WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hoa Kỳ và Việt Nam cần nhau trong chiến lược chống Trung Quốc

bảo vệ quyền lợi của mình và hòa bình thế giới

Chiến lược đưa Trung quốc trở thành nền kinh tế đứng hàng thứ nhất thế giới và đẩy Hoa kỳ xuống hàng thứ 4 hoặc thứ 5 để vĩnh viễn không còn bị Hoa kỳ đeo bán cản trở con đường bành trướng bá chủ của mình, là quyết tâm chiến luợc mà Đảng cộng sản Trung quốc đang hy vọng ở lãnh đạo mới Tập Cận bình hiện nay.

Dư luận thế giới cho rằng Hoa kỳ đã có những sai lầm chết người trong chính sách ngoại giao với Nga va bắc Triều tiên, cũng như đánh giá thấp chiến lược nham hiểm của Trung quốc đang lợi dụng điều này vào mục tiêu lôi kéo Nga và những nước khác vào đối chọi với Mỹ.

Đáng nhẽ ra sau chiến thắng của cuộc bầu cử, tổng thống Obama cần phải có bước đi hòa hoãn với Nga, lôi kéo cường quốc này về phía mình để đối chọi với Trung quốc. Nhưng việc phớt lờ các yêu cầu của Nga trong việc bỏ tên lửa lá chắn ở Ba-Lan đe dọa an ninh của họ thì tổng thống Mỹ đã chần chừ không đáp ứng, tỏ ra coi thường và lạnh nhạt với gấu Nga.  Nga đã nhiều lần cảnh báo, khi không được đáp ứng thì lập tức Nga đã tung ra hàng loạt các hỏa tiễn khủng di động từ mặt đất và các tầu ngầm với tốc độ, kỹ thuật cao mà người ta cho rằng nay không có địch thủ. Điều này NATO và cả Mỹ  phải choáng vì hiện thời không thể đánh chặn nổi.

Các nước ở châu Âu đã thấy rõ việc Nga đã lo xong việc đối phó với sức mạnh hỏa tiễn với thế áp đảo bằng cách đưa hàng loạt tầu ngầm tàng hình thế hệ mới nhất mang tên lửa đạn đạo chiến lược Bryansk là một phần quan trọng trong kho hạt nhân của Nga. Tàu có khả năng phóng hàng loạt tên lửa liên lục địa mang nhiều đầu đạn hạt nhân tấn công. K-117 Bryansk SSBN là chiếc tàu ngầm thứ 1.000 được đóng tại Nga và họ cải tiến từ hệ thống tên lửa phòng không S-200 và S-300. NATO gọi S-400 của Nga bằng cái tên SA-21 Growler. S-400 Triumf là hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung đến tầm xa, có thể tham gia tấn công hiệu quả tất cả các mục tiêu ở trên không trong tương lai. Loại tên lửa tối tân này do Tập đoàn NPO Almaz-Antey thiết kế và phát triển.

Khối NATO hoàn toàn yên lặng và lo lắng trước việc bao phủ của các hỏa tiễn mới của Nga mà không có khả năng chống trả

Khối NATO hoàn toàn yên lặng và lo lắng trước việc bao phủ của các hỏa tiễn mới của Nga mà không có khả năng chống trả

Cho đến nay, mặc dù Mỹ và châu Âu đã phải chịu xuống thang khi tuyên bố không đặt tên lửa lá chắn tại Ba lan nhưng việc đã quá muộn khi Trung quốc đã thò tay vào ký kết hàng loạt các hiệp định, hợp đồng làm ăn khủng với Nga qua chuyến công du đầu tiên ra nước ngoài của ông tập Cận Bình, với cương vị chủ tịch nước Trung quốc, chủ tịch quân ủy Trung ương quân đội giải phóng nhân dân Trung Hoa mà cả hai quốc gia này đều cho rằng “cả hai đều chiến thắng.”

Việc ông Tập Cận Bình lựa chọn Nga là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài gồm các nước như Tanzania, Nam Phi, CH Congo trên cương vị Chủ tịch Trung Quốc đã thể hiện “tính chất đối tác chiến lược đặc biệt của mối quan hệ Nga-Trung”. Truyền thông Nga gọi chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Mátxcơva sẽ mở ra trang sử mới trong quan hệ song phương. Đài đối ngoại Tiếng nói nước Nga bình luận, việc ông Tập Cận Bình lựa chọn Nga là nước đến thăm đầu tiên sau khi nhậm chức đã chứng minh rằng, ông Tập đánh giá cao tầm quan trọng của mối quan hệ song phương Nga-Trung và mối quan hệ này đang ở giai đoạn thuận lợi nhất trong lịch sử.

