạo như các nhà Nho tôn trọng. Nếu đảng CS không tôn trọng cái đức Trung Thành nói chung và đem áp dụng cho tất cả mọi người, kể cả phe địch như những người sống dưới chế độ Nho Giáo thì chế độ của đảng CS không đáng gọi là chế độ Đức Trị vì nói không xem cái Đức là điều cao nhất mà mọi người phải tôn trọng. Chế độ của đảng CS xem đảng CS là cao nhất, cao hơn cả cái đức Trung Thành nên ai trung với đảng thì được khen, ai trung với phe không phải là đảng CS thì bị chê, dù là họ thật sự theo cái đức Trung Thành. Chế độ đặt Đảng cao hơn Đức thì chế độ đó gọi là chế độ Đảng Trị, không phải là chế độ Đức Trị.

    Chế độ theo kiểu Liên Xô cũng không phải là chế độ Pháp Trị, vì ai cũng thấy rõ trong suốt bao nhiêu năm cầm quyền, các nhà nước CS tại Nga, Trung Quốc hay Việt Nam có biết bao nhiêu là vụ án vu cáo cho nạn nhân tội gián điệp, tay sai đế quốc… để ám sát, thủ tiêu hay trừng phạt mặc dù không hề có bằng chứng là nạn nhân đã vi phạm các tội đó. Cách làm của đảng CS là thấy ai không theo đảng CS thì vu cho họ tội này, tội nọ để triệt hạ mà không phải là trừng phạt họ vì họ đã vi phạm điều gì đó trong luật pháp. Đồng thời, những người CS có quyền trong tay thì lại có thể vi phạm luật lệ của chính chế độ mình đặt ra. Như thế không phải là thái độ đặt pháp luật lên trên hết của chế độ Pháp Trị mà là đặt đảng lên trên luật pháp thì chế độ đó là chế độ Đảng Trị chứ không phải là chế độ Pháp Trị.

    Chế độ Đảng Trị này chưa hề có tại Trung Hoa và Việt Nam vậy thì đừng đem chữ Đức Trị mà gán ghép cho chế độ Đảng Trị rồi hô hào bỏ Đức Trị để theo Pháp Trị . Đáng lẽ ra chỉ nên hô hào bỏ Đảng Trị để theo Pháp Trị thì chính xác hơn.

    Cái chế độ Đảng Trị này không tôn trọng bất cứ giá trị đạo đức nào nhưng gán cho đảng mình tất cả những giá trị đạo đức tốt đẹp đồng thời không ngần ngại vi phạm tất cả các giá trị đạo đức đó khi thấy có lợi cho đảng mình. Chính vì không tôn trọng các giá trị đạo đức mà chi hô hào bằng mồm mà tình trạng vô đạo đức diễn ra lan tràn trong mọi cấp chính quyền. Khi đảng làm bất cứ điều gì có lợi cho mình bất chấp đạo đức thì đảng viên cũng làm bất cứ điều gì có lợi cho mình bất chấp đạo đức. Không cần nhìn đâu xa, nếu chống xâm lăng là đáng khen ngợi thì sao lại bắt tội những người biểu tình chống Trung Quốc? Việc bắt tội họ có phải là xuất phát từ lợi ích của đảng CS hay không? Bắt tội những người biểu tình chống Trung Quốc vì sợ phong trào biểu tình biến thành phong trào đòi dân chủ đe dọa đến quyền lực, địa vị của đảng CS, là sợ làm phật lòng Trung Quốc khiến đảng CS mất chỗ dựa là Trung Quốc. Nếu có gì giống chế độ Đức Trị thì như tại Nam Hàn, Nhật người dân biểu tình phản đối Trung Quốc trong khi chính quyền các nước này cũng phản đối Trung Quốc thì người biểu tình không bị xem là có tội.

    • Võ Hưng Thanh says:

      SAI BÉT

      Nếu thật tình ông Hà sĩ Phu coi chế độ CS là chế độ “đức trị” rồi ông ca thán các tính cách cùng hậu quả của nó, và cuối cùng hô hào từ bỏ “đức trị CS” thì ông ta sai bét. Chế độ CS mác xít là chế độ ý thức hệ trị, không phải chế độ mang ý nghĩa đức trị theo lối truyền thống. Nói khác, ý thức hệ này phát sinh từ Karl Marx người Đức, cả Engels cũng vậy, nên thực chất nó là chế độ “Đức trị” nếu ý ông HSP muốn nói như thế. Ông Phạm Văn Đồng nếu trước đây có ví von Đức và Tài cũng giống như hồng và chuyên, thì quả quan niệm của ông Đồng cũng không khác gì quan niệm của ông HSP là mấy. Ông Đồng đã từng nói một câu trở thành thời danh “ra ngỏ gặp anh hùng”. Ông Đồng nói hai câu trên chứng tỏ ông là một cán bộ CS sống bằng chủ nghĩa tuyên truyền. Ông không giống những nhân vật lịch sử truyền thống của VN từ xưa đến nay gì hết. Có nghĩa cả ông Đồng và ông Phu thực chất không hiểu mác xít gì mấy hay chỉ hiểu theo cách riêng chủ quan của mình. Bởi đối với Mác, không có quan niệm đức trị theo kiểu đạo đức truyền thống mà ông cho đó là đạo đức tư sản. Đối với Mác chỉ có đạo đức cách mạng vô sản theo ông ta quan niệm là chân lý khách quan duy nhất đúng nên mọi người phải đi theo thế thôi. Không hiểu tới điều này là hoàn toàn không hiểu mác xít. Còn nếu tự hiểu đức trị mác xít theo cách hiểu đức trị truyền thống hoặc là xảo thuật, hoặc là nguy tín, hoặc là thơ ngây thật hay làm bộ ngây thơ cụ. Quan điểm đức trị đúng nghĩa chỉ có ở Khổng tử, Mạnh tử. Chữ đức có nghĩa là lòng nhân nơi con người. Lòng nhân nơi con người đem áp dụng vào xã hội đó là đức trị. Bởi vì Mạnh tử quan niệm nhân chi sơ tính bản thiện, tính tương cận tập tương viễn. Có nghĩa lòng nhân là cái gốc tự nhiên nơi mọi người, chỉ do hoàn cảnh bên ngoài mà có khi con người thành ra khác biệt. Đó cũng là nền tảng của quan niệm tam tài là thiên – địa – nhân của Khổng tử. Nói chung truyền thống văn minh Á đông hay phương Tây đều là truyền thống duy tâm và nhân bản. Mác là người thuần túy duy vật. Mác yêu cầu mọi người phải tin vào duy vật biện chứng cũng như duy vật lịch sử do ông ta tự phịa ra. Từ trên cơ sở đó mà Mác chủ trương giai cấp đấu tranh. Giai cấp đấu tranh không phải mục tiêu đức trị mà chỉ là mục tiêu quy luật khách quan và quyền lợi vật chất thuần túy. Đấy cái sai bét của Hà Sĩ phu và Phạm Văn Đồng nó là như thế đấy.

      ĐẠI NGÀN
      (03/4/12)

  3. Builan says:

    Kha kha kha…..!!!
    Lân không khóc lóc la làng ,thanvan xin xõỏ,năn nỉ ĩ ôi …!

    THEO TÔI THẤY
    “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”
    “Bản lai diện mục”
    HÂM cưòi với NGÔNG
    Diễn Đàn THẦY DẠY không công
    “Sư yên- tất hưủ tam nhân đồng hành ”
    Lion giáy, giả…. vẫn dance
    CƯỜI vào lỗ muĩ caí thằng BA HOA

    “MỆ rằng Mệ hứa mệ tha”
    Ngàn Khơi Đại Haỉ _ Mã tà …”xiêu” nhân

    Chích Bi chữa bệnh TÂM THẦN
    Lương Y – từ mẫu hiền nhân Ngoạn Đồng

    Lộn sòng HÂM hoá BẠT NGÀN
    Mi mà Bạc Mệnh
    Diễn đàn sạch thơm !!
    (ao cá) Bác Hồ nuôi “cá thờn bơn !!!!
    Ăn đồ phế thaỉ, lên cơn ” Yêu Hồ !!!”
    Ba Đình phơi cái xác khô
    Trời đày, Chuá phạt mã mồ nhà MI ! Hi hi hí hihi ….

    • NGÀN KHƠI says:

      NGHỆ THUẬT TIẾNG VIỆT

      Bùi Lân nói ngược Bần Lui
      Bần Lui cũng nghĩa Bần Lùi khác đâu
      Bần Lùi lái lại Bùi Lần
      Bùi Lần bỏ dấu Bùi Lân hiện hình
      Thế nên cùng kẻ linh tinh
      Chỉ khi “chiết tự” giật mình mới ghê !

      NON NGÀN

  4. Minh Đức says:

    Đức Trị mà ông Hà Sĩ Phu cho là chế độ áp bức bắt dân phải phục tùng vua là lối nhìn chế độ Nho Giáo theo kiểu những người Mác Xít hay một số người Tây phương mà không phải là chế độ Đức Trị theo đúng nghĩa của nó. Chế độ Đức Trị là chế độ cai trị đặt đạo đức lên trên hết. Chế độ này có một hệ thống các giá trị đạo đức mà tất cả mọi người đều tôn trọng từ vua cho đến dân. Việc dân phải tôn trọng vua chỉ là một trong nhiều giá trị đạo đức của chế độ Nho Giáo chứ không phải là điều duy nhất mà còn nhiều điều đạo đức cá nhân khác. Những điều đạo đức khác nữa là qui định cách con người đối xử với nhau, trong gia đình cha con, vợ chồng đối xử với nhau như thế nào. Ra ngoài thì qui định cách đối xử với bạn bè, với người trên, người dưới mình ra sao. Chế độ Đức Trị chủ trương giáo dục là chủ yếu trong khi chế độ Pháp Trị chủ trương dùng hình phạt là chủ yếu. Dưới chế độ Đức Trị đã thành nếp, nếu ai không theo các điều đạo đức thì bị người khác chê cười, coi thường cho nên dù là chưa bị pháp luật trừng phạt mà người ta cũng ngại không dám làm điều vô đạo đức. Lấy thí dụ, xã hội Nhật khi bị nạn sóng thần, nhà cửa bị tàn phá mà dân vẫn sống trật tự, cửa tiệm bị vỡ kính mất cả cánh cửa trước mà dân không xông vào hôi của, mà vẫn xếp hàng tuần tự vào mua hàng. Đó là vì họ sống thành nếp, nếu ai làm bậy thì bị người xung quanh chê cười, khinh khi nên họ ngại làm bậy, dù là cảnh sát chưa biết để bắt vì làm bậy. Xã hội Đức Trị đó không phải là xã hội phong kiến áp bức như người Mác Xít gán ghép cho chế độ Nho Giáo rồi ông Hà Sĩ Phu cứ thế mà tin rồi dựa vào đó mà bàn.

