Thống nhất đất nước và hậu chiến tội đồ
Hoàng đế Quang Trung
Theo Wikipedia, Nguyễn Huệ, còn được biết đến là Bắc Bình Vương, là hoàng đế Quang Trung (1788 -1792), hoàng đế thứ hai của Nhà Tây Sơn, bên cạnh Hoàng đế Thái Đức Nguyễn Nhạc.
Nguyễn Huệ và cùng hai người anh em, lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía Bắc và Nguyễn ở phía Nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê.
Nguyễn Huệ là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía nam, của Đại Thanh từ phía Bắc; đồng thời còn là người đề ra nhiều kế hoạch cải cách xây dựng Đại Việt.
Nguyễn Huệ được một số sử gia đánh giá là đã đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn.
Nguyễn Huệ được cả hai phía, Cộng sản Bắc Việt và Việt Nam Cộng Hoà tôn vinh như một anh hùng dân tộc.
Tượng đài của Nguyễn Huệ có cả ở hai miền Nam Bắc trước năm 1975 và tên ông được đặt cho đường phố cả ở Hà Nội (phố Quang Trung) và Sài Gòn (đường Nguyễn Huệ).
Vua Gia Long
Cũng theo Wikipedia, Gia Long thật là Nguyễn Phúc Ánh, sinh ngày 8 tháng 2 năm 1762, là Hoàng đế đã lập ra nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820.
Gia Long là cháu của vị chúa Nguyễn cuối cùng ở Đàng Trong, sau khi gần như toàn bộ gia tộc bị quân Tây Sơn bắt giết năm 1777.
Ông phải trốn chạy và bắt đầu cuộc chiến 25 năm với Tây Sơn để khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc.
Sau nhiều thất bại lớn và phải cầu viện sự giúp đỡ của Xiêm La và Pháp, ông giữ vững được Nam Hà và đến năm 1802 thì đánh bại Nhà Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, thống nhất Việt Nam sau nhiều thế kỷ nội chiến.
Triều đại của Gia Long được đánh dấu bằng việc chính thức sử dụng quốc hiệu Việt Nam với cương thổ thống nhất rộng lớn nhất cho đến thời đó, kéo dài từ biên giới với Trung Quốc tới vịnh Thái Lan, gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Dưới sự cai trị của ông, Việt Nam trở thành một thế lực quân sự hùng mạnh ở Đông Dương, cùng Xiêm La phân chia ảnh hưởng đối với Chân Lạp.
Khi lên ngôi trị vì, vua Gia Long đã trả thù dòng họ Nhà Tây Sơn hết sức dã man và tàn bạo.
Vua Gia Long trong giáo khoa sử tại Bắc Việt được xem như một kẻ “cõng rắn cắn gà nhà”.
Ngược lại, ở miền Nam, trước năm 1975, vua Gia Long được xem là một điểm son trong lịch sử Việt Nam. Tên ông được đặt cho một đường phố Sài Gòn, đường Gia Long ở quận 1 và trường Nữ sinh Trung học Gia Long.
Như vậy, chế độ Việt Nam Cộng Hoà đã nhìn nhận và tôn vinh vua Gia Long trong cuộc chinh chiến dai dẳng, để đánh đổ Nhà Tây Sơn, chấm dứt nội chiến tương tàn, thống nhất đất nước.
Nội chiến Nam-Bắc
Hiệp định Geneve năm 1954 chấm dứt xung đột và lấy vĩ tuyến 17 làm đường ranh giới quân sự tạm thời, từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc thuộc vùng quản lý của Bắc Việt, từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam thuộc vùng quản lý của Việt Nam Cộng hoà.
Hiệp định cũng xác định đường ranh giới quân sự tạm thời này không thể diễn giải bằng bất cứ cách nào rằng đó là một biên giới phân định về chính trị hay lãnh thổ.
Trần Văn Đỗ, truởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam đã nói:
“ Chính phủ Quốc gia Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho xứ sở”.
Hồ Chí Minh trong bài “Sách Trắng của Mỹ” viết:
” Giới tuyến 17 là tạm thời, không phải là giới tuyến chính trị, hoặc giới tuyến lãnh thổ; Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tổng tuyển cử tự do khắp cả nước vào nǎm 1956″.
Thế nhưng thực tế lịch sử đã ngả theo hướng khác.
Việt Nam Cộng hoà từ chối tổng tuyển cử vì Tổng thống Ngô Dình Diệm “nghi ngờ về việc có thể bảo đảm những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc“.
Thực chất, Bắc Việt cũng nhìn nhận “miền Bắc không hội đủ điều kiện để tổ chức bầu cử thống nhất”, qua sự tiết lộ của Trường Chinh với Vasilii Kuznetzov, thứ trưởng ngoại giao Liên Xô, khi sang Moskva họp đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1956.
Hai thể chế, hai ý thức hệ, cộng sản và tự do, trở thành thù địch, bên nào cũng không coi lãnh thổ mình cai quản là duy nhất, mà tương lai phải là một Việt Nam thống nhất.
Miền Bắc đã tấn công miền Nam bằng bạo lực và cuộc xâm chiếm này đuợc chuẩn bị sẵn ngay từ khi Việt Nam bị chia cắt làm hai.
Năm 1965, Mỹ đổ bộ nửa triệu quân cùng với lính của Ausratlia, Nam Hàn, rồi cho máy bay bắn phá miền Bắc, làm dấy lên lý do để Bắc Việt tổng động viên cuộc “kháng chiến chống Mỹ xâm lược”.
Trong khí thế “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, Bắc Việt đã thành công trong việc “đánh cho Mỹ cút”, chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Việt Nam bằng Hiệp định Paris năm 1973.
Bằng thắng lợi cuối cùng của cuộc tổng tiến công mùa xuân 1975, Bắc Việt đã xoá sổ Việt Nam Cộng hoà một địch thủ đơn độc, không còn đuợc Mỹ viện trợ, kết thúc cuộc nội chiến kéo dài 20 năm, với hàng triệu người chết và hoàn thành việc thống nhất đất nước.
Hậu chiến tội đồ
Nếu có cái nhìn bao quát lịch sử như Việt Nam Cộng Hoà đối với vua Gia Long, thì rõ ràng, miền Bắc đã có “công” trong việc thâu tóm giang sơn về một mối.
Điều này làm tôi nhớ lại lời của ông Nguyễn Lương Thuật, trung tá hải quân Việt Nam Cộng hoà, nói với tôi tại Seatlle.
Trong ngày 29 tháng Tư năm 1975, chỉ huy chiếc chiến hạm với người di tản rời Cảng Sài Gòn, ông đứng nhìn bờ xa dần và nghĩ rằng, dù sao thì một cuộc chiến đã chấm dứt, đất nước hoà bình, không thể sống chung với cộng sản nhưng ông mong muốn những người cộng sản sẽ xây dựng và phát triển đất nước để dân chúng được hạnh phúc.
Thế nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam đã thiết lập một nhà nước không theo tinh thần “của dân, do dân và vì dân”.
Chế độ bầu cử tự do bị huỷ bỏ, thay vào đó tất cả vị trí lãnh đạo cao nhất của nhà nước đều do các đại hội đảng sắp đặt.
Cấu trúc của nhà nước như Quốc hội, Chính phủ, Tư pháp chỉ mang tính hình thức vì đảng Cộng sản lãnh đạo tuyệt đối và được ghi trong hiến pháp.
Cả nước bị áp đặt lên cả nước một hệ thống cai trị độc quyền, toàn trị, vi phạm thô bạo các quyền tự do cơ bản của con người, đàn áp mọi tiếng nói bất đồng quan điểm ôn hoà.
Đây là bất hạnh nhất của dân tộc Việt và là hậu quả của mọi bất công xã hội, nạn tham nhũng hoành hành trong bộ máy công quyền và đạo đức xã hội bị suy thoái nghiêm trọng hiện nay.
Cũng giống như Ba Lan, 800 ngàn lính Xô Viết bỏ mạng tại Ba Lan để giải phóng đất nước này khỏi ách phát xít, nhưng lại đẩy nó vào một thảm hoạ khác: hệ thống độc tài toàn trị Cộng sản.
Phải sau 44 năm tranh đấu họ mới giành được dân chủ tự do vào năm 1989 và người Ba Lan ngán Cộng sản đến mức Hiến pháp mới đặt chủ nghĩa Cộng sản bên cạnh chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và cấm tuyên truyền, hoạt động●
© Đàn Chim Việt
Trên diễn đàn này có hai ông còm sĩ nói nói dài, nói dai, nói dở, nó dóc nữa, hai ông ấy là ai thì quí độc giả đều biết hết
Diễn đàn ví như một mâm cơm chung, mỗi người ăn một phần ăn vừa đủ cho mình đừng ăn nhiều lấn sang phần người khác
Các ông nói tưới hạt sen, nói hết trang này sang trang khác không để cho ai nói cả, chúng ta phải tuân theo luật công bằng, nói vừa vừa thôi cho bà con nói với, nói như thế mà không thấy chán à?
Dù nói có hay tới đâu mà nói nhiều quá cũng hóa nhàm, người ta không có nhiều thì giờ để đọc hết những còm dài, dai, dóc của các ông đôi khi lại là còm dốt nữa, xin các ông hãy nghĩ lại cho bà con nhờ
Trích: “Thế nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam đã thiết lập một nhà nước không theo tinh thần “của dân, do dân và vì dân”.
Ngay từ thời Việt Minh mới lên có người đã nhìn thấy Cộng sản dùng dân như là công cụ, nghĩa là không phải vì dân. Khi đoạt được chính quyền thì Cộng Sản thiết lập một chế độ bắt toàn dân phải tham gia đóng góp vào mục tiêu của đảng Cộng Sản: theo đuổi chiến tranh thường trực cho đến khi Cộng Sản toàn thắng trên thế giới. Đó không phải là chế độ vì dân mà là chế độ lợi dụng dân, khai thác dân.
Tonydo nói
“Nghĩ kiểu bản làng xanh thẳm với tiếng sáo chiều êm ả như em thì nếu phải bỏ một thứ giữa những cái Quyền mà kẻ Sỹ thèm muốn và cái Ăn, cái Ở thì em chẳng phải đắn đo để bỏ cái thứ nhất.”
(hết trích)
Tonydo nói dài, nói dai, nói dở, nói phét, nói dóc tổ… làm như người Hải ngoại ngu hết sao?
Là dân chết đói chết khát từng sống với bác và đảng lại còn tâm hồn để nhớ quê cha đất tổ sao?
Đàn anh Tudo.com viết:
(Có người định nghĩa: Dân trí là “Culture Standard” có lẽ cũng gần…đâu đó.)
Thầy Tiên Ngu thì bảo rằng: cái dân trí không chỉ là, (Ăn và có vải che cái….củ cải! Đù ơi là đù, bới láo đi em).
Lão Ngoan Đồng nhảy lên thêm một bậc : (Vai trò của trí thức ngày một nặng nề hơn trước, nhất là trí thức chân chính ngày một ít trong khi trí thức “cô đầu” chuyên làm tay sai cho chính giới ngày một tăng, nên người ta đâm ra “khiêm nhượng” hay bảo thật là sợ không dám nhận mình là trí thức.).
Trước khi xung phong đi sinh bắc tử nam, vì không còn hộ khẩu Hà Nội nên em phải làm thuê đủ mọi việc kiếm miếng ăn. Nào gánh nước, chặt mía, đào khoai, leo tường sơn nhà cửa, đẩy xe bò..v.v. để chỉ đủ mua gạo “chui” ngày bữa rưỡi, độn ngô.
