WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trường Sa Hải Lý

image1

Các cường quốc thường hay lấn luớt nhược tiểu và thuờng hay thương thảo để chia chác quyền lợi trên đầu nhược tiểu.

Khi soạn luật biển UNCLOS các cường quốc biển mà trong đó có Hoa Kỳ muốn vùng nước chủ quyền thật nhỏ, vùng biển quốc tế thật to để tàu thuyền của họ dễ tung tăng không bị ràng buộc. Đã vậy mà HK cũng không phê chuẩn, nhưng lại tôn trọng UNCLOS trong thực tế. Ngược lại, Trung Quốc phê chuẩn nhưng không tôn trọng.

Nạn nhân rõ ràng nhất trong trò chơi quyền lực này là Việt Nam và Phi. TQ chiếm Hoàng Sa năm 1974, HK lúc đó đang đứng cạnh nhưng không can thiệp vì đã làm bạn với TQ để chống Liên Sô, nên có quyền lợi chiến lược lớn hơn. Tháng Hai 1979 TQ đánh VN thì ngày 29/1/1979 Đặng Tiểu Bình viếng thăm HK, thông báo TT Carter là ông sẽ đánh VN và nhờ HK giúp thông tin tình báo qua vệ tinh quan sát biên giới Nga-Hoa xem Liên Sô có động binh hay không. Năm 1988 TQ mượn cớ giúp Liên Hiệp Quốc lập trạm thăm dò khí tượng ở Trường Sa để bắn giết 64 binh sĩ VN, chiếm Gạc Ma và các đảo mà VN sở hữu, HK và các cường quốc tây phương làm lơ để mặc.

Năm 1995 TQ chiếm Vành Khăn, Phi viện dẫn hiệp ước liên minh quân sự với HK để cầu cứu TT Clinton, nhưng HK nói hiệp ước không có bao gồm Vành Khăn. Năm 2012 TQ chiếm Scarborough và HK cũng làm lơ. Hiện giờ TQ đang bao vây Cỏ Mây không cho tiếp tế để Phi bỏ đảo và HK cũng đang làm lơ.

Trong khi đó thì HK, đứng trước đòi hỏi mạnh mẽ của Nhật sau khi Nhật nghi ngờ TT Obama đâm sau lưng mình khi đi bách bộ nói chuyện riêng với ông Tập Cận Bình ở Palm Springs ngày 7/6/2013, nên cuối cùng đã chính thức lên tiếng xác nhận là Senkaku có trong liên minh quân sự Mỹ-Nhật. HK có sự khác biệt đối xử vì Nhật là cường quốc, có sức mạnh nội lực và có vai trò an ninh chiến lược ở vùng Đông Bắc Á.

Tàu Lassen đi vào Trường Sa ngày 27/10/2015 mà theo các viên chức quốc phòng HK, có lộ trình 72 hải lý đi từ phía bắc đến phía tây nam, qua vùng chủ quyền 12 (CQ12) của các đảo mà Phi và Việt Nam có chủ quyền, và vào vùng 12 hải lý của đảo Subi, nhưng không vào vùng 12 của Vành Khăn (Reuters 27/10).

Mục đích chính yếu là để khẳng định quyền tự do hàng hải theo UNCLOS và không dính líu gì cả đến vấn đề chủ quyền, có nghĩa là các đảo ấy, hay cả quần đảo là của ai thì HK cũng chấp nhận thôi!

Vấn đề thực sự là lưu thông hàng hải theo UNCLOS mà HK và TQ thông dịch luật này khác nhau.

Lưu thông vô hại (innocent passage) hay chỉ cần đường đi ngang chứ không có ý đồ gì khác thì được đi vào vùng CQ12. TQ đã sử dụng quyền này tháng 8/2015 vừa qua ở eo biển Alaska khi đi qua vùng quần đảo Aleutian. Tàu Lassen đi vào Subi thì cũng không khác gì mấy, nhưng để tránh va chạm hai bên đã chuẩn bị cho nhau cả tháng trước đó.

