WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

60 năm nhìn lại chính thể VNCH

 26/10/1955 – 26/10/2015

Cựu hoàng Bảo Đại và cựu TT Ngô Đình Diệm

Cựu hoàng Bảo Đại và cựu TT Ngô Đình Diệm

Cựu Hoàng Bảo Đại cho biết ông hiểu ý nguyện của người dân muốn có một thể chế cộng hòa nên ông mới trao quyền cho Việt Minh. Ông cũng không muốn quay lại thể chế quân chủ nên chỉ đặt mình vào vị trí Quốc Trưởng của Quốc Gia Việt Nam. Và sau này không mạnh mẽ phản đối khi bị Thủ Tướng Ngô Đình Diệm truất phế.

Thời kỳ chuyển tiếp

Chỉ trong vòng vài tuần chấp chính Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã nhận trách nhiệm di cư hằng triệu đồng bào miền Bắc và cũng chỉ trong vòng một thời gian rất ngắn những người này được định cư tại miền Nam.

Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã bình định các giáo phái, các đảng phái, các bè cánh bên trong quân đội và trong các lực lượng vũ trang. Miền Nam từ một nước chiến tranh an ninh từng bước được phục hồi.

Trong khi Quốc Trưởng Bảo Đại ở Pháp, các thế lực thân Pháp và chống Thủ Tướng Diệm vẫn tồn tại trong quân đội, để giải quyết người Mỹ đã dàn dựng truất phế Bảo Đại, xây dựng chính phủ cộng hòa.

Ngày 23/10/1955 qua một cuộc trưng cầu dân ý Quốc Trưởng Bảo Đại bị truất phế và đến ngày 26/10/1955 Việt Nam Cộng Hòa chính thức thành lập, Thủ tướng Ngô Đình Diệm được đề cử làm Quốc Trưởng.

Tháng 3/1956, thực hiện việc bầu cử Quốc Hội Lập Hiến đến ngày 26/10/1956 bản Hiến Pháp được ban hành. Quốc Hội Lập Hiến chọn Quốc Trưởng Ngô Đình Diệm làm Tổng Thống khai sinh nền Đệ Nhất Cộng Hòa.

Đệ Nhất Cộng Hòa (1956-63)

Là thời cực thịnh của miền Nam, từ một quốc gia bị thuộc miền Nam từng bước trở thành một nước đang phát triển mọi phương diện: chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, văn nghệ, truyền thông, báo chí, y tế, quốc phòng, nội an, kinh tế, kỹ nghệ, canh nông, điền địa, chăn nuôi và thương mại. Thủ đô Sài Gòn được thế giới biết đến như hòn ngọc viễn đông.

Miền Nam đã chọn đúng chiến lược kinh tế. Trong khi các quốc gia Tây Phương và các quốc gia trong vùng chọn chiến lược bảo vệ thị trường nội địa, thì miền Nam chọn con đường kinh tế tự do. Con đường mà thế giới ngày nay đã xác nhận là con đường phát triển đúng đắn.

Chính phủ Ngô Đình Diệm chủ trương kinh tế tự do nhằm chống lại độc quyền kinh tế theo kiểu cộng sản. Nhà nước không làm kinh tế chỉ làm chính sách khuyến khích kỹ nghệ, canh nông, điền địa, chăn nuôi, mở rộng thương mãi hướng đến xuất cảng.

Về chính trị, không thể so được với các quốc gia Tây Phương nhưng nếu so với các quốc gia trong vùng thì miền Nam là một nước cộng hòa non trẻ thời chiến nhưng đã xây dựng dựa trên một nền tảng dân chủ: (1) công dân tự do bầu Quốc Hội Lập Hiến (2) Quốc Hội Lập Hiến sọan Hiến Pháp (3) công dân bầu Quốc Hội Lập Pháp và bầu Tổng Thống.

Vì nhân bản miền Nam đã không tận diệt cộng sản như các nước Nam Dương, Đại Hàn, Thái Lan, Mã Lai. Riêng Nam Dương 9-1965 chính quyền Suharto đã giết hằng trăm ngàn người và đày ba triệu người khác ra các hoang đảo vì cho rằng họ là cộng sản.

Năm 1962 miền Nam bắt đầu chính sách hồi chánh, cán binh cộng sản buông súng quay về với chính nghĩa quốc gia được hòa nhập và đối xử bình đẳng như mọi công dân khác. Cho đến năm 1974 đã có 200.000 cán binh ra hồi chánh. Chính sách hồi chánh đại đoàn kết dân tộc là chính sách thành công nhất của miền Nam.

Cả hai Quốc Hội Lập Hiến và Lập Pháp đều có sự tham gia của đa đảng chính trị. Những cuộc biểu tình, báo chí đối lập và tiếng nói đối lập xuất hiện ngày càng nhiều tại miền Nam. Tự do dân chủ đã bắt đầu đâm chồi nở nhụy.

Miền Nam xây dựng văn hóa, xã hội, giáo dục, văn nghệ,… trên căn bản nhân bản, khai phóng và dân tộc, nên vẫn còn giữ được giá trị đến ngày nay. Cụ thể là các bài hát trước 1975 càng ngày càng được yêu thích, các tạp chí, sách trước 1975 nay được in lại và được nhiều người tìm đọc.

Tổng Thống Ngô Đình Diệm mất sự ủng hộ của Hoa Kỳ khi từ chối việc đưa quân Mỹ vào miền Nam. Hoa Kỳ đã dàn dựng đảo chánh 1-11-1963 dẫn đến cái chết của anh em ông Diệm ông Nhu chấm dứt Đệ Nhất Cộng Hòa.

Giai đoạn chuyển tiếp

Sau cuộc đảo chánh 1-11-1963, miền Nam bước vào một giai đoạn khủng hoảng chính trị, liên tục thay đổi nhân sự lãnh đạo và cuối cùng chính quyền được trao cho quân đội. Trung tướng Nguyễn văn Thiệu được giao vai trò Quốc Trưởng còn Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ giữ vai trò Thủ Tướng.

Miền Bắc lợi dụng tình thế gia tăng đưa cán bộ và quân đội vào Nam. Sẵn cơ sở hạ tầng chỉ sau một thời gian ngắn cộng sản đã kiểm sóat được một phần nông thôn.

Ngày 8-3-1965, Hoa Kỳ cho đổ quân lên bãi biển Đà Nẵng. Chiến tranh càng ngày càng leo thang, đến cuối năm 1965, tổng số quân Mỹ tại miền Nam đã lên tới 184.000 so với 23.000 quân vào cuối năm 1964.

Điều đáng ghi nhận là chính quyền quân sự đã nhanh chóng cho tổ chức bầu Quốc Hội lập hiến, soạn ra Hiến pháp 1967 cho nền Đệ Nhị Cộng Hòa. Sau đó là bầu quốc hội lập pháp chính quyền quân sự chuyển giao quyền lực cho chính quyền dân sự.

So với các quốc gia trong vùng Đông Nam Châu Á cùng thời, Hiến pháp 1967 chỉ rõ sự tiến bộ vượt bực của Việt Nam. Hiến pháp vừa ngắn gọn, rõ ràng, vừa nêu rõ chính phủ phải bảo đảm những quyền tự do căn bản, kể cả quyền đối lập chính trị. Hệ thống tam quyền phân lập cũng đã được đưa vào Hiến Pháp 1967.

Đệ Nhị Cộng hòa (1967-75)

Quốc trưởng Nguyễn Văn Thiệu đã được bầu làm Tổng Thống, ông tuyên thệ nhậm chức vào 12 giờ trưa ngày 31/10/1967. Trên căn bản Đệ Nhị Cộng Hòa vẫn duy trì những điều hay lẽ đẹp được xây dựng trước đây và cải thiện điều chưa được hoàn chỉnh.

Về chính trị miền Nam đã thực hiện tự do bầu phiếu, tam quyền phân lập (hành pháp lập pháp và tư pháp hoàn toàn độc lập), luật pháp được thượng tôn, đa đảng đối lập tranh quyền, tự do báo chí… nền dân chủ tại miền Nam đã vượt xa các quốc gia trong vùng.

Chương trình Người Cày Có Ruộng tư hữu hoá ruộng đất đã được hoàn tất năm 1974, mọi nông dân đều có ruộng để cày. Chính sách cơ khí nông nghiệp hiện đại hóa nông thôn, thực hiện công bằng xã hội, nâng cao đời sống nông dân cũng đã được tiến hành.

Về quân sự lợi dụng Tết Mậu Thân 1968 cộng sản mở chiến dịch tổng tấn công và nổi dậy, chiếm được Huế và một số nơi nhưng vì không được sự hỗ trợ của dân nên nhanh chóng bị tiêu diệt. Trong năm 1968, cộng sản mở 2 cuộc tấn công vào thủ đô và các thành phố nhưng cũng đều thất bại.

Thất bại quân sự nhưng cộng sản đã chiến thắng trên mặt trận chính trị, người Mỹ biết không thể thắng được cộng sản bằng quân sự nên tìm cách đưa cộng sản vào bàn hội nghị và rút khỏi miền Nam.