Cái tự do-hạnh phúc em mong mỏi mà Việt Nam hồi đó không có là, “tư do làm việc không cần hộ khẩu”. Đơn giản, chỉ có vậy!
Thoát ra khỏi nước trước khi cộng sản chiếm Sài Gòn, em mừng ra mặt, vì chắc chắn không chết về tay đồng chí Lê Duẩn.
Lại may mắn khi nằm bệnh viện trên đảo, trước khi vô đất liền cùng với một vị Đại Tá đã từng du học Mỹ nhiều năm, giảng giải về tự do làm việc kiếm sống trên đất Mỹ.
Cái em để ý nhất là có những việc lương rất cao mà không cần học hành, bằng cấp, như cạo gỉ sét tàu thủy, treo lủng lẳng trên trời lau chùi cửa sổ cao ốc., bốc vác bến tàu, lái xe tải đường trường…v.v.
Ăn uống sung sướng, thịt thà, táo cam ê hề, nhưng thỉnh thoảng thấy em buồn, nhớ canh rau đay với quả cà Láng, Ngài Quan Năm an ủi em bằng câu:
(Ở đâu có tự do, đó là quê hương của mình). Sau này cô giáo chỉ cho em câu nói nổi tiếng đó bằng tiếng Mỹ của Benjamin Franklin:
(Where liberty dwells, there is my country.).
Mong mỏi từng ngày được bảo lãnh ra trại để đi rong ruổi đường trường, như chiến sỹ lái xe Trường Sơn với lời bài hát (Chào em Cô Gái Lam Hồng):
(Xe ta bon trên những dặm đường giữa làng quê ta băng qua bao suối đèo, đồi nương (mà) xe ta bon ra chiến trường…..).
Qúi đàn anh có thể sẽ chửi em te tưa:
(Hạnh phúc không chỉ ăn, chỉ mặc. Chú mày dốt, toàn nghĩ tới chuyện tay chân kiếm sống….Ai cũng như chú mày thì đất nước chỉ có đi làm thuê, đời này qua kiếp khác..v.v.).
Thưa cho em hỏi lại:
Nếu quả thật nước ta có cái giai cấp gọi là “Trí Thức” thì được bao nhiêu phần trăm ạ?
Cho là 10% thì chắc nhiều qúa, vì kiếm đâu ra 9 triệu vị.
1% vậy. Ối giời ơi! Nước tôi mà có tới 900 ngàn trí thức thì đâu đến nỗi như ngày nay?
Ừ thôi, cho dân ngu như chú mày là 99,99% thì cũng còn 9 ngàn vị trí thức. Sài Gòn 4500, Hà Nội cũng vậy…sao không thấy vị nào ưỡn ngực, rướn cổ lên chửi thẳng vào mặt mấy thằng lãnh đạo tham những mà hỏi:
Lương chúng mày được bao nhiêu mà giàu qúa xá như vậy?
Đây chém phăng cổ tao đi! Kẻ sỹ như ta đây có chết vì sự thật cho quê hương, đâu có xá gì.
Người Việt vô Mỹ nhiều đợt. Loạt người đủ thời gian và được phép chọn lưa, cân nhắc trước khi ký giấy là qúi vị H.O, ODP, bảo lãnh, hôn phối, du sinh ở lại.v..v.
Nếu chỉ với mục đích Tự Do, Dân Chủ, Dân Quyền để quyết định ra đi, nhưng không phải là Hiệp Chủng Quốc giàu có, an ninh nhất hành tinh, liệu qúi bà con mang căn cước “tị nạn” ta: Có chấp nhận làm con dân những nước như, Philippines, Thái Lan, Inđô, Mã Lai…v.v.?
Chắc có lẽ, nếu em không nhầm, nhiều người có thể sẽ: Thôi cho tôi cám ơn. Tôi sinh ra ở cái xứ hình chữ S này, và tôi sẽ sống chết với mảnh đất mà ông cha tôi đã đổ bao nhiêu xương máu gây dựng và giữ gìn nó….
Như thế có nghĩa là cái ăn, cái mặc cũng vẫn là chuyện…lớn phải không ạ.
Nghĩ kiểu bản làng xanh thẳm với tiếng sáo chiều êm ả như em thì nếu phải bỏ một thứ giữa những cái Quyền mà kẻ Sỹ thèm muốn và cái Ăn, cái Ở thì em chẳng phải đắn đo để bỏ cái thứ nhất.
Những người có cái đầu thực dụng như em lại là 99,9999999% đấy các bác ạ.
Còn cái 0,0000001%, tức là qúi vị Trí Thức, chắc chắn sẽ chọn cái với những Quyền mà họ cho là Thượng Đế sinh ra loài người để phải có những cái đó.
Đối với họ, sự sống phải là sống đúng nghĩa của một con người. Không thể sống như loài vật, chỉ có Ăn với Ở.
Tuy nhiên dù gì đi chăng nữa, những người ham sống, ham ăn và sợ chết như em cũng vẫn là đa số.
Vâng, thưa qúi vị Trí Thức cùng những vị bênh trí thức: Đó là sự thật đó ạ?
Từ một nhóm người du mục sống trong ốc đảo khô cằn, heo hút, Syro-Arabia, chỉ với mười năm sau khi Gíáo Chủ Mù Ha Mật chết, họ đã chiếm trọn bán đảo Arabia (lớn gấp 8 lần Việt Nam) cùng Syria, Ai Cập, Iran, Palestine…v.v.
Sau đó cũng chỉ mất 5 năm họ đã lấy toàn bộ lãnh thổ của nước Tây Ban Nha, nước đầu tiên ở Châu Âu Công Giáo. Và toàn bộ dân chúng, kể cả kẻ Sỹ của xứ “đấu bò” nổi tiếng này cải đạo, theo Hồi Giáo.
Thượng Đế cho mỗi con người một cuộc sống riêng tư, không ai giống ai, kể cả trong cách suy nghĩ. Thế nhưng cái Ăn và cái Ở thì tất cả đều giống nhau.
Kính qúi đàn anh!
Nếu Đù đang ở Mỹ thật, anh Ngu đề nghị em Đù nên về VN ở luôn cho nó đở nhớ…cà mắm. Theo em thì Cộng láo hay tự do gì cũng…thế, miển em Đù với …nhân dân được lo cho no ấm, là…êm…
Em không phải là dân tị nạn cs, thành ra sao cũng được, rất dể thông cãm…
Nói nhiều, khoe om sòm chi cho mệt chớ?
vạn vật
phãi ăn mới sống được
*
đến như cây cỏ
cũng phải
tìm kiếm thức ăn trong đất
*
là
con người
thì
cách kiếm ăn phãi khác với động thực vật
*
Cách Thức Kiếm Ăn Là Thước Đo Phẩm Giá Con Người
*
vậy
cách kiếm ăn
của
đồ-ni-to là như thế nào*
TRích: “Nếu chỉ với mục đích Tự Do, Dân Chủ, Dân Quyền để quyết định ra đi, nhưng không phải là Hiệp Chủng Quốc giàu có, an ninh nhất hành tinh, liệu qúi bà con mang căn cước “tị nạn” ta: Có chấp nhận làm con dân những nước như, Philippines, Thái Lan, Inđô, Mã Lai…v.v.?” (tonydo, the labeler)
Ngừoi ta chọn lựa Hiệp chủng quốc Hoa kỳ làm đích đến không chỉ vì Hoa kỳ là nơi giàu có (theo cách nói mỉa mai ngớ ngẩn thiển cận của tonydo, the labeler, hàm ý “ngừoi ta chọn lựa Hiệp chủng quốc Hoa kỳ làm đích đến chỉ để kiếm ăn, không phải vì “dân chủ tự do”) mà ngừoi ta chọn lựa Hiệp chủng quốc Hoa kỳ làm đích đến còn vì Hoa kỳ là nơi mà “cơ hội” là điều hầu nhhư đồng đều cho mọi ngừoi.
Sự đồng đều cơ hội cũng còn bao hàm sự bình đẳng truớc luật pháp. Mọi ngừoi sống ở Hoa kỳ, dù là công dân Hoa kỳ, có quốc tịch Hoa kỳ hay không, đều đụơc luật pháp Hoa kỳ bảo vệ và bị luật pháp Hoa kỳ chế tài như nhau
Sư “đồng đều cơ hội” ở Hoa kỳ rõ ràng là hơn hẳn ở những nước như Philippines, Thái Lan, Inđô, Mã Lai…
Không chỉ bà con VN mình, đi tỵ nạn cộng sản, mới chọn đích đến là Hoa kỳ, mà ngay cả một số công dân các nuớc trên, một số công dân các nuớc Âu châu, những ngừoi chửi Mỹ như con rể /mẹ vợ, con dâu/mẹ chồng.. cũng vẫn xếp hàng dài dài truớc các tòa lãnh sự Mỹ đẻ xin “thẻ xanh”
Với sự đồng đều cơ hội cho mọi ngừoi, ngừoi ta có thể, tùy theo khả năng của mình, đạt đựoc mục tiêu cuộc sống của mình, (làm giàu, làm nghệ thuật, làm khoa học, làm lịch sử, hay chỉ đơn giản “ăn no ngủ kỹ”) không sợ bị đàn áp, không sợ bị trấn lột như ngừoi dân dứoi chế độ cộng sản Việt nam dân chủ cộng hòa (bìm bịp), tàn ác, phản quốc do Hồ chí Minh tên tội đồ ruớc giặc Tàu vào VN, dựng nên ở VN, ở đó cơ hội sống là đặc quyền đặc lợi của bọn đảng viên cộng sản, con cháu lão thành cách mạng, con cháu trí thức cộng sản Lao động Tàu đẻ chân chính tim đỏ thẻ đỏ
Hi, cãi nhau làm gì, hãy vào xem họ tay trong tay cười tít hết cỡ, cứ như mấy ông chống cộng thấy VNCH tái hồi xuân ấy, coi đi mà cười, trong “Thư gửi Khoa học gia Lưu Lệ Hằng” ấy, mà ai đọc xong thấy tê tái con tim báo tui cấp cho cái chứng nhận “chống cộng không chống cuội” nha.
Tội nghiệp em cò mồi, mừng….hụt…
Người đàng hoàng, tử tế, không có ai muốn dây mơ rể má gì mí Cộng láo cả…
Chỉ có những loại…bất lương, tự tư, tự lợi…, mới nương theo Cộng mà kiếm mánh thôi.
Có ai thèm để ý đến mấy cái…này?
Thiên hạ chỉ để ý đến cái vụ việc, VN còn bị Cộng láo cai trị là dân ngu còn ….thấy mẹ với chúng. Những cái sướng cha con chúng chia nhau bợ gọn, còn rớt ra, lẽ tẽ mới đến cò mồi cùng dân ngu…
Đó là còn chưa nói đến dân VN bị khốn nạn dài dài với Tàu Cộng,cấp trên của VN Cộng láo. ..
Bớt láo đi cò à. Thấy thương quá
Xin gì thì xin, chớ đừng xin Đinh Thế Huynh cấp cho giấy “ban khen”. . . Dư Vẹm Viên tiên tiến, khó lắm nha!
Phải có trình độ biến hoá cỡ. . . tonydo mới có thể hy vọng, chứ cứ hát. . . . tổ quốc ơi ăn khoai hoài chán quá hay. . . đêm qua em mơ gặp bác. . . . đồ. . . thì muôn đời. . . chỉ Liên lạc viên mà thôi !
Khó mà được cấp CKC để. . .cắc cù chớ đừng nói là. . .K59 hay K. . . Ka..ra..ô..kê…
Chu Việt – Trí thức cộng sản?
