WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tâm tư hôm nay mới trải

Phong trào dân sự ở Việt Nam đã có những bước phát triển

Phong trào dân sự ở Việt Nam đã có những bước phát triển

Trước nay, tôi vẫn dành sự quan tâm đặc biệt cho xã hội dân sự hơn là đảng phái chính trị. Mặc dù, trong một thể chế dân chủ, cả hai thứ này đều không thể thiếu, và có thể xem chúng là hai trong số những đặc điểm cần thiết của một nền dân chủ: xã hội dân sự và đa đảng.

Sự thiên lệch trong mối quan tâm này xuất phát từ nhận thức cá nhân tôi về hai thiết chế xã hội này.

Khuynh hướng tập hợp lại thành các phe nhóm và đảng phái chính trị luôn dễ dàng và hiệu quả hơn nhu cầu sinh hoạt thiện nguyện, vô vị lợi và độc lập của các hội đoàn dân sự. Nguyên do dễ thấy, đó là, cũng giống như mảng hoạt động kinh tế, mảng sinh hoạt chính trị được hình thành và phát triển dựa trên nguyên tắc chính của nó là Quyền lợi. Với kinh tế, là vì tiền bạc và tài sản; còn chính trị là vì quyền lực chính trị, hay nói rõ hơn là triển vọng quản lý và kiểm soát xã hội.

Còn các hội đoàn dân sự là sự kết hợp của những người cùng sở thích, ý chí, giá trị, nghề nghiệp, nguyện vọng… Họ tập hợp lại để chia sẻ những điểm chung, làm việc nhân đạo, bảo vệ lợi ích và giá trị của thành viên chứ không nhằm tranh giành lợi ích kinh tế lẫn quyền lực chính trị.

Chính trị và dân sự

Khuynh hướng chính của con người tư lợi, đó là một giả định hữu lý và đã được chứng minh bằng kinh nghiệm. Một lý thuyết gia lỗi lạc của thời đại chúng ta – Max Webber – từng nói: “Quyền lợi, chứ không phải ý tưởng, trực tiếp chế ngự hành động của con người”.

Sự kết hợp vì quyền lợi luôn thuận lợi hơn sự tập hợp dựa trên giá trị. Đức tính công cộng trừu tượng không thắng nổi những lợi ích thiết thực.

Các hội đoàn dân sự chỉ có được sự hỗ trợ tài chính từ cộng đồng để thành viên đủ sống và làm việc chứ không kiếm những khoản lợi nhuận kếch xù như khi làm kinh tế hoặc chính trị, nếu không muốn nói là đôi khi thành viên phải bỏ tiền túi ra để giữ vững sự độc lập cho hội đoàn mình. Bởi vậy, trong một xã hội dân chủ, trái ngược với các sinh hoạt đảng phái mạnh mẽ, sôi động và hào nhoáng, mảng sinh hoạt xã hội dân sự thực thụ luôn là những bận rộn tầm thường và thiên về nhân đạo.

Các hội đoàn dân sự chỉ có được sự hỗ trợ tài chính từ cộng đồng để thành viên đủ sống và làm việc chứ không kiếm những khoản lợi nhuận kếch xù như khi làm kinh tế hoặc chính trị, nếu không muốn nói là đôi khi thành viên phải bỏ tiền túi ra để giữ vững sự độc lập cho hội đoàn mình.”

Trong nhiều bài viết của mình, tôi từng lo sợ rằng: Vì sự an toàn dưới chế độ độc tài, hiện nay các nhóm thuộc đảng phái, phe nhóm chính trị thường hoạt động dưới lớp vỏ xã hội dân sự, điều này dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm: xã hội dân sự phát triển một cách giả tạo, bị khuynh loát và không có đủ sức đặt nền tảng cho một chế độ dân chủ hậu cộng sản.

Thực trạng này rất đáng lo vì nó tiếp tục cản trở nỗ lực đấu tranh đòi Dân chủ và đe dọa làm thất vọng ước muốn Dân chủ, Đa nguyên, Tự do và Nhân quyền của người dân Việt Nam.

Vì thế, đối với xã hội dân sự, tâm tình của tôi gần giống với tình cảm quan tâm và yêu thương của một người dành cho một người bạn nghèo khổ của anh ta. Chỉ đơn giản bởi tâm lý của tôi là thích chú tâm đến những thứ bị mọi người bỏ rơi lại đằng sau, những thứ tầm thường, không bắt mắt và kém hào nhoáng.