Trong khi người Mỹ rút khỏi miền Nam thì ngược lại Khối cộng sản gia tăng viện trợ cho miền Bắc mở rộng chiến tranh ở miền Nam. Năm 1972, miền Bắc vượt vĩ tuyến 17 chiếm Quảng Trị, phía Nam đánh chiếm An Lộc, trên cao nguyên tấn công Komtum, Ban Mê Thuộc,… Mọi cuộc tấn công đều được Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đẩy lùi.
Bằng mọi cố gắng để rút khỏi miền Nam, Hoa Kỳ đã buộc Tổng Thống Thiệu ngồi vào bàn Hội Nghị Ba Lê với hứa hẹn sẽ tiếp tục viện trợ và bảo vệ miền Nam.

Người Mỹ thất hứa còn cộng sản Bắc Việt không tôn trọng Hiệp Định mang quân vượt vĩ tuyến 17 đánh chiếm miền Nam. Hết quân viện, quân trang, quân cụ, hết nhiên liệu, hết súng đạn, miền Nam thất thủ 30/4/1975 chấm dứt nền Đệ Nhị Cộng Hòa.

60 Năm Nhìn Lại.

Chỉ trong vòng 20 năm nhờ chọn đúng con đường phát triển, Việt Nam Cộng Hòa một quốc gia vừa giành được độc lập, phải đối đầu với chiến tranh đã xây dựng được nền tảng xã hội vững chắc.

1. Các quyền tự do căn bản đã được chính phủ bảo đảm, đặt biệt là quyền tư hữu và quyền tự do báo chí;

2. Xây dựng được một nền dân chủ tam quyền phân lập, đa đảng đối lập;

3. Xây dựng thành công một nền giáo dục, lấy nhân bản, khai phóng và dân tộc làm căn bản;

4. Tôn giáo, văn học, văn nghệ, nghệ thuật, xã hội dân sự phát triển;

5. Theo kinh tế tự do nhưng vẫn bảo đảm được công bằng xã hội và dân sinh như y tế đại chúng hay thực hiện luật Người Cày Có Ruộng.

Kinh nghiệm thế giới cho thấy các yếu tố trên là căn bản trong việc phát triển quốc gia. Nghĩa là nếu miền Nam không rơi vào tay cộng sản thì Việt Nam Cộng Hòa sẽ không thể kém xa các quốc gia Đông Nam Châu Á như hiện nay. Nếu không nói là sẽ vượt trội hơn nước người.

Sau 40 năm, đảng Cộng sản đã hủy họai miền Nam nhưng giá trị tinh thần cộng hòa vẫn tồn tại và đang từng bước phục hồi.
Tình hình thế giới và Việt Nam đang biến chuyển không ngừng, Việt Nam đã từ bỏ chế độ Quân Chủ, đang từ bỏ chế độ độc tài cộng sản, chính thế cộng hòa sẽ là thể chế tương lai Việt Nam. Các quyền tự do cơ bản và giá trị cộng hòa sẽ được phục hồi.

Melbourne Úc Đại Lợi

25-10-2015

© Nguyễn Quang Duy

© Đàn Chim Vi

109 Phản hồi cho “60 năm nhìn lại chính thể VNCH”

  1. Tran Le says:

    Minh Ngọc nói
    Chế độ VNCH có vô số điều kỳ cục:
    1/ VNCH không tự sáng tác nổi một bài để làm quốc ca, mà phải ăn cắp, ăn trộm bài hát “Thanh niên hành khúc” của nhạc sỹ Cộng sản là ông Lưu Hữu Phước,
    2/ VNCH cũng không tự sáng tác nổi một bài hát để sử dụng trong lễ tang mà lại chôm luôn bài hát “Hồn tử sỹ” cũng của nhạc sỹ Cộng sản là ông Lưu Hữu Phước
    (hết trích)

    Sự thực thì chế độ VNCH và chế độ VN dân chủ cộng hòa của Bác Hồ cũng đều có mặt yếu
    1- Chế độ VN dân chủ cộng hòa tại sao đói rách khốn khổ đến độ không nuôi nổi quân, dân mà phải xua quân vào Nam cướp bóc bóc, khuân thóc gạo, TV, tủ lạnh, Honda… của miền nam về
    2- Chế độ có đói rách, khôn khổ thì cũng giấy rách giữ lấy nề, vào Nam khuân thóc gạo về ăn để cho nhân dân miền Nam nó khinh như những con chó ghẻ thật xấu hổ quá, như người ta đâm đầu xuống cầu tiêu mà chết
    Thế mà tự ca là chế độ ta siêu việt, giải phóng miền nam mà trông y như một lũ ăn mày chết đói chết khát
    3- Chế độ siêu việt mà quan chức toàn ăn cắp của dân, nhân dân gọi các quan chức VC là những thằng ĂN CẮP
    Minh ngọc hãy trả lời mau

  2. Quang Phan says:

    Tính đến năm 1975 thì Việt Nam Cộng hòa đã thiết lập ngoại giao ( ít nhất là ) với 87 quốc gia trên thế giới và 6 quốc gia ở cấp bán chính thức .

    Lưu Hữu Phước khi sáng tác bài hát Sinh Viên Hành Khúc chưa theo Cộng sản :

    (Trích ) Bài Sinh Viên Hành Khúc (La Marche des Étudiants) là bài hát có lịch sử đặc biệt. Bài được sáng tác năm 1939, nhạc của Lưu Hữu Phước, lời tiếng Pháp của Lưu Hữu Phước và Mai Văn Bộ và được chọn là bài hát của Câu Lạc Bộ Học Sinh Petrus Ký . Lưu Hữu Phước khi sáng tác bài hát nầy, ông còn là một sinh viên yêu nước thuần túy, chưa theo Cộng sản , vì thế tác phẩm không có tính Đảng, không nhằm phục vụ Đảng .

    Từ khi ra đời, phần nhạc của bài hát không thay đổi, nhưng phần lời sẽ lần lượt được sửa chữa bởi tác giả, bởi các bạn sinh viên và sau này còn được sửa chữa coi như mới hẳn theo mục tiêu và chính kiến khác nhau của các tập thể chọn lựa bài hát này. Bài hát cũng sẽ mang các tên khác nhau: Sinh Viên Hành Khúc, Tiếng Gọi Sinh Viên, Thanh Niên Hành Khúc, Tiếng Gọi Thanh Niên, Quốc Dân Hành Khúc, Tiếng Gọi Công Dân.

    Theo Ts. Trần Quang Hải và Báo Chuông Việt thì Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã đặt lời tiếng Việt đầu tiên cho bài hát trước 1940, hồi còn là học sinh ở Sài Gòn với câu mở đầu : “Này anh em ơi ! Chúng ta kết đoàn hùng tráng. Đồng lòng cùng nhau, ta đi kiếm nguồn tươi sáng…”. Khoảng 1940 – 1941, ông lại sửa chữa đôi chút với lời mới: “Nào anh em ơi ! Tiến lên đến ngày giải phóng. Đồng lòng cùng nhau, ta đi sá gì thân sống… ” và đặt tên cho bài hát là “Sanh Viên Hành Khúc” .

    Ngày 15 tháng 3 năm 1942 được Tổng Hội Sinh Viên Đông Dương chọn làm bài hát chính thức với danh xưng là “Sinh Viên Hành Khúc” hay “Tiếng Gọi Sinh Viện”, mở đầu bằng: “Nầy Sinh Viên ơi ! Đứng lên đáp lời sông núi. Đồng lòng cùng đi, đi đi mở đường khai lối… “.

    Đến năm 1945, tổ chức Thanh Niên Tiền Phong ra đời, họ cũng chọn bài này làm bài hát chính thức của tổ chức và đổi tên là Thanh Niên Hành Khúc hay Tiếng Gọi Thanh Niên.

    Khi bài hát mang tên Thanh Niên Hành Khúc thì thay 2 chữ “sinh viên” bằng 2 chữ “thanh niên” mà thôi.

    Năm 1947, trong một cuộc hội nghị tại Hồng Kông do Cựu hoàng Bảo Đại triệu tập, Bs. Nguyễn Tôn Hoàn đã đề nghị hội nghị lấy bài Thanh Niên Hành Khúc của Lưu Hữu Phước làm bài Quốc Ca của Quốc Gia Việt Nam và đổi tên thành Quốc Dân Hành Khúc hay Tiếng Gọi Công Dân. Hội nghị chấp thuận. Do đó, khi Chính phủ Nguyễn Văn Xuân ra đời tại Sài Gòn vào ngày 02.6.1948 thì bài Tiếng Gọi Công Dân nghiễm nhiên trở thành bài Quốc Ca.

    Đến thời Đệ Nhất Cộng Hòa, Quốc Hội Lập Hiến lại chọn bài Quốc Ca mà Chính phủ Nguyễn Văn Xuân (và cả Chính phủ Nguyễn Văn Tâm) đã chọn trước đó, nhưng sửa lại lời ca cho phù hợp với giai đoạn mới và vận hội mới của đất nước, cũng lấy tên là Tiếng Gọi Công Dân :

    Tiếng gọi công dân

    Này Công Dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng
    Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống.
    Vì tương lai Quốc Dân, cùng xông pha khói tên,
    Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
    …..

  3. Quang Phan says:

    Hồ chí Minh : Tên sai đắc lực cho bọn đế quốc Trung- Xô :

    Ngày 15/9/1911 và 15/12/1912, Hồ chí Minh gửi hai lá thư xin nhập học Trường Thuộc Địa (Ecole Coloniale) của Pháp , nhưng bị từ chối . Chớ nếu không, với bản tính cùng hung cực ác , y sẽ là một tên tay sai đắc lực cho thực dân Pháp rồi .