Vùng nước chủ quyền 12 hải lý chung quanh chỉ áp dụng cho đá/đảo nổi khi triều dâng và thiên nhiên chứ không do nhân tạo. Subi và Vành khăn không hội đủ điều kiện này vì nửa nổi nửa chìm nên chỉ có vùng nuớc chủ quyền 500 mét. TQ muốn nó là 12 hải lý nhưng mập mờ. Vì không có UNCLOS để bảo vệ Subi nên TQ nhuờng nhịn HK, nhưng với các nước khác thì không, kể cả Nhật, như TQ đã từng tuyên bố.

Vùng đặc quyền kinh tế EEZ 200 hải lý thì HK cho rằng nước chủ chỉ có chủ quyền trên tài nguyên (cá, khoáng sản) và nước chủ không được ngăn cản trên các lãnh vực khác như dọ thám, tập trận, vẽ bản đồ, nên tàu/máy bay đi vào không cần phải xin phép mà chỉ cần thông báo. Ngược lại, TQ thông dịch là hoạt động của các nước khác phải xin phép và đã rất khó chịu khi HK cho máy bay và tàu vào thám thính gần Hải Nam, nơi TQ đặt căn cứ tàu ngầm.

Theo Diplomat 27/10, kể từ chuyến thăm HK của ông Tập vào cuối tháng 9/2015, các viên chức giấu tên của HK cho biết là đã liên tục và đều đặn thông tin việc tàu HK sẽ vào vùng 12 ở Trường Sa. Sự loan báo của giới truyền thông có vai trò đếm xuống (countdown) đi từ vài tuần đến vài ngày rồi đến 24 giờ. Đó là một sự cố ý, thiết kế để cung cấp cho TQ đầy đủ sự báo trước – và đầy đủ thời gian để TQ hình thành các phản ứng chính thức (hơn là để trong tay các viên chức quân sự ở thực địa phản ứng).

Việc 5 tàu chiến TQ đi vào vùng CQ12 ở Alaska mà HK không phản ứng gì cả, nhất là khi đó TT Obama có mặt ở Alaska, làm cho người ta có cảm giác đây là một vở kịch được cẩn thận dàn dựng, có tính cách sòng phẳng ‘quid pro quo’ bánh ít đi bánh quy lại. Cho nên dù TQ có vẻ không chấp nhận Điều 17 của UNCLOS về ‘quyền đi qua vô hại’, TQ cũng đáp lễ lại HK khi tàu Lassen đi vào vùng 12 của đá Subi, bằng cách chỉ phản ứng chiếu lệ cho có, bỏ qua các tranh cải là Subi có vùng CQ12 hay không. Theo báo Economist 27/10, các tranh chấp từ trước đến nay giữa HK và TQ không nhằm vào vùng CQ12 mà là vùng EEZ.

Một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên nói rằng “Đây không phải là cuộc tuần tiễu cuối cùng” và có khả năng trở nên thường xuyên hơn trong tương lai (VOA 28/10). Tuy nhiên nó không có giá trị gì nhiều cho các nước khác như Việt Nam vì:

Đây là vấn đề thông thương hàng hải chứ không phải là vấn đề chủ quyền, và là việc diễn dịch UNCLOS như thế nào để các bên đều đồng ý là đảo nào có vùng CQ12, đảo nào có EEZ và những giới hạn nào ở vùng EEZ.

TQ có một chính sách kỳ thị đối xử, dù việc đi phù hợp với UNCLOS nhưng chỉ HK mới được lưu thông bên trong quần đảo Trường Sa, còn các nước khác thì không, kể cả Nhật Bản. Hơn nữa, TQ cố tình mù mờ trong việc áp dụng UNCLOS để có thể giải thích theo ý riêng của kẻ mạnh và dùng UNCLOS làm bình phong. Thực tế là TQ áp dụng luật sức mạnh.

