WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

“Sẹo độc lập”: Dễ dài và nhạt nhẽo

Phan Huyền Thư đứng giữa nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội

Phan Huyền Thư đứng giữa nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội

Nhà xuất bản “Lao động” cho xuất bản tập thơ của Phan Huyền Thư năm 2014, cuối năm 2015 tập thơ này đã giành được giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội. Ngay sau đó, “Sẹo độc lập” đã bị mạng xã hội tố cáo Phan Huyền Thư đạo thơ của Du Tử Lê và Phan Ngọc Thường Đoan, cũng như mấy năm trước tác giả này đã đạo văn của nhà phê bình Đặng Tiến. Lúc đầu, ông Phạm Xuân Nguyên nhảy ra bênh Phan Huyền Thư nhưng tất cả bằng chứng và sự thật đã chống lại Phạm Xuân Nguyên và tác giả tập thơ. Cuối cùng Phan Huyền Thư đã phải xin lỗi Phan Ngọc Thường Đoan, xin lỗi độc giả vì chuyện hai bài thơ giống nhau như hai giọt nước; tuy nhiên bà Thư tuy bị Hội Nhà văn Hà Nội truất (thu hồi) giải thưởng, vẫn gân cổ lên cãi bà không mắc tội đạo thơ. Có nghĩa là “vụ án đạo thơ thế kỷ” này chưa dừng lại vì Phan Huyền Thư đang âm mưu làm phù phép nhờ vả hai ba anh nào đó bên hải ngoại tạo bằng chứng giả để tố ngược lại Phan Ngọc Thường Đoan đạo thơ mình!

Chính vì vậy, chúng tôi phải tìm đọc tập thơ “Sẹo độc lập” để xem nó có đích thực là thơ hay không, hay chỉ là những câu nói tầm thường năng xuống dòng viết theo trường phái “Tân con cóc” do nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – một ông công an kiêm Phó chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam làm chủ soái. Chúng tôi xin trích nguyên văn “bài thơ” “Sẹo độc lập” của Phan Huyền Thư để xem nó thơ hay không thơ (vì thơ này xuống dòng liên tù tì nên chúng tôi dùng gạch chéo / để thay cho cơn mưa xuống dòng) :

“Ngày mười / chín tháng / hai năm nhâm / tý / tôi / được độc lập / với mẹ / bằng sợi dây / rốn / cắt đứt cơ thể / vết / sẹo làm người / vết sẹo / tôi / cái rốn / độc / lập Phan Huyền / … Thơ 19/2/2004”

Cả “bài thơ” là những câu nói tầm thường, không có câu nào là thơ cả, Phan Huyền Thư viết theo lối cực kỳ dễ dãi, nhạt nhẽo, tầm phào theo tiêu chí “Tân con cóc” của chủ soái Nguyễn Quang Thiều. Hèn gì sáng nay, ông chủ soái trường thơ “Tân con cóc” Nguyễn Quang Thiều lên mạng bênh Phan Huyền Thư, lên án Hội nhà văn Hà Nội thu hồi giải thưởng của Phan Huyền Thư là sai vì bà này có nhận mình đạo thơ đâu.

Nếu cứ viết phi thơ, viết phứa, viết dễ dãi tào lao chi khươn như Phan Huyền Thư như theo bút pháp “sẹo” trên thì bất cứ ai không cứ kẻ viết bài này, mỗi ngày cũng có thể cho ra hai mươi tập thơ được giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội. Trần Mạnh Hảo xin phóng bút, té nước theo mưa “Sẹo độc lập” mưa thơ rằng:

“MỦ YÊU”: em/ li dị / tôi / khiến trái / tim tôi / mưng mủ / mủ / yêu / em tội /ác / quân / giết người / có tên / là trinh nữ / quái thai / ơi / từ mủ / yêu / tôi /cô / đơn dứt khoát / thành trần / mạnh / hảo ngọt / mủ / ơi…

Xem ra “Mủ yêu” có cơ hay hơn “Sẹo độc lập” mất!

