WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tranh chấp Mĩ-Liên Âu với Nga ảnh hưởng thế nào tới Việt Nam?

 

Ucraine phản đối Putin (Ảnh mang tính minh họa)

Ucraine phản đối Putin (Ảnh mang tính minh họa)

Lợi dụng cuộc khủng hoảng nội bộ trầm trọng và kéo dài của Ukraine, nên vào giữa tháng 3 Tổng thống Nga Putin đã dùng nhiều thủ đoạn ra tay chiếm đoạt bán đảo Krim của Ukraine. Đây là hành động vi phạm trắng trợn Hiến chương Liên hiệp quốc và các Công ước quốc tế đối xử giữa các nước, qui định khi có những tranh chấp phải giải quyết theo đường lối hòa bình. Đặc biệt hành động của Putin đã cố tình coi thường Hiệp ước về An ninh và Hợp tác ở Âu châu 1975, cũng như Hiệp ước 1994 Nga kí với Mĩ-Anh nhìn nhận độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

Thủ đoạn cho binh sĩ Nga trá hình làm „dân quân tự vệ“ người gốc Nga ở Krim chiếm đoạt các cơ quan chính quyền, các cơ sở quân sự của Ukraine tại đây, rồi sau đó cho tổ chức chớp nhoáng cuộc trưng cầu dân ý dân chủ giả dối theo kiểu của cựu Liên xô để sát nhập „hợp pháp“ Krim vào Nga đã làm cho nhân dân Ukraine vô cùng bất mãn, cả Liên minh Âu châu (EU) bàng hoàng và Mĩ cực kì lo lắng.

Vì EU và Hoa kì tin và chờ đợi là, sau khi Liên xô sụp đổ, các nước CS Đông Âu chuyển sang dân chủ đa nguyên hòa bình và gia nhập EU thì Âu châu nói riêng và toàn thế giới sẽ chấm dứt chiến tranh lạnh để thực hiện giấc mơ thống nhất Âu châu trong hòa bình và thịnh vượng từ nhiều thế kỉ nay vẫn chưa thực hiện được trọn vẹn. Kì vọng chính đáng này đã bị Putin tạm thời phá vỡ qua hành động lấn chiếm Krim để nhằm thực hiện giấc mơ phục hồi đế quốc Nga thời Liên xô cũ.

Một số chính khách Mĩ và Âu châu còn so sánh sách lược xâm chiếm Krim của Putin với thủ đoạn của nhà độc tài Hitler chiếm một phần lãnh thổ của Tiệp khắc nơi có người Đức sinh sống vào năm 1938 từ đó mở màn cho Thế chiến Thứ 2. Ý định của Putin đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ, độc lập và chủ quyền của Ukraine trong giai đoạn này còn đe dọa hòa bình cho toàn Âu châu. Vì hai cuộc thế chiến của thế kỉ trước đã nổ ra ở Âu châu, giúp cho các chế độ độc tài ở Nga, Đức và Ý thực hiện các cuộc chiến tranh tàn khốc, gây ra những cuộc di cư của hàng chục triệu người từ nước này sang nước khác và các biên giới bị đảo lộn. Hiện nay ở các nước Âu châu đều có nhiều dân tộc thiểu số của các nước lân bang. Đặc biệt là các nước nhỏ thuộc cựu Liên xô mới được độc lập hơn hai thập niên, trong các nước này những người thiểu số gốc Nga rất đông. Nếu để cho Putin viện cớ bảo vệ người thiểu số Nga ở các nước vừa mới độc lập này để tự ý thay đổi biên giới thì các cuộc chiến tranh giữa các dân tộc sẽ bùng nổ trở lại và với những võ khí tối tân giết người hàng loạt như bom nguyên tử…như hiện nay thì nguy cơ diệt chủng cho cả Âu châu và đe dọa hòa bình toàn thế giới.

Hoa kì và EU đã giữ thái độ và phản ứng như thế nào?

Đứng trước một cuộc khủng hoảng lớn, các chính trị gia có tầm nhìn và có ý thức trách nhiệm về những công việc của mình thường phải cân nhắc thận trọng, so sánh tương quan lực lượng giữa mình và đồng minh với đối thủ. Tương quan lực lượng ở đây không phải chỉ về quân sự mà cả về sức mạnh kinh tế, cơ cấu chính trị và hậu thuẫn ngoại giao của các bên trước mắt và lâu dài.
Về tương quan lực lượng trong quân sự: Nga vẫn là một siêu cường về võ khí nguyên tử và hỏa tiễn liên lục địa ngang ngửa với Mĩ. Nếu Hoa kì và EU chọn giải pháp đối đầu quân sự với Putin thì phải tính tới những rủi ro khủng khiếp chưa thể lường hết được, nhất là với EU nằm sát lách Nga. Mặt khác, Putin –cựu sĩ quan mật vụ (KGB) thời Liên xô- theo đuổi đường lối quốc gia quá khích, tính tình bất định, có nhiều tham vọng cá nhân và sẵn sàng dùng các thủ đoạn bất kể tới lương tâm và đạo đức –cụ thể như cố tình giải thích Hiến pháp Nga tùy tiện theo cách có lợi nhất cho cá nhân mình để có thể làm tổng thống suốt đời!