Nếu chỉ HK đi vào vùng và các nước khác không vào để tạo thành những tuyến qua lại thông thường thì HK chỉ cuỡi ngựa xem hoa, chủ vườn vẫn là TQ. TQ đã lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông (ADIZ), HK không công nhận, cho B-52 bay qua nhưng chỉ một lần, còn các hãng hàng không dân sự HK được chính quyền HK khuyên là nên tuân thủ các quy định của TQ. Máy bay Lào hôm 25/7/2015 bị TQ đuổi trở lại Nam Hàn. HK đã đánh trống bỏ dùi và thực tế là ADIZ có hiệu lực.

HK không vào vùng 12 từ năm 2012 tức là đã 3 năm, đủ dài để TQ làm mưa làm gió trong vùng. Việc HK hứa hẹn trở lại, dù nói là thường xuyên cũng không ai biết là bao giờ, trong khi TQ có khả năng xây mỗi năm một thành phố lớn cỡ Los Angeles thì việc xây thêm các đảo nhân tạo ở Trường Sa là chuyện nhỏ.

HK chỉ muốn check/ngó chừng TQ đừng dùng sức mạnh quá đáng hay vũ lực khi trừng lên thành siêu cường, không có ý ngăn chận TQ trở thành siêu cường, cho nên khi chưa có yếu tố vũ lực thì HK có lý cớ để ngó lơ, mà hệ quả là các nước nhỏ trong vùng bị thiệt hại qua chính sách ‘lát cá’ của TQ.

HK chỉ cho cần câu để những nước nhỏ như VN, Phi, Mã tự bắt cá chứ HK không cho cá. VN và các nước phải tự bảo vệ chủ quyền của nước mình. HK có thể giúp tàu, các khí cụ bảo vệ biển đảo, hay kỹ thuật chế tạo vũ khí chứ HK không can thiệp quân sự thế cho những nước này.

Để kết luận, có thể nói rằng sự kiện Lassen 27/10 tuy cần thiết nhưng chỉ là bước đầu muộn màng mà NS John McCain nói lẽ ra phải được thực hiện từ lâu và HK nên tiến hành những hoạt động tuần tiễu thường xuyên trên không, trên biển trong những tuần lễ và những tháng tới (VOA 28/10). Nó giúp kềm chế TQ trong vấn đề lập vùng kiểm soát quá lớn ở Trường Sa, vi phạm UNCLOS. Nó không cuốn lại (rollback) những gì TQ đã làm. Nó cũng không có khả năng làm TQ dừng xây dựng ở những nơi họ đã bồi đắp. Nó cũng không có khả năng ngăn chận TQ chiếm thêm trong số khoảng 209 rạn san hô chưa ai chiếm đóng và xây dựng chúng thành đảo nhân tạo.

Trong vấn đề chủ quyền, Việt Nam vẫn còn bơ vơ và càng ngày càng yếu đi khả năng bảo vệ Trường Sa, do bởi đảng CSVN không có khả năng xây dựng nội lực dân tộc.

28/10/2015

© Lê Minh Nguyên

© Đàn Chim Việt

10 Phản hồi cho “Trường Sa Hải Lý”

  1. Thanh Pham says:

    •Thề

    •Tôi thề, tôi sẽ không về
    •Nếu còn cộng sản trên quê hương mình
    •Sài Gòn còn Hồ Chí Minh
    •Còn cái xác thối Ba Đình hôi tanh

    •Ngày nào còn lũ gian manh
    •Việt gian bán nước, súc sanh tội đồ
    •Ngày nào còn đám rợ Hồ
    •Tôi nguyền thề độc, đào mồ chôn chung!

    •Ngày nào còn giặc tàn hung
    •Còn chiếm biển đảo, còn nung căm thù
    •Ngày nào còn thiên đường mù
    •Tôi thề không tiếc, cho dù máu xương!