    Sau đó, Hồ chí Minh gia nhập đảng Cộng sản, và vào học trường Đại Học Cộng Sản Mạc Tư Khoa dành cho giới lao động phương Đông . Và ngày 14-4-1924, y chính thức nhận quyết định bổ nhiệm làm cán bộ của Bộ Phương Đông, Đệ Tam Quốc Tế.

    Trong ngày Lễ Lao Động 1-5-1924 ở Mạc Tư Khoa , Hồ chí Minh được xếp đứng trên khán đài danh dự cùng với các đại biểu Quốc tế Cộng sản sau Lá Cờ Đỏ thêu hàng chữ “Chúng Tôi Nguyện Đem Lá Cờ Của Người Đi Khắp Thế Giới”. Chữ Người của khẩu hiệu trên là Lênin, lá cờ là cờ Búa Liềm của Liên Xô, và khẩu hiệu trên là mục tiêu tranh đấu của Cương Lĩnh Lênin về vấn đề thuộc địa. ( Trích “Bác Hồ Trên Đất Nước Lênin, Hồng Hà là chấp bút ) .

    Trên tờ báo Thanh Niên phát hành ở Quảng Châu ngày 20/12/26 , Hồ chí Minh viết :”Cái danh từ tổ quốc là do các chính trị gia đặt ra để đè đầu nhân dân, để buộc những người vô sản phải cầm vũ khí bảo vệ tài sản của địa chủ và quyền lợi của giai cấp tư sản. Thực ra, chẳng có tổ quốc, cũng chẳng có biên giới”.

    Trong thư đề ngày 06-6-1938 gửi Lê Nin , Hồ chí Minh viết : “Đồng chí hãy phân tôi đi đâu đó, hay là giữ tôi ở lại đây. Hãy giao cho tôi một việc làm gì mà theo đồng chí cho là có ích?” (Trích Hồ Chí Minh toàn tập – Sách của đảng cộng sản Việt Nam).

    Khoảng cuối năm 1938, Hồ chí Minh sang Trung Quốc, và lần này, Hồ chí Minh kể lại, “Là một người binh nhì trong ‘Bát lộ quân’ tôi làm chủ nhiệm câu lạc bộ của một đơn vị ở Quế Lâm.” (Trích “Hồ Chí Minh Toàn Tập “).

    Trong năm 1952, theo Hoàng Tùng – nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân – thuật lại : “Mùa hè năm 1952 , Mao Trạch Đông và Stalin gọi Bác sang, nhất định bắt phải thực hiện Cải Cách Ruộng Đất. Sau thấy không thể từ chối được nữa, Bác mới quyết định phải thực hiện CCRĐ…Sau khi đi Trung quốc và Liên xô về, Bác chuẩn bị cho hội nghị cán bộ đầu năm 1953, quyết định CCRĐ “.

    Ngày 31/10/52, Hồ chí Minh viết thư cho Stalin xin chỉ thị về kế hoạch CCRD :

    Đồng chí Stalin kính mến !

    “Tôi gửi cho đồng chí đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam . Đề án này tôi đã hoàn thành với sự giúp đỡ của 2 đồng chí Liu Shaoshi và Van Szia-Sian. Đề nghị đồng chí tìm hiểu và đưa ra chỉ thị về đề án này. Kính gởi tới đồng chí lời chào cộng sản “.

    Trong cuốn “Những Kỷ Niệm Về Bác Hồ” của Hoàng Tùng -nguyên tổng biên tập báo Nhân Dân – có đoạn viết: “Bác sang Trung Quốc, Mao đưa Bác vào quỹ đạo của Mao. Sang Liên Xô, Stalin lại đưa Bác vào quỹ đạo của Stalin “.

    Trong “Lịch Sử Đảng Cộng sản Việt Nam” , Hồ chí Minh viết: Chúng ta theo chủ nghĩa Quốc tế, không theo chủ nghĩa Quốc gia.

    Vì sao có cuộc ” kháng chiến ” chống Pháp của Hồ chí Minh ? :Sau trận chiến tại Điện Biên Phủ, Hồ Chí Minh đã tuyên bố “Nhận chỉ thị của Quốc Tế Cộng sản giải quyết vấn đề cách mạng ở nước ta, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ..”.( Trích Lịch sử Đảng Cộng Sản Đông Dương, nhà XB sách Giáo Khoa Mac Lenin, Hà Nội ).

    Vì sao có cuộc “kháng chiến ” chống Mỹ của Hồ chí Minh ?

    Theo tài liệu của Cộng sản Hà nội “Sự thật về quan hệ Việt Nam -Trung Quốc 30 năm qua “Trong một cuộc họp Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung quốc tháng 8/1965, Mao trạch Đông tuyên bố: ”Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore… Một vùng như Đông Nam Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy… Sau khi giành được Đông Nam Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô – Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây”.

    Trong cuộc họp năm 1970, Lê Duẫn đã nói với Mao trạch Đông:”Tại sao chúng tôi giữ lập trường bền bỉ trường kỳ kháng chiến kéo dài ở Miền Nam? Tại sao chúng tôi dám trường kỳ kháng chiến? Chủ yếu là vì phụ thuộc vào CÔNG VIỆC của Mao chủ tịch “. ( Trích bài tài liệu giải mã dưới được lưu trữ tại Trung tâm Wilson )

    Sau tháng Tư năm 1975, Lê Duẫn tuyên bố huỵch tẹt:“Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc” .

    Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Trung Cộng tuyên bố chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa, và Trường Sa, và nới rộng lãnh hải ra 12 hải lý. Thì 10 ngày sau, Phạm Văn Đồng gửi văn thư cho thủ tướng Chu Ân Lai:

    “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính Phủ Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc…” .

  4. Quang Phan says:

    Lý lịch của các tên trùm Cộng sản Hà nội :

    *** Ngày 15/9/1911 và 15/12/1912, Hồ chí Minh gửi hai lá thư xin nhập học Trường Thuộc Địa (Ecole Coloniale) của Pháp , để mưu định làm quan cho thực dân Pháp, nhưng bị từ chối .

    Năm 1938, Hồ chí Minh sang Trung Quốc làm binh nhì trong ‘Bát lộ quân’ của Mao trạch Đông – kẻ sau này chủ trương đánh chiếm Hoàng Sa .

    ***Lê Duẩn làm công nhân cho thực dân Pháp Sở Hỏa Xa Ðông Dương, giữ việc bẻ ghi đường tầu .

    ***Theo Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Đoàn Khuê và Trần Quỳnh – từng là Phó Thủ tướng VC – Võ nguyên Giáp đã từng là con nuôi của tên trùm mật thám Pháp Marty .

    Tác giả Hoàng Văn Chí của cuốn ” Từ Thực Dân Đến Cộng Sản ” cũng viết tương tự .

  5. Quang Phan says:

    Trò bịp bợm Địa Đạo Củ Chi của Cộng sản Hà nội :

    ( Tóm tắt) Đại Tá Thủy Quân Lục Chiến Tôn Thất Soạn Thủy Quân Lục Chiến:

    Cái mà Hà Nội Cộng sản gọi là “Thành Đồng Vách Sắt Củ Chi” là cái bịp bợm.

    Tất cả hầm hố, địa đạo chỉ cần một mùa mưa là hỏng hết, phải đào lại, tu bổ lại. Cái nào không sập thì cóc, nhái, rắn rết, bò cạp, bọ chét cư ngụ trong đó. Du kích Việt Cộng (VC) bị chúng cắn hàng ngày, ghẻ lác đầy mình, cực chẳng đã, đối diện với cái chết mới “chém vè“chui trốn xuống đó, chịu đựng từng phút từng giờ chứ từng ngày là xem như tiêu đời. Tối đến là chúng trồi lên miệng hầm tìm đường trốn đi nơi khác, hoặc tập trung để phản ứng lại.

    “Địa Đạo Củ Chi” là danh từ thường dùng của báo chí Mỹ. Cộng Sản Hà Nội gọi Củ Chi là “Thành Đồng Vách Sắt. ” Việt Nam Cộng Hòa gọi địa danh này là mật khu Hố Bò. Đây là vùng đồn điền cao su rộng lớn bị bỏ hoang vì chiến tranh, thuộc quận Phú Hòa, tỉnh Bình Dương. Phần đất phía hữu ngạn sông Sài Gòn. Phía Bắc tiếp giáp với mật khu Bời Lời, quận Trảng Bàng, tỉnh Hậu Nghĩa. Phần đuôi của mật khu Dương Minh Châu và phía tả ngạn là mật khu Tam Giác Sắt thuộc quận Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

    Từ khi SD 25 BB Hoa Kỳ do Thiếu Tướng Weyan chỉ huy, đến đóng tại căn cứ Đồng Dù, Củ Chi, mật khu Hố Bò bị tê liệt vì pháo binh 105, 155, 175 của căn cứ này và những phi vụ B.52. SD1 không Kỵ HK còn gây ác liệt hơn cho VC; đơn vị này trực thăng vận bắt sống rất nhiều VC.

    Đầu năm 1972, Tiểu Khu Hậu Nghĩa đề nghị kế hoạch ủi quang mật khu Hố Bò lên Quân Đoàn III. Trung Tướng Đỗ Cao Trí TL/QĐ. III với cố vấn Mỹ là Trung Tướng Weyan đã chấp thuận kế hoạch; Phương tiện ủi quang là đơn vị xe ủi đất loại lớn ROM-PLOW của Mỹ gồm 12 chiếc. Với 1 Tiểu Đoàn địa phương quân (tiểu khu Hậu Nghĩa) yểm trợ an ninh giai đoạn đầu và giai đoạn chót. Thời gian là 1 tháng.