    • NGÀN KHƠI says:

      HOAN HÔ

      Hoan hô Minh Đức một phùa
      Luận về đức trị rất vừa ý tôi
      Hiểu về Nho giáo không tồi
      Quả là thâm thúy không như vài người
      Hiểu đời như thế thật hay
      Hiểu Nho như vậy mới nên tay cừ !

      NON NGÀN

  5. LÃO NGOAN ĐỒNG says:

    Thưa bà con,

    Tôi TÌM LẠI được bài viết khá hay của ông Cao Huy Thuần, tiến sĩ chính trị học và giáo sư đại học ở Pháp (t/p Amiens ?).

    Xin trích đoạn một số chỗ, để đối chứng lại những nhận xét tôi đưa ra về Nho giáo, nhất là Tống Nho.
    Đồng thời thử so sánh những đồng dạng giữa Tống Nho và thuyết Mác Lê quả có đúng thế chăng ?

    Đọc sách hay bài vở cũng như các kinh bổn, theo tôi cái cốt yếu là, hãy cố mà nắm lấy cho bằng được cái tinh túy, tức phần hồn, hơn là tầm chương trích cú, chả khác gì bà nội trợ hay chẻ rau muống làm làm tư làm tám, trong khi tìm hiểu, mà bỏ qua cái đại thể vô cùng quan trọng.

    Kính cáo,
    Lão Ngoan Đồng

    =====

    Từ bao giờ và bằng cách nào người Nhật thoát ra khỏi quỹ đạo tư tưởng của Trung Quốc?

    Cao Huy Thuần

    Nhật Bản đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc không thua gì Việt Nam. Cũng như ở ta, Khổng giáo đã từng là khuôn vàng thước ngọc chính thống trong tư tưởng của nước ấy. Nhưng người Nhật đã sớm ra khỏi quỹ đạo tư tưởng của Trung Quốc. Họ bắt đầu giải phóng tư tưởng của họ từ bao giờ? Bằng cách nào? Do trường phái nào? Bằng lý luận gì? Đó là câu hỏi mà tôi mong nhiều bạn sẽ cùng đặt ra với tôi, và bài viết này chỉ là một câu trả lời rất khiêm tốn. Công việc của tôi, thật vậy, rất khiêm tốn: tôi chỉ đọc một quyển sách và trình bày lập luận của tác giả. Quyển sách là một tác phẩm có tiếng và tác giả là một giáo sư đại học lừng danh, ở Nhật cũng như trên quốc tế. Xuất bản lần đầu tại Nhật năm 1952 và gây tranh luận sôi nổi sau đó, quyển sách của Masao Maruyama, rất bác học và khó đọc, được dịch ra tiếng Anh năm 1974, rồi tiếng Pháp năm 1996, khi ông mất, dưới nhan đề: “Essais sur l’histoire de la pensée politique au Japon” (“Luận về lịch sử tư tưởng chính trị tại Nhật”). Giới học thuật Pháp đặc biệt chú ý đến lập luận của Maruyama, một lập luận độc đáo làm họ ngạc nhiên: người Nhật đã thoát ra khỏi sự nô lệ văn hóa đối với Trung Quốc trước khi tiếp xúc với Tây phương. Họ đã giải phóng tư tưởng của họ tự bên trong, chứ không phải dưới áp lực của bên ngoài. Hiện đại hóa trong tư tưởng của người Nhật đã diễn ra trong một quá trình tranh luận giữa các tín đồ Khổng giáo với nhau, chứ không phải giữa họ với “ánh sáng mới” đến từ Tây phương. Nói khác, hiện đại hóa trong tư tưởng của người Nhật đã xảy ra trước khi Minh Trị hiện đại hóa nước Nhật để bắt kịp Tây phương. Giải phóng tư tưởng đi trước giải phóng chính trị.

    Đó là điểm đặc biệt mà ít người nói đến, nhất là ở phương Tây. Tây phương ưa làm người ta nghĩ rằng nguồn gốc hiện đại là đến từ họ. Đó cũng là điểm đặc biệt mà chúng ta, người Việt Nam, nên chú ý. Vì hai lẽ. Một là: trong cùng một hệ thống tư tưởng đến từ Trung Quốc, tại sao họ biết đặt lại vấn đề để phủ định, để hiện đại hóa, còn ta thì không? Hai là: tại sao ta vẫn lấy tư tưởng Trung Quốc làm tư tưởng của ta? Nếu ta không thiếu những cái đầu để suy nghĩ thì cái gì đã không cho phép ta làm cái việc mà Nhật đã làm hồi thế kỷ 17-18, tức là phê phán tư tưởng chính thống tự trong lòng tư tưởng ấy, bởi những tín đồ của tư tưởng ấy?

    Người Nhật không hơn gì ta đâu về phương diện triết lý: họ cũng không có những lý thuyết gia xuất sắc. Vậy mà họ có được những trường phái, những tranh luận đưa dần đến sự thành hình một tư tưởng chính trị mang sắc thái đặc trưng của Nhật. Quyển sách của Masao Maruyama nghiên cứu sự thành hình đó. Ông đưa ra hai nhân vật tiêu biểu: Ogyù Sorai và Motoori Norinaga. Sorai (1666-1728) là kết tụ của một quá trình đánh giá lại Khổng giáo, hay nói cho chính xác hơn là Tống Nho. Norinaga đi xa hơn, đả kích Tống Nho, xây dựng cả một trường phái đề cao quốc học. Trong phạm vi nhỏ bé của bài này, tôi chỉ có thể giới hạn vào hai tác giả đó mà thôi, nhất là Sorai.
    (…)

    Nhưng Tống Nho là gì? Trước hết, dưới mắt Sorai, đó là một sự trở về nguồn, lấy gương sáng của năm ông vua truyền thuyết thời thượng cổ (Nghiêu, Thuấn, Thang, Vũ, Chu Công) hợp với Khổng, Mạnh, làm kim chỉ nam, đặt trọng tâm trên Tứ Thư (Đại học, Luận ngữ, Trung dung, Mạnh Tử) thay vì Ngũ Kinh (Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân Thu). Thứ hai, đó là một siêu hình học vừa được sáng chế, kết nối con người với vũ trụ, lấp đi một lỗ trống lớn trong tư tưởng của Khổng giáo, quá thiên về mặt hình nhi hạ. Toàn bộ là một hệ thống triết lý chặt chẽ bao gồm cả đạo đức hằng ngày của con người lẫn quan niệm về bản thể của vũ trụ.

    Tôi khỏi phải dông dài về siêu hình học của Chu Hy, về thái cực, âm dương, ngũ hành… Chỉ nói rằng Chu Hy phát triển học thuyết Lí và Khí của hai anh em họ Trình, Trình Hạo và Trình Di, lí là phần siêu hình, khí là phần vật chất, hai phần ấy không tách rời nhau, hễ có khí thì có lí, nhưng lí có trước, khí có sau, lí có trước cả khi có Trời Đất, nghĩa là siêu việt vũ trụ và muôn loài. Mọi vật trong vũ trụ đều được tạo thành do sự hợp nhất của lí và khí; lí là bản chất của mọi vật, khí là hình thể của mỗi vật. Bản chất của mọi vật là giống nhau vì cùng do lí mà ra, nhưng dưới hoạt động của khí, mỗi vật đều dị biệt. Con người khác con vật là vì vậy: bản chất lí giống nhau nhưng nhận khí khác nhau, nên người làm chủ vạn vật. Cũng vậy, giữa người với người cũng khác nhau, vì tuy bình đẳng về bản chất, về lí, người này với người kia khác nhau về khí, về trình độ. Cho nên phàm thánh khác nhau, thánh hiền bẩm thụ khí trong, phàm phu bẩm thụ khí đục. Vũ trụ quan của Chu Hy kéo dài để trở thành lý thuyết về bản chất của con người. Nơi mỗi người vừa có “bản chất nguyên thủy” (lí) vừa có “bản chất riêng”(khí). Nơi thánh hiền, “bản chất riêng” trong suốt, hiển lộ bản chất trong suốt nguyên thủy. Nơi phàm phu, bản chất riêng vẩn đục vì ham muốn che lấp bản chất nguyên thủy. Cho nên “nhân dục” đối lập với “thiên lí”. Từ chỗ vẩn đục ấy, tính ác sinh ra.

    Thế nhưng… nhân chi sơ tính bản thiện, tánh thiện ẩn sâu trong bản tính của con người hơn tánh ác, vì tánh thiện là do lí mà ra, tánh ác là do khí mà đến. Làm sạch được những yếu tố của bản chất riêng thì phục hồi lại được bản chất nguyên thủy. Vì vậy, vấn đề là làm sao làm tốt hơn lên cái khí riêng của mình: tất cả luân lý của Tống Nho nằm trên đó.

    Làm sao? Một là phải giáo dục luân lý. Lí học thánh hóa đạo đức của Khổng học, đưa Khổng học lên thành tôn giáo. Hai là phải dùi mài trí tuệ: cách vật trí tri. Tu thân là bước đầu tiên phải thực hiện trước khi tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.

    Tu tề trị bình, ta đã từng học thuộc như cháo. Nhắc lại là cốt để nói: tất cả đều lệ thuộc vào luân lý, từ vũ trụ, thiên nhiên, đến văn hóa, lịch sử. Lịch sử không có gì khác hơn là bài học về luân lý, là tấm gương sáng về luân lý. Vũ trụ không có gì khác hơn là phản ánh bản tính của con người và bản tính đó là thiện vì lí là tuyệt đối chân và thiện. Từ một quan niệm siêu hình lạc quan về bản tính của con người, Tống Nho đi đến một kết luận về luân lý cực kỳ khe khắt, tất cả đều là luân lý, tất cả ước muốn của con người đều bị đặt dưới tòa án của phán quan luân lý. Nếu đây là lĩnh vực của cá nhân thì chẳng sao cả; vấn đề đặt ra là khi Nhà nước phóng tay lãnh đạo luân lý.

    Lý thuyết siêu hình lạc quan ấy rất hợp với một xã hội ổn định như xã hội Nhật dưới thời Tokugawa, tức là thời kỳ tiếp theo sau một khoảng thời gian đại loạn kéo dài từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17. Lý thuyết đó đem lại quân bình trong dân chúng và đồng thuận trong xã hội. Nhưng xã hội đâu có đứng yên mãi một chỗ, ổn định đâu có bất biến, tính lạc quan khởi đầu thời đại Tokugawa đâu có mãi mãi bền vững? Cả một loạt câu hỏi bắt đầu được đặt ra, khởi động phong trào đặt lại vấn đề. Lí có thật là bản tính nguyên thủy của con người? Con người có thể tự mình dẹp bỏ được “nhân dục” hay bắt buộc phải dẹp bỏ? Lí có phải là toàn năng đến mức cai trị tất cả? Tu tề có thật sẽ đưa đến trị bình? Nghi ngờ này tiếp theo nghi ngờ khác, rốt cuộc tất cả hệ thống dần dần tan rã dưới cách đặt lại vấn đề của Sokô (1622-1685), Jinsai (1627-1705), rồi Ekiken (1630-1714) như là những nhà đại Nho tiêu biểu. Họ vẫn ở trong hệ tư tưởng của Tống Nho, nhưng họ nghi ngờ. Một câu nói của đồ đệ Ekiken biểu trưng tình trạng đó: “Thầy tôi càng tin mãnh liệt chừng nào vào tư tưởng của Chu Trình thì càng nghi ngờ mạnh mẽ chừng ấy”. Quá trình đặt lại vấn đề kết thúc với Sorai. Sorai là mở đầu của đoạn tuyệt. Thế giới trí thức Nhật bàng hoàng với những lập luận mới của ông, nhưng rất nhanh bị ông thu hút.