    •Bây giờ đất nước tang thương
    •Người dân nghèo đói, quê hương điêu tàn
    •Lòng ta tâm huyết không màng
    •Công hầu khanh tướng, bạc vàng cao sang

    •Ai ơi nước mất nhà tan
    •Cộng sản bán nước, tan hoang cơ đồ
    •Đứng lên tiêu diệt rợ Hồ
    •Đáp lời sông núi, đào mồ Việt gian!

    Nông Dân Nam Bộ

    https://www.youtube.com/watch?v=Isp7FEmyabY

    https://sangcongpha1.wordpress.com/

  2. phamminh says:

    Đã nhiều lần HK lên tiếng xác nhận là HK không can thiệp vào việc tranh chấp chủ quyền biển đảo của các quốc gia liên hệ trên biển đông. Đúng thôi vì HK đâu phải là “sen đầm quốc tế” mà chuyện gì của nước nào cũng đều can thiệp? Chính sách này của HK ta đã thấy được và sẽ không có gì ngạc nhiên khi nhìn lại những sự kiện như tác giả đơn cử:

    -Hoàng Sa năm 1974: HK đã rút khỏi và bỏ VNCH; vậy chuyện tranh chấp HS là giửa VNCH và TQ nên HK không can thiệp.
    -1985: TQ chiếm đảo Vành Khăn, 2012 chiếm đảo scarborough của Phi hay năm 1988 TQ chiếm Gạc Ma của VN, HK cũng đều không can thiệp (chúng ta không biết rõ trong hiệp ước liên minh quân sự giữa HK và Phi có các đảo này hay không). Trường hợp đảo Senkaku của Nhật có ghi trong hiệp ước thì dễ hiểu.

    Riêng chuyện lần này HK cho đem tàu USS Lassen 82 vào vùng 12 HL của đảo Subi hẳn nhiên có khác.
    Muốn biết rõ nguyên nhân đưa đến sự việc, có lẽ chúng ta nên hiểu một chút (căn bản) về quyền lãnh hải của mỗi quốc gia (territorial waters).

    Hải phận chủ quyền của một quốc gia có bờ biển dọc theo lãnh thổ, thời VNCH cũng như VNCS hiện nay được qui định là 12 HL từ bờ. Trong thời kỳ chiến tranh, tàu bè lạ di chuyện trong vùng từ 12 – 48 HL đều bị tàu của quốc gia chủ quyền theo sát nhận diện, hỏi lý do và yêu cầu tránh ra xa.

    Trong bài tác giả có nói đến chủ quyền EEZ- 200 HL, đó là khu kinh tế độc quyền (Exclusive Economic Zone). Độc quyền khai thác tài nguyên chứ không phải độc quyền vùng lãnh hải lưu thông.

    Sở dĩ phải lập lại hai loại chủ quyền theo luật biển trên (mà nhiều người đã biết) là vì theo luật biển Liên Hiệp Quốc mà tác giả đề cập đến: UNCLOS (United Nations Convention on the Law of the Sea) còn áp dụng cho các vùng biển đảo nữa. Vấn đề là ở đây.

    Quần đảo Trường Sa nằm dọc theo chiều dài giữa biển đông, có diện tích vùng biển (không nói diện tích các đảo) mà đảo chiếm quá lớn, quá dài nên còn có tên là Vạn Lý Trường Sa và có hàng trăm đảo nhỏ, san hộ, bãi ngầm, bãi đụn v.v… nên tàu bè lớn nếu không có chủ quyển đảo ở đây sẽ không ai qua lại dọc hay ngang quần đảo này. Những thương thuyền, tàu chiến của các quốc gia khác muốn đi từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương từ phía Bắc như Nhật bản, Đại Hàn, Trung Hoa, Đài Loan, Việt Nam và cả HK và các quốc gia khác đều di chuyển trên lộ trình giữa bờ biển VN và TS hoặc mặt phía bên kia giữa TS và Phi. Chính vì trên trục lộ quốc tế quan trọng này, mấy năm trước TQ ngang ngược vẽ cái lưỡi bò ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhiều quốc gia, có cả HK nên HK mới can thiệp.