    Giai đoạn I: thời gian 1 tuần lễ
    Khai quang khu rừng chồi đầy mìn bẫy VC ở phía Tây Bắc căn cứ Đồng Dù SD 25 Mỹ.
    Ngày đầu tiên ủi quang khu vực ẩn trú của huyện đội Củ Chi VC: một số VC bị bắt sống với vũ khí đầy đủ, một số bị chôn vùi chết cùng vũ khí dưới sức nặng của xe xích sắt bánh xe, mà ta không kiểm chứng được số lượng chính xác. Diện tích ủi quang khoảng 5 Km 2. Những ngày kế tiếp, địa phương quân cũng bắt được một số VC chui lên khỏi địa đạo đầu hàng với vũ khí cá nhân. Nhưng sau đó VC bắt đầu phản ứng chống cự, chúng bắn B40, B41, súng AK-47 khiến một số tài xế bị thương hay tử thương.

    Giai đoạn II : Ủi quang mật khu Hố Bò, thời gian 2 tuần lễ
    Đảm trách an ninh do Thiết Đoàn M48 và M113 của SD 25 HK phụ trách, sau 2 tuần lễ, toàn bộ mật khu Hố Bò đã được ủi quang sạch. Có nghĩa là khu rừng rậm đầy mìn bẫy được bày ra như một khu vực chuẩn bị để lập đồn điền cao su mới, rộng khoảng 60 Km vuông. Hệ thống địa đạo bị sập, bị cày nát. Đa số hầm hố cũ bị hư hại vì thời gian và thời tiết.

    Giai đoạn III: Ủi quang mật khu Bời Lời, khoảng 1 tuần lễ
    Sau khi dưỡng quân và tu sửa máy móc xe cộ 1 tuần, đoàn xe ROM-PLOW với sự yểm trợ của Thiết Đoàn SD25 Mỹ đã ủi sạch mật khu Bời Lời mà không gặp một trở ngại nào. Đây là nơi đóng quân của 3 Trung Đoàn VC Q. 761, Q. 762 và Q. 763.

    Sẵn đà, đoàn ROM-PLOW ủi tiếp lên phía Bắc, đụng con đường từ Trảng Mít (Tây Ninh) qua Dầu Tiếng (Bình Dương). Sau hơn 1 tháng, đoàn ROM-PLOW đã ủi quang một diện tích khoảng 400 Km vuông.

    Từ con đường Củ Chi-Phú Cường lên đến con đường Trảng Mít-Dầu Tiếng dọc theo hữu ngạn sông Sài Gòn bao gồm 2 mật khu Hố Bò và Bời Lời.

    Phân khu 6 VC Đô Thành Saigon-Chợ Lớn và 3 Trung Đoàn VC Q. 761, Q. 762 và Q. 763 đã bị thiệt hại một số về nhân mạng và vũ khí trong chiến dịch ủi quang năm 1972 này; phần sống sót còn lại, chịu đựng không nổi phải rời bỏ căn cứ an toàn lâu đời, để trốn chạy sang đất Miên dung thân.

    Kết luận
    Dưới lưỡi cày và xích sắt của đoàn ROM-PLOW của ta, Địa Đạo Củ Chi của Việt Cộng đã bị ủi quang và phá hủy địa hình qua mùa mưa năm 1972, hệ thống Địa Đạo Củ Chi đã bị ngập nước và hư hại.

  6. Minh Đức says:

    Điều khác nhau giữa hai chế độ miền Nam và miền Bắc là chế độ VNCH không do một đảng, hay một nhóm người xây dựng lên mà do nhiều người, vào nhiều lúc khác nhau, với các ý kiến, suy nghĩ khác nhau đóng góp. Trong khi đó chế độ miền Bắc do một đảng xây dựng lên và theo khuôn mẫu đã có sẵn tại Liên Xô. Vì thế việc xây dựng chế độ ở miền Bắc có tích cách trật tự hơn vì những người CS đã có sách viết sẵn, có khuôn mẫu sẵn tại Liên Xô để mà theo. Trong khi đó chế độ miền Nam xây dựng trong sự bàn luận, tranh cãi, và cả xung đột. Vào thời điểm năm 1975, thì miền Nam có thể nói đã xây dựng được nền tảng của một chế độ dân chủ, đa đảng. Cách hoạt động của chế độ đó chưa được thuần thục như tại các nước Âu Mỹ nhưng đó là chế độ mang văn hóa khác với văn hóa của các nước CS trong vùng ảnh hưởng của Nga. Văn hóa đó dựa trên căn bản mọi người đều bình đẳng như nhau, trong khi đó theo văn hóa phát xuất từ Nga thì cho một thiểu số người có quyền cai trị và quyết định hộ cho toàn thể dân chúng.

  7. Trúc Bạch says:

    Mời các anh chị em xem cho sáng mắt, sáng lòng :

    https://www.youtube.com/watch?v=g1S96X-DK9E

  8. ÔnCốTriTân says:

    ViệtNam nhờ ”CỌNG” mới ”HÒA”
    Nếu không có ”CỌNG” nước nhà tiêuma!
    ViệtNam DânChủ&CọngHòa,
    Tươnglai phải dzậy, mới ra tháibình!!!

    Sấm ”TRẠNG” (xin) ”TRÌNH”!

  9. Minh Ngọc says:

    Chế độ VNCH có vô số điều kỳ cục. Sau đây là 3 điều kỳ cục mà mọi người đều biết:

    1/ VNCH không tự sáng tác nổi một bài hát có ý nghĩa đối với chế độ để làm quốc ca, mà phải ăn cắp, ăn trộm bài hát “Thanh niên hành khúc” của nhạc sỹ Cộng sản là ông Lưu Hữu Phước, rồi cải biên vài ca từ để làm cái gọi là “quốc ca”.

    2/ VNCH cũng không tự sáng tác nổi một bài hát có ý nghĩa để sử dụng trong lễ tang khi các tướng lĩnh, sỹ quan, binh lính VNCH tử trận, mà lại chôm luôn bài hát “Hồn tử sỹ” cũng của nhạc sỹ Cộng sản là ông Lưu Hữu Phước để sử dụng trong nghi thức lễ tang quân đội VNCH.

    3/ Bất kỳ người Việt Nam chân chính nào cũng thừa nhận: Tất cả những ai chống xâm lược đều là người yêu nước, bất cứ ai tiếp tay cho quân xâm lược, làm quan cai trị và đi lính cho quân xâm lược thì đều là kẻ bán nước, và thực dân Pháp là quân cướp nước, xâm lược Việt Nam, là kẻ thù của dân tộc, đất nước và nhân dân Việt Nam. Vậy mà, 95% những kẻ chóp bu trong bộ máy lãnh đạo chính quyền, quân đội, công an cảnh sát của VNCH từ tổng thống, phó tổng thống, thủ tướng, phó thủ tướng, các bộ trưởng, tổng trưởng và tất cả tướng lĩnh QLVNCH đều đã từng bán nước, làm quan cai trị hoặc đi lính cho giặc Pháp xâm lược Việt Nam. Vậy mà lúc nào họ cũng tô mồm tự nhận là yêu nước. Muốn biết có đúng là họ đều là kẻ bán nước, làm quan cai trị hoặc đi lính cho giặc Pháp xâm lược Việt Nam hay không thì hãy vào Google để đọc tiểu sử của họ.

    Chỉ cần 3 điều kỳ quái nói trên cũng đủ chứng minh chế độ VNCH là một chế độ quái thai, không chính nghĩa, không chính danh, trộm cắp, tham nhũng, buôn lậu như rươi, trộm cắp từ bài quốc ca trở xuống, tham nhũng, buôn lậu từ tổng thống trở xuống.

    • Minh Đức says:

      Những người chọn các bài nhạc đó họ không có lối suy nghĩ là chỉ chọn nhạc của phe ta, chỉ dùng người của phe ta như những người Cộng Sản. Vì vậy họ thấy cái gì là hay, là tốt thì họ dùng. Ngay trong việc xây dựng chế độ hay chính sách về văn hóa hay kinh tế cũng vậy. Nước nào có điều hay thì áp dụng, ai nói điều gì hay thì đem áp dụng, không nhất thiết là có phải phe của mình hay không. Hơn nữa nhiều người họ không thuộc vào đảng nào, tổ chức nào cả. Những quyết định của họ là dựa trên sự suy xét của cá nhân họ, xét theo tiêu chuẩn có lợi cho dân cho nước hay các tiêu chuẩn chung về văn hóa, nghệ thuật, rồi được nhiều người khác tán đồng.

      Cái quái thai chính là thái độ của người Cộng Sản. Thái độ chỉ dùng những gì của phe mình. Nên sinh ra những trường hợp cùng một việc làm mà không phải phe mình làm thì chê, còn phe mình cũng làm như vậy thì khen. Người CS cũng nhận viện trợ của ngoại bang rồi gọi đó là tình đoàn kết quốc tế nhưng phe quốc gia nhận viện trợ của nước khác thì người CS gọi đó là bám chân đế quốc, làm tay sai cho ngoại bang.

