WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Kissinger và Hòa đàm Paris

Henry Kissinger Signs Cease FireNội dung bài này chỉ đề cập tới diễn tiến của cuộc hòa đàm, những cuộc tranh luận, phê phán cũng như bàn cãi về hòa đàm hay Hiệp định hòa bình  sẽ được đề cập trong bài khác.

Tháng 3/1968, TT Johnson cho ngưng oanh tạc một phần lớn lãnh thổ miền Bắc Việt Nam và đề nghị Cộng Sản đàm phán nếu không sẽ cho nếm mùi sức mạnh, một tháng sau họ  nhận lời. Hòa đàm Paris bắt đầu từ 10/5/1968 do Harriman đại diện Mỹ và Xuân Thủy đại diện Hà Nội khai mạc. Trong những ngày tháng đầu của Hội nghị phía Cộng sản dùng đây làm nơi tuyên truyền chống Mỹ, không để ý tới thương thuyết. Họ đòi Mỹ phải ngưng oanh tạc toàn diện miền Bắc VN, ngày 31/10/1968 TT Johnson chấp nhận yêu cầu của BV.

Giai đoạn trước 1972

Năm 1969 Nixon đắc cử nhậm chức Tổng thống, Cabot Lodge được cử thay thế Harriman. Việc thương thuyết thực ra không đạt được trên bàn hội nghị nhưng do đi đêm giữa Tiến sĩ Henry Kissinger và trùm Cộng Sản BV Lê Đức Thọ bắt đầu từ 4/8/1969. Một tháng sau khi Nixon đắc cử Tổng thống, Kissinger được mời làm cố vấn an ninh quốc gia, cho tới nay ông đảm nhận hai vai trò cố vấn và người đứng đầu Hội đồng an ninh quốc gia.

Khoảng tháng 8/1969, tại Paris Kissinger đề nghị BV, Mỹ rút quân song phương, ông sai phụ tá Tony Lake (cố vấn ngoại giao) làm thời khóa biểu xác định một năm Mỹ, BV  rút bao nhiêu, một tháng rút bao nhiêu. Xuân Thủy đại diện BV nói VN đã đánh bại nhiều cuộc xâm lăng từ bên ngoài, kẻ thù phải rút đi, Hoa kỳ cũng phải rút quân vô điều kiện. Hà nội không tự nhận họ là lực lượng ngoại quốc đóng ở miền Nam và không nhận có quân ở miền nam VN, không để ý tới rút quân song phương. Xuân Thủy muốn mật đàm với Henry Kissinger nhưng ông này cho là BV lươn lẹo, rắc rối, không ngay thật, diều mà ông tức giận nhất là họ chỉ nói một giọng trong mật đàm cũng như ngoài truyền thông báo chí. Hà nội tỏ ra cứng đầu ngoan cố, dùng hòa đàm kéo dài để tuyên truyền cho họ. Theo tác giả Water Isaacson (Kissinger a Biography trang 245) phía Mỹ có thể thuận lợi hơn nếu Henry cho công bố những khó khăn của phái đoàn mình để làm nguội bớt chống đối của phàn chiến.

Tại cuộc họp tháng 8 với Xuân Thủy, Kissinger cảnh cáo nếu cho tới tháng 11 không có kết quả gì, Hoa Kỳ phải coi đó là những bước tới hậu quả trầm trọng. Tháng 11/1969 là dịp một năm Johnson ngưng oanh tạc toàn diện Bắc Việt, TT Nixon đe dọa cho cả thế giới biết – nhất là đối với chủ tịch Ceausescu của Romanie – sẽ có hạn chót ngoại giao để thanh toán dứt khoát. Sự thực ông đã cảnh cáo nhiều lần xem Mỹ phải làm gì.

Cuối tháng 9, Kissinger đã nói với Đại sứ Nga giúp làm cho BV giảm quân sự nếu không Mỹ sẽ có biện pháp mạnh nhưng ông ta tỏ vẻ không sợ. Triết lý của Kissinger là kết hợp ngoại giao và sức mạnh bạo lực không thể tách rời, ông dồng ý dùng đe dọa quân sự là một phần trong chiến thuật của vấn đề VN nếu không sẽ khó thành công, không đe dọa, chính sách rút quân sẽ không thúc đẩy BV hòa đàm. Kissinger họp bàn với các phụ tá để chọn trừng trị vũ khí hay hăm dọa, cái nào lợi hơn, Nixon đã đe dọa nhiều lần. Nhiệm vụ của đoàn phụ tá để chọn giải pháp trừng trị tàn bạo, khi mới họp ông nói tôi không tin một cường quốc hạng xoàng như Bắc Việt mà không bị đánh sụp. Kế hoạch tàn bạo có thể là leo thang lấy bí danh là Duck Hook.

Nhóm phụ tá phác họa kế hoạch: Gài mìn cảng Hải phòng, oanh tạc Hà Nội và các cơ sở kinh tế, một cuốn sách đã kê khai chi tiết kế hoạch soạn diễn văn cho Tổng thống. Ngày 15/10/1969 có 250 ngàn người biểu tình tại Hoa Thịnh Đốn. William Watts, một phụ tá của Kissinger cho biết leo thang chiến tranh có thể đưa tới bạo lực dữ dội trong nước, Hoa kỳ sẽ bị xâu xé nội bộ. Hai phụ tá khác Lake và Morrris cũng chống lại leo thang, họ không tin Việt Nam hóa chiến tranh dù rút quân cũng sẽ không được BV nhượng  bộ gì, họ đề nghị ngưng bắn tại chỗ (cease-fire in place), nếu Sài Gòn cản trở thì phải đảo chánh. Khi sai nhóm phụ  tá nghiên cứu kế hoạch Duck Hook, Kissinger không tin tưởng kế hoạch và sẽ nói cho TT Nixon biêt nó sẽ không có hiệu quả, ông cho biết phải cứu Tổng thống khỏi nhóm Ban tham mưu chủ trương leo thang chiến  tranh, các phụ tá của Kissinger chống leo thang. Ngày 17/10/1969 Kissinger khuyên Tổng thống ta không thể đạt tới hành động quân  sự mạnh quyết định nào, vả lại trong chính phủ ta không ai đồng ý theo đuổi chính sách táo bạo này và Nixon chấp thuận. Sau này Kissinger tiếc mãi đã không thực hiện kế hoạch này, ông cứ tiếc hùi hụi như sau.

“Đúng ra ta  phải ném bom chết cha chúng nó ngay hồi mới nhậm chức (tại tòa Bạch ốc)”

We should have bombed the hell out of them the minute we took office.

Walter Isaacson, Kissinger a Biography trang 248

Kissinger tiếc rẻ đã không thực hiện kế hoạch Duck Hook, ông nói đáng lẽ chiến tranh đã kết thúc sớm hơn, ta có thể oanh tạc kẻ thù từ năm 1969 thay vì mãi tới năm 1972 mới hành động.

Tổng thống Nixon họp với đại sứ Nga đề nghị Nga giúp giải quyết vấn đề Việt Nam nếu không Hoa Kỳ sẽ có biện pháp mạnh với Hà Nội. Đại sứ Nga không sợ lời đe dọa của Nixon. Ngày 3/11 Tổng thống tuyên bố leo thang , sau này TT Thiệu nói người Mỹ bỏ lỡ nhiều cơ hội giải quyết cuộc chiến thuận lợi  cho ta và đây là một cơ hội.

Năm 1969 chấm dứt, Kissinger mời hai phụ tá Tony Lake và Bill Watts đi ăn, một năm sôi động. Năm 1970 nhiều sôi động, hành quân sang Miên, đi đêm với BV tại hòa đàm Paris, quyết định tiếp tục cuộc chiến tranh thêm một năm khiến 9,414 ngưới Mỹ chết, số tử trận tăng lên 40,122 nhưng còn ít hơn số tử trận 14,592 của năm 1968 .

Bắt đầu năm 1970, Kissinger với vòng đi đêm mới khi nước Mỹ đang trong thế mạnh với bài diễn văn kêu gọi đám đông thầm lặng  của Nixon. Tạm thời chính phủ được người dân ủng hộ, phản chiến lùi bước khi rút quân đang tiếp tục, Nixon đã lấy chiến tranh ra khỏi trang nhất và để phìa sau trí óc người Mỹ. News week báo cáo ngạc nhiên vì Việt Nam hóa chiến tranh tiến triển tốt đẹp hơn ta nghĩ, Quân đội VNCH tiến từ 850 ngàn người lên hơn một triệu trong một năm, số miền quê được kiểm soát  100% tăng lên gấp hai (55%). Henry Kissinger phản đối chính sách rút quân về nước vì nó sẽ mất thế mạnh tại bàn hội nghị.

Ông ta lạc quan thấy có dấu thay đổi, muốn đi đêm với BV ngay và  thuyết phục Nixon tin tưởng BV nhượng bộ. Ngày 16/2/1970  Hà Nội muốn đàm phán với Henry  ngày chủ nhật. Họ gửi Lê Đức Thọ tới làm cố vấn cho Xuân Thủy, Henry coi Thọ là kẻ sấc láo và chính Thọ cũng coi ông ta hỗn xược. Kissinger nhượng bộ nói hai bên sẽ rút song phương và Hoa kỳ sẽ không để lại quân, Thọ nhượng bộ một chút, BV sẽ rút khỏi nam Việt Nam không đặt trên căn bản hợp pháp như của Mỹ, không cần thông báo. Thọ đòi Mỹ phải lật đổ chính phủ Thiệu, Kissinger nói Hoa Kỳ không thể làm được, tôi thực tế với ông và ông cũng phải thực tế với chúng tôi. Henry nói cho Thọ biết BV không thuận lợi về vũ lực, tình trạng quốc tế phức tạp, họ sẽ không được viện trợ của các nước đoàn kết như ngày nay.

Điều mà Kissinger buồn rầu khi nghe Thọ cho biết VN hóa chiến tranh, rút quân sẽ làm yếu đàm phán của Mỹ. Ông ta hỏi nửa triệu quân Mỹ còn không thắng được làm sao quân Ngụy có thể chiến đấu được? Sau này Kissinger thừa nhận nó dầy vò ông, chính ông đã phản đối chương trình rút quân VN hóa chiến tranh khiến cho Hoa Kỳ mất thế mạnh tại bàn Hội nghị.

Năm trước,  ngày 8/6/1969 TT Nixon đã họp tại Midway với TT Thiệu, Kissinger, Bộ trưởng quốc phòng Laird, Tướng Abrams, cựu tư lệnh cựu tư lệnh Wesmoreland bàn về rút quân và Việt Nam hóa chiến tranh. Kế hoạch do Bộ trưởng Laird đề nghị, Nixon chấp thuận, Kissinger phản đối mạnh việc rút quân vì nó sẽ tạo thế yếu tại bàn hội nghị. Mục đích chính để xoa dịu chống đối trong nước Mỹ, năm 1969 rút 61 ngàn, năm 1970 rút 140 ngàn, năm 1971 rút 177 ngàn…

Ngày 16/3/1970 tại Paris, Kissinger cho BV biết lịch trình rút quân, Lê Đức Thọ phản đối rút song phương mà chỉ chấp nhận đơn phương từ phía Mỹ, cuộc họp ngày 4/4, Thọ nói không cần họp cho tới khi Hoa Kỳ thay đổi lập trường. Theo TT Nixon (No More Vietnams, trang 152) nói chung trước tháng 10/1972, BV đòi Mỹ rút quân đơn phương, thành lập chính phủ Liên hiệp tại miền nam VN, đòi Mỹ lật đổ chính phủ  Thiệu và cắt viện trợ quân sự, kinh tế cho miền nam VN.

Phiên họp lịch sử

Suốt mấy năm liên tiếp CSBV ngoan cố lì lợm, dai như đỉa đói khiến phía Mỹ vô cùng chán nản. Họ dựa vào sự chống đối của phản chiến và  áp lực của Quốc hội để gây khó khăn cho Hành pháp Mỹ, theo Nixon chính những kẻ chống đối ông trong nước đã khiến cho BV thừa cơ nước đục thả câu kéo dài đàm phán (No More Vietnams, trang 127)

Cuối tháng 3/1972 Hà Nội đem đại binh tiến đánh miến Nam , họ dốc toàn lực đưa mười sư doàn vào ba mặt trận chính Quảng Trị, Kontum, Bình Long. Họ thắng thế lúc đầu nhưng sau bị thiệt hại trầm trọng do yểm trợ của không lực Mỹ và VNCH. Cuộc Tổng công kích của BV cũng được gọi là trận Mùa hè đỏ lửa 1972. Cuối hè 1972, McGovern thất bại khi tranh cử, Nixon nhiều triển vọng thăm dò cho thấy ông vượt xa đối thủ vì đang tiến tới hòa bình, tù binh sắp vế nước. Nixon nghĩ chưa thể ký Hiệp định trước bầu cử, ông cũng không muốn thế vì biết chắc sẽ thắng cử. BV sợ sau bầu cử Nixon sẽ cứng rắn hơn. Henry Kissinger cũng sợ sau bầu cử tình hình sẽ xấu đi, Quốc hội muốn ra luật chấm dứt chiến tranh rút quân về nước, khi ấy sẽ không cứu Đông Dương được . Từ tháng 8 đến tháng 10 /1972, Kissinger đã thương thuyết  gần xong. Tháng 8/1972 ông ta đề nghị lập môt Hội đồng hòa giải dân tộc, đề nghị này bị TT Thiệu bác bỏ vì sợ nó sẽ tiến tới Chính phủ Liên hiệp nhưng Henry trấn an Thiệu nói: Họ kết luận không thể đánh bại ông, hy vọng duy nhất của họ là chờ chúng tôi lật đổ ông. Lúc này cuộc Tổng tấn công của BV bị khựng lại sau nhiều tổn thất nặng nề, trận chiến tàn lụi.

