WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Gánh nặng lịch sử của Nhất Linh. Ai là người gánh nổi? [2]

Tiếp theo phần I

Nowy obraz (2)

Cuối tuần vừa qua, tôi lại đã có dịp được nghe bài phát biểu của nhà văn Doãn Quốc Sỷ về nhà thơ Tú Mỡ cũng như về bài thuyết trình về căn nhà ánh sáng và trình diễn các mẫu áo dài của họa sĩ Cát Tường tại tờ Người Việt.

Cái cảm tưởng thứ hai đến với tôi là sự phô trương và thiếu tự trọng đối với người nghe. Họ tự coi công việc này như một thành quả lớn lao về văn học và xã hội. Họ cũng chú trọng nhiều tới cái bề ngoài, cái vỏ, cái phô trương để che đậy cái nội dung rỗng. Tôi thấy thật lố bịch mỗi khi một tác giả lên phát biểu.

Nowy obraz (3)

Nó gây cho người ta có cảm tưởng trong lãnh vực nào nhóm TLVĐ cũng nhất – Nhất về văn chương đổi mới về văn, về nhạc, về thơ, về cải tiến xã hội. Nhất thời ấy và nhất cả bây giờ.

Nowy obraz (2)

Chẳng hạn, những chương trình xây dựng căn nhà ánh sáng tạm gọi là có tư tưởng cải tiến dân sinh đi nữa thì việc thực hiện những dự án ấy đi đến đâu. Cụ thể là có bao nhiêu đơn vị gia cư đã được xây dựng ở Hà Nội? Chỉ có ít căn nhà ở khu Phúc Xá, môt khu gần bờ sông thường được gọi là bãi Phúc Xá? Ai là người được thừa hưởng những căn nhà tiện nghi ấy? Chưa kể khi ở Hải Phòng, Nhất Linh còn nói phóng đại tới xóm ánh sáng. Nghĩa là cả một khu làng trở thành những đơn vị gia cư kiểu mẫu, vệ sinh sạch sẽ, rẻ tiền và đầy đủ tiện nghi. Thực hiện đúng nếp sống văn minh.

Cứ thực mà nói, nó vẫn chỉ là những dự án, nằm trên giấy tờ, quảng cáo và chẳng gây một chút ảnh hưởng thực tế nào cả?

Nếu kết quả không có gì thì việc phát biểu về những chương trình ấy nhằm mục đích gì sau 80 năm? Hà Nội không ai đề cập đến vấn đề này. Đáng nhẽ họ nên làm theo mới phải.

Áo dài Việt Nam đã có từ lâu, trong một bài viết nhan đề: Des habitants de la Cochinchine, ngày 8 tháng 1, năm 1859 có vẽ kiểu áo dài thời đó với ống tay rộng với lời chú thích: Jeune dame Cochinchinoise. Nhiều bức hình chụp với chú thích như: Annamite lady and her servant, cả hai người đều mặc áo dài cũng có chút ngực nhô ra. Phần lớn các bức hình này vào khoảng 1900 – 1905.

Và áo dài miền Bắc khá phổ biến được nhiểu phụ nữ quyền quý mặc cũng vào thập niên 1900

Cho nên cùng lắm kiểu vẽ áo dài của họa sĩ Cát Tường có cách tân đôi chút – có bông xóe ở hai vai áo – và rất có thể chỉ là bắt chước lại áo đầm của của các mệnh phụ người Pháp.

Nhưng cái áo dài mặc thời đó và cái áo dài trình diễn bây giờ do các mệnh phụ phu nhân – xin lỗi các vị phu nhân – biểu diễn thời trang có điều gì giống và khác nhau? Phần tôi, tôi chỉ thấy sự khác biệt giữa ngực và vú. Phụ nữ xưa chỉ có ngực mà không có vú, phụ nữ ngày nay chỉ có vú mà không có ngực.

Sự khác biệt giữa xưa và nay là ở chỗ đó.

Thời ở Hà Nội – dù là Le Mur hay không Le Mur – áo dài phụ nữ thẳng đuột từ trên xuống dưới trông hiền lành và không gợi lên tính dục. Cái đẹp trong áo dài phải tìm ở một chỗ nào khác chứ không phải trên phần thân thể phía ngang ngực hay phía dưới thắt lưng của người phụ nữ.

Cho nên, nói là thời trang Le Mur, nhưng phải nói lại là thời trang hiện đại mới đúng.

Điển hình là sau 1954, có còn ai gợi nhớ đến mẫu áo dài đó nữa không?

Chiếc áo dài miền Bắc di cư vào miền Nam thay thế chiếc áo bà ba thì có chút gì liên quan đến Le Mur? Trong số hàng ngàn các tiệm may lớn nhỏ ở Sài Gòn, ai còn nghĩ đến kiểu áo dài đó?

Vì thế Hà Nội – khi chưa có giao lưu văn hóa – qua nhà xuất bản Sự thật đã phê phán TLVĐ như sau:

TLVĐ đưa ra chủ đề cải cách xã hội trên tinh thần cải lương tư sản.. Tư tưởng cải lương đó không những hết sức không tưởng đầy sự gian dối mà còn mang tính chất phản động vì nó xóa nhòa mâu thuẫn giai cấp, ru ngủ người bị bóc lột bằng thứ cải tạo ban ơn.

Trích Từ Điển Văn Học, tập 2, do nxb Khoa Học, Xã Hội, năm 1984, tài liệu do giáo sư Lưu Trung Khảo cung cấp.

 

Cộng sản phê phán có phần cao siêu quá, phần tôi chỉ giữ lại chữ Không tưởng. Cá chương trình đó cho dù có đến 3000 – 4000 ngàn người tham dự. Nhưng chỉ nói mà không có việc làm cụ thể nào. Thì chỉ là không tưởng nếu không dám nói là nổ, là huyênh hoang.

Còn về mặt văn học, có thể nói nhiều chỗ các tác giả bắt chước con đà điểu, nhiều chỗ khác lại bắt chước con vẹt.. Khen thì bắt chước vẹt. không dám chê thì bắt chước đà điểu. Tôi đã nhận ra nhiều con đà đỉểu và dĩ nhiên cũng nhìn ra nhiều con vẹt.

Ngòai Tự Lực Văn Đoàn còn nhiều chân trời khác đang chờ đợi chúng ta góp công sức làm việc.

Như mới đây ở trong nước, tôi mới nhận được một cuốn sách gửi tặng nhan đề: Thư của các thừa sai, do ông Nguyễn Minh Hoàng dịch. Có nhiều sách dịch lắm ở VN, mà phần thương mại chiếm đa phần nên dịch ẩu, dịch sai cũng nhiều.

Dịch có chọn lựa như cuốn của Nguyễn Minh Hoàng cũng thật hiếm có.

Ngoài sách dịch còn có hàng ngàn sách đũ loại do nhiều nhà xuất bản đảm nhận ở Việt Nam. Xấu tốt cũng cần thẩm định lại.

Nhưng chúng ta đừng quên rằng đã có rất nhiều những công trình số hóa hay phục hoạt lại tài liệu xưa của miền Nam đã được hình thành một cách âm thầm và lặng lẽ mà không cẩn khua mõ, khua trống ầm ĩ như tờ Người Việt.

Chẳng hạn hằng trăm công trình sưu tập của nhà văn văn Phạm Thị Hoài đã phục hoạt lại các tác phẩm của các nhà văn miền Nam trên mạng Talawas. Tôi nghĩ rằng công của nhà văn Phạm Thị Hoài đối với Văn học miền Nam không nhỏ. Không có PTH thì nhiều phần của nền văn học ấy đã hầu như bị mai một sau chiến dịch truy lùng sách vở miền Nam sau 1975. Nhà văn Nhật Tiến cho biết, ông bị tịch thu khoảng 2000 sách đủ loại sau 1975.

Ngày nay, tất cả các bộ sử đủ loại nay cũng được phục hoạt, số hóa đầy đủ mà bất cứ ai cũng có thể có được không cần phải là những người làm công việc biên khảo. Chẳng hạn hiện tôi có trong tay các bộ Việt Sử Tiêu án của Ngô Thời Sĩ, Nam Sơn Thực Lục, Đại Việt Thông Sử, Lê Quý Đôn, Đại Việt Sử Ký toàn thư, Annam Chí Lược, Sử liệu thời Tây Sơn.

Đặc biệt sách in có Quốc sử triều Nguyễn – Đại Nam thực lục – . Bộ Tinh tuyển Văn học. Sách in ấn rất đẹp dày hàng mấy ngàn trang mà hầu như chỉ để ngắm!!

Và nhất là bộ 200 năm nghiên cứu truyện Kiều của gần 200 giáo sư, học giả cả miền Nam lẫn miền Bắc viết về truyện Kiều, dày 1989 trang, giấy in như giấy in sách kinh thánh(Bible) do nxb Giáo dục phụ trách.