Sau những cuộc chiến tranh phiêu lưu vung tay quá trán của cựu Tổng thống G. Bush trong thập niên đầu của thế kỉ này ở Irak và Afghanistan đã khiến Hoa kì phải phung phí cả trên 3000 tỉ Mĩ kim mà chẳng đạt được mục tiêu gì, khiến cho kinh tế Mĩ rơi vào khó khăn lớn. Trong khi đó, lợi dụng tình trạng Wahington bị sa lầy trong chiến tranh Trung đông, Bắc kinh đã có thể tập trung tăng cường phát triển kinh tế rất mau và nay trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới, đồng thời còn là chủ nợ lớn của Hoa kì. Không những thế Bắc kinh còn tăng cường nhanh chóng không quân và đặc biệt hải quân, đang uy hiếp trực tiếp các đồng minh chính của Mĩ ở châu Á và đe dọa đường hàng hải quốc tế quan trọng ở Á châu và còn đòi chia đôi Thái bình dương với Mĩ.
Về tương quan kinh tế: Trình độ kinh tế của Nga, đặc biệt về công nghiệp sản xuất các hàng tiêu dùng, còn rất chậm tiến, nên phải nhờ sự đầu tư vốn và kĩ thuật của Mĩ và đặc biệt EU. Mặt mạnh trong kinh tế của Nga chỉ nằm trong xuất cảng năng lượng dầu hỏa và khí đốt. Nếu Tây phương rút vốn và ngưng đầu tư vào Nga thì kinh tế Nga sẽ mau chóng rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
Về cơ cấu chính trị và hậu thuẫn ngoại giao: Cả Mĩ lẫn EU là những xã hội theo dân chủ đa nguyên, người dân có mức sống cao và được hưởng các quyền tự do căn bản nên các nước này rất ổn định về chính trị. Các xã hội dân chủ đa nguyên này giành được thiện cảm của nhiều dân tộc trên thế giới, đặc biệt là các thành phần tiến bộ và giới trẻ. Vì thế các nước này hầu như đạt được sức mạnh hậu thuẫn ngoại giao trên thế giới hoàn toàn áp đảo với Nga. Trong khi đó chế độ chính trị ở Nga là độc tài cá nhân, quyền lực của Putin liên hệ với một số tài phiệt mới phất lên một cách bất chính từ khi Liên xô sụp đổ. Hầu hết các tỉ phủ Nga hợp tác với Putin chỉ vì mục đích trục lợi quyền-tiền cho cả hai bên.

Vì vậy dưới quan điểm của Tổng thống Obama, Nga đang là một cường quốc đi xuống nên không phải là đối thủ nguy hiểm, trực tiếp và lâu dài của Mĩ. Trong khi đó Trung quốc là một cường quốc đang đi lên cả về kinh tế lẫn quân sự và theo chế độ độc tài toàn trị mới chính là đối thủ nguy hiểm của Hoa kì và thế giới.

Hoa kì và EU đã và đang thực hiện chống Putin ra sao?

Biến cố ở Krim và sự thách đố của Putin đã làm cho Hoa kì và EU ngồi sát lại với nhau sau nhiều tháng nghi ngại nhau do việc cơ quan tình báo Mĩ NSA đã thu thập hàng trăm triệu điện thoại, điện thư, fax…của dân chúng nhiều nước Âu châu, kể cả người Mĩ; đặc biệt còn nghe trộm điện thoại, điện thư của nhiều nguyên thủ đồng minh của Hoa kì như Thủ tướng Đức, Tổng thống Pháp…Không những thế, việc chiếm Krim của Putin cũng thúc đẩy 28 nước trong EU xích lại với nhau sau ba năm khủng hoảng đồng Euro. Sở dĩ các nước ở hai bờ Đại tây dương đoàn kết và nhất trí chống Putin, vì họ đều có chung những giá trị lớn với nhau, như dân chủ đa nguyên, kinh tế thị trường, chế độ pháp trị, tôn trọng các quyền tự do dân chủ và vinh danh nhân quyền…Đứng trước hiểm nguy họ biết cùng nhau bảo vệ những giá trị chung ưu việt đó.

Mĩ và EU đã nhanh chóng thỏa thuận một chiến lược chung đối phó với Putin chia thành nhiều bước và nhiều lãnh vực. Đặc điểm của sách lược này là dùng sở trường của mình đánh sở đoản của đối phương, chặt vây cánh của Putin, bao vây Nga về mặt ngoại giao quốc tế và có thể đi tới phong tỏa kinh tế của Nga. Washington và Bruxell (trụ sở trung ương của EU) đã công bố danh sách một số tỉ phú Nga có quan hệ với Putin và nhiều cộng sự viên thân cận của Putin, cấm họ nhập cảnh và khóa các trương mục ngân hàng. Nhân dịp Hội nghị cấp cao thế giới về hạt nhân ở La Haye (Hòa lan) vào cuối tháng 3 TT Obama và thủ lãnh các nước G7 đã chính thức loại Nga ra khỏi khối G8. Đại hội đồng Liên hiệp quốc vừa họp thảo luận việc Putin xâm chiếm trái phép bán bảo Krim của Ukraine, trong đó 100 nước đã kết án, Bắc kinh và Hà nội đã bỏ phiếu trắng. Từ La Haye TT Obama đã tới Bruxell hội đàm với các nhà lãnh đạo của EU và khối Liên minh phòng thủ Bắc đại tây dương (NATO) để chứng minh trước dư luận thế giới về sự thống nhất trong lập trường và hành động của Mĩ-EU và NATO, đồng thời chuẩn bị tâm lí và tổ chức các phương tiện cần thiết để đề phòng quân sự và nếu cần chuyển sang phong tỏa kinh tế với Nga. Đầu tháng 4 NATO đã ngưng các quan hệ quân sự và an ninh với Mạc tư khoa. EU cũng đã kí hiệp ước liên kết kinh tế-thương mại với Ukraine. Đặc biệt nữa là EU, Quĩ tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Mĩ và Nhật đã nhận tài trợ tất cả lên tới khoảng 30 tỉ USD để phục hồi kinh tế Ukraine, với điều kiện chính phủ mới ở Ukraine phải có chính sách chống tham nhũng và các chính sách kinh tế-tài chánh thích hợp.