Theo nhận định phía Mỹ quân đội BV ở trong Nam nay còn khoảng 120 ngàn, Nixon chưa bao giờ nói Kissinger đề nghị BV rút quân, ông cam kết với TT Thiệu đã bàn với ông trước mọi thỏa thuận với bên kia. Kissinger bảo phụ tá “Nói với Thiệu nay chỉ có tôi và Tổng thống Nixon còn là bạn ông ấy”. Thật vậy những vị dân cử nay hầu hết không còn ủng hộ Hành pháp Mỹ và ủng hộ ông Thiệu… Ngày 31/8 TT Nixon gửi thư cho ông Thiệu cam kết không bao giờ phản bội đồng minh , bán đứng  miền Nam cho một nền hòa bình mong manh, ông kêu gọi Sài Gòn hợp tác với Washington tìm hòa bình.

Trái với nhận định của các lý thuyết gia, TT Nixon nói (No More Vietnams Trang 151) vũ lực có tác dụng về chính trị. Suốt bốn năm BV đã làm hòa đàm bế tắc, nay sau khi bị thảm bại trong cuộc tấn công 1972 lần dầu tiên BV hòa đàm nghiêm chỉnh. Hà nội theo dõi tình hình chính trị Hoa Kỳ biết Nixon hơn McGovern qua thăm dò tới 30%, họ cũng biết chắc ông sẽ đắc cử ngày 711/1972, theo Nixon  BV nghĩ sẽ thương lượng được những khoản tốt hơn với ông trước bầu cử. Những cuộc đi đêm với BV đã có hoạt động từ tháng 8/1972, cuối tháng 9/1972 BV đề nghị một cuộc  mật đàm trong hai ngày, mặc dù có triển vọng hơn những đề nghị trước nhưng về chính trị  quân sự vẫn có nhiều điểm không chấp  nhận được.

Theo Marvin Kalb và Bernard Kalb trong cuốn Kissinger trang 354, 346, 347 ngày 11/ 9/1972 Henry Kissinger tới Moscow gặp Brezhnev sau đó sẽ tới Paris mật đàm với Lê Đức Thọ. Cũng trong ngày đó Thọ đến Paris để bàn thảo kế hoạch hòa bình mới mặc dù chính phủ Mỹ cho đó chỉ là  bình mới rượu cũ (old wine in new bottles) nhưng Kissinger có cảm tưởng sẽ có nhiều nhượng bộ phiá Hà Nội. Từ tháng 7 tháng 8 /1972 trong các lần đi đêm giữa Kissinger và Thọ đã được ghi nhận là phía Cộng sản tìm giải pháp cho vấn đề nội bộ Nam Việt Nam . Tại miền nam VN sẽ có hai chính phủ, hai quân đội và các lực lượng chính trị khác, các phe phái ở miền nam phải bình đẳng tôn trọng lẫn nhau , không loại bỏ nhau, đây là lần đầu tiên  Cộng Sản không đòi  loại bỏ TT  Thiệu như điều kiện tiên quyết từ nhiều năm nay.

Kissinger tới Moscow đúng lúc Brezhnev đang cần cứu trợ nạn mất mùa, thiếu hụt lúa mì trầm trọng, ông hy vọng Sô viết sẽ áp lực Hà Nội ký kết hiệp định Paris . Kissinger đồng ý với Nixon, ông luôn nghĩ Hà Nội chỉ là khách hàng của Nga hơn là đồng minh sung kích độc lập. Kissinger luôn tin vào sự phân tích quyền lực siêu cường, tin vào lời hứa của Brezhnev rằng trong vài tuần nữa BV sẽ linh động .

Ngày 16/9/1972 Kissinger qua Paris họp với Lê Đức Thọ, Thọ nói về Hà Nội  giải thích đề nghị 11/9/1972 về chính phủ cách mạng lâm thời. Thọ nói không thể áp đặt một chính phủ nào cho miền nam VN. Kissinger cho biết mặc dù Hà Nội có cải thiện song vẫn muốn loại bỏ TT Thiệu và TT Nixon không bao giờ chấp nhận, ông nói các ông không bao giờ hy vọng McGovern đắc cử, chưa bao giờ Nixon rộng rãi dễ chịu bằng lúc này trước bầu cử, sau bầu cử ông sẽ rảnh tay không bị áp lực nữa. 

“Nixon trong quá khứ đã không ngại xử dụng biện pháp quân sự mạnh để đạt kết quả tại bàn hội nghị. Cuộc chiến nào cũng phải kết thúc, Kissinger nhận định như thế. Đây có phải là thời điểm tốt nhất để kết thúc chiến tranh Việt Nam không?”

Marvin Kalb & Bernard Kalb, Kissinger trang 348

Hai bên hẹn gặp lại ngày 26/9/72.

Ngày 21/9 Kissinger điện tín cho Đại sứ Bunker nói “Chúng tôi lo âu về việc ông Thiệu lên tiếng nhận định về cuộc đàm phán vừa rồi”. Ngày 23/9 Kissinger điện tín cho Bunker nói “Điều cần thiết là Thiệu phải sát cánh với ta để cho Hà Nội thấy ta đoàn kết” Nhưng ông Thiệu không còn dè dặt, Kissinger đã biết nhận xét của TT Thiệu có ảnh hưởng tại Mỹ, ngoài ra ông còn ra nghị định hoãn bầu cử xã ấp và kiểm soát kỹ báo chí. Ngày 26/9 BV cải thiện lần nữa thay vì thành lập chính phủ lâm thời ba thành phần như đề nghị ngày 11/9, BV đề nghị lập Hội đồng hòa giải dân tộc vẫn gồm ba thành phần nhưng không có quyền của một chính phủ mà hoạt động trên “nguyên tắc nhất trí”. Đề nghị cho thấy hai thay đổi lớn trong chính sách Hà Nội, Hội đồng rõ ràng không phải là chính phủ liên hiệp và sự “nhất trí” hình như bảo đảm cho TT Thiệu quyền phủ quyết trong bàn thảo của Hội đồng. Lần đầu tiên dưa ra một công thức mà ông Thiệu vẫn còn cầm quyến tuy chưa hoàn hảo nhưng cũng cho Kissinger một sự linh động để đề nghị một buổi họp tới. Thọ chấp nhận đề nghị và lần đấu tiên trong khoảng 38 tháng mật đàm cả hai bên thực sự tin tưởng đang tiến tới bước đầu của sự kết thúc.  Ngày 26, 27/9/1972 Thọ đề nghị lập Chính phủ lâm thời Quốc gia hợp nhất, Kissinger không thuận, dần dần Hà Nội nhượng bộ, Kissinger nói ngày 8/10/1972 sẽ đi tới thỏa thuận ký kết.

Sáng hôm sau Kissinger và Lê Đức Thọ thảo luận về đề nghị Hội đồng của Hà nội, nó hoạt động thế nào? Thiệu và CS thì rõ ra rồi nhưng ai là thành phần thứ ba? ai quyết định? Hai người đồng ý ngưng bắn tại chỗ nhưng Lê Đức Thọ nói chỉ giới hạn vào miền nam VN. Hai cố vấn hẹn gặp nhau lại ngày 8 /10/72.

Kissinger về Mỹ ông gặp TT Nixon và hai vị phụ tá, họ nói về tình hình chính trị của Hiệp định trước bầu cử . TT Nixon bảo các phụ tá không quan tâm tới bầu cử và ráng thương thuyết được những khoản tốt.

Ông Thiệu không tin CS chỉ ký kết khi họ thay đổi đảo ngược lập trường, bên Mỹ cho rằng TT Thiệu ngăn trở hòa bình. TT Nixon cử Tướng Haig  sang thuyết phục Thiệu nhưng không thành công, Thiệu phản  đối Mỹ và  BV không thể định đoạt nội bộ VNCH. Đại sứ Bunker ngày 5/8 chỉ trích TT Thiệu phản đối đề nghị đàm phán của Hoa Kỳ, TT Nixon cảnh cáo ông Thiệu đã phát động chống lại lập trường hòa đàm của Mỹ, Nixon tháu cáy dọa đảo chánh Thiệu.

Ngày 5/10, Nixon mời ký giả vào tòa Bạch ốc nói  chuyện, ông cho biết không vội ký Hiệp định vì bầu cử sắp tới, nếu trước bầu cử mà ký được Hiệp định có những điều khoản  tốt thì ông sẵn lòng còn không sẽ không ký. Ông cho biết bầu cử Tổng thống tháng không ảnh hưởng gì tới bàn hội nghị. Kissinger vẫn nghĩ rằng mặc dù Nixon chối bỏ nhưng nhưng ông cũng thích có Hiệp định trước ngày bầu cử 7/11/1972. Trong cuộc tranh cử 1968, Nixon đã hứa mang lại hòa bình trong nhiệm kỳ 4 năm của ông , nay chỉ còn bốn tuần nữa là hết 4 năm. Kissinger mới nhân điện tín của Lê Đức Thọ, ông ta nói kỳ tới sẽ cố gắng chấm dứt chiến tranh, Kissinger nóng lòng muốn có Hiệp định trước bầu cử.

Theo Mervin và Bernard Kalb ngày 9/10 Lê Đức Thọ đề nghị chấm dứt chiến tranh và cuộc đối thoại giữa những người điếc nay đang chấm dứt.  Hà Nội không đòi loại bỏ TTThiệu và nhượng bộ những điểm chính, mở cửa cho Mỹ rút và thả tù có lẽ vào dịp Giáng Sinh. Hiệp định ngưng bắn có thẻ ký trước bầu cử, chín điểm của Hà Nội gồm.

1-Hoa kỳ tôn trọng nền độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của VN đã được ghi trong Hiệp định Geneve 1954.

2-Ngưng bắn tại miền nam VN trong 24 giờ sau khi ký Hiệp định , Mỹ sẽ rút quân trong 60 ngày.

3-Tù nhân phải được thả đồng thời với sự rút quân của Mỹ có nghĩa là 60 ngày .

4-Một Hội đồng hòa giải dân tộc gồm ba thành phần để thực hiện ký kết thỏa ước giữa chính phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và chính phủ VNCH và tổ chức Tổng tuyển cử .

5-Thống nhất VN từng bước hòa binh.

6-Ủy ban quốc tế kiểm soát ngưng bắn sẽ được thành lập.

7-Mọi bên tôn trọng chủ quyền, thống nhất của Miên Lào.

8-Mỹ sẽ tái thiết BV và Đông dương

9-Hiệp định có hiệu lực khi ký kết.

Kissinger điện về cho ban tham mưu của TT Nixon và được TT chấp thuận.. Hôm 9, 10/101972  họp tiếp 16 tiếng mỗi ngày. Hai bên thỏa thuận dần dần và lên thời khóa biểu: 18/10 ngưng oanh tạc; phong tỏa Hải phòng ; 19/10 Kissinger và Lê Đức Thọ ký sơ thảo tại Hà Nội sau hi thỏa thuận vối TT Thiệu tại Sài Gòn; 26/10 các bộ trưởng ngoại giao của hai nước sẽ ký;  27/10 ngưng bắn tại chỗ sẽ có hiệu lực trên toàn cõi nam VN. Theo Henry Kissinger Lê Đức Thọ muốn ký Hiệp định cuối tháng 10/1972 có lẽ ông ta nghĩ Nixon sẽ linh động hơn trước bầu cử.

Tác giả Marvin & Bernard Kalb nhận xét Tiến sĩ Kisinger có vẻ nể Hà Nội hơn Sài Gòn. Haig và Negroponte bảo Kissinger cẩn thận đừng vội thỏa  thuận với Hà Nội mà không cần biết đến Sài Gòn. Có một viên chức nói Kissinger sai lầm, đáng lẽ ông phải về Mỹ, ngủ nghê cho tỉnh táo, coi lại sơ thảo cẩn thận với Hoa Kỳ cũng như VNCH xong trở lại Paris nhưng ông ta  nóng nẩy quá. BV biết là phía Mỹ nóng ruột, họ đưa ra sơ thảo Hiệp định là chụp lấy ngay. Hôm 1-10 họp từ 9.30 AM tới  2  AM. Mỹ oanh tạc Hà nội trúng tòa đại sứ Pháp bị phản đối phải ngưng oanh tạc.