Đấy là những tài liệu tôi có, tôi biết và còn bao nhiêu những công trình khác không được biết tới vì không có điều kiện được tiếp cận?

Công trình số hóa toàn bộ Bulletin des amis du vieux Hue(BAVH) cách đây cả hơn 10 năm chẳng những được in ra thành sách mà còn được số hóa đầy đủ.

Các tập san Sử Địa của hai miển Nam Bắc củng đều được in vào đĩa đầy đủ.

Các báo Nam Phong của Phạm Quỳnh cũng được Viện Việt Học ở Cali số hóa đầy đủ. Trong tương lai Viện Việt Học cũng số hóa các tạp chí Quê Hương, Bách Khoa vv.. Các báo Nam Kỳ Địa Phận cũng như Tri Tân cũng được in lại.

Và trên Thư viện toàn cầu, Việt Nam thư quán hàng ngàn đầu sách truyện đủ loại đã được đánh máy và đưa lên mạng cũng như các truyện Chưởng, Kiếm Hiệp..các truyện dịch đủ loại. Nhiều phần tài liệu về nhật ký đủ loại của Phạm Duy, của Cao Văn Luận, của tướng Hoàng Văn Thái tôi đã đọc và in ra để dùng làm tài liệu riêng cho mình.

Vậy mà những người chủ trương những trang mạng này nào ai biết tới họ, nào ai có một lời vinh danh!! Họ không có tiền bạc, không có cơ sở thương mại, không có nhân viên, nhưng chỉ nhờ độc giả mà nay một số đông bạn đọc thưa hưởng những giờ phút thư giãn đọc sách.

Một cơ sở văn hóa mà tôi đọc và xử dụng với nhiều thích thú là mạng điện tử Gio – o của bà Lê Thị Huệ. Trong đó tôi chú trọng tới hai người: Nguyễn Duy Chính và Ngô Bắc. Tôi đã in ra làm tài liệu không sót một bài, hoặc được chính tác giả in ấn, làm bìa gửi tăng cho tôi – như các bài biên khảo của Nguyễn Duy Chính về sử Trung Hoa cũng như nhà Tây Sơn.. Những biên khảo này làm đảo lộn những nhận thức vốn quen thuộc khi nói về nhà Tây Sơn của các sách sử cũ cũng như của những nhà viết sử uy tín. Sách vở tài liệu cũ nay trở thành lỗi thời, thiếu xót, vì không được đọc nguyên bản tài liệu cũa Trung Quốc.

Tôi cũng đọc một mảng sử lớn lao, đồ sộ – hầu như ít được ai lưu tâm đủ – do người ngoại quốc viết về Việt Nam trong những thế kỷ trước và hiện nay – nhất là người Mỹ, Anh, Đức, Bồ Đà Nha, Tây Ban Nha và người Nhật – do Ngô Bắc chuyển ngữ. Những bản dịch chắc còn cần chỉnh sửa về câu văn, nhưng nếu chỉ xét về số lượng, về những thông tin, về những hiểu biết cách đây vài thế kỷ của các người ngoại quốc viết về Việt Nam xa xưa thì thật là đáng giá lắm lắm.

Tôi đếm dối cũng đến hơn 200 bài biên khảo công phu của các học giả ngoại quốc. Tôi đã in, tôi đã đọc, tôi tìm hiểu, ráng nhớ, ráng phân tích. Đây cũng là cơ hội giúp tôi truy cập thẳng vào nguyên bản bằng tiếng Anh, tiếng Pháp. Tôi có cảm tưởng, tôi đang sinh ra ở thế hệ Phạm Quỳnh và đọc những bài viết của các nhà trí thức lỗi lạc một thời.

Tôi thú nhận, những nhận thức về sử, quan điểm sử trong mối liên thuộc với sử Trung Hoa cũng như ngoại quốc đã thay đổi rất nhiều sự nhận thức nơi tôi do hai ông Nguyễn Duy Chính và Ngô Bắc đã thực hiện.

Đó là những người làm biên khảo không mang tính trường ốc, nhưng lại đóng góp rất nhiều trong việc mở mang kiến thức sử mà tôi là người được thụ hưởng. Mà nào họ có cần đánh trống khua mõ gì đâu. Tôi trọng họ ở chỗ đó và coi thường những người khác cũng ở chỗ đó.

Tôi cũng không thể nào không nhắc đến một tên tuổi mà công khó với văn học thật là đáng nể: Anh Trần Hoài Thư ở New Jersey..Trước đây tôi cũng đả nhận được một sưu tập thơ thời chiến.. với hàng vài trăm nhà thơ đã có mặt ytong tuyển tập. Anh thu góp, đóng lấy, in lấy, biếu không bán. Nay anh lại thu tập các bài viết của các nhà văn miền Nam và đặt tiêu đề là: Những vấn đề văn học miền Nam trong thời chiến trong Thư Quán Bản Thảo, năm thứ 12. Công sưu tập đi về từ các thư viện như Cornell và Yale, rồi cùng với vợ – chị Yến đau yếu – lụi cụi sắp xếp, lụi cụi in ấn – hằng ngàn trang sách.

Những công việc sưu tập như thế về giá trị sưu tập, tìm tòi thật khó mà đo lường cho công bằng được.

So ra những công trình làm việc âm thầm ấy thì công việc số hóa Phong Hóa, Ngày Nay chỉ là chuyện trong muôn một. Đáng giá nhưng không phải là vô giá. Cũng đáng hãnh diện, nhưng không phải ta đây là nhất. Cùng lắm là một viên gạch trong một tòa nhà.

Tôi đã dành trình bày một cách vắn gọn những công trình nhằm phục hoạt văn học miền Nam đã từng bị cộng sản xóa bỏ. Từ đó cho thấy TLVĐ chỉ là một bộ phận nhỏ nhoi trong số những mục tiêu mà chúng ta có bổn phận đào xới lại và bảo tồn..

Không nên bất công với lịch sử Văn học và cũng không nên coi văn học miền Nam gói trọn vào một văn đoàn mà vốn nay nó đã thực sự bị vượt qua.

Một bạn văn đã viết cho tôi như sau về TLVĐ: Sau năm 1954, nhiều nhà văn tiền chiến đã đãnh mất hào quang của mình. Và trong thời đại thông tin như hiện nay, nhiều thần tượng đều hóa ra đất sét cả. Người mình cứ thích vẽ ra một cục đá rồi thi nhau vái lậy như thần linh.

Nhà văn Doãn Quốc Sỹ với Tú Mỡ

Tôi thật sự thất vọng khi nghe xong bài phát biểu của nhà văn Doãn Quốc Sỹ. Kính trọng ông trước bao nhiêu thì nay giảm đi theo tỷ lệ nghịch.

Thay vì phát biểu với tư cách nhà văn, thuộc nhóm sáng Tạo, ông Phát biểu với tư cách con rể Tú Mỡ. Đây là một quyết định sai lầm của tác giả, vì nó chẳng nói lên được điều gì! Đi nghe ông để chỉ nghe một vài câu tán hiêu, tán vượn về Tú Mỡ?

Nhưng ai đã có dịp nghe bài tham luận của nhà văn Doãn Quốc Sỹ chắc không khỏi thất vọng vì nhà văn Doãn Quốc Sỹ nói mà như thể không nói gì cả.

Câu hỏi trực tiếp của tôi là ông đến đây làm gì?

Ông không thể đến đoàng hoàng với tư cách một nhà văn được sao? Ông dại diện gì cho Tú Mỡ? Đại diện cho hoạt động của Tú Mỡ, thái độ chính trị của Tú Mỡ, sự nghiệp văn chương của Tú Mỡ?

Ông chỉ nêu một vài câu chuyện bên lề về ngày đám cưới của ông và chiếc xe bình bịch của ông bố vợ.. cũng như trích dẫn một vài câu thơ “ vô tội” nhất của Tú Mỡ.

Thật sự với tư cách một nhà văn của nhóm Sáng Tạo, với một số lượng tác phẩm đồ sộ chống cộng, với thành tích hai lần đi tù ngót nghét gần 20 năm, tôi hỏi lại ông một lần nữa, ông đến đây làm gì để chỉ phát biểu vài điều vu vơ như thế hay là để được cắt băng khánh thành buổi triển lãm?

Thật sự có muốn trách ông cũng không được như tôi đã dự đoán trong phần bài trước, vì ông dù sao cũng là người con rể của Tú Mỡ. Cái khó của ông là ở chỗ đó và còn có thể có cái khó khó gấp bội lần hơn mà tôi sẽ nói sau.

Nói về nhà văn Doãn Quốc Sĩ, có lẽ ông là một trong những nhà văn miền Nam được cả độc giả miền Nam trước 1975 và sau 1975 trong và ngoài nước kính trọng và quý mến nhất về tư cách con người.