      Cái thái độ đó sinh ra câu chuyện được nhà văn Huy Đức kể trong Bên Thắng Cuộc là giáo sư Châu Tâm Luân, ở miền Nam, nói ra ý kiến gì đó thì có ông Xuân Thủy nói anh nên tìm anh Sáu Dân đỡ đầu cho anh để đưa ra ý kiến đó. Ông Châu Tâm Luân nói: Nếu tôi nói đúng thì các anh phải nghe chứ sao lại cần người đỡ đầu?”. Phải cần người đỡ đầu vì những người lãnh đạo CS không nghe lời những người không thuộc đảng của họ như ông Châu Tâm Luân, mà đi nghe những người trong cùng một đảng với họ, dù là cả hai đều nói ý giống như nhau.

      Đầu óc phe đảng, hay là đảng tính, ăn sâu vào đầu nhiều người CS nên nhiều người không dám dùng chính bộ óc của mình để suy xét điều gì đúng, điều gì sai mà họ chỉ chờ đến khi đảng của họ bảo thì họ mới chịu nghe. Cùng là kinh tế thị trường mà trước khi đảng CS công nhận là đúng thì các đảng viên đều chê là phản động, đến khi đảng CS công nhận và áp dụng thì lại ùa vào khen là hay. Những người đó có óc để tự suy nghĩ hay không?

    • Trúc Bạch says:

      Ha ha ha ha …

      Minh Ngọc còn quên một điều là thời VNCH không bao giờ có những hình ảnh đẹp như thời đại Hồ Chí Minh này :

      http://to-hai.blogspot.ca/2014/05/nhat-mo-lan-96-ay-thien-uong-cua-thieu.html#more

      Còn đây nữa nè :

      http://soha.vn/cu-dan-mang/rot-nuoc-mat-voi-canh-em-be-coi-truong-mo-cua-bat-oc-20140403175620433.htm

      Xem cho sáng mắt, sáng lòng .

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Nghe hỏi, biết ngay là cái loại cò mồi…mắt hí…

      VNCH không láo, không tự sướng như Cộng láo. Em nào là người VN mà…hay, là công nhận.

      Bất kể em theo cs hay theo tự do.

      Hà huống, hai cái em nhạc sỉ này, sáng tác hai cái bản tình ca này trước khi bị Cộng lừa,
      Ôn đàn theo Cộng láo, rồi…tắt tiếng. Hết mẹ nó cái khả năng sáng tác theo…tự nhiên…

      Cộng láo miền Bắc, xâm lược miền Nam tự do, chúng bị Nga Tàu bơm sau đít đi gây chiến. Có dịp là phải uýnh chết cha cái loài xâm lượcmà…láo, nói ngược

      Mang cái chủ nghĩa láo đi lừa dân ngu, chúng láo nà…giãi phóng, Dân miền Nam có cần Cộng láo …giãi phóng để phải…láo theo chúng không?

      Nàm gì có chuyện đó?

    • noileo says:

      Trích:“Chế độ VNCH có vô số điều kỳ cục. Sau đây là 3 điều kỳ cục mà mọi người đều biết:

      1/ VNCH không tự sáng tác nổi một bài hát có ý nghĩa đối với chế độ để làm quốc ca, mà phải ăn cắp, ăn trộm bài hát “Thanh niên hành khúc” của nhạc sỹ Cộng sản là ông Lưu Hữu Phước, rồi cải biên vài ca từ để làm cái gọi là “quốc ca”.

      2/ VNCH cũng không tự sáng tác nổi một bài hát có ý nghĩa để sử dụng trong lễ tang khi các tướng lĩnh, sỹ quan, binh lính VNCH tử trận, mà lại chôm luôn bài hát “Hồn tử sỹ” cũng của nhạc sỹ Cộng sản là ông Lưu Hữu Phước để sử dụng trong nghi thức lễ tang quân đội VNCH.” (trí thức xã nghĩa Minh NGọc)

      Quốc hiệu “Việt Nam Cộng hòa” là một tên khác của Quốc Gia Việt nam, Quốc gia Việt nam thành lập từ 1949 sau khi Hoàng Đế Bảo Đại đòi lại đụơc 6 tỉnh Nam kỳ từ tay quân Pháp, đồng thời thâu hồi nền Độc lập cho Việt nam thông qua hiệp định Elysee qua đó minh định sự việc Pháp trao trả độc lập cho Việt nam (*).

      Quốc Hiệu “VIệt Nam Cộng hòa” đụơc áp dụng từ 1956 sau khi tại Quốc Gia Việt nam diễn ra cuộc thay đổi thể chế , từ thể chế “quân chủ lập hiến & Quốc trửong, nhà Vua, thủ tứong” sang thể chế “Tổng thống”.

      Ngay từ 1949 khi mới thành lập, Quốc Gia Việt nam đã xử dụng bản “Sinh viên hành khúc”, aka “Tíeng gọi Thanh niên” của Lưu Hữu Phuớc làm quốc ca.
      VIệt nam Cộng hòa là tiếp nối của Quốc Gia Việt nam, do đó bản quốc ca của Việt Nam Cộng hòa cũng là bản quốc ca của Quốc Gia Việt nam, đó là chuyện bình thừong.

      Khi sáng tác bài “Sinh viên hành khúc” Lưu Hữu Phuớc chưa phải là cộng sản và khi ấy cũng chưa hề có, không hề có nhà nuớc cộng sản nào trên lãnh thổ Việt nam.
      Bài “sinh viên hành khúc” đụơc sáng tác cho sinh viên lúc ấy, đụơc hầu hết tuổi trẻ Việt nam ưa thích, đụoc hầu hết mọi ngừoi VN ưa thích, và công chúng, mọi tổ chức sinh viên học sinh, tuổi trẻ, mọi sinh viên, mọi cá nhân ngừoi Việt nam đều có thể sử dụng, ca hát bài hát ấy.
      QUốc Gia Việt nam chọn bài “Sinh viên Hành khúc” làm quốc ca là một hành động rất đúng đắn.

      *****

      Khi Quốc Gia Việt nam lấy bài “sinh viên hành khúc” làm quốc ca, Lưu Hữu Phuớc có phản đối không?

      Cho dù Lưu Hữu Phuớc có phản đối gì chăng nữa thì, trong mọi trừong hợp, chính quyền Quốc Gia Việt nam, như mọi chính quyền, có quyền trưng dụng tài sản cá nhân cho việc công, có quyền trưng dụng bài “Sinh viên hành khúc” làm quốc ca, vấn đề còn lại là việc bồi thừong bằng tiền cho việc trưng dụng nói trên.

      Lưu hữu Phuớc đã đụoc chính quyền Quốc Gia Việt nam bồi thừong tiền mặt chưa? Nếu chưa thì Lưu Hữu huớc, thừa kế của Lưu Hữu Phiuớc có tòan quyền thưa kiện để đòi bồi thừong bằng tiền cho việc bài hát, sáng tác của LHP bị chính quyền QGVN trưng dụng.

      Tất nhiên chính quyền VNCH, nối tiếp của Quốc Gia Việt nam, có bổn phận nhiệm vụ thay mặt chính quyền QGVN bồi thuờng cho LHP.
      Tất nhiên, số tiền 200 triệu Mỹ Kim, 200 triệu USD của Việt nam Cộng Hòa deposit tại Mỹ từ 1975, sau này đã đụoc trao cho nhà cầm quyền CHXHCN, thừa đủ để trả cho bản qyuyền sáng tác một bài hát , huống hồ một bài hát mà ngay từ khi mới sáng tác đã có chủ đích dành cho công chúng đụoc tòan quyền sử dụng, ca hát…

      Vậy nếu trí thức xã nghĩa Minh NGọc có điều chi thắc mắc, hãy yêu cầu nhà cầm quyền CHXHCNVN, lấy ra một ít đô la trong số 200 triệu USD (thời giá 1975) của VNCH , bồi thừong tác quyền cho LHP hoặc thừa kế của LHP

      *****

      Sự việc VNCH xử dụng các bài hát của Việt cộng LHP nhưng đụoc sáng tác từ khi LHP chưa là cộng sản, chỉ chứng tỏ VNCH, thể chế VNCH là một thể chế tốt lành, biết quý trọng & sử dụng sản phẩm tốt, khác với cái “đỏ cần hơn chuyên” của bọn cộng sản Hồ chí Minh & bọn cọng sản Lao động Tàu đẻ đần độn mà rốt cuộc chỉ là đưa CHXHCNVN, đưa miền bắc, VIệt nam Dân chủ Cộng hòa (“dân chủ cộng hòa” bìm bịp) xuống hố cả nút.