Haig đề nghị Kissinger hoãn lại ít ngày dự trù Sài Gòn cản trở, nhưng Kissinger nghĩ Sài Gòn sẽ không cản trở ví trước hết ông Thiệu vẫn làm Tổng thống, tuy nhiên ông ta cho Lê Đức Thọ biết lịch trình có thể thay đổi, ngày 21 thay vì 18 sẽ ngưng ném bom, ngày 22 có thể ký sơ thảo tại Hà Nội, ngày 30 sẽ ký tại Paris. Kết thúc buổi họp Thọ ôm Kissinger cảm động muốn rơi lệ.

Theo Larry Berman ngày 9/10/1972 buổi họp định mệnh bắt đầu, đã 18 tháng đàm phán và hy sinh mười ngàn người để làm lại từ đầu, để đạt điểm có thể nhượng bộ. Kissinger không quan tâm tới số phận của miền Nam yếu và không có cái nhìn xa, ông muốn có một Hiệp định để cho người miền Nam tranh chấp về chính trị. Kisinger muốn ký Hiệp định trước bầu cử để  hỗ trợ cho Nixon  nhưng Tổng thống không  muốn vậy vì biết chắc mình sẽ đắc cử, cả hai ông đều muốn TT Thiệu cần biết rằng bây giờ là lúc phải thương thuyết.

Kissinger đề nghị nay nam VN có hai quân đội, hai chính phủ, ba lực lượng chính trị, ông nói Mỹ đã nhượng bộ nhiều và ông chưa được Sài Gòn đồng ý bầu Hội  đồng QG. Kissinger đề nghi BV cho biết những địa điểm đóng quân, ông đề nghị họ cho rút những đơn vị đã tham gia trận mùa xuân 1972. Kissinger cho biết Mỹ sẽ không có văn kiện ghi bồi thường chiến  tranh nhưng có thể tham gia tái thiết Đông dương trong văn kiện  xác nhận đơn phương

“Lê Đưc Thọ nói để chấm dứt chiến tranh, để tỏ thiện chí chúng tôi xin tuyên bố một số điểm mới trong nội dung cũng như thực hành: ông ta nói tới Hiệp định chấm dứt chiến tranh mà có thể thỏa thuận các vấn đề quân sự như rút quân, trả tù binh, ngưng bắn tại chỗ, hàn gắn những vết thương chiến tranh”.

Larry Berman, No Peace No Honor p.155

Kissinger sau này nói ông đã mơ cái giây phút này từ bốn  năm qua

“Thọ kết luận: Chúng tôi không muốn để vấn đề chính trị nam VN kéo dài cuộc đàm phán của chúng ta, nó rất khó giải quyết, chúng tôi muốn nhanh chóng chấm dứt chiến tranh để đáp lại nguyện vọng hòa bình của cả hai nước. Đồng thời chúng tôi cũng đã quan tâm tới những vấn đề mà các ông chú ý”

Sách đã dẫn p 155.

Kissinger và các phụ tá ghi chép rồi nói với LĐThọ cho biết những đề nghị để ghi notes, Thọ đáp họ sẽ đưa bản đề nghị, trong đó BV không đòi thành lập Hội đồng hòa giải dân tộc trước ngưng bắn, sẽ để hai miền thành lập ba tháng sau ngưng bắn, không đòi TT Thiệu từ chức.

Thọ lấy bản đề nghị đưa cho phía Mỹ, thực sự là một hòa ước. Phía Mỹ nghỉ giải lao, Kissinger nói với các phụ tá văn kiện này thực sự khai thông, Hà Nội phân chia quân sự chính trị, không đòi Thiệu từ chức như tiên quyết. Kissinger tâm sự với các cộng sự “Chúng ta chờ cái ngày này gần bốn năm nay”. Ông ta coi đây là giây phút hồi hộp nhât trong cuộc đời chính trị của mình. Thọ đề nghị Mỹ rút trong 60 ngày, vẫn còn  sai biệt 15 ngày vì Mỹ đề nghị 75 ngày. Lê Đức Thọ đề nghị chia 15 cho 2, Kissinger nói đùa tôi cũng đồng ý với ông, tôi đề nghị 67 ngày rưỡi.

Thọ nói xong, Kissinger đáp lời ‘ Thưa ông cố vấn đặc biệt (tức Thọ) và ông Bộ trưởng (tức Xuân Thủy),  trước hết  phải nói rằng tôi hoàn toàn chia sẻ những ý tưởng mà ông cố vấn vừa phát biểu. Hai nước chúng ta sẽ thực hiện hòa bình và hòa bình sẽ mở ra một mối quan hệ mới giữa hai nước. Quan hệ này sẽ thay đổi sự thù nghịch hai nước từ bao lâu nay, trên căn bản tư tưởng và cách trình bầy của ông, tôi nghĩ ông đã mở ra một trang sử mới trong lịch sử đàm phán của chúng ta và chúng ta có thể sớm tiến tới thỏa hiệp”

Sách đã dẫn trang 156

Theo Larry Berman (No Peace No honor trang 156) thực ra  đề nghị của Hà Nội chỉ là nhắc lại bằng những ngôn từ khác về những điểm chính hòa với những nhượng bộ có sẵn của Mỹ như BV không phải  rút. Vẫn có Hội đồng hòa giải dân tộc được diễn tả như dẫn tới chính phủ Liên hiệp và nó sẽ trở thành vấn đề lớn trong cuộc họp sắp tới tại Sài Gòn

Nhưng TT Nixon (No More Vietnams trang 152) cho biết tại buổi họp 9 và 10/1972 này đề nghị Hà Nội coi như đã nhượng bộ gần hết những khoản chính mà họ đã đòi trước đây như không đòi Mỹ rút đơn phương, không lập chính phủ Liên hiệp tại miền nam VN, không đòi lật đổ TT Thiệu, không đòi Mỹ cắt viện trợ quân sự kinh tế cho VNCH.  Nixon nắm vững vấn đề hơn tác giả Larry Berman, Hội đồng hòa giải dân tộc hữu danh vô thực, một thành viên thí dụ TT Thiệu có quyền phủ nhận và quyết định sẽ không có giá trị.

Những cuộc bàn thảo sau chờ tới giữa tháng 10. Tuy nhiên Nixon nói có một vấn đề mà Mỹ không thể nào lay chuyển được lập trường Hà Nội, họ nhất định không chịu rút quân về Bắc (No More Vietnams trang 152). Từ đầu chí cuối BV xác nhận đây là nội chiến và từ chối không nhìn nhận có đóng quân ở miền nam VN, nếu đòi họ rút quân thì sẽ không có Hiệp định.

Tối 9/10/1972 Kissinger thức suốt đêm để nghĩ sự đối đáp với đề nghị của Hà Nội, sự trao đổi hai bên cho thấy cả hai cùng nhượng bộ. BV không đòi điều kiện ngưng bắn tiên quyết dựa trên vấn đề chính trị của chính phủ Thiệu. Nước Mỹ đề nghị ngưng bắn tại chỗ đổi lấy tù binh và rút hết quân. Kissinger dự trù thời khóa biểu ký Hiệp định. Ngày 11/10 ông về Mỹ và sẽ sang Sài Gòn từ 15 tới 18/10  để bàn thảo;  nếu TT Thiệu đồng ý ông sẽ đi Hà Nội ngày 19/10 và về Mỹ 21/10; trễ nhất là ngày 22/10; TT Mỹ có thể tuyên bố Hiệp định sắp có. Sự ký kết có thể diễn ra vào ngày 25/10/1972, hai tuần trước bầu cử.

Kissinger khoái trí nói với Thọ, sau chiến tranh ông sẽ đi thăm đường mòn Hồ Chí Minh. Thọ nói đùa, tôi sẽ cùng ông đi thăm đường mòn Hồ Chí Minh nhưng sợ ông không đủ sức leo đồi.

Kissinger bàn về tù binh mỹ và tù chính trị VC, đó là vấn đề tranh cãi nhiều. VNCH đã bắt giam nhiều cán bộ CS của Chính phủ lâm thời VC cũng như Mặt trận giải phóng . Khi chiến tranh chấm dứt Thọ muốn nam VN phải thả những người này tuy nhiên Kissinger đã gạt BV về việc này.  Phiên họp 11/10 kéo dài nhất tới 16 giờ đồng hồ bàn về ngưng bắn tại chỗ, quân đội hai bên đóng tại vùng kiểm soát. Thọ đòi Mỹ bồi thương tái thiết chiến tranh, Xuân Thủy nói có 3 vùng kiểm soát : là vùng của Chính phủ lâm thòi VC, vùng của VNCH, vùng tranh chấp. Kissinger chấp nhận và điện cho Đại sứ Bunker nói với TT Thiệu cố gắng chiếm được càng nhiều đất càng tốt trong vùng của Chính phủ lâm thời  trước ngày ngưng bắn, Kissinger đồng ý tháo gỡ mìn tại cảng Hải Phòng. Đại diện cả hai bên đều tỏ ra thỏa mãn với Hiệp định. Kissinger đề nghị ký ngày 31/10, hai bên hân hoan với thỏa hiệp. Phái đoàn BV gửi thư về cho Bộ chính trị nêu thành tích đã thực hiện được 4 mục tiêu: Chấm dứt can thiệp của Mỹ, ngưng bắn tại Nam và Bắc VN, Mỹ rút quân, công nhận hai chính phủ, hai quân đội, hai vùng kiểm soát, Mỹ chấp nhận tái thiết.

Tóm lại ngày 9/10/1972 (nhiều tài liệu nói ngày 8/10) là ngày khai thông, ngày quan trọng nhất của cuộc đàm phán, Hà nội đã chịu nhượng bộ những điểm chính (mà họ đã đòi từ mấy năm qua) như không đòi lật đổ Thiệu, không đòi lập chính phủ Liên hiệp và cắt viện trợ miền nam…

Nixon cho sở dĩ BV nhượng bộ vì họ tin là ông sẽ đắc cử ngày 7/11/1972, ký trước bầu cử (cuối tháng 10) ông sẽ dễ dãi hơn. Kissinger tin là nhờ ông sang Nga thảo luận bán lúa mì cho họ với Brezhnev, và thủ tướng Nga đã áp lực Hà Nội nhượng bộ. Các phụ tá của Kissinger như Haig và Negroponte cho rằng BV thay đổi chính sách không phải vì Sô Viết  áp lực mà do hậu quả liên tục của các cuộc oanh tạc  và phong tỏa hải cảng, nhất là BV bị thảm bại trong trận tổng công kích 1972.

Hòa bình trong tầm tay

Tối 12/10/1972 Kissinger và phụ tá Haig về Hoa Thịnh Đốn, ông ta nói với Nixon:  “Tổng thống đã làm  được 3 trên 3, Well, you’ve got 3 for3”  ý nói đã giải quyết được ba vấn đề ngoại giao lớn: hòa với Nga, bang giao với Trung Cộng và hòa bình cho VN”. Kissinger nói với TT về ngày ký kết đã gần kề khiến Nixon nghi ngờ, Kissingercho biết Lê đức Thọ sau cùng bảo “Sau bốn năm thương thuyết nay là lúc tái lập hòa bình . Nixon ra vẻ không tin lắm khiến Kissinger tức mình lôi hồ sơ ra đưa cho TT và noi đã đòi được nhiều đểm.

Tối ấy Nixon sai mở chai rượu Lafite-Rothschild uống ăn mừng hòa bình. Kissinger chuẩn bị để ký Hiệp định trước bầu cử Tổng thống Mỹ  7/11/1972, tối 16/10 ông sẽ trở lại Paris, 17/10 sẽ bàn với Xuân Thủy một số vấn đề chưa giải quyết sau sẽ đi Sài gòn, ngày 19/10 và 20/10 sẽ được TT Thiệu chấp thuận sơ thảo Hiệp định. Kissinger khoái trí nói với Nixon kỳ này Hà Nội nghiêm chỉnh đàng hoàng. Khi Kissinger rời Mỹ đi Pháp, Nixon nói cứ đàm phán cho tốt đẹp, không cần để ý tới bầu cử. Kissinger họp với Xuân Thủy, BV cho biết việc thả tù chính trị CS tại miền nam VN sẽ có liên quan tới việc thả tù binh Mỹ, Kissinger cứng rắn bác bỏ, hai bên tỏ ra gay cấn.