Nhất là tư cách một người ở trong nhà tù cộng sản.

Nhà văn Võ Phiến, vốn không phải là người dễ tính khi phê phán các nhà văn miền Nam cũng đã phải hạ bút bằng một câu trân trọng đáng giá ngàn vàng như sau:

“Đọc sách ông thơm tho cả tâm hồn”. Nhận xét như thế là tóm gọn tất cả những tác phẩm cũa nhà văn Doãn Quốc Sỹ.

Nhưng phía người cộng sản thì lại nhìn ông như một thứ biệt kích văn nghệ nguy hiểm và xấu xa nhất. Tôi xin trích dẫn hai nhận định cũa những người phía bên kia về ông Doãn Quốc Sỹ:

“Dõan Quốc Sỹ cũng là một cây bút phản động hung hăng không kém gì Võ Phiến. Nhưng về phong cách diễn tả thì lại rất sống sượng. Có khi đang giữa chừng một truyện ngắn, hắn bỗng nhiên mở ngoặc đơn ra rồi xen vào đó những lời nguyền rủa chẳng dính dấp gì đến sự diễn biến của câu chuyện “ Trong cái điên ba của cuộc thế phản trắc, người ta dầy xéo lên tình người, đềm nhiên xương máu đồng bào đồng loại, nơi này cho quyền lợi thực dân, nơi kia cho học thuyết giai cấp. Tôi không ghê tởm những bộ mặt lãnh tụ như chúng sao được.” (Doãn Quốc Sỹ: Chiếc chiếu hoa cặp điều, trong Gìn Vàng giữ Ngọc, Sáng Tạo, 1967, trang 143).

Ở chỗ khác, Doãn Quốc Sỹ vừa chửi thực dân, nhưng lại chấp nhận thực dân, vì theo hắn” cộng sản còn ghê tởm hơn nhiều.”.

Trích Lữ phương, Cuộc xâm lăng về văn hóa và tư tưởng của Đế quốc Mĩ tại miền Nam Việt Nam. Nhà xuất bản Văn Hóa Hà Mội, 1981.

 

Chắc quý bạn biết Lữ Phương là ai chứ? Một người vốn ăn cơm gạo miiền Nam rồi nằm vùng, theo MTGPMN sau 1975 chửi các nhà văn miền Nam bằng thứ ngôn ngữ xách mé của cộng sản chẳng thua gì cộng sản thứ thiệt. Lữ Phương gọi sách mé Doãn Quốc Sĩ bằng Hắn, Nó. Doãn Quốc Sĩ thì ghê tởm bọn chúng !!!

Đáng nhẽ ông đến đây với tư cách một nhà văn nạn nhân của chế độ cộng sản và đòi trả những món nợ mà người cộng sản đã dành cho ông.

Sau nảy, sang đây tỵ nạn, người ta không bao giờ còn tìm thấy thứ ngôn ngữ đó nữa nơi Doãn Quốc Sĩ..

Nhưng nhà vhà văn Doãn Quốc Sỹ còn bị Trần Trọng Đăng Đàn đặc biệt duyệt xét lại toàn bộ các bản văn kịch của ông như Hồ Thùy Dương, Trái Cây Đau Khổ, Trăng sao, Tiếng Hú Tâm Linh.. và cho rằng Doãn Quốc Sỹ đã bầy ra những xảo thuật chống cộng và phản động chính trị tinh xảo..

Trần Trọng Đăng Đàn, Văn Hóa, Văn Nghệ Nam Việt Nam 1954 – 1975, các trang tử 343 – 351

Một nhân vật như thế dưới mắt người cộng sản mà khi đi ra đoàn tụ ở nước ngoài, ông tỏ ra kín đáo và tránh né tất cả những tuyên bố chính trị đụng chạm đến cộng sản. Trong buổi ra mắt trong buổi họp mặt với các giáo chức ở Cali, nhiều người không nhận ra con người thật của Doãn Quốc Sỹ nữa.

Tôi có cảm tưởng hiện nay ông vẫn còn tự nhốt mình trong nhà tù – nhà tù của chính ông – .

Ông Hiền lành quá như đóng vai một hiền triết. Người ta kỳ vọng ở ông sẽ viết được một Goulag Việt Nam. Không, ông im lặng..Tại sao những trường hợp như các ông Bùi Tín và Vũ Thư Hiên lại có thể viết được những tác phẩm để đời khi đào thoát ra khỏi Việt Nam. Với tài năng và kinh nghiệm đau xót có thừa về cộng sản, người ta kỳ vọng ở ông một tác phẩm lớn, tầm cỡ.

Và người ta sẽ phải nghĩ thế nào về trường hợp Nguyễn Chí Thiện – Cũng được chính thức rời khỏi VN – Nhưng thái độ chính trị của ông rất là rõ ràng, có sự sòng phẳng, sự hiên ngang và chấp nhận đối đầu trong mọi tình huống.

Giải đáp những thắc mắc trên, tôi mang chính kinh nghiệm trong gia đình để khai thông truyện này.

Gia đình tôi, có anh em khi được đoàn tụ đã được dặn dò như một lời hăm dọa:
Nay nhà nước cho anh được xuất ngoại, đoàn tụ gia đình, Chúng tôi chỉ yêu cầu anh một điều: Anh ra nước ngoài, xin đừng tuyên bố, không làm điều gì cũng đừng viết bất cứ điều gì có hại cho nước nhà. Chúc anh được mọi điều may mắn”.

Đối với những người được chính quyền cho phép xuất ngoại thì dư luận cho rằng cá nhân họ thường bị đốt cháy. Họ bị ràng buộc bằng những giao kèo có thể bất thành văn buộc họ phải im lặng, và ngay cả buộc họ phải làm một số công việc theo lệnh của trong nước.

Mỗi ngày, trong sự cô đơn tuyệt cùng của nhà tù, phải viết đi viết lại những bản tự kiểm, nào ai thấy hết được nỗi khốn cùng của sự đe dọa đó!!

Trường họp Thế Uyên, nhất là Duyên Anh đã bị cộng đồng người Việt chống Cộng đối xử một cách mạnh tay còn đó. Tẩy chay, chửi bới, nhục mạ và ngay cả bị đánh đập như trường hợp Duyên Anh. Duyên Anh, Thế Uyên đều là những nhà văn với cá tính ngang tàng, tại sao họ đã viết như thế? Chỉ người trong cuộc mới biết được.

Tôi nghĩ không dễ cho ôngDoãn Quốc Sỹ có thể làm được việc đó, mặc dù đã ở lúc cuối đời.

Viết đến đây tôi mong đợi như một đòi hỏi nhà văn Doãn Quốc Sỹ cần lên tiếng dứt khoát về vấn đề này một lần. Lên tiếng nhận hay phủ nhận đều có lợi cho uy tín của ông và cũng đánh tan mọi nghi ngờ trong cộng đồng người Việt và một cách gián tiếp làm mất mặt cộng sản!

Nguyễn Văn Trung, sau này cũng đành thú nhận: Tham gia cách mạng là tham gia vào một quá trình tự tiêu diệt sau này.

Và nó cũng sẽ hóa giải cho nhiều trường hợp lý lịch và thẻ căn cước tỵ nạn của nhiều nhân vật khác.

Tôi xin nhắc lại không dễ cho ông có thể làm việc đó, mặc dù đã ở lúc cuối đời. Ở lúc cuối đời còn có gì để sợ? Còn cần gì để giữ im lặng?

Trước khi chấm dứt về trường hợp nhà văn Doãn Quốc Sỹ, tôi tiếc là đã không gửi kịp mấy câu thơ sau đây của ông Tú Mỡ tế sống Bảo Đại để ông có dịp đọc cho khán giả nghe:

Hỡi ôi, Vĩnh Thụy
Tuy chưa mãn đời
Coi như tắt nghỉ
Cờ ba sắc, sắp phủ ván thiên
Áo sáu tấm đưa vào nghĩa Địa

Đội mũ rút, mũ dừa để mở mang công nghệ
Vợ Tây cưới, con Tây nuôi, cảnh nhà hú hí


Tây cũng phải buông
Mỹ không cứu xuể

Vài câu thơ do giáo sư Lưu Trung Khảo chuyển đọc do còn nhớ lõm bõm được.

Và đây là nhận xét của Tú Mỡ về nhà văn Nhất Linh mà ông Nguyễn Sỹ Tế đã quên trích dẫn:

“Nhắc tới Nhất Linh, nhà thơ Tú Mỡ nói rằng đó là người vừa đáng yêu vừa đáng tiếc. Ông viết:”Điều đáng tiếc là sau kháng chiến, anh đã theo bè lũ Ngô Đình Diệm vào Nam để rồi bị bè lũ ấy chèn ép, cắt mất nguồn sống đến nỗi uất ức phải tự tử”.