Nhìn bìa tập thơ “Sẹo độc lập” đủ biết Phan Huyền Thư không hiểu bản chất thi ca, chưa rành tiếng Việt khi bà Thư chua dưới tên tập thơ dòng chữ: “Một tập thơ viết để trò truyện với những người bạn”… Xưa nay thơ vốn là lời tâm tình của tác giả với độc giả, là nơi người viết tìm tri âm tri kỷ” sao còn thừa lời trên bìa sách thế này. Giống như chị bán cá ngoài chợ phải viết trên sạp cá của mình rằng đây là cá vì sợ người đi chợ nhầm là con chim hay sao? Vả, nó là “một tập thơ” dĩ nhiên rồi, có phải hai hay ba tập đâu mà thừa lời rằng “Sẹo độc lập” là một tập thơ, không phải hai tập đâu nhá …

Lại nói tí tẹo về bài “Sẹo độc lập” của Phan Huyền Thư: nghĩa là khi bà Thư sinh ra bà bị cắt cuống rốn tạo thành cái sẹo để độc lập với bà cụ Thanh Hoa đã sinh ra bà. Lượng thông tin của thơ này chỉ có thế. Thơ bản chất là ngôn ngữ hình ảnh, hình tượng, là ngôn từ bề sâu, hàm xúc, ngôn từ biểu tượng, hồn nhiên nhưng ngầm chứa triết học. Cái “sẹo” cắt rốn kia sao đã có thể làm đứa con “độc lập” với bà mẹ được. Về nghĩa đen đã sai (xin lỗi, thơ Phan Huyền Thư không có nghĩa bóng)… Đứa trẻ sinh ra cho tới chết cũng không thể độc lập khi nó còn phụ thuộc vào sữa mẹ, mũi nó phụ thuộc từng giây vào dưỡng khí là bà mẹ bầu trời… Con người là một sinh vật phụ thuộc vào muôn thứ khách quan…Chỉ một vết cắt rốn mà đứa trẻ độc lập được thì độc lập ơi ta chào mi, vì mi chẳng có thật trên đời…

Phan Huyền Thư, kẻ vắt mũi chưa sạch trong thi ca, lẽ nào dám chê bai nền thi ca dân tộc với những đại thi hào như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, với những thi hào như Ôn Như hầu, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Đoàn Thị Điểm, Tản Đà, Hàn Mặc tử, Nguyễn Bính, Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên…lại dám viết những lời phỉ phui, rẻ rúng chê bai nền thi ca dân tộc thế này:

“Trăm năm quốc ngữ / hay cả ngàn năm Hán Nôm / không tìm ra câu thơ nào viết đủ / cho khổ đau và cay đắng / khi tôi hiểu ra một danh tính: thi nhân…” (trang 25)

Một Lê Đạt mà Phan Huyền Thư coi là thầy, hay nhắc đến ông trong “Sẹo độc lập” cũng có nhiều câu thơ hay, rất “khổ đau và cay đắng”, lẽ nào bà Thư chưa đọc ông này với hai câu thơ thôi: “Cột đèn rớm điện” và: “Mẹ già ta ngơ ngác? Lưng còng đau gậy tre”?

Cho hay kẻ hậu sinh quen dùng thước vũng trâu đằm đo biển cả cha ông do thiếu học vấn, thiếu tâm hồn thi ca mới dám gần chùa gọi bụt bằng mày tao như thế?

