WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bài 6: Chiếc bóng của cuộc tàn sát Thiên An Môn

Người lưu vong và người bất đồng ý kiến

Ðối với phía đối kháng, một trong các hậu quả trước hết của cuộc tàn sát Thiên An Môn là việc bay ra hải ngoại của một số lớn các nhà hoạt động. Vào tháng Chín năm 1989, lần đầu tiên tính từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc bốn chục năm trước, có cuộc tập họp bên ngoài TQ của lãnh tụ các phong trào quần chúng. Vào dịp này, họ gặp nhau tại Pháp với mục đích sáng lập một tổ chức lưu vong đối kháng có tên là Liên đoàn Trung Quốc Dân chủ (LÐTQDC – Federation for Democratic China). Liên đoàn ấy là một nỗ lực nhằm qui tụ các nhà đối kháng trong đó có một số đã sống ở hải ngoại mấy năm trước. Sinh viên trẻ, người cánh hữu, cán bộ Ðảng trong các mạng lưới của Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương, gặp gỡ nhau hầu hoạch định sách lược đấu tranh chống ÐCSTQ. Thế nhưng thật khó tìm thấy một nền tảng cho sự hợp tác, và tình trạng của LÐTQDC như một tập đoàn lưu vong không tránh khỏi việc bị cắt đứt với các thực tại cơ bản tại TQ. Những tranh luận giữa thành viên thì trừu tượng và không tác động lên các phát triển tại TQ. Việc đua nhau tranh thủ sự ủng hộ của các sức mạnh chính trị ngoại quốc kích động đấu tranh nội bộ dữ dội, và thế là giấc mộng sẽ xuất hiện một Tôn Dật Tiên mới bay hơi. Mấy năm sau, các nhân vật hàng đầu khởi sự lảng xa LÐTQDC, và rồi nó chết dần.

Thành tựu lớn lao của những người lưu vong là góp phần giữ cho hồi ức về phong trào 1989 tiếp tục sống và thông báo cho các chính quyền ngoại quốc, công chúng và các cơ sở truyền thông tin tức về những vi phạm nhân quyền tại TQ. Trong thực tế, các tổ chức đặt trọng tâm lên chủ đề nói trên, thí dụ Humanrights in China (Nhân quyền tại Trung Quốc), Chinese Human Rights Defenders (Người bảo vệ Nhân quyền Trung Quốc) và Chinese Labour Bulletin (Trung Quốc Lao động Tập san), một tạp chí chuyên việc phổ biến những tấn kích vào quyền của công nhân, là ba cơ sở hoạt động hữu hiệu nhất và tạo được ảnh hưởng có ý nghĩa lên các giới chức chính quyền phương Tây.[9]

Thế nhưng đối với cộng đồng lưu vong như một toàn bộ, đại lộ thênh thang nhất để tác động lên đời sống tại TQ không phải là một tổ chức chính trị chính thức hay sự chú ý của các chính phủ ngoại quốc, mà là những móc nối riêng rẽ theo quan hệ cá nhân với đông đảo người TQ có học, đặc biệt từ giữa thập niên 1990, được ra nước ngoài du học, giảng dạy, tiến hành nghiên cứu hoặc tham gia những cuộc tụ họp về học thuật. Việc các nhà trí thức xuất du gặp gỡ đồng nghiệp đang lưu vong và cùng thảo luận với họ về tương lai của TQ thì cũng ít ỏi như ý thích của các cơ quan an ninh nhà nước TQ về vấn đề đó.

Sau khi chấm dứt thiết quân luật vào tháng Giêng năm 1990, và đặc biệt sau khi Ðặng Tiểu Bình, trong chuyến tuần du khắp Hoa Nam năm 1992, tái khẳng định lời cam kết cải cách kinh tế, hàng ngũ tích cực của phong trào thân dân chủ ngày càng mỏng hơn. Tuy thế, có một số nhỏ các nhà hoạt động tiếp tục thúc đẩy mặc dù môi trường bất thân thiện, không chỉ do sự có mặt khắp nơi của công an. Sau khi họ Ðặng thêm lần nữa tuyên bố lời cam kết của ông đối với chủ nghĩa tư bản, kiểu TQ, thì lập tức nổi bật lên trên mọi lãnh vực của quần chúng là một tâm trạng mới, quan tâm tới việc làm ra tiền. Ðòi hỏi dân chủ và cải cách chính trị bị xuống thấp, đặc biệt trong giới thị dân từng ủng hộ phong trào sinh viên năm 1989; lúc này, họ bận rộn với việc nắm lấy lợi thế trong các cơ hội mà chính sách mới của Ðặng mở ra cho mình.

