WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Edward Snowden tạo ra một cuộc đối thoại giữa nhà nước và công dân

Ảnh minh hoạ (internet)

Ảnh minh hoạ (internet)

Vụ án Edward Snowden làm chấn động nước Mỹ nhưng đồng thời cho thấy sức sinh động trong xã hội dân chủ, luôn đi tìm một sự thăng bằng giữa quyền lực nhà nước và tự do của công dân.

Để tóm tắt câu chuyện: Edward Snowden là cựu nhân viên ngành tin học của NSA (Cơ Quan Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ). Anh đã lén lút thu thập hàng trăm ngàn tài liệu mật rồi tẩu thoát ra nước ngoài để phanh phui trên báo chí quốc tế rằng, NSA đã theo dõi hàng tỷ cuộc trao đổi riêng tư trên điện thoại và Internet của công dân Mỹ cùng nhiều chính quyền nước bạn. Edward Snowden hiện đang cư trú tạm thời tại Nga trong vòng một năm để tìm một quốc gia khác cung cấp cho anh quyền tỵ nạn chính trị.

Đối với đại đa số người sử dụng các phương tiện truyền thông Internet thì việc bị ghi chép thường được chấp nhận như sự cố “đương nhiên”, vì nếu các cơ quan nhà nước không theo dõi thì cũng bị thu thập bởi các đại tập đoàn tư bản khác như Yahoo, Google, AT&T v.v…. Một số đông còn xem đây là công việc bắt buộc để chống khủng bố vì các nhóm Hồi Giáo cực đoan sử dụng những dịch vụ công cộng trong thông tin và liên lạc. Sau rốt, nhiều người còn cho rằng mình không làm gì phạm pháp thì cho dù nhà nước có thu thập tin tức cũng chẳng sao.

Nhưng khi chấp nhận một sự việc “đương nhiên” tức mặc nhiên trao cho nhà nước một quyền hạn tuyệt đối mà không thông qua thảo luận và đồng tình trong dân chúng. Người dân có trách nhiệm phải cảnh giác vì sớm muộn gì quyền hạn tuyệt đối cũng sẽ dẫn đến sự lạm dụng, chà đạp lên quyền tự do công dân.

Những phanh phui của Snowden vô cùng tai hại cho hoạt động tình báo của Mỹ nên không ít người tố cáo anh là phản quốc.

Nhưng càng ngày, các tranh luận trên báo chí khiến cả dân chúng lẫn nhà nước đều đồng ý rằng cần thiết phải có những quy định rõ rệt để công tác thu thập tin tức của các cơ quan an ninh được tiến hành trong khuôn khổ pháp luật.

Một chính quyền không thể lợi dụng lý lẽ bảo vệ an ninh quốc gia để vi phạm Hiến Pháp và xâm phạm quyền tự do công dân.

Thiệt hại cho nước Mỹ vô cùng lớn: dư luận tại Tây Âu và Nam Mỹ cực lực phản đối các hành động theo dõi những nước đồng minh; Trung Quốc và Nga không khỏi khoan khoái khi thấy Hoa Kỳ bị dồn vào ngõ bí; các phong trào khủng bố tìm phương cách mới để tránh bị theo dõi. Nhưng mặt khác thế giới đang quan sát sức sinh động của xã hội Hoa Kỳ: kỹ thuật Internet còn quá mới khiến chưa có những quy định rõ rệt nên ít nhiều mọi người dân trên các nước đều tin rằng mình bị theo dõi, nhưng chưa nơi nào đặt vấn đề với nhà nước như tại Mỹ!

Vụ án Snowden tạo ra những liên minh chính trị bất ngờ khi cánh bảo thủ lên án nhà nước vượt quá quyền hạn được quy định trong Hiến Pháp, còn khuynh hướng cấp tiến tố cáo chính quyền vi phạm quyền tự do công dân.

Vụ án Snowden còn cho thấy một khía cạnh khác là quyền tự do báo chí rất cần thiết để giữa dân chúng và chính quyền có những tranh luận lành mạnh, bởi báo chí có khả năng làm thay đổi dư luận. Riêng người viết trước đây cũng đồng tình với đa số dân Mỹ rằng Snowden phản quốc, nhưng dần dần thay đổi ý kiến, cho đến nay trở thành trung lập chưa kết luận được việc làm của anh đúng hay sai. Nhưng cho dù tán thành hay chống đối thì ý thức của xã hội vẫn được nâng cao vì không thể trao quyền hạn tuyệt đối cho một nhà nước.