22/10/2010
Phải nói ngay, “trí thức cộng sản” là một khái niệm tự thân mâu thuẫn. Đã là người trí thức thì không thể là người cộng sản và ngược lại. Trí thức có thể thiên tả như một số giáo sư đại học bên Mỹ hay như J. P. Sartre một thời, nhưng thiên tả không có nghĩa là dấn thân tranh đấu cho chủ nghĩa cộng sản. Ngược lại, người cộng sản cũng biết suy nghĩ nhưng họ chỉ suy nghĩ một chiều, theo đường lối của đảng và nếu thảng hoặc có ý nghĩ chệch hướng thì không thể nói ra. Bởi vậy “trí thức cộng sản” là một ý niệm không tưởng.
Trí thức ở Việt Nam thường có học vấn hay học vị tương đối cao nên được cộng sản liệt vào thành phần “tiểu tư sản thành thị”, đơn giản là vì có tiền của theo học ở những định chế học đường trung hay cao thường chỉ có ở đô thị lớn như Hà Nội, Huế, Sài Gòn hay ở ngoại quốc. Thí dụ không hiếm: Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Tường Tam, Võ Nguyên Giáp, v.v. Những nhà văn nhà thơ danh tiếng như Nguyễn Tuân, Khái Hưng, Tô Hoài, Hàn Mặc Tử và sau này như, Chế Lan Viên, Trần Dần, Quang Dũng, những nhạc sĩ họa sĩ như Văn Cao, Tô Ngọc Vân, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm… cũng có thể liệt vào hàng ngũ trí thức, ấy là chưa kể những nhà phê bình như Vũ Ngọc Phan, Hoài Thanh.
Học thức dẫu sao cũng chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Người trí thức đích thực phải có những phẩm cách khác người. Theo GS Nguyễn Huệ Chi:
“Thứ nhất, phải có sự tự do trong tư tưởng – đó là một phẩm cách hàng đầu. Bởi vì nếu anh để tư tưởng bị khuất phục bởi một thứ giáo điều nào đấy, thì không bao giờ anh có sự sáng tạo được, và cách nghĩ của anh sẽ méo mó, thiên lệch, thậm chí là thấp hèn.
Thứ hai, là sự độc lập đối với quyền lực. Quyền lực đương nhiên là chúng ta phải tôn trọng, vì quyền lực là đại diện cho chỗ đứng cao nhất của một bộ phận đang điều khiển đất nước. Nhưng phải luôn luôn có một sự độc lập để tỉnh táo nhận biết đâu là chỗ đúng, chỗ sai, để nhận thấy những khiếm khuyết, chỗ nào không khiếm khuyết của xã hội.”
“Con người thường không hoàn hảo, do đó càng đòi hỏi người trí thức phải có sự độc lập suy nghĩ để tìm ra cái hay, cái đúng, cái sai, cái xấu… Và việc tìm ra cái hay, cái đúng, cái sai, cái xấu… này để phục vụ lợi ích tối thượng của đất nước, chứ không phải là của những nhóm quyền lực khác. Tóm lại, người trí thức phải đứng ở chỗ đứng khách quan nhất.”
Nhà văn Phạm Thị Hoài, trong bài nói chuyện “Tư cách của trí thức Việt Nam”, bàn về tư cách hay thân phận của những trí thức mà cô cho là “quan văn phò chính thống”. Cô dè dặt không cho ví dụ nhưng ta có thể kể Phạm Huy Thông, Hoàng Xuân Nhị, Nguyễn Khắc Viện, v.v. như những “quan văn”. Cô giải thích:
“Một người bạn vong niên của tôi ở Hà Nội, ông Nguyễn Kiến Giang, gần đây có đưa ra một khái niệm là ‘tính cách phò chính thống của trí thức Việt Nam’. Tôi thì gọi đó là tư cách quan văn, theo cái mô hình trị nước là một ông vua có thể u mê, có thể anh minh, hai bên tả hữu là quan văn và quan võ. Tôi gọi tư cách chính thống của trí thức Việt Nam này là “tư cách quan văn”.
“Song câu chuyện ‘phò chính thống’, câu chuyện ‘quan văn’ không chỉ dừng lại khi Nho học thất thế. Công bằng mà nói thì ở một giai đoạn ngắn của lịch sử, tức là ở đầu thế kỷ 20 trong cả nước, và từ năm 1954 đến năm 1975 ở miền Nam, đã có một cơ hội để cặp bài trùng trí thức và quyền lực có thể tách nhau ra được, và quả thực cũng có tách nhau ra phần nào. Nhưng đấy là một khoá học tiếc thay rất ngắn, quá ngắn để trí thức Việt Nam vượt ra khỏi cái vòng kiềm toả và tự kiềm toả bằng quyền lực chính trị để trở thành một lực lượng độc lập như giới trí thức ở các xã hội dân chủ hiện đại. Chúng ta có thể coi những vận động cải cách xã hội và dân trí ở Việt Nam đầu thế kỷ 20 là độc lập với chính quyền nửa phong kiến nửa thực dân đương thời. Và quả nhiên có một tầng lớp trí thức văn nghệ sĩ tự do, tức là không ăn lương của nhà nước, không hưởng bổng lộc của chính quyền, không phải là các công chức, viên chức, cán bộ trong bộ máy cai trị, một tầng lớp như vậy quả nhiên là có xuất hiện, điều này cũng lặp lại ở miền Nam trong khoảng thời gian 1954-1975.”
Đúng vậy. Khoảng thập niên 30-40, ở miền Bắc đã có Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Mạnh Tường, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Khái Hưng, Huy Cận. Và tại miền Nam khoảng thời gian 1954-1975, những Nguyễn Hiến Lê, Nhất Linh, Vũ Hoàng Chương, Bùi Giáng, Nguyên Sa, Phạm Công Thiện, Nhất Hạnh, Tuệ Sỹ, Bình Nguyên Lộc, v.v.
Tuy vậy, nước ta chưa có một giới trí thức (intelligentsia) đúng nghĩa, chỉ có những trí thức cá nhân đơn lẻ nên không tạo được sức mạnh phản biện xã hội mạnh mẽ. Cũng may, gần đây, có nhóm trí thức Bauxite Việt Nam do GS Nguyễn Huệ Chi điều hành và cáng đáng gây được ý thức phản biện đáng kể ở cả trong và ngoài nước. Cứ điểm mặt những trí thức và văn nghệ sĩ trong danh sách biểu đồng tình thì đủ biết. Còn trong nước? Có lẽ chỉ có những blogger mà con số chắc không nhiều.
Người cộng sản thì sao?
Trần Đức Thảo, nhà đấu tranh mác-xít, sau khi qua đời được nhà nước cộng sản vinh danh là “đại trí thức”, trong một chừng mực nào đó cũng có dáng dấp một “quan văn” phò chính thống. Năm 1951, khi đến yết kiến, Hồ Chí Minh bảo ông: “Tôi sợ chú về nước không có đất cắm dùi”. Một lời cảnh báo tiên tri. Quả thật, sở học Mác-xít của ông chỉ được dùng để dạy sinh viên trong một thời gian nhất định. Còn những lãnh đạo Mác-xít chính thống như Trường Chinh chỉ dùng ông để dịch sách. Ông về Việt Nam chính yếu là vì lòng yêu nước, nhưng hăm hở: “Tôi sẽ dạy các anh (chỉ lãnh đạo) thế nào là chủ nghĩa Mác-xít”. Tội nghiệp cho một nhà nghiên cứu triết học uyên bác như ông mà bị truy bức, khiến cuối đời mắc bệnh tâm thần, sang đến Pháp mà nhìn đâu cũng thấy công an!
Người cộng sản chân chính thứ thiệt phải là thợ thuyền vô sản hay nông dân bần cố. Hãy hỏi các quý ông Đỗ Mười hay Lê Đức Anh thì rõ. Cách mạng vô sản ở Việt Nam là một trường hợp nghịch lý, ở chỗ do trí thức lãnh đạo. Vì thế nên mới có lắm “quan văn” phò chính thống. Cách đây ít lâu trên mạng talawas, tác giả Nguyễn-Khoa Thái Anh có chỉ đích danh ba người mà ông cho là cộng sản “chân chính”: Đặng Thùy Trâm, Tôn Nữ Thị Ninh, và Nguyễn Khoa Điềm. Chỉ có thế thôi ư? Thật ra, đó chỉ là những kẻ lãng mạn. Những người du nhập chủ nghĩa cộng sản vào nước ta, những kẻ chỉ đạo Cải cách Ruộng đất và truy bức Nhân văn Giai phẩm, những kẻ chủ trương xâm chiếm miền Nam bằng vũ lực, chủ mưu chính sách “học tập cải tạo”, đánh tư sản mại bản, cưỡng bách hợp tác hóa, và kinh tế mới… đó mới là những người cộng sản chân chính. Số còn lại chỉ là những kẻ lãng mạn, những kẻ theo đóm ăn tàn, dù chức vụ hay quân hàm có cao đến đâu, “quan văn” và “quan võ”.
Người cộng sản chân chính bên Trung Quốc phải là Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu, Bành Đức Hoài, và “quan văn” Quách Mạt Nhược. Gốc gác tiểu nông nên Mao không đánh giá cao trí thức mà ông cho là “không có ích bằng cục phân” (khi nói chuyện tại Diên An). Cục phân còn có ích để bón ruộng, còn trí thức thì chỉ ấm ớ phê bình, chẻ sợi tóc làm tư những chuyện không đâu. Sau chiến dịch “Bách hoa tề phóng, Bách gia tranh minh” 1956, những con rắn độc trí thức mới ló đầu ra khỏi lỗ, Mao liền khởi động chiến dịch “diệt hữu khuynh”, do Lục Định Nhất chủ mưu “đập cho chúng một trùy vỡ sọ chết tươi”. Do đó, ngoại trừ nhà văn Đinh Linh, còn hầu hết trí thức, văn nghệ sĩ đều trở thành “quan văn”.
Xã hội cộng sản như Bắc Hàn, Cuba là một xã hội khép kín, không có trí thức. Và nếu có thì đã cao chạy xa bay ra nước ngoài. Việt Nam có một thời cũng như thế (cột đèn biết đi, nó cũng đi). Công an bán bến, ai muốn đi cứ việc chi vàng. Con số thuyền nhân lên tới hàng trăm ngàn: tự do quý hơn mạng sống. Không biết bao nhiêu đã ngủ yên dưới lòng đại dương. May có chương trình ra đi có trật tự nên đã nhiều người được định cư tại nước ngoài. Hiện nay đã có gần 3 triệu người Việt tự do sống khắp trên thế giới, hàng năm gửi về Việt Nam 8, 9 tỷ USD, chính thức và không chính thức.
Những trí thức miền Nam cũ còn kẹt ở lại Việt Nam phần lớn đã chuyển sang làm ăn kiếm tiến, không còn màng gì tới thân phận trí thức của mình nữa. Có muốn làm “quan văn” cũng không ai cho vì chủ nghĩa lý lịch và không phải đảng viên. Việt kiều trí thức ở nước ngoài về muốn đóng góp giúp nước cũng chỉ cho làm chuyên viên kỹ thuật. Một anh bạn tôi, giáo sư kinh tế, được mời về làm cố vấn Ngân hàng Trung ương. Tước hiệu là “Ngài cố vấn”, nhưng công việc chỉ là mở lớp huấn luyện cho cán bộ ngân hàng trung cấp.
