WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bài 6: Chiếc bóng của cuộc tàn sát Thiên An Môn

Phong trào bảo vệ quyền dân sự

Năm 2004, khi ÐCSTQ quyết định thêm tu chính án về quyền con người vào bản hiến pháp TQ, nhiều luật sư, luật gia và công dân tin rằng có thể sử dụng điều khoản mới ấy để bảo vệ quyền của người dân thường và rằng họ có bổn phận tham dự cuộc tranh đấu ấy. Với sự tiếp tay của các nhà báo cùng các nhà hoạt động trực tuyến và mạng lưới tuy không chính thức nhưng rộng rãi của các luật sư và các luật gia, nhiều nạn nhân của các viên chức hà lạm bắt đầu trích dẫn các quyền của mình theo hiến pháp. Nhờ vào internet và các kiểu mẫu truyền thông mới, những người bị rơi vào tình trạng làm nạn nhân của những viên chức ác ôn trong chính quyền có thể huy động cái-gọi-là phong trào bảo vệ quyền dân sự. Khí cụ của họ gồm có biểu tình, đơn thỉnh nguyện, thư tập thể, khiếu kiện vì quyền lợi tập thể nhân danh những người thụ hưởng hoặc nhân danh cá nhân.

Mạng lưới luật pháp về quyền dân sự vượt qua lằn ranh giai cấp từng phân chia nhà trí thức với nông dân. Và như thế, nó khác với các tổ chức do giới trí thức lập ra trong thập niên 1980 [14]. Thuở đó, hầu hết các phê phán ÐCSTQ đều có xuất xứ từ sinh viên cùng những lớp người có học khác, và đặt trọng tâm vào việc yêu cầu cải tổ hệ thống chính trị. Ngày nay ngược lại, phong trào bảo vệ quyền dân sự bắt nguồn từ những công dân bình thường; họ không đặt vấn đề địa vị của ÐCSTQ hoặc bản chất của chế độ và họ ra sức giải quyết những vấn đề cụ thể bằng cách thao tác với hệ thống chính trị đó.

Những người hoạt-động-công-dân đó (citizen-activist) và các nhà báo cùng luật sư giúp đỡ họ, đều không đang đòi “dân chủ và tự do”; nói chung, họ cũng không tố cáo tham nhũng. Thay vào đó, họ viện dẫn các luật lệ rõ rệt và hiện hành để điều chỉnh, đền bù cho các khiếu nại rõ rệt của họ. Thái độ mới mẻ ấy chắc chắn là kết quả của sự đàn áp phong trào dân chủ năm 1989.

Tuy thế, không nên đề cập quá đáng tới sự gián đọan ấy. Tuy nhiều người hoạt động cho quyền dân sự hôm nay còn nhỏ tuổi vào năm 1989 nhưng họ biết điều sinh viên đã làm năm đó. Họ có ấn tượng sâu sắc về nó, và trong chỗ riêng tư, họ sẵn sàng thừa nhận món nợ của mình đối với thế hệ Thiên An Môn, ngay cả khi họ giải thích mình khác với thuở đó như thế nào. Hứa Chí Vĩnh (Xu Zhiyong) tóm tắt theo cách này:

“Tôi kính trọng những ai trong quá khứ từng nêu lên các vấn đề nhân quyền, nhưng hiện nay chúng tôi hy vọng làm việc theo một phương cách mang tính xây dựng bên trong không gian được hệ thống pháp luật ban cho. Thay đổi cụ thể nhưng tiệm tiến – Tôi nghĩ rằng đó là cái hầu hết nhân dân TQ muốn.”[15]

Dường như không phải hết thảy các quan chức đều có ấn tượng về sự nhấn mạnh tính hợp pháp ấy. Năm 2007, thành viên Bộ Chính trị ÐCSTQ và đứng đầu các sự vụ an ninh La Cán tuyên bố rằng phong trào quyền dân sự nhận yểm trợ của phương Tây, và là “những lực lượng ngụy trang để lật đổ sự cai trị của Ðảng.”[16]

Một năm trước đó, cơ quan lập pháp đã thông qua các hạn chế mới về tính chất độc lập của luật sư và thẩm quyền hành động của họ khi nhân danh nạn nhân bị hà lạm. Kể từ lúc đó, luật sư phải xin gia hạn giấy phép hành nghề từng năm một, và thật dễ dàng khi muốn loại các luật gia về quyền dân sự ra khỏi công việc của họ, tuy hiện nay chưa chắc họ tiêu biểu cho con số 1% những người trong nghề.