Obama và EU theo đuổi chính sách tự kiềm chế chống lại Putin, phù hợp với những điều kiện đặc thù hiện nay của Mĩ và EU trong một thế giới đang trở thành đa cực trong kinh tế và quân sự. EU, đồng minh chính của Mĩ ở Âu châu, tuy là một liên minh kinh tế lớn trên thế giới, nhưng chưa phải là một liên bang về mặt chính quyền, ngoại giao và quân sự, nên khả năng ứng phó trước các cuộc khủng hoảng lớn thường chậm chạp và kém hữu hiệu. Vì thế Obama không dùng giải pháp quân sự là biết bảo tồn lực lượng cho chính Mĩ, đồng thời không làm cho đồng minh EU quá căng thẳng trong nội bộ. Ngay chính Hoa kì, trong Thông điệp về tình hình Liên bang của TT Obama và thông báo của Bộ trưởng Quốc phòng Mĩ Hagel vào đầu năm cũng tuyên bố giảm ngân sách sách quốc phòng và giảm quân. Vì thế chiến lược này tỏ rõ tầm nhìn xa, tránh những rủi ro tối đa và vẫn mở cửa để Nga có thể xuống thang và trở lại với cộng đồng quốc tế. Nhờ thế Hoa kì có thể tiếp tục tập trung theo đuổi sách lược quay trục về châu Á-Thái bình dương từ 3 năm qua với mục tiêu là răn đe chủ trương bành trướng và đe dọa của Bắc kinh.

Sách lược tọa sơn quan hổ đấu của Tập Cận Bình

Đối với các nhà hoạch định chiến lược Hoa kì, chế độ toàn trị ở Bắc kinh theo đuổi chủ trương bành trướng và áp chế cả về kinh tế lẫn quân sự mới là đối thủ chính của Mĩ hiện nay và trong các thập kỉ tới. Việc đại diện Trung quốc bỏ phiếu trắng tại Hội đồng bảo an và Đại hội đồng Liên hiệp quốc bàn về việc Putin xâm chiếm bất hợp pháp bán đảo Krim của Ukraine cho thấy, Bắc kinh muốn tỏ ra bề ngoài là không đứng về phe nào. Đây là ý đồ sò hến tranh nhau ngư ông biển lợi, tọa sơn quan hổ đấu, đục nước béo cò! Sách lược này Bắc kinh đã âm thầm thực hiện trong nhiều giai đoạn khác nhau từ giữa Thế kỉ 20 trở lại đây, trong đó VN đã nhiều lần trở thành nạn nhân trực tiếp và gián tiếp. Khi chiến tranh VN tới cao độ gây khủng hoảng trong nội bộ Hoa kì nên Nixon phải tìm cách „rút lui trong danh dự“, khi ấy Mao-Chu đã mở rộng bàn tay để đón Nixon thăm Trung quốc, gây bàng hoàng cho Lê Duẩn-Lê Đức Thọ. Đổi lại Trung quốc chiếm ghế Hội viên thường trực của Đài loan trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc và chiếm quần đảo Hoàng sa của VN, khi ấy Hà nội nhắm mắt bịt miệng!

Bắc kinh cũng đã mừng rỡ khi TT G. Bush sa lầy trong các cuộc chiến tranh ở Irak và Afghanistan. Chỉ trong một thập niên kinh tế Hoa kì bị suy sụp nhanh. Trong khi ấy Trung quốc vượt dần lên trở thành cường quốc kinh tế thứ hai sau Mĩ và còn là chủ nợ của Hoa kì. Không những thế, Bắc kinh đã gia tăng nhanh ngân sách quốc phòng để tối tân hóa không quân và nhất là hải quân, tự ý vẽ bản đồ đường „lưỡi bò“ bao phủ hầu hết biển Đông đe dọa trực tiếp VN. Tiếp theo cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế của Mĩ và EU từ cuối 2008 đã tạo thêm những khó khăn chồng chất hơn nữa cho Hoa kì. Xung đột trầm trọng trong chính trường Mĩ khiến cho lưỡng viện bị tê liệt về ngân sách, làm cho hành pháp Mĩ phải điêu đứng trong nhiều tuần vào cuối năm 2013, đến nỗi TT Obama phải hủy bỏ cả các chuyến thăm ở Đông nam Á. Khi đó Tập Cận Bình trở thành ngôi sao sáng trong Hội nghị thượng đỉnh APEC 21 tai Bali, Nam dương vào đầu tháng 10.2013.

