WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bài 6: Chiếc bóng của cuộc tàn sát Thiên An Môn

Phê bình hệ thống cùng quan chức chóp bu

Trong số các nhóm nhỏ thiểu số sinh viên và chuyên gia trí thức tiếp tục phê phán chế độ theo quan điểm dân chủ, có thể phân ra vài nhóm nhỏ nữa.

Nhóm nhỏ đầu tiên gồm các giáo sư và nhà nghiên cứu công khai nói lên những hoài nghi của mình về một số sinh hoạt chính trị. Tiêu Quốc Tiêu (Jiao Guobiao), giáo sư Ðại học Bắc Kinh công bố một bài báo tố cáo Ban Tuyên huấn Trung ương (Central Propaganda Department). Hậu quả là ông bị cấm dạy và không được giám thị sinh viên làm luận án tiến sĩ. Về sau, ông được phép ra nước ngoài, và khi về nước, ông lại đi sát hơn với cộng đồng bất đồng ý kiến.

Trường hợp của Lí Đại Đồng (Li Datong) cũng rất đáng quan tâm. Là nhà báo kỳ cựu, ông làm Tổng Biên tập tờ Băng Ðiểm (Bingdian), một phụ trang của Trung Quốc Thanh niên Báo, và bị bãi nhiệm vì cho in một bài báo về Loạn Quyền phỉ, khác với quan điểm chính thức. Việc sa thải ông kích động một cuộc náo nhiệt vì đây là lần đầu tiên kể từ năm 1949, các nhà báo (trong trường hợp này có 100 người) công khai kiến nghị nhà cầm quyền đảo ngược quyết định chính thức đó [11]. Họ Lí được giữ lại nhưng với một công việc thấp hơn, và cấm xuất bản Trung Quốc Thanh niên Báo. Hiện ông vẫn cho các bài báo của mình lên internet và các tạp chí ở Hong Kong; ông càng ngày càng gần gũi hơn những người bất đồng ý kiến và ký thư thỉnh nguyện của họ.

Khi xảy ra phong trào dân chủ 1989, một số người TQ còn quá trẻ, không thể tham gia; tuy thế họ cảm khái trước lòng dũng cảm của các bậc đàn anh và giờ đây, họ chứng tỏ mình không sợ hãi việc phê bình các khuyết điểm của chế độ. Ðối với ÐCSTQ, việc nắm chặt truyền thông cùng giảng dạy và nghiên cứu là một công tác hàng đầu. Dư Kiệt (Yu Jie), nghiên cứu sinh tiến sĩ văn chương tại Ðại học Bắc Kinh khi ông bắt đầu viết các tiểu luận phúng dụ xỏ xiên những nét đặc biệt tràn lan sau biến cố 4 tháng Sáu năm 1989. Sau khi tốt nghiệp, ông bị Hội Nhà văn Trung Quốc lấy lại việc làm đã hứa, và như thế, Dư trở thành một nhà trí thức độc lập và là người bất đồng ý kiến nổi bật.

Mạng lưới internet trãi rộng tạo thuận lợi cho sự xuất hiện một thế hệ mới của những người đối kháng trẻ tuổi. Hầu hết đều bắt đầu với những lời mỉa mai châm chọc trực tuyến. Ðó là cách mà Lưu Địch (Liu Di), người dùng bút hiệu Stainless Steel Rat (Chuột I-nốc) trở nên nổi tiếng. Nhà cầm quyền không tán thưởng óc khôi hài của cô và cô bị bỏ tù mà không đưa ta tòa xét xử. Những người bất đồng ý kiến phát động thỉnh nguyện thư, và cô được thả sau gần một năm ở tù [12]. Sau khi được phóng thích, cô cũng không tìm ra việc làm và ngày càng thân cận hơn với cộng đồng bất đồng ý kiến.

Hành động theo bài học rút tỉa được từ biến cố 4 tháng Sáu, chính quyền các cấp đẩy những nhà hoạt động ấy ra ngoài hệ thống bằng cách từ khước họ, không cho họ có cơ hội tìm được hay tiếp tục giữ được việc làm trong các đơn vị do nhà nước làm chủ, các cơ sở truyền thông hay các trường đại học. Như thế, mỉa mai thay, chính Đảng đã chỉ định thành viên của phía đối kháng. Từ giữa thập niên 1990 trở đi, một số nhà trí thức có thể công khai phê bình những thực hành của chế độ mà không mất việc làm, trong chừng mực họ đừng nêu ý kiến trực tiếp về các vấn đề cấm kỵ, thí dụ cuộc tàn sát Thiên An Môn. Thậm chí các nhà trí thức phê phán ấy khi ở bên trong những ràng buộc đã định, còn có thể hỗ trợ phong trào bất đồng ý kiến.