Trả lời phỏng vấn hãng tin Itar-Tass, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố: Nga và Trung Quốc là 2 thành viên có ảnh hưởng của cộng đồng quốc tế, đều là thành viên thường trực của HĐBA LHQ và là những nền kinh tế lớn trên thế giới… Do đó, việc củng cố mối quan hệ đối tác chiến lược giữa 2 nước có ý nghĩa to lớn không chỉ trong quan hệ song phương mà còn trên phạm vi toàn cầu. Nga và Trung Quốc có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề quốc tế, xây dựng được cách tiếp cận cẩn trọng và thực dụng khi giải quyết những vấn đề quốc tế nóng bỏng nhất như tình hình Trung Đông, Bắc Phi, chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, Iran… Bên cạnh đó, trong khuôn khổ LHQ, Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Diễn đàn Hợp tác châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và một số tổ chức quốc tế đa phương khác, Mátxcơva và Bắc Kinh thường giữ lập trường chung.

Chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây, hoạt động thương mại hai chiều tăng hơn gấp đôi, từ 40 tỷ USD trong năm 2007 lên 87,5 tỷ USD trong năm 2012, trong khi Trung Quốc luôn giữ vị trí số 1 trong danh sách các đối tác thương mại của Nga. Trung Quốc coi Nga là đối tác ưu tiên hàng đầu và bất chấp ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu, kim ngạch trao đổi hàng hóa Trung-Nga đã đạt hơn 88 tỷ USD trong năm 2012. Hai bên nhất trí phấn đấu nâng kim ngạch lên mức 100 tỷ USD trước năm 2015 và 200 tỷ USD trước năm 2020. Các hợp đồng về đường dẫn khí gas từ Nga sang Trung quốc đã được ký kết hàng năm đem lại cho Nga hàng mấy chục tỷ đô-la và Trung quốc được an tâm về năng lượng cho phát triển kinh tế của mình.

Một mặt Trung quốc biết họ chưa phải là đối thủ về khoa học kỹ thuật, công nghệ và nhất là về quân sự với Hoa kỳ nhưng họ biết con gấu Nga thì lại khác, tiềm năng và sức mạnh của quốc gia này có phần ngang ngửa thậm chí nhiều lĩnh vực Hoa kỳ còn thua kém nhưng đang trong thời kỳ quan hệ Mỹ Nga trong tình trạng lạnh nhạt và có phần đối đầu. Lợi dụng sự sai lầm trong chính sách đối ngoại của Hoa kỳ là không biết phân ly, cô lập các đối thủ, tự đánh giá mình quá cao trong khi lực bất tòng tâm, tham vọng quá lớn khi muốn cùng một lúc đối chọi với cả hai siêu cường là Trung quốc và Nga. Trung quốc đã đi bước trước, biết khoét sâu sự bất mãn của Nga với chính sách ngoại giao kiểu chiến tranh lạnh đó là việc đưa các Hỏa tiễn lá chắn đến sát biên giới quốc gia này trên danh nghĩa là để chống lại sự tấn công từ phía I-ran và Bắc Triều tiên mà nhiều lần Nga đã yêu cầu phải thôi bỏ. Nay Trung quốc đã giả vờ ủng hộ Mỹ trong việc gây sức ép với quốc gia này nhưng thực ra là họ nham hiểm hẩy quả bóng Bắc Triều tiên gai góc sang phía sân Hoa kỳ để quốc gia kỳ phùng địch thủ này kìm hãm Hoa kỳ tại phía sân này. Họ thừa biết Hoa kỳ và Nam Triều tiên không thể nuốt nổi Bắc Triều tiên với hàng triệu quân tinh nhuệ và được trang bị vũ khí không đến nỗi tồi, thậm chí có thể chơi đòn chiến tranh hạt nhân một khi bị đưa vào con đường cùng để Mỹ phải thấm thía và đau khổ vĩnh viễn cho dù sau đó có ra sao cũng mặc.