      Sự việc VNCH xử dụng các bài hát của Việt cộng LHP nhưng đụoc LHP sáng tác từ khi LHP chưa là cộng sản, chỉ chứng tỏ VNCH, thể chế VNCH là một thể chế tốt lành, hơn hẳn cái nhà nuớc VIệt nam Dân chủ Cộng hòa bìm bịp, nhà nuớc CHXHCNVN lấy cái cờ đỏ búa liềm tội ác của bọn cộng sản Liên xô đặt lên trên đầu “lá cờ tổ quốc”,

      Thay vì lèng èng với hành động rất chính đáng của VNCH tiếp nối của Quốc Gia Việtn nam, sử dụng bài quốc ca của Quốc Gia Việt nam, lấy bài Sinh viên hành khúc làm quốc ca, Minh Ngọc và trí thức Việt nnam xã nghĩa, trí thức tinh hoa bắc kỳ 2-9 độc lập bìm bịp hãy đòi hỏi bọn cộng sản, đòi hỏi “đảng và nhà nuớc” bỏ ngay hành động phi pháp, phản quốc, bỏ ngay việc đặt lá cờ búa liềm tội ác lên đầu trí thức VNxã nghiã, lên đầu trí thức tinh hoa bắc kỳ 2-9 độc lập bìm bịp, lên đầu “lá cờ tổ quốc”, lên đầu 90 triệu nhân dân VN

    • Tudo.com says:

      @Minh Ngọc:

      Chân lý của nửa cái bánh là cái bánh, nhưng nửa sự thật không phải là sự thật.
      Còn bản chất láo của CS là lấy 1 phần sự thật cộng với 5 phần giả dối rồi cho là sự thật để lừa bịp người không biết.
      Bài “Thanh niên hành khúc” được sáng tác bởi một nhóm sinh viên và Lưu Hữu Phước ở Hà Nội khi chống đối Pháp. Hơn nữa, chẳng những cùng nhiều sinh viên sáng tác Chung, mà Lưu Hữu Phước lúc đó chỉ là một sinh viên thuần tuý, không phải là CS.
      “Hồn Tử Sỹ” có là của LHP, lúc đó cũng chưa phải là CS.

      Còn một điều rất quan trọng Hơn nữa là, tất cả đảng phái người Quốc Gia thời đó đều liên hiệp kháng Pháp nhưng bị Hồ Chí Minh sát hại thê thảm và cướp công của họ.
      Điển hình là Phan Bội Châu bị cáo Hồ bán cho mật thám Tây lấy 100,000 quan Pháp để đi ăn nhậu, hút sách hay đi. . .chơi gái gì gì đó thì thật sự. . .không ai rỏ!

      Ai làm việc cho Tây ?
      Có phải Nguyễn Sinh Sắc cha của Nguyễn Tất Thành làm quan cho Tây, say rượu, đánh chết dân lành, rồi bị Tây đuổi việc xấu hổ chạy xuống Sa Đéc và qua đời ở đó không ?
      Có phải Nguyễn Tất Thành làm đơn xin học trường Tây và ghi rỏ sau khi học xong sẽ tận tuỵ phục vụ nước Pháp như cha mẹ của mình ?
      Xui cho mẫu quốc Pháp không nhận, NT Thành nhảy qua phục vụ cho nước mẹ Liên Xô và Trung Quốc vĩ đại và đã làm chết hơn 4,000,000 dân Việt Nam vô tội!

      VNCH bán nước, tại sao Trung Cộng dựa công theo công hàm của Phạm văn Đồng để chiếm Hoàng Sa và Trường Sa ? Rồi chiếm luôn ải Nam Quan và cả thác Bản Giốc ?

      Cộng láo Minh Ngọc nên nhớ dân VN bây giờ sống ở thời kỷ thuật số chứ không phải thời của bọn. . .dép râu cái nồi ngồi trên cái cốc đâu nhé.

    • ABC says:

      Chẳng có ông Tổng thống VNCH nào đi lính cho Pháp cho Mỹ cả, và cũng chẳng có ông Tổng thống VNCH nào ký giấy dâng đất dâng đảo cho Mỹ, cho Pháp cả. Nhưng có cái ông chủ tịch nước VNDCCH tên là Hồ chí Minh có đi lính khố đỏ cho trung cộng và có ký công hàm dâng Hoàng sa-Trường sa cho trung cộng, và đó là sự thật!
      http://conghambannuoc.tripod.com/
      http://molangradio.x10.mx/index.php/xem-tai-lieu/xem-tai-lieu/2203-cuc-luu-tru-vn-xac-nhan-ho-chi-minh-chinh-la-thieu-ta-ho-quang-trong-quan-doi-trung-cong

  10. Ma VNCH says:

    Chính nghĩa không thuộc về chế độ “Việt Nam Cộng hòa”

    30/4 là ngày đại thắng vinh quang của cả dân tộc Việt Nam. Thế nhưng một số người ở hải ngoại vẫn chưa thấu hiểu điều này.
    Cứ đến dịp lễ 30/4 hàng năm, người dân Việt Nam lại phấn khởi kỷ niệm chiến thắng chung của toàn dân tộc trước các thế lực ngoại xâm – chiến thắng vĩ đại đã giúp non sông thu về một mối. Chiến thắng này đã nối tiếp chiến thắng Điện Biên Phủ cũng như các chiến thắng hào hùng khác của cha ông ta thời Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền,…
    Mặc dầu vậy, một bộ phận nhỏ người gốc Việt sống ở nước ngoài lại hậm hực coi dịp 30/4 là “ngày hận, tháng đen” và tổ chức kỷ niệm sự kiện này theo cách riêng của họ. Có lẽ do chưa thấm hết lịch sử Việt Nam hoặc bị các thế lực hắc ám nào đó lừa phỉnh nên họ vẫn coi cuộc kháng chiến chống Mỹ như một cuộc nội chiến. Theo họ, cái chính thể mang tên “Việt Nam Cộng hòa” là hoàn toàn hợp pháp và sự sụp đổ của chế độ đó là do sự “cưỡng chiếm” từ miền Bắc.
    Trước các luận điệu hoặc ngộ nhận này, chúng ta cần nhìn lại lịch sử và làm một cuộc “giải phẫu nhỏ” chế độ Việt Nam Cộng hòa cùng hai công cụ bạo lực của nó là Quân lực Việt Nam Cộng hòa và Cảnh sát Quốc gia Việt Nam Cộng hòa để thấy rõ bản chất của nó và những sự thật mười mươi.

    Chính quyền bất hợp pháp
    Có thể nói, ngay từ đầu, chính thể “Việt Nam Cộng hòa” đã không có một cơ sở pháp lý vững vàng nào. Mãi tới tận năm 1955 nó mới ra đời và ra đời một cách bất hợp pháp trên nửa lãnh thổ phía nam của Việt Nam như một “sáng tạo” thuần túy của người Mỹ nhằm theo đuổi các mục tiêu phản ánh lợi ích riêng của họ (thị trường Đông Nam Á, gia tăng ảnh hưởng ở vị trí chiến lược, ngăn chặn làn sóng xã hội chủ nghĩa…).
    Trong khi đó Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập một cách chính danh trên toàn lãnh thổ Việt Nam vào năm 1945 sau cuộc Cách mạng tháng Tám của muôn triệu con dân đất Việt trước khi bất kỳ một lực lượng quân Đồng minh nào vào giải giáp quân Nhật. Ngay trong năm 1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành tổng tuyển cử bầu Quốc hội theo chế độ phổ thông đầu phiếu trên toàn quốc với sự tham gia của đông đảo đồng bào và đã có bản Hiến pháp đầu tiên được thông qua – hai sự kiện này đặt cơ sở pháp lý vững chắc cho nhà nước dân chủ mới khai sinh. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành những sắc lệnh, những văn bản pháp lý đầu tiên khẳng định nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ từ Bắc chí Nam.
    Không những vậy, sau năm 1954 nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dù đang trên thế thắng về mặt quân sự (với trận Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu) vẫn chấp nhận một cuộc tổng tuyển cử sòng phẳng trên tinh thần hòa hợp để thống nhất đất nước đang tạm thời bị chia cắt. Tuy nhiên cả phía Mỹ và cái gọi là Việt Nam Cộng hòa đều kiên quyết từ chối thiện chí đó!
    Theo Hiệp định Geneva, Việt Nam chỉ tạm thời bị chia cắt làm 2 miền, giới tuyến quân sự chỉ là tạm thời và không phải là biên giới quốc gia. Theo Hiệp định này, hai bên sẽ tiến hành hiệp thương để thống nhất đất nước trong năm 1956.
    Tuy nhiên ông Ngô Đình Diệm – do CIA (Mỹ) “tìm thấy” và đưa về Việt Nam làm Thủ tướng của chính phủ bù nhìn Bảo Đại – đã tuyên bố không có tổng tuyển cử gì hết, trắng trợn vi phạm Hiệp định Geneva, và đi ngược lại nguyện vọng thống nhất của dân tộc.
    Thời đó, người Mỹ và phe cánh của ông Diệm lo sợ uy tín to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Mặt trận Việt Minh và Đảng Lao động Việt Nam và tin rằng nếu tiến hành bầu cử tự do, Hồ Chí Minh sẽ giành được tới 80% số phiếu. Do vậy ông Diệm với sự giúp đỡ của người Mỹ đã phải sử dụng nhiều “mưu hèn kế bẩn” để củng cố quyền lực của mình (với tư cách là Thủ tướng), rồi gian lận trong cuộc “trưng cầu dân ý” để hạ bệ luôn Quốc trưởng Bảo Đại, dựng lên “Việt Nam Cộng hòa” với Diệm làm Quốc trưởng và sau đó là Tổng thống. Tiếp đó, ông Diệm áp dụng nhiều chiêu thức man rợ để tàn sát những người kháng chiến cũ và những người yêu nước chân chính, khủng bố tinh thần của nhân dân, củng cố chính quyền phản động của mình, công khai phá hoại Hiệp định Geneva, mưu đồ chia cắt lâu dài đất nước.
    Sau khi đã củng cố vững chắc chính quyền, Ngô Đình Diệm đã cho tiến hành “cải cách điền địa” với nội dung ngược với “cải cách ruộng đất” (mục tiêu dân cày có ruộng) mà cách mạng đã tiến hành trước đó. Với “cải cách điền địa”, ông Diệm đã tước đoạt đất đai của nông dân được cách mạng tịch thu của điạ chủ chia cho họ để cấp lại cho địa chủ, nhằm khôi phục lại giai cấp địa chủ để tạo thêm chỗ dựa xã hội cho chế độ. Cho nên, sau này dù có mị dân đến mấy, chính quyền này cũng không giành được sự ủng hộ ở nông thôn.