Người cộng sản thù rất dai. Hồi kháng chiến chống Pháp, những trí thức bỏ về thành chỉ vì không còn phương tiện sinh sống đều bị coi là Việt gian cho đến tận bây giờ. Nhưng họ vẫn thành tâm với kháng chiến. Về thành họ đều “chùm trăn” không chịu hợp tác với chính quyền Bảo Đại. Trường hợp nhạc sĩ Phạm Duy cũng vậy. Mặc dầu có sự đóng góp to lớn trong những năm đầu kháng chiến với những bản hùng ca làm nức lòng thanh niên chiến đấu như những bài “Về đồng hoang”, “Nhạc tuổi xanh”, “Thu chiến trường”, “Ngày về”, “Bà mẹ Gio Linh”…, nhưng sau khi ông từ chối những đậc ân của cụ Hồ, tât cả công trình của ông đều bị sổ toẹt, ông trở thành persona non grata, và trong kỷ niệm 50 năm nhạc Việt tuyệt nhiên không có bài nào của ông, coi như nền nhạc Việt Nam chưa bao giờ có tên người nhạc sĩ kháng chiến tên Phạm Duy. Các trí thức về thành giữa cuộc kháng chiến chống Pháp 1946-1954 cũng một số phận như thế. Ngay những văn nghệ sĩ ở lại với kháng chiến như Văn Cao, Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt cũng bị trù dập cho đến gần cuối đời chì vì trót có phẩm cách và tư duy độc lập của những nhà trí thức. Tập thơ Về Kinh Bắc có điều gì sai trái mà khiến cho Hoàng Cầm bị tù đày? Kiệt xuất và hào hùng như bài “Nhất định thắng” của Trần Dần sao khiến cho nhà thơ phải định tự sát? Ai? Phải, ai chịu trách nhiệm về những tội ác này?
Cách đây ít lâu tôi về thăm Việt Nam. Một số người quen bảo tôi hãy từ bỏ “mặc cảm”. Ô hay, mặc cảm gì? Tôi làm gì có mặc cảm về con đường tôi chọn lựa, mà một phần cũng do hoàn cảnh đưa đẩy? Nhớ, sử gia Trần Quốc Vượng đã có lần than “Ôi, thằng người Việt Nam, làm trí thức Việt Nam biết bao là hệ lụy”. Ông kể chuyện (xem Trong cõi, NXB Trăm Hoa) giáo sư Nguyễn Từ Chi, nhà dân tộc học danh tiếng, chỉ vì kết hôn tự do mà 25 năm sau không bao giờ được ra nước ngoài. Số phận bất hạnh của “quan văn” Việt Nam là thế đó.
Cho nên, phải có sự lựa chọn dứt khoát. Một là cúc cung tận tụy làm “quan văn” ngậm miệng ăn tiền, trên bảo sao thì làm vậy. Hai là phải có đảm lược lên tiếng như người trí thức đích thực, dù hậu quả ra sao.
Không thể có cái gọi là “trí thức cộng sản”.
© 2010 Chu Việt
© 2010 talawas
TRÍ THỨC VÀ CỘNG SẢN
Chuyện này nói đề mà chơi
Bởi ai cũng biết hết rồi từ khuya
Như Trần Đức Thảo trật chìa
Uổng danh trí thức nẽo xưa lạc loài
Miền Nam vào trước bảy lăm
Nay bao trí thức hận lòng tả khuynh
Bây giờ mới tiếc cùng mình
Thật bao cái dại tang tình than ôi
Họ Mao trước đã phán rồi
Các anh trí thức thua hoài cục phân
Bởi vì từ Mác, Lênin
Bao giờ trí thức được tin đâu mà
Mác xưa từng cũng nói ra
Cái nòi tư sản để mà coi chơi
Chúng luôn phản động mọi thời
Chỉ dân vô sản mới toàn chính chuyên
Bây giờ sự đã hiện tiền
Liên Xô sụp đổ tan tành bóng mây
Kéo theo cả đám Đông Âu
Quay về với Mác chuyến tàu âm ti
Ngây thơ thôi nói làm gì
Cái anh Các Mác biết gì cho cam
Tưởng rằng thảy chỉ đỏ lòm
Quyết lòng chuyên chính mới nên việc đời
Thật là dốt nát hỡi ơi
Cái đầu trồng chuối hỏi thời nên chăng
Đưa đời về với bản năng
Ngu như anh Mác quả hằng là ngu
Nên anh thất bại phải rồi
Khôn mà cỡ ấy vạn thời nhớ anh
Chỉ ham giai cấp đấu tranh
Mà xô nhân loại vào vòng điêu linh
Ngày nay khoa học thực tình
Loài người mới được đến bờ vinh quang
Còn như anh Mác hoang tàng
Mọi người đã hiểu nói toàn bá vơ
TRĂNG NGÀN
(22/10/15)
@Lão Ngoan Đồng:
“Không thể có cái gọi là “trí thức cộng sản”.
Hình như cái ông Tàu (cả đời không xúc miệng). . .nói có mà ?
Hiện trên báo nguoi-viet.com có chương trình phỏng vấn nhà văn Dương Thu Hương của ký giả Đinh Quang Anh Thái tại Paris Pháp Quốc.
Trong phần hai ở phút thứ 3:50, bà Dương Thư Hương, sau khi đã chửi Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú
Trong như tát nước vào mặt, luận rằng:
(Sở dĩ chế độ cộng sản còn tồn tại là vì “dân hèn và dân ngu”.)
Făng kiểu phó thường dân Nam bộ, Tonydo:
(Chí khí dân ta như thỏ đế. Dân trí của ta cũng chỉ tà tà ngọn cỏ.)
Một trăm năm trước cụ Phan bảo đúng như bà Hương nói hôm nay.
Qúi cụ Trí Thức-Trí Ngủ Lão Ngoan Đồng “nể vợ”, Austin Phạm, Ban Mai và Nguyễn Văn..v.v. cũng không khác bà Hương là mấy.
Tinh thần yêu nước, thương nòi cùng học thức của cụ Phan là không có gì để bàn cãi. Văn chương của nhà văn Dương Thu Hương và sự hiểu biết của qúi đàn anh cũng chẳng có gì để thắc mắc.
Thư cụ Phan gửi cho Toàn Quyền Pháp có đoạn:
“Chính phủ Pháp nên thay đổi hẳn chính sách, kén chọn người tài, trao quyền nghị luận cho thân sĩ, mở đường sinh dưỡng cho dân nghèo, đào tạo việc học công thương kĩ nghệ..v.v.”. Và đến “lúc ấy, chỉ sợ nước Pháp bỏ nước An Nam mà đi, còn ai xem nước Pháp là thù địch nữa”. )
Sách Luận Ngữ luận về kẻ Sỹ:
(Kẻ sỹ phải có chí khí rộng rãi và cương nghị…Đã làm điều phải thì phải làm đến chết mới thôi, con đường như vậy không phải là xa sao?)
Cái khổ mà chúng ta nhất định không liệt vào loại quan trọng là, hoàn cảnh thế giới và đặc thù của nước ta ngày nay khác hẳn 100 năm trước của cụ Phan, cũng như thay đổi rất nhiều so với ngày cụ Bùi Tín và bà Dương Thu Hương chấp nhận từ bỏ quê hương, định cư tại Pháp.
Thời cụ Phan 90% dân ta mù chữ. Loáng thoáng vài trường đại học.
Thời cụ Bùi Tín và bà Hương còn ở trong nước là thời Mỹ cấm vận, dân tình thê thảm. Cả nước đều nghèo đói nên chưa có “Tư Bản Đỏ, nhóm lợi ích”..v.v.
Ngày nay không những Mỹ đã tháo bỏ cấm vận, nhưng còn chống lưng cho Việt Cộng vào TPP để thay thế đàn anh bốn tốt, biến đất nước thành nhà máy khổng lồ sản xuất hàng rẻ mạt cho những nước tiên tiến.
TPP do người Mỹ đứng đầu còn cho Việt Nam 5 năm để hội nhập và riêng Mỹ còn chơi đẹp thêm 2 năm nữa cho Việt Cộng bình tĩnh mà binh.
“Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc” mà đồng chí Lý Thụy đã thuổng từ chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Dật Tiên bên Trung Quốc “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc” là cái mà con dân Việt Nam mong ước.
Một chính quyền “Do dân, của dân, vì dân, không gì ngoài dân” là cần thiết và là điều tiên quyết để đưa đất nước tiến lên.
Hãy nghe ngài tỷ phú Donald Trump nói, rằng thì là:
“Tôi với Putin có thể chơi ngon lành với nhau”
“I’d get along very well with Vladimir Putin”
Donald Trump còn cho đồng chí Putin điểm 10 và còn chê chiến hữu Tổng Thống đương nhiệm Obama làm ăn chẳng ra sao. (he’s getting an ‘A’ and our president is not doing so well)
Ngài tỷ phú đang dẫn đầu cuộc đua vào tòa Bạch Ốc còn phán:
Cứ để cho Putin bom bỏ mẹ đám Ai Xít đó đi. (If he wants to be bombing the hell out of ISIS, let them bomb them)
Nghe người Mỹ nói, chúng ta phải hiểu rằng, cuộc đời rắc rối hơn những gì ta nghĩ.
Vấn đề là dù Việt Cộng hay Cộng Hoà, phải biết làm ăn, buôn bán sao cho khéo để lo cho dân:
(Có đủ cơm ăn, áo mặc, nhà cửa khang trang, con cái học hành!)
Và một chính quyền làm đuợc những chuyện đó sẽ được dân chúng “ít nhất là những người dân bình thường” ủng hộ.
Còn những cái khác là chuyện của kẻ Sỹ. Những cái “Vĩ Mô” khác, em xin miễn bàn.
Kính qúi đàn anh!
Báo Người Việt thì thân Cộng ai cũng biết cả
DT Hương thì ra sách ca tụng Hồ Chủ Tịt thấu mây xanh ai cũng biết cả, hình như tại Hải ngoại trong số 10 người chỉ có một, hai người tin chị ấy, xạo bỏ cha
“Vấn đề là dù Việt Cộng hay Cộng Hoà, phải biết làm ăn, buôn bán sao cho khéo để lo cho dân:”
Trich từ em Đù…
Đù à Đù…
Em mần ơn bớt cái tật…đù cho anh Ngu mừng tí coi?
Khoe kiến thức om sòm rồi thì là….đánh đồng. Tự do hay cộng sản gì cũng…Ok, miễn có ăn, có cái che…củ cãi là…khõi phải bàn cãi gì nữa….
Việt Cộng nó…láo, đủ thứ. Từ văn hoá, lịch sử, cho đến kinh tế, chính trị…
nếu nó biết mần ăn, buôn bán, dân có thể …no, nhưng mà vẫn phải chấp nhận cái…láo, sống mãi với cái tật …láo, tự bơm, tự sướng….
Người sống với….láo, rốt cuộc cũng thành…láo.
Vậy, sao khá?
Đánh đồng kiểu đó, anh Ngu nghe không vô.
Lòi chành….
Tôi phải phục lăn tài biến báo của tonydo đến hoa cả mắt, không biết bạn muốn nói chi, bởi lý luận linh tinh, khi giả khi thật, lắm hư chiêu và động tác giả, làm mờ mắt người đọc. Thôi thì tôi cụ thể hóa một số điểm tonydo mới nêu nhé, OK ?
1/
Đinh Quang Anh Thái (ĐQAT) phỏng vấn Dương Thu Hương (DTH).
Với tôi chả có gì phải ầm ỉ cả ! ĐQAT cần người để phòng vấn, DTH có nhu cầu cần nói !
Tôi còn cho là, ĐQAT chọn DTH làm đối tượng để gây “ồn ào dư luận”, qua những phát biểu không giống ai, nếu không muốn nói là tự kiêu dến mức độ gàn dở.