Trong những năm gần đây những người cầm đầu Trung quốc từ Hồ Cẩm Đào tới Tập Cận Bình đã tự coi như ngang hàng với các TT Mĩ, cho nên họ đã vận dụng đánh động tâm lí và sử dụng ngôn ngữ để thuyết phục Hoa kì phải coi Trung quốc là một cường quốc ngang hàng. Mới đây tại Hội nghị thượng đỉnh về hạt nhân ở La Haye Tập cận Bình đã nói với Obama:

“Về vấn đề Biển Hoa Đông và Biển Đông, phía Mỹ nên có thái độ công bằng và khách quan, phân rõ phải trái và cần làm nhiều hơn để tìm ra giải pháp thích hợp và cải thiện tình hình,” (BBC 25.3)

Chọn ngôn ngữ „thái độ công bằng“ cho thấy Tập Cận Bình coi Trung quốc nay trở thành cường quốc ngang ngửa với Hoa kì, cho nên giữa hai „bạn“ chơi với nhau thì phải chơi „công bằng“, có đi có lại. Hàm ý ở đây là, Tập Cận Bình muốn đánh động tâm lí thuyết phục Obama là Mĩ phải nhìn nhận Trung quốc có những vùng ảnh hưởng tự nhiên trong khu vực lãnh thổ và biển kế cận Trung quốc, dĩ nhiên biển Đông và biển Hoa đông nằm trong ý này; đi xa hơn nữa, Hoa kì và Trung quốc nên chia đôi Thái bình dương, như Hoa kì và cựu Liên xô đã chia đôi Âu châu sau Thế chiến 2!

Riêng với Mạc tư khoa, nếu cuộc tranh chấp giữa Mĩ-EU và Nga trong vấn đề Ukraine kéo dài và căng thẳng thêm, thì Bắc kinh có thể được hưởng lợi với giá thấp trong việc mua khí đốt và dầu hỏa của Nga, vì Putin cần ngoại tệ để cân bằng lại những thiệt hại từ phía Mĩ và EU gây ra. Mặt khác quan trọng hơn, nếu tình hình tranh chấp giữa Nga với Mĩ và EU căng thẳng hơn và xấu hơn thì Bắc kinh sẻ hưởng lợi lớn, vì khi đó Mĩ phải tập trung ở Âu châu, không thể trở lại Á châu sớm, khi đó Mĩ cũng cần tới Trung quốc, như thế là mở cửa cho Bắc kinh tung hoành cả về kinh tế, thương mại và quân sự đặc biệt ở Đông nam Á!

Hà Nội bỏ phiếu trắng là lập trường khép mình theo Bắc Kinh

Tục ngữ có câu, gặp khó khăn mới biết mặt anh hùng! Tiêu chí ngoại giao hiện nay của chế độ toàn trị Hà nội là „làm bạn với tất cả các nước“. Nhưng trong vụ tranh chấp Ukraine-Nga, Hà nội đã ngoan ngoãn xếp hàng cùng Bắc kinh bỏ phiếu trắng tại Liên hiệp quốc và để cho phát ngôn viên Bộ ngoại giao ra tuyên bố rất ba phải! Cuộc sát nhập chớp nhoáng bán đảo Krim vào Nga đã cho thấy, Putin coi thường công pháp quốc tế và các hiệp ước Nga đã kí với quốc tế. Không những thế đây sẽ tạo một tiền lệ để Bắc kinh cũng có thể ra tay như vậy ở Á châu, nhất là đối với VN.

Nếu là những chính khách có trách nhiệm và tầm nhìn xa thì phải đứng về lẽ phải chống lại hành động sai lầm của Putin và lường trước nguy cơ trước mắt Bắc kinh có thể gây ra cho VN. Nhưng trái lại, đứng trước cuộc tranh chấp quốc tế quan trọng này người đứng đầu chế độ toàn trị Nguyễn Phú Trọng đã vội xếp hàng theo „bạn ta“ thường khuyên răn không để bị „Tây hóa!“ Vì thế Hà nội đã ngoan ngoãn xếp hàng theo đuôi Bắc kinh bỏ phiếu trắng! Trong khi đó trước khó khăn lớn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng vội quên lời thề hùng dũng „Chiến lược xây dựng niềm tin“ trong bang giao của VN với các nước tại cuộc Hội thảo quốc tế „Đối thoại Shangri-La 2013“ vào cuối tháng 5.2013 ở Singapore. Thay vì đứng về lẽ phải để xây dựng niềm tin và uy tín quốc tế thực sự cho VN, ông Dũng cũng bắt chước ông Trọng trong vụ tranh chấp Ukraine-Nga đã “gởi trọn niềm tin“ vào anh cả phương Bắc bằng cách theo đuôi cũng bỏ phiếu trắng!

Do tầm nhìn thiển cận là Đảng trước Nước sau, nên những người có quyền lực của chế độ toàn trị CSVN nhắm mắt trước nguy cơ, chính Bắc kinh đã từng thực hiện thôn tính chớp nhoáng quần đảo Hoàng sa (1974) và một phần Trường sa (1988) khi thời cơ tới, như Putin đã thôn tính Krim. Hiện Bắc kinh đã chuẩn bị quân sự chỉ chờ cơ hội tốt để chiếm trọn Trường sa và uy hiếp toàn biển Đông. Họ biết được ý đồ này của Bắc kinh, nhưng vẫn phải chạy theo Bắc kinh, điều này chứng tỏ sự ươn hèn và lệ thuộc quá lớn vào phương Bắc!