Vậy tại sao Hoa kỳ không dùng sách lược ngoại giao với bắc Triều tiên như đã thành công với Miến điện. Việt nam có  khả năng một lần nữa làm cầu nối để giúp Hoa kỳ tách Bắc Triều tiên ra khỏi Trung quốc để rảnh tay đối phó với Bắc kinh.

Bên cạnh đó Trung quốc cũng đã âm thầm thực hiện thành công chiến lược gặm nhấm và lập một vành đai các cảng căn cứ quân sự khắp thế giới của mình để đối phó với Hoa kỳ và để phục vụ cho chiến lược bành trướng biển Đông, biến cả khu biển này thành của họ.

Theo báo Le Temps của Thụy Sĩ số ra ngày 21-3 có bài viết về việc Trung Quốc mua nhiều bến cảng ở châu Phi, châu Á và châu Âu trong chiến dịch “Chuỗi ngọc trai”. Hệ thống chuỗi cảng biển trước mắt phục vụ cho nhu cầu giao thương của Trung Quốc, sau là củng cố nhiều quyền lợi khác.

Tiến trình “Chuỗi ngọc trai”

Một loạt báo chí Việt nam đã phải gióng hồi chuông báo động về chuyện này của Trung quốc. Xin trân trọng đăng tải lại những bài báo này:

“Theo Wikipedia, ‘Chuỗi ngọc trai’ dùng để chỉ các tuyến giao thông hàng hải Trung Quốc kéo dài từ Hồng Công đến Port Sudan, Sudan trên biển Hồng Hải. Đường biển chạy qua eo biển chiến lược Malacca, eo biển Hormuz và eo biển Lombok cũng như các lợi ích hải quân chiến lược khác ở Pakistan, Sri Lanka, Bangladesh, Maldives và Somalia. Thuật ngữ này được sử dụng trong một báo cáo nội bộ của Bộ Quốc phòng Mỹ có tiêu đề “Năng lượng tương lai ở châu Á” vào năm 2004. Cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào từng tuyên bố mục tiêu chiến lược hải quân của Trung Quốc là một “đại dương hài hòa” và “Trung Quốc không bao giờ tìm kiếm sự bá quyền, cũng như không biến mình thành một thế lực bành trướng quân sự hay các cuộc đua vũ trang với các quốc gia khác”.

Vào cuối tháng 1-2013, Pakistan tuyên bố Trung Quốc đã mua lại quyền sử dụng cảng Gwadar. Đây là thành phố nằm phía Đông Pakistan, cách biên giới Iran khoảng 100km. Tuy vậy tin này không gây ngạc nhiên lắm, vì năm 2006 Trung Quốc đã tài trợ đến 3/4 chi phí xây dựng, tức 250 triệu USD. Hợp đồng thuê thật ra được giao cho cơ quan quản lý cảng Singapore nhưng cơ quan này sau đó rút lui nhường lại cho người Trung Quốc. Như vậy, cảng Gwadar là “hạt ngọc trai” mới trong “Chuỗi ngọc trai”. Từ năm 2008, thời điểm tập đoàn nhà nước China Ocean Shipping Co (Cosco) của Trung Quốc thuê được phân nửa cảng Pirée của Hy Lạp trong vòng 35 năm với giá 3,4 tỷ EUR, các công ty Trung Quốc đã nhân rộng việc mua các cảng nước ngoài. Cosco đã mua lại các cảng container ở Anvers (Hà Lan), Port-Said (Ai Cập) hay Singapore.

Cảng Gwadar tại Pakistan, viên ngọc trai mới nhất trong “Chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc

Cảng Gwadar tại Pakistan, viên ngọc trai mới nhất trong “Chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc

Một tập đoàn khác của Trung Quốc là China Merchants Group cũng đã bắt tay vào việc mở rộng ảnh hưởng quốc tế. Tập đoàn này mua lại cổ phần của khu cảng container ở Lagos (Nigeria) tháng 10-2010. Những dấu chân của China Merchants tiếp tục lan rộng sau đó. Vào tháng 8-2012, họ mua 50% công ty phụ trách cảng container Lomé (Togo). Sau đó 4 tháng giành thêm 23,5% các cơ sở ở Djibouti, gần Hồng Hải. Tập đoàn này cũng xúc tiến xây dựng một cảng mới với giá trị 500 triệu EUR tại Colombo (Sri Lanka).

