Bài 6: Chiếc bóng của cuộc tàn sát Thiên An Môn
Jean-Philippe Béja là nhà nghiên cứu kỳ cựu của Centre Nationale de la Recherche Scientifique (Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia) và Center for International Studies and Research (Sicences-Po) (Trung tâm Nghiên cứu và Ðiều nghiên Quốc tế (Khoa học-Chính trị)) tại Paris, hiện có cơ sở tại The French Center for the Study of Contemporary China (Trung tâm Pháp Nghiên cứu Trung Quốc đương đại). Trong số các sách đã xuất bản của ông có A la recherche d’une ombre chinoise: Le mouvement pour la democratie en Chine, 1919-2004 (Nghiên cứu chiếc bóng Trung Quốc: Phong trào dân chủ tại Trung Quốc, 1919-2004), Edition du Seuil, Paris, 2004.
“Cứ giết hai trăm ngàn để có được hai chục năm yên ổn.” Hai chục năm sau cuộc tàn sát tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 4 tháng Sáu năm 1989, lời trích dẫn ấy được qui cho Ðặng Tiểu Bình và dường như nó không lên tới con số lớn lao đó. Chỉ tốn có một ngàn hai trăm người chết để Ðảng Cộng sản Trung Quốc (ÐCSTQ) đạt được nguyện vọng hai thập niên bình lặng. Tuy thế, bên dưới bề mặt ổn định đó, cuộc tàn sát ấy vẫn tác động sâu xa lên các nhà cai trị Trung Quốc (TQ) cũng như phía đối kháng họ. Sự căng thẳng mà các lãnh tụ ÐCSTQ nói tới khi đến gần ngày kỷ niệm năm thứ 20 Thiên An Môn cho thấy rằng, bất chấp mọi nỗ lực tẩy xóa biến cố này của các sử gia chính thức và ký ức của đại chúng, Đảng vẫn còn bị nó ám ảnh.[1]
Khi chiến xa của Quân đội Nhân dân Giải phóng (QÐNDGP) lăn vào trung tâm thành phố Bắc Kinh ngày 4 tháng Sáu để ủi các sinh viên, những kẻ – với sự trợ giúp của các công dân đang cố sức ngăn cản những cuộc chuyển quân – chiếm cứ Quảng trường Thiên An Môn từ trung tuần tháng Năm, ÐCSTQ và lãnh tụ chóp bu Ðặng Tiểu Bình đột nhiên cay nghiệt ném ra một ngọn lửa mới.
Kể từ hành động củng cố quyền lực của mình vào cuối thập niên 1980, Ðặng càng ngày càng có vẻ là một anh hùng đối với hầu hết người TQ. Ông phục hồi nhiều nạn nhân của Mao, cho phép những thanh niên nam nữ bị vị Chủ tịch quá cố phái xuống nông thôn được quay về thành thị, nới lỏng các kiểm soát đối với kinh tế nông thôn và trong cuộc sống hằng ngày, và như thế, ông thu phục được sự ủng hộ của nông dân, trí thức và thanh niên.
Ðặng được đánh giá là người theo chủ nghĩa thực dụng, kẻ dũng cảm đương đầu với những người theo phái tân-Mao-ít, đồng thời muốn cải thiện tiêu chuẩn đời sống của người công dân trung bình. Triệu Tử Dương, người được chính tay Ðặng chọn lựa kỹ càng để làm Tổng Bí thư ÐCSTQ, lúc này nói tới việc đối thoại rộng rãi hơn với xã hội, thậm chí tới việc tách Đảng ra khỏi chính quyền. Trên qui mô lớn, các công dân có cảm giác tự do hơn khi nói lên bất mãn của mình, trong lúc sinh viên và các nhà trí thức đang tranh luận về những viễn cảnh cho một sự dân chủ hóa gia tăng. Những cuộc biểu tình của sinh viên hồi năm 1986 đã gặp phản ứng nhẹ nhàng của chính quyền khiến dường như có thể có một ít bằng chứng cho ý niệm rằng Đảng đã thay đổi và đang được lãnh đạo bởi các nhân vật ít dị ứng với sự bất đồng ý kiến hơn Người Cầm lái Vĩ đại trước đây. Thế rồi, những phát súng bắn ngày 4 tháng Sáu và sự thẳng tay đàn áp tiếp đó đã gây choáng váng tột độ, đảo ngược các ấn tượng vừa kể cũng như các kỳ vọng vào tính bao dung của chế độ.
Liền theo sau biến cố Thiên An Môn ngày 4 tháng Sáu, Ðặng Tiểu Bình chỉ tỏ lòng thương tiếc các bộ đội và viên chức công an đã chết [2], trong khi sinh viên và công dân địa phương từng chống cự QÐNDGP thì bị kết án là “những tên phiến loạn”. Sự tương phản giữa bài diễn văn này và thực tại đã gây sốc tới độ nó giáng một đòn cực mạnh vào tính chính thống của ÐCSTQ mà bản chất của nó dường như không thay đổi, bất chấp mọi cải cách trong thập niên 1980.
Những bản án tử hình và giam cầm dài ngày phát cho “những tên phiến loạn” và những người khác đã dám chống lại quân đội; sự áp dụng những kiểm soát nghiêm ngặt báo chí; và việc giải tán hết thảy các nhóm xã hội dân sự xuất hiện thời thập niên 1980, đã cho thấy Đảng muốn áp đặt sự cai trị của mình bằng vũ lực. Không có vấn đề phát biểu ý kiến bất đồng và chỉ đề cập tới cuộc đàn áp thôi cũng đủ khiến người ta có thể đi tù.