    Bình luận:
    Tôi thực sự tâm đắc với cụm từ “quan niệm SIÊU HÌNH LẠC QUAN về bản tính con người” !
    Cũng như những nhận xét chí lý của tác giả khi so sánh giới trí thức Nhật và Ta có khác biệt lớn nào trong quá khứ.

    (còn tiếp)

    • LÃO NGOAN ĐỒNG says:

      Sorai xét lại

      Đâu là mới trong lập luận của Sorai? Quan trọng nhất là phương pháp nhìn và phân tích vấn đề của ông. Với phương pháp đó, ông vẫn đứng trong hệ tư tưởng của Tống Nho, nhưng ông đã suy nghĩ với một cái đầu khác. Thú thật, tôi không bị hấp dẫn vì nội dung trong tư tưởng của Sorai bằng phương pháp ông đã dùng trong thời đại của ông. Hai trường hợp cụ thể sau đây cho thấy cái nhìn mới của ông khi ông mới bắt đầu hành trình xét lại.

      Trường hợp thứ nhất xảy ra năm 1696 khi Sorai giúp việc cho một quan chức lớn. Một anh nông dân cùng khổ bỏ nhà, bỏ vợ, cạo đầu làm thầy tu dưới tên Dônyû, dẫn mẹ đi lang thang kiếm ăn. Dọc đường, bà mẹ bị đau, anh chàng gửi mẹ tại chỗ, tìm đường lên kinh đô. Mặc dù bà mẹ được cư dân ở đấy chăm nom và gửi trả về nguyên quán, anh chàng vẫn bị bắt với tội phạm “từ bỏ cha mẹ”. Ông quan hỏi ý kiến các nhà Nho cố vấn: trị tội với hình phạt gì? Luật nhà Minh không có chỗ nào nói về mục này, luật lệ bản xứ cũng không có, các Nho gia đề nghị xem trường hợp Dônyû như chỉ là trường hợp người đi ăn xin; Đi ăn xin thì đâu có phải từ bỏ cha mẹ? Huống hồ anh chàng đã bỏ vợ trước đó mấy ngày mà vẫn cung dưỡng mẹ già dù phải đi ăn xin – một thái độ đáng khen, nhất là đối với một người cùng khổ. Vợ thì bỏ, mà mẹ thì vẫn cưu mang: vậy thì anh chàng có ý định bỏ mẹ đâu? Đó là lối lý luận hợp với tinh thần Tống Nho, cái gì cũng dựa vào lí, lí đó luôn luôn hiện diện trong đầu con người và hiển lộ qua ý định đưa đến hành động.

      Viên quan không bằng lòng với lập luận đó. Dưới mắt ông, bỏ cha mẹ là tội không tha thứ được, dù con đi ăn xin. Ông hỏi ý kiến Sorai. Đây là lần đầu trong đời, ông lập thuyết công khai: “Nếu có một nạn đói xảy ra nơi nào đó, chắc chắn nơi khác cũng có nhiều người đói như vậy. Bỏ cha mẹ là điều không tưởng tượng được. Nếu ta xét hành động của Dônyû là như vậy và phạt tội, ta sẽ tạo ra một tiền lệ mà tòa án các nơi khác sẽ xử theo. Nhưng tôi nghĩ rằng trách nhiệm dồn một người đến cái mức tàn tệ như Dônyû trước hết phải quy cho các quan địa phương từ cấp thấp đến cấp cao rồi lên cao hơn và ngay cả lên cao hơn nữa. Bởi vậy, tội của Dônyû, nếu đem ra so sánh, là không đáng kể”.
      Thượng cấp của Sorai khen phải. Ông cho phép Dônyû trở về nguyên quán và cấp dưỡng thóc gạo để nuôi mẹ. Lời tự sự sau đây của Sorai đáng ghi lại nguyên văn:

      “Từ thuở bé, tôi đã sống ở nông thôn; năm 13 tuổi, tôi dời đến Kazusa và nếm đủ mùi khổ cực, thấy đủ mọi cảnh. Chính tại vì tôi là dân quê mùa cục mịch, vừa chui ra khỏi nông thôn, nên tôi mới dám nói với quan lớn thứ ngôn ngữ mà người thường không dám bắt chước… Ở mãi trong phủ chúa, người ta tất nhiên nhiễm thói quen sống và suy nghĩ để trở thành những kẻ nói sao cũng được và tựu trung chẳng biết gì. Nghĩ cho kỹ, các quan lớn hoặc các quý tộc sống mãi trong đó chẳng biết gì cả và chẳng bao giờ nói được câu gì khác với các ý kiến nghe đến nhàm tai”.

      Lời tự sự đó hé ra cho thấy ý muốn cải cách chính trị của Sorai. Nhưng quan trọng không kém là cách nhìn vấn đề của ông. Nho gia nhìn mọi việc qua lí, gò bó tư tưởng trên ý định chủ quan đã đưa Dônyû đến hành động để xem hành động đó “đáng khen” hay không. Sorai, đặt vấn đề trên bình diện khách quan, hướng vấn đề qua trách nhiệm chính trị của quyền lực để tha bổng. Đúng hay không, không phải là chuyện để nói ở đây. Chuyện để nói là cái nhìn đã đổi. Phân biệt hai lĩnh vực, khách quan và chủ quan, là một khía cạnh quan trọng trong phương pháp luận của Sorai.

      Chuyện thứ hai lý thú hơn nữa, gợi hứng cho những tranh luận kéo dài đến thế kỷ 19. Sáng ngày rằm tháng chạp năm 1702, dân chúng ở kinh đô hoảng kinh khi nghe kể 46 cựu samourai của lãnh chúa Akô tấn công tư thất của Kira Yoshinaka, cắt đầu ông này để trả thù cho chủ cũ. Dư luận bàn tán xôn xao về thái độ phải đối xử trong sự việc tối quan trọng này vì nó liên quan đến mối quan hệ phong kiến giữa chủ và tớ, nền tảng của chế độ Tướng Quân. Sự việc cũng động đến cơ sở của Khổng giáo trong chừng mực luân lý đức Khổng đặt ngang hàng quan hệ chủ tớ với bốn quan hệ khác, có tính cách tư, cha-con, vợ-chồng, anh-em, bạn bè. Nho gia bối rối. Phần đông đòi tha cho các samourai. Rốt cuộc, phán quan của Tướng Quân xử như sau:

      “Nếu ta lý luận theo các lý do đã thúc đẩy các samourai đó hành động, hành động của họ là thích đáng vì họ là những người mà cuộc đời là ngủ trên chiếu, gối trên gươm, báo thù cho chủ, giết kẻ thù của chủ không đội trời chung. Luật sống của samourai buộc họ không được tha thiết với đời sống, cấm họ nuốt nhục. Nếu ta lý luận theo quan điểm của luật pháp, ai làm trái luật đều phải trị tội. Dù các samourai đã hành động theo lời trối trăn của chủ cũ, họ đã vi phạm luật của Nhà nước. Tội đó đáng phải xử trảm để làm gương cho thế hệ bây giờ và mai sau. Hai quan điểm đó [lý do và luật pháp] có vẽ hoàn toàn trái ngược nhau, nhưng vẫn có thể sống chung với nhau mà không phản lại nhau. Chỉ cần, trên thượng đỉnh, có một minh quân cai trị với những cố vấn minh triết, làm sáng tỏ luật pháp và ban bố sắc lệnh, và ở dưới, có những chư hầu trung thành và những samourai đạo hạnh, xả thân theo tình cảm của mình, sống trọn với ham muốn, rồi sau đó quyết định tuân theo luật pháp, chấp hành bản án xét xử”.

      Một lập luận hàng hai, nhưng cho phép áp dụng cả hai thứ luật: luật của Nhà nước và luật của võ sĩ đạo. Chuyện đáng nói ở đây là sự phân biệt giữa ý định ở bên trong và luật pháp ở bên ngoài báo hiệu sự tan rã của lý thuyết về lí, đặt tất cả trên nền tảng luân lý, xem mọi nguyên tắc của lĩnh vực công đều bắt nguồn ở luân lý cá nhân, tu thân vi bổn, trị nước là hậu quả kéo dài.

      Sorai cũng kết án như thế, nhưng với một lập luận khác, chặt chẽ hơn:
      “Sự việc 46 samourai trả thù cho chủ chứng tỏ rằng các người này tôn trọng danh dự giống như bất cứ samourai chân chính nào khác. Hành động trung thực như vậy, đã đành họ đi theo con đường mà bổn phận của họ đã vạch ra, nhưng sự lựa chọn đó chỉ liên quan đến họ, và, tựu trung, đó là một vấn đề có bản chất riêng tư. Đối với luật, thái độ đó không chấp nhận được. Nếu, bây giờ, ta tuyên bố rằng 46 người đó có tội mà lại kết án họ mổ bụng theo luật võ sĩ đạo của họ thì các võ sĩ ấy có sợ gì mà không mổ bụng theo bổn phận trung thành của họ? Có thể biện pháp đó thích hợp nhất với ích lợi chung, nhưng nếu ta vi phạm ích lợi chung bằng những lập luận về ích lợi riêng như thế, rốt cuộc sẽ không thể làm luật gì được cho Nhà nước”.

      Khác nhau chỉ ở câu cuối. Sorai cũng công nhận hành động của các samourai là có cơ sở, nhưng, bằng mọi giá, phải hạn chế sự công nhận đó vào lĩnh vực tư, như là những quan điểm riêng tư, chủ quan, cá nhân, khi các quan điểm ấy trái với ích lợi chung, hoặc khi một luân lý cá nhân tràn vào lĩnh vực công.
      Phân biệt hai lĩnh vực công và tư, lãnh địa của luân lý và lãnh địa của luật pháp, lãnh địa của tu thân và lãnh địa của trị quốc, tư tưởng của Sorai nhắm vào một điểm căn bản: chính trị hóa Khổng giáo, đặt ưu tiên trên yếu tố chính trị. Từ điểm căn bản này, Sorai dần dần phá vỡ tất cả kiến trúc của tư tưởng Tống Nho, với một phương pháp luận sắc bén, chặt chẽ.