    Trở lại quần đảo TS. Các đảo mà các quốc gia chủ quyền trên quần đảo này có một số đảo khác chủ quyền nằm gần nhau, gần nhất như hai đảo Song Tử Tây của VN và Song Tử Đông của Phi nằm cách nhau chỉ vài miles nhưng từ lâu không có vấn đề và, các đảo thuộc các quốc gia khác cách nhau khá xa nên không bị rắc rối bởi chủ quyền 12 HL.

    Riêng TQ sau khi chiếm một số các đảo nhỏ thuộc loại bãi ngầm, bãi đụn rồi mang cát, đất đến đổ bồi thêm cho lớn và xây hải đăng, phi trường v.v… và hẳn nhiên vùng giới hạn 12 HL cũng nới rộng ra thêm trên biển. Điều này trái với luật biển vì đó là đảo nhân tạo nên luật chủ quyền lãnh hải QT không chấp nhận và tôi có quyền đi qua, không phải chỉ lần này mà còn dài dài nữa.

    Việc làm này, nếu nói quyền lợi của HK bị ảnh hưởng trong phạm vi 12 HL quanh các đảo Subi và Vành Khăn thì ta không thấy nhưng tại sao HK lại đem tàu chiến đến đó để TQ phải tức giận, phản đối?

    Chuyện 5 tàu chiến TQ đi vào vùng CQ12 ở Alaska của HK tôi không rõ chi tiết là tàu TQ vào sâu cở nào mà HK không phản ứng nhưng theo hiểu biết, vùng 12 HL là vùng chủ quyền được qui định bởi UNCLOS, tàu nước khác muốn vào bên trong 12 HL phải xin phép quốc gia chủ quyền. HK đã dám ngang nhiên mang tàu chiến vào vùng 12 HL ở đảo Subi là căn cứ vào yếu tố đây là đảo nhân tạo nên 12 HL quanh đảo này là không đúng luật biển LHQ qui định .

    Việc một quan chức ngoại giao của VN lên tiếng là HK vào vùng 12 HL của Subi ở TS phải xin phép VN, chứng tỏ không hiểu đúng bản chất sự việc và càng không hiểu gì về luật biển quốc tế, chỉ cương ẩu.

    VNCS ngậm tăm sự kiện nóng bỏng này cũng dễ hiểu vì HK đâu có vào chiếm đảo nào của ai ở TS, cũng không đuổi TQ ra khỏi Subi (chuyện tranh chấp chủ quyền HK không can dự), chỉ là cảnh cáo TQ xây đảo nhân tạo và nới rộng 12 HL thôi. Chuyện này VN đã biết từ lâu nhưng không lên tiếng, chẳng lẽ nay hùa theo HK lên án TQ hay phản đối HK? Đúng là có miệng ăn (đủ thứ) nhưng không có miệng nói !

    Tôi không thấy việc làm này của HK là muốn đối đầu, gây hấn hay nắn gân, dọa dẫm gì đối với TQ (TQ và HK không ai muốn trực tiếp đụng nhau ngoại trừ trường hợp bất khả kháng, hy vọng ta sẽ thấy mọi chuyện êm thắm trong chuyến TL/ Thái Bình Dương của HK gặp viên chức cấp cao của TQ trong tuần tới) mà mục đích HK chỉ muốn cho TQ thấy họ đã ngang ngược làm sai luật biến QT cho phép (giống như chuyện vẽ lưỡi bò mấy năm trước, mặc dù ảnh hưởng quyền lợi việc này có ít hơn), ngăn chận TQ không cho tiếp tục tiến thêm những bước khác nữa, làm mưa làm gió trên biển đông sẽ gây chuyện lớn trong tương lại có thể không lường trước được. Anh (TQ) chưa phải là cường quốc số I trên thế giới mà còn có tôi (HK) ở đây, uy tín của tôi với thế giới nữa.