Ðiều này không gợi cho thấy rằng các điều kiện trở nên thuận lợi khi dân chúng càng ngày càng bị xao lãng bởi viễn kiến làm giàu cho cá nhân. Liền theo sau vụ Thiên An Môn, các cuộc biểu tình chống chính phủ bị nghiêm cấm, công an có mặt khắp nơi, và khắp nơi tràn ngập sự sợ hãi bị đàn áp. Sinh viên bị bắt học các bài tập quân sự dưới sự giám sát của quân đội, và hầu hết thủ lãnh thấm nhuần tinh thần Bát Cửu (1989) đều phải lưu vong, ẩn trốn hoặc đi tù. Bất cứ hành động thúc đẩy dân chủ hóa nào dựa trên sự ủng hộ của giới ưu tú đều bị kết tội, bởi sau ngày 4 tháng Sáu năm 1989, các lãnh tụ Đảng từng che chở và nuôi dưỡng phong trào đó đều bị thanh trừng khỏi các vị trí quyền lực.

Do đó, hầu như không có không gian cho việc phô diễn sự bất đồng ý kiến. Tuy thế, một số nhà hoạt động, đặc biệt những người bị bắt giam trong cuộc đàn áp sau-Thiên An Môn không chịu buông bỏ cuộc đấu tranh cho dân chủ. Một khi được thả ra, họ thấy mình bị tống xuất khỏi đơn vị công tác liên hệ (thường là trường đại học hoặc viện nghiên cứu), bị công an cấm không cho mở cơ sở kinh doanh tư, chịu sự giám sát nghêm ngặt và bị cô lập khỏi phần còn lại của xã hội. Tình cảnh của họ có nét phảng phất với và làm ta nhớ lại những gì người bất đồng ý kiến ở Tiệp Khắc phải đối mặt sau khi chiến xa Sô-viết nghiền nát Mùa Xuân Prague vào năm 1968. Phản ứng của họ cũng thế. Giống với những tiền bối tinh thần Trung Âu của mình, nhiều người TQ bất đồng ý kiến kiên quyết “sống trong chân lý” bằng cách nói lên những ngược đãi của ÐCSTQ trong bất cứ cơ hội nào có được. Họ công bố các bài bình luận chính trị của mình tại Hong Kong hay trên truyền thông quốc tế, và về sau trên internet. Ho nỗ lực thiết lập các mạng lưới thông tin và phản đối trong truyền thông nước ngoài (truyền thông độc nhất mở cửa cho họ) mỗi khi có người trong bọn họ bị công an quấy nhiễu hay bắt giam.

Những người bất đồng ý kiến năng động nhất thường là các lãnh tụ sinh viên, thí dụ Vương Ðan, hoặc nhà trí thức, thí dụ Bao Tuân Tín (Bao Zunxin) và Lưu Hiểu Ba, người đã bỏ lại đằng sau sự nghiệp giảng dạy tại Hoa Kỳ để về tham gia phong trào dân chủ tại quê nhà và rồi chịu một thời gian ở tù sau cuộc tàn sát Thiên An Môn. Ông và những người như ông không chịu thỏa hiệp với chính quyền, và hành động như là lương tâm của xã hội bằng cách tái khẳng định các nguyên tắc từng có thời nằm tại tâm điểm của phong trào dân chủ. Họ thiết lập các quan hệ tốt với những nhà trí thức không bị tác động và các cán bộ cũ của Đảng xuất thân từ các mạng lưới của Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương, những kẻ trở thành thù nghịch sâu xa với giới lãnh đạo của ÐCSTQ sau cuộc tàn sát Thiên An Môn.[10]

Suốt hai thập niên vừa qua, họ viết hàng tá thư tập thể tố cáo hành vi đàn áp các nhà hoạt động cho nhân quyền, bênh vực công nhân nạn nhân của chính sách hà khắc, đòi hỏi đảo ngược lời kết án chính thức biến cố 4 tháng Sáu, và chỉ trích những tấn công vào các dân tộc thiểu số, đặc biệt người Tây Tạng. Việc kiểm soát chặt chẽ báo chí thông thường có nghĩa là những tiếng gào thét phản đối ấy không được nghe rộng rãi bên trong TQ, dù internet góp phần tiếp tay cho các nhà bất đồng ý kiến “thế hệ 89” với tới các nhóm đấu tranh trẻ tuổi hơn, kể từ sau 1989, đang tham gia vào hàng ngũ bất đồng ý kiến mang tính dân chủ.