      Điểm khởi hành của phương pháp đó là: “nghiên cứu những từ cổ và những câu cổ”. Sorai gây dựng cả một học phái đi chuyên sâu vào nghiên cứu này. Ông nói: không hiểu chữ cho đúng thì không hiểu Đạo được. Tại sao? Tại vì một ngôn ngữ luôn luôn thay đổi theo thời gian. Nếu ta giải thích những tài liệu xưa theo nghĩa của chữ mà ta dùng ngày nay, có khi ta hiểu sai ý của người xưa. Tinh túy của nghiên cứu, ông nói, là khiêm tốn giới hạn vào việc tìm hiểu từ và sự việc. Đừng quan tâm đến những biện luận tinh tế về bản chất của đời sống. Cụ thể, nghĩa là gì? Là nghiên cứu những định chế và sự kiện văn hóa mà Nghiêu Thuấn để lại cho thời hoàng kim của Tam Đế Hạ, Thương, Chu. Thay vì Tứ Thư như Chu Hy xem trọng nhất, Sorai đặt trọng tâm trên Ngũ Kinh, vì theo ông, Ngũ Kinh diễn tả những định chế và những sự kiện lịch sử. Nghiên cứu cặn kẽ từng chữ, từng câu trong Ngũ Kinh để hiểu rõ cụ thể những định chế của thời thượng cổ, xong rồi mới bắt qua Luận Ngữ để hiểu ý nghĩa thực sự những gì Khổng Tử viết, chứ không phải chỉ hiểu Khổng Tử qua giải thích của người đời sau. Nếu Sorai sống vào thế kỷ 19 ở châu Âu hoặc thế kỷ 20 ở nhiều nước khác, chắc ông sẽ nói: hãy hiểu Mác bằng cách đọc thẳng Mác, chứ đừng đọc qua chữ nghĩa của những người nhân danh ông.

      Mục đích mà Sorai nhắm đến là gì? Là cắt đứt sự liên tục giữa Thánh nhân và người thường và gạt bỏ dần dần tính chủ quan – mà ông gọi là “minh triết riêng tư” – nhờ chuyển việc nghiên cứu từ lí qua cổ tự, cổ ngữ. Ông lập luận thế nào?

      - Bình luận:
      Đoạn cuối hay cực kỳ và là bài học lớn cho những kẻ thích “chẻ rau muống” qua phương pháp “tầm chương trích cú” mà ta thường gặp ở ngoài đời. Ngàn xưa cả thày lẫn trò, từ vua đến qua xuống hàng dân dã đã cùng nhau gật gù: Tử dậy bla bla bla Thế mà ngàn năm sau vẫn tìm cách chiết tự lung tung, ra vẻ ta đây là bậc uyên bác nhất thiên hạ mà phán xét sự việc.

      [trích]
      Ông nói: không hiểu chữ cho đúng thì không hiểu Đạo được. Tại sao? Tại vì một ngôn ngữ luôn luôn thay đổi theo thời gian. Nếu ta giải thích những tài liệu xưa theo nghĩa của chữ mà ta dùng ngày nay, có khi ta hiểu sai ý của người xưa. Tinh túy của nghiên cứu, ông nói, là khiêm tốn giới hạn vào việc tìm hiểu từ và sự việc. Đừng quan tâm đến những biện luận tinh tế về bản chất của đời sống.
      [hết trích]

    • Võ Hưng Thanh says:

      ĐIỀU TỆ HẠI CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

      Người Việt Nam từ hàng ngàn năm nay chịu ảnh hưởng của Nho, Lão Phật. Thật ra, muốn biết tư tưởng của Khổng tử, Mạnh tử, hay Nho giáo như thế nào, chỉ đọc cho nhuyễn Tứ thư và Ngũ kinh. Tất nhiên trong đó Kinh Xuân thu và Kinh thi không có vai trò hay ý nghĩa quyết định lắm, mặc dầu Khổng tử từng nói muốn đánh giá ông đích thật nhất, chính là ở Kinh Xuân thu. Còn Lão học tất nhiên phải đọc Đạo đức kinh và Nam Hoa kinh (Trang tử). Riêng về Phật thì kinh sách Phật giáo hàng hà sa số, nhưng đại thể của Phật giáo chính là tính Không. Nắm chắc về tính Không cũng là nắm chắc cái cốt lõi thâm sâu nhất trong đạo Phật. Nhưng cái yếu của người VN nói chung, phần lớn chỉ đọc tư tưởng triết học từ ngoài thâm nhập vào trong nước một cách thụ động, cóp nhặt, nhớ thuộc, tán nhuyễn thêm, mà ít khi hay không bao giờ có tinh thần nhận định, phê phán, tức tiếp thu một cách chủ động và tích cực. Đặc biệt tinh thần tán hươu tán vượn một cách nông cạn, thấp kém nhất đó phải nói đối với học thuyết Mác. Những điển hình cao nhất của ý thức thấp kém khi đọc tư tưởng Các Mác tiêu biểu nhất phải nói là Trần Đức Thảo và Trần Văn Giàu. Trần Văn Giàu nói mọi điều gì về văn hóa. lịch sử VN, cuối cùng đều cũng chỉ phiên dịch theo những ý niệm mác xít theo kiểu rất thuần thành. Trần Đức thảo phê bình ồn ào Hiện tượng luận phương Tây, phê bình thuyết hiện sinh, thuyết cấu trúc v.v… ai không hiểu tưởng như lão luyện, thâm trầm, sâu sắc, sáng tạo lắm. thực chất Trần Đức Thảo chỉ luôn dựa vào Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử Mác đưa ra giống y như một thầy đồ làng hay một chú học trò nhỏ, cắp sách theo thầy một cách thụ động, ê a kiểu Tử viết, Mác viết, mà hoàn toàn không có chút tư duy triết học sáng tạo, độc lập nào hết. Trần Đức Thảo, Trần Văn Giàu còn thế, thì thử hỏi những lớp học trò do các ông thầy này đào tạo ra ở VN được gọi là trí thức XHCN thực chất cũng chỉ là các cách thức triết học hay tư duy nhai lại, nào có còn ý nghĩa hay giá trị gì. Ai không tin điều này thử lục lại các sách, các tạp chí gọi là triết học của VN kể từ khi bằng con đường Liên xô du nhập vào nước ta cho đến nay có phải đúng như thế không. Tức chỉ có một sách duy nhất, đó là sách chép theo, nói theo người khác, hoàn toàn không hề có một chút xíu tư duy độc lập, phê phán tự do, hay ý nghĩa sáng tạo nào mới của người VN cả. Riêng trường hợp trên đây, là trường hợp của ông Cao Huy Thuần, chỉ đọc duy có một cuốn sách người Nhật để nhận xét về tiinh thần người Nhật khi tiếp thu tư duy triết học nước ngoài một cách chủ động, sáng tạo, cũng là một trường hợp đáng nên chú ý. Thật ra không phải người VN lệ thuộc người Tàu, hay kẻ sĩ VN thời xưa lệ thuộc văn hóa Trung Hoa, điều đó hoàn toàn không đúng. Các nhà nước quân chủ VN ngày xưa chỉ hòa hoản với Trung Quốc nhưng không bao giờ lệ thuộc TQ, trừ ra những trường hợp cá nhân hay cá biệt cõng rắn cắn gà nhà hay phản quốc, bán nước thì không nói. Người VN ảnh hường văn hóa TQ không có nghĩa văn hóa VN mang màu sắc văn hóa TQ. Nói như vậy là hoàn toàn nhầm lẫn hay sai lầm tai hại. Tinh thần người Việt phần lớn thiên về văn học nhưng ít thiên về triết học, nhất là tư duy triết học đúng nghĩa, thế thôi. Chỉ mãi sau này, hay thời cận và hiện đại, chính sự nô lệ vào ý thức hệ khiến bao lớp trí thức mới VN được gọi là trí thức XHCN, thực chất chỉ là loại trí thức sao chép người khác không hơn không kém. Ai cứ đọc vào các sách viết của Trần Văn Giàu và nhiều người khác trong suốt gần thế kỷ đều thấy không ngoa điều đó. Điều này chỉ nói lên một ý nghĩa, dân tộc VN không đến nỗi tồi về ý thức, tinh thần độc lập, các nhà nước quân chủ VN cũng thế. Chỉ trừ một vài ngoại lệ khi nhà nước đó đưa văn hóa, tôn giáo nước ngoài trở thành quốc giáo, hay ý hệ chính thức, thời quân chủ và thời cách mạng vô sản cũng đều rập khuôn y kiểu vọng ngoại, thụ động, và tiêu cực theo cách thậm tệ như vậy. Tuy vậy, ai có đọc Nho giáo của Trần Trọng Kim, Phan Bội Châu đều thấy toát lên một tinh thần, ý thức dân tộc VN độc lập hoàn toản rất rõ nét.

      ĐẠI NGÀN
      (30/3/12)

      • nt says:

        Đúng là chó săn CS HN!.!.!>!!

      • Ngàn Khơi says:

        VIỆT KIỀU

        Việt kiều ngàn cách ngàn người
        Nt như thứ đười ươi trên rừng
        Nặng hơn là thứ chó rừng
        Đụng đâu sũa đấy ý chừng nhe nanh !

        Non Ngàn

    • Minh Đức says:

      Trích: Nhưng người Nhật đã sớm ra khỏi quỹ đạo tư tưởng của Trung Quốc. Họ bắt đầu giải phóng tư tưởng của họ từ bao giờ? Bằng cách nào? Do trường phái nào? Bằng lý luận gì?

      Người Nhật học văn minh cơ giới của Tây Phương, học các phát triển kinh tế bằng buôn bán của Tây phương. Như thế là họ không còn theo văn minh nông nghiệp như Trung Quốc nừa nhưng về văn hóa thì họ vẫn chịu ảnh hưởng của Nho Giáo trong xã hội, trong cách cư xử trong đời sống. Họ canh tân không phải vì theo chủ nghĩa hay lý luận mà do quan sát thấy điều gì có lợi trong thực tiễn thì học.

      • NON NGÀN says:

        HAY

        Lần này Minh Đức thật hay
        Hiểu Nho, hiểu Nhật chẳng sai chút nào
        Có tài lập luận sít sao
        Kiểu người như vậy lẽ nào không khen !

        NGÀN KHƠI

  6. Lâm Vũ says:

    Lúc ông HSP viết bài này, 1995, tôi đã nghe tên tuổi nhưng mấy năm sau, khoảng 1998, mới được đọc ông. tôi phải thú thực là. lớn lên ở Sài Gòn, nên mới đầu cũng cần phải cố gắng vượt qua một số từ nghe lạ tai. Nhưng đó là chuyện tự nhiên, vì 20 năm chia cách Bắc Nam, biết bao những danh từ mới được sáng tạo ra ở cả hai miền, thường hoàn toàn khác biệt, nhất là trong những bộ môn mới du nhập vào Việt Nam, trong đó phải kể bộ môn Chinh trị hay Triết học. Chẳng hạn, “Entfremdung” (Alienation), một khái niệm “đặc thù” của Marx, miền Nam dịch là “vong thân”, ở miền Bắc CS dịch là “tha hóa”. Ngày nay, ở VN, chữ “tha hóa” còn được hiểu nghĩa “mất đạo đức (cách mạng)”…

    Ở đây tôi không muốn tranh luận cách dịch nào đúng hơn cách dịch nào, nhất là cũng khó so sánh lắm. Lý do chính, từ “Entfremdung” của Marx mang ý nghĩa khác hơn là nghĩa thường dùng, gói ghém một khái niệm cơ bản triết lý chính trị, hay “ý thức hệ”, của Marx, ngày nay thường được gọi là “Chủ nghĩa Cộng Sản” v.v.