Khúc Hà Linh: Xung quanh cái chết của nhà văn Nhất Linh

Về một nét son của nền đệ nhất cộng hòa miền Nam Việt Nam

Khi viết về phần này liên quan đến việc tự tử của Nhất Linh để phản đối chế độ ông Ngô Đình Diệm, tôi vẫn tự hỏi mình là tại sao ông Diệm đã bị nhiều người thù oán đến như thế! Ông có tội tình gì mà bao nhiêu người, đủ thành phần, đủ loại trí thức mà cùng chung một nguồn gốc tôn giáo trút lên đầu ông đủ thứ tội. Trong đó hằn lên sự hằn thù tôn giáo.

Trong đó có Nhất Linh. Mà chỉ là sự hận thù như chính Nguyễn Tường Thiết thú nhận trong việc Nhất Linh phải đứng suy tôn ông Diệm trong một rạp ciné.

Xét về nhiều mặt, ông Diệm làm nhiều điều tốt hơn điều xấu. Thành quả xây dựng nền dệ nhất cộng hòa non trẻ biết bao trở ngại phải vượu qua để đưa đất nước tiến lên. Con người ông là tốt – ngưởi người quốc gia chân chính – như nhận xét của TT Thích Tâm Châu và rất nhiều người khác. Vậy mà khi tôi viết về những điều tốt về chế độ đệ nhất cộng hòa thì cũng còn nhiều kẻ vẫn còn oán hận ông Diệm bám đuôi tôi như bầy kên kên lấy tôi để xỉa xói, để trút hận oán.

Tôi không có liên quan trực tiếp tới chế độ đó, tôi cũng không có ân oán gì với những người nối đuôi chửi tôi. Nhưng càng lớn, tôi càng nhận thức được rằng – đối với ai tôi không biết – nhưng với riêng tôi, được đi ăn học đàng hoàng, trở thành một người trí thức của miền Nam – . Đó là một hồng ân. Và giả dụ tôi ở lại miền Bắc thì số phận tôi sẽ ra sao? Tôi hỏi thay cho những ai đang hận oán chửi chế độ VNCH!!

Chỉ nghĩ tới điều phải ở lại miền Bắc thôi, tôi đã rừng mình, sởn da gà, đêm nằm gặp ác mộng nếu chẳng may không di cư vào miền Nam được.

Cho nên, giá của cuộc di cư này là vô giá và giá của cuộc di tản lần thứ hai năm 1975 cũng là một phần thưởng vô giá ngoài sự mong đợi của mọi người.

Bài học cho mỗi người chúng ta là phải biết học bài học của lòng biết ơn, biết ai là bạn, ai là thù..

Và xin nhớ rằng chỉ có một kẻ thù chung là cộng sản, còn lại tất cả chúng ta, dù sao chăng nữa thì cũng là người cùng nhà.

Tôi thật sự không hiểu những người khác đã không nhận thức ra điều này để ra rả chửi miền Nam, chửi chế độ ấy bằng đủ thứ ngôn ngữ tuyên truyển của Hà Nội.

Có thể nhìn cho sâu, nhìn cho xa thì đây là một Hội chứng còn sót lại từ khi ký hòa ước 1862 và nhất là được đánh dấu vào năm 1868 với phong trào Văn Thân. Cứ giả định ông Ngô Đình Diệm là Phan Huy Quát thì việc làm chính trị của ông có thể thông suốt hơn nhiều chăng. Quy định về việc treo cờ có thể lúc ấy chỉ còn là một quyết định hành chánh và máu đã không đổ ra một cách vô ích.

Hận thù tôn giáo là một thảm kịch đã xảy ra tại nhiều nước, nhiều xã hội. kéo dài hết đời này sang đời khác

Như thế, ngay tử đầu, việc Bảo Đại chọn lựa ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng có thể đã là một quyết định sai lầm – sai lầm cả từ phía người Mỹ lẫn người Pháp về sự đánh giá nhẹ yếu tố tôn giáo.

Cho nên không lạ gì những công trình tốt đẹp mà ông Diệm đã làm cho đất nước vẫn bị phủ nhận. Cũng không lạ gì, ông Diệm tỏ ra đối xử tử tế với Nhất Linh, nhưng vẫn bị ông Nhất Linh tìm cách lật đổ. Ông Nhất Linh thù ghét chế độ ấy, nhưng ông chưa hề viết một bài, chưa hề có một lời tuyên bố trực tiếp hay minh bạch như một tố cáo chế độ.

Như trường hợp cải tổ giáo dục sau đây chế độ ấy đối xử với Nhất Linh như thế nào. Và chỉ hơn hai năm sau, những người được hưởng những vinh hạnh lớn nhất của cuộc cải tổ đã đứng chung trong hàng ngũ những kẻ lật đổ ông Diệm.

Hận thù tôn giáo và chủng tộc là một điều khó có thể nói đến lý lẽ được.

Tôi nghỉ có thể cần đọc thêm lịch sử các nước Hồi Giáo để hiểu rõ hoàn cảnh đất nước mình.

Theo tài liệu do ông Hồ Đắc Huân còn lưu trữ được về thời đệ nhất cộng hòa thì vào năm 1958 đã có những cải tổ lớn về chương trình giáo dục miền Nam. Một đại hội về giáo dục đã đưa ra một số vấn đề then chốt nhằm nâng cao phẩm chất nền giáo dục ấy dựa trên ba nguyên tắc cơ bản:Tính Nhân bản, tính dân tộc và tính khai phóng. Trong đó hội nghị đã dành cho ngôn ngữ văn chương Việt Nam một vai trò chủ yều: Số giờ việt ngữ tăng lên 6 giờ ở bậc đệ nhất cấp, trong đó có đưa nhóm Tự Lực Văn Đoàn chính thức vào chương trình giáo dục.

Xem Hồ Đắc Huân, Sáu năm hoạt động của chính phủ VNCH, trang 659 – 660

Giáo sư Lưu Trung Khảo là người đã được mời tham dự các buổi họp khoáng đại và tham gia vào các phiên họp riêng từng tiểu ban đã cho tôi biết một số chi tiết đáng nói sau đây.

Thành phần tham dự đứng đầu là ông Nguyễn Hữu Chỉnh – thay ông bộ trưởng Trần Hữu Thế công du – ông nguyên là đổng lý văn phòng bộ giáo dục. Tham dự viên là các hiệu trưởng các trường Trung học, các trưởng ty tiểu học và một số giáo sư như: linh mục Trần Văn Hiến Minh, giáo sư Trần Bích Lan, giáo sư Trương Công Cừu, giáo sư Đàm Xuân Thiều, giáo sư Hà Như Chi và có giáo sư Luu Trung khảo cùng nhiều vị khác không nhớ hết.

Cũng theo giáo sư Khảo, việc thảo luận hoàn toàn tự do và không có một dấu hiệu nào cho thấy có sự chỉ huy hay áp dặt nào. Khi thảo luận xong đã đi đến đúc kết và đưa ra một chương trình giáo dục được thi hành ngay trong năm 1958. Các bản chương trình này cũng được dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp gửi cho các tòa đại sứ VN ở Sài Gòn.

Sau đó phái đoàn Hội nghị đã được ông Diệm tiếp đón.

Nếu chỉ nói trong chương trình có phần giảng dạy về TLVĐ thì đây là một vinh dự lớn lao cho nhóm vì hiện nhiều tác giả trong nhóm còn sống vào thời điểm 1958 cả trong Nam lẫn ngoài Bắc như Tú Mỡ, Thế Lữ, Xuân Diệu. Lưu Trọng Lư, Huy Cận đều có được nói tới gián tiếp trong chương trình mặc dầu họ nằm ở phía bên kia.

Thầy giáo, học sinh thoải mái đọc thơ Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư. Chống Cộng chứ đâu có cấm học hỏi văn chuong tiền chiến.

Sự thông thoáng và tự do như thế thì nói chi đến trường hợp Khái Hưng, Hoàng Đạo và nhất là Nhất linh.

Sau khi có chương trình chính thức thì đã có rất nhiểu các giáo sư ra sách giáo khoa viết về TLVĐ như các giáo sư Lê Hữu Mục, Nguyễn Duy Diễn, Nguyễn Sĩ Tế và nhất là Phạm Thế Ngũ. Hầu như đã có một sự tự do tuyệt đối đánh giá và khen các nhà văn trong TLVĐ mà không bị một hình thức kiểm duyệt nào.. trong các sách giáo khoa ấy.

Phải hiểu thế nào là hai chữ độc tài trong trường hợp này?

Nói chung, ông Diệm thường giao phó trách nhiệm cho các chuyên viên, giáo sư thảo kế hoạch và làm giáo dục.

Về phía Đại Học, ông Diệm để cho họ có quyền tự trị trong việc giảng dạy trong các trường Y Khoa, Luật Khoa, Văn Khoa cũng như các trường kỹ thuật.