Mới nhất, ngày 25-1-2013, China Merchants đã công bố mua lại 49% Terminal Link, chi nhánh chuyên về cảng của tập đoàn hàng hải Pháp CMA-CGM, giá 400 triệu EUR. Với thương vụ này, tập đoàn trên có quyền vào 15 cảng quốc tế bao gồm Marseilles (Pháp), Zeebrugge (Bỉ) hoặc Tangier (Morocco).

Kiểm soát cảng và tài nguyên thách thức Hoa kỳ và cả Việt nam, Nhật, Philipines và các quốc gia Đông Nam Á.

Vì sao Bắc Kinh mua nhiều cảng biển như thế tại châu Á, châu Âu và châu Phi, trong khi một chiếc tàu đi từ Saudi Arabia đến Thượng Hải không cần phải quá cảnh? Theo Marc Lecoanet, giám đốc Riverlake Shipping, một công ty thuê tàu có trụ sở ở Genève, việc các công ty Trung Quốc cắm rễ ở các cảng biển quốc tế trước hết nhằm đảm bảo tốt hơn việc vận chuyển và dự trữ hàng hóa. Bởi vì, nắm được cảng biển nhiều hơn cũng có nghĩa chủ động được về hàng hóa hơn. Dù nằm ở châu Âu, châu Á hay châu Phi, sự có mặt của người Trung Quốc tại các cảng đảm bảo cho khả năng chất hàng hay dỡ hàng bất kỳ khi nào họ muốn, với giá rẻ nhất. Một thuận lợi đáng kể đối với một đất nước mà theo Tổ chức Thương mại thế giới có kim ngạch nhập khẩu từ 243 tỷ USD năm 2001 tăng vọt lên 1.743 tỷ USD vào năm 2011, trong đó, đa phần được chuyên chở bằng đường hàng hải. Hơn nữa, với việc sở hữu nhiều cảng và kể cả cầu, đường v.v… người Trung Quốc chắc chắn được ưu tiên đối với tài nguyên trong khu vực, đặc biệt là tại châu Phi. Và ông chủ của Riverlake Shipping nhắc lại, một lượng lớn dầu thô của châu Phi cũng được xuất qua Trung Quốc. Theo các chuyên gia, trong những năm tới, “Chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc sẽ mở rộng hơn nữa.  Trung quốc nay không ngần ngại khi tuyên bố kiên quyết bảo vệ lãnh hải và quyền lợi của mình về vùng biển và đảo đang có tranh chấp với Nhật bất chấp Hoa kỳ đã có sự đảm bảo là sát cánh với Nhật để giúp họ bảo vệ các đảo biển khi bị Trung quốc tấn công.”

Còn ở Việt nam, Trung quốc cũng đang gặm từng phần Hoàng sa và Trường sa và họ củng cố các căn cứ quân sự của họ trên các đảo đã chiếm đóng và thành lập thành phố Tam-sa trên thực tế là hợp lý hóa vĩnh viễn chủ quyền của mình tại biển Đông, tạo bàn đạp để gặm các miếng tiếp theo. Việc nay họ ngang nhiên cho tầu chiến, tầu Hải giám có vũ trang ra kiểm soát khu vực mới chiếm đóng này của Việt nam, thậm chí bắn cả tầu thuyền đánh cá của ngư dân Việt nam trên vùng biển của chính nước mình là bước đi phiêu lưu và tỏ rõ hơn sự quyết tâm biến biển Đông và những gì còn lại để thực hiện chiến lược “Đường lưỡi Bò” mà họ đã vạch ra và ấp ủ từ lâu thành sự thật. Vai trò và ảnh hưởng của Hoa kỳ tại Đông Nam Á và châu Á đang bị Trung quốc đe dọa nghiêm trọng và miếng bánh ngọt của cường quốc số một này đang bị Trung quốc cắt xén nhỏ dần đi trông thấy và đang có nguy cơ biến mất. Quyền lợi biển của Việt nam cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng là như vậy. Hoa kỳ và Việt nam càng cần nhau hơn trong chiến lược chống Trung quốc bảo vệ quyền lợi của mình và bảo vệ hòa bình thế giới.