Từ lâu rồi tôi không còn quan tâm đến DTH, mặc dù hai thập niên trước tôi rất ngưỡng mộ các bài văn chính luận của bà. Sau này tôi thích các bài xã luận sắc bén đượm nét khôi hài đen của Phạm Thị Hoài hơn. Thí dụ Hư cấu thật, hiện thực giả; Bao giờ cho đến bốn năm sau …
CS là nguyên nhân chính dưa đến sự mất thăng bằng trầm trọng trong con người bà Hương.
2/
Giới trí thức thường bị lôi ra làm bung xung, chửi rủa để xả xú bắp, hay cho mục đích riêng tư. Bởi thế hầu như không ai dâm tự nhận là trí thức, nhất là trong thời đại cách mạng thông tin hiện nay. Vai trò của trí thức ngày một nặng nề hơn trước, nhất là trí thức chân chính ngày một ít trong khi trí thức “cô đầu” chuyên làm tay sai cho chính giới ngày một tăng, nên người ta đâm ra “khiêm nhượng” hay bảo thật là sợ không dám nhận mình là trí thức.
Bắng chứng rõ nhất là Mao coi trí thức không hơn cục phân ! CSVN liệt trí thức vào hàng tiểu tư sản thành thị, gọi tắt là tạch-tach-xè, mặc nhiên ngầm coi là kẻ thù của đảng và nhà nước CS, trong khi chính giới trí thức tiểu tư sản thành thị này là nhân tố chính trong guồng máy đảng và nhà nước CS, cũng như họ dã đóng góp lớn nhất trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Ông Nguyễn Gia Kiểng lại bồi thêm một “phát súng ân huệ” (coup de grâce), khi coi họ không đang mặt trí thức, mà chỉ đáng gọi là “con cháu cô Tư Hồng”, một mụ me tây nạ dòng ở Hà Nội thời tiền chiến.
Bà Phạm Thị Hoài cũng nã “đại pháo”, khi bảo “trí thức Việt Nam, dương vật buồn thiu” !
Kể ra ông Kiềng và bà Hoài cũng không sai bao nhiêu khi họ lý luận “tư cách phò chính thống” xưa nay của trí thức VN. Chính tổ chức giáo dục và thi cử sai lầm đã sản sinh ra những quan văn thời phong kiến và cán bộ công nhân viên, aka công chức nhà nước, các chế độ nối tiếp, chứ không phải những người trí thức phục vụ cho dân cho nước thật sự.
Bài xã luận cách đây vài năm, nếu tôi nhớ không lầm, bà Hoài chia ra trí thức lề phải và lề trái: lề phải chính là các “quan văn phò chính thống”, ở đây phải hiểu là đảng và nhà nước CS; lề trái là các dissident.
3/
Hồi ở VN sau 1975 ông hàng xóm thợ may gốc Huế thường căm hờn rỉ tai chị em tôi nhắc đi nhắc lại câu: DÂN NGU ĐẢNG MẠNH, DÂN NGHÈO ĐẢNG DỄ NẮM QUYỀN !
Ngày nay tôi tự hỏi: Dân ngu nên mới bị đảng CS lãnh đạo? Hay tại CS lãnh đạo nên dân ngu? Thú thực khó mà nói cho ra lẽ cái nào là nguyên nhân cái nào là hậu quả !? Chẳng khác con gà có trước trái trứng hay trái trứng trước con gà.
Cứ xem một số nước Đông Âu, như Đông Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung, Nam Tư … bị dính chấu CS sau Thế chiến Hai thì rõ. Cố muốn thoát ra bao phen mà không nổi, bởi Nga can thiệp thô bạo bằng quân sự ở Hung, Tiệp bằng quân đội. May mắn cho Nam Tư và Albania không chung biên giới với Nga, nên Moscow bất lực tức tối nhìn thống chế Titov của Nam Tư đi riêng lẻ theo ý mình và Albania lại ngả theo Tàu cộng.
Riêng ở VN rõ ràng là dân ngu và trí thức dzởm, nên đa phần bị lũ cầm dầu Việt Minh đánh lừa, sỏ mũi đi làm tay sai cho Nga Tàu, chiếm ½ nước trước 1954 và chiếm cả nước tháng 4/1975 để rồi đưa cả nước xuống hố thẳm
4/
Tonydo sẽ cãi lại bảo tôi nói sai hoàn toàn, qua lập luận trước kia thời cụ Phan tuyệt đại đa số dân ngu dốt đã đành, nhưng thời ông Bùi Tín và bà Dương Thu Hương dân trí quả có khá hơn ít nhiều; nay lại dược Mỹ giúp sức thay vì cấm vận như xưa kia, cộng thêm hai thập niên mở cửa ra ngoài, nhờ thế dân có của ăn của để, trường học mọc lên như nấm, du sinh khắp thế giới, bằng cấp như bươm bướm khắp nước, học vị đại học nhiều vô kể, “made in” cả trong lẫn ngoài nước, nhân tài lục tục kéo VN giúp nước, làm thiện nguyện và cả làm ăn thật sôi nổi trên bình diện cả nước … Nhìn chung đất nước đang phấn khởi đi lên từng giây từng phút … Kẻ nào dám mạnh miệng bảo đất nước đi xuống và than vãn tham nhũng thành quốc nạn là nói láo, ăn không nói có, đáng nguyền rủa (ngoại trừ đảng và nhà nước CS nhiều lần công khai công bố tình trạng tụt hậu và quốc nạn tham nhũng ngày một gia tăng đáng kể, qua các bản báo cáo chính trị của mấy đời tổng bí thư trong các kỳ đại hội đảng trung ương lẫn mở rộng)
Tôi đã nhắc trong các lần trước, CÁI HỌC CHUYÊN MÔN CHƯA LÀM NGƯỜI TA TRƯỞNG THÀNH RA ! Giỏi chuyên môn nhưng KÉM ĐẠO ĐỨC (cách mạng) phỏng có ích gì cho dân cho nước, phải không tonydo! Cái chúng ta cần là CON NGƯỜI XÃ NGHĨA trong lúc đất nước vươn mình đi lên là CON NGƯỜI XÃ NGHĨA với đức tính hy sinh cá nhân qua motto “mình vì mọi người” lại biến thể thành “mọi người vì mình”, nên mới ra nồng nỗi hôm nay.
Chất liệu nhân xã trong nước ngày một phá sản đến không còn gì tốt đẹp của thời xưa để lại. Lý do từ thời ĐM theo Tàu kể từ giữa thập niên 90, CSVN đã đề cao làm giầu bằng mọi cách, khiến con người trở nên tha hóa trong thời kinh tế thị trường theo định hướng xã nghĩa.
Người già thường than phiền, thời bao cấp tuy nghèo nhưng tình người còn đầy tràn. Hàng xóm láng giềng, họ hàng con cái, thày trò, bạn đồng sở làm … còn đối đãi với nhau đầy tình thân. Nói khác đi, nhờ cái nghèo (của giới vô sản) đang được đề cao, nên “giấy rách còn giữ lấy lề” ít nhiều ! Hay có làm bậy, hủ hóa cũng cố giữ cho thật kín, bởi còn mang nặng “lý tưởng CS” trong người.
Bây giờ cái lý tưởng ấy bị bỏ rơi dọc đường, hay đôi khi được nhắc tới là do quán tính, hay thói quen còn sót lại, chứ ai nấy đều thi nhau làm giầu bằng mọi mánh khóe bất nhân thất đức.
Như xưa bệnh nhân nhập viện dù không có thuốc đầy đủ, nhưng vẫn được cán bộ y tế tận tình săn sóc. Nay phương tiện chữa trị đầy tràn, nhưng bệnh nhân trở thành con bò sữa cho nhân viên y tế vắt đến cạn kiệt không thương tiếc. Không hay ít tiền đừng hòng được ngó ngàng tới, từ nhân viên hộ lý cho tới bác sĩ. Bác sĩ làm ăn ẩu tả, định bệnh sai làm chết người vô tội vạ.
Chả khác gi bây giờ học trò từ lớp bé đến lớp lớn không học thêm ngoài giờ học chính thức là trở thành học sinh … cá biệt, là chết với thày với cô! Vâng trê con cắm đầu học túi bụi ngày đêm, trong khi cha mẹ chúng vừa lo chạy gạo kiếm cơm, vừa lo tiền học phí cho con chết thôi. Kết quả trẻ có khá hơn chăng? Xã hội có văn minh nhiều không? Hay ngược lại xã hội ngày một hỗn loạn hơn trước ! Con tré ngày một khôn vặt và “hỗn hào” hơn xưa ! Cứ đọc tin tức thường nhật là tìm ngay ra câu trả lời chính xác cho từng câu hỏi nhỏ một.
Bây giờ đi thẳng vào vấn đề là XÃ HỘI TA VĂN MINH TIÊN BỘ HƠN TRƯỚC Ở ĐIỀM NÀO ?
Tôi cho rằng, XA HOA PHÙ PHIẾM không thiếu, nhưng ĐẠO ĐỨC XUY ĐỒI khỏi bàn !
Nôm na chỉ thấy NẶNG HÌNH THỨC THIẾU TRẦM TRỌNG NỘI DUNG !
Tất cả ở cái lỗi hệ thống ai ai cũng biết, kể cả CS là ĐỘC TÀI ĐỘC ĐẢNG !
Cho nên tôi mới thường bảo, CÂN THỦ TIÊU CS CÁNG SỚM CÀNG TỐT VÀ BẰNG MỌI GIÁ, KỂ CẢ BẠO LỰC CÁCH MẠNG !
@tonydo:”Trong phần hai ở phút thứ 3:50, bà Dương Thư Hương, sau khi đã chửi Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trong như tát nước vào mặt, luận rằng:
(Sở dĩ chế độ cộng sản còn tồn tại là vì “dân hèn và dân ngu”.)
Kể ra bà DTH đúng đó chứ.
Người ta thường nói: chính phủ nào dân đó.
Cho nên nếu nhà nước chxhcnvn không. . .hèn với giặc và. . .ngu với cả thế giới thì dân VN làm sao hưởng được truyền thống cách mạng. . .ngu hèn đó !
Trích: (Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc” mà đồng chí Lý Thụy đã thuổng từ chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Dật Tiên bên Trung Quốc “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc” là cái mà con dân Việt Nam mong ước.)
Trời! Bác lại. . .”thuổng” nữa hả?
Vậy mà ai cũng nghĩ mấy chữ đó Bác. . .Xáng Tát chứ!
Hồi xưa nghe Bác nói Bác không có tư tưởng tư mơ gì ráo mà chị nập nại của các bác Mác Lê Mao mà thôi, tưởng đâu Bác. . . .khiêm nhường, bây giờ mới thấy Bác thành thật. . .khai báo.
Trích:(Nghe người Mỹ nói, chúng ta phải hiểu rằng, cuộc đời rắc rối hơn những gì ta nghĩ.
Vấn đề là dù Việt Cộng hay Cộng Hoà, phải biết làm ăn, buôn bán sao cho khéo để lo cho dân:(Có đủ cơm ăn, áo mặc, nhà cửa khang trang, con cái học hành!).)
Cái vụ làm ăn thì hơi rắc rối thật.
Công bình mà nói, hồi xưa miền Nam chỉ có dân trơn và dân quèn thì mới biết làm ăn nên họ hơi bị được . . .khá giả một chút.
Khá giả, có nghĩa là nhiều gia đình có 1 TV, 1 tủ lạnh. . . mà thôi. Chứ không thể giàu có đến độ TV, tủ lạnh. . .chạy đầy đường, cà rem ăn không hết phải phơi khô như. . . “ngoài ấy” đâu nhé !