Chỉ riêng ở trường Văn Khoa, các giáo sư hoàn toàn độc lập và tùy tiện chọn các tác giả mà họ ưa thích để giảng dạy..

Về triết học, có ngưỡng cửa mở ra cho tất cả triết học Phật giáo, Ấn Độ giáo, Nho giáo, Lão giáo.. Đến ngay cả triết học Mác Xít cũng được giảng dạy mà không có bất cứ sự kiểm duyệt và can thiệp nào của Khoa trưởng.

Về triết học Tây Phương, có dư luận hiểu lầm rằng, triết học Hiện sinh đã được quảng bá và giảng dạy tràn lan. Hoàn toàn không đúng như thế.

Triết học Hiện sinh – đặc biệt triết học Hiện sinh kiểu Sartre chỉ là những chọn lựa bên lề, không chính thức nằm trong chương trình giảng dạy.

Thiên Chúa giáo là một bộ phận tôn giáo nên không có một chứng chỉ hay môn dạy về đạo này ở bậc Đại Học Sài Gòn.

Có hằng trăm ngàn người học sinh, sinh viên được đào tạo dưới chế độ đệ nhất cộng hòa, đã có những ai trong số đó bị chế độ độc tài ấy hành xử bất công, gia đình bị tù tội vì vấn đề tôn giáo thì xin hãy cứ lên tiếng. Đã có bà mẹ, người chị, đã có vị sư nào bị cấm đi chùa, cấm xây cất chùa, cấm việc đào tạo tăng ni?

Nhất Linh còn muốn gì hơn nữa đối với nền Đệ Nhất Cộng Hòa và thỏa mãn tham vọng muốn lật đổ?

Hình như trong buổi Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn, không ai muốn nhắc nhở đến điều này! Họ cúi mặt làm ngơ!!

Gánh nặng lịch sử về cuộc đời làm chính trị cùa Nhất Linh, Nguyễn Tường Tam và tình trạng bệnh hoạn dẫn đưa đến cuộc tự vẫn của ông!!

Phần này tôi đã nó đủ, nói nhiều lần, nay chỉ xin tóm lại, tránh trích dẫn và buộc những ai – ít ra những người sau đây phải lên tiếng, hoặc rút lui vào im lặng. Đó là các ông Nguyễn Tường Thiêt – Phạm Phú Minh và công ty Người Việt. Họ có thừa các phương tiện truyền thông để đè bẹp tiếng nói của tôi nếu họ muốn đối chất.

· Việc ông Nguyễn Tường Tam trốn vào tòa đại sứ Trung Hoa Dân Quốc.

Người ta sẽ phải đánh giá thế nào về tư cách con người làm chính trị của Nhất Linh trong vụ này. Xin hãy trả lời đi. Trốn vào đó là tự mình nhận tội đồng lõa. Trốn vào đó là gián tiếp lo bản thân mặc kệ và bỏ rơi 33 đồng chí khác phải vào tù cho thấy một nhân cách chính trị bất xứng. Nếu không nói là hèn nhát.

Ai đã cứu ông Nhất Linh ra khỏi hoàn cảnh nửa khóc nửa cười này?

Có một cái nhục nhã trốn vào, tính toán từ lúc tham gia đảo chính, nghĩ tới con đường rút lui an toàn cho mình, lui cui một mình, lẻn vào tòa đại sứ và cũng có một cái nhục nhã trốn ra – nhục đến hai lần – nhục với đồng chí và nhục với chính kẻ thù của minh – . Bởi vì kẻ cứu ra không ai khác chính là linh mục Raymond de Jaegher, giám đốc Tự do Thái Bình Dương rồi Ngô Đình Nhu, Trần Kim Tuyến – kẻ thù mà mình âm mưu lật đổ.

Ngô Đình Nhu thả Nhất Linh ra thay vì nhận được một lời cám ơn lại nuôi thêm nỗi hận oán nơi Nguyễn Tường Tam.

Đáng nhẽ khi thất bại về chính trị thì cách hay nhất là lẳng lặng rút lui về ẩn dật. Đó là cung cách những người làm chính trị chuyên nghiệp.

Mới đây, tôi có được xem một reportage về một nhà chính trị nổi tiếng muốn tách tỉnh Québec ra khỏi Canada. Trong cuộc trưng cầu dân ý, ông đã thất bại xít sao.. Sau khi đọc lời tuyên bố từ chức, thay vì dùng tài xế có xe Limousine và hộ vệ như thường lệ. Ông đã đi bộ và lẳng lặng lấy xe điện ngầm để về nhà.

Bao giờ, những người làm chính trị nước ta học được bài học dân chủ đó thay vì: Được thì làm vua, thua thì làm giặc.

Có thể vì việc này mà theo ông Lê Nguyên Phu, thẩm phán công tố cho hay, ông Nguyễn Tường Tam xin tòa cho tránh phải đối chất với các đồng chí của ông.

Vụ trốn vào tòa đại sứ này nhắc mọi người đến việc Nguyễn Tường Tam chỉ quay trở về Việt Nam cùng với đoàn binh Đệ bát lộ quân, tỉnh Vân Nam tiến vào Hà Nội rất muộn màng trong khi Hồ Chí Minh đã về nước ngay từ 1944 chuẩn bị nắm chính quyền. Giả dụ đoàn quân của tướng Lư Hán và các nhá cách mạng chống Cộng thân Trùng Khánh chỉ sang Việt Nam sớm vài tuần, có lẽ cuộc cách mạng tháng 8 đã hướng về một ngã khác…

Và khi người Tầu có thỏa thuận với người Pháp thì họ rút lui về Tầu.. Cũng lại chính Nguyễn Tường Tam và Nguyễn Hải Thần vội cuốn gói theo Tầu mặc kệ các đồng chí của ông sau đó bị Việt Minh sát hại.

Và Việt Minh đã thành công trong việc đặt các đảng phái Quốc gia ra ngoài vòng và cứ thế các đảng phái biến mất và yếu dần đi. Đó là tình trạng mạnh ai nấy lo thân mình. Kẻ yếu thế chạy về vùng Bùi Chu Phát Diệm, chờ thời. Kẻ uy thế hơn như Nguyễn Tường Tam thì bám theo quân đội Trung Hoa tìm đường sang Trung Quốc mặc ai nấy chạy, mặc ai sống chết.

Ngay cả Trần Khánh triệu, con ruột Nhất Linh cũng không biết Nguyễn Tường Tam ở đâu. Ông viết:

Tòa báo dạo này ít người lai vãng, cậu Hàng Bè (ám chỉ Nhất Linh) vẫn biệt vô âm tín…

Trong khi đó công an tự do đột nhập tòa báo lục soát bắt bớ. Các đảng viên cao cấp như như bác Hề, bác Đóa, Trí, Dị bị đem đi biệt tích..

Trích trong Nhất Linh, người nghệ sĩ, người chiến sĩ, trang 161 – 172

Việc bỏ trốn sang Trung Hoa cho yên thân và sau này trốn vào tòa đại sứ Trung Hoa Dân Quốc – . Tuy hai việc nhưng nói chung vẫn chỉ là một. Một con người, một cách hành xử.

Đau đớn nhất là cái chết của nhà văn Khái Hưng. Câu nói của Vũ Khắc Khoan là một vết dao đâm vào ngực Nhất Linh khi Vũ Khắc Khoan nói: Ông nói ông không làm chính trị, nhưng đã có biết bao nhiêu người vì theo ông mà bị sát hại!!!

Ông Nguyễn Tường Thiết không đủ tư cách để bào chữa cho bố mình về vụ này. Ông không hề dám nhắc nhở về vụ này. Ông đừng nói loanh quanh nữa, người ta cười cho.

Khi bắt buộc phải lấy lời khai, theo hồ sơ thụ lý và luật sư Dương Kiền – chồng cũ của bà Trương Kim Anh công bố 6 trang đánh máy về bản cáo trạng. Nhất Linh đã phủ nhận hết mọi cáo buộc. Không biết, không nghe, không dính vào, không tham gia, chỉ là do các đàn em làm.

Ông phủ nhận không gặpNguyễn Đình Nghi, Nguyễn Chữ, Nguyễn Tường Bá, Nguyễn Tường Ninh.. tại nhà ông. Nay ông luật sư Nguyễn Tường Bá có thể lên tiếng xác nhận hay phủ nhận việc này hay không?

Trong khi đó lời khai của các bị can như Phan Khắc Sửu, Nguyễn Thành Vinh, Nguyễn Phúc Vĩnh Lợi thì cho rằng chính Nhất Linh là người thảo truyền đơn của mặt trận từ 4 giờ chiều ngày 19 – 11 – 1960 và đưa ra chỉ thị cho các thuộc hạ tổ chức rải truyền đơn và biểu tình.

Lại một lần nữa khai man đổ tội cho đồng chí của mình. Lần này chính thức ông được thả ra.