Người ta thấy chỉ có mỗi lời nhà phát ngôn bộ ngoại giao Việt nam phản đối là không thể đủ mà phải sát cánh cùng Philipines đưa vấn đề chủ quyền ra một tòa án quốc tế thì mới có cơ sở pháp lý cho sự thành công ít nhất về chính trị và sau đó phải có sự đổi thay về cách nghĩ, cách làm kiên quyết hơn với Trung quốc bằng quân sự và cần nâng cao hơn liên kết với Nhật, Mỹ, cùng các quốc gia Đông Nam Á khác để đối trọng với Trung quốc, thậm chí có thể tham gia khối phòng thủ chung. Chuyện thi thoảng đọc lại bài viết đã có sẵn khi thấy các tầu chiến tung hoành ở vùng biển đảo của mình là không còn giá trị, Trung quốc không để vào tai những lời phản đối này thậm chí người dân Việt nam nghe mãi sinh “phản cảm”, nhiều khi buồn tức ngẹn lên đến cổ.

Ngày xưa người Việt nam đã gọi người Trung quốc là “khách” hay “người Tầu” chính là vì Trung quốc đi chinh phục thế-giới, có mặt tại Hoa kỳ và xâm lược Việt nam cũng bằng con đường biển này. Nay lịch sử lập lại chăng? Nhưng có điều họ ở thế khác xưa rất nhiều, ra vẻ là chủ nhân dù là đi ăn cướp của nước khác.

© Nguyễn Hoàng Hà

© Đàn Chim Việt

31 Phản hồi cho “Hoa Kỳ và Việt Nam cần nhau trong chiến lược chống Trung Quốc”

  1. Trung Hoàng says:

    AI MẠNH THÌ ĐƯỢC.

    Việt Nam và Hoa Kỳ có cần thiết sát cánh bên nhau, trước sự bá quyền bành trướng với cấp độ leo thang chóng mặt cuả CSBK hiện nay. Cho dù các nhà sách lược cuả lảnh đạo chính quyền CSVN, thuờng thường tuyên bố là sẽ không có sự liên kết với bất kỳ một quốc gia nào, để chống lại một quốc gia khác. Thực trạng hiện tình chính trị đang diễn ra với điểm nóng là Châu Á-Thái Bình Dương, nhất là khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Châu Á, thì những tuyên bố có cánh đó cuả lảnh đạo Việt Nam hiện nay, cũng chưa chắc hẵn là đúng như vậy, bởi vì canh bạc Biển Đông Việt Nam sẽ vẫn phải còn có nhiều con bài tẩy lật úp.

    Hẳn nhiên cả Hoa Kỳ và Việt Nam điều mong muốn có những họp tác quân sự quốc phòng chặt chẻ hơn nưã trên mặt tranh chấp Biển Đông Việt Nam với Trung Quốc, một sự tranh chấp sẽ phải bị các sức ép thúc đẩy nó phải diễn ra, để khả dĩ có thể hưởng lợi khá nhiều mặt, nên hầu như một cuộc tranh chấp ở đây sẽ khó mà được yên tỉnh cho được. Cách thù thắng nhất cuả dân Việt Nam hiện nay, cũng vẫn là cung cách TRUY PHONG QUÁ HẢI/HÒANG TRƯỜNG PHỤC NGUYÊN cho đến khi NHẤT NHUNG ĐẠI ĐỊNH; chỉ một trận sạch sanh kình ngạc, cho một roi tan tác chim muông mà thôi. Chính trị đa chiều không phải theo cách “ba phải”, mà nó phải là một sự điều phối hoà hợp khôn khéo, trước mô thức ngoại giao đa chiều hiện nay, mà hầu hết các nước mạnh trên thế gìới đang thực hiện để thủ lợi.

    Khi mà khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nổi sóng, Hoa Kỳ và Nga sẽ hưởng lợi, trước mắt là bán vũ khí hiện đại qua cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực; mà nhiều nhất chính là mồ hôi nước mắt cuả người dân hiền lao động Trung Hoa, vì CSTQ sẽ dốc cạn hầu bao để có vũ khí dương oai diệu võ răn đe trong khu vực. Với cái bầu bao to lớn, đó chính là xương máu cuả dân nghèo Trung Quốc hiện nay đóng góp; cho chính các lảnh đạo Bắc Kinh thực hiện mưu đồ bá quyền bành trướng, để có thể thống trị độc tôn lâu dài bên trong lục điạ Trung Hoa. Hướng xăm lăng biển Đông Á đã lộ rõ khi mà Tập Cận Bình thay thế cho Hồ Cẩm Đào, cánh diều hâu quân sự hầu như sẽ được trọng dụng hàng đầu, dưới trướng cuả nhà lảnh đạo mới họ Tập.