    Một từ ngữ nhiều khi chỉ là một “ký hiệu” dùng để thay cho một khái niệm dài dòng nào đó. Mục đích chính để dễ nhớ, nhưng tự nó cần phải giải thích, như trường hợp Entfremdung/Vong thân/Tha hóa. “Đức trị” của ông HSP, tôi nghĩ cũng giống như thế, cần phải giải thích người đọc mới hiểu được ông muốn nói gì.

    Tác giả HSP giải thích “đức trị” thế nào?

    Ngaỳ từ đầu ông địngh nghĩa “đức trị là) “tư duy phong kiến mang màu sắc công nghiệp.” – tức là bản chất là chỉ “phong kiến” (“phong hầu, kiến địa” – tức là chế độ ban chức tước và ban chia đất đai cho thân thích của thời vua chúa ngày xưa) chỉ khác là thay vì vua chúa ban ơ mưa móc thì này là một ông chủ lớn khác (mà người đọc nào cũng hiểu đó ông chủ lớ ngày xưa là vua chúa, này là “Đảng”).

    Thiển nghĩ, giải thích thế đã quá rõ, nhưng tác tác còn cẩn thận diễn giải thêm: “lý thuyết (Đức trị) Mác-Lê có những nhân tố mà lý thuyết Đức trị phong kiến không có như “Giai cấp công nhân và Đảng tiền phong”, “tính Quốc tế”, tính “tập thể”, “tính Công nghiệp”, “tính Duy vật biện chứng”..”.

    Tôi thấy những giải thích bổ túc này không làm rõ nghĩa thêm của từ ngữ “đức trị”, nhưng có một câu hỏi khắc tôi đoán đã manh nha trong đầu đa số người đọc. Đó là: từ “đức trị” có phải là chữ hay để chuyên chở điều tác giả muốn nói tới?

    Đây là một chuyện khác, rất dài dòng, phải cần nhiều giấy mực mới bàn cho ra lẽ. Ở đây tôi chỉ đưa ra vài nhận định ngắn gọn, để thưa cùng quý bạn đọc DCV để cùng nhau suy ngẫm:
    - Khái niệm “đức” – hay “đạo đức” – trong ngôn ngữ Đông phương khác hẳn với cách hiểu của người phương Tây, của triết học Mac-xít. Hay cả tác giả(?). Ộng HSP viết: “Đạo đức là một giá trị tinh thần cao quý, nhưng cũng biến đổi theo thời đại”. “Giá trị cao quý” thì đúng rồi, nhưng “biến đổi theo thời đại” thì chưa chắc đúng!

    Cái thay đổi theo từng thời đại là “luân lý”, như “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó” là luân lý, không phải là đạo đức. Ngược lại, thương kẻ hoạn nạn, bêng vực kẻ yếu, tha thứ cho kẻ lỡ lầm, không ăn gian nói dối đó là Đạo đức, và không thay đổi ít nhất từ thời đức Phật, chúa Giê-Xu còn sống đến ngày hôm nay.

    - Tôi cũng mường tượng, các “đức” trong “đức trị” mà tác giả muốn nói đến chính là “ý (thức) hệ”. Tác giả viết: “Mặt tích cực (của “đạo đức”) là duy trì tính ổn định của xã hội, nhất là của dân tộc, chống lại những điều “nhí nhố” nhất thời.”. Đây chính là “định nghĩa” của ý thức hệ (ideology)!

    Sau cùng, trên đây chỉ là nói chuyện chữ nghĩa, thật ra bài viết đã phân tích đùng và rất sâu về thực chất của chủ nghĩa CS và nhất là chế độ CS “thực tế’ ở Việt Nam. Bao nhiêu năm, bác và đảng đã rêu rao “đạo đức cách mạng”, “cán bộ là đầy tớ của dân”… nhưng rồi lại treo biểu ngữ khắc nơi bắt dân phải “đời đời nhớ ơn đảng CSVN”. Hóa ra “đạo đức cách mạng” là… chủ phải đời đời nhớ ơn đầy tớ?

    LV

    • NGÀN KHƠI says:

      SỰ DIỄN TIỄN CỦA LỊCH SỬ

      Ý của anh Lâm Vũ viết ngắn, nhưng tỏ ra có tìm hiểu, nghiên cứu, có suy diễn sâu xa. Thật ra, nếu không có lý thuyết “biên chứng” (Dialektik) của Hegel, chưa chắc đã có cơ sở cho học thuyết Mác, Mác lấy phép biện chứng của Hegel (duy tâm) làm nền tảng cho học thuyết (duy vật) của mình. Loại ý nghĩa của biện chứng đi, học thuyết Mác cũng trở thành như con tàu không có bánh lái, như tàu hỏa không có đường rây, hay giống như xe hơi không có động cơ. Ý niệm vong thân hay tha hóa, chủ yếu cũng là ý niệm từ Hegel. Tiếng Đức là Entäusserung (tự tách ra khỏi mình, thành xa lạ với mình của bản thân Tinh thần). Đây chính là gốc gác của từ ngữ vong thân (tha hóa), Entfremdung của Mác sau này. Thế nhưng, từ học thuyết Mác đến Lênin lại đã có phần khác, rồi đến Stalin, Mao Trach Đông, Kim Nhật Thành, Pôn Pôt … cũng vậy. Chủ yếu trong Leenin là kinh tế tập thể, ý nghĩa này tuy đã manh nha nhưng hãy còn mơ hồ phần nào trong học thuyết Mác. Nên nói chung nếu ông Hà Sĩ Phu cho học thuyết Mác là học thuyết “đức trị” thì quả thật còn quá ngây thơ. Còn nếu hiểu là “Đức” trị, tức ý thức hệ xuất phát từ nước Đức, lại phần nào có lý hơn. Bởi Mác gom chung mọi tư tưởng nào không phải là tư tưởng giống Mác đều là tư tưởng tư sản, ý thức hệ tư sản, trong đó kể cả đạo đức tư sản, hay ý nghĩa “đức trị” như nhiều người đang bàn tán. Đức trị theo nghĩa tư sản, là điều Mác hoàn toàn phủ nhận, bài xích. Bởi đạo đức theo Mác chỉ có nghĩa là đi đúng hướng quy luật biện chứng, đó chính la điều mà những người cộng sản sau này, hoặc ý thức hoặc không ý thức, đều gọi và hiểu chung lại là “đạo đức cách mạng”, tức điều gì có lợi cho giai cấp vô sản như Mác quan niệm theo ý của ông ta mà thôi. Bởi vậy phê bình chủ nghĩa hay xã hội cộng sản, thực chất chỉ là phê bình học thuyết Mác từ cơ bản, hay phê bình cái được gọi là “đạo đức cách mạng” mà chính nó đã được Mác tạo lập nền tảng, trong đó ý nghĩa chủ yếu chính là đấu tranh giai cấp. Ngày nay vẫn còn rất nhiều người hiểu, hay phê phán chủ nghĩa cộng sản chỉ cốt nặng về tính chất cảm tính, hay kinh nghiệm sống bản thân nào đó trong xã hội, hay trong cuộc đời mình. Trong khi đó, căn bản của sự phê bình sâu xa nhất về học thuyết Mác tức phê bình cơ sở khoa học khách quan không đúng của nó, tức phê bình các quan điểm lịch sử xã hội do Mác đưa ra, mà trong đó khái niêm biện chứng của Hegel được Mác sử dụng như là cái cốt lõi quyết định nhất.

      NON NGÀN
      (30/3/12)

      • Lâm Vũ says:

        Cám ơn bác Non Ngàn. Phần trên, tôi hoàn toàn đồng ý với bác.

        Marx thật ra chỉ có công “lộn ngược” triết học Hegel, mang “đầu cắm xuống đất”, không nhiều “sáng tạo”. Một thì dụ điển hình là chữ Entfremdung (“vong thân”) vồn đã được dùng trong các triết gia (đi trước Marx) như Hegel, Schelling và Feuerbach, nhưng Marx đã “tục hóa” (hay “duy-vật-biện-chứng-hóa). Ở Marx, “vong thân” không còn nghĩa “tinh thần” của Hegel (liên hệ “chủ thể” và “khách thể”) hay ý nghĩa tôn giáo (người và thượng đế) của Feuerbach, mà giữa người và ngưòi (người bóc lột người) v.v. Sở dĩ Marx nổi tiếng một thời là nhờ tài tranh luận sắc bén, khả năng sử dụng ngôn ngữ Đức linh động, khác hẳn ngôn ngữ của những cây viết đương thời.

        Nói chung, cá nhân tôi thấy triết học Marx cũng rất thú vị và cũng lắm điều hay, đáng suy ngẫm, nhưng tôi lại không ưa “nhà cách mạng” Marx, khá nông cạn, hãnh tiến và nhất là xảo trá.

        Chỉ xin có đôi lời thô thiển xin trình cùng bác Non Ngàn. Hy vọng sẽ còn dịp trò chuyện nhiều hơn.

        Kính

      • Builan says:

        Xin cúi đầu chào quý vị Thức giả Vũ Lâm,… rất đáng cho tôi nể phục,thán phục !
        Biết người biết ta , tôi cần cù, mai miết đọc, học những uyên thâm cuả quý vị !

        Rất thật lòng,!
        Với VHT…(bỏ bớt râu ria) ! Tôi chỉ nể, thán chứ KHÔNG PHỤC !! (hung hăng, hỗn như quỷ”

        Lý do ?- Xin lễ phép nhường cho diễn đàn !!
        Nói không ngoa, kẽ hèn tôi là người ĐƯỢC ông Trạng caĩ VHT.. (laị vẫn phaỉ bỏ caí phần đuôi) “đánh vaỹ” kỹ nhất, – Vì caí tội thích đuà dai, cù móc cù khoè, khều !
        Tôi lại được đứng chung cùng với NHV, LNĐ… ! Tôi mắc cỡ quá !!! “Theo tôi thấy” tôi đâu có xứng đáng ! * Họ là những bậc thầy cuả tôi.

        Thưa bác Lâm Vũ , bác thử nổi hứng CHẠM một chút vào VHT …. thì biết muì liền ! Xin bác bịt muị mà lánh xa
        “”….Nói chung, cá nhân tôi thấy triết học Marx cũng rất thú vị và cũng lắm điều hay, đáng suy ngẫm, nhưng tôi lại không ưa “nhà cách mạng” Marx, khá nông cạn, hãnh tiến và nhất là xảo trá.
        Chỉ xin có đôi lời thô thiển xin trình cùng bác Non Ngàn. Hy vọng sẽ còn dịp trò chuyện nhiều hơn.
        Kính ” ( hết trích)

        ***Cầu may cho bác LV !
        VHT mà hiểu ra caí “nội hàm ẪN DỤ” cuả bác LV thì điều khẳng định – Hèn tôi sẽ được đứng chung với bác Lâm Vũ , hay đúng hơn bác LV “bị” xếp vào loại “mạt hang” BL, NHV LNĐ ….” !!!