Ðiều như thế đã xảy tới cho Gao Zishen vào tháng Mười Hai năm 2005, cho Li Jianqiang tại Thượng Hải vào tháng Bảy năm 2007, và cho các luật sư khác ở Sơn Tây.[17] Tuy thế, phong trào bảo vệ quyền dân sự vẫn tiếp tục trong khi công dân càng ngày càng nhận thức hơn về các quyền của mình.

Hai mươi năm sau cuộc tàn sát Thiên An Môn ngày 4 tháng Sáu năm 1989, dường như ÐCSTQ đang củng cố tính chính thống của nó. Nó không theo các chế độ cộng sản trong khối Sô-viết đi vào quên lãng. Các chính sách của nó về sự kết nạp giới ưu tú vào Đảng, về sự đáp ứng mờ ảo các mâu thuẫn xã hội và về sự hỗ trợ mang tính công cụ của “cai trị bằng luật pháp”, trở thành các phần bổ sung trọng yếu cho việc nó tiếp tục kiểm soát báo chí và hệ thống chính trị. Nó tạo ra nhượng bộ nhằm ngăn không để cho những bất mãn cô kết thành các phong trào xã hội có khả năng thách thức sự cai trị của nó, và nó sai công an tới để làm im lặng những người bất đồng ý kiến.

Trong dòng chảy của hai thập niên như một ấy, phía đề kháng vật lộn với những chấn thương của cuộc tàn sát Thiên An Môn 4 tháng Sáu và những khó khăn lớn lao phát sinh cho bất cứ kẻ nào thách đố địa vị độc tôn của ÐCSTQ. Sự bền gan của các nhóm nhỏ những người bất đồng ý kiến, được nuôi dưỡng bởi những chiến sĩ trẻ hơn, tuy ít ỏi về số lượng nhưng vững chắc, cho thấy rằng phía đối kháng tiêu biểu cho một sức mạnh và một chuỗi các ý tưởng đáng để ý.

Tuy phía đối kháng lúc này không vươn ra cũng gần như không thể huy động các công dân bất mãn và tổ chức biểu tình giống như thuở 1989. Thay vào đó, những người đối kháng hành động như là lương tâm của xã hội, những tiếng nói bênh vực cho các nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa nhân bản trong một xã hội bị ám ảnh bởi chủ nghĩa duy vật.

Sự xuất hiện bất chấp mọi trở ngại của phong trào bảo vệ quyền dân sự cho thấy rằng người công dân bình thường ngày càng nhận thức các quyền của mình và sẵn sàng liều để bảo vệ nó. Trung Quốc rõ ràng là một chế độ hậu độc tài đảng trị, bị cai trị bởi một đảng tàn nhẫn. Nhưng đang có các dấu hiệu gợi cho thấy rằng sự nắm chặt của Đảng không vô cùng kiên cố như nó có vẻ như thế.

Nguồn: Dịch toàn văn của bài “The Massacre’s Long Shadow” (Chiếc bóng dài của cuộc tàn sát ấy) của Jean-Philippe Béja, đăng trong Journal of Democracy, số tháng Bảy 2009, Volume 20, Number 3, Nxb The Johns Hopkins University Press, Journals Division, Washingon DC, Hoa Kỳ, tt.5-136.

© Nguyễn Ước – Bản tiếng Việt

Bài do tác giả gửi đến Đàn Chim Việt Online

[1]Luo Bing. “Min’gan nian tishen jiebei bage yue” (Cảnh giác cao độ trong suốt tám tháng của một năm nhạy cảm). Zhenming. Tháng Tư 2009. 6-7

[2]Deng Xiaoping, “Address to Officers at the Rank of General and Above in Command of the Troops Enforcing Martial Laws in Beijing, June 9, 1989”. Có ở: http:// web.peopledaily.com.en/english/dengxp/vol3/text/c1990.html

[3]Xem “Overtly Oppose the Turmoil” (Qizhi xianmingde fandui dongluan) Nhân dân Nhật báo (Bắc Kinh) 26 tháng Tư 1989.

[4]Xem Zhao Ziyang, Prisoner of the State: The Secret Journal of Zhao Ziyang, dịich và biên tập bởi Bao Pu, Renée Chiang, và Adi Ignatius (New York: Simon and Schuster, 2009), 29.

[5]Suisheng Zhao, “Deng Xiaoping’s Southern Tour: Elite Politics in Post-Tianmen China.” Asian Survey 33 (Tháng Tám 1993): 739-56.

[6]Liu Xiaobo “Zhu de zhexue” (The philosophy of the pig) Dongxiang, tháng Chín 2000, 29-36.

[7]Philip P. Pan, “A Study Group Is Crushed in China’s Grip” Washington Post, 23, tháng Tư 2004; có ở www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2004/04/23/AR2005040206572.html.

[8]Philip P. Pan, “Three Chinese Workers: Jail, Batrayal and Fear; Government Stifles Labor Movement,” Washington Post, 28 tháng Mười Hai 2002.