    Hồ sơ tội ác Biển Đông Việt Nam sẽ được lưu giử tường tận, những hình ảnh Tàu có võ trang Trung Quốc bắn thẳng vào ngư dân Việt Nam; những người ngư dân hiền hoà mà trong tay không có một tấc sắt đề tự vệ, trước họng súng thô bạo cuả hải tuần haỉ giám Trung Quốc. Cuộc leo thang gây hấn cực kỳ nghiêm trọng để thăm dò và khiêu khích trắng trợn cuả nhà cầm quyền Bắc Kinh mới đây, chẳng những nhắm vào Việt Nam mà dường như là để thăm dò phản ứng trực tiếp, cuả Hoa Kỳ và các nước đồng minh có nhiều quyền lợi trong khu vực nầy. Bởi vì với Cái Lưỡi Bò Chín Đoạn Trung Quốc, sẽ được diễn giải là để bảo vệ chủ quyền cuả Trung Quốc trên khu vực nầy, tàu võ trang hải tuần hải giám có quyền xả súng vào bất kỳ tàu thuyền dân sự nào trên thế gìới xâm phạm vào vùng đó, và Hoa Kỳ cũng sẽ không có ngoại lệ.

    Thế lững lơ con cá vàng, ngồi dưới gốc cây chở sung rụng là cơ thế mà Nga luôn thực hiện để hưởng lợi, sự liên kết quốc phòng khá chặt chẻ Nga-Ấn, đã làm cho CSBK không ít hụt hẩn lo ngại. Khi mà cái thế đông, bao vây thúc đẩy cuộc đấu tranh một mất một còn xảy ra, hẳn nhiên kẻ dể bị huỷ diệt lại chính là cục thịt béo bở, mà các nước trên thế giới đều mong muốn mình được chia phần. “Tranh nhau thì phải đập đầu,/ Ai mạnh thì được ai cầu xin ai.”.

    HOÀNG TRƯÒNG VIỆT NAM MUÔN NĂM !!!
    Xin trân trọng.

  2. Trúc Bạch says:

    Ha ha ha …Nguyễn Lan Hương yêu mến ơi !

    Trở lại câu hỏi

    - CSVN làm cầu nối giúp Mỹ tách Miến Điện ra khỏi Tàu, vậy tại sao CSVN lại không Tự Làm Cầu Nối với Mỹ để (tự) tách ra khỏi Tàu ?

    Em mà trả lời được câu hỏi này một cách “nô gich” (phải nà Nô Gich cơ !), thì anh xin nguyện làm thần”Lô Lệ” xuốt đời cho em !

  3. vinhvu11 says:

    Tôi cũng tán thành quan điêm và nhân định của bạn Trúc Bạch , Hoa Kỳ dường như đang hành đông theo kiêu ” Hiêp sỹ mù nghe gío kiếm ” vây , nếu nhận loại ngày nay không có vủ khí hat nhân thi chỉ có thế chiến thứ ba mới giải quyết đươc vấn đế giửa các thế lưc của Đông và Tây mà thôi còn bây gìơ thì chỉ biết WAIT and SEE !

  4. Ông Hoàng hà ơi. Trung quốc đang thỏa thuận với Mỹ nếu chiến tranh Mỹ Triều xẩy ra họ sẽ không ủng hộ Bắc Triều tiên.Đây lại là đòn bán rẻ đàn em để lấy lợi mặc cả với Mỹ, Trung quốc lại lập lại Thông cáo chung Thượng hải xưa khi phản bội Việt nam ta. Thỏa thuận đem quâm xâm lược nước ta để Mỹ cho buôn bán vào Mỹ miễn thuế. Mọi cái Trung quốc muốn hẩy Mỹ và Bắc Triều tiên độ gang để cả hai đều chết họ đắc lợi. Tác giả nhận định thật xuya quá.

  5. Lữ Út says:

    Đồ ngu ! vừa mới nói nước Mỹ bị bao phủ bởi các tên lửa cực kỳ hiện đại của Nga , kinh tế Mỹ đang trên đà lụn bại chẳng mấc chôc mà bị TQ đè bẹp vậy thì xúi kết hợp với VN làm gì, đẩy them một cú vào lưng cho nó xụm luôn đi. Ở đời phù thịnh chứ ai lại phù xuy. Dâng sớ qui thuận như thời nhà Hán , vừa qui hồi lịch sử vừa hợp nhất XHCN that là lưỡng tiện.