Tìm được sự cân bằng trong xã hội rất khó khăn như nhận xét của nhà lập quốc Benjamin Franklin: “Những ai đánh đổi các quyền tự do căn bản để đi tìm một chút an toàn ngắn hạn đều không xứng đáng để được hưởng cả Tự Do lẫn An Ninh” [1]. Cho dù chính quyền Obama và Quốc Hội rồi sẽ đưa ra những quy định như thế nào cũng không thể làm hài lòng tất cả, vì một số sẽ cho rằng quá khắt khe thành buộc trói các cơ quan tình báo còn số khác vẫn phản đối còn quá lỏng lẻo. Nhưng cho dù nước Mỹ còn đầy khuyết điểm – và tự vạch trần các khuyết điểm của mình nên vẫn được thế giới xem như một xã hội vô cùng sinh động, đi trước mọi người để tìm câu trả lời cho các vấn đề rất khó khăn.

[1] Those who would give up essential Liberty, to purchase a little temporary Safety, deserve neither Liberty nor Safety

© Đàn Chim Việt

12 Phản hồi cho “Edward Snowden tạo ra một cuộc đối thoại giữa nhà nước và công dân”

  1. T.Lan says:

    swoden là 01 tên phản quốc. Nhưng tình báo Mỹ giỏi như người ta xầm xì ,mà sao khi hắn ở HK lại không lôi hắn ra đem về Mỹ trị tội?
    Hắn qua Nga lúc đầu Nga không cho nhập cảnh ,sau lại cho vào tam 3 tháng ,một năm (sắp hết chưa?).
    Tinh báo .CIA Mỹ kém hay ngoại giao Mỹ kém .? Hay Mỹ yếu rồi nên chẳng ai thèm nghe lời ,kể cả Putin cũng xem thường Mỹ,chứa chấp tên tôi đồ phản quốc của Mỹ.
    Hay Mỹ có quá nhiều tự do và dân Mỹ là dân tứ xứ ,dến Mỹ vì cơ hôi ,chơ chẳng yêu to quốc ,như Mc Cain khi ra ứng cử TT đã có phát biểu ? (bỏ qua ở nước khác vì không chịu đóng thuế hay tuyên bố (tuyên mẹ) làm khó nước Mỹ nhu vua facebook,tài tử thànhlong,và cầu thủ football có tiếng (vưa qua bắc hàn).Trong chiến tranh vn thi chi tài tử giên phôngđa,kerry,hagel clinton (toàn là làm TO hết. Hèn gì Chú Ba coi Mỹ là con cọp giấy …
    Bây giờ sắp hết Hạn lưu trú ở Nga ,hắn lại tự quãng cáo đẻ sống…
    Nhưng các nước vẫn cần Mỹ. họ giận Mỹ phản đối Mỹ qua chuyện nghe lén,nhưng Mỹ tố cáo là tài liêu do các nước cung cấp. Hợp tác tình báo đẻ bão đãm cho an ninh mọi dân tộc ,đồng minh Mỹ và nước Mỹ đẻ phá âm mưu khũng bố…
    svvoden hết thời.
    Mang tội phản quốc,y ta chỉ có ngồi ghế điên
    Khoan hồng cũng tù chung thân…
    (tl)

    • Minh Đức says:

      Khi Edward Snowden ỏ Hồng Công thì đó là thuộc quyền của nhà cầm quyền Hồng Công. Hồng Công không giao nạp cho Mỹ thì Mỹ không thể bắt được. Không phải như công an CSVN qua Cam Bốt tự do bắt người rồi đem về nước.

  2. vybui says:

    Hàng triệu “tin tức” mà Edward Snowden nắm giữ, ai trong chúng ta( chính quyền, người dân) biết có những tin tức tối hệ trọng cho an ninh đất nước? Ai trong chúng ta biết Snowden đã trao những gì cho những quốc gia thiếu thân thiện và hơn nữa, thù nghịch với nước Mỹ…để kết luận rằng đó chỉ là để bảo vệ tự do, nhân quyền cuả người dân? Không ai biết!

