Những bụi gai trên lối về[1]
HH và tôi chuẩn bị hành trang về thăm lại quê hương lần nầy ðã không còn háo hức như trước. Háo hức như những cháu bé mẫu giáo chờ ðợi ðược gặp cha mẹ sau giờ tan trường, hay ðược òa vỡ ôm chầm người thân trong giây phút trùng phùng! Lần nầy, từ khi ðặt chân lên máy bay dường như ðã thấm ðẫm nỗi ðau buồn! Vì nỗi ðau buồn nên ði mà không muốn ðến! Trạng thái dùng dằng thật sự không lạ, vì chúng tôi biết chuyến về chỉ là hành trình tìm lại kỷ niệm! Vì nơi chúng tôi ðến ðã vắng bóng hai người mẹ hiền! Lại thêm một người cha vừa mới qua ðời tháng trước! Má tôi, ở Sài Gòn, sẽ không còn ðứng ðợi sẵn nơi cửa khi taxi trờ tới. Ba tôi, mù không ra ðón, cũng vắng câu nói vói từ trên ‘divan’ trong nhà vọng ra: “Tụi con về ðó hả?”.
Mới đó, chỉ hơn một năm rưởi thôi mà bốn cụ chỉ còn lại một! Người còn, đang ở tuổi 95!
Lần về trước, khi ngồi trên máy bay chúng tôi bàn tính nhiều chuyện lỉnh kỉnh, sắp xếp như thế nào ðể dành ðược thời gian tối ða bên các cụ vì hai gia ðình cách nhau cả 300 cây số, ðược bên nầy mất bên kia. Chưa bao giờ chúng tôi có ý nghĩ là về VN du lịch (cho dù chỉ cưỡi ngựa xem hoa) vì lòng dạ nào trong khi có hàng triệu ðồng bào ðang oằn mình gánh chịu nỗi ðọa ðày cùng cực dưới một chế ðộ bất nhân! Nên lần nầy, mỗi ðứa cứ thừ người theo ðuổi suy nghĩ riêng: Ði mà không muốn ðến!
Phi trường Tân Sơn Nhứt, cửa vào
Khu vực nhập cảnh như rộng thênh thang, có lẽ vì chỉ duy nhất chuyến bay của chúng tôi ðến vào giờ nầy? Ðiều ðập ngay vào mắt là tấm biểng chữ ðỏ khá lớn “Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh” ðược treo trang trọng tại cổng trình giấy tờ! Ðây là nơi ðã từng xảy ra ðủ kiểu hoạnh họe vòi tiền, với cách hành xử thô lỗ của nhân viên hải quan ðã làm xấu bộ mặt ðất nước! Bây giờ trưng ra tấm biểng nầy hẳng là ðể quảng cáo về sự ðổi thay, ðang do ðoàn viên ðảm trách, họ sẽ là những ðảng viên lãnh ðạo ðất nước trong tương lai của ðảng CSVN!
Trong khi chờ ðợi ðến lượt mình, có cơ hội quan sát, khung cảnh chung nơi cửa vào ðã có tiến bộ! Những thanh niên ngồi trong các quầy kiếng trong suốt ðón nhận visa, passport như rất minh bạch! Chỉ có một ðiều lạ là tất cả họ ðều cùng một kiểu cách: Lạnh lùng! Không thấy một cử chỉ thân mật, tự nhiên hay một nụ cười! Họ giống nhau, cứng nhắc như những hình nộm! Cỗ máy chế ðộ thoạt nhìn thì có vẻ ðang thay da ðổi thịt nhưng cốt lõi vẫn còn nguyên. Chính cái cốt lõi ðó ðang tiếp tục khuôn ðúc ra mặt mũi cán bộ mới. Loại mặt mũi rất tiêu biểu của cán bộ cộng sản và chỉ có trong chế ðộ cộng sản!