Kissinger rời Paris tới Sài Gòn buổi tối 18/10/1972, ông hy vọng chỉ ở lại Sài gòn hai ngày là xong. Đoàn tùy tùng đi theo Kissinger gồm Đại sứ Bunker, Tướng Abrams, cựu Tư lệnh, Đô đốc Gaylor, Tướng Weyand… Phía VNCH gồm cố vấn Hoàng Đức Nhã, Trần Văn Lắm, cố vấn ngoại vụ Nguyến Phú Đức, Tổng trưởng Trần Văn Lắm, Đại sứ Trần Kim Phượng . Cuộc họp từ 9 giờ sáng kéo dài 3 giờ rưỡi ngày 19/10.  Theo Mervin  và Bernard Kalb dân Sài gòn tại các tiệm Brodard, La Pagode, Givral… bàn về hai số cuối cộng lại thành 9: 1945 Nhật đầu hàng , 1954 chấm dứt chế độ,  thực dân Pháp, đảo chánh ông Diệm 1963, còn nay 1972 sẽ có biến cố gì ?

Kissinger đưa cho TT Thiệu bản sao sơ thảo Hiệp định và giải thích những điểm chính nhấn mạnh những điểm chính để miến nam an tâm: 1- Ông Thiệu vẫn làm TT, có quyền phủ quyết trong Hội đồng hòa giải dân tộc ; 2- BV phải từ bỏ xâm lăng trong tương lai; 3- Mỹ còn  căn cứ tại Thái Lan và Hạm đội Bẩy tại Thái bình dương để bảo vệ miền nam VN; 4- Viện trợ kinh tế quân sự tiếp tục; 5- Mỹ có thể thỏa hiệp với Nga-Trung Cộng hạn chế viện trợ cho BV về quân sự.. Sau cùng thỏa ước sẽ cho Mỹ rút quân, lấy tù binh về nước, yểm trợ Sài gòn . Kissinger cho đó là một thỏa ước rất lợi cho ta nhưng ông dấu không cho TT Thiệu biết sẽ đi Hà Nội và sẽ ký ở  Paris và không cho biết những vấn  đề chưa giải quyết xong.

Về trở ngại trong đàm phán của Kissinger với VNCH tôi chỉ sơ lược ở đây và sẽ bàn kỹ hơn trong phần nói về lập trường của ông Thiệu về đàm phán. Sáng hôm sau 20/10/72 TT Thiệu tiếp Kissinger và nói ám chỉ với  ông ta BV và Mỹ đàm phán sau lưng VNCH, Thiệu đòi BV phải rút về Bắc. Kissinger về nhà riêng Bunker thất vọng,  ông lại phải đổi lịch trình vì gặp trở ngại với Thiệu.  Buổi họp ngày 21/10 tại nhà Tổng trưởng Trần Văn Lắm gay go hơn trước, Kissinger và Hoàng Đức Nhã tranh cãi, Nhã đưa ra 6  điểm cần sửa đổi, sáng 22/10 ông Thiệu tiếp Kissinger và từ chối ký sơ thảo Hiệp định cho rằng đã bị CS lừa. Về tư thất Bunker, Tiến sĩ Kissinger đánh điện cho Nixon xin giải quyết bế tắc và khuyên Tổng thống ký riêng rẽ với Hà Nội nhưng ông ngạc nhiên thấy Nixon bác bỏ và tỏ ra không cần ký trước bầu cử. Kissinger nói với phía VNCH đây là thất bại lớn nhất trong sự nghiệp ngoại giao của ông.

Ngày 23 trên đường về Mỹ, Kissinger điện cho Lê Đức Thọ nói về những khó khăn tại Sài Gòn. Tới Mỹ Kissinger than với Nixon khó mà ký trước ngày bầu cử 7/11, Nixon không e ngại, thăm dò cho thấy ông thắng lớn: người Mỹ cho rằng chiến tranh đã gần kết thúc. Kissinger thấy Nixon không muốn ký kết trước bầu cử và nếu cái giá của nó là cắt đứt Sài Gòn – Hoa Thịnh Đôn có thể đưa tới hậu quả trầm trọng. Lập trường của hai người đứng đầu Hành pháp Mỹ khác nhau ở điểm: Kissinger mong muốn được ký kết trước ngày bầu cử Tổng thống 7/11 trong khi TT Nixon không cần ký trước vì  thăm dò cho thấy ông vượt quá xa đối thủ McGovern trong cuộc tranh cử.

Lúc 11 giờ 35 AM ngày 26/10 tại phòng thuyết trình tòa Bạch ốc, Kissinger họp báo nói cuộc chiến mười năm sắp kết thúc, tôi tin hòa bình trong tầm tay (“peace is at hand”), ông nói về những đề nghị 9 điểm ngày 8/10 tại Hòa đàm Paris , Hà nội ấn định ngày ký 31/10.. Hòa bình trong tầm tay chừng một vài tuần. Buổi họp báo kéo dài một giờ. Bản tin đã được phổ biến đi khắp thế giới, các gia đình tù binh POWs vui mừng hy vọng, Quốc hội ca ngợi, chứng khoán vọt lên cao trước tin mừng.

Kissinger sau đó trả lời phỏng vấn các ký giả 6 giờ sau khi Kissinger rời phòng họp, Lê Đức Thọ đánh điện ấn định ngày ký thì Kissinger hoãn lại, hứa hẹn không rõ ràng. Một số người nhận định khi Kissinger nói hòa bình trong tầm tay, Nixon không vội tìm hòa bình nữa, nhiều người cũng cho rằng Nixon đã bị lầm BV mà lầm cả với Kissinger, đã để ông này đi từ Thủ đô này sang Thủ đô khác chạy vội như điên dại để lấy chiến công trước ngày  bầu cử Tổng thống 7/11/1972, lấy điểm chính trị qua những ngày căng thẳng, biết rằng lời hứa hòa bình giá trị về chính trị hơn là một hiệp ước ký vội. Hiệp định như thế có thể bị kết án rằng Nixon chơi chính trị với hòa bình mà ông gọi là  “Thỏa ước đúng”. Kissinger bị giằng co giữa việc TT Nixon thư thả không cần ký vội, còn Lê Đức Thọ sẵn sáng thương lượng.

Bất kể ý muốn của Kissinger, ông ta phải làm theo đúng nhiệm được giao phó. Sáu ngày sau câu tuyên bố nổi tiếng “hòa bình trong tầm tay”  ông đi dự  lễ Quốc khánh VNCH tại tòa Đại sứ VN ngày 1/11/1973. Trong đám đông quan khách gồm các viên chức ngoại giao, Tướng lãnh, Dân biểu, Thượng nghị sĩ, ký giả… Kissinger được mọi người chú trọng, họ tiến tới  bắt tay, ai cũng hỏi:  Bao giờ? Họ bắt tay, khen ngợi , chụp hình Kissinger… Bữa tiệc đãi khách có món chạo tôm, nước mắm.. Kissinger nói tôi thích món ăn VN, thực khách rất đông ông ở lại gần nửa giờ.

Một tuần sau khi Kissinger đưa ra lời tuyên bố lạc quan ,  tối hôm 2/11/1973, Nixon đọc diễn văn như muốn kìm bớt câu nói táo bạo trên của người phụ tá. Khác với thái độ lạc quan của Kissinger, Nixon  dè dắt nói đã có sự  khai thông, sẽ hòa bình trong danh dự nhưng đưa ra thời khóa biểu, lịch trình xa hơn Kissinger nhiều. Ông phụ tá nói chỉ vài ngày nữa nhưng Tổng thống nói khi Hiệp định đúng ta sẽ ký không trước một ngày, không trễ một ngày.

Sự khác biệt giữa Kissinger và Nixon là Tổng thống đặt mục tiêu ngưng bắn toàn cõi Đông dương trong khi sơ thảo của Kissinger và Thọ chỉ ngưng bắn tại VNCH, Nixon nhấn mạnh những  chỗ “mơ hồ”, “những chi tiết” và những điểm trọng tâm không chú ý việc giải quyết cho nhanh. Ta thấy rõ Nixon muốn thương thuyết với giá cao hơn so với Kissinger. Tại VNCH, hàng ngày báo chí, chính phủ chỉ trích bản dự thảo là bán đứng miền nam trong khi Hà Nội lại muốn ký ngay khiến Nixon nghi ngờ dự thảo có những điểm bất lợi cho đồng minh.

Trong số những phụ tá hoặc trung thần của Nixon nhiều người không ưa Kissinger, ông ta ký sơ thảo có nhiều khuyết điểm, họ ghen ghét sự thành công của Kissinger và bất mãn vì sự cố chấp của ông. Các viên chức Ngũ giác đài thân cận Bộ trưởng quốc phòng Laird có tin tình báo về kế hoạch chiếm nhiều đất sau khi ngưng bắn , chỉ có lực lượng tương đương với  cảnh sát quốc tế mới ngăn chận được họ lúc ngưng bắn. Các viên chức này cho rằng Kissinger cẩu thả, bộ trưởng Rogers thuyết trình tại bộ cho biết sự mật đàm quá nhanh và cẩu thả. Ngay cả Tướng Haig than phiền với Nixon rằng Kissinger tử tế với Lê Đức Thọ và tàn nhẫn với Thiệu. Những phụ tá chỉ trích dữ nhất là là Halderman và Ehrlichman, họ loan tin Kisinger vượt quá quyền hạn của mình trong đàm phán, đi đêm với Lê Đức Thọ ngay sau lưng Tổng thống. Nếu ngưng bắn bị suy sụp, ông Thiệu bị nguy khốn thì Kissinger sẽ là vật tế thần.

Hà Nội, Bắc kinh, Moscow thấy giọng của Kissinger hôm 26/10/1972 và giọng của Nixon ngày 2/11 hoàn toàn  khác nhau , sự chống đối dữ dội ngay sau đó. Đài Hà Nội lên tiếng tố cáo chính phủ Mỹ lừa người dân, không muốn chấm dứt chiến tranh, báo Prada Nga tố cáo Mỹ thất hứa không ký kết Hiệp định. Ba tuần đầu tháng 11, Nixon cho máy bay và tầu vận tải chuyên chở gấp rút  viện trợ quân sự, vũ khí, đạn dược suốt ngày đêm cho VNCH, cả máy bay thương mại, tầu thủy chở hàng cũng được thuê cho cuộc viện trợ gấp rút này gồm hàng mấy chục ngàn tấn xe tăng, thiết giáp, pháo binh, máy bay phản lực, đạn dược, pháo binh, phụ tùng thay thế…Mục đích chất đầy kho vũ khí của TT Thiệu để lái ông đi theo Mỹ, cho ông thấy Mỹ là  người bạn đáng tin cậy không phải là bán đứng đồng minh .

Sự chuyên chở phải làm nhanh cho kịp phiên họp Kissinger – Lê Đức Thọ vì khi ngưng bắn có hiệu lực việc cung cấp vũ khí phải theo nguyên tắc một đổi một. Hà Nội tố cáo Nixon, Kissinger giúp tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu gây chiến tranh. Các cơ sở quân sự Mỹ ở VNCH sẽ phải gỡ bỏ trong vòng 60 ngày, các căn cứ cơ sở quốc phòng đã được chuyển cho VNCH trước. Kissinger luôn tin vào sức mạnh quân sự khi thương thuyết, chính phủ Thiệu mạnh sẽ có lợi cho đồng minh tại bàn hội nghị.

Trong tuần lễ đầu tháng 11, Nixon thảo luận với Kissinger về giai đoạn cuối của hòa đàm Paris, Nixon thắng lớn tại 49 tiểu bang, hơn 60% phiếu phổ thông, 520 phiếu cử tri đoàn trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 7/11/72, một sự thắng  lớn lao nhất trong sự nghiệp chính trị của ông. Ngày 10/11 Xuân Thủy nói Lê Đức Thọ sẽ trở lại Paris .

Ngày 10/11 Tướng Haig cùng Đại sứ Bunker vào dinh Độc Lập bàn  luận với TT Thiệu hơn hai giờ, hai bên đều tỏ ra cứng rắn, ông Thiệu đói BV phải rút hết quân. Kissinger nói với ký giả Los Angeles Times rằng ông hết kiên nhẫn với những đòi hỏi của TT Thiệu. Ngày 14/11 Đài Hà Nội loan báo Thọ tới Pháp tiếp tục đàm phán, ông ta đến Paris ngày 17/11 sau khi  ngừng một ngày tại Moscow và Bắc kinh, không cười như moị khi. BV vẫn tuyên truyền chống Mỹ đã viện trợ ồ ạt cho miền Nam , không giữ lới hứa ký sơ thảo 31/10.