  6. VD says:

    Trong cái hoạ lại có phúc, khi TQ đả nổ súng vào tàu cá VN, đây là bằng chứng cho Hoa Kỳ và thế giới thấy rỏ thái độ bá quyền của TQ, là sẳn sàng hiếp đáp lấn lướt nước nhỏ như VN và Phi…chứ không dám hổn xượt như vậy với Nhật (Nhật bản ứng xử văn minh hơn TQ nhiều, chỉ dùng vòi rồng xịt nước chắc sợ sự dơ dáy do tàu TQ mang đến).
    Quốc tế và Hoa Kỳ rất quan tâm đến việc TQ có thể làm khuấy động, gây bất ổn, xâm chiếm độc quyền tài nguyên thiên nhiên, và quan trọng nhất là đẩy Hoa Kỳ ra khỏi hải lộ biển Đông.

  7. Tị nạn CSVN says:

    Trong khi người Việt “quốc gia” tị nạn CS chúng tôi kêu gào khản cả tiếng, bỏng cả cổ để đồng hương VN đừng đầu tư về VN, đừng gửi tiền về VN, đừng về thăm thân nhân và đi du lịch ở VN, đừng mua hàng hóa có xuất xứ từ VN… để CSVN nhanh chóng bị sụp đổ thì tiền (FDI) của các nước trên thế giới đổ vô VN cứ tăng theo đà này thì làm sao để CSVN sụp đổ hỡi ông trời? Người Việt “quốc gia” tị nạn CS chúng tôi không những căm thù CSVN mà còn căm thù tất cả các nước có quan hệ ngoại giao, kinh tế, quân sự và đổ FDI cho CSVN, kể cả nước Mỹ, nghĩa là căm thù toàn thế giới.

  8. DâM TiêN says:

    Mỹ nó cần VN ngay từ xa lơ xa lắc rồi mà, theo ước tính
    và kế hoạch tiên liệu của nó…chống khối CS Nga Hoa.

    Nếu không, thì viên y sĩ toán Dear Team thuộc OSS nó đả
    bóp mũi cho ông HCM ngỏm củ tỉ rồi…khi ông Hồ ngắc
    ngoại vì cơn sốt malaria thập tử nhứt sinh..

    Đả không bóp mũi ông Hồ, toán OSS lại…dẫn ông ta về
    Hanoi cướp chánh quyền thành công, cũng với sự chĩ
    dẫn kỹ chiến thuật của OSS…
    Mỹ đã cần đến Vn nói chung ngay từ 1945 kia mà.. và
    lại cần CS ngay sau 1975 đến nay, chưa hết…

    Comment này lẽ ra phải trải rộng ra chừng năm ba trang
    giấy 11 x 8 inches, đọc mới …à ra thế ! Nay kính, DâM

  9. Lâm Vũ says:

    Tác giả nói đúng về những vấn đề chủ yếu:
    - Trung Quốc không để ý lắm về phản ứng của chính quyền Hà Nội, vì với họ là những con cá nhỏ mà đã nằm trong rọ, họ muốn lấy ra xào nấu kho nướng… lúc nào cũng được!
    - Bắc Kinh chỉ chú ý đến VN một khi tình hình có mòi thay đổi, như một “Thiên An Môn” sắp xảy đến tại Sài Gon hay Hà Nội. Nhưng Bắc Kinh cũng không quá lo lắng đến độ mất ăn mất ngủ về khả năng này, bởi vì họ phải có sẵn những chiến lược để đối phó với tình huống đó. TQ cũng đã có lực ượng quân sự khá mạnh nằm phục sẵn ở VN, vừa hỗ trợ lực lượng công an võ trang nhân dân của CSVN giữ gìn “an ninh”, đồng thời cũng coi chừng nếu lực luợng công an bạn… nổi loạn chống Tầu…
    - Do đó, khả năng thay đổi ở VN không thể không cần sự ủng hộ của Hoa Kỳ và những nước đồng minh của phe Dân Chủ. Nhưng e rằng Hoa Kỳ và các đồng minh ở ĐNÁ đã không còn tin tưởng vào sự trỗi dậy của dân tộc VN.