Sau biến cố ngày 4 tháng Sáu, trong số các chuyển dịch về phía đối kháng còn có những người bị mất thân nhân trong vụ đàn áp đó. Khởi hứng bởi các nhóm thí dụ như Madres de Plaza de Mayo (một nhóm bà mẹ của những “kẻ biến mất” tại Argentina), có một nhóm gồm thành viên gia đình của những nạn nhân, được thành lập bởi các bà mẹ có con chịu nạn trong biến cố ấy – Thiên An Môn Mẫu thân – dưới sự lãnh đạo của Đinh Tử Lâm (Ding Zilin), một giáo sư tại Ðại học Nhân dân; bà có đứa con trai 17 tuổi bị mất mạng trong ngày 4 tháng Sáu vì bạo lực của chính quyền. Các Mẫu thân thúc giục thân nhân những kẻ đã chết yêu cầu chính phủ phải công nhận trách nhiệm về cuộc tàn sát ấy. Sau ngày 4 tháng Sáu, ÐCSTQ tiếp tục sử dụng áp lực để tiếp tục bịt miệng bằng cách gợi ý rằng thân nhân của những kẻ phản đối trong vụ Thiên An Môn thậm chí có thể bị xem là kẻ đồng lõa với “những tên phiến loạn”.

Hằng năm, vào ngày 4 tháng Sáu, Thiên An Môn Mẫu thân nhắc nhở các cấp chính quyền rằng họ có bổn phận chấp nhận trách nhiệm và phải bồi thường. Bằng mọi phương tiện hòa bình, các Mẫu thân cố gắng làm sao dứt bỏ chiếc áo choàng im lặng mà chính quyền đang dùng để liệm một biến cố mà đối với họ, nó mang ý nghĩa tan tác cuộc đời. Hết năm này sang năm khác, những công dân bình thường từng một thời im lặng về mặt chính trị ấy càng ngày càng xác tín rằng họ sẽ chỉ cảm thấy lòng mình mãn nguyện một khi chế độ này cải cách và bảo đảm các quyền công dân. Giờ đây, họ thường liên kết với những người bất đồng ý kiến khác trong việc ký thư thỉnh nguyện đòi hỏi tôn trọng quyền con người.

Năm 1998, các Mẫu thân viết hai lá thư. Một tố cáo những xâm phạm nhân quyền, và một lên án tham nhũng đi kèm với những thay đổi kinh tế trong thập niên đó. Sự dũng cảm mà các Mẫu thân chứng tỏ khi đối mặt với những quấy nhiễu của công an thật đáng chú ý, và phải tính tới họ như một trong những luồng chính của phía đối kháng.

Chúng ta đang ứng xử với một phong trào lỏng lẻo, phi cơ cấu, thiếu sách lược và không có chương trình thống nhất, vì thế không nên để thực tại ấy bị lu mờ do những thuật ngữ vắn tắt được dùng cho tiện việc diễn tả, thí dụ “cộng đồng bất đồng ý kiến” hay “phía đối kháng”. Kể từ cuộc tàn sát Thiên An Môn và sự đàn áp tiếp theo đó, ÐCSTQ thận trọng ngăn ngừa sự xuất hiện của bất cứ cái gì giống như một tổ chức chính trị thế này thế nọ.

Trong bối cảnh đó, những người có thể được gọi một cách đúng đắn là người đối kháng cho thấy các khác biệt rộng rãi khi đưa đến những trải nghiệm, quan điểm chính trị và vân vân của cá nhân mỗi người. Tuy thế, điều ấy không có nghĩa họ không thể đoàn kết, như họ đã làm gần đây nhất vào ngày 8 tháng Mười Hai năm 2008, khi 303 người cùng ký tên phát động một hiến chương 19 điểm, được biết tới với tên gọi “Linh bát Hiến chương”.[13] Bản hiến chương ấy được công bố (qua internet) đúng thời điểm trùng với kỷ niệm năm thứ sáu mươi ngày ban hành bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.

“Linh bát Hiến chương” gồm ba phần. Phần thứ nhất mô tả sự thất bại khi đưa thể chế dân chủ vào Trung Quốc kể từ nỗ lực đầu tiên với chế độ quân chủ lập hiến vào năm 1898. Phần thứ nhì trình bày chính thức thỏa thuận của những người cùng ký tên, đặt cơ sở trên các nguyên tắc của chủ nghĩa tự do – việc phân lập quyền hành; các cuộc bầu cử hợp thức, công bằng và tự do; trách nhiệm của chính quyền; và đại loại như thế. Phần cuối cùng cụ thể hơn, mô tả những bước phải tiến hành nếu TQ sắp sửa trở thành một chế độ dân chủ.