Sài Gòn hôm nay
Tôi ðã lang thang bằng xe ôm khắp Sài-Gòn-hôm-nay. Dùng chữ ‘Sài-Gòn-hôm-nay’ chỉ ðể nói ðến sự khác biệt với Sài Gòn thanh lịch ngày trước, thay vì dùng tên hành chánh là Tp HCM. Một cái tên mà khi tiếp xúc không nghe bất cứ một ai nhắc ðến và, ðặc biệt là người miền Nam, thì không muốn nghe! Việc áp ðặt ðổi tên thành phố tự nó ðã nói lên sự xa lạ giữa người dân với người cai trị. Sống trong một thành phố mà cư dân ngại ngùng khi gọi tên thành phố mình ðang ở thì làm sao họ có tình cảm gắn bó? Như cuộc hôn nhân bị cưỡng bức thì làm sao có hạnh phúc? Nên, một ngày nào ðó khi người dân ðược làm chủ, cái tên Sài Gòn thân thương nhứt ðịnh sẽ ðược phục hồi!
Khắp nơi, từ Chợ Lớn, Nhà Bè, Bình Chánh, Thủ Thiêm ðến cầu Rạch Sỏi và các vùng ngoại ô, những vùng trước kia toàn ruộng nước mà hiện ðã là thành phố. Nhà cửa ken kín 100%, không còn bất cứ dấu vết cũ nào! Ði bất cứ ðâu cũng thấy xe và người nhung nhúc. Khi bãng ngang qua ðường, hồi hộp nhìn dòng xe chạy nhanh vun vút ðang lao thẳng ðến mình như tai nạn sắp xảy ra, nhưng khi ðến gần sát thì lạn lách vòng quanh rất uyển chuyển, nhịp nhàng, cho cảm tưởng một ðàn cá ào ðến, tản ra, rồi cuộn lại!
Nhà Bè, Bình Chánh
Xuống Nhà Bè thì dòng chữ Hoàng Anh Gia Lai ðỏ khổng lồ trên mái các chung cư, liên tục nổi bật trên nền trời, ðập ngay vào mắt! Hình như cả khu vực ðều thuộc về tay ðại gia nầy, một ðại gia mà mới ðây ðã bị một tập ðoàn tài chánh lớn của Anh Quốc lên án là có ‘thành tích’ về hủy hoại môi trường và bóc lột ðồng bào thiểu số ở Tây nguyên. Trầm trọng hơn là hoành hành ở trên ðất Lào! Rất nhiều chung cư xây cất ðang dở dang, bị bỏ phế! Ðường ði cũng như ðất trống chung quanh chung cư (dù là ‘ðất vàng’ theo cách nói của người trong nước!) thì lồi lõm, ổ gà ổ voi, cây cỏ um tùm! Chỉ thoáng qua cũng có thể biết ngay là tình trạng bất ðộng sản ðang trong thời kỳ giẫy chết!
Bình Chánh thì ðầy ắp các hãng xưởng mang tên rất Tàu, ðường sá còn mới, khá rộng, thông thoáng nhưng vắng người mà theo lẽ phải rất nhộn nhịp công nhân! Dù ðang gần giữa trưa nhưng các bãi ðỗ xe vẫn trống trơn, im ắng! Chỉ khi qua khỏi khu hãng xưởng, ðường hẹp trở lại, với cỏ dại hai bên mới thấy hơi hướm chút vùng quê êm ả ngày trước của miền Nam còn sót lại!
Thủ Thiêm
Chui qua hầm cầu Thủ Thiêm do Nhật trực tiếp xây cất, mà báo chí VN ca ngợi là ‘hoành tráng’ nhất Ðông Nam Á, cũng không cho cảm tưởng gì ðặc biệt! Chỉ có ðường phía bên Thủ Thiêm rộng thênh thang nhưng rất vắng xe. Gần cổng trả phí (pay toll) trước khi vào ðường hầm vô thành phố, ðất hai bên còn bỏ hoang, rộng mênh mông! Ðứng ở ðây nhìn về Sài Gòn, lố nhố nhà cao và mù ðục bụi khói. Chắc chắn nơi ðây sẽ mọc lên một thành phố có tên là Khu ðô thị mới Thủ Thiêm, còn ðất trống trước mắt là do cưỡng chế và người dân ðã bị ðuổi ði tứ tán!