    Về bản chất chính trị, “Việt Nam Cộng hòa” đại diện cho các tầng lớp tư sản mại bản và phong kiến thân Mỹ.
    Nền tảng trực tiếp cho sự ra đời của Việt Nam Cộng hòa là chính thể “Quốc gia Việt Nam” (1949-1955) – đây là một chế độ bù nhìn do Pháp lập nên trong thời kỳ kháng Pháp và do cựu hoàng Bảo Đại (mất ngôi hoàng đế sau Cách mạng tháng Tám) làm quốc trưởng. Quốc kỳ “ba que” của Việt Nam Cộng hòa cũng chính là quốc kỳ của “Quốc gia Việt Nam” được Pháp “trao trả độc lập” giả hiệu.
    Như vậy, ngay từ đầu, chính thể này đã phạm nhiều tội ác và mang “gene” Việt gian rất rõ nét, từ “từng lỗ chân lông” của mình. Bước chuyển từ “Quốc gia Việt Nam” sang “Việt Nam Cộng hòa” là bước chuyển từ làm tay sai cho thực dân Pháp sang làm tay sai cho đế quốc Mỹ.
    Theo thời gian, chính thể Việt Nam Cộng hòa ngày càng thối nát với tệ nạn tham nhũng nổi tiếng từ tổng thống xuống đến ấp trưởng, khóm trưởng và các cuộc đấu đá nội bộ, các cuộc đảo chính quân sự “thay ngựa giữa dòng” xẩy ra như cơm bữa. Chế độ này không đại diện cho dân tộc và trên thực tế đã bị nhân dân và lịch sử quay lưng lại.
    Còn tính chính danh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là rất cao, nên Mỹ không thể lấy cớ để lôi kéo quân của Liên Hợp Quốc vào lãnh thổ Việt Nam tham chiến như đã từng xảy ra trên bán đảo Triều Tiên.

    Quân đội, cảnh sát mang gốc gác thực dân
    Chính thể Việt Nam Cộng hòa là phi pháp nên các công cụ bạo lực của nó cũng chỉ là lực lượng phản dân hại nước, đang tâm làm tay sai cho các thế lực ngoại bang.
    Quân lực Việt Nam Cộng hòa thường khoe là chiến đấu cho tự do. Tuy nhiên quân đội này lại phát xuất từ chính lực lượng ngụy quân đã sát cánh bên quân đội viễn chinh Pháp dưới lá cờ tam tài! Đa phần các quan chức cấp cao của VNCH đều từng làm quan cai trị trong bộ máy đô hộ dân tộc, đất nước và nhân dân Việt Nam của giặc Pháp, 100% tướng lĩnh của VNCH đều đã từng đi lính cho giặc Pháp xâm lược để bảo vệ nền thống trị của người Pháp ở Đông Dương. Viên tướng tư lệnh quân đoàn 2-quân khu 2 của VNCH Phạm Văn Phú, kẻ đã bại trận thảm hại tại chiến trường Tây Nguyên tháng 3 năm 1975, cũng từng là tên lính người Việt đã leo lên cấp bậc trung úy, sau vài tháng được thăng lên đại úy chiến đấu để bảo vệ quyền lợi của giặc Pháp tại Điện Biên Phủ năm 1954. Theo tài liệu về hồ sơ cá nhân do VNCH để lại sau 30/4/1975 tại Sài Gòn (nay đang được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia 2 ở TP HCM), tại mặt trận Điện Biên Phủ, dù bom đạn rất ác liệt, nhưng Phạm Văn Phú sáng nào cũng nghiêm trang chào quốc kỳ Pháp và say mê hát Quốc ca của Pháp mà không hề chào “quốc kỳ” và hát “quốc ca” của “Quốc gia Việt Nam”. Ông ta luôn miệng hô hào, đốc thúc các binh sĩ người Việt dưới quyền đánh thuê cho giặc Pháp dù chết cũng phải đánh trả đến cùng quân đội Việt Minh. Bản thân ông ta cuối cùng cũng bị quân đội Việt Minh bắt làm tù binh và được Việt Minh tha mạng theo hiệp định Giơ-ne-vơ.
    Cái gọi là “Cảnh sát Quốc gia” của chế độ VNCH cũng không hơn. Nó bắt nguồn từ lực lượng cảnh sát và mật thám của giặc Pháp xâm lược tại Đông Dương từ năm 1946. Tướng Nguyễn Ngọc Loan – Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia VNCH, kẻ đã dùng súng lục bắn thẳng vào đầu một tù binh ngay trước ống kính máy ảnh và máy quay phim của phóng viên ngoại quốc trên đường phố Sài Gòn năm 1968 – xuất thân là quân nhân trong quân đội giặc Pháp xâm lược Việt Nam.
    Đến khi đổi chủ, cái gọi là quân đội quốc gia Việt Nam và cảnh sát quốc gia Việt Nam được cải danh và tiếp tục cung cúc tận tụy hết lòng với ông chủ mới là giặc Mỹ xâm lược. Dù người ta có ngụy biện đến thế nào cũng không thể phủ nhận bản chất tay sai của quân đội và cảnh sát của chế độ VNCH.
    Cả quân lực và cảnh lực VNCH đã tham gia vào những chiến dịch “diệt cộng” rất dã man, trên tinh thần “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”. Thời Diệm, với luật 10/59, máy chém được lê khắp miền Nam để chặt đầu người cộng sản, thậm chí chỉ bị nghi ngờ là cộng sản.
    Trong cuộc chiến của cái gọi là “vì tự do”, quân lực Việt Nam Cộng hòa đã sát cánh và tiếp tay cho “ông chủ” của mình là quân viễn chinh Mỹ xâm lược Việt Nam – những kẻ đã phạm nhiều tội ác phi nhân tính như hãm hiếp phụ nữ, thảm sát dân thường (tiêu biểu có trường hợp Mỹ Lai), sử dụng chất độc da cam, sử dụng bom napalm và các loại bom chùm có sức sát thương tàn bạo…
    Với những đòn nhục hình gần như chỉ để triệt hạ các tù binh cộng sản (đóng đinh vào đầu, đục răng, đục xương bánh chè, luộc sôi người, đốt cơ quan sinh dục…), nhà tù Phú Quốc – địa ngục trần gian do chế độ VNCH tạo ra (sau khi học hỏi kinh nghiệm của chuyên gia Mỹ) – là minh chứng hùng hồn cho những vi phạm nhân quyền và những tội ác kiểu trung cổ trời không dung đất không tha của chế độ Mỹ – ngụy.
    Quân đội VNCH hoàn toàn được đào tạo theo lối Mỹ, được trang bị cực tốt và đầy đủ, có hỏa lực mạnh và sức cơ động cao, hoạt động cực kỳ tốn kém theo kiểu Mỹ và bằng ngân sách Mỹ. Đã vậy, khi tác chiến quân đội VNCH còn nhận được sự cố vấn của chuyên gia quân sự Mỹ và sự hỗ trợ tối đa về hỏa lực và hậu cần từ phía quân đội Mỹ. Nói cách khác, quân đội VNCH là một đội quân đánh thuê cho giặc Mỹ xâm lược Việt Nam và được Mỹ ưu ái đầu tư bài bản.
    Tuy nhiên, có một thứ mà chính người Mỹ cũng thừa nhận là họ không thể mang đến cho quân đội Việt Nam Cộng hòa – đó là tinh thần chiến đấu quả cảm và sự mưu trí sáng tạo.
    Với bản chất đánh thuê (và cả chết thuê nữa), quân đội VNCH hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ, thiếu lý tưởng, không thể đại diện cho dân tộc Việt Nam và cũng không thể kế thừa truyền thống quân sự của dân tộc Việt Nam. Đến khi Mỹ rút viện trợ và ngưng yểm trợ thì quân đội cùng chính thể Việt Nam Cộng hòa suy sụp nhanh chóng, không còn biết “đánh đấm gì nữa”, chẳng khác nào “bệnh nhân bị rút ống thở”, và cuối cùng là bại trận, đầu hàng không điều kiện dân tộc, đất nước và nhân dân Việt Nam.
    Trong đợt tổng công kích của quân giải phóng năm 1972, quân đội VNCH còn trụ vững phần lớn là nhờ Hoa Kỳ đã yểm hộ tối đa cho họ bằng phi pháo và oanh tạc cơ chiến lược B-52. Đến năm 1975, khi bị người Mỹ bỏ rơi thì họ đã không thể chống đỡ nổi các đòn tiến công dũng mãnh của quân giải phóng. Sau khi trúng đòn điểm huyệt ở Buôn Ma Thuột, dù lực lượng vẫn rất đông (hơn một triệu qquaan) và vũ khí còn nhiều (hơn hẳn quân giải phóng) nhưng quân đội VNCH đã nhanh chóng rã đám do thiếu mưu lược và do sĩ quan của họ chỉ mải lo cho gia đình mình và di tản một cách hỗn loạn, khiến thế trận của chúng sụp đổ.
    Một số kẻ cố bào chữa cho quân đội VNCH, cho rằng nếu quân đội Sài Gòn đánh thuê cho Mỹ thì quân đội nhân dân Việt Nam hoạt động theo chỉ đạo của Liên Xô.Vế thứ 2 của luận điệu trên là hoàn toàn không đúng. Vì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa luôn giương cao và kết hợp nhuần nhuyễn hai ngọn cờ là Độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Quân đội Nhân dân Việt Nam trân trọng sự giúp đỡ quý báu của nhân dân Liên Xô, Trung Quốc và các nước bè bạn, nhưng không bao giờ ỷ lại vào đó. Trong tác chiến, quân đội nhân dân Việt Nam có tham khảo kinh nghiệm và lý luận quân sự của nước khác nhưng là trên tinh thần độc lập tự chủ, tự lực cánh sinh, xuất phát từ thực tiễn dân tộc và đất nước (trường hợp thay đổi phương châm tác chiến tại Điện Biên Phủ là một ví dụ điển hình). Trong khi đó, Việt Nam Cộng hòa đã để cho nửa triệu quân Mỹ và nhiều quân chư hầu của Mỹ vào giày xéo đất nước.
    Nếu xét về viện trợ thì những gì mà Liên Xô và Trung Quốc cung cấp cho Quân đội Nhân dân Việt Nam tuy lớn nhưng đâu thấm tháp so với khối lượng khổng lồ tiền bạc, vũ khí và quân cụ mà Mỹ đổ vào cho quân đội VNCH. Nên nhớ, trong hoàn cảnh thời đó, mức lương của một sĩ quan quân đội VNCH rất cao, đủ nuôi sống cả gia đình họ. ngược lại, mức lương của sỹ quan QĐNDVN chỉ bằng 1/3 đến 1/2 mức lương của sỹ quan quân đội VNCH có cùng cấp bậc tương đương. Hạ sỹ quan, binh sỹ của quân đội VNCH hưởng lương, còn hạ sỹ quan, binh sỹ của QĐNDVN chỉ có mức phụ cấp rất khiêm tốn.
    Tất nhiên, Quân lực Việt Nam Cộng hòa bao gồm những người con đất Việt máu đỏ da vàng, mang trong mình các nét văn hóa Việt. Tuy nhiên họ đã không phát huy được sức mạnh của văn hóa và truyền thống tổ tiên, vì họ đã sống trong môi trường tha hóa và thiếu chính danh của Việt Nam Cộng hòa, đã lầm đường lạc lối, đã bị lừa dối, bị ép buộc, hoặc đơn giản là hành động chỉ vì miếng cơm manh áo.