***

Những điều gì có thể xẩy ra trong thời gian tới? Tùy theo mức độ và thời gian tranh chấp giữa Nga với Mĩ-EU có nhiều trường hợp có thể diễn ra cho Bắc kinh và Hà nội. Tuy nhiên ít nhất có hai hướng chinh sẽ ảnh hướng lớn tới tình hình chính trị VN, chúng ta phải chú tâm theo dõi:

1. Nếu tình hình Ukraine và Âu châu căng thẳng thêm, có nghĩa là Hoa kì phải tập trung vào Âu châu, thì Bắc kinh sẽ khai thác triệt để tình hình này để gia tăng áp chế với VN về chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại để thực hiện các yêu sách về các hải đảo và toàn bộ biển Đông. Vì lệ thuộc, ươn hèn và chỉ lo quyền lợi ích kỉ riêng nên các ủy viên Bộ chính trị ĐCSVN sẽ có những thỏa hiệp nhượng bộ vô nguyên tắc với Bắc kinh, đồng thời quay lại đàn áp nhân dân chống đối những hành động cực kì sai trái của họ. Như thế họ sẽ tự phơi bầy thái độ hèn với giặc, ác với dân! Điều này sẽ dẫn tới phân hóa, giành giựt và thanh toán nhau ngay trong Trung ương đảng trước thềm Đại hội 12 một cách công khai, gay gắt và tàn bạo hơn. Các đảng viên yêu nước và tiến bộ sẽ cùng với nhân dân đứng lên phản đối và chống lại nhóm cầm đầu bảo thủ, tha hóa đạo đức và đầu hàng Bắc kinh; thành phần đảng viên đứng giữa sẽ thất vọng và hoang mang. Đây chính là cơ hội rất tốt cho cuộc vận động dân chủ ở VN để bảo vệ tổ quốc và toàn vẹn lãnh thổ!

2. Nếu cuộc tranh chấp ở Âu châu lắng đọng xuống, Hoa kì có thể tập trung khai triển việc thực hiện quay trục về châu Á-Thái bình dương. Khi ấy nhiều nước Á châu, đặc biệt Đông Á và Đông nam Á, lo ngại chủ trương bành trướng và tham vọng của Bắc kinh có thể dẫn tới nguy cơ, Bắc kinh cũng sẽ áp dụng thủ đoạn như Putin để khuyến khích người gốc Hoa đang sinh sống rất đông đảo ở Đông nam Á kết hợp với những ràng buộc kinh tế thương mại quá lớn để tạo bất ổn và đặt yêu sách về hải đảo, tài nguyên trên biển, kể cả can thiệp vào chính trị ở các nước này. Vì thế không chỉ các nước Đông Á tăng cường hợp tác với Mĩ, mà cả nhiều nước Đông nam Á sẽ hợp tác chặt chẽ với Hoa kì để ngăn chặn các nguy cơ này.

Trong đó Việt Nam có thể là một trung tâm của cuộc vận động mới rất cần thiết và hữu ích này, vì những sai lầm chồng chất của chế độ toàn trị CSVN nên nước ta đang phải chịu áp lực rất lớn và cực kì nguy hiểm từ phương Bắc. Không chỉ những thành phần trí thức, chuyên viên, văn nghệ sĩ và thanh niên mà cả các đảng viên yêu nước tiến bộ càng nhận ra sự thực rằng: Ngày nay chính Bắc kinh mới là kẻ thù nguy hiểm và trực tiếp của VN, vì nó ở sát lách VN và đang chủ trương bành trướng và thôn tính ở khu vực với mục tiêu thực hiện „giấc mơ vĩ đại nhất Trung quốc“, như Tập Cận Bình công khai tuyên bố.

Ngược lại, Hoa kì không là đối thủ của VN, không có tham vọng đất đai và hải đảo gì ở VN, không chủ ý bòn rút tài nguyên nào của VN; nhưng chỉ muốn VN độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và nhân dân ta hạnh phúc tự do!

Bất kể chính kiến và thành phần xã hội, những người dân chủ VN cần nhận ra và thực hiện tốt nhất cơ hội này; hãy chủ động, tích cực, tự chủ và sáng tạo cương quyết biến nó nằm trong tầm tay của nhân dân ta trong thời gian tới!

4.4.14 – Nhân dịp giỗ Tổ Hùng vương

(Tác giả gửi đăng)

10 Phản hồi cho “Tranh chấp Mĩ-Liên Âu với Nga ảnh hưởng thế nào tới Việt Nam?”

  1. nguyễn tiến sĩ says:

    Chưa đọc hết bài viết ,tui đả xừng cồ lên với cái lối viết dể ghét của tác giả , không biết mắc chứng gì mà tác giả lại thích xài chử “i” thay cho chử “y” ,ví dụ :
    Hoa kì , thế kĩ , Mĩ , cực kì , kì vọng … vân vân …
    Cháng ,chẵng muốn đọc tiếp !

  2. thangkhung says:

    chúng ta sẻ bắt đầu từ đâu ?