Đến bây giờ, vượt qua những lời chụp mũ không căn cứ, tôi vẫn là một người hoạt động độc lập. Tôi có, tất nhiên, nhiều thân hữu thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau nhưng tôi không thuộc bất cứ đảng phái hay phe nhóm chính trị nào.

Không phải vì tôi sợ chính quyền mạnh tay đàn áp mà tôi vì tôi muốn dành thời gian trẻ trung và năng động nhất của cuộc đời mình cho “người bạn nghèo khổ” ở đất nước này.

Có thể hoạt động độc lập được không?

Làm một người hoạt động độc lập, điều đó dĩ nhiên khiến tôi gặp nhiều khó khăn hơn nhiều người khác. Quý vị có thể hình dung bối cảnh có những người ngồi trên thuyền lớn để vượt bão, còn những người hoạt động độc lập như chúng tôi chỉ ngồi trên những chiếc ghe nhỏ và mục nát. Thỉnh thoảng chúng tôi nhận được một vài sự giúp đỡ, khuyến khích và tư vấn từ các cá nhân riêng lẽ; nhưng nói chung là chúng tôi chỉ có một mình.

“Một mình” không phải là không có bạn bè mà là không có một thế lực chính trị nào đứng đằng sau chúng tôi ngoài những tấm lòng của từng cá nhân có tri thức, uy tín và tâm huyết với đất nước.

Hoạt động độc lập đã khó, làm việc trong một tổ chức độc lập còn khó khăn gấp bội.

Cuối năm 2013, tôi trở thành thành viên của một tổ chức bảo vệ Nhân quyền của phụ nữ mang tên Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam. Một tổ chức độc lập, ra đời trong hoàn cảnh chế độ độc tài sợ hãi bất cứ sự tập hợp nào của người dân Việt Nam, tất nhiên gặp phải nhiều trở ngại.

An ninh cộng sản đe dọa nhiều thành viên của chúng tôi, đòi họ rút tên khỏi Hội. Sự sách nhiễu đó gây nhiều tổn thất cho Hội nhưng nó không khiến chúng tôi được truyền thông chú ý và bênh vực. Dư luận viên thì chụp mũ chúng tôi là tổ chức ngoại vi của đảng này, đảng khác. Nhiều người ủng hộ chúng tôi quay sang nghi ngờ. Nhiều người đấu tranh khác, vì thiếu thông tin, thì nghĩ chúng tôi là “quốc doanh” vì “chưa thấy chúng tôi bị đàn áp gì cả”.

Quả tình, đối với những con người từng chịu nhiều mất mát và thậm chí là đau khổ bởi chế độ này như cô Dương Thị Tân, chị Lê Thị Công Nhân, cô Trần Thị Hài, chị Trần Thị Nga …, thì việc nghi ngờ Hội chúng tôi “quốc doanh” đồng nghĩa với sự xúc phạm nghiêm trọng. Chỉ vì người ta không nhìn thấy những đàn áp ngấm ngầm nhưng không kém mạnh mẽ mà chúng tôi phải chịu và một phần vì cái xu hướng tâm lý: những người bị đàn áp mạnh và được truyền thông ủng hộ hơn thì có thẩm quyền đạo đức hơn. Và chúng tôi còn gặp vô số những khó khăn về mặt kỹ thuật khác.

Việc mặc định sự nghi ngờ ngay từ đâu đối với quyền lực chính trị không những là trí khôn ngoan mà còn là phẩm chất của con người trong các xã hội dân chủ.”

Là một tổ chức bảo vệ Nhân quyền, chúng tôi bị chính quyền cộng sản thù ghét vì họ nghĩ chúng tôi đang cố tập trung lực lượng làm xói mòn quyền lực độc tôn của họ. Là một tổ chức độc lập, chúng tôi bị các đảng phái, phe nhóm chính trị đả kích vì chúng tôi không nằm trong phạm vi chi phối và kiểm soát của họ. Vậy là chúng tôi phải xoay xở rất vất vả trong một mớ những trở ngại về tài chính, kỹ thuật tổ chức và trục trặc nội bộ.

Nhưng bất chấp những khó khăn, chúng tôi tin tưởng rằng sự làm việc tận tụy và công tâm sẽ mang lại uy tín; chứ không phải ngược lại, uy tín và tiếng tăm sẵn có không nhất thiết song hành với sự công tâm và tử tế. Mặc dù hành động con người chủ yếu bị điều khiển bởi quyền lợi, nhưng là những con người có lý trí và khát vọng tốt đẹp, chúng ta phải cố gắng để cân bằng giữa hai thái cực: quyền lợi và sự công tâm.