[9]Jean-Philip Béja, “The Fly in Ointment? Chinese Dissent and U.S.-Chinese Relations,” Pacific Review 18 (6 tháng Chín 2003): 439-53.

[10]Các cán bộ này bày tỏ sự phê bình của họ hoặc qua những lá thư gởi các lãnh tụ chóp bu được phổ biến công khai tại Hongkong, hoặc trong hai tờ tạp chí mà họ cho phép xuất bản, trong đó có ảnh hưởng nhất là tờ Yanhuang Chunqiu.

[11]Joseph Kahn, “Ex-Officials Protest Censorship by China,” International Herald Tribune, 15 tháng Hai 2006.

[12]Chan Siu Sin, “Prison-Style Protest Aims to Free Student: Liu Di Has Spent 11 Months in Custody for Her Net Pro-Democracy Messages,” South China Morning Post (Hong Kong), 3 October 2003.

[13]Perry Link, dịch, “China’s Charter ‘08”, New York Review of Books, 15 tháng Giêng 2009, có ở www.nybooks.com/articles/22210. Cũng xem Journal of Democracy 20 (Tháng tư 2009): 179-82.

[14]Về các tổ chức này, xem Jean-Philippe Béja, A la recherche of une ombre chinoise: Le mouvement pour la démocratie en Chine, 1919-2004, Paris: Edition du Seuil, 2004.

[15]Trích trong Erik Eckholm, “Petitioners Urge China to Enforce Legal Rights,” New York Times, 2 tháng Sáu 2003, có ở www.nytimes.com/2003/06/02/international/asia/02CHIN.html.

[16]“Chinese Official Urges Local Handling of Unrest,” International Herald Tribune, 8 tháng Giêng 2007.

[17]Về bản tường trình các sự cố này, xem ở http://crd-net.org/Artcle/Class9/Class10/Index.html.

Pages: 1 2 3 4 5

1 Phản hồi cho “Bài 6: Chiếc bóng của cuộc tàn sát Thiên An Môn”

  1. Long Pham says:

    Vụ án tàn sát sinh viên và nhân dân ở Thiên An Môn không thể xóa bỏ trong lịch sử Trunng Hoa dù thời ĐCSTH đang nắm quyền hay sau này là nước sẽ có bản tuyên ngôn tự do nhân quyền như người dân TQ hiện đang mong muốn.
    Chính sách tàn sát và tránh né không cho nhóm đông trở thành đơn vị chống chính quyền chỉ là xảo thuật củA Đặng Tiểu Bình, có thể kéo daì vài ba thế kỷ, nhưng nó sẽ không còn hiệu nghiệm khi lòng dân oán hận càng ngày càng nhiều.
    Trước đây hơn 7 thế kỷ, CS dựa vào sự bất bình, bất công của tầng lớp dân nghèo và xúi dục họ chống nhà cầm quyền, giai cấm thống trị bóc lột. Nay, LBSV đã tàn, bọn cầm quyền, thống trị bóc lột CSTH đè nén nhân dân còn tệ hơn kẻ thù trước đây mà họ đã xúi dục, lên án, đảo chính. Thời cách mạng hiện nay đà chín mùi, phải đến vì nó đủ điều kiện để nhân dân đứng lên để đánh lại, chống cự lại bạo lực bất công chính là bọn CSQT và TH.
    Bài “quốc tếc ca” của CS là bà ca của quốc tế hiện đại, những người đang bị đàn áp bóc lột và sát nhân. Họ phải vùng lên và làm cuộc cách mạng đánh đuổi bọn thù CS tráo trở!
    Chỉ cần có người khởi đầu và vùng dậy. 1986 sinh viên và trí thức TH đà khởi sự, họ thành công khi một đoàn xe tăng bị một sinh viên tay trần không vũ khí chận lại, xe không đi được. Cái lực làm dừng xe tăng là quyền lực của Thiên Tạo, hay nói theo người TH là “Ý dân là ý Trời” hay “quyền lực của dân là quyền lực của Trời”.

    Người dân TH sẽ không thể quyên vụ tàn sát “Thiên An Môn”, các bà mẹ không nguôi căm thù, vì đó là cái áo trắng của con ma vô đạo để cho mọi người thấy.Phải tìm ra chúng và đuổi qủy!

    Nên gọi vụ án “Thiên An Môn” là tội ác tàn sát “Thiên Loạn Môn” . Cuộc nổi loạn của sinh viên không còn ở “cửa Trời bình an ” mà là ở “cửa Trời chống cự lại”
    Ảnh Mao còn ở đó là con ma, con qủy phá phách cửa nhà Trời. Phải dẹp bỏ đi!
    Wait and see!

Phản hồi