Thơ Phan Huyền Thư trong “Sẹo độc lập” không chỉ dễ dãi, nhạt nhẽo mà rất đại ngôn, triết lý vớ vẩn:

“để giới hạn an toàn trong giới hạn / bằng chân lý: bất động / sự bất động của nghệ thuật /là tượng đài hình chiếc cột /đợi tương lai thi hành án / tử hình” (trang 31 bài “Giới hạn”)

Triết lý dởm này là thế nào hả giời? Ôi, có thứ chân lý bất động à giời? Dân gian định nghĩa “ chân lý là cái lý có chân” mà…Chân lý là cái bọn đến gần nó thì nó biến mất, nó sợ thi ca vớ vẩn hành hạ nên chạy mất dép, chỉ có thứ chân lý “ngu tín” mới bất động mà thôi! Làm sao bà Thư lại bắt nghệ thuật phải tử hình? Chính vì vậy, nghệ thuật nó sợ vãi mà không dám ở lại cùng thơ Phan Huyền Thư chăng?

Trong bài “Chuyến bay” trang 32: gửi hộp đen báo bão Phan Hoàng (hèn gì Phan Hoàng bênh bà Thư không đạo thơ đâu), nhiều câu triết lý kinh hãi đến mất ngáp:

“Biết trước những ánh mắt tiễn đưa / Nhọn hoắt màu hả dạ. Một rừng cọc gỗ / Bạch Đằng giang bịt sắt / hoen gỉ đâm vào sự bình thản / Cái mũ của người đội nó / không che được thái độ của họ…”

“Nhọn hoắt màu hả dạ” là sao giời? Chả lẽ chiều nay tôi ăn canh rau mùng tơi nấu cua hả dạ quá, thì cái hả dạ này cũng nhọn hoắt hay sao? Chị kia yêu chồng đêm qua sướng lắm, hả dạ lắm chắc cũng do cái nhọn hoắt đâm vào màu hả dạ than ôi! Hả dạ ơi hả dạ, thi ca kiểu này làm tôi khiếp, bố bảo không dám hả dạ nữa, thơ ơi!

Đọc đến đây, kẻ viết bài này hãi quá, sao lại: “hoan gỉ đâm vào sự bình thản”? Than ôi, ta chào sự bình thản vì ngươi đã bị sự hoen gỉ xuyên thấu tim… Ai hoen gỉ hay thi ca “tân con cóc” làm hoen rỉ cả nền thơ?

Bà Thư chưa tha người đọc khi nổi cơn tam bành triết lý mà đi nói xấu cái mũ thế này thì ai dám đội mũ nữa: “Cái mũ của người đội nó / Không che nổi thái độ của họ”… Phải chăng cái mũ và người đội nó là hai việc khác nhau, cớ sao đưa thái độ vào để ghét mũ thế này?

Thơ với chả thẩn!

Những triết lý vớ vẩn như thế này tràn ngập trong “Sẹo độc lập”:

“Khóc / chỉ là bài tiết của dục vọng” (trang 139)

Thơ thẩn như thế, ai cấm lớp trẻ học theo thứ triết lý kinh dị này khi viết:

“Cười / chỉ là nôn mửa của khoái lạc” hay: “mếu / chỉ là trung tiện của đớn đau”?

Viết đến đây, gần như tôi đã bị tẩu hỏa nhập ma vì thứ thơ tào lao tầm phào của Phan Huyền Thư làm choáng váng? Tôi bắt đầu nghi ngờ mình không biết cách đọc thứ thư “lỗ thủng” này:

“Kể từ đó. Mọi người thậm chí có thể /làm tình với nhau qua lỗ thủng là tôi” (Sẹo độc lập trang 45)

Vậy kính xin các nhà văn nhà thơ trong ban giám khảo giải thưởng văn học hội nhà văn Hà Nội lên tiếng để chỉ giáo cho tôi thẩm được thứ thơ xưng là “tôi – lỗ thủng” đang mời mọi người đến làm tình này. Amen!

Sài Gòn ngày 21 – 10 – 2015
T. M. H.

24 Phản hồi cho ““Sẹo độc lập”: Dễ dài và nhạt nhẽo”

  1. đinh ngọc minh says:

    Thực hư ra sao thú thật mình cũng còn ít nhiều nghi ngạị. Có vấn đề chính trị hóa một hiện tượng văn học hay không- nhưng thôi miễn bàn chuyện đó ở đây – mình chỉ muốn nói ra một cảm nhận rằng: đọc xong bài viết này của ông TMH thú thật mình có cảm giác …buồn nôn!