Mấy ngày làm quen với nắng, nóng, gió bụi và ngột ngạt ở Sài Gòn nhưng tôi vẫn chưa thể ðội nón bảo hiểm bình thường, bịt kín mũi miệng khi ngồi sau xe ôm! Cứ lâu lâu lại phải gỡ mạng che mặt mũi và mũ ra ðể thở… Không hiểu tại sao cứ có cảm giác mình như một chú heo ðang bị rọ mõm, và xe thì ðang chở ðến… lò mổ(?) J
Hành trình Ðà Lạt
Kẹt công việc phải ở lại Sài Gòn thêm vài bữa nên tôi ðưa HH ra bến xe ði Ðà Lạt trước, vì cô nàng nóng lòng gặp ông cụ. “Chị ði xe giường nằm hay ngồi” ðứa em hỏi. “Ngồi, ðể nhìn quang cảnh” tôi trả lời thay. Em tôi lo HH bị mệt nên gợi ý: “Nằm cho khỏe, sợ chị chưa quen” Quả tình chúng tôi cũng chưa biết xe giường nằm 2 tầng nó ra sao! Ðang ngồi chờ ðến giờ khởi hành thì chiếc loại giường nằm ðến tài. Khách sắp hàng tại cửa ðể lên xe, mỗi người ðều khom người… cởi giày dép! Thấy lạ, tôi ðến gần quan sát. Mỗi người ðều lấy một bọc plastic nhà xe ðể cạnh ðó, bỏ giày dép cá nhân vào, xách lên theo vì trên xe ðã có dép riêng, ðể giữ vệ sinh! Không hiểu khi ðến trạm nghỉ khách có phải mang lại giày dép của riêng mình xuống xe, rồi lại cởi ra bỏ vô bọc khi lên ði tiếp? Nếu thế thì quả là phiền phức!
Ðến lượt tôi ði, vì muốn quan sát sinh hoạt dọc ðường, tôi dặn ðứa em mua vé hàng ghế ðầu. Em tôi ðưa lên xe, chỉ chỗ. “Anh ngồi ðây, khi xe chạy ðược một lúc thì có người ðến thu tiền”. Chỗ ngồi thật vừa ý, ở gần ngay cửa lên xuống, rất tiện. Phía trước ðã thoáng lại không bị cản tầm nhìn! Khách vừa lên ngồi bên cạnh là một cháu gái khá xinh, tuổi cỡ 25 – 27, trên vai là cái túi loại ðựng sách vở học trò, trĩu nặng, thêm một xách tay nhỏ coi bộ cũng rất nặng. Tôi phụ sắp xếp cho gọn rồi bắt chuyện khá dễ dàng. Cô gái tốt nghiệp Ðại học Bách Khoa, ðang có việc làm tốt! Cô giải thích với tôi, Ðại học Bách Khoa bây giờ là Ðại học Phú Thọ cũ! Tôi khen Ðại học Phú Thọ là nơi ðào tạo thành phần ưu tú của miền Nam trước kia. Cho dù biến cố 1975 cô chưa ra ðời nhưng qua trao ðổi tôi có cảm tưởng như trong cô vẫn hoài niệm xã hội thời ðó, một xã hội mà cô hoàn toàn không hề biết, ðiều nầy khá lạ! “Nghe nói vô ðược ðại học rất khó nhưng khi tốt nghiệp tìm việc cũng không dễ chút nào nên mới xảy ra chuyện ða số ðều không làm ðúng với ngành nghề chuyên môn ðã học. Riêng cháu tìm việc có dễ không” “Cháu thấy cũng dễ. Còn thất nghiệp hay làm không ðúng chuyên môn thì rất nhiều!” “Như vậy liệu ðây có phải là sự phí phạm tài nãng hay có lý do nào khác” “Cháu nghĩ tốt nghiệp là một chuyện nhưng thực sự có khả nãng ðể làm việc hay không là chuyện khác! Người thực sự có khả nãng thì tìm việc cũng dễ” “Vậy, theo cháu lỗi là do phương pháp ðào tạo không ðạt tiêu chuẩn” “Vì thế bây giờ báo chí ðang sôi nổi nói về cải tổ giáo dục nhưng cứ nghe hoài…” “Cháu