Tại tòa Bạch Ốc, tùy viên báo chí Ziegler cho biết Kissinger đã đi Paris để đàm phán , ông ta nói hòa bình đã thành hình 90%, 10% do thiện chí  của Lê Đức Thọ. Ông ta tới Paris chiều chủ nhật 19/11 để mật đàm với Thọ. Tại phi trường Orly ông nói với các ký giả, nhà ngoại giao: “Tổng thống phái tôi đến đây để đàm phán cái mà ông hy vọng nó là  giai đoạn cuối của hòa đàm  để chấm dứt chiến tranh Đông Dương , tôi được chỉ thị ở lại lâu nếu cần và thương thuyết với tinh thần hòa giải, ôn hòa, và thiện chí.”

Sáng 20/11 họ gặp nhau ở một biệt thự ngoại ô, trời mưa phùn, tuyết rơi nhưng nhưng đạo quân ký giả vẫn đợi bên ngoài tòa nhà hai tầng, có người leo lên cây, khi thấy Kissinger họ vẫy gọi “Allo Kiki, allo Kiki”. Phiên họp đầu tiên bắt dầu lúc 10 rưỡi sáng, Kissinger đưa ra một số đòi hỏi tối thiểu của ông Thiệu lên bàn và một số đòi hỏi tối thiểu của TT Nixon.

Bản tiếng Việt và tiếng Anh của BV khác nhau về ý nghĩa, Kissinger đề nghị bỏ ý nghĩa mơ hồ Hội đồng hòa giải dân tộc, ông  nhắc Thọ cơ cấu hành chánh chứ không phải cơ cấu chính quyền. Hai bên hẹn gặp nhau lại ngày thứ ba 21/11 lúc 3 giờ chiều. Sau khi về tòa Đại sứ, Kissinger đánh điện tường trình cho Tổng thống Nixon, ông cũng  thuyết trấn an Đại sứ Phạm Đăng Lâm  rằng Thọ hứa Hội đồng sẽ không trở thành Chính phủ liên hiệp. Bẩy giờ rưỡi họ chia tay hẹn trưa hôm sau. Tối hôm ấy Kissinger điện cho Tổng thống mặc dù lạc quan nhưng có vấn đề trục trặc.

Ông Thiệu cử Nguyễn Phú Đức, cố vấn ngoại giao tới Paris rồi tới Hoa Thịnh Đốn để tỏ sự lo âu của VNCH về ngưng bắn và hỏi về những điểm căn bản mà VNCH đòi hỏi như không có chính phủ liên hiệp, BV rút hết quân và Khu phi quân sự (DMZ) phải coi như biên giới quốc gia. Kissinger bối rối vì những chỉ trích của báo chí Sài Gòn, họ kết án ông là vội vã, sai lầm, quá tự tin, tham vọng…

Ngày 23/11/1972 Kisinger và  Lê Đức Thọ họp với nhau 6 giờ, mấy ngày đầu hau bên có thiện chí, nay thay đổi hoàn toàn, họ dọa nạt, cáu kỉnh, cuộc đàm phán tồi tệ. Bỗng Thọ duyệt lại những cái đã nhượng bộ như đòi loại bỏ ông Thiệu và phá những đòi hỏi của Sài Gòn, tố cáo Thiệu ngoan cố, chia đôi đất nước, Thọ đòi ba nước VN: BV, chính phủ Sài Gòn và vùng VC kiểm soát, Thọ nhấn mạnh dân tộc VN là một, bác bỏ khu phi quân sự là biên giới quốc gia, ông ta  rút hết những cái đã nhượng bộ. Khai thông tháng 10 nay chỉ là ảo tưởng. Kissinger cảnh cáo khéo Thọ rằng oanh tạc BV có thể trở lại. Lần đầu tiên trong đàm phán, Thọ đập bàn la Kissinger “Hạn chót ký 31 tháng 10 đã qua, bầu cử TT qua rồi, chúng tôi nghĩ chiến tranh có thể trở lại”

Kissinger thấy một viễn tượng bi đát khi BV tấn công, Mỹ oanh tạc, Sài gòn lại ầm ĩ, Quốc hội mới bầu ra 1972 mà Dân chủ chiếm 55.6% Hạ viện sẽ ra luật kết thúc chiến tranh hơn là bằng ngoại giao. Kissinger tưởng cuối tuần sẽ ký kết nay thì vô vọng. Lời hứa “hòa bình trong tầm tay” ngày 26/10 nay chỉ là trò đùa trước bầu cử, Kissinger báo cáo TT Nixon tình hình không mấy lạc quan. Trước đây ông tưởng hòa bình trong tầm tay nay nó lại vuột khỏi tầm tay khi ta muốn nắm lấy nó. TT Nixon không muốn ký kết sớm trước bầu cử ông bơm cho VNCH một khối lượng vũ khí tương đương viện trợ môt năm. Bộ chính trị có lẽ nghi Nixon định lừa BV một vố lớn để VNCH thình lình tấn công BV hoặc có thể BV đợi Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh hoặc bãi bỏ oanh tạc, hay cắt viện trợ cho miền Nam . Ngày 24/11/72 Kissinger họp với Lê Đức Thọ trong 2 giờ, dân Paris đồn hòa đàm bế tắc. Ngày 25 thứ bẩy họ họp với nhau 2 giờ rồi hoãn  họp cho tới 4/12, báo Nhân Dân Hà nội tố cáo Kissinger trở mặt đòi hỏi nhiều điểm khiến hòa đàm trở lại từ đầu.

Hòa bình danh dự

Kissinger nản lòng vì bị cả hai miền Nam Bắc chống đối, đả đảo. TT Nixon nói vẫn tín nhiệm Kissinger trong nhiệm kỳ hai, ông hỏi ý kiến phụ tá Ziegler việc uy tín Kissinger sau khi bị Sài Gòn chống đối, ông ta nói Kissinger không những đại diện Tổng thống mà ông theo sát chỉ thị Tổng thống.  Ngày thứ hai 4/12/1972 Thọ họp với Kissinger lúc 10 giờ sáng, Thọ nói một hơi: Thiệu phải ra đi, chỉ có một dân tộc VN, BV không rút quân, Mỹ ngụy phải thả tù chính trị (VC) ở miền nam ngay mới có Hiệp định, thả tù chính trị rồi BV mới thả tù binh Mỹ. Hai bên đụng nhau tóe lửa, Kissinger cảm thấy kiệt lực chán nản. Lúc 3 giờ chiều hai bên họp với nhau ở một biệt thự khác. Thọ rút lại những thay đổi hai tuần, Kissinger trước đây tưởng  sắp ký Hiệp định trong vài ngày, nay ông cần xin chỉ thị của Tổng thống.

Buổi họp ngày thứ ba 5/12 hủy bỏ, hai bên sẽ gặp nhau ngày hôm sau 6/12, Nixon dặn dò Kissinger bình tĩnh, cố gắng tới gần quan điểm chung. Hôm 6/12 hai bên họp với nhau tại ngoại ô , ngày 7/12 lại  họp tiếp. Tại Thủ đô Washington Bộ ngoại giao thuyết trình lạc quan, tin tưởng sắp có Hiệp định trong khi tại VN chiến tranh vẫn tiếp diễn, ngày 7/12/72 hai bên họp có tiến bộ, Lê đức Thọ bỏ yêu cầu Thiệu từ chức, không có Liên hiệp, BV có thể rút, Thọ tiến tới gần sơ thảo Hiệp định ngày 8/10. Kissinger điện cho Nixon báo cáo có thể ký được. Ngày thứ sáu 8/12 hai bên có nhiều tiến bộ nhưng chưa đủ để ký. Kissinger lạc quan quá không sát thực tế. Thứ bẩy 9/12, lúc 3 giờ chiều buổi họp dài 3 giờ rưỡi có tiến bộ, hai bên tiến  gần nhau hơn. Kissinger cho Thọ biết Tướng Haig về Mỹ sửa soạn đi Sài Gòn để yêu cầu ông Thiệu ký

Một viên chức Mỹ nói hòa đàm như cuộc chiến gây hao mòn tại bàn hội nghị, ai yếu tinh thần sẽ thua. Ngày thư hai 11/12 mở đầu một tuần vô cùng căng  thẳng, Thọ đề cập việc thả tù chính trị tại miền Nam và dọa nó liên quan tới việc trả tù Mỹ, cả hai chơi ván bài liều có thể phá vỡ đàm phán. Kissinger lảnh xa vấn đề này một lúc để nói về khu phi quân sự (DMZ), Kissinger nói bốn bên tham chiến kể cả VC, VNCH cùng ký Hiệp định, Thọ cáu giận nói chúng tôi coi y như bù nhìn. Ngày thứ ba 11/12 diễn lại hôm trước, Thọ cứng rắn về thả tù chính trị tại miền Nam và từ chối coi khu phi quân sự như biên giới quốc gia, Thọ vẫn ngoan cố như tự bao giờ. Sau 4 giờ rưởi đàm phán họ rút 17 điểm tranh cãi xuống còn 2.

Sáng thứ tư ngày 13/12, Kissinger cho biết cuộc đàm phán không đi tới đâu, Kissinger cho rằng TT Thiệu cản trở hòa đàm bằng cách đòi một bảo hiểm nhân thọ (life insurance) cho chế dộ của mình, ông nói để TT Nixon quyết định. Hai bên họp tiếp, Kissinger than giải quyết được một vấn đề  xong nó lại nẩy ra vấn đề khác. Kissinger không thể nói Thọ chấp nhận khu phi quân sự làm biên giới quốc gia, không thể nói Thiệu nhân nhượng tí nào về chủ quyền Chính phủ lâm thời, ông thất bại khi thuyết phục hai bên về thủ tục ký kết.Lê đức Thọ  bỏ hòa đàm và không hẹn khi nào sẽ tiếp tục cuộc họp.

BV tố cáo Mỹ phá hòa đàm, họ nói TT Nixon chỉ giả vờ  hòa đàm một thời gian để giải quyết chuyện chính trị trong nước và nay bầu cử Tổng thống đã xong, Mỹ sẽ oanh tạc trở lại. Kissinger về Mỹ ngày 14/12 để báo cáo với Tổng thống tình hình hòa đàm. Hai nhà lãnh đạo thảo luận 8 giờ đồng hồ, sáng hôm sau có quyết định, Nixon đánh điện cảnh cáo Hà Nội trong vòng  72 giờ phải nghiêm chỉnh đàm phán nếu không sẽ oanh tạc trở lại. Nixon và Kissinger nổi giận, đồng thời cũng cho TT Thiệu biết tòa Bạch ốc không còn kiên nhẫn được nữa, bất cứ chống đối nào cũng sẽ bị chính Tổng thống cắt viện trợ không phải do Quốc hội, Kissinger đồng ý với Nixon.

Sau cùng Nixon cử Kissinger thuyết trình cho các viên chức cao cấp của  hành pháp. Trong vòng 48 tiếng đồng hồ , Kissinger chia xẻ quan điểm hòa đàm với Rogers, Laird, Helms, Tham mưu trưởng Đô đốc Moorer, Phó TT Agnew, các viên chức trong tòa Bạch ốc. Kissinger hỏi Đô đốc Moorer có bao nhiêu B-52 của Mỹ hoạt động trên thế giới, Moorer không hăng hái về việc xử dụng những máy bay trị giá 8 triệu này tại BV, thời tiết xấu có thể tổn thất 3 hoặc 4% ông đoán Nixon sẽ xử dụng B-52 lần này tại BV.

Thứ sáu 15/12 ngày tường trình cho dân Mỹ biết hòa đàm tan vỡ, Kissinger thoái thác việc này nhưng Tổng thống và phụ tà Haldeman nói Kissinger phải lãnh trách nhiệm vì ông đã tuyên bố hòa bình trong tầm tay. Ngày thứ bẩy 16 lúc 11. giờ 43 Kissinger họp báo tại tòa Bạch ốc giải thích hòa bình chưa tới đâu, nhắc tến Nixon hơn 10 lần, tương lai Hiệp định sẽ do Tổng thống quyết định, chính phủ không thể dấu dân, BV gây trở  ngại , buổi họp ám chỉ có thể có oanh tạc trừng trị BV

Chủ nhật 17/12 tối hậu thư  hết hạn, Nixon cho xử dụng  B-52 tần công  BV, ông muốn đánh sập bộ máy chiến tranh của Hà Nội và cũng để lôi họ trở lại hòa đàm, Nixon lý luận oanh tạc vì hòa bình. Kissinger ủng hộ Nixon cho oanh tạc là cần thiết , cho rằng Mỹ bị BV và Sài gòn chơi ép phải dùng bom trị miền Bắc, dùng tối hậu thư cho miền Nam . Kissinger nói nhiều giọng khác nhau, có lúc ông cho oanh tạc là cần thiết, nhưng về sau ông cho đó là quyết định khó khăn đau khổ nhất, cô đơn nhất của TT Nixon từ khi nhậm chức.