    Hy vọng nguyên nhân và mục đích chỉ có vậy.

    PM

  3. Tudo.com says:

    @Lê Minh Nguyên:
    “HK chỉ cho cần câu để những nước nhỏ như VN, Phi, Mã tự bắt cá chứ HK không cho cá”

    Thật ra Mỹ chẳng những đã cho cá mà còn cho VN và Phi cả thịt nữa. Nhưng VN thì chống Mỹ xâm lược còn Phi thì lên án sự hiện của Mỹ ở đó làm xã hội bất ổn.
    Qua nỗi đau thương đó, người Mỹ rút “kinh nghiệm” và để chứng tỏ mình có thương Phi và VN nhưng không muốn. . .đau nữa, nên chỉ cho cần câu mà thôi.
    Nhưng buồn cái là có câu nhưng không có chỗ để câu bởi Tàu nó chiếm hết rồi. Philippines thì hy vọng còn gỡ gạt được chút ít vì có hiệp ước với Mỹ.
    Còn VN anh hùng ta thì ăn rau muống luộc tiếp vì ngư dân vừa ló ra là Tàu Cộng nó đụng chìm xuồng thì cá ở đâu mà ăn ?

    • tonydo says:

      Mùa hè oi ả, rau muống luộc chấm với tương Bần, đánh nước sốt cà chua thêm vài múi chanh, quả sấu, cũng ngon và mát đáo để đấy bác ạ.
      Cần gì phải cá với mú.
      Các Thầy và biết bao Phật tử ăn chay trường, thấy khỏe mạnh, sống lâu hơn dân thịt cá nhiều đàn anh ơi.
      Hơi đâu ra ngoài đó để nó xịt vòi rồng cho lật thuyền, có phải dại không!
      Kính.

      • Tudo.com says:

        Bởi vậy dân ta đang Tu. . . Hú với nhau từ. . .trung ương tới . . .địa phương !

      • tudo.info says:

        “Hơi đâu ra ngoài đó để nó xịt vòi rồng cho lật thuyền, có phải dại không!”

        Hay đáo để, nhá! hahahaaaaa:)

      • BIỂN NGÀN says:

        LÒI ĐUÔI

        Ngày xưa tự bốc um sùm
        Cứ mà ra ngõ anh hùng tràn lan
        Ngọn dừa đái xuống không oan
        Lai quần cũng đánh cả làng mê tơi

        Bây giờ đã rõ lắm rồi
        Lùi hoài đến mức biển khơi cũng ù
        Nam Quan ải khóc hu hu
        Hoàng Sa rơi cõi sa mù thương tâm

        Trường Sa nó lấn ầm ầm
        Chữ vàng 16 chỉ hâm lại hoài
        Lại còn 4 tốt ôi chao
        Tựa con châu chấu bâu vào đuôi voi

        Giấu đầu rồi cũng lòi đuôi
        Anh hùng dỏm tỏi bùi ngùi lắm thay
        Chẳng qua quen thói tuyên truyền
        Đâu như thời cổ chấu thường đã voi

        NON NGÀN
        (02/11/15)

  4. Viễn kiến says:

    Đúng như tác giả đã phân tích các nước lớn luôn luôn chia chác quyền lợi trên đầu các nước nhỏ .VN ta vì cấp lãnh đạo phản ứng quá yếu ớt như vụ mất HS nên TQ được đằng chân lân đằng đầu ,TS sẽ tiếp tục mất và trong tương lai có lẽ tất cả thuộc TQ vì cấp lãnh đạo VN bị TQ trói tay vô phương cựa quậy , cứt trâu để lâu hóa bùn ,TQ áp dụng kiểu ” tằm ăn dâu” và cái gì VN đã mất vào tay TQ không bao giờ lấy hay đòi lại được .Việc này đã thấy trong lịch sử từ ngàn xưa mà sao đảng CSVN từ ông Hồ cho đến các đồ đệ của ông không thấy ? VN mất âu cũng do thiên mệnh !