        * Chỉ xin phép ăn theo bác LV một chút thôi
        Kính xin bác thứ lỗi nếu có điễu gì thất lễ
        Kính

      • BẠT NGÀN says:

        ĐÃ QUÁ

        Rất lâu mới gặp người hiền
        Hiểu nhiều triết học thật tiên trên đời
        Luận về Karl Marx chẳng sai
        Có người như vậy thật hay quá chừng
        Non ngàn, đại hải đều ưng
        Ngàn khơi cũng vậy, thật mừng lắm thay !

        ĐẠI NGÀN
        (31/3/12)

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Lâm Vũ = Lê Văn ?

      Đúng là Lê Văn thì …
      vui như tết nơi đây :-) !

      Tha hồ
      tán phét
      và bàn loạn !

      Toàn là … thợ nói :-) !

      Lão Ngoan

  7. butnua says:

    Hai bà mẹ tổ Mác Lê
    Biết trước đại họa nín đè đở khô
    Cụ ông thân phụ lảo Hồ
    nghe lời bác Giáp* đừng vô cửa mình
    Cụ bà họ Đổ có kinh
    nghiệm mặc áo Giáp đâu dính Đổ Mười
    Đười ươi ngưng hoá kiếp người
    Thiên hạ an lạc khắp nơi thái hoà

    *Bác Giáp:Đại tướng Chủ tịch ban “Chống sình sản bưa”

  8. Ngô Thái Phượng says:

    Được như Lão Ngoan Đồng đã là hiểu đời!
    HSP phải nhắc lại lời nói trước đây đã 17 năm vì thấy đến hôm nay số rất đông những trí thức nửa mùa (của cà CS lẫn Quốc gia) vẫn còn say Đức trị (hay Nhân trị). Họ không phân biệt được sự khác nhau giữa Đạo đức và Đức trị. Điều nghịch lý là chủ thuyết lấy Đức để trị dân thì kết quả đều tạo ra điều ngược lại, tạo ra một xã hội vô đạo đức. Đức trị đòi hỏi phải có Minh quân, đời nay kiếm đâu ra Minh quân, mà nếu có thì cũng chỉ một đời là hết. Vì thế phải sinh ra chủ trương Pháp trị của Dân, trong đó đã bao hàm Đạo đức chân chính, lãnh tụ nào lên cũng phải theo. Người chủ trương Dân chủ-Pháp trị chính là người yêu Đạo đức nhất.
    Có bạo chúa nào lại tuyên bố vô Đạo đức bao giờ? Từ Stalin, Hitler, Mao, Hồ, Ngô Đình Diệm, Gadhafi, Mubarak…tất cả đều chủ trương Đức trị, tuyên ngôn toàn những điều Đạo đức (mà thực tế họ đều độc tài, sẵn sàng tàn sát người không ăn cánh), cái họ sợ, họ tránh chỉ là Dân chủ-Pháp trị.
    Biết Đức trị chân chính là điều người dân mong ước, nên kẻ cầm quyền lợi dụng ngay, tuyên bố ta đây chính là Đức trị, nhưng hành vi của họ có Đạo đức hay không là quyền của họ, Đạo đức rất dễ làm giả, nên dân bị lừa, đến khi biết bị lừa thì chẳng có cơ chế hay luật pháp gì cho phép dân chống lại. Cho nên Dân mà thích Đức trị thì thế nào cũng bị lừa.
    Xu hướng mê Đức trị đang còn nhiều lắm, ở cà quốc nội và hải ngoại, không biết rằng có diệt hết ảo tưởng Đức trị mới diệt được Cộng sản tận gốc. Có vị ghét CS cực kỳ mà vẫn mê Đức trị chính là hủ Nho, hủ Khổng, về Chính trị thua hẳn CS một cái đầu, muôn đời bị CS lừa thôi. Mà nếu quý vị Đức trị ấy lên ngôi thì cũng lại diệt những người có chính kiến khác mình chứ không “nhân ái” đâu.
    Tôi biết chắc như vậy.

    • NON NGÀN says:

      CHUYỆN CŨ XÌ

      Ngày xưa xã hội chưa phức tạp, quy mô còn nhỏ, người đứng đầu một lãnh thổ, đất nước muốn thu phuc lòng người thường dùng đức trị. Đó là ý nghĩa của chính trị chân thật. Nhưng có những kẻ ma đầu, giả bộ đức trị nhưng thật sự lại ưa pháp trị. Pháp trị đây là trị bằng hình pháp bạo ngược, kiểu như Lý Tư, Vệ Ưởng ở phương Đông. Pháp trị được hiểu theo nghĩa hình pháp, hình luật của luật pháp khắc nghiệt. Ngày nay quan điểm pháp trị đó vẫn ẩn tàng trong các chế độ toàn trị. Nói tiếng là pháp trị, giống như trị bằng pháp luật, không phải bằng ý riêng của người cầm quyền, nhưng thực chất lại là pháp luật khắc nghiệt, kiểu hình pháp trị. Đó là các quốc gia độc tài, độc đoán. Hình pháp thời nay khác thời xưa, không phải kìm kẹp, roi vọt kiểu công cụ vật chất, mà là các biện pháp chế tài, ức chế từ vật chất đến tinh thần, từ xã hội đến đời sống cá nhân v.v… Đó là việc trị bằng kinh tế, bằng hầu bao, bằng chế độ tem phiều hay chế độ hưu bỗng ràng buộc chẳng hạn. Pháp trị kiểu này cũng công hiệu không kém kiểu pháp trị bằng nhục hình, nhưng lại nhẹ nhàng, kín đáo, hiệu lực rộng lớn hơn, mang tính cách tổng quát, tập thể, thay vì chỉ từng cá nhân riêng lẻ. Bởi vậy chuyện đức trị không còn ý nghĩa lằm trong thời kỳ hiện đại. Bởi thời dân chủ hiện đại đúng nghĩa, nhân dân làm chủ, nhân dân có quyền tối thượng, nên cũng chẳng cần đức trị kiểu cũ xì xưa kia nữa, mà chỉ cần pháp trị (quản lý xã hội bằng pháp luật khoa học, khách quan, cụ thể, hiệu quả), mà không phải pháp trị kiểu hình ngục như thời phong kiến, quân chủ, hoặc chuyên quyền độc đoán theo kiểu ý thức hệ phi nhân bản và giả tạo.

      NGÀN KHƠI
      (29/3/12)

      • nt says:

        Trích từ chủ bài “Pháp trị xây dựng trên sự nghi ngờ nên phải đặt ra luật để lường trước.”

        Ngàn Khơi nên dẫn chứng ” xây dựng” từ cơ bản naò? “nghi ngờ” từ đâu?
        và “luật” từ đâu ra?

        Để trã lời, có phải từ lòng dân hay từ đảng?

      • ĐẠI NGÀN says:

        SỰ NGHI NGỜ VÀ Ý NGHĨA KHOA HỌC

        Nhà tư tưởng danh tiếng và nhà vật lý học nổi danh nước Pháp là R. Descartes đã từng đưa ra lý thuyết nghi ngờ khoa học (doute scientifique). Điều này hoàn toàn hữu lý. Sự nghi ngờ chính là giềng mối của khoa học. Không nghi ngờ thì không có lời giải của khoa học. Nhà triết học lừng danh thời cổ Hy lạp là Aristote cũng nói sự tò mò là khởi điểm của khoa học. Tò mò có nghĩa không thỏa mãn cái gì đã biết, trong đó dĩ nhiên đã có hàm lượng nghi ngờ nào đó. Nghi ngờ cái đã biết để tìm ra cái mới hơn, đúng đắn hơn hoặc chính xác hơn. Điều này có nghĩa trong lịch sử loài người, không có bất kỳ cá nhân hay tập thể nào có được sự hiểu biết tuyệt đối. Do vậy mọi điều nghi ngờ là hoàn toàn có cơ sở để đi đến cái giá trị hơn. Không những về mặt khoa học mà cả mặt chính trị và đời sống cũng vậy. Nhân trị hay đức trị đều không có tiêu chí hay cơ sở khách quan tuyệt đối, nên phải bị nghi ngờ. Bởi vậy chỉ có pháp trị đùng theo tinh thần dân chủ, tự do đúng nghĩa, mới phù hợp và hữu lý trên cơ sở của sự nghi ngờ chân chính, thiết yếu. Cái gọi là ý Đảng, lòng dân đều chỉ là cách nói cảm tính. Cách nói của những cán bộ tuyên truyền đối với người dân ít học. Trái lại đối với trí thức mà nói như vậy, người ta sẽ cho là nói bậy. Đảng nào cũng chỉ là tập thể các cá nhân con người trong một giai đoạn, có gì là thần thánh. Dân nào lại chẳng nhiều thành phần, trong đó có thành phần trí thức, chọn lọc, và thành phần không phải trí thức, ít chọn lọc. Vậy nói ý Đảng lòng dân chỉ là cách nói tầm thường, dung tục, kiểu tuyền truyền chính trị theo cách quần chung mang tính phản khoa học. Nên nói cho cùng, dân chủ pháp trị đúng nghĩa không có “ý” hay “lòng” của ai cả. Bởi vì những thứ đó đều đáng ngờ, đều rẻ tiền. Dân chủ pháp trị đúng nghĩa luôn phải xây dựng trên tinh thần khoa học khách quan. Chính tầng lớp trí thức đúng nghĩa, tinh hoa lãnh đạo xã hội qua kỹ thuật mọi loại, mà không phải bất kỳ cảm tính của cá nhân hay đảng phái nào hết. Bởi giá trị khoa học khách quan mới làm cho toàn thể xã hội tiến lên. Trái lại mọi cảm tính thấp kém, tầm thương chỉ có kéo lùi lịch sử và làm xã hội trì trệ, kém phát triển mà không là gì khác.

        NON NGÀN
        (30/3/12)

      • nt says:

        Tôi chỉ hỏi một cách như mọi người ở VN mong muốn. Non
        Ngàn lấy tư cách gì mà giảng với sự tự biết. Tôi chỉ muốn biết
        “Xây dựng” “nghi ngờ” và “luật” của “Đảng Trị” sau 37 năm ở
        NV?