Haig tới Sài Gòn thứ hai 18 mang theo tối hậu thư của Nixon cho biết nếu VNCH gây trở ngại Mỹ sẽ ký riêng với BV và cắt hết viện trợ kinh tế quân sự. Haig ở Sài gòn 48 giờ sau đó về Mỹ, TT Thiệu vui vì oanh tạc trở lại, một phụ tá của Kissinger nói Thiệu trông cái gương ông Diệm nên cũng  muốn sống còn. Thiệu gửi thư cho Nixon nhượng bộ những điểm chính như BV còn đóng quân, chút chủ quyền của Chính phủ lâm thời, chấp nhận lời cam kết của Kissinger về Hội đồng hòa giải và lời hứa Nga, Trung Cộng sẽ giảm viện trợ cho BV. Mười hai ngày oanh tạc BV gồm khoảng 100 B-52 và 500 phi cơ phản lực chiến đấu suốt 24 giờ đồng hồ trên không phận BV, Ngũ giác đài cho nơi đây hỏa lực phòng không mạnh nhất thế giới. Oanh tạc chỉ có mục đích quân sự, khi kế hoạch chấm dứt Mỹ mất 15 B-52 và 12 máy bay chiến thuật, về nhân mạng mất 90 người, trong đó 31 người bị bắt.

Mặc dù các đồng minh Á châu ủng hộ nhưng Tây phương, Nga, Trung Cộng chống đối và ngay tại Mỹ cũng vậy. Các phụ tá Haldeman, Ehrlicman cho rằng Nixon sẽ loại bỏ Kissinger trong nhiệm kỳ hai, những phụ tá, viên chức cao cấp trong tòa Bạch Ốc không ưa Kissinger chỉ muốn tống ông ta ra nhưng loại bỏ Kissinger lúc này bất lợi. Dân Mỹ thất vọng hòa bình và  khơi động sự chống đối oanh tạc khiến TT Nixon lo ngại. Hai người đã gây sự phức tạp trong chính sách ngoại giao, loại Kissinger đi sẽ khiến Nixon một mình lãnh hết trách nhiệm.

Suốt 11 ngày oanh tạc (có tài liệu nói 12 ngày) , Nixon chưa hề giải thích cho dân biết kế hoạch này, Kissinger khuyên Nixon giải thích cho dân nghe nhưng ông từ chối, cho rằng nếu thành công nó sẽ tự nói cho chính nó khi có thỏa ước.  Ngày 30/12 Nixon tuyên bố ngưng oanh tạc mấy ngày trước phiên họp Quốc hội 3/1/1973 sẵn sang cắt mọi khoản chi phí chiến tranh. BV chấp nhận trở lại bàn hội nghị.

Sullivan, một thành viên của phái đoàn Mỹ điện về cho Kissinger đang còn ở Mỹ: rằng họ đã gặp phái đoàn Hà Nội sau trận oanh tạc, bọn họ như chó bị ăn đòn cụp đuôi cụp tai. Ông ta cho biết bom rớt gần nhà Lê Đức Thọ, y đã hết hồn hết vía.. buổi họp u ám, không đùa cợt như trước.  Thứ bẩy 6/1/1973 Lê Đức Thọ tới Paris , hôm sau Kissinger cũng đến. Hai bên cố gắng lần cuối cùng để đạt tới ký kết Hiệp định ngưng bắn. Buổi họp đầu của cuộc đàm phán cuối cùng ngày 8/1 kéo dài trong 4 giờ rưỡi, mở đầu Lê Đức Thọ chửi bới 12 ngày đêm ném bom của Mỹ: ..Các ông tưởng dùng sức mạnh khuất phục chúng tôi hả? các ông nhầm, Thọ đập bàn chửi : Ngu xuẩn, ngu xuẩn!!…khiến Kissinger phản đối: Vừa vừa thôi chứ ông!!   Thọ mở đâu tố cáo Mỹ nhưng vẫn muốn tiếp tục đàm phán. Khi Kissinger ra về  Thọ không tiễn như mọi lần. Kissinger nghiêm nghị gật đầu chào các ký giả.. Hôm sau thứ ba ngày 9/1/1973, họ thảo luận về trao trả tù hai bên, có nhiều tiến bộ để đạt thỏa ước. Kissinger đánh điện cho Nixon nói sẽ có khai thông và kết luận “Chúc mừng sinh nhật Tổng thống” ngày 9/1 là sinh nhật Nixon. Ngày 11/1 hai bên bàn thủ tục ký kết. Ba ngày liên tiếp hai bên đạt nhiều tiến bộ, cuối tuần họ đã xong cơ bản Hiệp định. Ngày thứ bẩy 13, bàn về tái thiết BV, họ duyệt từng khỏan, điều… Buổi trưa hai bên ăn mừng Hiệp định sắp hoàn thành, Kissinger nói hôm nay chúng ta kết thúc đàm phán vãn hồi hòa bình cho VN, đã hoàn tất, không thay đổi gì nữa.  Kissinger cho gọi một người chụp hình của Tòa Đại sứ Mỹ tới chụp hình quanh bàn. Lần này Kissinger không gặp khó khăn phía Sài Gòn. Thọ cam kết với Kissinger ở lại Paris để làm cho xong. Trong 6 ngày đàm phán cuối, họ đã thảo luận 27 giờ. Kissinger ra phi trường  về Mỹ, ông trả lời phỏng vấn dè dặt và nói tôi về Mỹ để báo cáo lênTổng thống, kế đó Tổng thống sẽ quyết định bước kế tiếp để hoàn thành hòa bình công bằng và hòa giải dân tộc.

Lịch trình như sau.

Ngày 14/1/1973 Kissinger thuyết trình với Nixon khi về Mỹ.

Ngày 15 Nixon ban hành lệnh ngưng tất cả những hoạt động của Mỹ tấn công BV như không kích, pháo kích, phong tỏa hải cảng

Ngày 16 Tướng Haig tới Sài Gòn thảo luận với TT Thiệu.

Ngày 17 Thiệu nhượng bộ những điều khoản của Kissinger-Lê Đức Thọ.

Ngày 18 BV và Mỹ cùng xác nhận .

Ngày 19 Sullivan và Nguyễn Cơ Thạch sẽ sửa vài giới hạn theo yêu cầu của Thiệu.

Ngày 20 Nixon dự lễ tuyên thệ nhậm chức và tuyên bố chiến tranh VN chấm dứt.

Ngày 21 Nhiếp ảnh gia tòa Bạch Ốc tới Paris chụp hình ngày lễ ký tắt.

Ngày 22 Kissinger trở lại Paris , sẽ họp với Thọ tại khách sạn Majestic.

Ngày 23 Kissinger và Thọ giải quyết những chi tiết trong phiên họp cuối kéo dài 4 giờ đồng hồ. Lúc 12 giờ 30 họ ký tắt Hiệp định chấm dứt chiến tranh vãn hồi hòa bình tại VN, cuộc chiến dài và gây chia rẽ nhất của Mỹ chấm dứt không chính thức. Sau khi ký Kissinger tặng Thọ cây viết nói “Tặng ông cây bút để nhớ ngày lịch sử này” Thọ vui vẻ nhận và tặng lại cây viết của mình ký và nói “Tặng ông cây bút này, ông nhớ giữ lời”, Kissinger và Thọ ra khỏi khách sạn, họ bắt tay nhau nhiều lần, viên chức thuộc các phái đoàn bắt tay nhau. Tối ấy Tổng thống lên Truyền hình tuyên bố đã có hòa bình.

Ngày 27/1/1973 ký chính thức Hiệp Định Chấm dứt Chiến Tranh và  Phục Hồi Hòa Bình tại Việt Nam, Agreement on Ending the War and Restoring peace in Vietnam do các bộ trưởng ngoại giao 4 bên ký.  Bộ trưởng ngoại giao Rogers đại diện phía Mỹ ký, buổi sáng ông ký với bốn bên, trưa ký văn kiện giữa Mỹ và BV, hai bản văn giống nhau chỉ phần mở đâu khác nhau. Lý do ký riêng vì mặc dù Hiệp định điều hành nhìn nhận hai miền VN thảo luận trong bầu không khí hòa giải, dồng thuận nhưng hai bên chưa công nhận lẫn nhau.

Vì thế sau 4 năm đàm phán vẫn cần một văn kiện trong đó không ghi  tên bên nào tới khi thấy chữ ký ở trang cuối. Văn bản để dành cho các phe  tham dự Hội nghị Paris mà tất cả đều biết nhưng đều không thừa nhận.  Tuy nhiên văn bản được ký trên hai trang riêng một cho Mỹ – Việt Nam Cộng Hòa;  một cho VN Dân Chủ Công Hòa và Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam VN.

Buổi trưa hai Bộ trưởng ngoại giao Mỹ BV ký, lời mở đầu giới thiệu các phe như Mỹ cùng với VNCH, và VNDHCH cùng với chính phủ Lâm thời. Văn kiện này không do chính phủ Sài Gòn hay chính phủ Lâm Thời của  VC. Trách nhiệm đối với Hiệp định do từ bản bốn bên ký hồi sáng. Sự kết thúc cuộc chiến là cái mà TT Nixon gọi là hòa bình trong danh dự.

Kết luận

Đã có nhiều nhận xét, bàn luận về cuộc hòa đàm và ký kết Hiệp định Paris , ở đây chỉ nêu một số ý kiến chính. Theo tác giả Mervin và Bernard Kalb (Kissinger trang 385) ngày 24/1/1973 Kissinger họp báo nói ông không thể thực hiện được cái hoàn hảo nhất mà chỉ thực hiện được cái có thể được:

“Nixon lấy được tù binh, Thọ đòi được Mỹ rút quân, Thiệu vẫn làm Tổng thống, Chính phủ lâm thời (VC) được coi là hợp pháp về mặt chính trị tại miền Nam. Mỗi người được một tí, không ai được tất cả…(He had achieved not the optimum but the possible: Nixon got the prisoners back, Tho got the Americans out, Thieu got to keep his hold on power and the PRG got a degree of political legitimacy in South Vietnam. Everybody got something, but nobody got everything)

Các phụ tá của Tổng thống cũng như của Kissinger chỉ trích ông này vội vã chỉ muốn ký cho xong sơ thảo Hiệp định tháng 10/1972, bản này nhiều khuyết điểm, bán đứng đồng minh, BV vẫn được đóng quân. Nói chung các viên chức Nhà Trắng không ưa Kissinger. Nhiều người chỉ trích việc Hoa Kỳ oanh tạc BV 12 ngày đêm cuối năm 1972 chết nhiều người mà không đòi thêm được bao nhiêu, phụ tá Negroponte nói “Chúng ta oanh tạc BV để  đòi họ chấp nhận sự nhượng bộ của ta!” (Kissinger a Biography trang 483).  Có người nói cuộc oanh tạc vĩ đại chỉ đòi được một chút thay đổi khiêm tốn cho Hiệp định.

Khi Nixon đọc diễn văn trong lễ nhậm chức nhiệm kỳ 2 tuyên bố đã có hòa bình, dư luận báo chí hoan hô ngưng bắn và nói nhân dân biết ơn Tổng thống. Một tờ báo ở Boston nói người Mỹ biết ơn TT không bỏ rơi đồng  minh, tờ Wall street journal ca ngợi Nixon đem 550 ngàn quân và  lấy tù binh (580 người) về nước không làm chế độ Sài gòn sụp đổ….

Phía VNCH chỉ trích Kissinger bán đứng đồng minh, vượt quyền Tổng thống và qua mặt TT, bị mắc mưu CS…

Tác giả Marvin và Bernard Kalb trong Kissinger trang 385 nói:

“Dù ông ta thích gì thì cũng phải làm theo nhiệm vụ đã được giao phó

Whatever his personal preferences, he played his assigned role,

Và trang 410.

Kissinger nói quyết định lớn sau đó là của TT Nixon

(Kissinger said that the next big decision was Nixon’s)

Thật vậy, như đã trình bầy ở trên Kissinger phải báo cáo và xin lệnh Tổng thống mỗi khi gặp trường hợp khó khăn chứ không tự ý quyết định hoặc vượt quyền TT như người ta nghĩ. Như trên các phụ tá chê Kissinger đòi ký sơ thảo Hiệp định cuối tháng 10/1972 là vội vã, nhiều khuyết điểm nhưng thực tế cho thấy cho tới ba tháng sau Hoa Kỳ vẫn không đòi thêm được gì nhiều khi ký  Hiệp định ngày 27/1/1973, Hiệp định sơ thảo tháng 10 của Kissinger –Lê Đức Thọ không có nhiều khuyết điểm như người ta  chỉ trích.