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Thoát Hán trên mọi phương diện, trên sự hiểu biết chứ không mù mờ dân tộc chủ nghĩa cực đoan; đây là chất keo giúp người VN đoàn kết với nhau. Chả cần phải lên gân HGHH hay HHHG.

  3. Nguyễn Văn says:

    HÒA GIẢI HÒA HỢP DÂN TỘC HAY ĐOÀN KẾT DÂN TỘC ĐỂ CHỐNG XÂM LĂNG?

    Hòa giải hòa hợp chỉ là chiêu bài mị dân của cộng sản. Gọi hòa giải là khi anh có bất đồng, với cá nhân với nhau, hội đoàn, hay đảng phái mà anh không muốn bất đồng trở thành hận thù thì các anh cần hòa giải; nhưng hòa hợp thì còn tùy vào lợi ích hay quyền lợi mỗi bên. Nhưng còn dân tộc? Cái cần của dân tộc không phải là hòa giải hay hòa hợp mà là đoàn kết. Nếu không có đoàn kết thì cha ông ta đã không có Hội Nghị Diên Hồng; nếu không đoàn kết thì cha ông ta đã không đánh chiến thắng bọn xâm lăng; nếu không có đoàn kết thì đất nước Việt Nam đã không tồn tại đến ngày nay.

    Cộng sản thường kêu gọi HGHHDT, vì muốn đưa dân tộc về một mối để thao túng, áp đặt, và độc tài toàn trị. Vậy chúng ta không thể hòa hợp với một chế độ độc tài bán nước bỏ tù người dân yêu nước, mà hãy đấu tranh cho dân chủ Việt Nam. Đất nước trên danh nghĩa đã tự do và độc lập nhưng người dân có thực sự làm chủ và có tự do? Vẫn không có dân chủ. Vẫn không có tự do. Người dân Việt chỉ có một tư do duy nhất là tự do làm nô lệ, nô lệ cho đảng, nô lệ cho nhà cầm quyền để nhà cầm quyền nô lệ ngoại bang; không có dân chủ thực sự mà chỉ có trên danh nghĩa; nhưng lại được thật sự làm chủ một đống nợ mà nhà nước đang mang vì tham nhũng và vì không biết điều hành đất nước; đó là một thứ dân chủ cuội, dân chủ bịp bợm chứ không phải là dân chủ đúng nghĩa người dân làm chủ.

    Hỏi một đất nước không có dân thì có gọi là quốc gia và chế độ có tồn tại?
    Hỏi một đất nước không có dân chủ thì người dân có tự do?
    Vậy muốn có dân chủ cho VN thì người dân phải tham gia tranh đấu. Đất nước là của chung, của tất cả người dân Việt chứ không riêng của đảng và nhà cầm quyền. Đừng thờ ơ mà hãy đứng lên tranh đấu đòi lại quyền làm chủ của mình. Độc lập mà thiếu tự do hay độc lập mà không có dân chủ thì độc là vô nghĩa; không có dân chủ thì không có bầu cử tự do, không có dân chủ thì người dân không được quyền ứng cử; không bầu cử ứng cử tự do thì độc lập đất nước sẽ đi vào độc tài chuyên chính. Nhưng ngược lại, có dân chủ thì sẽ có mọi tự do.

    Đa nguyên hay đa đảng không thể gắn sau đuôi dân chủ để triệt tiêu ý nghĩa của dân chủ; đa nguyên hay đa đảng cũng chỉ là một hình thức của tự do như mọi tự do khác như chúng ta thường nói như tự do lập hội, tự do lập đảng; còn dân chủ là người dân làm chủ, là những người chủ của đất nước. Vậy xin đừng gán ghép thêm đuôi vào hai chữ DÂN CHỦ vì sẽ làm mất ý nghĩa hay giới hạn hai chữ DÂN CHỦ.

    Còn hỏi muốn chống ngoại xâm thì VN phải làm gì thì ai cũng biết, như ông cha chúng ta đã làm là phải đoàn kết. Đoàn kết dân tộc chứ không là hòa giải hòa hợp dân tộc; vì một khi đã đoàn kết thì không còn còn vấn đề để phải kêu gọi hòa giải hay hòa hợp. Vậy nhà cầm quyền có đoàn kết cùng dân lo chống giặc ngoại xâm hay chính nhà cầm quyền gây chia rẽ dân tộc, gây hận thù dân tộc, và gây tang thương cho dân tộc? Thay vì đoàn kết thì tại sao nhà cầm quyền lại bắt bớ bỏ tù người dân biểu tình chống quân Tàu xâm lược? Rõ ràng nhà cầm quyền không muốn đoàn kết với dân.

    Nếu có dân chủ là có tự do, và có tự do thì người dân Việt sẽ kêu gọi đoàn kết đến với nhau; và có đoàn kết thì không lo gì đất nước không tồn tại. Vậy người dân hãy đứng lên đấu tranh đòi lại quyền làm chủ của mình để giữ gìn đất nước cho con cháu mai sau.