      • ĐẠI NGÀN says:

        ĐÚNG LÀ LOẠI VIỆT KIỀU MẠT HẠNG

        Quả không ngờ tay Nt lại nói “Tôi chỉ hỏi một cách như mọi người ở VN mong muốn. Non Ngàn lấy tư cách gì mà giảng với sự tự biết”. Cách nói như vậy cho thấy loại này chỉ vì đầu óc riềng tư mà không bao giờ vì cái chung nào cả. Loại hạ đẳng như thế mà cũng lên mặt phát biểu “chính kiến” và đại sự ! Nói với con cừu ghẻ thì quả nhiên không có ích lợi. Rất may chủ yếu nội dung trên là nhằm trao đổi với mọi người mà không phải cốt nhằm nói riêng với tay thấp kém Nt.

        NGÀN KHƠI

  9. Lão Ngoan Đồng says:

    Thưa bà con,

    Xin nhân đây bàn chơi khơi khơi một chút với Võ Hưng Thạnh, kẻ lắm nick nhiều tên (nổ to hơn bom khủng bố) về những điều ông ấy viết, khi bình loạn với tôi dưới đây (xin mang lên trên này cho rộng chỗ, nhân tiện rộng đường dư luận cho bà con xem chơi và góp ý thêm, cho dzui cửa dzui nhà, nhân dịp Đại Thắng Mùa Xuân 2012 qua thông điệp Thỉnh Nguyện Thư Nhân Quyền gửi tổng thống Obama)

    1/
    ĐẠI HẢI says:
    27/03/2012 at 07:30

    LẠI MỘT NGƯỜI HAY CHỮ

    Lão Ngoan Đồng lại viết : “Cái giống nhau của Nho và Mác ở chỗ, cả hai đều tự phong cho mình là những HIỆP SĨ trừ gian diệt bạo”. Đúng là cách nói của kiểu con ếch muốn to bằng con bò. Lão Đồng hoàn toàn không hiểu cốt lõi của đạo Nho là lòng nhân. Nhân là đề cao cao người, coi con người là mục đích cao nhất, con người là gạch nối giữa tam tài. Cũng từ nền tảng nhân bản đó mà nho gia rất đề cao lòng nhân. Đạo Nho là đạo nhân văn, học thuyết khổng tử là học thuyết nhân bản. Trong khi đó học thuyết của Mác là học thuyết đấu tranh giai cấp. Lão Ngoan Đồng quả thật không hiểu sâu ý nghĩa đấu tranh giai cấp mà Mác quan niệm là gì (bla bla bla)

    2/
    Cái lầm to nhiều thế kỷ của Khổng giáo chính là đề cao LÒNG NHÂN con người, qua motto NHÂN CHI SƠ TÍNH BẢN THIỆN (từ còn bé tôi đã nghe các cụ ta đã diễu cợt thành: Nhân chi sơ là sờ vú mẹ, tính bản thiện là cái miệng muốn ăn).
    Và mấy ngàn năm sau lại thêm Mác cũng lầm lẫn như thế luôn ! Như tôi đã từng tranh biện với Võ Hưng Thạnh cách đây ko lâu về Mác, mà tôi cho là ông ta đã đau lòng trước cảnh “người bóc lột người” ở xã hội phương Tây, cụ thể ở Anh và Đức, nên bức xúc mang nặng đẻ đau bộ Tư Bản Luận (The Capital), để vừa kết án các chính quyền đương thời, vừa tìm giải pháp thay thế.

    Theo tôi suy luận, Khổng Khâu sinh nhằm thời đại loạn là Xuân Thu Chiến Quốc, hay xã hội tha hóa như Mác, cả hai thấy thân phận lớp dân đen bị trị cực kỳ cùng khổ, cho nên động mối thương tâm, động não đi tìm giải pháp cứu vớt nhân loại, bởi họ là những học giả uyên thâm, ưu thời mẫn thế. (Đó là điểm đáng khen nơi họ và tôi đã đề cao điều này nơi con người Mác, trong khi Võ Hưng Thạnh chỉ nhắm vào chủ thuyết Mác để chửi bới ko tiếc lời !)
    Đáng tiếc ở điểm, họ quá tin vào con người. Vâng họ tin bản chất thật của con người vốn dĩ thánh thiện, cho nên có thể uốn nắn sửa đổi lại được thành người tốt như đã thưa bên trên.

    Chính vì thế mà Khổng Khâu và đệ tử đạo Khổng đã sáng tạo ra khuôn mẫu một con người mới thời đó, đặt tên là NGƯỜI QUÂN TỬ (NQT), với một vài đặc tính tiêu biểu, đại loại như “ăn chẳng cầu no, mặc chẳng cần đủ ấm, ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch, đêm nằm ngáy pho pho” … kiểu như Nguyễn Bỉnh Khiêm (Nguyễn Công Trứ?) đề cao; hay giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha kiểu Lục Vân Tiên; còn Bùi Tín ca tụng cha mình là Bùi Bằng Đoàn trong Hoa Xuyên Tuyết (?) là không ngoặt nghéo, như đi đến chổ rẽ là chụm hai chân quay người đúng một góc 90 độ, chứ không lắc mình lắc mông với mày la mắt lét quét dọc quét dọc ngang etc etc etc.
    Hạng NQT này xem ra chả khác gì cái gọi là CON NGƯỜI MỚI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, hay ngắn gọn là NGƯỜI CỘNG SẢN (NCS) được Lenin và đồng bọn nhào nặn ra theo chủ thuyết Mác, với nhiều đức tính cao qúi.
    Nói ngắn gọn, đó là những thành viên cốt cán sẽ làm nhiệm vụ đi xây dựng lại xã hội, đất nước đang bị hủy hoại bởi chiến tranh, bởi lòng tham không đáy của đám cầm quyền hay đám có thế lực lớn trong xã hội, bởi các trào lưu tệ hại trong xã hội …
    Và xem ra hình ảnh này chả khác gì hình ảnh của các chàng HIỆP SĨ từ thời xa xưa, với phương châm “trừ gian diệt bạo” để cứu đời ! Giờ đây các chàng hiệp sĩ “tân thời” được đào luyện theo sách vở đàng hoàng, tức có phương pháp khoa học, để tạo ra hàng loạt con người giống nhau, trở nên những binh đoàn chuyên nghiệp, rất thiện chiến, chứ không xuất hiện lẻ tẻ với nhiều khác biệt (nếu không muốn nói là hổ lốn tả pí lù, như đám anh hùng hảo hán tụ tập ở Lương Sơn Bạc làm loạn phản đối chính quyền)

    3/
    Thực tế ngoài đời chứng minh cho thấy Khổng và Mác đã sai lầm từ căn bản đó. Bởi trên đời này học hành đỗ đạt song suôi hay khi nắm được quyền bính lại toàn lạ bọn NGỤY QUÂN TỬ (như Nhạc Bất Quần vốn mang danh Quân Tử kiếm trong đám Hoa Sơn Ngũ Nhạc, làm bộ thu nhận Lâm Bình Chi (?) làm đệ tử và gả con gái cưng Nhạc Linh San cho y nhằm chiếm đoạt Qùy Hoa bảo điển, rồi tự thiến dế tu tập để nuôi mộng bá chủ quần hùng), hay bọn đảng viên Cộng Sản tham tàn, mà đời mệnh danh đó là những con qủi đỏ (Les Diables Rouges), hay danh từ mới hiện nay Tư Sản Đỏ, Tập Đoàn Mafia Đỏ ….

    Chính Khổng Khâu lúc sinh thời đâu được trọng dụng, bởi bọn cầm quyền biết là những điều Khổng quan niệm không thích hợp tí nào cho bọn chúng trong con đường “được làm vua thua làm giặc” ! Tệ hại hơn nữa sau này chúng còn biến chế ra cái gọi là TỐNG NHO, để đào tạo ra một bọn công bộc cúc cung phục vụ cho nhà nước phong kiến.

    Số phận của Mác cũng chả hơn gì, bởi chỉ có Lenin là ôm lấy rồi xào nấu chế biến thành món thập cẩm Mác-Lê, đem về tranh bá đồ vương ở Nga. Tiếp theo là Mao lại hấp tẩy nỉ xẹc lại, bởi Tàu với hơn 90 % dân số là nông dân ! Hồ cũng bồng ẵm về, nhưng đi chàng hảng theo cả Nga lẫn Tàu, bởi chính Hồ thú nhận “ba ông trên nói hộ hết cả rồi” (nhưng sau này đàn em Hồ hát cương thành cái gọi là “tư tưởng Hồ Chí Minh” thật là ẩu tả và ấu trĩ. Thực tâm chúng có coi Hồ là cái chi chi, cứ việc lợi dụng đàn anh, ngay cả khi đã chết, cũng đem hình hài ra bêu rếu, íu chịu thực thi theo đúng nguyện vọng của đương sự là được thiêu rồi rải tro ….)

    4/
    Tôi quan niệm ngược hẳn lại cho là con người VỐN ÁC (nhân chi sơ tính bản ác) !
    Vâng con người tham lam vô độ, ngay từ còn bé tí mới sinh ra đời lận.
    Chẳng hạn như đứa bé con một mình dành lấy hai bầu sữa tươi của mẹ nó ! Cha ruột nó có động dục, thèm bú tí hay sớ tí là nó khóc ngất … ngư con tầu đi. Lớn hơn tí thì dành đồ chơi hết về phần mình. Đi học thì chỉ muốn nhất lớp nhất trường … Bồ bịch thì muốn em đẹp em thơm em nhà giầu. Lấy vợ lại tòm tem đòi ăn thêm phở điểm tâm, cắt tóc mát sa, trưa ngủ ôm …. Lên cao chót vót như Dzũng condom lại đem con cái bạn bè vào, học theo lối gia đình trị của Ngô Đình Diệm ….

    Tất cả từ LÒNG THAM KHÔNG ĐÁY (Hebzucht, tôi tạm dịch từ tiếng Hòa Lan ra), mà hình như phía bên Kitô giáo coi đó là một trong những TRỌNG TỘI (hoofdzonde, Capital Vice or Cardinal Sin), nên con người rất ư là tàn nhẫn, vô đạo. Chính vì thế phải giáo dục kỹ lưỡng ngay từ thưở còn thơ, nhưng chưa đủ mà phải liên tục áp dụng luật lệ để chế tài, buộc con người phải tuân thủ luật chơi triệt để.

    Thôi chuyện này sẽ bàn thêm khi rảnh, giờ tôi đi ăn sáng và dzui chơi, kẻo xuân tàn !

    Xuân đã về, xuân đã về
    Trên cánh đồng, tràn lan mênh mông
    Chim hót mừng, ta hát ca đón chào xuân sang !