Sự thực công việc của Kissinger vô cùng khó khăn, trong khi lập trường hai bên Nam Bắc VN trái ngược nhau hoàn toàn, cả hai đều muốn những khoản có lợi riêng cho mình. Miền Bắc đòi Mỹ rút, lật đổ Thiệu, lập chính phủ Liên hiệp, đòi Mỹ cắt viện trợ VNCH… miền Nam đòi BV phải rút hết, không đầu hàng CS, không cắt đất, không liên hiệp.. Kissinger bị cả hai miền chửi bới chống đồi dữ dội, ông ta không thể thỏa mãn yêu cầu của họ. Nhiều lúc ông thất vọng chán nản muốn bỏ vai trò của mình, có lúc tưởng sắp có hòa bình trong tay nhưng rồi nó lại vuột đi. Nixon trong nhiệm kỳ hai vẫn tín nhiệm Kissinger ở chức vụ Phụ tá an ninh Tổng thống để khuyến khích ông tiếp tục công việc đàm phán.

Miền Bắc ngoan cố suốt mấy năm chỉ đòi các điều kiện tiên quyết kể trên, họ có thế mạnh vì được dựa vào phản chiến và Quốc hội, họ nắm được cái tẩy Hành pháp đang bị khó khăn vì trong nước chống đối, chính Nixon đã xác nhận bọn phản chiến (No More Vietnams trang 127) đám sinh viên bạo động đã khuyến khích CSBV gây chiến không chịu đàm phán nghiêm chỉnh. Bọn biểu tình vô tình kéo dài chiến tranh làm lợi cho CS, họ lỳ ra không chịu ký kết. Kissinger đã quá chán nản chính sách ngoại giao bẩn thỉu của BV, lỳ lợm, cố đấm ăn xôi… Đồng thời TT Thiệu cũng rất cứng rắn với BV, với Kissinger khiến hòa bình bị trở ngại tháng 10.

Ngoài Kissinger ra chưa chắc đã có ai đàm phán ký kết được Hiệp định Paris vì lập trường các phe cứng rắn chống đối nhau kịch liệt nghĩa là ông chỉ có thể làm đến thế thôi. Sở dĩ cuối cùng Nixon, Kissinger phải ép Thiệu ký kết vì ông đã hứa mang lại hòa bình trong nhiệm kỳ, nay tháng 1-73 đã quá  hạn 3 tháng mà chưa có hòa bình. Người ta chỉ trích Kissinger dễ dãi với BV, không đòi được những khoản có lợi cho miền Nam nhưng nói dễ hơn làm, BV rất cứng rắn và có lợi thế, Hoa Kỳ bị yếu thế vì bị  dư luận chống đối trong nước cũng như Tây phương.

Như nhận xét của Kalb nêu trên, ông ta chỉ có thể làm cái tương đối có thể được, và mỗi phe chỉ được một phần không thể được hết mọi thứ.

Đầu tháng giêng 1973 TT Nixon được biết Quốc hội sẵn sàng bỏ phiếu chấm dứt chiến tranh nếu Hành pháp không ký được Hiệp định ngưng bắn  Ngày 2/1/1973 Hạ viện Dân chủ bầu nội  bộ với tỷ lệ 154 thuận, 75 chống để cắt hết viện trợ mọi hoạt động quân sự ở Đông Dương sau khi rút quân và  lấy tù binh về. Nixon cho đấy là một cách đầu hàng hèn hạ nhất đối với những nhu cầu cấp thiết nhất của BV.

Ông nói chúng ta bị (Quốc hội) bó buộc phải kết thúc Hiệp định chấm dứt chiến tranh tái lập hòa bình ở Việt Nam , nó không hoàn toàn và có nhiều khuyết điểm. Tôi muốn thương lượng để được một Hiệp định tốt đẹp hơn nhưng ta không thể chần chờ thêm để được những khoản tốt hơn khi Quốc hội sắp ra luật chấm dứt cuộc chiến có lợi cho Hà Nội.

“Lúc này không phải là lúc thuận lợi cho chúng ta mà đó là giờ phút cuối cùng”.

(It was not our finest hour – but it was the final hour”, No More Vietnams Trang 170)

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

——————————–

Tài Liệu Tham Khảo

Walter Isaacson:  Kissinger A Biography Simon & Schuster 1992.

Larry Berman:  No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam -The Free press 2001

Richard Nixon: No More Vietnams , Arbor House, New York 1985

Henry Kissinger: Years of Renewal- Simon & Schuster 1999

Marvin Kalb and Bernard Kalb: Kissinger; Little, Brown and company 1974

Robert Dallek: Partners In Power, Nixon and Kissinger – Harper Collins publishers 2007

The Word Almanac Of The Vietnam War: John S. Bowman – General Editor, A Bison-book 1985

Stanley Karnow: Vietnam , A History, A Penguin Books 1991

Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war

Nguyễn Kỳ Phong: Vũng Lầy Của Bạch Ốc, Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam 1945-1975, Tiếng Quê Hương 2006

Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.

Cao Văn viên: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà, Vietnambibliography 2003

 

 

 

 

14 Phản hồi cho “Kissinger và Hòa đàm Paris”

  1. quang phan says:

    Bush condemns Soviet oppression, expresses regret for U.S. role.
    Article from: Knight Ridder Washington Bureau (Washington, DC) | May 7, 2005 |
    RIGA, LATVIA _ President Bush on Saturday called Soviet oppression in Europe “one of the greatest wrongs of history” and accepted some American blame for it.

    Speaking to a Latvian audience with bitter memories of Soviet domination, Bush expressed regrets about the 1945 Yalta agreement that divided Europe into U.S. and Soviet spheres of influence. The pact, approved by Franklin Roosevelt, Winston Churchill and Josef Stalin near the end of World War II, effectively cleared the way for the creation of Soviet satellites in Eastern and Central Europe.
    Bush said the agreement “left a continent divided and unstable” and led to the “captivity of millions” of Europeans who fell under Soviet control.

    Trong chuyến du hành năm ngày ở Nga và Âu châu, khi dừng chân ở xứ Latvia ngày 7/5/2005, Bush tuyên bố Hoa kỳ nhận lỗi lầm đã ký thoả ước Yalta năm 1945 chia đôi ảnh hưởng ở Âu châu với Nga sô, và do đó đã khiến cho hàng triệu người ở các nước vùng Đông và Trung Âu rơi vào tay Cộng sản.

    Hiệp định Yalta được ký kết khi Trận Thế Chiến Thứ Hai sắp chấm dứt giữa ba lãnh tụ Franklin Roosevelt của Hoa kỳ, Winston Churchill của Anh, và Josef Stalin của Nga.

  2. Tien Pham says:

    Về Henry Kissinger, hãy xem cái video này:

    http://www.youtube.com/watch?v=2bFOhAAYfqk

    Cái video này dài đấy, khoảng 1h, vì nó là phim tài liệu.

  3. Trả lời Hương Nguyễn says:

    Huong Nguyen nói:

    “Ông Trọng Đạt nói rằng nội dung bài này chỉ để trình bày những diễn tiến chứ không phê bình thì tại sao lại có phần kết luận với nhiều cảm tính như thế? Rãi rác trong bài “điểm sách” này, ông Trọng Đạt đã diễn tả khá nhiều cảm tính của mình và làm cho mục “điểm sách ” bị ảnh hưởng. Có đoạn ông làm câu chuyện trở nên khó hiểu, thậm chí mâu thuẩn?

    “.. Điều mà Kissinger buồn rầu khi nghe Thọ cho biết VN hóa chiến tranh, rút quân sẽ làm yếu đàm phán của Mỹ. Ông ta hỏi nửa triệu quân Mỹ còn không thắng được làm sao quân Ngụy có thể chiến đấu được? Sau này Kissinger thừa nhận nó dầy vò ông, chính ông đã phản đối chương trình rút quân VN hóa chiến tranh khiến cho Hoa Kỳ mất thế mạnh tại bàn Hội nghị.”

    Nếu rút quân làm cho Mỹ yếu đi thì Hà Nội càng phải mừng nữa chứ tại sao lại vẽ đường cho hưu chạy? Hay là Thọ chơi cha, nói móc Kissinger mà ông này không hiểu, thậm chí còn buồn rầu thì tay chính khách này thật ra là quá … tào lao? Việt-Nam Hoá là 1 chính sách đúng đắn nếu được thực thi. Rút quân khỏi Iraq, Afghanistan, 40 năm sau trở lại Châu Á họ đều phải xữ dụng lực lượng tại chổ, vừa tránh tiếng xâm lược, vừa tiết kiệm nhân lực…”
    (ngưng trích)

    1-Tôi xin trả lời thẳng vào câu hỏi của bạn, trước hết đây không phải là bài điểm sách mà là bài viết về Hòa đàm Paris, tôi trích dẫn ý kiến của các nhà học giả Mỹ chứ không phải để điểm qua những cuốn sách ấy.

    2-Tháng 8/1969 Nixon họp tại Midway với TT Thiệu, Kissinger, Bộ trưởng QP Larid, Các Tướng Abram, Wesmoreland (cựu Tư lệnh).. để bàn về rút quân, theo đề nghị của bộ trưởng QP Laird Mỹ cần phải rút quân khỏi VN vì người dân chống đối ngày càng mạnh, Kissinger phản đối việc rút quân vì rút quân sẽ tạo thế yếu tại bàn hội nghị nhưng Nixon nghe theo Laird cho rút quân thực hiện VN hóa chiến tranh.

    Lê đức Thọ nói chương trình VN hóa , Mỹ rút quân sẽ làm cho Mỹ yếu trên bàn hội nghị là ý muốn nói các ông (Mỹ) ở thế yếu so với chúng tôi (BV) nên các ông phải biết điều với chúng tôi ! Kissinger đau đầu vì đó là sự thật

    Tôi xin nói thêm viết về hòa đàm Ba lê tôi hòa toàn dựa theo các sách vở của các nhà học giả Mỹ (Berman, Bernard Kalb, Walter Issacson, Karnow..) và của Nixon mà tôi cho là trung thực, tôi không tham khảo ý kiến phía VNCH cũng như phía CSBV

    Nói trắng ra tại hòa đàm Paris CSBV ở thế mạnh, hành pháp Mỹ (Nixon, Kissinger) ở thế yếu vì.
    -Phản chiến ngày càng dữ dội tới bạo động đổ máu năm 1970, 71…quốc hội (1972) do Dân chủ đối lập nắm đa số ( 55% cả Thượng và Hạ viện) luôn thúc ép Hành pháp Nixon phải sớm ký Hiệp định dù phải bỏ rơi cả Đông Dương để đổi lấy 580 tù binh Mỹ và rút quân đổi hòa bình, họ đã chán ngấy chiến tranh VN tới tận cổ. Tháng 11/1972 các Thượng nghị sĩ trưởng khối cảnh cáo Nixon nếu Hiệp định trở ngại họ sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh thỏa mãn các yêu cầu của BV (cắt hết viện trợi VNCH) để đổi tù binh.

    -Mỹ rút quân tạo thế yếu tại bàn hội nghị, rút quân để xoa dịu chống đối người dân

    Xin nói thêm là CSBV từ 1969-1972 đòi Mỹ phải lật đổ TT Thiệu, thành lập chính phủ trung lập, cắt hết viện trợ VNCH, tới tháng 10/1972 BV nhượng bộ không đòi lật đổ Thiệu, không đòi Liên Hiệp, cắt viện trợ.. Mỹ và BV đã soạn xong dự thảo nhưng ông Thiệu phản đối, Hiệp định trở ngại mãi cho tới 27/1/73 mới ký được , CSBV nhất định không chịu rút về Bắc, theo Nixon (No more Vietnams trang 152), nếu đòi BV rút về Bắc thì hoà đàm trở ngại, trường hợp không ký được Hiệp định, Quốc hội (đa số là phản chiến) sẽ sẵn sàng ra luật chấm dứt chiến tranh, đánh đổi cả Đông Dương lấy 580 tù binh Mỹ (No More Vietnam p. 155)

    Một sự thực phũ phàng mà người mình ít ai để ý: đối với Lập pháp phản chiến Mỹ chỉ có sinh mạng của 580 tù binh Mỹ mới là quan trọng, sinh mạng của cả Đông Dương không nghĩa lý gì, năm 1972 Quốc hội nắm tới 70% quyền lực , Nixon chỉ có 30% thôi vì đa số người dân chống chiến tranh họ ủng hộ Quốc hội, người ta chán ngấy chiến tranh VN tới tận cổ.
    Quốc hội sẵn sàng đánh đổi cả Đông Dương lấy 580 tù binh Mỹ, họ không nói đùa nếu hòa đàm trở ngại .