    Lòng dân
    Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, lòng dân ở miền Bắc lẫn miền Nam luôn hướng về phía cách mạng Việt Nam. Trong suốt thời gian tồn tại của mình, dù nhiều lần hô hào “Lấp sông Bến Hải, Bắc tiến” nhưng quân đội VNCH chưa bao giờ có khả năng đưa lục quân ra miền Bắc, ngược lại họ luôn trong thế phòng ngự bị động.
    Trong thời kỳ 1955-1975, không có một quân đội thứ 2, một chính quyền thứ 2 ở miền Bắc, cũng không có biểu tình và các lực lượng chống đối ở miền Bắc. Nếu có thì đó chỉ là các toán gián điệp-biệt kích do Mỹ và VNCH tung ra Bắc, nhưng các nhóm này đều nhanh chóng bị cơ quan an ninh cách mạng bắt gần như toàn bộ với sự trợ giúp của nhân dân. Điều duy nhất Mỹ và VNCH làm là đưa máy bay vượt vĩ tuyến 17 ném bom bắn phá và giết hại dân thường miền Bắc.
    Trong khi đó, ở miền Nam dưới ách cai trị của Mỹ và chính quyền VNCH đã liên tục diễn ra các cuộc biểu tình của dân chúng, của Phật giáo, sinh viên, trí thức, ký giả…, các hoạt động đấu tranh vũ trang rộng khắp của quần chúng phá thế kìm kẹp ở nông thôn (như phong trào đồng khởi ở Bến Tre và toàn Nam bộ).
    Nằm ngay cửa ngõ Sài Gòn là khu “đất thép” Củ Chi của các du kích và quân giải phóng miền Nam, tồn tại bao năm như cái gai thách thức chế độ Mỹ và VNCH, những kẻ đã trút xuống đó vô số bom đạn và mở nhiều cuộc càn quét sử dụng các loại vũ khí tối tân nhưng không tài nào khuất phục được ý chí của quân và dân Củ Chi.
    Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968 đã giáng một đòn mạnh vào Mỹ và VNCH, làm cho Mỹ nhận ra rằng họ không thể thắng ở miền Nam Việt Nam, đồng thời chỉ cho thế giới thấy chính thể Việt Nam Cộng hòa mất lòng dân đến mức nào.
    Vì rõ ràng, lực lượng vũ trang cách mạng không thể tiến hành một cuộc tấn công đồng loạt, rộng khắp và mãnh liệt trong thời gian dài như vậy trên toàn đô thị miền Nam, trong điều kiện hết sức khó khăn nếu thiếu sự che chở, bao bọc của đông đảo nhân dân.
    Nếu cái gọi là Việt Nam Cộng hòa thực sự hợp lòng dân, được nhân dân ủng hộ thì có lẽ sẽ không xuất hiện Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam (vào năm 1960), cùng với lực lượng Quân Giải phóng miền Nam (năm 1961), rồi sau đó là chính phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (vào năm 1969) ngay trên phần đất của miền Nam Việt Nam, với nhân lực chính là người miền Nam. Như vậy ở phía nam vĩ tuyến 17 đã hình thành 2 vùng kiểm soát với 2 quân đội tương ứng, khiến cho tính hợp pháp và chính danh của chế độ Việt Nam Cộng hòa vốn đã kém lại càng bị thách thức nghiêm trọng. Thậm chí ngay cả ở những vùng Mỹ và VNCH chiếm giữ, vẫn tồn tại song song hai hệ thống chính quyền, hai lực lượng. Một bên là chính quyền VNCH công khai, một bên là các tổ chức của đảng Cộng sản, các đơn vị công an và bộ đội địa phương hoạt động ngầm tương ứng với các đơn vị hành chính. Ý Đảng luôn thống nhất với lòng dân, các đảng viên kiên định bám sát quần chúng như cá với nước. VNCH phải liên tục đối phó với chiến tranh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân ở khắp nơi. Ngay giữa Sài Gòn, VNCH thường xuyên phải căng thẳng vì những trận đánh xuất quỷ nhập thần của biệt động Sài Gòn của quân giải phóng và lực lượng an ninh T4 thuộc công an nhân dân Việt Nam.
    Hệ thống cảnh sát VNCH dù dày đặc và rất hung hãn nhưng không thể cản ngăn phong trào đấu tranh của quần chúng, không thể bắt hết cán bộ cách mạng được nhân dân bảo vệ. Ngược lại, chính lực lượng tình báo cách mạng đã xâm nhập hết sức hiệu quả vào bộ máy an ninh tình báo và hệ thống chính quyền VNCH ở tất cả các cấp, kể cả ở cấp cao nhất.
    Trước giờ cáo chung, chính quyền VNCH còn tuyên truyền quân giải phóng sẽ dìm Sài Gòn trong biển máu. Nhưng cuối cùng thì không có cuộc tắm máu nào như thế cả. Ngược lại, những người hạ vũ khí về với nhân dân đã nhận được sự khoan hồng của cách mạng. Các hình ảnh do chính phóng viên ảnh và quay phim nước ngoài ghi lại đã cho thấy quần chúng hồ hởi đón chào quân giải phóng đến nhường nào trong trưa 30/4/1975 tại Sài Gòn.
    Như vậy, có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng cuộc Chiến tranh Việt Nam 1955-1975 không phải là nội chiến mà đó là cuộc kháng chiến chính nghĩa do toàn dân tiến hành nhằm chống lại giặc ngoại xâm và bè lũ tay sai bán nước cho ngoại bang xâm lược. Đó là một thực tế lịch sử khách quan, một chân lý hiển nhiện không thể có thế lực nào đảo ngược được.

    • Trúc Bạch says:

      Viết tuyên truyền mà vừa dài, vừa dai lại vừa dở thì chả ai thèm đọc.

      hãy dẫn một link ngắn để chứng minh ngày “30/4 là ngày đại thắng vinh quang của cả dân tộc Việt Nam” như dưới đây thì ai cũng hiểu ngay thôi .

      http://vietnamdanden.blogspot.ca/2014/05/vn-toi-ay-em-be-coi-truong-mo-cua-bat-oc.html

    • Tudo.com says:

      Có khóc tràng giang đại hải gì gì đi nữa thì dân Việt thông minh cũng thấy rỏ cáo Hồ là tay sai Nga Tầu, đảng csVN là con đẻ của cs Tầu, cờ máu của csVN là cờ của tỉnh Phúc Kiến bên Tầu.

      Và cả cái con MA trong cái mả bự ở Ba Đình người ta đang nghi cũng là Ma Tàu luôn nữa là con à !

Leave a Reply to ÔnCốTriTân