Và vì những lý do trên, lời yêu cầu của Nhất Linh với ông Lê Nguyên Phu xin đừng phải đối chất với các đồng chí của ông càng thêm sát sự thật.

Lời yêu cầu đó không được đáp ứng, Nguyễn Tường Tam tìm đến cái chết như một sự tự giải thoát?

Sau phần trình bày này, tôi không nhìn thấy tư cách Nhất Linh trong vai trò lãnh đạo chính trị cũng như dự kiến chính trị của ông là phải làm gì, làm thế nào.

Bệnh tật dẫn đưa đế vụ tự tử để lại chúc thư 71 chữ.

Về chứng bệnh tâm thần của Nhất Linh

Vào những thập niên 60, Y khoa của miền Nam về chứng bệnh tâm thầm mà theo một số bác sĩ cho biết là không có gì. Việc học hòi, chẩn đoán cũng như chữa bệnh đều không đáng kể. Chẳng hạn như một tỉ dụ, vai trò của bán cầu phải hay trái, (hémisphère droit et gauche), vai trò của chất liquide céphalorachidien và chỉ cần một trục trặc nhỏ có thể thay đổi chức năng của hai bán cầu não này. Chẳng hạn chỉ cần sự có mặt của một anti – corps như chất N – méthyl – D – acid – đủ làm đảo lộn chất liquide cephalorachidien rồi.. Nó làm tăng Globules blancs nơi bán cầu phía phải và bao nhiêu là biến chứng xảy ra tiếp theo.

Trích một bài viết của nữ ký giả Susannah Cahalan nhan dề: Le mois que la folie, trong số Sélection, thang tư, 2013.

Những test thường được xử dụng như:Résonnance magnétique, sonogaphies, radiographies, scanographies, tomographies và nhiều loại tests thử máu để tìm nguyên nhân bệnh còn chưa được áp dụng đầy đủ ở VN.

Nhưng nói cho cùng, suy nhược hay điên khùng cũng chĩ là chuyện của trời đất có thể xảy ra cho mọi người mà đáng nhẽ phải được coi là bình thường.

Nhưng đối với dân chúng thời ấy thì đó là những cấm kỵ. Người ta tránh né nói đến – Ai nói đến chứng bệnh tâm thần thì động lòng như một xúc phạm – . Và phải che đậy dấu kín. Và người ta chỉ xét cái bề ngoài qua những cử chỉ điệu bộ mà đưa ra những lời bình phẩm như: Người kỳ cục, không bình thường, người tàng tàng, dở người, nặng nữa là khùng, điên.

Về trường hợp Nhất Linh, tôi đã dẫn chứng nhiều người quen biêt và bạn thân của ông nói về tình trạng tâm thần của ông từ: Tú Mỡ, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Tường Bách, Thế Uyên, Hiếu Chân, Nguyễn Tường Thiết, Nguyễn Ngu Ý, Trương Bảo Sơn, Nguyễn Vỹ nhất là Vũ Bằng dể nói về tình trạng suy nhược tinh thần cũa ông.

Tôi trích dẫn người khác như môt nhân chứng thay vì phê phán người phát biểu, họ lại nhằm vào tôi! Thật là buồn cười.

Nhưng những người quý mến ông và như Nguyễn Tường Thiết sau này dám phủ nhận tất cả những nhận xét trung thực của các nhân chứng trên..

Tuy nhiên, sau này được biết có luận án của bác sĩ Mạc Văn Phước (đã quá vãng) mà hiện nay, tôi được gia đình – qua trung gian bs ĐNT, cho mượn bản chính của luận án. Luận án trình bày nguyên nhân cái chết của bốn văn nhân là Nguyễn Khắc Hiếu, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh và Nguyễn Tường Tam, được đệ trình công khai ngày 20 tháng 7 năm 1968.

Trong một đoạn rất quan trọng mà theo tôi nó có thể làm lu mờ về ý nghĩa việc tự tử của Nhất Linh, đồng thời biến chúc thư trở thành một tờ giấy giả mạo. Sau đây là nội dung được ghi như sau trong luận án:

Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Phiếm nhất Linh có bịnh thần kinh suy nược (Neurasthénie). Ông đã bị ám ảnh tự sát (Obsession par le suiccide). Mấy tháng trước, cũng theo b.s Phiếm, Nhất Linh đã uống thuốc ngủ tự tử khi ông trốn ở đường Lê Thánh Tôn. Chính b.s Phiếm chữa chạy, rửa dạ dầy, chích thuốc Strychnine. Số lượng thuốc ngủ hồi ấy vì ít nên ông bình phục ngay và vài hôm sau ông lại đi họp Hội Văn Bút!

Nói tóm lại, Nhất Linh đã bị tinh thần suy nhược, chúng tôi không dám phê bình tính cách tranh đấu tiêu cực của ông(Theo b.s Phiếm, ông bị ảnh hưởng sâu xa của cái chết của Thích Quảng Đức). Nhưng đứng về phươn diện y học, thì tự tử với tính cách tiêu cực của nó chứng tỏ là Nhất Linh đã bị khủng hoảng tinh thần

Bác sĩ Mạc Văn Phước, Bệnh tật vá cái chết của Nhất Linh, trang 51

 

Mặc dầu ông Nguyễn Tường Thiết phủ nhận thông tin này viện cớ rằng gia đình không hay biết, con gái bác sĩ Phiếm cũng không nghe cha kể..

Nhưng chúng ta cần nhìn nhận là việc viết lại câu truyện tự tử này trong luận án trình bày trước các giáo sư giám khảo không thể là chuyện viết không bằng chứng..

Bác sĩ Nguyễn Hữu Phiếm là người thân cận với ông Nhất Linh không có lý do gì lại có thể bịa ra chuyện tự tử lần thứ nhất. Chuyện ông dấu kín mọi người, ngay cả con cái trong nhà hay gia đình Nhất Linh cũng là chuyện bỉnh thường và hiểu được.

Chuyện tự tử nào có hay ho gì, càng dấu kín được bao nhiêu hay bấy nhiêu.

Nhưng ông bs Phiếm lại có đủ tư cách – ngay cả ở phạm vi đức lý hay chuyên môn của nghề thầy thuốc – tiết lộ cho đồng nghiệp hay học trò là bác sĩ Phước nghe câu chuyện tự tử này và còn rạch ròi chi tiết kể đã chữa trị cứu sống ông Nhất Linh bằng thuốc gì vv…

Bác sĩ Phước càng không có lý do gì dám bịa ra câu chuyện quan trọng như thế này. Ông nghe các đàn anh, các thầy nói sao thì ghi lại.

Chưa kể Nhất Linh là người nghiện rượu nặng mà theo nghiên cứu của bác sĩ Carol Ann Paul ở đại học Boston, 2008 cho hay những người nghiện rượu nặng thì não bộ thun nhỏ lại 2% trong 10 năm và rượu là dấu hiệu của sự suy tàn về não bộ. (déclin). Đặc biệt là suy yếu về khả năng nhận thức.(Facultés cognitives) và có thể là tình trạng điên rồ (démence).
Và để củng cố thêm một dư luận nữa về việc tự tử của Nhất Linh, tôi xin đực phép trích nguyên văn lá thư của luật sư Hà, bạn đồng nghiệp tập sự với luật sư Nguyễn Tường Bá tại văn phòng luật sư Vương Văn Bắc vào năm 1974.. Và xin để tùy luật sư Nguyễn Tường Bá quyền được trả lời lá thư sau đây của luật sư Hà.

Vào đầu tháng 6 năm 1974, anh ls nguyễn Tường Bà tới văn phòng Luât sư Vương văn Bắc,Lê Sĩ Giai Đăng Như Kỳ, nơi chúng tôi làm việc, khoảng 10giờ 30 sáng  đưa ra 1 sấp ảnh chụp cảnh đám tang nhà văn Nhất Linh rất đông người tham dự khoảng trên dưới một ngàn người theo nhận xét của tôi lúc bấy giới, có các luật sư đồng nghiệp tới xem như ls Hầu thi Đông, Trân tn Lan.

Trong lúc đang xem, anh ls Bá đột nhiên nói: anh nói thật với Hà, Nhất Linh bị bệnh phài chết thôi nhưng NL tự tử vì muốn cái chết đi vào lịch sử thôi ! Câu nói này tôi ghi nhớ mãi và theo đuổi tôi tới một ngày tôi gặp anh Nguyễn Đông Ngạc, tại một nhà hàng Tràng An, nằm trên đường St – Denist, TP Montreal.

Ăn xong tô phở, tối chợt thấy anh Nhạc đang ăn với một người bạn ngồi tại một bàn ăn ngay cạnh cửa kính nhìn ra đường. Tôi tiến lại gấn và hỏi: chào anh Ngạc, tôi quen thân với anh ls Nguyễn Tường Bá cùng làm việc tại VPLS ở VN. Tôi nghe nói anh là bà con thân thuộc với nhà văn Nhất Linh?