    Nixon Kissinger chỉ làm được đến thế thôi trước áp lực của quốc hội
    Kissinger trên thực tế không có nhiều quyên` hanh ` như người ta tưởng,theo các nhà học giả Mỹ, hàng tuần ông phải đánh điện từ Paris về Mỹ xin ý kiến Tổng thống ,. Hàng tháng phải bay về Mỹ xin lệnh Tổng thống

    • Huong Nguyen says:

      Thưa ông Trọng Đạt,
      Trước hết tôi xin nói rằng bài viết của ông sẽ có ích cho những ai muốn nghiên cứu về Hoà Đàm Balê 1973 dù rằng tôi sẽ không theo ông trong những dẫn chứng với những tác gỉa ông đề cập vì với tôi là không cần thiết cũng như sẽ không tiếp tục tranh luận dù ông đồng hóa việc rút quân với chính sách Việt-Nam Hóa chiến tranh…

      Comment của tôi chỉ khu trú trong 1 vấn đề: ông nói rằng nội dung bài này chỉ để trình bày những diễn tiến chứ không phê bình. Tôi không phải là 1 sử gia. Tôi cũng không phải là 1 bình luận gia khách quan để có thể đi bên lề cuộc đời với những phán xét lạnh lùng. Và khi có cảm tính thì tôi biết tôi đang đứng ở đâu: 1 giọt nước mắt của Lê Đức Thọ không thể sánh với cả 1 “giòng sông” nước mắt của người dân Việt-Nam trong suốt mấy chục năm qua…

      Vì ông không để những phát biểu trong ngoặc kép (“) nên tôi nghỉ đó là cảm tính của riêng ông. Thật ra, cho dù đó là phát biểu của chính những tác gỉa thì sự chọn lựa để đưa vào đây cũng phản ảnh 1 cảm tính của ông rồi? – điều mà ông hoàn toàn có quyền chọn lựa.

  4. Lâm Vũ says:

    “… báo chí Sài Gòn (họ) kết án (Kissinger) là vội vã, sai lầm, quá tự tin, tham vọng…”

    Đây cũng là đánh giá của tôi về Kissinger vào thời điểm đó. Sau này, có thể thêm vào một đặc tính: ăn nói lật lọng – chẳng riêng đối với VNCH, mà cả với dân Mỹ ông cũng không bao giờ nói ra hơn 50 phần trăm sự thật… (nói nom na là… chuyên môn nói dối!).

    • ơ quả mơ says:

      ơ, cứ theo các bác quốc gia thì chỉ có cộng sản mới chuyên môn nói dối thôi chứ nhỉ, hoá ra cả quan thầy của các bác cũng thế, chả trách các bác thua là phải.

      • Vu Trung says:

        “quan thầy, quan thầy” … lâu lắm rồi mới nghe lại cái từ nầy đấy nhể. :) Nó chểm chệ, xấc láo, cướp đất, cướp biển dân ta, rồi lại lên giọng đạo đức với mớ chữ nghĩa tô vàng, hữu nghị. “Quan Thầy”. Lại muốn nói lớn thêm lần nữa. Ước chi VNCH thắng cuộc, thì giờ biết đâu tui lại đc gia nhập đảng-900 rồi, nghỉ mà ao ước đc như bác. :)

      • Lâm Vũ says:

        Không hẳn thế đâu ạ! Nếu quả thật dân VNCH coi Kissinger là “quan thầy”, thì có “bôi bác” như thế không cơ? Chỉ có CS miền Bắc mới coi Tầu phù (Mao, CHu, Đặng, Hồ, Tập…) là “quan thầy” ráo… Có giỏi thì viết như báo chí Sài Gòn thời xưa đi, tôi chịu phục các bạn ngay…

        Cá nhân tôi không bao giờ nói “chỉ có cộng sản mới chuyên môn nói dối” – chỉ nói hơi bị phét lác là cùng. Bằng chứng:
        - trước khi chết “Bác” nói mình sắp xuống suối vàng gặp ông Mác, ông Lê… đâu có nói dối (?!)
        - Sinh thời “Bác” cũng nhân là mục đích tối thượng của Bác là “dẫn năm Châu đến đại đồng” (thơ Bác tự ví mình với Trần Hưng Đạo)… Toàn là sự thật cả… v.v.

        Nói tóm lại, là dân ta ở miền Bắc bị Bác và đảng đánh lừa trên nửa thế kỷ… sạch cả váy. Thế thôi…

        CS Bắc Việt chiến thắng quân sự là một thực tế lịch sử, ai dại gì mà tranh cãi với các bác chứ! Nhưng thắng trận bằng cách “ăn quịt” người dân miền Bắc đến mấy triệu sinh mạng thanh niên nam nữ thì có gì vẻ vang mà khoe mãi thế?!

  5. Huong Nguyen says:

    Trong phóng sự “Việt-Nam 10,000 ngày chiến tranh”, 1 số phụ tá của T T Nixon cũng đã lên tiếng chỉ trích Kissinger. Vì nôn nóng muốn làm người hùng hay để giải quyết chiến tranh cho xong Kissinger có lúc còn qua mặt cả TT Nixon để gián tiếp nhắn gởi với Bắc Việt rằng “You better make a deal with me “! Nếu Hiệp Định Paris 1973 là 1 thành tựu từ 1 cố gắng thành thật thì tại sao họ lại từ chối lảnh giải thưởng cao quí này?

    Ông Trọng Đạt nói rằng nội dung bài này chỉ để trình bày những diễn tiến chứ không phê bình thì tại sao lại có phần kết luận với nhiều cảm tính như thế? Rãi rác trong bài “điểm sách” này, ông Trọng Đạt đã diễn tả khá nhiều cảm tính của mình và làm cho mục “điểm sách ” bị ảnh hưởng. Có đoạn ông làm câu chuyện trở nên khó hiểu, thậm chí mâu thuẩn?
    “.. Điều mà Kissinger buồn rầu khi nghe Thọ cho biết VN hóa chiến tranh, rút quân sẽ làm yếu đàm phán của Mỹ. Ông ta hỏi nửa triệu quân Mỹ còn không thắng được làm sao quân Ngụy có thể chiến đấu được? Sau này Kissinger thừa nhận nó dầy vò ông, chính ông đã phản đối chương trình rút quân VN hóa chiến tranh khiến cho Hoa Kỳ mất thế mạnh tại bàn Hội nghị.”
    Nếu rút quân làm cho Mỹ yếu đi thì Hà Nội càng phải mừng nữa chứ tại sao lại vẽ đường cho hưu chạy? Hay là Thọ chơi cha, nói móc Kissinger mà ông này không hiểu, thậm chí còn buồn rầu thì tay chính khách này thật ra là quá … tào lao? Việt-Nam Hoá là 1 chính sách đúng đắn nếu được thực thi. Rút quân khỏi Iraq, Afghanistan, 40 năm sau trở lại Châu Á họ đều phải xữ dụng lực lượng tại chổ, vừa tránh tiếng xâm lược, vừa tiết kiệm nhân lực…

    “… Kết thúc buổi họp Thọ ôm Kissinger cảm động muốn rơi lệ….”
    (Haig đề nghị Kissinger hoãn lại ít ngày dự trù Sài Gòn cản trở, nhưng Kissinger nghĩ Sài Gòn sẽ không cản trở ví trước hết ông Thiệu vẫn làm Tổng thống, tuy nhiên ông ta cho Lê Đức Thọ biết lịch trình có thể thay đổi, ngày 21 thay vì 18 sẽ ngưng ném bom, ngày 22 có thể ký sơ thảo tại Hà Nội, ngày 30 sẽ ký tại Paris. Kết thúc buổi họp Thọ ôm Kissinger cảm động muốn rơi lệ.)

    Những giọt nước mắt cá sấu của cả 2 tên này rất nặng. 40 năm sau, người ta phác giác 1 số viên gạch trong khách sạn Majestic đã lũng và hen ố vì những giọt nước mắt của 2 người này…

  6. doctin says:

    “…Tuy nhiên, trong giờ thứ 25, những người lính Việt Nam Cộng Hoà đã vẫn xử sự một cách anh hùng mã thượng. Thay vì dùng vũ lực bắt trọn Toà Ðại Sứ và cơ quan DAO của người Mỹ làm con tin- như Iran đã từng làm- để gây áp lực, bắt Hoa Kỳ phải giữ lời hứa dùng B52 đuổi bộ đội Cộng sản rút về phía bên kia vỹ tuyến 17 – , nhưng họ đã không làm như vậy. Họ vẫn tôn trọng kỷ luật quân đội, biểu lộ nét hào hùng văn hiến ngàn đời của một dân tộc có văn minh, văn hóa Việt Nam khi cố gắng phòng thủ và tiếp tục chiến đấu khắp nơi, giúp cho Mỹ và những đồng đội, cấp chỉ huy hèn nhát bỏ chạy khỏi nước một cách an toàn, trước khi quân Bắc Việt vào Sài Gòn trưa 30/04/1975. ( Trích )

    • bốc phét says:

      kinh!

    • khiếp says:

      bây giờ hoàn hồn rồi ngồi tận bên Mỹ mới sực nghĩ ra kế này ư ? hồi đó nếu mấy anh “huynh đệ chi binh” mà làm việc này thì Mỹ nó sơi tái ngay các anh để rút khỏi VN chứ chẳng dám đánh nhau với việt cộng để cứu các anh đâu. Thua thì cứ nói là thua, lính VNCH cũng anh hùng và có khí phách lắm chứ, nhưng tự nhiên lại tưởng tượng ra “hành động cao thượng” ở cái giờ thứ 25 này để ca ngợi nó thì quả là nhố nhăng hết mức.

  7. doctin says:

    ***Ken Hughes gửi cho BBCVietnamese.com từ Đại học Virginia -

    Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”, ký ngày 27/1/1973, chưa bao giờ có vẻ sẽ có kết cuộc như tên gọi.
    Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã đến nghe đề nghị của Tổng thống Richard Nixon về các điều khoản. Hà Nội sẽ thả tù nhân Mỹ và để miền Nam chọn chính phủ thông qua bầu cử tự do.
    Tệ hơn nữa, Nixon sẽ để quân Bắc Việt tiếp tục hiên diện ở miền Nam, và rút toàn bộ bộ binh sĩ Mỹ còn lại. “Sớm hay muộn, chính phủ sẽ sụp,” Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nói.
    Henry Kissinger tường thuật lại cho tổng thống Nixon nghe hôm 6/10/1972: “Tôi cũng nghĩ ông Thiệu nói đúng, rằng các điều kiện của chúng ta rồi sẽ tiêu diệt (destroy) ông ta.”
    Lời thừa nhận bẽ bàng này của Kissinger nghe được từ hệ thống ghi âm bí mật của Nixon. Các máy ghi âm, kết nối với microphone giấu trong Phòng Bầu Dục và các phòng khác hoạt động bất cứ khi nào nhận ra âm thanh, từ 16/2/1971 đến 12/7/1973. Và tôi đã bỏ ra hơn 10 năm nghiên cứu các băng này với Trung tâm Miller của Đại học Virginia…..

    Nixon đã hứa với nước Mỹ về “hòa bình trong danh sự” thông qua chiến lược Việt Nam Hóa và thương lượng. Nixon nói Việt Nam Hóa sẽ giúp người miền Nam tự vệ mà không cần lính Mỹ. Thế nhưng ông ta nhận ra Miền Nam sẽ không làm được. “Nam Việt Nam có lẽ chẳng bao giờ tồn tại được”, lời của Nixon nói nghe được trên cuốn băng.
    …………….

    Nói dối
    Nixon nói dối. Để Việt Nam Hóa trông có vẻ thành công, Nixon lên lịch triệt thoái qua bốn năm, từ từ giảm số lính Mỹ từ 500.000 tháng Giêng 1969 xuống còn chưa đầy 50.000 vào ngày Bầu cử 1972. Trong bốn năm đó, ông có nhiều diễn văn trên truyền hình thông báo các đợt rút quân, và lần nào cũng nói nó chứng tỏ Việt Nam hóa đang hiệu nghiệm.
    ………………
    Sau này, Nixon cáo buộc Quốc Hội Mỹ đã tạo ra thất bại trong khi chiến thắng trong tầm tay. Một cách chỉ trích là lên án Quốc hội đã giảm viện trợ cho Sài Gòn . ( Trích)

    ***”Ai là tác giả hiệp định Paris ” – Ngô Nhân Dụng – Đăng trên DCVinfo. ngày 27/1/13. : Số phận của những người dân miền Nam Việt Nam đã được quyết định trước đó nhiều năm. Năm 1968, trong khi đang tranh cử tổng thống Mỹ, ông Richard Nixon đã cho cố vấn là Henri Kissinger đến gặp đại sứ Nga ở Washington đề nghị giới lãnh đạo Nga Xô đừng làm trò gì ảnh hưởng đến cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc. Kissinger trình bày trước lập trường của ông chủ mình về bang giao Nga-Mỹ; trong đó ông ta đặc biệt nhấn mạnh: Nếu đắc cử, ông Nixon sẽ rút quân khỏi Việt Nam; sau đó chế độ chính trị ở miền Nam ra sao không quan trọng, dù có một chính quyền Cộng Sản. Ðiều này, ông Kissinger còn lập lại khi đến thăm Ðại Sứ Anatoly Dobrynin sau khi ông Nixon thắng và chưa tuyên thệ nhậm chức. ( Trích)

Leave a Reply to quang phan