  5. Nguyen Hung says:

    29/10/2015
    Tòa Trọng tài quốc tế phán quyết rằng họ có đủ thẩm quyền để xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan tới Biển Đông.

    Tòa Trọng tài Thường trực đặt tại The Hague, Hà Lan, đã bác luận điểm của Trung Quốc rằng đây là tranh chấp về chủ quyền và vượt ra ngoài thẩm quyền của tòa.

    Phán quyết mới đưa ra hôm 29/10 được cho là thất bại lớn đối với Trung Quốc.

    Tòa này sẽ bắt đầu xem xét các bằng chứng của Philippines theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

    Manila và Bắc Kinh lâm vào căng thẳng ngoại giao sau vụ bãi cạn Scarborough, mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham đảo và đã kiểm soát từ 2012.

    Đơn kiện của Philippines nói yêu sách ‘đường chín đoạn’, hay ‘đường lưỡi bò’ mà Trung Quốc dùng để khoanh vùng chủ quyền của mình ở Biển Đông, là trái với Công ước LHQ về Luật Biển mà cả Trung Quốc và Philippines đều là thành viên ký kết.

    Cuối ngày 29/10/2015, tòa mới quyết định có thẩm quyền xem xét bảy điểm trong đơn kiện của Philippines, theo Công ước LHQ.

    Trong thông cáo mới ra, tòa này cho hay đã bác bỏ luận cứ của Trung Quốc rằng tranh chấp giữa hai bên “thực chất là về chủ quyền đối với các đảo ở Biển Đông và do vậy vượt ra ngoài thẩm quyền của tòa”.
    Ngược lại, tòa phán quyết rằng đây là vụ “hai quốc gia bất đồng về cách diễn giải hoặc thực hiện Công ước [LHQ về Luật Biển]‘.
    Trung Quốc đã tuyên bố không tham gia quá trình tranh tụng với lý do tòa không có thẩm quyền.
    Hiện chưa rõ các phiên tranh tụng tiếp theo sẽ được tổ chức khi nào.

    Tòa Trọng tài Thường trực là tổ chức có 117 nước thành viên, được thành lập năm 1899 để thúc đẩy giải pháp hòa bình cho các tranh chấp giữa các quốc gia.

  6. Nguyễn Văn says:

    Mỹ không phải là cảnh sát quốc tế để phải có trách nhiệm bảo vệ nước này hoặc can thiệp vào nội bộ nước khác. Nhưng nếu có lợi ích, hoặc trực tiếp, hay gián tiếp bị đe dọa thì khác, như sự kiện tàu Lassen đi vào Trường Sa ngày 27 vứa qua là vì lợi ích của Mỹ. Ngay cả Nhật và Phi là hai nước có hiệp ước bảo vệ mà cũng còn tùy theo lợi ích nặng nhẹ mà Mỹ dẫn giải theo cách có lợi cho họ. Trên vấn đề bang giao quốc tế giữa các nước với nhau, cái khôn của lãnh đạo mỗi nước là làm sao biết kết hợp quyền lợi nước mình với đối tác để cùng chia xẻ và bảo vệ, nhất là các ước nhỏ. Mỹ chưa muốn “đụng độ” với Tàu là vì an ninh chưa trực tiếp bị đe dọa mà ở đây chỉ là quyền lợi kinh tế. Thử nghĩ nếu an ninh nước Mỹ bị đe dọa thì liệu Mỹ có để yên cho Tàu lấn lướt trong mấy mươi năm qua? Mỗi quốc gia phải tự biết điều chỉnh lợi ích nước mình để tìm cách bảo vệ, hoặc mất, hay thiệt thòi, tùy sự khôn ngoan mỗi nước, nhất là sống gần nước lớn bá đạo.

    nv

Leave a Reply to Viễn kiến