Hết thảy những người ký tên đều kêu gọi chấm dứt hệ thống độc đảng, chấp nhận và áp dụng thể chế cộng hòa liên bang và thành lập một ủy ban hòa giải (theo kiểu mẫu của Ủy ban Hòa giải và Sự thật của nước Nam Phi, South African Truth and Reconciliation Commission), có thẩm quyền đền bù thoả đáng cho thân nhân các nạn nhân của những chiến dịch đàn áp đa dạng mà ÐCSTQ tiến thành kể từ lúc nắm chính quyền năm 1949.

Một số lớn bản thảo được luân lưu trực tuyến trên internet khoảng ba năm trước ngày ký tên và chính thức công bố. Những người cùng ký tên xuất thân từ các tầng lớp xã hội TQ khác nhau và những lãnh vực khác nhau của phía đối kháng. Các nhà trí thức bất đồng ý kiến, thí dụ Lưu Hiểu Ba – (cho tới khi tôi viết bài này, ông vẫn còn là đối tuợng bị giám sát và bị giam giữ) –  có thể là những người đề xuất chủ yếu nhưng mọi người từ các giáo sư và nhà nghiên cứu có uy tín tới các nông dân hoạt động đều có tiếng nói trong việc hình thành văn bản sau cùng. Chính sự hiện hữu của “Linh bát Hiến chương” là một dấu hiệu cho thấy rằng, bất chấp những quấy nhiễu của ÐCSTQ, phía đối kháng vẫn có khả năng hình thành và huy động các mạng lưới.

Chính quyền các cấp ra sức trấn áp “Linh bát Hiến chương” nhưng tới nay, đã có thêm tám ngàn người (và còn đang đếm nữa) từ mọi tầng lớp xã hội khác nhau thêm tên của mình vào. Dĩ nhiên con số ấy rất nhỏ trong một đất nước có 1.2 tỉ người, nhưng vẫn đúng khi nói rằng kể từ biến cố Thiên An Môn, chưa có lời kêu gọi nào có tính hệ thống và tính nguyên tắc, đòi hỏi một sự chuyển thể sâu xa chế độ mà đạt được sự ủng hộ công khai của công chúng như thế.

Pages: 1 2 3 4 5

1 Phản hồi cho “Bài 6: Chiếc bóng của cuộc tàn sát Thiên An Môn”

  1. Long Pham says:

    Vụ án tàn sát sinh viên và nhân dân ở Thiên An Môn không thể xóa bỏ trong lịch sử Trunng Hoa dù thời ĐCSTH đang nắm quyền hay sau này là nước sẽ có bản tuyên ngôn tự do nhân quyền như người dân TQ hiện đang mong muốn.
    Chính sách tàn sát và tránh né không cho nhóm đông trở thành đơn vị chống chính quyền chỉ là xảo thuật củA Đặng Tiểu Bình, có thể kéo daì vài ba thế kỷ, nhưng nó sẽ không còn hiệu nghiệm khi lòng dân oán hận càng ngày càng nhiều.
    Trước đây hơn 7 thế kỷ, CS dựa vào sự bất bình, bất công của tầng lớp dân nghèo và xúi dục họ chống nhà cầm quyền, giai cấm thống trị bóc lột. Nay, LBSV đã tàn, bọn cầm quyền, thống trị bóc lột CSTH đè nén nhân dân còn tệ hơn kẻ thù trước đây mà họ đã xúi dục, lên án, đảo chính. Thời cách mạng hiện nay đà chín mùi, phải đến vì nó đủ điều kiện để nhân dân đứng lên để đánh lại, chống cự lại bạo lực bất công chính là bọn CSQT và TH.
    Bài “quốc tếc ca” của CS là bà ca của quốc tế hiện đại, những người đang bị đàn áp bóc lột và sát nhân. Họ phải vùng lên và làm cuộc cách mạng đánh đuổi bọn thù CS tráo trở!
    Chỉ cần có người khởi đầu và vùng dậy. 1986 sinh viên và trí thức TH đà khởi sự, họ thành công khi một đoàn xe tăng bị một sinh viên tay trần không vũ khí chận lại, xe không đi được. Cái lực làm dừng xe tăng là quyền lực của Thiên Tạo, hay nói theo người TH là “Ý dân là ý Trời” hay “quyền lực của dân là quyền lực của Trời”.

    Người dân TH sẽ không thể quyên vụ tàn sát “Thiên An Môn”, các bà mẹ không nguôi căm thù, vì đó là cái áo trắng của con ma vô đạo để cho mọi người thấy.Phải tìm ra chúng và đuổi qủy!

    Nên gọi vụ án “Thiên An Môn” là tội ác tàn sát “Thiên Loạn Môn” . Cuộc nổi loạn của sinh viên không còn ở “cửa Trời bình an ” mà là ở “cửa Trời chống cự lại”
    Ảnh Mao còn ở đó là con ma, con qủy phá phách cửa nhà Trời. Phải dẹp bỏ đi!
    Wait and see!

Phản hồi