  2. vb says:

    Ai bảo chữ nghĩa không có hồn nào? Thì đấy, nó (sẹo) vận ngayvào tác giả.
    Từ nay cô cháu cứ gọi là mang cái “sẹo” trên mặt suốt …ư ử.ư. ừ…đời!

  3. Quang Phan says:

    Khi con ếch Cộng sản ngồi ở đáy giếng mở mõm phê bình văn học miền Nam:

    ***( Trích) Nhà văn Nhật Tiến viết kể lại những chuyện một thời văn nghệ sĩ miền Nam bị đẩy vào các “khóa bồi dưỡng chính trị” rằng : Mai Quốc Liên – từ Miền Bắc vào – nói “hết sức hỗn xược” : “Khóa học này mở ra để các anh, các chị hiểu biết về xã hội mới thôi, chứ đừng trông mong vào việc cầm bút trở lại. Bởi vì miền Nam các anh, các chị làm gì có văn hóa” .

    Đỗ Phương Khanh đứng lên chỉ mặt Mai Quốc Liên và hỏi ngay ” Anh vào trong Nam được bao lâu và anh đã đọc được bao nhiêu tác phẩm của miền Nam rồi, mà anh dám nói miền Nam không có văn hóa? “.

    Rồi nhiều người khác cũng nhao lên . Nhật Tiến lẫn nhà văn Nguyễn Thụy Long đều đứng dậy. Những người điều khiển khóa học vội vã tuyên bố nghỉ giải lao…”.

    *** Nhà văn Dương Thu Hương đã trả lời cuộc phỏng vấn sau đây do Đinh Quang Anh Thái :…các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy rẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giấc mơ. Ông Thái đừng quên rằng, ở miền Bắc, tất cả mọi báo đài, sách vở đều do nhà nước quản lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ có những cán bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là đài phát thanh Trung Quốc. Còn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể; có nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói.

    Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người “.

    • nguyenha says:

      Thằng Mai quốc-Liên có tên thật là “Phan-móc-Liên” ,cố nội của “nử sĩ” Phan huyền Thư,người sáng lập Hội nhà văn Việt Cộng.! Chuyên nghề thổi ống đu đủ.Nhờ thế nên con cháu tụi nó bây giờ nằm đầy ở BCT !!Cám ơn thông tin của Bạn.

  4. UncleFox says:

    Thật đáng buồn cho cả chục vị chạy theo ông Trần Mạnh Hảo bề hội đồng nữ sĩ Phan Huyen^` Thư . Hội Nhà Văn Việt Nam với sự lãnh đạo của Đảng mà những vị cầm đầu toàn là người có học vị cao cũng như đạo đức cách mạng rạng ngời ngời, chỉ kém bác Káo nhà tôi một tẹo thôi . Khi họ đã trao giải cho ai thì tất nhiên tài năng của người ấy phải thuộc laọi Thái Sơn – Bắc Đẩu, đỉnh cao trí tuệ loài người chứ đâu phải khơi khơi mà sủa bừa như cộng đồng Kò Mạng cho được .

    Theo chỗ tôi tìm hiểu và được biết những người trong HNVVN khi gặp loại thơ mà ông Tra^`n Mạnh Hảo gọi là thơ “Tân Con Cóc” như của nữ sĩ Phan Huyen^` Thư thì họ không phải dùng mắt để đọc, mà phải biết dùng mũi để ngửi mới thẩm thấu được ý nghĩa cao siêu của bài thơ roi^` thưởng ngoạn . Nghe đâu tập thơ “Sẹo Độc Lập” rất có hồn … lơi, nên mới được các ông trong hội nhà văn Việt Cộng trao giải . Các Cụ đừng vì ghen ăn tức ở mà phê bình lung tung xoè mà lòi ra cái sự kém chất nghệ thuật trong lòng của mình cho thiên hạ thấy .
    Nay kính