Riêng đám lãnh đạo miền Nam (một số tham nhũng thì giàu thật) còn đa số là lương mạt rệp, vả lại tối ngày cứ lo nôm nốp uýnh nhau với VC mất ăn mất ngủ còn tinh thần đâu mà mần ăn ? Nhiều khi cuối tháng hết tiền mua bia phải xách xe chạy vô. . .Củ Chi xin rượu đế Gò Đen của mấy anh. . .”Giải Phóng”nữa đó.
Còn đám lãnh đạo VN bây giờ có lợi thế hơn xưa nhiều là Tàu nó biểu gì thì nghe đó, ta không cần đánh đấm gì cả. Lớp thì tiền tụi “bại trận” gởi về. . .tới tấp.
Tui có mấy đứa em cháu “kinh doanh” rất thành công, tụi nó bây giờ toàn là Triệu phú ( triệu dollars, không phải triệu bác nha). Tui phôn về khen chúng nó giỏi, chúng nói nhờ học được “bí kíp” của TS kinh tế gia Alan Phan (ông Alan đang hôn mê không biết có qua khỏi không).
Tôi hỏi, vậy là sao ?
Chúng nói có gì đâu, chúng em chỉ áp dụng “chiến thuật” của anh tonydo là đeo sát. . . .”thắt lưng” của các bí thư nhưng. . .bí lù, của các tổng giám đốc không dám làm nhưng. . .dám hốt mà đầu tư là vô thôi.
Thêm cái rắc rối mà nhiều còm lấy làm rối rắc không kém, đó là bình luận gia tonydo viết rất hay và sung sức rất dể sợ so với những bình luận Viên khác quá trắng. . .Trợn, nhưng hấp dẫn hơn cả là. . .rắc rúc. . .Mơ Hồ ?
Vài hàng ngắn, mọn, để bình luận gia. . .nhớ đến. . .e.e.e. . .m !
Thanh kiu ve ri mết !
Bác đúng là Thầy của em!
Mẹ kiếp! Từ tấm bé bị xã hội đầy đoạ, em đíu có sợ và kính trọng thằng nào cả. Từ ngày tập viết linh tinh mới phát hiện ra nhiều người đáng bậc thầy mình.
Đàn anh là một!
Viết lách cho hay thì phải có chút têu tếu chứ. Đến Tổng Thống còn phải pha trò nữa là?
Kính!
Cám ơn lời chúc sức khỏe và chúc mừng ông Tonydo cùng gia đình và các cháu công thành danh toại ở hải ngoại.
Ông Tonydo viết: “(Dân sinh, dân trí). Còn cái “khí” thì nó phức tạp, không nên bàn ở bài này.”
KHÍ – TRÍ – SINH.
Chấn dân khí. Đây là điều quan trọng nhất mà cụ Phan chủ trương cần trước tiên để giữ nước vì nước còn thì mọi thứ mới còn; và khi đó mới mở mang dân trí để phát triển đất nước; và sau cùng mới là hậu dân sinh.
Nhưng cái điều quan trọng nhất này thì ông Tonydo lại cho là phức tạp nên bỏ qua. Điều này hợp với chủ trương tiêu diệt dân khí đất nước của đảng cộng sản VN để đảng cai trị đất nước mặc tình muốn làm gì thì làm. Nhưng đảng thiếu “KHÍ” nên ngày nay đất nước bị uy hiếp và đang mất dần vào tay Tàu. Cái trớ trêu là không phải vì yếu mà thua giặc nhưng là vì tham lam, hèn nhát nên bán nước, chỉ muốn làm giầu sống trên nhung lụa cai trị dân đen nên đảng chủ trương tiêu diệt DÂN KHÍ. Buồn thay!
nv
Kính bác Nguyễn Văn!
Ngược dòng lịch sử, vào ngày 3/7/1924 trong đại hội “V” quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã đọc tham luận. Xin chia sẻ với đàn anh đoạn dưới đây trong tham luận đó:
“Nông dân Việt Nam chí khí rất anh dũng”
“Trong tất cả các thuộc địa của Pháp, nạn nghèo đói đều tăng, sự phẫn uất ngày càng lên cao. Sự nổi dậy của nông dân bản xứ đã chín muồi…
Nếu hiện nay nông dân vẫn còn ở trong tình trạng tiêu cực, thì nguyên nhân là vì họ còn thiếu tổ chức, thiếu người lãnh đạo.
Quốc tế Cộng sản cần phải giúp đỡ họ tổ chức lại, cần phải cung cấp cán bộ lãnh đạo cho họ và chỉ cho họ con đường đi tới cách mạng và giải phóng”. (hết trích)
Hiện nay Chí Khí của những người nghèo khó (nông dân mất đất, công nhân sống vất vưởng với đồng lương chết đói, những kẻ khốn khổ lang thang đường phố, không việc làm trong các thành phố lớn) là rất cao.
Họ cần một sự thay đổi. Và vì thế họ sẵn sàng liều chết vùng lên để lật đổ chế độ công sản.
Cái họ còn thiếu là, lãnh đạo. Họ cần kẻ Sỹ dẫn đường.
Sách Luận Ngữ viết về kẻ Sỹ:
(Kẻ sĩ phải có chí khí rộng rãi và cương nghị… Đã làm điều phải thì phải làm cho đến chết mới thôi, con đường như vậy không phải là xa sao?”)
Thưa đàn anh Nguyễn Văn:
Kẻ Sỹ của nước ta hiện nay chỉ chơi bằng “mồm”, họ sống nhăn răng từ hải ngoại tới quốc nội.
Họ biết hơn kẻ Sỹ ngày xưa nhờ thông tin, internet, sách vở dễ dàng truy cập hơn.
Thế nhưng……..cái Chí Khí kẻ Sỹ ngày nay khác xa thời trước phải không bác? Chắc chắn là không giống xưa!!!
Kính đàn anh!
Tôi không biết người xưa có khác không nhưng rõ ràng sống dưới chế độ cộng sản con vật hoang dã còn bị hại không có đất sống thì huống chi con người? Điều này chứng tỏ mức độ tàn ác của chế độ và con người cộng sản đối với nhân loại. Đặc biệt là cộng sản VN; đè đầu, cưỡi cổ, cướp nhà, cướp của, giết dân chưa đủ, cộng sản còn bán nước cầu vinh rồi tiếp tục cha truyền con nối – trong lịch sử VN, có chế độ nào tàn ác với dân mình như vậy chưa? Có vua hay quan nào bắt dân, không cho dân chống quân xâm lược nhưng đảng và nhà nước cộng sản VN bắt? Thế thì đảng yêu nước cứu nước như Hồ Chí Minh và hậu duệ tuyên truyền hay đảng cướp nước bán nước giết dân?
Bảy mươi năm với chính sách trăm năm trồng người, đất nước có còn gì đẹp để hãnh diện, còn gì tốt để khoe, và còn bất cứ điều gì hay để nói hay chỉ là trộm cắp cướp theo gương Hồ và đảng? Đất nước ngày nay đâu còn bình thường thì làm sao so sánh trước với bây giờ? Ông Tonydo không thấy sao mà còn bênh chế độ?
nv
*** Tôi không biết vì không xem nhưng nếu bà DT Hương nói dân hèn và ngu là hỗn. Bản thân bà sống với cộng sản không xong may mắn thoát giờ quay lại mắng dân, như vậy có xứng đáng là nhà văn hay… hèn?
Hậu chiến tội nghiệp nhất là mấy người rất chi là bình thường, họ nhớ quê, nhớ nơi quê cha đất tổ, mà phải thậm thụt về, thậm thụt vì sợ mấy ông vẫn ấm ức chuyện thua trận năm xưa bày đặt chuyện chống cộng chống cuội làm phiền, về Việt Nam là tiếp tay cho VC, ô hô đấy mới chính là tội đồ của hậu chiến!
Những đứa tội đồ hậu chiến đây này, treo cổ chúng lên :
Phùng Quang Thanh : “Xu thế ghét Trung Quốc nguy hiểm cho dân tộc”.
Nguyễn Văn Thơ – đại sứ Việt Nam tại Trung cộng -: “Việt Nam không hai lòng với Trung quốc “.
tonydo says:
15/10/2015 at 12:07
Cụ Phan Châu Trinh cách nay 100 năm dạy: (Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh!)
Qúi đàn anh: Austin Pham, Đinh Ngàn, Lão Ngoan Đồng, Noileo., Ban Mai, Uncle Fox..v.v. ủng hộ “Thuyết” cụ Phan rất nhiệt tình!
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay, đặc biệt từ khi Việt Nam xung phong nhảy vô TPP, với sự đỡ đầu hết lòng, hết sức của đàn anh Cao Bồi súng sáu, em cho rằng phải lộn ngược cách nghĩ cả thế kỷ trước của cụ Phan:
Nghĩa là: (Dân sinh , dân trí). Còn cái “khí” thì nó phức tạp, không nên bàn ở bài này.(…)
(Theo số liệu thống kê năm học 2013 – 2014, Việt Nam có 214 trường cao đẳng, 214 trường đại học, với gần 600 nghìn sinh viên cao đẳng và hơn 1,46 triệu sinh viên đại học.
Số giảng viên ĐH là gần 92 nghìn người,, trong đó có 4.155 GS, PGS. Hằng năm có hơn 400.000 người tốt nghiệp đại học, cao đẳng trong nước)
Du học sinh của ta đang có mặt ở khắp các nước tiên tiến. Riêng Mỹ hiện có 17 nghìn các em, các cháu.
Ấy là chưa kể những hãng xưởng lớn mang công nghệ tiên tiến vào Việt Nam như Intel, Samsung, Boeing, Apple..v.v.
Như vậy về cái ” Trí ” chúng ta không có gì phải lo. Chỉ còn cái “Sinh” là cái sống còn của đất nước. Và cũng là cái mà đảng cộng sản đang mất ăn mất ngủ, chưa biết giải quyết bằng cách nào.
Họ không thể đụng vào bọn khốn nạn với cái tên “Nhóm lợi ích” vì đây là những bức tường bê tông cốt thép của lòng tham lam mà đảng đã nhắm mắt làm ngơ mấy chục năm nay để….”giữ nước”.
Muốn cho dân chúng có đủ cơm no, áo ấm, nhà cửa khang trang, đảng phải diệt đuợc tham nhũng, cửa quyền, lãng phí..v.v.Nghĩa là đảng phải tuyên chiến với tụi “nhóm lợi ích” tư bản đỏ.
Và chúng ta chẳng cần nghĩ cũng biết “nhóm lợi ích” là ai.
(…)
Góp ý với tonydo
(tiếp theo)
Người ta thường bảo, mọi cuộc cách mạng trên thế giới thành công là nhờ tầng lớp trí thức lãnh đạo, đã dẫn dắt quần chúng đi làm lịch sử. Người ta dẫn chứng ra rất nhiều, tôi không muốn dông dài thêm ở đây.
Riêng tôi quan niệm, đó mới là điều ẮT CÓ nhưng CHƯA ĐỦ. Bởi thực ra cần hội đủ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa làm một. Chúng ta thử điểm mặt lịch sử thế giới và Việt Nam xem sao nhé.
1/
Sau thế chiến hai có phong trào giải thực ngày một dâng cao và do Mỹ phát động với những lý do riêng, đẩy các đế quốc phương Tây như Anh, Pháp, Bỉ, Hòa Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha … vào thế bí (đế quốc Nhật thua trận, mất hết thuộc địa vào tay các nước thắng trận; chả khác nào hồi thế chiến thứ nhất, các nước bại trận như Đức, Áo và Thổ Nhĩ Kỳ mất thuộc địa vào tay phía thắng trận).