mất niềm tin…” “Ðâu phải chỉ mình cháu…” “Cháu có nghĩ ðấy là sự lãng phí tiền của trầm trọng không. Nước ðã nghèo mà tốn kém ðầu tư cho một học sinh từ lúc mới bắt ðầu cho ðến khi tốt nghiệp ðại học ðâu phải là ít, mà tốt nghiệp xong lại chẳng biết làm gì” “Cháu chưa nghĩ ðến, vì chuyện quá lớn” Tôi xoay qua ðề tài khác. “Cháu có nghĩ là người dân ðang bất mãn với chế ðộ nhiều lắm không” Có chút phân vân “Cháu không biết” “Cháu ngại nói về chính trị” “Cháu không biết chính trị” Cười. Tôi cũng cười, “Ừ, thôi thì ðến chuyện vãn hóa, xã hội! Cháu thích ca sĩ nào nhất” “Mỹ Tâm” rồi tiếp “nhưng Mỹ Tâm trước kia, chứ Mỹ Tâm bây giờ thì quá chuyên nghiệp nên mức ðộ thể hiện sự truyền cảm không còn là những xúc ðộng chân thực nữa” “Còn cái anh chàng ðầu xanh ðầu ðỏ ưa tạo scandal” (vì không nhớ kịp tên Ðàm Vĩnh Hưng) “Ô… ông ðó… cháu không thích!” “Còn nhiều nữa, Trịnh… Khánh Ly, Ánh Tuyết…” “Cháu thích nhạc Trịnh” “Còn tác giả nào nữa, về thơ, vãn, blogs, bloggers…” “Cháu cũng ít biết” “Thôi thì chuyện khác” tôi cười. Cô gái cũng cười, nụ cười rất dễ thương. Chúng tôi ‘high-five’! “Cháu ðã từng là sinh viên mà tuổi trẻ VN ðang có phong trào ‘sống thử’, theo cháu ðây là một bước tiến tự nhiên của vãn minh hay là dấu hiệu ðạo ðức xã hội ðang bị bãng hoại”…
Xe ðến khoảng Hố Nai, ngừng và ðón khách mới lên, ðứng lớ ngớ. Anh tài xế, cỡ tuổi con tôi, hỏi số ghế của tôi. Tôi trả lời 1A. Anh hất hàm qua phía ðối diện. Tôi ðứng lên, bây giờ mới nhìn vào số ghế ðược ðính trên kệ ðể hành lý trên ðầu mà lúc lên xe ở bến cứ ỷ y tin theo lời ðứa em. Ðúng là tôi sai. Số ghế tôi ðang ngồi là 1B, dãy ðối diện phía sau lưng tài xế mới là A. Tôi cúi xuống tìm cách kéo cái valise nhỏ ðang nhét dưới ghế ra, nhường chỗ ðể hành lý cho người mới lên, nghe giọng anh tài xế, ngắn gọn “cứ ðể ðó”. Tôi chuyển sang ghế 1A nên câu chuyện qua ðường bị bỏ dở, thật ðáng tiếc! Gần ðến trạm của hãng xe ở thành phố Bảo Lộc, cô gái xuống. Tôi vói bắt tay “Chúc cháu hạnh phúc!” Hôm ðó là thứ Nãm mà thứ Bảy thì cô lên xe hoa nên 2 túi hành lý mới nặng trĩu. Gia ðình chú rể từ Nha Trang ðã lên trước, ðang ðón ðợi.
Xe ðến trạm, tôi xuống. Hành trình tiếp là vào Tân Rai, Lộc Thắng, Lộc Ngãi, nơi gia ðình ðứa em họ ðã ði kinh tế mới hơn 35 nãm trước, hiện vẫn ðang bám trụ, cũng là nơi mà báo chí thường nói về boxit. Tôi chỉ có mấy tiếng ðồng hồ vào thãm chớp nhoáng, rồi quay ra ði tiếp lên Ðà Lạt.
(Tháng Tư, 2014)
(Còn nữa)
© Đàn Chim Việt
It’s peгfect time to make some plans for the future and it is time to be happy.
I have read this post and if I could I wish ttօ suggest you few interesting things
or advіce. Рerhaps you caո write next articles referring to this article.
I deѕire tօ read morе things about it!