    • haley t, says:

      “Cái cần của dân tộc không phải là hòa giải hay hòa hợp mà là đoàn kết” và lây ví dụ như đoàn kết đẻ chống xâm lăng đời Trần (hội nghị Diên Hồng).
      …Quên một điều là bây giờ khác xưa. Ngày xưa dân không cần đoàn kết ,vì ho đã đoàn kết sau vua là vị lãnh đạo tối cao của họ. Hội nghị Diên Hồng là ý nghĩ dân chủ đầu tiên trong thời đại phong kiến,ngày nay gọi trưng cầu dân ý qua quốc hôi ,qua đại diên tầng lóp nhân dân/
      V/đ VN ngày nay không như vậy. Nhân dân 2 miền sống trong 2 chế đô khác nhau. Cộng sản và quốc gia. Nó cũng khác thời trịnh nguyễn phân tranh trước đây. .Do đó ý thức hệ của 2 miền đat nước khác nhau. Nay kẻ vô ghì theo cs phi nhân lại bán nước nhưng là kẻ thắng cuộc thì làm sao nói tới đoàn kết ?Hận thù như vậy thì sao nói tới đoàn kết?
      Vậy phải có HHHG/HGHH dân tộc trước. Mà muốn vầy thì kẻ thăng cuộc phải coi mình là người vn,từ bỏ chủ nghĩa cs,từ bỏ độc tài áp bức…quay về với dân tộc,băt tay vói anh em phe thua cuộc trên sự bình đẳng ,tôn trọng nhau .Nói tóm lại là từ bỏ đãng cs đẻ HG vói những người anh em,đẻ cùng nhau chống ngoại xâm.
      Lúc đó mới nói tới hôi nghị diên hồng ,mới nói tới đoàn kết…(nhưng có lẻ không cần thiết,vì đã HHHG/HGHH vói nhau rồi thì đã có đoàn kết !)
      (h)

      • Nguyễn Văn says:

        Chào bạn haley t,

        Hội Nghị Diên Hồng là một hình thức dân chủ thời phong kiến thì đúng. Nhưng thời nay được thể hiện qua hình thức tam quyền phân lập; hành pháp, tư pháp, và lập pháp, mà tính dân chủ được thể hiện qua hình thức bầu cử (tổng thống hay quốc hội)để chọn người lãnh đạo đại diện dân, viết ra hiến pháp, và theo hiến pháp để phục vụ dân phục vụ đất nước.

        Vấn đề hòa giải hòa hợp và đoàn kết. Theo tôi, người dân hai miền không có vấn đề gì để cần hòa giải vì không có sự chia rẽ hay kỳ thị, mà cần là giữa người dân với nhà cầm quyền Hà Nội vì dân hai miền đều là nạn nhận của chế độ. Bằng chứng cụ thể là khi có biểu tình chống Tàu xâm lược thì cả Hà Nội và Sài Gòn đều hưởng ứng, nhưng chỉ giới hạn hay lén lút vì bị nhà cầm quyền Hà Nội cấm.

        Như tôi đã nói. Hòa giải là hòa giải với nhau khi có bất đồng. Chẳng hạn như nhà cầm quyền muốn hòa giải với dân; hay các nhóm lợi ích xung khác muốn hòa giải để tránh hận thù; hoặc hai nước hòa giải với nhau không coi nhau như kẻ thù như VN và Hoa Kỳ. Nhưng hòa giải không nhất thiết phải đoàn kết. Đó là một sự gán ghép gượng gạo.

        Còn hòa hợp thì tùy vì lợi ích gì mà hòa hợp, cũng không nhất thiết có hòa hợp là có đoàn kết. Ví dụ như hai hãng xưởng sát nhập hòa hợp làm một để tăng cao lợi nhuận; hay hai nhóm lợi ích, hay như đảng cộng sản VN muốn hòa hợp với dân (chỉ là mị dân chứ thức chất không có mà chỉ có đàn áp và bắt bớ) để mưu tìm lợi ích cho đảng bằng tính chính danh để kéo dài sự cai trị. Cũng vậy, hòa hợp cũng không tự nhiên mà có đoàn kết.

        Vậy có hòa giải và hòa hợp chưa hẳn là sẽ có đoàn kết; nhưng nếu có đoàn kết thì không cần HGHH, trừ phi lại chia rẽ.

  4. Minh Đức says:

    Trong lúc tình hình Ukraine đang rắc rối, Mỹ vẫn tuyên bố sẽ gửi thêm tàu chiến đến vùng Thái Bình Dương vào năm 2017 này. Điều này cho thấy Mỹ xem Trung Quốc là mối đe dọa. Còn Nga thì xem ra Mỹ cùng với Liên Âu đối phó ở mức nào đó.

    Tình hình thế giới trong vòng 10, 20 năm tới có thể sẽ có nhiều thay đổi vì Mỹ đang gia tăng sản xuất dầu hỏa, bớt lệ thuộc vào Trung Đông. Nền văn minh dầu hỏa cũng đang đi vào giai đoạn cuối của nó vì dầu hỏa mà nhân loại đang khai thác cũng sắp cạn và người ta đang nghiên cứu để chuyển sang dạng năng lượng mới. Mỹ không còn cần dầu hỏa ở Trung Đông nữa thì sẽ không còn phải duy trì lực lượng quân sự ở Trung Đông nhiều mà sẽ chuyển sang vùng Thái Bình Dương để đối phó với Trung Quốc.

