Bài 6: Chiếc bóng của cuộc tàn sát Thiên An Môn
Tính chính thống qua sự kết nạp ưu tuyển
Không lâu sau biến cố Thiên An Môn, sự rạn nứt của Liên bang Sô-viết (LBSV) và những tai ương kinh tế làm rung chuyển các nhà nước kế thừa của nó đã cho các lãnh tụ của ÐCSTQ một cơ hội tuyệt vời để lấy lại thế chủ động. Không phải chính sách glasnost (cởi mở) đầy tai họa của Mikhail Gorbachev đã làm vỡ LBSV một thời hùng mạnh thành từng mảnh, khiến ÐCS đánh mất quyền lực sao? Nếu ÐCSTQ làm theo ý muốn của Triệu Tử Dương mà nhượng bộ phong trào dân chủ thì liệu Tây Tạng và Tân Cương sẽ không ly khai, Ðảng sẽ không tuột mất quyền lực và một TQ chia cắt sẽ không tự thấy nó trườn trở lại tình trạng nghèo khổ khủng khiếp? Phải chăng giấc mơ một TQ “hùng cường và thịnh vượng” – giấc mơ không chỉ được chia sẻ bởi các lãnh tụ ÐCSTQ mà còn bởi các thế hệ trí thức TQ từ Chiến tranh Nha phiến vào giữa thế kỷ 19 – đang bị nghiền nát? Chẳng phải cách giải quyết của họ Ðặng trên bề mặt của cuộc xáo trộn thân dân chủ nguy hiểm đã giữ cho TQ thống nhất và cứu nó thoát khỏi những âm mưu đáng ngờ của phương Tây sao?
Bỏ sang một bên lối hùng biện ấy, Ðặng hiểu rất rõ rằng lý do chính khiến LBSV sụp đổ là vì thất bại kinh tế của nó và rằng hành động tăng gấp đôi các kiểm soát mang tính độc tài chuyên chế tự nó không thể giải quyết các vấn đề của TQ. Vì thế ông khắc phục tâm trạng lưỡng lự của các đồng đảng bảo thủ (người Mác-xít chính thống) và phát động một đợt sóng mới gồm những cải cách kinh tế vào năm 1992 [5]. Trong khi đề quyết rằng công tác chủ yếu của ÐCSTQ là làm cho TQ giàu và mạnh, Ðặng thêm rằng các câu hỏi như việc chính sách đã định mang tính “tư bản chủ nghĩa” hay mang tính “xã hội chủ nghĩa” đều lạc đề, vì “phát triển là vấn đề quan trọng nhất”. Ðể đạt được nó, Ðặng nhấn mạnh tầm quan trọng của cởi mở kinh tế, đi theo sự toàn cầu hóa và cho phép người mạo hiểm kinh doanh được làm giàu.
Ðối với giới trí thức từng đóng vai trò lớn trong các cuộc phản đối năm 1989, Ðặng đưa ra cái có nghĩa như một khế ước xã hội mới. Ông có thể phục hồi về mặt phẩm hạnh cho các nhà trí thức ấy bằng cách tuyên bố rằng họ thuộc thành phần giai cấp lao động tính từ năm 1978, nhưng như thế chẳng làm gì cho họ về mặt vật chất. Sau chuyến tuần du phương nam năm 1992, Ðặng cho họ được phép trở thành người mở cơ sở kinh doanh và tích lũy tài sản. Nhiều nhà trí thức nắm lấy cơ hội này và bận rộn túi bụi thành lập công ty dịch vụ hay công nghệ cao. Những kẻ ở lại trong giới hàn lâm được phép liên kết với cộng đồng khoa học quốc tế, và các điều kiện lương bổng, phúc lợi, cơ hội làm việc của họ được cải thiện rất lẹ.
Tóm lại, Đảng đã quyết định kết nạp các loại hạng xã hội có vấn đề nhất, những kẻ từng có mặt ở hàng đầu của phong trào dân chủ. Trái với thập niên 1980 là thời sinh viên miễn cưỡng gia nhập Đảng, tới cuối thập niên 1990, hơn 80% sinh viên nạp đơn xin làm thành viên ÐCSTQ. Như lời mô tả của Giang Trạch Dân, Đảng sẽ nới rộng để tiêu biểu cho các tập thể lớn lao của TQ và cũng sẽ là đại diện cho các lực lượng sản xuất tiên tiến (các doanh gia, kỹ sư và đại loại như thế) và các lực lượng văn hóa tiên tiến nhất (các nhà trí thức đồng ý không đặt vấn đề về sự cai trị của ÐCSTQ). Cái gọi là Ba-đại-diện cùng thao tác, cái này tiếp liền cái kia với nỗ lực kiên quyết ngăn chặn sự xuất hiện của bất cứ thực thể tự trị nào có thể thách đố sự cai trị của Đảng – và ÐCSTQ lấy được sự ủng hộ của những người ưu tú về kinh tế và nhận thức, những kẻ đi theo cái bị nhà nghiên cứu văn học và bất đồng ý kiến Lưu Hiểu Ba gọi là “triết lý con lợn”.[6]
Khi các chính sách phát triển hữu hảo với giới ưu tuyển (elite-friendly) mới mẻ được đưa vào thực hiện, chúng bắt đầu gây phiền nhiễu các công nhân trong công ty quốc doanh và các nông dân chắt bóp bằng việc sụt giá nông trại. Nhằm ngăn chặn tình trạng bất mãn sôi sục giữa các giai cấp bên lề ấy khỏi cô kết thành một phong trào giống như cái đã gây nên cuộc náo động năm 1989, các lãnh tụ Đảng dùng chính sách cây gậy và củ cà rốt.