Đó là lời chia sẻ mạo muội của tôi tới tất cả những người bạn đồng chí hướng đấu tranh cho Dân chủ và các cơ quan truyền thông Tự do đang gánh vác trên vai mình trách nhiệm to lớn: lên tiếng bảo vệ Tự do và Nhân quyền.

Mỗi một ngày trôi qua, tôi thấy mình lớn lên. Tôi đã trải nghiệm những điều tốt đẹp cũng như những điều xấu ngấm ngầm trong tất cả các thiết chế do con người lập nên. Có những vận động ngầm, những toan tính thuần về quyền lợi, những kết nối khuất tất giữa các thế lực chính trị đang diễn ra, đang chảy dưới lòng sông, dù mặt sông phẳng lặng và đẹp đẽ.

Nhưng tôi vẫn nuôi hy vọng rằng những nhà hoạt động và trí thức Việt Nam độc lập có đủ tri thức và lương tri để quan sát những diễn biến này. Vì vai trò của giới trí thức thực sự trong mọi quốc gia là giám sát các hoạt động quyền lực chính trị để bảo vệ nền dân chủ. Việc mặc định sự nghi ngờ ngay từ đâu đối với quyền lực chính trị không những là trí khôn ngoan mà còn là phẩm chất của con người trong các xã hội dân chủ.

© Huỳnh Thục Vy

Nguồn: BBC

 

9 Phản hồi cho “Tâm tư hôm nay mới trải”

  1. hoàng says:

    Mổi sự sinh hoạt hằng ngày của con người,dù con người đó ở vị trí,không gian nào trong xã-hội,thì con người đó tất nhiên phải đối diện với “thử- thách”.Như Thục Vy đã từng hiểu hoặc tự an-ủi mình trong công cuộc đấu tranh vì quê hương dân tộc thì những tị-hiềm,ganh-ghét,hãm-hại nhau là chuyện phải hiện hửu bên đời sống của mổi con người.Mong rằng,Thục Vy vẩn còn niềm-tin vửng chắc trong cuộc vấn thân vì đại nghĩa cho quê-hương và cứ xem như một mảnh hổ với một đàn sói vây quanh.Chúc Thục Vy được bình tâm và bình an trong công cuộc thay đổi mới cho dân tộc VN.

  2. Trực Ngôn says:

    Huỳnh Thục Vy viết: “Cuối năm 2013, tôi trở thành thành viên của một tổ chức bảo vệ Nhân quyền của phụ nữ mang tên Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam. Một tổ chức độc lập, ra đời trong hoàn cảnh chế độ độc tài sợ hãi bất cứ sự tập hợp nào của người dân Việt Nam, tất nhiên gặp phải nhiều trở ngại“.

    Thục Vy mến

    Ngay cái tên; “Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam” đã nói lên tính “đối lập” với chính thể độc tài chuyên chế CSVN rồi. Và việc làm của hội đã nói lên khuynh hướng chính trị rồi, vì vậy (trích); “An ninh cộng sản đe dọa nhiều thành viên của chúng tôi, đòi họ rút tên khỏi Hộ….” (hết trích) cũng là điều dễ hiểu!

    Cần nên hiểu rằng; CSVN sẽ tìm đủ mọi thủ đoạn để xuyên tạc, vu cáo, hầu mong “tiêu diệt” tất cả các tổ chức, kể cả tôn giáo, không đứng trong phạm vi kiểm soát (quốc doanh) của họ.

    Do vậy, Thục Vy và những người đấu tranh cho dân chủ, hoặc những ai có khuynh hướng “đối lập” với nhà nước CSVN cần phải mạnh dạn nói lên quan điểm của mình thì mới được truyền thông và dư luận ủng hộ và hỗ trợ!

    Vòng vo tam quốc hoặc tránh né những từ ngữ “nhạy cảm” (theo CSVN) thì sẽ càng dễ bị hiểu lầm và tự cô lập mình! Chính vì sự “né tránh” (không cần thiết) đó mà không được truyền thông chú ý và bênh vực.

    Đám “dư luận viên” của CSVN thì khỏi cần phải nói, chúng không chỉ gán ghép là “tổ chức ngoại vi của đảng này, đảng nọ” (chống CSVN), chủ đích cũng chỉ để kiếm cớ đánh phá.