    Lão Ngoan Đồng

    • NGÀN KHƠI says:

      ĐÀN CHIM VIỆT VÀ NHỮNG BÀI VIẾT TRÊN TRANG MẠNG XÃ HỘI

      Tiêu chí của ĐCV là thông tin đa chiều. Thông tin tất nhiên có bình luận. Người viết bài chủ đã hàm ý bình luận, nhận xét, đưa ra ý kiến của riêng mình qua bài viết. Người đọc là đọc các thông tin cần thiết và cũng đọc luôn cả ý kiến của tác giả. Ngoài bài viết, cũng có những bài phản hồi, tức là những comments của các commenters. Nhưng ý kiến phản hồi loại này nhiều khi cũng góp phần làm sáng tỏ thêm bài chủ, hoặc có khi có ý kiến phản biện như thế nào đó với bài chủ, đều mang lại lợi ích không kém cho người đọc, chẳng thua gì bài chủ. Thật ra, nhiều khi có người thấy viêt các comments tương đối giản dị, dễ dàng, thuận lợi hơn viết bài chủ, mà tác dụng của nó lại vẫn tích cực không kém đối với người đọc. Nói chung lại, phần lớn các bài chủ và comments trên ĐCV đều mang tính cách chính kiến riêng, có khi chủ quan, có khi khách quan, nhưng tựu trung đều phản ảnh các tâm tư hay ý hướng nào đó mang tính tích cực, đúng đắn. Bởi ý nghĩa phần lớn các bài viết không nhằm vào cái tôi riêng của mình, mà chỉ nhằm phản ảnh quan niệm nhằm đóng góp một lợi ích nào đó cho mọi người, cho đất nước, cho xã hội. Song cũng có ngoại lệ là một số ít cá nhân không thực hiện theo tinh thần đó, mà chủ yếu các bài phản hồi viết ra chỉ nhằm vào cái tôi riêng rẽ. Bởi đó nó cũng phản ảnh ý hướng cá nhân vị kỷ, tức sự đố kỵ hay ác cảm bừa bãi với một số người khác không có lý do chính đáng nào hết. Trước đây có trường hợp Nguyễn Hữu Viện. Lâu nay trường hợp NHV vắng bóng, lại thấy xuất hiện Bùi Lân, và nhất là Lão Ngoan Đồng. Lão Ngoan Đồng là trường hợp đặc thù chuyên tấn công người khác trước một cách vô ý thức nhất. Đương nhiên bị tấn công trước, người đó có quyền tự vệ. Nhưng khi bị đáp trả lại, Lão lại la lối lên bằng những ngôn ngữ rẻ tiền, thiếu thiện cảm, không đúng đắn, chính Lão làm hỏng ý nghĩa thông tin đa chiều, khách quan của tinh thần ĐCV. Lão Ngoan Đồng như thông tin tiết lộ, Lão là một quân y sĩ của chế độ cộng hòa miền Nam cũ, chắc Lão ta cũng là đại úy hay thiếu tá như thế nào đó. Tức Lão cũng là trí thức thời cũ. Thế nhưng qua cách hành văn, ngôn ngữ tào lao, không nghiêm túc của Lão, người ta thấy rất lợm giọng, tức phản trí thức. Nhưng cái đáng nói nhất, hình như Lão không nhằm mục ích xã hội chung, mà mục đích viết lách trên mạng của giả giống như chỉ để khoe mẽ, để tâng bốc cái tôi riêng của mình, và phê phán, đả kích người khác cũng không vì lợi ích chung, vì yều chính đáng, cần thiết chung cho xã hội, mà như để nhằm thỏa mãn cái tôi riêng, nhằm thỏa mãn lòng đố kỵ, hẹp hòi, hay nhiều khi khiến người khác có cảm tưởng Lão như con thò lò hai mặt, giống như loài lưỡng thê, giống như kiểu chim mồi hay cò mồi, vừa “chống cộng” kiểu bạt mạng, vừa đả kích những ý kiến xây dựng, khách quan một cách hạ cấp bằng mọi giá. Lão giống như một kẻ nằm vùng của “cách mạng”, không biết như thế có đúng không ? Bởi thế người nào theo dõi từ đầu các cách viết đả kích của giả mang tính tấn công người khác trước mà không muốn người khác tự vệ, có thể thấy Lão hoàn toàn sai. Nhưng nếu một ai đó xẹt lờ đọc qua một lần, có thể hiểu lầm là Lão đúng. Điều đó quả thật rất tai hại cho người bị Lão vô cớ và vô ý thức tấn công trước, khiến tội cho người ta trước dư luận hoặc nhận xét chung của tất cả mọi người. Đây là một ý kiến nghiêm túc có liên quan đến sứ mệnh thông tin xây dựng tích cực của ĐCV nên rất mông được BBT cho đăng nguyên văn để rộng đường dư luận.

      NON NGÀN
      (28/3/12)

      • nt says:

        Bây giờ Non Ngàn, Ngàn Khơi, VHT,…. mét BBT của ĐCV. Tôi thấy tủi hổ và nhục
        nhã cho CS Hà Nội đã bỏ công dạy cho chú mày như ngày hôm nay.

      • Builan says:

        “THEO TÔI THẤY”
        nt says “….” như vậy tuy ngắn nhưng thưà dủ

        Phần tôi, nếu được phép chấm điểm và xếp hạng thì cũng ngắn gọn :
        “Com cuả VHT…………. như trên là ĐỆ NHẤT CÒM ” – Không “chê” vào đâu được !!!

        “…..Trước đây có trường hợp Nguyễn Hữu Viện. Lâu nay trường hợp NHV vắng bóng, lại thấy xuất hiện Bùi Lân, và nhất là Lão Ngoan Đồng. Lão Ngoan Đồng là trường hợp đặc thù chuyên tấn công người khác trước một cách vô ý thức nhất. … ……”

        **_Khakha kha !
        Tôi xin có lời đề nghị . Thể theo nguyện vọng – than oán bù lu bù loa- mét me , hù cha cuả VHT, như nt nhận xét .!

        Tôi rất là rộng lương thông cảm “kiến nghị” : BBT thương tình , loại bỏ hết còm cuả Builan – nghiã là đừng cho LION dance nữa.!
        Cũng không nên chừa dất cho Laõ Ngoạn Đồng – có nghiã là không cho LAÕ cầm ống chích ! Chuã bệnh TÂM THẦN HOANG TƯỞNG mà laõ chich toàn BI trăm triêu , đau bỏ mẹ !!! Tôi có phần hiểu cách chửa bệnh “Chích BI” nầy, vì nghe đâu những anh chàng bị bệnh GIANG MAI nặng, rất dễ biến chứng thành TÂM THẦN HOANG TƯỞNG !!!
        ** Xin thưa đây là bằng chứng – Cuả VHT chứ không phải cuả tôi !!!!
        “….Đây là một ý kiến nghiêm túc có liên quan đến sứ mệnh thông tin xây dựng tích cực của ĐCV nên rất mông được BBT cho đăng nguyên văn để rộng đường dư luận. ‘”

      • NON NGÀN says:

        NGƯỜI XƯA

        Người xưa bảo nói với loại người mạt hạng không biết nghe thì uổng lời. Đối với những loại như Bùi Lân, Nt, Lão Ngoan Đồng ngày nay cũng tương tự như thế. Nhưng ngày nay khác với ngày xưa vì ngày nay có diễn đàn công khai trên toàn thế giới. Thế nên đã hiện đại, đã công khai mà làm quân tử Tàu lại cũng kẹt thật. Thế nên tôi rất xin lỗi mọi người đọc khi đáng lẽ ra không nên đáp lại các loại như thế, nhưng lại cứ phải miễn cưỡng hoài thật không phải phép với mọi người thế nào. Chính cái kẹt đó khiến người ta muốn khỏi kẹt thì lại bị kẹt. Vấn đề tại sao người VN ngày nay hay có thể Việt kiều ở nước ngoài ngày nay tại còn có những hạng người hạ cấp, đốn mạt vô lối như thế quả thật rất lạ. Nhưng đó cũng là lý do thấy được tại sao dân tộc ta ngày nay chưa thuộc được loại “top” của thế giới chính là như thế. Quả thật than ôi !

        NGÀN KHƠI
        (30/3/12)

      • NGÀN KHƠI says:

        TÊN VÔ DANH TIỂU TỐT

        Nt là ai ? Không dám xưng tên công khai trên diễn đàn, đúng là thứ hèn mọn. Lời nói càng chứng tỏ nhân cách thấp kém lại mất dạy. Thật tủi hổ cho những Việt kiều ở hải ngoại có những thành phần như thế. Nói rộng hơn, thật tủi nhục cho cả người VN như hắn nói. Nt hãy xưng tên và nói rõ lai lịch của mình ra đi cho mọi người biết. Người mà Nt đoán mò một cách du côn, côn đồ, lại cần nói rõ cho hắn biết, là một người hoàn toàn sinh trưởng, lón lên và học hành đến nơi đến chốn tại miền Nam VN trước năm 75 đấy, nói thế cho tên du côn được biết. Giọng xấc láo của nó quả giống như một con chó ghẻ. Yêu cầu BBT cho đăng nguyên văn như vậy, để mọi người phê phán, tôi xin tự chịu trách nhiệm về ngôn ngữ bất đắc dĩ này của mình.

        ĐẠI NGÀN
        (30/3/12)

      • NGÀN KHƠI says:

        NHỮNG KẺ THIẾU TƯ CÁCH

        Những kẻ thiếu tư cách, tỏ tính cách mất dạy và thấp kém, như các tay Nt, Bùi Lân, Lão Ngoan Đồng mà có thể nhiều độc già đã thấy được trên ĐCV. Điều đó cũng cho thấy chính mặt trái của lực lượng Việt kiều hải ngoại. Tuy nhiên vì diến đàn tự do, cho dầu người mất tư cách thế nào nhưng một khi xâm hại đến một người một cách vô lý, vô lối, người đó bắt buộc phải phản ứng lại mà không thể làm thinh thế thôi. Quả là những tên phá thối ti tiện, hèn kém, mất tư cách. Nếu đúng là Việt kiều thật, là ung thối cho Việt kiều. Nếu là kiểu nằm vùng, thật tệ hại cho những người sử dụng chúng. Nếu là người bình thường trong nước, thật là những thành phần mạt hạng. Yêu cầu ĐCV cứ cho đăng nguyên văn reply này cho mọi người phán đoán và đánh giá.

        NON NGÀN
        (30/3/12)

  10. Buithaisa says:

    Tôi nghỉ Đức trị mà tác giả muốn nhấn mạnh ở đây là cái đức trị CS đang dùng , cái đạo Đức HCM .

    Giã từ Đức trị chính là dẹp bỏ cái đạo đức HCM hiện nay ĐCSVN đang bám víu , để tuyên truyền , để tạm thời nín thở qua sông .

    Ông HSP đang ra chiêu lấy cái ngu để sống cùng thiên hạ , lấy cái ngu để trị cái ngu .

    Vì vậy các nhà trí thức khoa bảng không nên chen vào đây phân tích , khi cảm thấy mình không phải là một người ngu .

    • NON NGÀN says:

      ÔNG HÀ

      Ông Hà luôn rất nhiệt tình
      Sĩ phu thứ thiệt biết mình biết ta
      Có chăng đôi lúc sa đà
      Trở về cố quận lối ra của mình
      Dẫu sao ông vững niềm tin
      Giả từ nẽo cũ để tìm hướng đi
      Nói chơi nào trách ông chi
      Bắc Hà như vậy mới thì Sĩ Phu !

      NGÀN KHƠI
      (27/3/12)

Leave a Reply to Builan