Các toan tính thành lập nghiệp đoàn tự trị hoặc thậm chí các nhóm hội họp thảo luận thì sẽ gặp cây gậy trong hình thức đàn áp ngay tức khắc. Không được phép xuất hiện trở lại những cái từng nở rộ vào cuối thập niên 1980, những cái tương tự như đàm luận nơi phòng khách (salon), trung tâm nghiên cứu bán tự trị, truyền thông bán tự trị. Năm 1998, khi các nhà hoạt động ra sức thành lập Ðảng Dân chủ Trung Quốc, Giang Trạch Dân ra lệnh “Bóp chết [nó] ngay trong trứng nước”. Thậm chí “các nhóm suy tưởng” vô thưởng vô phạt như Nhóm Nghiên cứu Thanh niên Mới, cả thảy chỉ có tám thành viên cũng trở thành mục tiêu bị đàn áp nặng nề.[7] Các nhà trí thức ra sức giúp đỡ nông dân và công nhân trình bày rõ ràng những khiếu nại của họ đều luôn luôn bị Ðảng xem là ác mộng và được guồng máy công an nội chính chú ý đặc biệt. Việc lập ra những liên kết hoặc móc nối giữa các làng xã hoặc các đơn vị lao động đều bị nghiêm cấm.
Cà rốt gồm những nhượng bộ người bất mãn. Việc nhấn mạnh tới sự “cai trị của luật pháp” như một van an toàn từ những cú giao bóng đưa qua chuyền lại như là dẫn chứng cụ thể. Nạn nhân của các viên chức hà lạm được khuyến khích yêu cầu lập hồ sơ đưa ra tòa. Việc khiếu kiện như thế cho phép hệ thống sửa sai các khiếu nại của họ bằng cách tách các yêu sách của công dân ra rồi đề cập tới từng phần một như là khiếu nại của cá nhân, chứ không phải như một cụm, một món của một phong trào xã hội. Chính sự trông cậy vào tòa án liên quan tới sự công nhận tính chính thống của chế độ.
Khi nổ ra phản đối tại một xưởng máy hay một làng xã, chính quyền có thể điều đình hoặc phái công an tới (nếu không thì có bọn xã hội đen (hắc xã hội – hei shehui), băng đảng mafia địa phương thường câu kết với chính quyền địa phương). Tuy thế, các viên chức chính quyền sẽ chẳng bao giờ làm gì cả ngoài việc chỉ bỏ ra tí hơi sức để ngăn không cho phản đối lan rộng. Năm 2003, khi các công nhân tại một xí nghiệp ở Liêu Dương tìm cách mời gọi thêm công nhân từ các xưởng máy khác trong thành phố để có một cuộc biểu tình, những người tổ chức cuộc phản đối ấy nhanh chóng thấy mình nằm trong nhà tù.[8] Suốt hai thập niên vừa qua, sự vắng mặt của bất cứ phong trào xã hội có qui mô lớn nào, so sánh với phong trào dân chủ cuối thập niên 1980, đã góp phần không nhỏ cho bằng chứng rõ ràng nhất về hiệu quả các nỗ lực kiên quyết của chế độ nhằm ngăn chặn các cuộc phản đối.
Vụ án tàn sát sinh viên và nhân dân ở Thiên An Môn không thể xóa bỏ trong lịch sử Trunng Hoa dù thời ĐCSTH đang nắm quyền hay sau này là nước sẽ có bản tuyên ngôn tự do nhân quyền như người dân TQ hiện đang mong muốn.
Chính sách tàn sát và tránh né không cho nhóm đông trở thành đơn vị chống chính quyền chỉ là xảo thuật củA Đặng Tiểu Bình, có thể kéo daì vài ba thế kỷ, nhưng nó sẽ không còn hiệu nghiệm khi lòng dân oán hận càng ngày càng nhiều.
Trước đây hơn 7 thế kỷ, CS dựa vào sự bất bình, bất công của tầng lớp dân nghèo và xúi dục họ chống nhà cầm quyền, giai cấm thống trị bóc lột. Nay, LBSV đã tàn, bọn cầm quyền, thống trị bóc lột CSTH đè nén nhân dân còn tệ hơn kẻ thù trước đây mà họ đã xúi dục, lên án, đảo chính. Thời cách mạng hiện nay đà chín mùi, phải đến vì nó đủ điều kiện để nhân dân đứng lên để đánh lại, chống cự lại bạo lực bất công chính là bọn CSQT và TH.
Bài “quốc tếc ca” của CS là bà ca của quốc tế hiện đại, những người đang bị đàn áp bóc lột và sát nhân. Họ phải vùng lên và làm cuộc cách mạng đánh đuổi bọn thù CS tráo trở!
Chỉ cần có người khởi đầu và vùng dậy. 1986 sinh viên và trí thức TH đà khởi sự, họ thành công khi một đoàn xe tăng bị một sinh viên tay trần không vũ khí chận lại, xe không đi được. Cái lực làm dừng xe tăng là quyền lực của Thiên Tạo, hay nói theo người TH là “Ý dân là ý Trời” hay “quyền lực của dân là quyền lực của Trời”.
Người dân TH sẽ không thể quyên vụ tàn sát “Thiên An Môn”, các bà mẹ không nguôi căm thù, vì đó là cái áo trắng của con ma vô đạo để cho mọi người thấy.Phải tìm ra chúng và đuổi qủy!
Nên gọi vụ án “Thiên An Môn” là tội ác tàn sát “Thiên Loạn Môn” . Cuộc nổi loạn của sinh viên không còn ở “cửa Trời bình an ” mà là ở “cửa Trời chống cự lại”
Ảnh Mao còn ở đó là con ma, con qủy phá phách cửa nhà Trời. Phải dẹp bỏ đi!
Wait and see!