    Phải chăng từ trước đến nay, truyền thông nước Mỹ luôn xu phụ chính quyền, chưa hề phát giác, tố cáo những ‘âm mưu”, những lạm dụng quyền hành, hay những sai phạm trầm trọng…cuả chính quyền? Hay là bây giờ truyền thông nước Mỹ đã tự giải giới vũ khí vô địch từng được mệnh danh là quyền lực thứ tư? Không, truyền thông nước Mỹ vẫn làm đúng vai trò của mình nếu không muốn nói đôi khi …quá đà. Vậy tại sao Snowden phải tháo chạy, phải tuồn nhửng tin tức tình báo, an ninh quốc gia cho những cơ quan thông tấn hay chính phủ nước ngoài để đổi lấy cái gọi là “an ninh chính trị”?
    Dù gì đi nữa, một tờ báo, một cơ quan thông tấn Mỹ tiết lộ những điều đó không những vẫn giữ nguyên được giá trị cuả nguồn tin mà còn chứng tỏ cho thế giới biết nền dân chủ Mỹ đáng được đề cao và theo đuổi. Dù sao đi nữa, trước khi công bố những tin đó, những người phục vụ ngành truyền thông Mỹ dù không phải tất cả đã đặt quyền lợi cuả nước Mỹ lên trên hết, thì it ra cũng có những cân nhắc, bàn thảo, đâu là những điều cần, đáng tiết lộ, đâu là những điều phải xem xét lại hay giới hạn tới mức có thể chấp nhận được, hay nếu cần đối mặt với chính quyền, làm rõ phải trái một khi có những nguồn tin đụng chạm tới an ninh quốc gia hay tính mạng người dân.

    Chỉ đứng trên quan điểm này tthôi thì việc làm cuả Edward Snowden đã không thể bào chữa được dù có mang Hiến Pháp hay nhân quyền ra thì cũng chỉ là một thứ…bình phong!

  3. VN says:

    Tôi hiểu v/đ này bạn Minh Đức ạ nhưng trong trường hợp có chiên tranh thì khác, nay coi như chiến tranh giữa khủng bố và USA đang diễn ra rồi
    Tôi không phải là luật gia, không biết bạn là luật gia hay là tay mơ chỉ nghe người ta nói lại, luật pháp các nước kể cả CS có ai công nhận trong hiến pháp cho tra tấn đâu mà trên thực tế thời ông Bush có tra tấn bọn nghi can khủng bố, dù vi phạm nhân quyền nhưng nó cũng cứu được nhiều người không bị chúng sát hại
    Dù bị tố cáo nhưng người dân cũng không phản đối, mặc nhiên công nhận chính phủ có thể âm thầm theo dõi bọn tình nghi

    • Minh Đức says:

      Những gì cơ quan an ninh làm thì phải có lệnh tòa án nghĩa là làm theo luật. Làm theo luật vì luật vạch ra đường ranh giới giữa quyền của người dân được làm và quyền của nhà nước. Nhà nước dù là có nhiệm vụ canh gác an ninh cũng phải hành xử theo luật, nghĩa là tôn trọng sự riêng tư của dân và không xâm phạm những quyền người dân được hưởng. Chỉ có các nước độc tài, phát xít thì những người cầm quyền mới nghĩ theo kiểu ta đây là vì an ninh quốc gia ta không cần phải theo luật lệ.

      Một hậu quả của việc nhà nước không tôn trọng dân là người dân thấy tin tức riêng tư của mình bị nhà nước nhòm ngó, việc làm ăn bị xâm phạm thì họ sẽ không còn hứng thú làm ăn hoặc bỏ đi nước khác sống. Các công ty nước khác biết được nhà nước Mỹ lục tìm bí mật của họ khi họ làm ăn với các công ty Mỹ thì họ có thể tránh xa các công ty Mỹ. Nhà nước hành xử không theo pháp luật rốt cuộc là làm hại cho quốc gia.

      Vì sao có những người Việt Nam hay Trung Quốc đem tài sản của mình dấu ở ngoại quốc? Vì nhà nước ở các nước này không tôn trọng sự riêng tư và tài sản của họ. Vì sao có những người Việt Nam muốn cho con trở thành công dân nước ngoài để sau này mình già ra nước ngoài sống? Vì nhà nước không tôn trọng quyền của người dân. Các hành vi bất chấp pháp luật của nhà nước cuối cùng là làm cho đất nước bị thiệt hại vì mất tài sản, mất nhân tài.

  4. VN says:

    Dù anh chàng Snowden không tố cáo thì người ta cũng thừa biết chính phủ Mỹ (hay bất cứ chính phủ tự do nào) theo dõi email, điện đàm… chuyện đó chẳng có gì lạ, theo dõi để bắt bọn lưu manh, gián điệp, khủng bố bảo vệ cho người dân, chẳng có gì là vi phạm nhân quyền cả
    Anh chàng Snowden háo danh, muốn nổi tiếng bèn cho nổ quả bom tưởng là sẽ bước lên đài danh vọng, nhưng từ từ cát bụi thời gian sẽ chôn vùi hết, nay mai sẽ chẳng còn ai để ý tới anh cả, anh chỉ là một nhân viên loại tép riu, chẳng giữ được bí mật to tát nào để làm rung động Hoa Kỳ hay thế giới
    Đời anh từ từ đi vào ngõ cụt, đang sống ở xứ tự do nhât thế giới anh chạy tỵ nạn sang Nga một nước cựu CS đấy Mafia, lấy gì mà ăn?
    Mặt mũi trông cũng sáng sủa sao mà tối dạ thế?