Chính nhờ thế mà cuộc cách mạng của “Thánh” Gandhi thành công qua phương thức ôn hòa bất bạo động. Cách mạng ở Việt Nam và Đông Timor (thuộc Bồ Đào Nha) ban đầu được Mỹ ủng hộ, nhưng rồi quay lưng, bởi phe kháng chiến chống thực dân do Cộng Sản lãnh đạo là lực lượng mạnh nhất, có nguy cơ lên nắm quyền và ngả theo khối Cộng.
Vâng khi Mao thắng Tưởng hoàn toàn ở lục địa Trung Hoa to lớn năm 1949, Mao cho xuất cảng ngay tức thì chủ nghĩa CS qua các lân bang. Cụ thể đưa quân xâm lăng Tây Tạng (1949), ủng hộ tích cực phía CS như ở bân đảo Triều Tiên (1950) và Đông Dương (1950). Quân Bắc Hàn ồ ạt đánh chiếm gần hết lãnh thổ Nam Hàn, nếu Mỹ không kịp thời lãnh đạo quân đồng minh cứu nguy thì cả bản đảo Triều Tiên bị nhuộm đỏ hết trơn hết trụi. Cuối thập niên 40, tức hai năm 1949 và 1950, nhất là năm 1950 tôi gọi là “năm bản lề”, Việt Minh bắt đầu bớt dần đánh du kích và chuyển dần sang chiến lược quân sự trận địa chiến, do nhờ Tàu cộng tiếp tế vũ khí nhiều và bộ đội Việt Minh được cố vấn Tàu cộng tận tình dậy dỗ kinh nghiệm đánh lớn. Chiến thắng vang dội của Việt Minh Đường Quốc lộ (Route Coloniale) 4 ở biên giới Trung Việt phía đông bắc (Tây gọi là Bataille de RC 4; Việt Minh gọi là Chiến dịch Biên giới Thu đông 1950) gây tổn thất nặng nề cho Pháp.
Wikipedia:
Chiến dịch Biên giới Thu đông 1950 còn gọi là Chiến dịch Lê Hồng Phong 2, là một chiến dịch trong Chiến tranh Đông Dương do quân đội Việt Minh thực hiện từ ngày 16 tháng 9 đến 17 tháng 10 năm 1950, nhằm phá thế bị cô lập của căn cứ địa Việt Bắc, khai thông biên giới Việt – Trung để mở đầu cầu tiếp nhận viện trợ. Một mục tiêu khác nữa là mở rộng căn cứ địa và tiêu diệt một phần sinh lực quân đồn trú của Pháp, thử nghiệm các chiến thuật cho Quân đội Nhân dân Việt Nam khi đó còn thiếu kinh nghiệm đánh lớn.
Các thinktank của Mỹ đã tung ngay ra THUYẾT DOMINO để danh chính ngôn thuận trước công luận, dân và quốc hội Mỹ hãy can thiệp gấy ở các nơi có CS, nhằm mục đích BE BỜ TỪ XA !
Chính vì thế CSVN phải mất gần 10 năm mới chiếm được miền Bắc và 10.000 ngày (1945-1975) mới thống nhất đất nước làm một. Đông Timor không được thực dân Bồ Đào Nha trao trả độc lập cho mãi đến năm 1975, nhưng rồi lại rơi vào tay Indonesia trong nhiều năm sau đó.
Thực ra CSVN thống nhất đất nước là do “cố đấm ăn sôi” và Mý đành bỏ cuộc nửa chừng do bị sa lầy ở Đông Dương, gây nên phong trào phản chiến rộng lớn lan khắp thế giới. Người ta bảo Mỹ không bại nơi chiến trường mà thua ở tại SÂN NHÀ (homefront / thuisfront).
Đại đa số dân Mỹ không ủng hộ phe diều hâu tiếp tục tiến hành chiến tranh thật tốn kém, khiến nước Mỹ tự chia làm hai phe: bổ câu và diều hâu, đồng nghĩa với hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Phía gọi là Bồ câu chủ trương rút quân, được nhiệt tình ủng hộ từ phía học sinh sinh viên, văn nghệ sĩ và trí thức cánh tả trong các phong trào hiện sinh thời đó (Beatnik rồi Hyppies) qua motto “make love not war” ! Phe cầm quyền thuộc đảng Cộng hòa thời đó thẳng tay đàn áp các cuộc biểu tình biểu dương lực lượng của phe bồ câu trong các khuôn viên đại học hay ngoài đường phố.
Sau khi chiến tranh VN chấm dứt, quốc dân Mỹ vẫn còn phân hóa trong một thời gian dài. Những người cựu chiến binh Mỹ từ chiến trường Đông Dương trở về không được “welcome” như trước đây, không phải vì Mỹ phải “rút lui trong danh dự”, mà vì sự chia rẽ cho xã hội Mỹ thời đó về quan điểm chính trị nhiều hơn. Bồ câu cho rằng chiến tranh ở VN là phi nghĩa, những kẻ tham dự trực tiếp là những tên sát nhân, nói thẳng ra là tội đồ chiến tranh, chứ không phải là câc anh hùng ! Trong thực tế họ chính là những ĐỨA CON YÊU CỦA TỔ QUỐC, đã sãn sàng lên đường sả thân bảo vệ cho sự an nguy quốc dân và quốc gia. Nói đúng ra họ đáng thương hơn đáng ghét, đáng bị nguyền rủa, bởi họ chỉ là những con tốt thí vì bị các bàn tay chính trị lông lá đẩy qua sông, sang nơi xa lạ như Việt Nam chiến đấu trong khi không có một khái niệm rõ rệt nào về đất nước và con người địa phương. Đại đa số là những thanh niên trẻ tuổi, những tưởng đi qua VN trả nợ quân dịch trong chừng một năm (?) theo luật định rồi hồi hương yên ổn làm ăn. Ai dè mọi sự làm đảo lộn cuộc đời họ. Bởi đó là mảnh đất “ít người lắm ma”, do “trời đất đảo lôn”
2/
Cách mạng Tư sản 1789 ở Pháp “lên bờ xuống ruộng” trong ít ra hai thế kỷ. Ấy cũng bởi ban đầu bị “phản bội” bởi các ông lớn cách mạng, như nhà độc tài Robespierre, rồi cuối cùng được lãnh đạo bởi danh tướng bậc nhất của Cách mạng Pháp là Bonaparte, dưới danh hiệu đệ nhất tổng tài; nhưng chính ông này đã lập lại đế chế thay cho chính thể cộng hòa, và tự xưng là hoàng đế Napoléon đệ nhất
Wikipedia:
Maximilien François Marie Isidore de Robespierre (IPA: [mak.si.mi.ljɛ̃ fʁɑ̃.swa ma.ʁi i.zi.dɔʁ də ʁɔ.bɛs.pjɛʁ]; 6 May 1758 – 28 July 1794) was a French lawyer and politician, and one of the best-known and most influential figures of the French Revolution and the Reign of Terror.
Chưa hết các nước lân bang vốn hoảng sợ tư tưởng dân chủ của Cách mạng Pháp 1789 đang có nguy cơ lan rộng ra khắp Âu châu, nên đã hợp lực đánh cho Napoleon tơi tả và cầm tù ông ta hai phen cho tới chết; cũng như đem con cháu dông vua cũ tấn phong trở lại ngôi vua.
Nói tóm lại, phải mất nhiều thời gian mới làm cho tư tưởng dân chủ tự do thấm nhuần trong mọi giới, mặc dù tư tưởng này không thực sự mới lạ với các nhà lãnh đạo và trí thức phương Tây. Điển hình như nhà nước Hòa Lan là nhà nước tiến bộ nhất vào trước Cách mạng Pháp, sau khi HL dành lại được độc lập từ tay hoàng đế Tây Ban Nha ở thế kỷ thứ 16
Dutch Republic (1581–1795)
After declaring their independence, the provinces of Holland, Zeeland, Groningen, Friesland, Utrecht, Overijssel, and Gelderland formed a confederation. All these duchies, lordships and counties were autonomous and had their own government, the States-Provincial. The States General, the confederal government, were seated in The Hague and consisted of representatives from each of the seven provinces. The sparsely populated region of Drenthe was part of the republic too, although it was not considered one of the provinces. Moreover, the Republic had come to occupy during the Eighty Years’ War a number of so-called Generality Lands in Flanders, Brabant and Limburg. Their population was mainly Roman Catholic, and these areas did not have a governmental structure of their own, and were used as a buffer zone between the Republic and the Spanish-controlled Southern Netherlands
3/
Gần đây cái gọi là CÁCH MẠNG NHUNG ở Đông Âu thành công rực rỡ, chính yếu là nhờ GORBACHOV đã chủ trương “sống chung hòa bình” thật sự với khối Tư bản phương Tây. (Không giả vờ như Cút-Xếp trong Hội nghị đảng CS Liên Sô lần thứ 20 ở Mút-Cu).
Gorbachov lên nắm quyền tổng bí thư kiêm chủ tịch nước ở Liên Sô trong hoàn cảnh đặc biệt “khủng hoảng nhân sự” ở tầng lớp lãnh đạo cấp cao, sau cái chết liên tục của một số tổng bí trong thời gian ngắn cầm quyền (Andropov và Chernenko)
Wikipedia
Yuri Vladimirovich Andropov (tiếng Nga: Ю́рий Влади́мирович Андро́пов, Yuriy Vladimirovich Andropov) (15 tháng 6 [cũ 2 tháng 6] năm 1914 – 9 tháng 2 năm 1984) là một chính trị gia Liên Xô và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô từ ngày 12 tháng 11 năm 1982 tới khi ông qua đời mười lăm tháng sau đó.
Vasili Vasilyevich Kuznetsov (tiếng Nga: Василий Васильевич Кузнецов; 13 tháng 2 [cũ 31 tháng 1] năm 1901 – 5 tháng 6 năm 1990), là một chính trị gia Nga; quyền Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao từ năm 1982 đến năm 1983, và lần thứ hai năm 1984, và lần thứ ba năm 1985.
Konstantin Ustinovich Chernenko (tiếng Nga: Константи́н Усти́нович Черне́нко, Konstantin Ustinovič Černenko; 24 tháng 9 năm 1911 – 10 tháng 3 năm 1985) là một chính trị gia và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô. Ông đã lãnh đạo Liên Xô từ ngày 13 tháng 2 năm 1984, tới khi ông mất chỉ 13 tháng sau ngày 10 tháng 3 năm 1985. Chernenko cũng là Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao từ 11 tháng 4 năm 1984, tới khi ông mất.
Mikhail Sergeyevich Gorbachyov (phiên âm tiếng Việt: Mi-kha-in Goóc-ba-chốp; tiếng Nga: Михаи́л Серге́евич Горбачёв, Mihail Sergeevič Gorbačëv; IPA: [mʲɪxʌˈil sʲɪrˈgʲejɪvʲɪʨ gərbʌˈʨof], thường được Anh hoá thành Gorbachev; sinh ngày 2 tháng 3, 1931) từng là lãnh đạo Liên bang Xô viết từ năm 1985 tới 1991. Những nỗ lực thực hiện cải cách của ông giúp chấm dứt Chiến tranh Lạnh, nhưng cũng góp phần kết thúc quyền uy tối cao của Đảng Cộng sản Liên Xô (CPSU) và giải thể Liên bang Xô viết. Ông đã được trao Giải Nobel Hoà bình năm 1990.