    Mặt khác, chúng còn lu loa “nhận vơ” tổ chức này là “quốc doanh” khiến bị những người ủng hộ quay sang nghi ngờ!

    Các tổ chức “từ thiện” với mục đích gì? Nếu không phải là để “xoa dịu nỗi khổ đau, đói nghèo của nhân dân” do CSVN gây ra? Và như vậy cũng đã là hành động chính trị (gián tiếp), đúng không?

    Nếu không xác định được điều này, thì các tổ chức dân sự (độc lập) muôn đời cũng chỉ đơn độc, không đạt được mục đích, mà còn trở thành “con bò sữa” cho CSVN “xỏ mũi”, và lạm dụng!

    Ý tưởng trên đây xin được trao đổi với anh Huỳnh Ngọc Tuấn, Thục Vy cùng bạn đọc ĐCV thân mến.

  3. Ý NGÀN says:

    BAO GIỜ

    Bao giờ ý hệ vẫn còn
    Hãy đừng mơ tưởng viễn vông làm gì
    Thục Vy ơi hỡi Thục Vy
    Tâm tình đem trải làm gì hỡi ơi
    Biết khôn thì hãy quên đời
    Coi như chẳng dính đến mình là xong
    Đừng mà ảo ảnh trông mong
    Ngủ đi mơ gặp Bác Hồ đêm qua
    Lê Nin Các Mác sao sa
    Nửa đêm vẫn thấy sáng lòa là vui !

    DẶM NGÀN
    (29/4/14)

  4. Việt cộng trù dập says:

    Tác giả Tưởng Năng Tiến:

    …Theo lời nhà văn Võ Văn Trực, bào đệ của ông Võ Quang Hiền, ngay từ lúc thiếu thời ông Hiền đã hăng hái tham gia vào cuộc cách mạng vô sản ở Việt Nam.

    Sổ tay của ông “… trang nào cũng dán vài tấm ảnh. Những tấm ảnh thiêng liêng: Các Mác, Ăng- ghen, Lê-nin, Mao Trạch Đông, Sta-lin, Ăng-ve Hốt-gia, Lâm Bưu, Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ, Gốt-van, Ti-tô, Vô-rô-si-lốp, Đi-mi-tơ-rốp, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Tôn Đức Thắng, Hoàng Quốc Việt…”

    Lòng nhiệt tình của Võ Quang Hiền với cuộc cách mạng vô sản chỉ (chợt) nguội, sau khi ông tham dự vào Chiến Dịch Cải Cách Ruộng Đất ngay tại làng quê của mình. Từ đây, sổ tay của ông bắt đầu xuất hiện những dòng chữ đậm nét băn khoăn: “Ông Thìn làm giáo học mà cũng địa chủ, bà Mến biết cái cóc gì mà cũng thường vụ Quốc dân Đảng, địa chủ cả nút thế này thì lấy ai làm nông dân… Chúng nó kích bà con nông dân tố nhau lộn nhào lộn nhút…”

    Sự gian xảo và tàn ác của “chúng nó” khiến ông dần dần thay đổi thái độ: “Con đường tham gia công tác xã hội của anh xuống từng nấc thang: sĩ quan quân đội, cải cách ruộng đất, cán bộ thông tin xóm, Đảng viên trơn… và cuối cùng là phó thường dân! Tưởng là ‘dứt bỏ đường công danh’, vui thú điền viên tham gia việc làng việc xóm cho vui, đến bây giờ anh mới nhận thức ra rằng việc làng việc xóm cũng là việc xã hội, mà làm ‘việc xã hội’ là thế nào cũng bị va chạm, xô xát. Anh hoàn toàn giành thì giờ lo việc gia đình nhưng vẫn bị Đảng uỷ để ý, cho là ‘phần tử bất mãn’, là ‘cố ý chống đối’… Thì ra cái ‘cọng rêu dưới đáy ao’ mà anh tưởng là ‘yên thân’ như các nhà nho ngày trước, có ngờ đâu cái cọng rêu ấy trong thời buổi này cũng phải đối mặt với mọi biến động của xã hội…”
    Những “va chạm xô xát” của cọng rêu Võ văn Hiền, dưới đáy ao, tuy không mạnh bạo gì cho lắm nhưng cũng đủ khiến cho nó trở nên xơ xác:

    “Không có một cuộc họp chính thức nào của các ông lãnh đạo xã và thôn cấm chỉ anh Hiền dạy tiếng Pháp hoặc cấm mở lớp dạy học. Nhưng người ta xì xào bàn tán rất nhiều về lớp học của anh. Sao thằng Pháp cai trị ta tám mươi năm, bây giờ lại dạy tiếng của nó? Sao ông Hiền đi đánh Pháp chín năm, bây giờ thắng nó rồi, lại đem tiếng của nó ra mà dạy? Ông Hiền dạy tiếng Pháp làm gì nhỉ, đào tạo bồi cho Tây à? Đào tạo thông ngôn cho Tây à?”