Bài học chính mà Ðặng rút ra từ “cuộc rối loạn” hoặc “cơn bão” năm 1989 là nhu cầu tái xác nhận cái gọi là Bốn Nguyên lý Chủ đạo: Chủ nghĩa xã hội; Tư tưởng Mao-ít Mác-xít Lê-ni-nít; Chế độ chuyên chính dân chủ nhân dân; và Quyền lãnh đạo của Ðảng CSTQ. Ðối với một người Lê-ni-nít như Ðặng, sự rạn nứt của ÐCSTQ đã là và vẫn còn là mối đe dọa trầm trọng nhất. Triệu Tử Dương, trong khi tiếp tục giữ niềm tin vào việc đối thoại sâu rộng hơn với xã hội, muốn mở những cuộc nói chuyện với sinh viên biểu tình, kể cả sau khi Ðặng Tiểu Bình đã viết trong Nhân dân Nhật báo số ra ngày 26 tháng Tư rằng bọn chúng chẳng hơn gì “một nhúm những tên phản cách mạng.”[3]
Khi Ðặng tuyên bố thiết quân luật vào ngày 20 tháng Năm, Triệu từ chức để phản đối (cũng có hai nguyên soái chống lại việc thiết quân luật), khiến họ Ðặng lo lắng sâu xa về sự nứt rạn trong hàng ngũ cao cấp hơn của Ðảng. Việc Triệu không chịu hứa sẽ tự kiểm điểm hành động của mình khiến ông bị quản chế tại gia cho tới ngày qua đời vào năm 2005.[4] Từ đó, tên ông bị xóa khỏi truyền thông chính thức, kể cả sách giáo khoa sử ký.
Trước biến cố Thiên An Môn, cạnh tranh giữa những người cải cách tập hợp chung quanh Ðặng và những người bảo thủ của Đảng do Trần Vân (Chen Yun) cầm đầu. Kể từ lúc đó, ÐCSTQ sẵn sàng trả bất cứ giá nào để duy trì sự đoàn kết trong Đảng. Rõ ràng là các lãnh tụ lão thành khác nhau từng phân rẽ theo những chính sách khác nhau, nhưng điều quan trọng là không bao giờ được phép đạt tới điểm “tranh chấp giữa hai đường lối”. Sự thôi thúc ÐCSTQ phải siết chặt hàng ngũ và giữ gìn đoàn kết là một trong những di sản chủ yếu của ngày 4 tháng Sáu năm 1989.
Vụ án tàn sát sinh viên và nhân dân ở Thiên An Môn không thể xóa bỏ trong lịch sử Trunng Hoa dù thời ĐCSTH đang nắm quyền hay sau này là nước sẽ có bản tuyên ngôn tự do nhân quyền như người dân TQ hiện đang mong muốn.
Chính sách tàn sát và tránh né không cho nhóm đông trở thành đơn vị chống chính quyền chỉ là xảo thuật củA Đặng Tiểu Bình, có thể kéo daì vài ba thế kỷ, nhưng nó sẽ không còn hiệu nghiệm khi lòng dân oán hận càng ngày càng nhiều.
Trước đây hơn 7 thế kỷ, CS dựa vào sự bất bình, bất công của tầng lớp dân nghèo và xúi dục họ chống nhà cầm quyền, giai cấm thống trị bóc lột. Nay, LBSV đã tàn, bọn cầm quyền, thống trị bóc lột CSTH đè nén nhân dân còn tệ hơn kẻ thù trước đây mà họ đã xúi dục, lên án, đảo chính. Thời cách mạng hiện nay đà chín mùi, phải đến vì nó đủ điều kiện để nhân dân đứng lên để đánh lại, chống cự lại bạo lực bất công chính là bọn CSQT và TH.
Bài “quốc tếc ca” của CS là bà ca của quốc tế hiện đại, những người đang bị đàn áp bóc lột và sát nhân. Họ phải vùng lên và làm cuộc cách mạng đánh đuổi bọn thù CS tráo trở!
Chỉ cần có người khởi đầu và vùng dậy. 1986 sinh viên và trí thức TH đà khởi sự, họ thành công khi một đoàn xe tăng bị một sinh viên tay trần không vũ khí chận lại, xe không đi được. Cái lực làm dừng xe tăng là quyền lực của Thiên Tạo, hay nói theo người TH là “Ý dân là ý Trời” hay “quyền lực của dân là quyền lực của Trời”.
Người dân TH sẽ không thể quyên vụ tàn sát “Thiên An Môn”, các bà mẹ không nguôi căm thù, vì đó là cái áo trắng của con ma vô đạo để cho mọi người thấy.Phải tìm ra chúng và đuổi qủy!
Nên gọi vụ án “Thiên An Môn” là tội ác tàn sát “Thiên Loạn Môn” . Cuộc nổi loạn của sinh viên không còn ở “cửa Trời bình an ” mà là ở “cửa Trời chống cự lại”
Ảnh Mao còn ở đó là con ma, con qủy phá phách cửa nhà Trời. Phải dẹp bỏ đi!
Wait and see!