    • Tudo.con says:

      @UncleFox:

      Thưa thật với Bác. . . Fox ( chút xíu nữa gỏ lộn chữ Hồ là không còn cây răng. . .uống sữa), cháu vốn dân dốt đặc cán búa văn thơ, nhưng khi nghe tựa đề thơ “Sẹo độc lập” là cảm thấy nổi gai ốc!
      Rồi ông Trần Mạnh Hảo lại đặt tên cho trường phái mới là “Tân con cóc”, mới thấy rỏ thế nào là Sẹo…Sần…Sùi… độc lập lỡ lói mà nước ta có được.

      Nhưng khi Bác Fox bình thơ:
      “Nghe đâu tập thơ “Sẹo Độc Lập” rất có hồn … lơi, nên mới được các ông trong hội nhà văn Việt Cộng trao giải .”

      Thiệt là tình mà nói ( không phải nịnh Bác đâu nghen ), chỉ câu bình nầy thôi cháu mới hiểu thế nào là hồn thơ. . .lơi nó có “chất lượng” của hương thơ mồn. . .lùi.

      Tóm lại, trường phái “Tân Con Cóc” chắc chắn là di sản của Bác. . . Hồ (chổ nầy còn run dữ nữa), không ai được quyền tiếm đoạt bản quyền.

  5. phamminh says:

    Giải thưởng đã bị thu hồi thì thế nào cũng phải chọn một thi phẩm khác thay thế. Đề nghị hội nhà văn Hà Nội chọn bài thơ dưới đây của ông Thái Bá Tân. Bài thơ sáng tác nhân vụ ký giả Nguyễn đắc Kiên bị đuổi việc vì phê phán tổng bí thư đảng Nguyễn phú Trọng đâu như hồi năm ngoái . Ông Thái Bá Tân là sĩ phu Bắc hà đấy nhé. Nếu tôi nhớ không lầm thì ông Tân từng đi du học hẳn hoi và từng là giáo sư Anh ngữ ở miền Bắc. Nếu bài thơ được trúng giải thì trong kho tàng thi văn VN thời Xã Nghĩa có một cuộc đột phá táo bạo, tạo một “dấu ấn” vô cùng “hoành tráng” tựa như Ngũ hoành sơn chứ chẳng chơi. Can đảm lên các bác giám khảo “đỉnh cao trí tuệ.”

    Tôi không biết ông Thiệu,
    Yêu mến lại càng không,
    Nhưng buộc phải thừa nhận
    Một thực tế đau lòng,

    Rằng ông ấy nói đúng,
    Thời còn ở Miền Nam:
    “Đừng nghe cộng sản nói.
    Hãy xem cộng sản làm!”

    Tôi sống ở Miền Bắc
    Sáu mươi lăm năm nay,
    Và buộc phải thừa nhận
    Một thực tế thế này:

    Rằng ta, đảng, chính phủ,
    Thường hay nói một đàng
    Mà lại làm một nẻo.
    Nhiều khi không đàng hoàng.

    Đảng, chính phủ luôn nói,
    Mà nói hay nói nhiều,
    Rằng sẵn sàng chấp nhận
    Những ý kiến trái chiều.

    Vậy mà một nhà báo,
    Nói ý kiến của mình,
    Nói đàng hoàng, chững chạc,
    Có lý và có tình,

    Liền bị buộc thôi việc.
    Ai cũng hiểu vì sao.
    Không khéo lại tù tội.
    Như thế là thế nào?

    Như thế là các vị
    Mặc nhiên thừa nhận mình
    Không làm như đã nói,
    Gây bức xúc dân tình.

    Là một người yêu nước
    Là công dân Việt Nam,
    Tôi mong đảng đã nói,
    Là nhất thiết phải làm.

    Vì đó là danh dự,
    Niềm tin và tương lai.
    Hãy chứng minh ông Thiệu
    Nói như thế là sai.