    “Cả sáu học trò lần lượt bỏ học. Gian nhà trở lại hai tấm phản với hai chiếc ghế dài, ảnh ông Khổng Tử với câu ‘Tiên học lễ hậu học văn’, và một… thầy đồ tân thời mặt buồn rười rượi.”

    Qúi vị lãnh đạo cách mạng nơi làng Hậu Luật, xã Diễn Bình, huyện Diễn Châu (tỉnh Nghệ An) đã lần lượt đẩy ông Võ Quang Hiền từ nỗi buồn này, sang nỗi buồn khác. Chung cuộc, ông chết dần mòn trong bệnh tật và nghèo đói .

    “Tôi đặt lên ngôi mộ tấm ảnh của anh – không phải tấm ảnh gày gò của ông lão sáu mươi, mà là tấm ảnh người thanh niên cường tráng những năm tháng hào hùng ở Việt Bắc: mặc áo trấn thủ, đội mũ lưới đính quân hiệu. Hàng trăm cặp mắt chăm chăm nhìn vào tấm ảnh, chợt thức dậy trong tiềm thức của họ những kỷ niệm về anh và về làng xóm thuở Cách mạng sơ khai.”

  5. 1.
    “Tôi muốn xem có giả dối nào không… nhưng ngược lại hoàn toàn”

    Trong quá khứ, tôi rất cực đoan với Nhà nước. Tôi muốn đến Trường Sa vì lý do duy nhất: Coi Nhà nước này có giấu giếm gì không vì tôi nghe rất nhiều rằng biển Đông biến động, không có an ninh, rằng Nhà nước Việt Nam đã dâng biển, đảo cho nước ngoài. Tôi nhất quyết phải về để tận mắt nghe, thấy. Chuyến đi 10 ngày để tìm coi có một vết tích nào giả dối hay không, quả thật là không hề có mà ngược lại còn tuyệt vời hơn những gì tôi ước định trong đầu. Đến Trường Sa, tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Từ các công trình kiến trúc rất vững chắc cho đến cuộc sống vui tươi của quân dân trên đảo… Với tất cả chiến sĩ mà tôi đã gặp, họ có một ý chí sắt đá vô cùng với tinh thần tất cả cho Tổ quốc. Tôi nói với chiến sĩ Trường Sa rằng khi cần, hãy cho phép tôi được đứng chung trong hàng ngũ của anh em để sẵn sàng bảo vệ quần đảo tươi đẹp này.

    Luật sư DAVID NGUYỄN
    Trưởng ban vận động và tổ chức bầu cử hội đồng đại diện cộng đồng người Việt quốc gia Houston và vùng phụ cận

    Đọc tiếp: http://chemgiocatuan.blogspot.com/2014/04/cam-nghi-cua-kieu-bao-khi-tham-truong-sa.html

    • Biết đọc chữ không ? says:

      Bài chủ có đang bàn về Trường Sa không? Dốt nát ! Hèn chi dễ bị bọn Việt cộng nó lừa .

    • hoàng says:

      Thằng luật sư nầy là luật sư trong nghị quyết 36 và cũng là luật sư 30/04.Đã từng học tại đại học luật bác bó.Người bình dân thường cho là hang hồ hố csvn.Tên luật sạo ke nầy có thể là thằng điên được mướn viết một vài đoạn mà sơn heo thích thấy luật sư heo viết phản kiến.Xin các bạn để hắn được yên.