Trên cấp độ mặt đối mặt, các nhà hoạt động lớn tuổi hơn, có gốc rễ trong phong trào dân chủ 1989, có khả năng tụ họp với những người trẻ hơn mình tại nhà riêng hay, kể từ giữa thập niên 1990, tại các quán trà hoặc tiệm sách mà chủ nhân là các cựu chiến hữu từng cùng nhau hoạt động thuộc thế hệ 89. Một trong các địa điểm đó là nhà sách Vạn Thịnh (Wansheng) ở Bắc Kinh, thành lập bởi Gan Qi và Lưu Tô Lí (Liu Suli), người từng trải qua một năm trong nhà tù sau cuộc tàn sát Thiên An Môn. Nhà sách Tam Vị (Sanwei) cũng thế. Cả hai tiếp tục tổ chức hội luận về những sự vụ đang diễn ra và về các chủ đề triết học, luật pháp (những nhà bất đồng ý kiến nổi tiếng không được mời). Dĩ nhiên công an bám sát các địa điểm ấy và được biết là họ thường cấm các hội luận ở Tam Vị. Tuy thế, những cuộc tụ họp cá nhân tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong diễn tiến cấu thành một phía đối kháng có thể có.

Pages: 1 2 3 4 5

1 Phản hồi cho “Bài 6: Chiếc bóng của cuộc tàn sát Thiên An Môn”

  1. Long Pham says:

    Vụ án tàn sát sinh viên và nhân dân ở Thiên An Môn không thể xóa bỏ trong lịch sử Trunng Hoa dù thời ĐCSTH đang nắm quyền hay sau này là nước sẽ có bản tuyên ngôn tự do nhân quyền như người dân TQ hiện đang mong muốn.
    Chính sách tàn sát và tránh né không cho nhóm đông trở thành đơn vị chống chính quyền chỉ là xảo thuật củA Đặng Tiểu Bình, có thể kéo daì vài ba thế kỷ, nhưng nó sẽ không còn hiệu nghiệm khi lòng dân oán hận càng ngày càng nhiều.
    Trước đây hơn 7 thế kỷ, CS dựa vào sự bất bình, bất công của tầng lớp dân nghèo và xúi dục họ chống nhà cầm quyền, giai cấm thống trị bóc lột. Nay, LBSV đã tàn, bọn cầm quyền, thống trị bóc lột CSTH đè nén nhân dân còn tệ hơn kẻ thù trước đây mà họ đã xúi dục, lên án, đảo chính. Thời cách mạng hiện nay đà chín mùi, phải đến vì nó đủ điều kiện để nhân dân đứng lên để đánh lại, chống cự lại bạo lực bất công chính là bọn CSQT và TH.
    Bài “quốc tếc ca” của CS là bà ca của quốc tế hiện đại, những người đang bị đàn áp bóc lột và sát nhân. Họ phải vùng lên và làm cuộc cách mạng đánh đuổi bọn thù CS tráo trở!
    Chỉ cần có người khởi đầu và vùng dậy. 1986 sinh viên và trí thức TH đà khởi sự, họ thành công khi một đoàn xe tăng bị một sinh viên tay trần không vũ khí chận lại, xe không đi được. Cái lực làm dừng xe tăng là quyền lực của Thiên Tạo, hay nói theo người TH là “Ý dân là ý Trời” hay “quyền lực của dân là quyền lực của Trời”.

    Người dân TH sẽ không thể quyên vụ tàn sát “Thiên An Môn”, các bà mẹ không nguôi căm thù, vì đó là cái áo trắng của con ma vô đạo để cho mọi người thấy.Phải tìm ra chúng và đuổi qủy!

    Nên gọi vụ án “Thiên An Môn” là tội ác tàn sát “Thiên Loạn Môn” . Cuộc nổi loạn của sinh viên không còn ở “cửa Trời bình an ” mà là ở “cửa Trời chống cự lại”
    Ảnh Mao còn ở đó là con ma, con qủy phá phách cửa nhà Trời. Phải dẹp bỏ đi!
    Wait and see!

Phản hồi