  5. BUILAN says:

    Những tên đầu đất- đầu chứa bả đậu- phân… nhiễm độc từ tên lưu manh côn cồ CB công cụ tay sai đắc lực cuả CS quốc tế Hãy dành thì giờ ĐỌC – suy nghiệm thực tế tình hình hiện taị và mưu đồ cuả PUTIN !
    Một bài viết cuả những người có đầu óc thực tế nhìn xa trông rộng, cao, sâubằng trí tuện khách quan công bình – liên quan đến sư ổn định hoà bình thế giới – Sự sống còn cuả cả nhân loại chứ không phaỉ một hai thằng LIÊU hay bầy đàn THAỎ KHÂU !

    “..Đứng trước một cuộc khủng hoảng lớn, các chính trị gia có tầm nhìn và có ý thức trách nhiệm về những công việc của mình thường phải cân nhắc thận trọng, so sánh tương quan lực lượng giữa mình và đồng minh với đối thủ. Tương quan lực lượng ở đây không phải chỉ về quân sự mà cả về sức mạnh kinh tế, cơ cấu chính trị và hậu thuẫn ngoại giao của các bên trước mắt và lâu dài.
    Về tương quan lực lượng trong quân sự: Nga vẫn là một siêu cường về võ khí nguyên tử và hỏa tiễn liên lục địa ngang ngửa với Mĩ. Nếu Hoa kì và EU chọn giải pháp đối đầu quân sự với Putin thì phải tính tới những rủi ro khủng khiếp chưa thể lường hết được, nhất là với EU nằm sát lách Nga. Mặt khác, Putin –cựu sĩ quan mật vụ (KGB) thời Liên xô- theo đuổi đường lối quốc gia quá khích, tính tình bất định, có nhiều tham vọng cá nhân và sẵn sàng dùng các thủ đoạn bất kể tới lương tâm và đạo đức –cụ thể như cố tình giải thích Hiến pháp Nga tùy tiện theo cách có lợi nhất cho cá nhân mình để có thể làm tổng thống suốt đời!

    Kính mời !

  6. Trung Hoàng says:

    Nga sẽ không bị cô lập nhiều lắm, chính CSBK mới là điểm chính yếu hiện nay. Cuộc tập trận chung của các nước Nga,Úc,Nhật,Nam Dương gần đây, cho thấy các nước nầy không ngại khi không có mặt CSBK. Chính cuộc tập trận chung nầy, sẽ khiến cho CSBK cảm nhận được sự lẽ lỏi của mình trước tranh chấp Điếu Ngư Đài với Nhật. Trong tương lai, nếu có thể được, CSBK cũng mong muốn có cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ và Úc, để phần nào gở lại mặt mũi trước thế giới. Sự trở giọng gần đây của Hoa Kỳ với CSBK về các vấn đề Biển Đông Á, ít hay nhiều, cũng làm cho CSBK phải quan ngại và lo lắng. Nhất là nội tình trong nước, luôn phải gặp nhiều bất ổn đột biến xảy ra.

    Vấn đề Ukraine và Creamia, tất nhiên Âu Châu phải có trách nhiệm nhiều hơn so với Hoa Kỳ, bởi vì với lý do địa chính trị, sẽ ảnh hưởng trực tiếp với Âu Châu, mà rất ít trực tiếp đến Hoa Kỳ nhiều cho lắm, nhất là Hoa Kỳ đang trong giai đoạn cắt giảm ngân sách quốc phòng hiện nay. Sự cắt giảm nặng về tính nhân sự nhiều hơn tính kỹ thuật, sự cắt giảm không ảnh hưởng nhiều đến sự vận hành qua máy móc nhờ kỹ thuật tiên tiến thay thế vào chổ khiếm khuyết. Dẩu sao, đó cũng là một sự cắt giảm hợp tình hợp lý của một nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến như Hoa Kỳ.

    Xin trân trọng.

  7. Austin Pham says:

    Đối với tôi, Putin là một tên dốt và lưu manh. Hắn ta có cái tiểu xảo của tên mật vụ nhưng thiếu cái cơ trí của người lãnh đạo quốc gia. Khi người ta nhìn vào Putin và đám bộ sậu của tên này thì chúng thực sự là những thằng hề. Người ta chỉ có thể trông đợi những đứa con nít sẽ trưởng thành bằng cách tạo cơ hội và kèm với giải thích, nhưng đối với đám lớn đầu làm càng thì họ không chọn giải pháp này. Putin đã đặt cá nhân hắn ta và nước Nga vào tình trạng tự đào hố chôn mình. Âu châu và Mỹ sẽ không nhượng bộ để tạo ra bất cứ tiền lệ nào trong thế kỷ này.
    Tôi cầu mong sự căng thẳng này kéo dài càng lâu càng tốt, phải đưa nền kinh tế nước Nga về vị trí ban đầu để sau khi một giải pháp ra đời chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai phe thì Nga chỉ duy nhất lo kiếm cơm cho cái bao tử.
    Tôi chấp tên dăm bông miệt vườn này ra quân xâm chiếm mấy nước khác. Dám bận quân phục Nga ra khỏi biên giới của mình là từ chết cho tới…lết. Vâng, Thép đã…toi thế đấy!
    Đánh cờ cái con…mẹ gì thằng này, ngồi đọc mấy cái bài viết trước đây của NHH mà tội nghiệp cho em nó sinh nhầm chế độ.

Leave a Reply to Austin Pham