    PS
    Tôi không biết ông Trọng,
    Yêu mến lại càng không,
    Nhưng là chỗ người lớn,
    Tôi thành thật khuyên ông

    Rút cái giấy sa thải
    Một nhà báo công minh.
    Phần ông, nếu phục thiện,
    Cũng nên xem lại mình.

    Tôi nhận hưu nhà nước
    Cũng đã mấy năm nay.
    Hy vọng còn được nhận
    Sau bài thơ ngắn này.

  6. quandannambo says:

    bài viết này rất hay
    *
    nhưng
    lạ hoắc với phong cách trần-mạnh-hảo
    *
    chẵng thể
    tìm thấy chút xíu hơi hướm nào của trần-mạnh-hảo
    *
    lạ thật*

  7. EO ƠI

    Eo ơi ngu thế là cùng
    Chỉ toàn nói bậy tưởng mình làm thơ
    Thi ca giờ đúng lơ mơ
    Phan Huyền Thư đó vật vờ nhảy vô

    Nên đi chôm chỉa ào ào
    Bài thơ người khác lẽ nào buông tha
    Khác gì một bọn tà ma
    Thi ca nước Việt xót xa hiện giờ

    Chân tài nào khác ma trơi
    Bởi toàn cái dốt nổi trôi vậy mà
    Đọc vào mới thấy xót xa
    Phịa ngu “cái sẹo tự do” ngon lành

    Bởi do dốt nát học hành
    Cắt dây cuống rốn cũng thành làm thơ
    Tâng lên “độc lập” ngu khờ
    Quả điều hiểu biết bá vơ trong đời

    Cái này do giáo dục tồi
    Tài năng hạ cấp cợt người lạ thay
    Vậy mà giải thưởng than ôi
    Mẹ cha cái đám gọi là văn chương

    PHƯƠNG NGÀN
    (23/10/15)

    • Xin đọc “Vậy mà giải thưởng trao tay” SẮC NGÀN

    • Nguyen Hung says:

      Cả nước thi đua chôm chỉa thơ văn quyết theo gương “bác” Hồ chí Minh ăn cắp Ngục Trung Đỉnh Ký ngày trước ;

      Trong Bàn tròn thứ Năm của BBC hôm 22/10 về chủ đề đạo văn , nhà thơ Lý Đợi cho rằng, tuy sự việc Phan Huyền Thư có lẽ đã kết thúc, “nhưng vấn đề đạo văn ở Việt Nam chưa bao giờ kết thúc mà càng lúc càng nhiều hơn vì nhiều lý do, trong đó có chuyện thành tích trong nghiên cứu, sáng tạo, những thành tích mà người cầm bút muốn hướng đến, vì thế mà rất nhiều người đã đi vào con đường đạo văn.”

      “Chúng ta nếu soi vào các văn bản khoa học, văn bản hàn lâm ở cấp độ nghiên cứu này kia thì mức độ đạo văn vừa kinh khủng, trắng trợn mà tinh vi lắm. Cái tạm gọi là giới tinh hoa đã như vậy rồi thì cái đại chúng, cái phổ thông nó sẽ đi theo hệ quả tất yếu.” nhà phê bình văn học nhận xét.

      Nhà văn Thuận của Paris 11/8′, và gần đây nhất là tiểu thuyết ‘Chỉ còn 4 ngày là đến tháng Tư’ nhận xét, chuyện ăn cắp đã quá phổ biến ở Việt Nam, đến nỗi “ăn cắp một bài thơ thì nhiều người cũng nói là thôi bỏ qua đi, phụ nữ mà”.

      “Các bạn biết là làng văn làng thơ Việt Nam bây giờ nó yếu kém lắm. Tôi không hiểu là bao giờ nó sẽ mạnh lên, bao giờ sẽ đi được với các làng văn quốc tế, nhưng tôi chỉ muốn làm sao là ít ra nó yếu thì cũng phải trong sạch một chút.”

Phản hồi