    • Minh Đức says:

      Bạn không hiểu vấn đề này. Chính phủ Mỹ theo dõi dân thì phải có lệnh của tòa án. Vì thế theo dõi dân mà có lệnh của tòa án thì không là vấn đề vì ngành an ninh thì cần phải làm chuyện như vậy. Edward Snowden nói là chính phủ Mỹ theo dõi tất cả mọi người nghĩa là không có lệnh của tòa án mà vẫn theo dõi. Edward Snowden phản đối việc theo dõi bất hợp pháp chứ không phản đối việc theo dõi làm theo đúng thủ tục pháp lý.

      • Hải đăng says:

        An ninh, tình báo mà còn chờ tòa án cho phép thì còn là an ninh tìn báo không?
        Vì quyền lợi quốc gia, chuyện an ninh tình báo xâm nhập là điều bình thường.
        có quốc gia nào không có tỉnh báo gián điệp không>?
        Snowden là tên phản bội phải bị trừng phạt

      • Minh Đức says:

        Cơ quan an ninh phải có phép của tòa án mới được theo dõi là để ngăn ngừa kẻ có quyền vu cáo bừa bãi những kẻ bị ghét là tội phạm, là có hành vi nguy hại đến an ninh quốc gia. Tại Trung Quốc, Liên Xô và Việt Nam hàng chục triệu người bị bắt và giết vì nhà câm quyền vu cho họ là phản động, là có hành vi nguy hại cho quốc gia. Kết quả là bao nhiêu tài năng, bao nhiêu người có tâm huyết bị phí bỏ vì sự lạm quyền của kẻ cầm quyền.

  5. Minh Đức says:

    Sự đối thoại giữa nhà nước và dân tại xã hội dân chủ bao giờ cũng có. Khi để cho cá nhân và báo chí tư tự do lên tiếng thì đương nhiên là nhà nước phải trả lời những luận điệu từ phía cá nhân và báo chí. Và cá nhân, báo chí lại phê phán tiếp sự trả lời của nhà nước. Cứ thế mà tiếp diễn mãi .Edward Snowden may mắn sống trong một quốc gia có sự đối thoại giữa nhà nước và nhân dân.

  6. Bút Thép VN says:

    Đối với người dân bình thường thì chẳng có gì phải lo việc nhà nước theo dõi, ngay cả việc nhà nước CSVN theo dõi những người hoạt động dân chủ cũng thế, nếu họ (CSVN) biết tôn trọng luật pháp thật sự, tôn trọng Nhân quyền và không khủng bố đánh đập những người bất đồng chính kiến, hay cấm họ về VN (như trường hợp của tác giả Đoàn Hưng Quốc (?)!

    Cần phải phân biệt rõ ràng sự theo dõi giữa thời kỳ hoà bình và chiến tranh. Hoa Kỳ và nhiều nước Âu Châu đang bị bọn khủng bố tìm mọi cách “khủng bố phá hoại” (chiến tranh). Vì vậy, sự theo dõi của cơ quan an ninh là điều quan trọng và rất cần thiết.

    Nhờ những cuộc theo dõi như vậy mà Mỹ và Âu Châu đã chận đứng được nhiều âm mưu khủng bố của bọn khủng bố Al-Qaeda từ trong trứng nước.

    Nó hoàn toàn khác hẳn với CSVN hiện nay (theo dõi trong thời bình để khủng bố dân chủ). Với tôi thì Edward Snowden là kẻ phản quốc!

  7. Ngô Vĩnh Tường says:

    Đề nghị tác giả bài viết và BBT chú ý rà soát lỗi chính tả trước khi đăng bài. Trong một bài ngắn này, tôi đã thấy những lỗi chính tả sau: xử dụng; mặt nhiên; rỏ rệt; khuông khổ; kỷ thuật; xả hội. Một bài viết dẫu hay đến mấy mà xuất hiện quá nhiều lỗi chính tả sẽ làm độc giả giảm hẳn cảm thụ khi đọc bài, giảm hẳn sự thiện cảm dành cho tác giả cũng như BBT. Xin lưu ý cho để chất lượng các bài viết cũng như chất lượng chung của Đàn Chim Việt ngày một tốt hơn.

    BBT cám ơn góp ý của bạn

Phản hồi