[hết trích]
Là người trẻ, có học thức, không bị đè nặng bởi quá khứ u buồn, ông nhanh chóng nhận chân ra bế tắc của Khỗi Cộng nói chung và Liên Sô nói riêng, nên đã mau chóng và mạnh dạn áp dụng chương trình cải tổ hay canh tân sâu rộng trong Liên Sô và toàn khối Cộng. Ông viết sách hô hào và cổ vũ mạnh mẽ các chính sách PERESTROIKA (đổi mới) và hổ trợ bằng GLASNOST (Transparance; công khai trong sang như pha lê).
Cũng như Cách mạng Pháp 1789, Cách Mạng Nhung thực sự thành công ở các nước cựu CS có dân trí cao nhất trong khối Cộng là Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung (dĩ nhiên phải kể luôn Đông Đức); chậm hơn đến lượt Bảo Gia Lợi (Bulgaria), Lỗ Ma Ní (Roumenia), Albania …
Liên bang Nam Tư do hoàn cảnh đặc biệt, nên “đi trước về sau”, tức là nước CS mang bộ mặt nhân bản nhất trước thời Cách mạng Nhung, tức lúc mồ ma thống chế Titov còn tại vị. Sau Cách mạng Nhung, Nam Tư trở nên lạc hậu trước các lân bang, nên các nước trong liên bang như Slovenia, rồi Kroatia, Bosnia …. đòi ly khai, khiến cho tổng thóng xứ Serbia lớn và mạnh nhất trong Liên bang không đồng ý và xảy ra nội chiến khốc liệt như ai ai cũng rõ.
Dù sao các nước trong Liên bang Nam Tư cũ rồi ra cũng độc lập thật sự, và thẳng tiến trên con đường dân chủ đa nguyên (dĩ nhiên đa đảng), trong khi đó các chư hầu của Liên Sô cũ và Liên bang Nga hiện tại, ngay cả Nga nữa, cũng còn chật vật trên con đường dân chủ hóa đất nước.
Nếu ở Nga có Putin, tại Belorussia (Bạch Nga) có Lukašenka . Ông này vừa mới thắng cử vẻ vang ở nhiệm kỳ tổng thống thứ năm và thường mang theo cậu con trai út (con tư sinh với bà bác sĩ riêng) đến dự trong các buổi lễ hội hay tiếp tân quan trọng (với giáo hoàng, tổng thống Mỹ, họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc …). Đó là chưa kể tổng thống Ukraine thân Nga mới bị hạ bệ là ông Yanukovich …
Đó là những phần tử phản cách mạng, lợi dụng thời cơ để chơi trò dân chủ bịp bợp, giả trá làm mờ mắt dân chúng. Ai chống đối bị đàn áp thật dã man chưa từng thấy. Putin thanh toán bất kỳ ai phản kháng y ra sao, ai ai cũng thấy ê cả răng khi đề cập đến.
Wikipedia:
Aliaksandr Ryhoravič Lukašenka sinh ngày 30 hay 31 tháng 8 năm 1954 là người nắm giữ chức vụ Tổng thống của Belarus từ ngày 20 tháng 7 năm 1994. Trước khi bắt đầu sự nghiệp chính trị, A. R. Lukašenka là giám đốc của một nông trại quốc doanh. Trong thời gian Lukašenka lãnh đạo, các hành động của chính quyền Belarus bị các tổ chức nhân quyền nhìn nhận là đã vượt ra ngoài giới hạn của luật pháp quốc tế và nhân quyền đã bị vi phạm.[6][7][8] Belarus từng bị các lãnh đạo châu Âu và Hoa Kỳ trước đây và hiện nay gọi là “thành lũy cuối cùng của chế độ độc tài” ở châu Âu.[9][10][11] Ông và một số quan chức Belarus khác cũng là những đối tượng bị Liên minh châu Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt vì lý do vi phạm nhân quyền.[12][13]
Tại cuộc bầu cử tổng thống năm 2015, ông đã giành chiến thắng áp đảo trước các đối thủ với tỷ lệ 84% phiếu bầu. Như vậy ông sẽ giữ vai trò tổng thống trong nhiệm kỳ thứ năm liên tiếp từ 2016 đến 2020.
(còn tiếp)
Nói dài, nói dai, nói dở, nói dốt, nói dối
Chê ông LMC nói dở , xin sư phụ bàn loạn cái hay cho thiên hạ bàng quan
nghe đi . “Bòn ơi, buông xà rông coi chơi ! “
Florence Foster Jenkins ever said:
“People may say I can’t sing,
but no one can ever say I didn’t sing.”
So I reply to Sơn Trần:
” One (you) may say I can’t comment very good,
but no one can ever say I didn’t comment ” :-) !
And I’m afraid your comment is the most awful !
Nhìn chung những cuộc cách mạng khắp thế giới không phải lúc nào cũng hoàn hảo, xuôi chèo mát mái, mà tùy thuộc vào nhiều yếu tố nôi tại hay ngoại lai.
Tại Nga và một số chư hầu đâu thiếu nhân tài và dân trí đâu có thấp, và chính ở Nga là nơi phát xuất ra Cách mạng Vô sản năm 1917 long trời lở đất. Thế mà Nga và chư hầu vẫn ì ạch với vấn nạn độc tài. Chẳng hạn ở Nga có Putin và bè đảng, ở Bạch Nga có Lukasenka, Ukraine có Yanukovich …
Putin tráo trở khi tổng thống khi thủ tướng rồi trở lại làm tổng thống; Lukasenka táo bạo hơn, giữ chức tổng thống một lèo năm (5) nhiệm kỳ; Yanukovich cũng mị dân không kém, dù bị hạ bệ lần đầu do gian lận bầu cử, nhưng lại tái cử thắng phe đối lập làm tổng thống cho đến khi bị hạ bệ lần hai phải bỏ của chạy lấy người, nhưng tạo ra nội chiến hiện nay ở Ukraine.
Trong khối Liên Sô cũ, duy chỉ có ba nước trong vùng biển Baltic (Lithuania, Lativa, Estonia) là thành công trong Cách mạng Nhung, mặc dù cộng đồng dân gốc Nga không nhỏ ở các nước đó và Putin luôn luôn tìm cách đe dọa không cho ba nước này gần Mỹ và đồng minh Liên Âu thêm nữa.
Nhân đây cũng nói thêm về Cách mạng Vô sản 1917 ở Nga thành công chính là nhờ sự trợ giúp của chính quyền Đức lúc đó. Đức đang đánh nhau to với Nga hoàng trong Thế chiến Một, đã tìm mọi cách cho Lenin và đồng bọn đang sống lưu vong ở Thụy Sĩ băng ngang qua Đức để âm thầm trở về Moscow, nhằm lật đổ Sa hoàng Nicolas Đức mưu mô gây nội chiến ở Nga, bởi Lenin chủ trương ưu tiên lật đổ Sa Hoàng, hô hào binh sĩ ngoài tiền tuyến quay về thủ đô làm cách mạng. Nếu không có Đức trợ thủ đắc lực thì còn lâu mới có cái gọi là Cách mạng Vô sản 1917 tại Nga, cũng như Lenin và đồng bọ chết già ở Thụy Sĩ, còn đám Stalin trước sau cũng bị Nga hoàng tiêu diệt.
Nói riêng về Nga, đó là một quốc gia vĩ đại và một dân tộc lớn ở Âu châu (xem ra chả khác gì Tàu ở Á châu vậy). Tuy nhiên họ vẫn bị các nước ở vùng ôn đới bên dưới coi thường và cho Nga là một quốc gia kém văn minh, nếu không muốn nói là hoang dại (wild; sauvage).
Quả đúng thế thật, nếu như ta tỉ mỉ quan sát về đàn ông Nga thường vũ phu, hay say rượu và hành hạ vợ con. Trong khi đó phụ nữ Nga rất chịu thương chịu khó. Xem các truyện nổi tiếng của các nhà văn đoạt giải Nobel văn chương của Nga như Boris Pasternak (Dr Zhivago), Solokhov (The Quiet Don), Alexander Solzhenytsin (The First Circle; The Goulag Archipelago0, hay Leon Tolstoi (War and Peace) sẽ minh chứng điều trên, nhất là ở sắc dân Cô-Dắc vùng sông Don.
Các vua Nga thường sống xa hoa, xa cách dân đen, thâm chí lại tàn bạo với dân, nhất là các vị thích danh xưng đại đế (The Great), bởi càng nuôi lắm tham vọng ! Giới qúi tộc cũng rứa. Nga đất rộng nên có những địa chủ thật giầu trong khi dân khố rách áo ôm thật nhiều, cúc cung trọn đời phục vụ cho gia đình địa chủ thường tàn ác, bôc lột nông nô tận xương tủy. Dân Nga một cổ ba bốn tròng.
Đáng tiếc Nga thuộc hàn đới ít biển và biển thường giá lạnh, mọi lưu thông trong nước và với lân bang hầu như bằng đường bộ, trong khi đất đai mênh mông, có nhừng nói như vùng Siberia (Tây bá Lợi Á) hầu như quanh năm tuyết phủ, hay các cánh rừng taiga bạt ngàn. Nói thế để hiểu Nga bị cô lập với bên ngoài ở thời xưa, cho nên dân Nga có chậm tiến bộ hơn trong cộng đồng da trắng Âu châu là điều dễ hiểu thôi. Chính vỉ thế mà các Sa hoàng thời phong kiến cho đến thời CS các “hoàng đế đỏ” tha hổ tác oai tác quái với dân đen.
Một quốc gia lớn và quá nhiều khác biệt về nhiều mặt, trong đó nổi cộm nhất là nan đề sắc tộc và tôn giáo, các lãnh đạo và chính giới thường có khuynh hướng độc tài để thống nhất đất nước làm một, nghĩa là phải tập trung quyền lực ở trung ương, thay vỉ tản quyền về địa phương, và thường mị dân bằng cách cổ võ chủ nghĩa quốc gia cực đoan hay chủ nghĩa dân túy. Đó là những gỉ ta đang chứng kiến ở Nga và Tàu cộng.
Nói trắng ra làm chính trị kiểu độc tài dễ dàng hơn làm kiểu dân chủ, nhất là dân chủ đa nguyên, chủ trương tản quyền về địa phương càng nhiều càng tốt và tạo mọi dễ dàng cho sự nẩy nở các xã hội công dân (civil societies), như ở các nước Tây Âu và Mỹ chẳng hạn. Guồng máy nhà nước trở nên gọn nhẹ, hay nói khác đi nhà nước và nhân dân (thông qua các hội đoàn dân sự tình nguyện) cùng làm. Do đó tránh được mọi lạm quyền, mọi rườm rà do tệ nạn thư lại (bureaucratie) do qua nhiều cửa quan đòi hỏi lăm giấy tờ chứng thực … nên tránh xa được tệ nạn tham nhũng, gây bè kết đảng trong chính quyền.
Bởi thế bọn dân chủ giả hiệu đã phá hoại mọi thành quả cách mạng ban đầu, khiến cho tiến trình dân chủ bị chệch hướng hay chậm trễ đi nhiều.
Bọn giả hiệu và bọn thời cơ chủ nghĩa luôn luôn hiện diện ở mọi nơi, mọi lúc và chúng thường khua chiếng giống trống làm ra vẻ dân chủ đệ nhất hạng để giở trò bịp bợm người hiền lương.
Kết, thành công hay thất bại tùy thuộc vào nhiều yếu tố nội tại và ngoại lai!
Tuy nhiên luôn luôn phải nhớ kỹ điều này, THẤT BẠI LÀ MẸ THÀNH CÔNG !
Nguyễn Thái Học khuyên: CỜ ĐỘC LẬP HOA, TỰ DO PHẢI TƯỚI BẰNG MÁU !
Độc lập, tự do, dân chủ … không phải là món quà cho không, phép lạ từ trời rơi xuống.