đúng ! anh Ngạc trả lời, vậy xỉn hỏi anh một câu nói của anh ls Bá nói với tôi trước đây ở VN là: Nhất Linh bị bệnh phải chết nhưng ông tự tử vì muốn cái chết đi vào lịch sử.

Vừa nghe xong, lẫp tức anh trả lời một câu ngắn gọn cụt lủn: đúng !  nhưng vì đại nghĩa dân tộc ! như vậy là tricher ! tôi đáp trả lại câu trả lời của anh rồi cùng người bạn ls Martin Levesque ra về.Vài tháng sau nghe anh Ngạc ra đi về cõi Phật.

Đó là sự thật chính tôi nghe trực diện từ anh ls Bá và xác quyết sau này của anh Ngạc như đã trình bày ở trên. 

Khi viết những dòng này, tôi thấy mình nhẹ nhõm như trút bỏ đi được một cái gì đó bám chặt mình suốt mấy chục năm. Phải nói thêm, anh ls Bá là người  dễ mến thân thiện, không muốn mất lòng ai. Riêng tôi rât thân với anh khi anh còn định cư ở Montreal. Nhiều tuần, nhiều ngày, rất thường anh ghé thăm và ở lại với chúng tôi và đôi khi  anh còn giúp chúng tôi coi bé Caty Nguyễn, nay là luật sư, khi tôi theo học luật tại Đại học Luật Montreal.

 vài hàng để anh nắm rõ sự việc này mà tôi giữ kín từ lâu nay.

Chào anh Lục

 

Chúng ta có cần nói thêm gì nữa không? Ai là người có thể cái gánh nặng lịch sử về cái chết tự tử của Nhất Linh. Và bào chữa cho ông bằng cách nào?

Xin hẹn độc giả một kỳ báo chót nữa nói về cái chết của ông Trần Huy Thánh, hay Trần Văn An, phụ tá thân cận của cụ Cường Để, bị giết tại Quảng Châu. Và cái chết này có liên quan trực tiếp đến Nguyễn Tường Tam – một người thân Nhật và một người thuộc phe Quốc Dân Đảng. Tài liệu phần lớn do các học giả người Nhật viết lại!!

 

 

 

 

26 Phản hồi cho “Gánh nặng lịch sử của Nhất Linh. Ai là người gánh nổi? [2]”

  1. Thai Duong says:

    Ông N.V. Lục ạ, càng già ông càng ló mùi cần lao hơi nhiều đấy. Ông hậm hực với ông Nhất Linh chắc chỉ vì ông binh ông Diệm và ông bị ông N.T.Thiết quạt mấy lần. Đời ông Nhất Linh cứ để lịch sử xử, tại sao ông cứ “khoái” xen vào. Ông càng viết ông càng lố bịch. Thôi im dùm đi ông ơi.

  2. TLVD says:

    Nêu Nhât Linh mà không tự tử ngày 7-7-63 để chống chính phủ thì mọi chuyện êm re, sẽ không có ai đả phá ông mà còn ca ngợi ông nhiều hơn nữa
    Chỉ tại ông chót dại chọc vào cái tổ ong nên mới khổ, chết mà còn chưa yên thân

  3. Tiên Sa xứ Quảng says:

    “Nói tóm lại, Nhất Linh đã bị tinh thần suy nhược, chúng tôi không dám phê bình tính cách tranh đấu tiêu cực của ông(Theo b.s Phiếm, ông bị ảnh hưởng sâu xa của cái chết của Thích Quảng Đức). Nhưng đứng về phươn diện y học, thì tự tử với tính cách tiêu cực của nó chứng tỏ là Nhất Linh đã bị khủng hoảng tinh thần.

    Bác sĩ Mạc Văn Phước, Bệnh tật vá cái chết của Nhất Linh, trang 51″

    Có thể nào Thích quảng Đức uất hận vì các đồng đạo đã tưới xăng, châm lửa đốt – giết người; nên TQĐ thành cô hồn và đã nhập vào Nhất Linh, chăng(?)

    Có thể lắm chứ!!??

  4. Lê Chất says:

    Thực ra ông NVL giận cá chém thớt mà chê bai ông DQS.Mục đích chính là gì khiến ông NVL phải đả phá Nhất Linh, người đã tự sát đúng vào ngày 7 tháng 7 ( ngày khai sinh cho sự nghiệp chính trị của gia đình họ Ngô ) để phản đối chế độ độc tài, gia đình trị đầu thập niên 60.
    Những bài viết trước đây, tác giả đã hậm hực ông Phạm Phú Minh, người đã tổ chức kỷ niệm Nhất Linh và TLVĐ tại hội trường nhật báo Người Việt; ngoài ra, tác giả đã giận dữ với ông Huỳnh Tấn Lê,
    người đã ca ngợi ” trái tim bất diệt ” của Thích Quãng Đức trong dịp kỷ niệm 50 năm vừa qua tại quận Cam. Ông NVL không làm đúng chức năng nhà phê bình văn học nhưng vì lợi ích khác.

  5. giả mù sa mưa says:

    “Vậy mà khi tôi viết về những điều tốt về chế độ đệ nhất cộng hòa thì cũng còn nhiều kẻ vẫn còn oán hận ông Diệm bám đuôi tôi như bầy kên kên lấy tôi để xỉa xói, để trút hận oán.
    Tôi không có liên quan trực tiếp tới chế độ đó, tôi cũng không có ân oán gì với những người nối đuôi chửi tôi. Nhưng càng lớn, tôi càng nhận thức được rằng – đối với ai tôi không biết – nhưng với riêng tôi, được đi ăn học đàng hoàng, trở thành một người trí thức của miền Nam – . Đó là một hồng ân. Và giả dụ tôi ở lại miền Bắc thì số phận tôi sẽ ra sao? Tôi hỏi thay cho những ai đang hận oán chửi chế độ VNCH”

    Ong Lục viết cái này thì rất quá đáng, là người có học hành đúng ra không nên viết như vậy, những người bất đồng ý kiến với ông thì ông khinh miệt xếp họ vào loại kên kên , còn những ai nịnh bợ ông, thổi ống đu đủ ông là nhà học giả sâu sắc thì ông khen là bầy bồ câu, hoàng oanh, chim yến !!! những ai hát Ngô tổng thống muôn năm thì mới là những kẻ biết điều
    Ông nên suy nghĩ xem những điều ông viết có khách quan không? Những ai chống Ngô tổng thống thì ông bươi móc từ đời tư, đời làm cách mạng ra chê bai xỉ vả. Xin ông đừng giả mù sa mưa, chống Ngô đình Diệm không có nghĩa là chống VNCH, sau khi lật đổ chế độ độc tài Ngô đình Diệm ngày 1-11-63 đã trở thành ngày Quốc khánh VNCH suốt từ 1963 cho tới ngày mất nước 1975, như thế Ngô đình Diệm có phải là đại diện chân chính cho VNCH không?

    Khổ một nỗi là cái đầu óc kỳ thị tôn giáo bẩn thỉu của con người ta đã khiến họ nói quàng xiên không còn biết đâu là thật

    • lethan says:

      Giả mù sa mưa says “sau khi lật đổ chế độ độc tài Ngô đình Diệm ngày 1-11-63 đã trở thành ngày Quốc khánh VNCH suốt từ 1963 cho tới ngày mất nước 1975, như thế Ngô đình Diệm có phải là đại diện chân chính cho VNCH không?
      Khổ một nỗi là cái đầu óc kỳ thị tôn giáo bẩn thỉu của con người ta đã khiến họ nói quàng xiên không còn biết đâu là thật”.

      LeThan says:Sau khi lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm ngày 1-11-63, Miền Nam rơi vào thời kỳ hỗn loạn chính trị, rồi mất vào tay giặc Cộng tháng 4 năm 1975, đúng như lời cảnh cáo của thượng nghị sĩ Hoa kỳ Mansfield ” Nếu ông Diệm bỏ đi hay bị lật đổ, HCM có thể đi bộ vào và chiếm Việt nam không có khó khăn nào” .

      Khổ một nỗi là cái đầu óc Ấn Quang, Giao Điêm bẩn thỉu đã khiến họ nói quàng xiên không còn biết đâu là sự thật.

  6. Tiên Sa xứ Quảng says:

    “Gánh nặng lịch sử của Nhất Linh. Ai là người gánh nổi?”

    Nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ, nào là… Trần chung Ngọc (GĐ), Thích trí Quang (Bò Tót), Hpn Phan/Tường (Đao phủ), Hữu Liêm (Trạng Vẩu), Nguyễn tường Tâm (PT)…

    Mấy tay này đang ngáp ngáp mà “gánh” gì nổi? Mướn người khiêng đi! hahahaaaaa:)

  7. H.T.N.Anh says:

    Ong Lục có thể phê phán sai hay đúng nhà văn DQS. Tuy nhiên không vì môt nhận xét vềnhà văn DQSỹ là nhà văn” có tên tuổi của miền nam, có du học tại Mỹ và có văn bằng trên đại học…” và “DQ Sỹ nếu tôi không lầm thì tuổi tác đáng chú bác ông NVL, danh tiếng và đĩa vị trong văn học chắc là hơn hẳn ông NVL vỉ địa vị trong văn học VN của ông NVL chỉ là con số không to tướng” (trich) như vậy là “độc tài van nghệ” rồi…
    ..và.như vậy là ,như một só ban trẽ thập niên 63 gọi là “bưng ghế đặt ngồi” “áo thụng vái nhau…” là chổ đèn thờ văn học cho ậc lão làng ..là điêu câm kỵ nhân xet vê ho…
    Theo thiển ý thì nhà văn DQS,tác gĩa “khu rung lau và nguời dàn bà bên kia vĩ tuyên” không đén nỏi chê trách nvlục vì dám “đụngchiếu” mà sẻ nhận ra cai gì đúng sai khi nvl nói về mình…
    Ong DQS không phê phán Tú Mở vì ong ta là con rể.không thể “tó” cha (dù là cha vợ) được .Ong để dành cho những bạn văn cùng thời làm việc đó. Thế thôi !
    Có nhũng điều tê nhị khi có là bạn ,là cha con ,anh em…
    phía bên này hay bên kia…. nên phát biểu ,thàt là khó vậy !
    (htna)

  8. Lâm Vũ nhận xét says:

    Tôi thấy Lâm Vũ nhận xét đúng
    t/g Ng van Lục bắt bẻ ông Doãn quốc Sỹ hách dịch quá, ông cũng nên coi lại cái tuổi của mình, DQSỹ là nhà văn có tên tuổi của miền nam, có du học tại Mỹ và có văn bằng trên đại học…
    DQ Sỹ nếu tôi không lầm thì tuổi tác đáng chú bác ông NVL, danh tiếng và đĩa vị trong văn học chắc là hơn hẳn ông NVL vỉ địa vị trong văn học VN của ông NVL chỉ là con số không to tướng

    • Lâm Vũ says:

      Chẳng nói tới tuổi tác, địa vị, bằng cấp làm gì mà chỉ nói đến tư cách. Moi móc chuyện ra để bẻ quẹo, nói xấu thì là người thế nào?
      - Trìch: “Nguyễn Tường Tam chỉ quay trở về Việt Nam cùng với đoàn binh Đệ bát lộ quân, tỉnh Vân Nam tiến vào Hà Nội”

      Sách sử, tài liệu nào viết như thế? Theo tôi, tác giả chỉ nói bừa để tạo ấn tượng là NTT là kẻ “cơ hội”, núp bóng Tầu, đẩy đồng chí đưa trước “lãnh đạn” dùm mình…

      Theo cuốn sách của sử gia tăm tiếng P.Devilliers (“L’Histoire du Vietnam 1940-52″) thì đạo quân “Vân Nam” của Lư Hán lên đường vào Việt Nam, để giải giới quân Nhật, rất sớm, cuối tháng Tám, 1945, và toàn quân đầu tiên đến Hà Nội ngày 9 tháng 9. Sau ngày HCM tuyên bố độc lập đúng một tuần (sđd, trang 191-192). Vậy NTT về Hà Nội chính xác là ngày nào? Đi bằng phương tiện gì? Về đến Hà Nội, NTT ở đâu và làm những gì? v.v.

      - “Và Việt Minh đã thành công trong việc đặt các đảng phái Quốc gia ra ngoài vòng và cứ thế các đảng phái biến mất và yếu dần đi. Đó là tình trạng mạnh ai nấy lo thân mình. Kẻ yếu thế chạy về vùng Bùi Chu Phát Diệm, chờ thời. Kẻ uy thế hơn như Nguyễn Tường Tam thì bám theo quân đội Trung Hoa tìm đường sang Trung Quốc mặc ai nấy chạy, mặc ai sống chết.”

      Cũng như trên, tác giả nói khơi khơi, không xác định ngày tháng, thì chứng minh được gì? Sự thật là ngày từ những ngày đầu “cách mạng” (tháng Tám, 1945), Việt Minh đã có chính sách hòa hoãn với Pháp, để diệt phe QG càng nhiều càng tốt. Nhưng chỉ làm được những ngày đầu, hỗn mang. Đến khi QG về thì VM phải tỏ ra hòa hoãn, đồng thời nịnh bợ Tây – Tầu, vì phe QG mạnh hơn. Dần dần VM mạnh lên mới ra mặt côn đồ, đánh nhau tơi tả… Nhưng đúng là NTT sang Tầu trước (hẳn là để bảo toàn sinh mạng “lãnh tụ”, nếu ở lại sẽ bị truy lùng ám sat, nhưng trường hợp Trương Tử Anh của Đại Việt và Lý Đông A của ĐV Duy Dân). Các đồng chí thân cận (Hoàng Đạo, Nguyễn Tường Bách, Khái Hưng…) ở lại chiến đấu tới cùng…

      Đây là quyết định chúng của lãnh đạo Đại Việt QDĐ. Lúc đó, 1945, anh Nguyễn Tường Triệu (Trần Khánh Triệu) còn là nhi đồng, không được biết đến chuyện chính trị “người nhớn” là đúng rồi, sao lại lấy ra để chứng tỏ là NTT chạy trốn, không ai biết tông tích?

      Cả bài có quá nhiều cái không đàng hoàng, đứng đắn nữa (như “chương trình [Viêt Văn Trung học VNCH] có phần giảng dạy về TLVĐ thì đây là một vinh dự lớn lao cho nhóm”, chứng tỏ là tác giả chẳng hiểu gì nền Văn học VN cả!). Chỉ mong tác giả có ngày hồi tâm, khỏi bệnh vọng tưởng. Mong thế thôi, chứ chẳng hy vọng lắm, vì tuổi này mà đầu óc còn “đen tối” thế thì mong gì?!.

  9. Lâm Vũ says:

    Trích: “Thay vì phát biểu với tư cách nhà văn, thuộc nhóm sáng Tạo, ông Phát biểu với tư cách con rể Tú Mỡ. Đây là một quyết định sai lầm của tác giả, vì nó chẳng nói lên được điều gì! Đi nghe ông để chỉ nghe một vài câu tán hiêu, tán vượn về Tú Mỡ?

    Nhưng ai đã có dịp nghe bài tham luận của nhà văn Doãn Quốc Sỹ chắc không khỏi thất vọng vì nhà văn Doãn Quốc Sỹ nói mà như thể không nói gì cả.

    Câu hỏi trực tiếp của tôi là ông đến đây làm gì?

    Ông không thể đến đoàng hoàng với tư cách một nhà văn được sao? Ông dại diện gì cho Tú Mỡ? Đại diện cho hoạt động của Tú Mỡ, thái độ chính trị của Tú Mỡ, sự nghiệp văn chương của Tú Mỡ?

    Một đoạn văn quái gở trong một bài viết quái gỡ!

    Ở trên tác giả viết “ông Phát biểu với tư cách con rể Tú Mỡ”, bên dưới lại viết “Ông đại diện gì cho Tú Mỡ?”. Rồi lại vặn vẹo “Ông không thể đến đoàng hoàng với tư cách một nhà văn được sao?”.

    Ở đâu ra, NVL tự cho mình cái quyền bắt người khác đến “với tư cách” gì? Tại sao người con rể không thể đến với tư cách của người con rể, nhất là khi người vợ của ông – con ruột Tú Mỡ – đã qua đời?

    Thật ra, ai có tí suy nghĩ thì phải hiểu ngay “vấn đề”. DQS là nhà văn nổi tiếng là chống cộng, chống từ sợi tóc cho đến ngón chân cái (dù không có nghĩa ông chỉ là nhà văn nổi tiếng nhờ lập trường chống cộng triệt để này). Ở trước tòa án Việt Cộng – lần thứ nhất – ông được “quan tòa” hỏi tại sao ông lại “chống phá cách mạng (CS)”, DQS đã trả lời thẳng thắn “Vì tôi thấy chủ nghĩa CS là vô nhân”!

    Ngược lại, Tú Mỡ lại khum đầu trước CS, thì dĩ nhiên ông DQS không thể nào nể nang Tú Mỡ, với tư cách nhà văn được. Do đó mà việc ông “chỉ” phát biểu “với tư cách con rể” mang đầy đủ ý nghĩa và “chính danh” rồi. Còn nếu không có quan hệ đó, tôi chắc chắn là ông DQS sẽ không bao giờ mất công để “phái biểu” điều gì liên quan đến Tú Mỡ cả. Có gì tác tác giả không hiểu?

Leave a Reply to lethan