  6. Đại Nghĩa says:

    Cháu Huỳnh Thục Vy,
    Đọc xong bài viết của cháu bác rất cảm động. Bác đã từng đọc bài của Ba cháu, của cháu Bác rất ngưỡng mộ một gia đình có tâm huyết với dân tộc. Bác đã thấy được sự chịu đựng của gia đình cháu rất nhiều. Ở Việt Nam ngày nay những người có lòng với dân tộc thì nhiều, nhưng đứng ra hoạt động chính thức thì rất it. Một mặt bị nhà cầm quyền đàn áp, một mặt bị họ ly gián và bị thân hữu nghi ngờ làm thui chột tinh thần đấu tranh, thế là chán nãn bỏ cuộc. Ở trong nước đã thế, ở hải ngoại những người hoạt động chính trị cũng nghi ngờ lẫn nhau nên thiếu sự đoàn kết và vì thế mà gần 40 năm cộng sản vẫn ngự trị trên quê hương mình một cách bình an. Bác rất thông cảm với sự chán nãn của Ba cháu và cháu vì những khó khăn trên đường tranh đấu gian khổ nhất là đấu tranh với bạn bè, nhưng “chó sủa mặc chó, người lữ hành cứ đi”. Dậy mà đi sẽ thành công.

  7. THƯỢNG NGÀN says:

    PHÂN TÍCH XÃ HỘI CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI DÂN SỰ

    Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng. Sự kết hợp mọi con người tự do, bình đẳng đó trong mọi hoạt động tự phát, thiện nguyện, hay trong kinh tế, xã hội, văn hóa nói chung, dựa trên tiêu chuẩn duy nhất là lý trí sáng suốt, tình cảm trong sáng, nhu cầu khách quan, cần thiết vốn có của xã hội, đều gọi chung là thực tại xã hội, thực tế tự nhiên của xã hội, hay xã hội dân sự.
    Trong khi đó xã hội quyền lực, xã hội pháp lý, xã hội có tổ chức bao quát, dựa trên những công cụ cưỡng chế, tập trung, dựa trên mọi cơ chế máy móc, gọi là xã hội chính trị. Có nghĩa cơ sở chung nhất của xã hội dân sự là tính đa nguyên. Trong khi đó xã hội chính trị thường có thể độc đảng hay đa đảng. Độc đảng là cơ chế độc tài, xa với ý nghĩa đa nguyên nhất, tức xa với xã hội dân sự nhất. Xã hội chính trị độc đảng bao giờ cũng là xã hội phi lý và nghiệt ngã nhất. Bởi chính trị cơ sở của nó là quyền lực. Mà quyền lực có khi đầy chủ quan, đầy bạo lực, đầy ích kỷ, đầy riêng tư, nên cơ chế xã hội độc đảng bất kỳ trong trường hợp nào đều dễ lọt vào trong những tệ trạng hay những tính cách tiêu cực nầy nhất. Tức nói khác, trong khi xã hội dân sự thì đa dạng, còn xã hội chính trị chỉ tựu trung vào hai mặt chính yếu. Đó là mặt tiêu cực hay mặt tích cực. Mặt tiêu cực là mặt nó xóa bỏ, khống chế, hạn chế, triệt tiêu xã hội dân sự. Kiểu xã hội phát xít, xã hội quốc xã, xã hội độc tôn toàn trị ý thức hệ, xã hội kiểu trại lính, đó đều là những xã hội chính trị tiêu cực. Trong khi đó xã hội chính trị tích cực là xã hội đa nguyên, đa đảng một cách hữu lý, tự nhiên, chính đáng, cần thiết, đều xã hội chính trị có lợi, đồng minh, hậu thuẫn, bổ trợ hay hỗ trợ cho xã hội dân sự.
    Thật thì xã hội dân sự là xã hội cơ bản, nền tảng, vĩnh cửu nhất của thế giới xã hội con người. Trong khi đó xã hội chính trị thực chất chỉ là xã hội bề mặt, xã hội từng giai đoạn, xã hội sản phẩm của xã hội dân sự. Nên lấy cái nền tảng làm cơ bản, cơ sở, làm cái trụ cho cái không cơ bản, đó là điều thuận lý, khách quan, đúng đắn. Trái lại lấy cái bèo bọt, cái nhất thời, cái hệ quả làm cái quyết định cho chính cái nền tảng chung nhất, đó là sự nghịch lý, sự khiên cưỡng, sự phi lý và sự phản tự nhiên cũng như xã hội.
    Trên đây nói sơ qua ý nghĩa, sự khác nhau, sự tương phản giữa xã hội dân sự và xã hội chính trị. Cũng qua đó thấy được cái thuận lý và cái nghịch lý trong suy nghĩ, hành động của cá nhân, tập thể hay xã hội nói chung của một quốc gia, một dân tộc hay kể cả thế giới, tức toàn thể lịch sử hay toàn thể loài người là như thế nào.

    ĐẠI NGÀN
    (27/4/14)

Leave a Reply to Biết đọc chữ không ?