    Hoa Kỳ sẽ, có thể đã, quyết định trong hậu trường, là phải bỏ VN cho Trung Cộng, cũng như đã bỏ VNCH cho TC và CSVN miền Bắc xơi tái 40 năm trước (Hiệp Định Paris)…

    Tóm lại trên thực tế không còn lối thoát cho dân tộc Việt. Mùa Đông tang tóc ngàn năm tới đây sẽ đến với dòng giống Việt. Có điều chúng ta phải nhớ rằng tất cả do chính chúng ta hèn yếu, ích kỷ, ngu muội, tham lam… Chúng ta sẽ phải nói với con em chúng ta như thế, chứ đừng đổ tội cho ai cả. Vì nếu thế còn hèn gấp đôi…

  10. Trúc Bạch says:

    Trích :

    “Vậy tại sao Hoa kỳ không dùng sách lược ngoại giao với bắc Triều tiên như đã thành công với Miến điện. Việt nam có khả năng một lần nữa làm cầu nối để giúp Hoa kỳ tách Bắc Triều tiên ra khỏi Trung quốc để rảnh tay đối phó với Bắc kinh.”

    Ha ha ha ….

    Tác giả có vẻ như muốn nói rằng : Chính VN đã “làm cầu nối” giúp Mỹ tách Miến Điện ra khỏi TQ .?

    Hay tác giả cho rằng có lần Nguyễn Tấn Dũng đã “khuyên” tổng thống Miến Điện U Thein Sein rằng : “Hãy dân chủ hóa đất nước” nên Miến Điện đã nghe theo mà quay về phía Mỹ ?

    Nếu là Hoang Tưởng, thì sự Hoang Tưởng này đã nằm trên tất cả mọi sự Hoang Tưởng ? Nếu là chuyện khôi hài thì lại là chuyện khôi hài …ngớ ngẫn .

    - Sở dĩ Miến Điện có thể (nhẹ nhàng) thay đổi để hợp tác với Mỹ, là vì – Tuy là đôc tài, nhưng Miền Điện lại do những Quân Nhân mang tình thần Quốc Gia lãnh đạo (gọi là độc tài Quân Phiệt) ; mà những người mang tinh thần Quốc Gia thì lại có thể vì Quốc Gia mà thay đổi .

    - Ngược lại, những nước độc tài CS như Việt Nam, Cu Ba, Bắc Hàn….v.v…thì đám lãnh đạo lại mang tình thần Quốc Tế CS, nếu sự thay đổi đó làm tổn hại đến (quyền lợi) của Quốc Tế CS – thì những người CS sẽ vì Quốc Tế CS mà không thay đổi ….và “Quốc Tế CS” ngày nay lại đang do TQ lãnh đạo .

    Thế cho nên : Độc Tài Quân Phiệt có thể thay đổi, còn Độc Tài Công Sản thì không thể thay đổi !

    Đó chính là sự khác biệt giữa Miến Điện và Bắc Hàn cũng như CHXHCNVN .v.v…!

    Ps : Nếu VN “làm cầu nối” cho Miến Điện bỏ Tầu theo Mỹ, thì tại sao VN lại không thể tự “làm cầu nối” cho mình ? Hoặc là VN không muốn; Hoặc là VN muốn mà không được, vì chủ Tầu không cho phép ? Nếu không tự “làm cầu nối” được cho mình thì làm “cầu nối” được cho ai ?!

    - Nên nhớ là Mỹ đã (kiên nhẫn) nhiều lần chìa tay ra với Hà Nội, nhưng sau mỗi lần có động thái như tuyên bố (trực tiếp cũng có mà bóng gió cũng có) hay gặp gỡ… thì liền bị Hà Nội dội ngay những gáo nước lạnh bằng những tuyên bố rất “thẳng thắn và dứt khoát” của các lãnh đạo đảng như Phùng Quang Thanh, Nguyễn Chí Vinh, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Tấn Dũng…

    Trong khi đó thì các cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo ngoại giao hai nước Miến – Mỹ , tuy ít hơn nhiều so với Việt – Mỹ, nhưng mội lần gặp gỡ thì cả hai phía Miến – Mỹ lại có những bước tiến bộ rất dài và rất chắc .

    Nên bớt Tự Sướng để nhìn vào sự thực ; Chỉ có sự thật mới thuyết phục được người đọc .

Phản hồi